You are on page 1of 2

Năng lực điều kiện của chủ thế sáng tạo thẩm mỹ:

1. CTTM có ý thức thẩm mỹ và tài năng.


- Con người phát triển đến một trình độ nhất định nào đó dẫn đến hoạt động sáng tạo nghệ
thuật, đó là nhờ có ý thức thẩm mỹ được hình thành từ các yếu tố như:bẩm sinh, di truyền,
sự rèn luyện, lao động, sự tác động tích cực và chủ động của hệ thống giáo dục xã hội…
ảnh hưởng tới tài năng, trình độ nhận thức thẩm mỹ của con người.
- CTTM có nhận thức sâu hơn về bản chất đối tượng và ý nghĩ của chúng đối với cuộc sống
con người.
2. CTTM có nhu cầu tạo ra cái đẹp và đưa chúng vào cuộc sống.
- Sau khi hiểu rõ bản chất đối tượng(sự vật hiện tượng) và cho rằng đó là cái đẹp,
CTTM muốn truyền bá và lan tỏa chúng thông qua hoạt động sáng tạo để con người
không chỉ dễ dàng tiếp cận hơn, có trải nghiệm tốt, mà còn có cái nhìn sâu sắc và ý
nghĩa của đối tượng đó.
- Sản phẩm tạo ra phải phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, với nhịp sống thời
đại.
- Những mục tiêu sáng tạo, cách thức sáng tạo, các liên tưởng, tưởng tượng phản
ánh rõ cá tính của chủ thể sáng tạo.
Vd:
- Trong thời trang: Nhà thiết kế thời trang sáng tạo ra những chi tiết độc đáo trên trang
phục không chỉ thể hiện phong cách sáng tạo, hợp mốt mà còn làm nổi bật lên nét
đẹp riêng biệt của người mặc.
- Bánh trung thu: Hiện nay đã có nhiều thương hiệu bánh trung thu ra đời, người làm
bánh đa dạng hương vị mới lạ nhờ sự phối hợp các loại nguyên liệu để phù hợp với
khẩu vị của khách hàng. Không chỉ thế, logo, bao bì được các nhà thiết kế với cái
chất riêng, với hình ảnh bắt mắt mang không khí ngày trung thu để thu hút người
mua có thể làm quà tặng vì sự trang trọng và nhu cầu cụ thể, sở thích cá nhân….
3. CTTM nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng.
- Thấy được nhu cầu chính đáng và tìm cách để thoả mãn các nhu cầu, đem lại cái
khoái cảm tích cực cho con người về đời sống tinh thần.
- Nắm bắt được thị hiếu thị trường đúng đắn,lành mạnh, đánh giá đúng các hiện
tượng thẩm mỹ trong cuộc sống (sự thống nhất giữa hai yếu tố cá nhân và xã hội).
Vd:
- Trong đồ hoạ, nhà thiết kế tạo ra những hình ảnh như logo, quảng cáo, trang trí lên các
đồ dùