You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO


NGÀNH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG HỌC
------

------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: DONALD TRUMP VỚI THƯƠNG
CHIẾN MỸ - TRUNG

Giáo viên hướng dẫn: T.S Lê Thị Ngọc Hân


Sinh viên thực hiện: Trần Quỳnh Trang
MSV: CATBD49C40153
Lớp hành chính: TQH49C4

Hà Nội
MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU...........................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................4
2. Tổng quan nghiên cứu..........................................................................5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
5. Câu trả lời giả định..............................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................7
7. Cấu trúc đề tài......................................................................................7
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................8
Chương I: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung............8
1.1. Nguyên nhân sâu xa.............................................................................8
1.2. Nguyên nhân trực tiếp.........................................................................8
Chương II: Diễn biến cuộc thương chiến Mỹ - Trung dưới thời tổng thống
Donald Trump..........................................................................................................10
Chương III: Tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung dưới thời Tổng
thống Donald Trump................................................................................................16
3.1 Tác động của cuộc thương chiến đến Mỹ- Trung và các bên thứ ba.. .16
3.2 Việt Nam trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ Trung dưới thời Tổng
thống Donald Trump............................................................................................17
PHẦN C: KẾT LUẬN......................................................................................18
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai quốc gia lần lượt nắm giữ vị trí nhất nhì trên
trên mặt trận kinh tế thế giới này từ trước đến nay vẫn luôn không ngừng đối đầu
và cạnh tranh sức ảnh hưởng với nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy, bất cứ một động
thái hay vấn đề phát sinh từ một hay cả hai bên đều sẽ tác động to lớn lên nền kinh
tế thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa hai
siêu cường này nổ ra vào năm 2018, thế giới đã phải đối mặt với không ít biến đổi
và khó khăn, một số trong đó có thể kể đến như: Rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu,
năng suất và phúc lợi toàn cầu giảm sút, rào cản thuế quan làm chậm sự phổ biến
của công nghệ mới,… Không những vậy, điều cần chú ý ở đây là, cuộc chiến đầy
cam go và căng thẳng này được khởi nguồn và dẫn dắt bởi một người “thủ lĩnh” có
một không hai- Cựu Tổng thống Donald Trump. Nổi tiếng với suy nghĩ khác biệt
và những quyết định đầy bất ngờ, táo bạo, Donlad Trump đã tạo nên một nhiệm kỳ
bốn năm đầy “ấn tượng” và đồng thời cũng không ít sóng gió. Có thể nói, một cuộc
chiến thương mại giữa hai siêu cường thế giới chưa bao giờ là hết nóng, thế nhưng,
nó lại trở nên căng thẳng và khó đoán hơn bao giờ hết khi phe còn lại của cuộc
chiến nằm trong tay một nhà lãnh đạo “có một không hai” như Donald Trump.

Hơn thế nữa, vào ngày 15/11/2022, Donald Trump đã chính thức tuyên bố ở
một sự kiện rằng ông sẽ tham gia vào cuộc tranh cử chức Tổng thống vào cuối năm
2024 sắp tới với tham vọng rằng sẽ “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang có xu hướng hòa dịu, mặc cho những mâu
thuẫn trên các mặt trận quân sự hay chính trị gia tăng. Thế nhưng, với một nhiệm
kỳ Tổng thống mới, liệu tình hình của cuộc chiến có trở nên căng thẳng hơn chăng
hay là lùi về hòa hoãn, đặc biệt là khi một phe có khả năng sẽ được dẫn dắt bởi một
nhà lãnh đao mới đã từng “làm mưa làm gió” trước đó?

Bên cạnh đó, vì ham muốn tìm hiểu cũng như tính chất và yêu cầu của
nghành học Châu Á – Thái Bình Dương học, tác giả đã tìm hiểu và chọn ra đề tài
nghiên cứu mà bản thân cho rằng là thú vị và có nhiều điểm hay để khai thác nhất.

Vì những lý do trên, tôi xin được mạnh dạn chọn đề tài “Donald Trump với
thương chiến Mỹ - Trung” cho bài tập tiểu luận cuối kỳ môn Phương pháp nghiên
cứu quan hệ quốc tế. Và ở đây, để đi sâu vào tìm hiểu cũng như giải quyết những
vấn đề nằm trong khuôn khổ đề tài, tác giả đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
“Trong khoảng thời gian Donald Trump đương nhiệm chức Tổng thống, thương
chiến Mỹ - Trung diễn biến ra sao và có những nét nổi bật nào?”

2. Tổng quan nghiên cứu

Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung
Quốc nổ ra vào đầu 2018, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu cũng như
các bài báo viết về diễn biến và tác động của nó lên nền kinh tế và trật tự thế giới.
Sau đây là một vài những bài nghiên cứu tiêu biểu được chọn ra nhằm đánh giá và
tham khảo.

Đầu tiên, về công trình nghiên cứu trong nước có bài viết của PGS.TS.
Nguyễn Anh Thu và TS. Vũ Thanh Hương với tựa đề “Chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung và một số tác động dự đoán”. Bài viết đã làm rõ về khởi ngồn của cuộc
chiến, diễn biến và nêu dự báo về cuộc chiến trong tương lai cùng một số tác động
tới hai bên lẫn thế giới. Bên cạnh đó còn có thể kể đến bài viết “Cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung và những tác động đến Việt Nam năm 2018” của ThS. Đỗ Mỹ
Dung. Ở đây, tác giả bài viết đã nêu ra một cách khái quát về diễn biến cuộc chiến,
đồng thời nhấn mạnh vào phân tích và đánh giá về tác động của nó lên Việt Nam.
Cả hai bài viết trên nói riêng và hầu hết các bài nghiên cứu về cuộc thương chiến
nói chung đều đã tập trung vào việc phân tích tình hình cuộc chiến cũng như đánh
giá về tác động của nó nên các nước, tuy nhiên, rất ít trong số đó có kể ra hay nhấn
mạnh về tầm quan trọng cũng như vai trò của Donald Trump với vai trò người lãnh
đạo Hoa Kỳ- một thành phần tham gia của cuộc chiến.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc chiến thương
mại này của các tác giả nước ngoài, tiêu biểu trong đó có thể kể đến bài viết “The
United States – China Trade War” của Michaela Havranekova và Tomas Dvorsky,
“The effects of US - China trade war and Trumponomics” của tác giả Olaniyi
Evans… Điểm chung của các bài nghiên cứu trên vẫn là tập trung chủ yếu vào diễn
biến cũng như tác động của cuộc chiến trên thế giới, trong khi đó vẫn chưa có hoặc
là rất ít bài nghiên cứu đào sâu và đánh giá về vai trò hay vị trí của Donald Trump
đối với những chính sách hay những động thái mà cả hai bên đưa ra trong khoảng
thời gian tiến hành cuộc chiến.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nhận diện những nét chính trong diễn biến của
cuộc thương chiến Mỹ - Trung vào khoảng thời gian Donald Trump nhậm chức và
tác động của cuộc chiến lên nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, trên cơ sở những tài liệu nghiên cứu tiếp cận
được, bài tiểu luận thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai siêu
cường Mỹ - Trung, trong đó bao gồm nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực
tiếp.

Thứ hai, nêu ra những nét chính về diễn biến của cuộc thương chiến dưới
thời Donald Trump còn nắm quyền tổng thống.

Thứ ba, liệt kê và phân tích những tác động của cuộc chiến thương mại tới
các nước trên thế giới và Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về diễn biến và các tác động của cuộc thương chiến Mỹ -
Trung dưới thời tổng thống Donald Trump.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về diễn biến và tác động của cuộc chiến
thương mại Mỹ Trung trong khoảng thời gian ông Donald Trump nắm quyền tổng
thống Mỹ, cụ thể là từ khi cuộc chiến nổ ra vào đầu năm 2018 đến đầu năm 2021.

Về không gian: Tập trung chủ yếu vào Mỹ và Trung Quốc, mở rộng ra toàn
thế giới khi phân tích đến tác động.

Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các chính sách và động thái cả
hai bên Mỹ - Trung đưa ra kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, đồng thời phân
tích cũng như đánh giá về các tác động của cuộc chiến lên nền kinh tế của các nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

5. Câu trả lời giả định

Câu hỏi đặt ra ở đây là “Trong khoảng thời gian Donald Trump đương
nhiệm chức Tổng thống, thương chiến Mỹ - Trung diễn biến ra sao và có những nét
nổi bật nào?”. Đầu tiên, cuộc chiến thương mại này có thể coi là bắt đầu kể từ khi
“phát súng” thuế quan đầu tiên tới từ Mỹ nổ ra. Ngay sau đó, phía Trung Quốc
đồng thời cũng đã có những động thái đáp trả tương đương với Mỹ. Hai bên đã liên
tiếp ra những đòn hiểm, tuy là có nỗ lực đàm phán hào giải nhưng hầu hết đều
không đi tới kết quả. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi đó đã đưa ra
một loạt những đòn đánh thẳng vào lĩnh vực khoa học công nghệ - lĩnh vực thế
mạnh của Trung Quốc, cụ thể có thể kể đến như: Hạn chế hoạt động đầu tư của
Trung Quốc ở Mỹ vào công nghiệp và kỹ thuật quan trọng, kiểm soát chặt hơn hề
công nghệ, … Có thể nói, Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump đã “Hết
mình” trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, từ những động thái ban
đầu cho tới các chính sách ở giai đoạn cao trào của cuộc chiến đều cho thấy rằng,
ông chủ Nhà Trắng đã thực sự quyết tâm đưa nước Mỹ trở lại đứng vững trên vị trí
bá chủ thế giới.

6. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là phươg
pháp lịch sử và phương pháp logic. Trong đó, phương pháp lịch sử dùng để dựng
lại quá trình diễn biến cuộc thương chiến giữa hai siêu cường Mỹ - Trung, còn
phương pháp logic là để nhìn nhận và phân tích một cách chân thực, khách quan
nhất về diễn biến cũng như tác động của cuộc chiến đối với nền kinh tế hai nước
cũng như thế giới.

Ngoài ra, trong bài nghiên cứu còn có một vài những phương pháp khác bổ
trợ cho quá trình thực hiện, nổi bật có thể kể đến như phương pháp so sánh,
phương pháp hệ thống…

7. Cấu trúc đề tài


Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và kết luận, bài nghiên cứu còn gồm
3 chương chính như sau:

Chương I: Nguyên nhân đẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Chương II: Diễn biến cuộc thương chiến Mỹ - Trung dưới thời tổng thống
Donald Trump

Chương III: Tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung dưới thời Tổng
thống Donald Trump

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

1.1. Nguyên nhân sâu xa


Trung Quốc trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển vượt bậc của
mình trên nhiều lĩnh vực không chỉ kinh tế mà còn cả chính trị, quân sự… đã làm
dấy lên mối lo ngại lớn cho vị trí siêu cường số một thế giới của Mỹ. Theo báo cáo
của HSBC, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh
tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Tuy nhiên nếu tính theo sức mua tương đương
(PPP) thì hiện nay GDP của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ (tại thời điểm năm 2017,
theo Ngân hàng thế giới GDP dựa theo PPP của Trung Quốc đạt 19,617 nghìn tỷ
USD trong khi Mỹ là 19,519 nghìn tỷ USD). Sự thay đổi này trong cuộc chơi
thương mại này không phải một diễn biến đáng hoan nghênh đối với Mỹ.

Cả hai quốc gia đều là những cường quốc lớn về thương mại đồng thời là
đối tác kinh tế lớn của nhau, nhưng điều đó không thể ngăn cản cuộc cạnh tranh
gay gắt xảy ra trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có phần thoái giảm khi mà Trung
Quốc đang tăng trưởng chóng mặt và ngày càng bộc lộ rõ những tham vọng sẽ thay
thế Mỹ trên trường quốc tế.

1.2. Nguyên nhân trực tiếp


Ngoài các nguyên nhân sâu xa, còn tồn tại nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến tình trạng chiến tranh thương mại căng thẳng giữa hai nước, đặc biệt là từ sau
khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001.
1.2.1. Sự thay đổi trong nội bộ chính trị Mỹ- Tổng thống Trump lên cầm
quyền

Trên thực tế, những vấn đề về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã tồn tại từ
rất lâu nhưng dưới thời những tổng thống trước đó quan hệ giữa 2 siêu cường luôn
là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Phải đến khi ông Trump đắc
cử và lên nắm quyền với tuyên bố “sẽ đưa nước Mỹ trở lại” và “America first” thì
Trung Quốc mới trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược toàn diện…

Trong nhiệm kỳ của mình, ông chủ thứ 45 của nhà Trắng đã quyết định sẽ
theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ, tuyên bố rút khỏi hàng loạt hiệp định thương mại tự do
khu vực đồng thời áp dụng nhiều biện pháp mạnh tay với Trung Quốc. Các chính
sách này thể hiện rõ sự đối đầu trực diện trên mọi lĩnh vực từ thương mại, tài
chính, chính trị, ngoại giao, công nghệ…. của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump
nhằm kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, bảo vệ thế độc tôn và lợi ích của
người dân Mỹ.

1.2.2. Thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc

Thâm hụt thương mại lớn của Mỹ được coi là nguyên nhân trực tiếp gây nên
cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Hằng năm, cán cân thương mại Mỹ thâm hụt
với Trung Quốc khoảng 300 tỷ USD và đạt đỉnh hơn 400 tỷ USD vào năm 2018.
Điều này đã gây nên khó khăn lớn cho các doanh nghiệp của Mỹ khi phải cạnh
tranh với nguồn hàng nhập khẩu dồi dào, chi phí sản xuất và nhân công cao, phá
sản, thất nghiệp… Đồng thời, việc nhập siêu lớn đồng nghĩa với việc một lượng
lớn đồng USD đang được nắm giữ ở nước ngoài và trong tương lai có thể gây mất
giá đồng tiền này, cùng với đó là sự dời đi của các nhà đầu tư khỏi thị trường
Mỹ….

1.2.3. Tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng của Trung Quốc

Vấn đề cốt lõi chính của cuộc chiến là cuộc cạnh tranh công nghệ giữa hai
siêu cường. Trong những năm gần đây, Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc xâm
phạm bản quyền trí tuệ nghiêm trọng, đặc biệt là đối với bản quyền công nghệ của
các công ty Mỹ, các ước tính cho thấy việc đánh cắp và vi phạm bản quyền công
nghệ gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Không chỉ vậy, nhiều cuộc
đánh cắp được cho là có liên quan Quân đội và Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc
nhắm tới các bí mật quân sự của Mỹ gây ra mối lo ngại cho nền an ninh quốc gia.
Từ đó, buộc chính quyền nhà trắng phải có những biện pháp ngăn chặn và đáp trả
nhằm hạn chế những tổn thất lớn hơn trong tương lai.

1.2.4. Sự cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc

Trung Quốc có các biện pháp kiểm soát và hạn chế gây cản trở cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo lợi thế lớn cho các doanh nghiệp nội
địa tại thị trường tỷ dân. Sự cạnh tranh không lành mạnh này đã dẫn đến sản lượng
công nghiệp thấp hơn, đóng cửa nhà máy và thất nghiệp… cho xứ sở cờ hoa. Bên
cạnh đó, giới chức trách Hoa Kỳ cũng chỉ trích Trung Quốc gây sức ép để có được
công nghệ từ các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, xâm nhập trái phép vào hệ thống dữ
liệu của các công ty để tiếp cận dữ liệu nhạy cảm và các bí mật thương mại …

Để đối phó với tình trạng này, Mỹ không còn biện pháp nào khác ngoài việc
áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại với các sản phẩm và công ty Trung Quốc
nhằm bảo vệ các doanh nghiệp của mình.

1.2.5. Sự trỗi dậy và tham vọng của Trung Quốc đã đe dọa đến quyền lực
của Mỹ

Không giống như những người tiền nhiệm, kể từ khi lên nắm quyền, Chủ
tịch Tập Cận Bình đã theo đuổi “giấc mộng Trung Hoa” với tham vọng phục hưng
đất nước, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới. Để thực hiện
được tham vọng đó, hàng loạt chính sách đã được đề ra phải kể đến như “Made in
China 2025” - một chiến lược nhằm nâng cấp toàn diện nền công nghiệp Trung
Quốc hay sáng kiến “Vành đai và con đường” mang lại cho Trung Quốc quyền làm
chủ vận tải, nắm được chuối giao thương khu vực, tăng cường sức mạnh quân sự
dưới danh nghĩa đảm bảo an ninh…. Những kế hoạch này đã thể hiện ý định trở
thành “siêu cường sản xuất”, mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị, quân sự và sự hiện
diện của Trung Quốc. Nếu có thể thực hiện thành công, Trung Quốc sẽ có khả năng
nắm vị thế và quyền lực rất lớn, thậm chí vượt mặt Mỹ trở thành kẻ làm chủ bàn cờ
chính trị quốc tế. Nhận thấy vị trí dẫn đầu của mình đang bị đe dọa, Mỹ buộc phải
có những động thái gấp rút để hạn chế tầm ảnh hưởng và sự phát triển của Trung
Quốc.
Chương II: Diễn biến cuộc thương chiến Mỹ - Trung dưới thời tổng thống
Donald Trump
Dựa vào vị thế và tiềm lực kinh tế cùng với tham vọng của Donald Trump,
ngay khi chính thức lên nắm quyền tổng thống ông đã đặt ra những chiến lược
nhằm giúp Mỹ càng nâng cao chỗ đứng của mình hơn. Quốc gia đầu tiên mà ông
nhắm tới là Trung Quốc, Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy quá nhanh của Trung
Quốc cả về mặt kinh tế, công nghệ lẫn địa chính trị, và từ đó hàng loạt các chính
sách mạnh bạo đã được phía Mỹ đưa ra.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã manh nha từ ngày
22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu áp dụng các
biện pháp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, viện dẫn lý do
việc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, châm ngòi cho cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung. Vào ngày 15/06/2018, Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 25% lên 50 tỉ đô la
Mỹ giá trị hàng hóa của Trung Quốc bắt đầu từ đầu tháng 7 cùng năm, chia ra làm
2 gói 34 tỉ và 16 tỉ. Ngày 06/07/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp hàng
rào thuế quan lên đến 25% đối với 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Không chỉ từ
phía Mỹ, Trung Quốc cũng đáp trả tương tự 25% cho 34 tỉ giá trị hàng của Mỹ.
Chưa đầy 2 tháng sau, Mỹ- Trung liên tiếp ăn miếng trả miếng với những nước cờ
thăm dò cho mỗi lần áp thuế. Và không dừng ở đó, sau khi ra những đòn để thăm
dò đối phương, ngày 24/09/2018 Mỹ bất ngờ tăng tốc áp thuế lên 200 tỉ đô la Mỹ
giá trị hàng hóa của Trung Quốc với mức 10%. Ngay lập tức để đáp trả cho động
thái áp thuế lần này, Trung Quốc có phần “hụt hơi” khi chỉ áp 60 tỉ đô la cho 10%
hàng của Mỹ. Tính đến cuối năm 2018, Mỹ đã áp thuế đối với hơn 6.000 sản phẩm
nhập khẩu của Trung Quốc trong đó chủ yếu là máy móc, điện tử, đồ nội thất và
các sản phẩm từ nhựa. Đây cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ
phía Trung Quốc vào Mỹ, chỉ tính riêng mặt hàng này thì đã chiếm tỉ trọng lên tới
40% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia
cho rằng những mặt hàng Mỹ áp thuế lần này có thể trở thành 1 đòn trí mạng với
lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc.

Sau những lần áp thuế lên nhau, một cuộc gặp thượng đỉnh được đánh giá là
quan trọng bậc nhất giữa Mỹ và Trung Quốc trong hàng chục năm qua đã diễn ra,
là cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald
Trump, diễn ra bên lề Hội nghị G20 được tổ chức tại Argentina vào ngày
1/12/2019. Căng thẳng thương mại hạ nhiệt khi Tổng thống Trump và Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đình chiến trong vong 90 ngày. Washington
đình chỉ trong ba tháng kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD
hàng Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh đồng ý mua một lượng sản phẩm "đáng kể"
của Mỹ và đình chỉ việc áp thêm thuế với ôtô và phụ tùng ô tô Mỹ trong ba tháng.
Sau "lệnh ngừng bắn", phái đoàn hai bên tổ chức nhiều vòng đàm phán để đưa ra
một thỏa thuận thương mại.

Thỏa thuận giữa 2 bên không kéo dài được lâu khi ngày bất ngờ 05/05/2019
tổng thống Donald Trump tuyên bố tăng thuế lên 25% cho tổng giá trị hàng hóa
của Trung Quốc: “Chúng ta sẽ tăng thuế từ 10% lên 25%, Trung Quốc đang đàm
phán lại thỏa thuận nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận” (Donald Trump). Đàm
phán đứng trước nguy cơ đổ vỡ, chứng khoán toàn cầu giảm nhiệt thổi bay gần
2100 tỉ USD. 10/05/2019, Mỹ chính thức áp dụng mức thuế cho 25% đối với 200 tỉ
đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc. Tiếp đó phía Trung Quốc cũng dùng quân cờ thuế
quan để đáp trả, thay vì áp 25% lên tất cả các giá trị hàng hóa khoảng 60 tỉ đô la
Mỹ thì thuế lại chia ra làm mức 10%, 20% và 25%. Từ những lần áp thuế và đáp
trả của 2 bên ta nhận thấy rõ ràng cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang nóng trở
lại.

Không thể phủ nhận sự thâm hụt do những chính sách áp thuế đến từ cả 2
phía, Mỹ và Trung Quốc đều đã có bước chậm lại về kinh tế. Sau hàng loạt những
chiêu bài về thuế quan thì nay Mỹ dần có nước đi mới đó là tấn công vào công
nghệ của Trung Quốc. Các sản phẩm của Trung Quốc được cho là đã đánh cắp
công nghệ và sở hữu trí tuệ thông qua các hoạt động kinh tế thiếu công bằng và
cướp việc làm của người Mỹ, gồm chip bán dẫn, tivi, máy tính, điện thoại thông
minh, thiết bị y tế, phụ tùng ô tô và máy móc công nông nghiệp, thiết bị điện, thiết
bị viễn thông… Dựa vào những cáo buộc trên Mỹ hạn chế hoạt động đầu tư của
Trung Quốc vào công nghệ và các kỹ thuật quan trọng. Cùng với đó, Mỹ cũng
kiểm soát chặt chẽ hơn về công nghệ vì Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào các
microchip tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch “Made in China” năm 2015.

Mỹ liên tục tấn công trực diện bằng cách ra đòn hiểm cùng lúc với 2 công
ty công nghệ có ảnh hưởng lớn tại nước này là ZTE và HUAWEI. Vào tháng
5/2019, Mỹ cấm Huawei và ZTE-các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc
mua linh kiện Mỹ và ngăn chặn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông nước
ngoài được coi là có rủi ro an ninh cao. ZTE phụ thuộc vào rất nhiều nguồn chip
cấp cao từ Mỹ, đơn cử trong một chiếc điện thoại của ZTE chip Mỹ chiếm 60% vật
liệu làm chip xử lí. Còn về Huawei, đây cũng là một trong những công ty phụ
thuộc khá nhiều vào việc mua linh kiện từ các công ty của Mỹ nên việc bị cấm mua
thiết bị là vấn đề khá nghiêm trọng. Năm 2018 hãng này đã chi tới 10 tỉ đô la Mỹ
để mua các linh kiện bán dẫn từ Mỹ. Từ sau lệnh cấm này nhiều công ty Mỹ đã
dừng hoạt động với Huawei. Chẳng hạn như Google, bên cung cấp hệ điều hành
Android cho điện thoại thông minh, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Huawei. Một số
công ty sản xuất chip và linh kiện di động cũng theo chân Google cũng đồng thời
đoạn tuyệt với Huawei.

Chính quyền Trump còn đe dọa sẽ "cấm cửa" 5 công ty Trung Quốc trong
lĩnh vực camera giám sát và cảnh báo UAV nước này có thể đánh cắp dữ liệu.
Trong nhiều tháng Mỹ đã liên tục thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị
của Huawei trong mạng 5G và nhiều nước như Australia và New Zealand đã
hưởng ứng. Ngoài ra bên phía Mỹ còn siết chặt quản lý du học sinh từ Trung Quốc,
đặc biệt là các học viên ở các ngành học tự động hóa, hàng không, chế tạo công
nghệ cao. Từ việc cấm mua bán các linh kiện bán dẫn đến việc kiểm soát về con
người đã cho thấy chính quyền Donald Trump đang rất cảnh giác đối với Trung
Quốc.

Sau hàng loạt những đòn áp thuế quan cùng với nhiều chính sách nhằm vào
lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc thì vào ngày 05/08/2019, theo sự ủy quyền của
ông Donald Trump bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Chính phủ
Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc đang thao túng chính đồng tiền của mình. Lần
đầu tiên kể từ năm 2008, đồng Nhân dân tệ đã xuống dưới mốc biểu tượng 7 nhân
dân tệ đổi 1 USD. Trung Quốc đã điều chỉnh đồng nội tệ của họ xuống mức thấp
kỷ lục. Đây là một động thái vi phạm nghiêm trọng. Chính bước đi này của Bắc
Kinh đã đẩy thị trường vào trạng thái lo sợ một cuộc chiến tiền tệ sẽ nổ ra. Hành
động này đã làm cho mối quan hệ Trung-Mỹ vốn đã căng thẳng lại trở nên xấu đi,
đồng thời cũng đã "hiện thực hóa" tuyên bố trước đây của Tổng thống Mỹ Donald
Trump rằng sẽ "gán mác" cho Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ".
Đối với Mỹ động thái gắn mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc được cho
là động thái mang tính biểu tượng. Có thể xem đây là hình thức leo thang và mở
rộng hơn nữa đối đầu thương mại giữa 2 nền kinh thế lớn hàng đầu thế giới. Bản
chất của động thái này là Mỹ sẽ kích hoạt các nội luật để nhằm đối phó với nền
nhân dân tệ bị phá giá. Theo đó chính quyền Mỹ có thể viện đến các cơ chế của
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hoặc có thể tiến hành đàm phán song phương trước khi
mạnh tay hơn với hàng hóa và công nghệ của Trung Quốc.

Và có một thực tế dù leo thang trả đũa song cả Mỹ và Trung Quốc đã bắt
đầu ngấm đòn sâu hơn trong cuộc đối đầu hiện nay. Cả công cụ thuế quan và tiền tệ
đều là những con dao 2 lưỡi đối với nền kinh tế vì thế cuộc đối đầu còn có nguy cơ
tiếp tục kéo dài, lan rộng thậm chí là leo thang hơn nữa.

15/1/2020, sau gần 18 tháng căng thẳng do cuộc chiến thuế quan bất phân
thắng bại, hai “đối thủ” Mỹ - Trung đã quyết định đi tới nước “tạm hòa hoãn” bằng
sự kiện ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Lễ ký diễn ra tại nhà Trắng với sự
có mặt và tham gia của các quan chức cấp cao hai nước, trong không khí trang
trọng và hân hoan, đánh dấu một cột mốc quan trọng, giúp mối quan hệ giữa hai
bên phần nào hòa dịu và là một tin vui cho nền kinh tế đang trên đà đi xuống của
toàn cầu. Quả thực, thỏa thuận thương mại giai đoạn một là “Bước tiến quan trọng”
sau nhiều tháng đàm phán do áp thuế và trả đũa lẫn nhau gây ảnh hưởng đến nền
kinh tế toàn cầu, làm xáo trộn chuỗi cung ứng…Bản thỏa thuận gồm chín chương,
các điều khoản hầu hết liên quan tới việc cam kết mua hàng, tiếp cận thị trường,
bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ đồng ý sẽ giảm mức thuế đã áp lên
Trung Quốc trước đó, còn về phía Trung Quốc, bên cạnh việc giảm mức áp thuế,
Trung Quốc hứa sẽ xóa bỏ rào cản đối với một số mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ, tăng
cường nhập khẩu nông sản và thắt chặt quản lý hơn nhằm ngăn chặn các công ty
Trung Quốc buộc các doanh nghiệp Mỹ chia sẻ tài sản trí tuệ để đổi lấy quyền tiếp
cận thị trường

Được biết, bản thỏa thuận thương mại giai đoạn một này được Donald
Trump cho là “Điểm sáng” trước thềm tái bầu cử tổng thống vào cuối năm. Nó cho
thấy sự kiên quyết, linh hoạt trong chính sách và khẳng định rõ quan điểm “Nước
Mỹ trên hết” của ông- điều mà dường như đã giúp ông có được cú “lội ngược
dòng” trong lần tranh cử với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton vào hai năm trước.
Ông Trump vốn dĩ có xuất phát điểm là một nhà doanh nhân, thiên về “Thuần kinh
tế”, cũng có thể vì thế mà những quyết định ông đưa ra trong quá trình tại chức
không đặt yếu tố “Chính trị” lên hàng quan trọng. Lật lại một chút về nguyên do
của cuộc chiến, khi mà “Sức mạnh” của bất kỳ một quốc gia nào đạt tới mức 60%
của mình thì Mỹ sẽ ngay lập tức đưa ra biện pháp ngăn chặn, tránh để “Đêm dài
lắm mộng”. Trung Quốc trong vòng những năm trở lại đây phát triển một cách
chóng mặt, kẻ cả về kinh tế, tài chính hay quân sự đều có bước nhảy vọt đáng
ngưỡng mộ, cộng thêm cả sự căng thẳng vốn có về vấn đề bản quyền công nghệ
giữa hai nước và tình trạng thâm hụt ngân sách của phía Mỹ trước đó, ông chủ mới
của Nhà Trắng khi ấy là Donald Trump đã nhanh chóng khai triển cuộc chiến trên
mặt trận thương mại. Được biết, cuộc chiến thương mại này, hay nói cụ thể hơn là
việc dựng lên hàng rào thuế quan với phía Trung Quốc thực ra không đảm bảo
được việc sẽ làm giảm thâm hụt của Mỹ. Có thể hiểu rằng, các rào cản thuế quan
mà bên Mỹ áp đặt sẽ có tác dụng chuyển hướng mậu dịch, chứ căn bản không hề
làm cho sản xuất nội địa của Mỹ mở rộng. Không nhập khẩu các mặt hàng Trung
Quốc, Mỹ có thể chuyển sang nhập khẩu những mặt hàng tương tự thế từ những
nguồn khác như Việt Nam, Thái Lan… Điều này sẽ chỉ làm giảm thâm hụt thương
mại của Mỹ với Trung Quốc chứ không là thay đổi mặt bằng chung cán cân thương
mại của Mỹ. Nói cách khác, cuộc chiến này không phải giải pháp hoàn toàn cho
những vấn đề về thương mại của Mỹ, việc Donald Trump “Khai chiến” vs Trung
Quốc bằng những đòn đánh thương mại có vẻ dường như chỉ là một sự “Dọa dẫm”.

Nhìn lại lịch sử một chút, vào những năm 80 của thế kỷ XXI, giữa Mỹ và
Nhật bản cũng đã xảy ra một vài “Xích mích” để rồi dẫn đến một cuộc chiến
thương mại quy mô nhỏ. Có thể thấy, hai cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-
Trung và Mỹ-Nhật này dù cho quy mô không đồng nhất nhưng vẫn có những điểm
tương đồng về phương thức “Tấn công”. Một trong những cố vấn quan trọng nhất
của Trunp- Robert Lighthizer cũng từng tham gia các cuộc đàm phán với Nhật vào
những năm 1980, việc Washington giành thắng lợi áp đảo trước Tokyo trong cuộc
đối đầu vào 30 năm trước rất có thể ảnh hưởng tới tư duy của ông về cách đối phó
với Bắc Kinh.
Chương III: Tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung dưới thời Tổng
thống Donald Trump

3.1 Tác động của cuộc thương chiến đến Mỹ- Trung và các bên thứ ba
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với việc Trung Quốc và Mỹ vốn là hai
nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung bùng nổ
không chỉ khiến thương mại song phương sụt giảm mạnh, mà còn đe dọa đến hệ
thống thương mại toàn cầu, và trở thành mối nguy hại cho nền kinh tế thế giới. Bởi
các rào cản thuế quan cao hơn đã làm rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm
chậm sự phổ biến của các công nghệ mới, cuối cùng làm giảm năng suất và phúc
lợi toàn cầu.

Do sự khác biệt trong cấu trúc kinh tế và thương mại của Trung Quốc và
Hoa Kỳ dẫn tới tác động của cuộc chiến thương mại lên hai quốc gia này cũng khác
nhau. Đối với Trung Quốc, tác hại chủ yếu thể hiện ở việc giảm sản lượng xuất
khẩu sang Mỹ hầu hết ở các mặt hàng bị đánh thuế quan. Ngược lại, đối với Mỹ,
hậu quả lại thể hiện chủ yếu ở cách thuế quan ảnh hưởng đến giá nhập khẩu và
phúc lợi của người tiêu dùng, còn về xuất khẩu thì ảnh hưởng đến một số ít lĩnh
vực, chẳng hạn như nông nghiệp.

Bên cạnh những tác động tiêu cực đã nêu trên, cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung đã đem lại tác động tích cực cho bên thứ ba. Một số nước châu Á như
Việt Nam và một số nước Mỹ Latinh như Mexico có ngành công nghiệp nhập khẩu
thay thế cho Trung Quốc là những nước hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại
này, cụ thể từ việc chuyển hướng thương mại và đầu tư. Qua so sánh việc nhập
khẩu các sản phẩm bị áp thuế của Mỹ trong hai quý đầu năm 2018 và 2019, một
phân tích chứng minh rằng Đài Loan, Mexico, Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã
được hưởng lợi nhiều nhất từ tác động chuyển hướng thương mại của cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung, chủ yếu trong lĩnh vực các ngành mà nhập khẩu từ các
nước thứ ba tăng nhiều nhất là: phương tiện có động cơ, máy móc, thiết bị vận tải
và thiết bị điện.

Xét trên khía cạnh thị trường và doanh nghiệp, sự gián đoạn chuỗi cung ứng
do thương chiến và đại dịch, đã buộc các doanh nghiệp phải dịch chuyển kinh
doanh ra khỏi Trung Quốc – một thị trường béo bở với giá sản xuất và nhân công
giá rẻ. Ví dụ, công ty trò chơi điện tử Nitendo của Nhật Bản đã chuyển sản xuất
máy chơi game Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam; hay cả HP và Dell đều
chuyển phần lớn hoạt động sản xuất PC của họ sang Đông Nam Á.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ
giới hạn ở thuế nhập khẩu, đầu tư mà còn có các tác động gián tiếp, tác động về
chính trị, vẫn tiếp tục kéo dài và ảnh hưởng sâu sắc cho nền kinh tế toàn cầu hiện
nay.

3.2 Việt Nam trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ Trung dưới thời Tổng
thống Donald Trump
Có thế thấy, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và
Trung Quốc. Do vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng lan tỏa đối
với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một mặt, Việt Nam cũng đã đối mặt với những thách thức trong bối cảnh
căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. Việt Nam được ghi nhận
là quốc gia xếp thứ 23 trong số các nước dễ bị tổn thương trước tác động của chiến
tranh thương mại với mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tính trên tổng kim
ngạch xuất khẩu là 52,3%.

Mặt khác, Việt Nam - với nền kinh tế vi mô và chính trị được đánh giá là ổn
định cùng khả năng đa dạng hóa thích nghi với trước những biến động của thương
mại thế giới đã được hưởng lợi từ việc trở thành điểm đến để chuyển hướng nguồn
nhập khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể, Việt Nam đã
hưởng lợi từ việc Mỹ giảm nhập khẩu Trung Quốc trong danh sách thuế quan thứ
ba, vốn chứa phần lớn hàng hóa có giá trị cao trong cuộc chiến thương mại cụ thể
là: máy xử lý âm thanh/hình ảnh, đồ nội thất bằng gỗ, ghế khung gỗ, bảng điều
khiển điện, nội thất, cá đông lạnh, polyetylen terephthalate, bảng đèn LED, pin
dùng cho xe cộ, ghế có khung kim loại. Bên cạnh đó, Tập đoàn Universal Alloy
(UAC) có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho máy bay do
Boeing và Airbus sản xuất, đã chọn Việt Nam là điểm đến để chuyển dịch chuỗi
cung ứng, cụ thể đã đầu tư 170 triệu USD vào khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Như vậy, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến chuyển, Việt Nam với chính
sách thương mại quốc tế linh hoạt, các quy tắc mới cho nền kinh tế kỹ thuật số đã
phần nào thể hiện khả năng thích ứng và tận dụng những cơ hội cũng như là hạn
chế tác động tiêu cực của mình.

PHẦN C: KẾT LUẬN


Thương chiến giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới được khởi động khi Mỹ
bắt đầu nhận thấy được sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đặc biệt dưới thời tổng thống
Donald Trump cuộc tranh chấp hầu như không có dấu hiệu hạ nhiệt với hàng loạt
động thái quyết liệt và ăn miếng trả miếng trên nhiều mặt trận. Dù đã có khoảng
thời gian nhượng bộ đàm phán do tác động của Covid 19 cùng với sự thay đổi
chính trị nội bộ Nhà trắng sau khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ… nhưng nhìn
chung mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn tiếp tục căng thẳng và được dự đoán sẽ
tồi tệ hơn trong tương lai mặc cho những thiệt hại lớn mà cả hai bên cũng như nền
kinh tế toàn cầu phải gánh chịu. Trên thực tế, cuộc chiến thương mại đã đang và sẽ
còn tiếp diễn chỉ là một phần trong cuộc cạnh tranh chiến lược nhằm tranh giành
quyền lực lãnh đạo toàn cầu giữa hai siêu cường và kết quả của nó sẽ là động lực
cốt lõi định hình cục diện quan hệ quốc tế trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

1. Michaela Havranekova, Tomas Dvorsky. “The United States – China Trade


War”. Policy Paper. 01/2019.
2. Olaniyi Evans. “The Effects of US – China trade war and Trumponomics”.
MPRA Paper No. 93682. 20/5/2019.
3. PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, TS. Vũ Thanh Hương. “Chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung và một số tác động dự đoán”. 2018.
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12239-chien-tranh-thuong-mai-my---
trung-va-mot-so-tac-dong-du-doan
4. ThS. Đỗ Mỹ Dung. “Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và những tác động
đến Việt Nam năm 2018”. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia. 2019.
5. TS. Nguyễn Anh Sơn. “Nguồn gốc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dưới
góc nhìn chiến lược địa kinh tế”. Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
29/3/2022. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4094-
nguon-goc-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-duoi-goc-nhin-chien-luoc-dia-
kinh-te.html

6. Nguyễn Ngọc Ánh. “Quan hệ Mỹ- Trung dưới thời Tổng thống Donald
Trump”. Tạp chí nghiên cứu nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017).
7. Minh Quân. “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi nào đến hồi kết?”. Tạp
chí Cộng sản. 19/09/2018.
8. Dorcas Wong, Alexander Chipman Koty. “The US – China Trade War: A
Timeline”. China Briefing. 25/8/2020.
9. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ
đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. https://vn.usembassy.gov/wp-
content/uploads/sites/40/U.S.-Strategic-Approach-to-The-Peoples-Republic-
of-China-Report-5.20.20-VN.pdf

You might also like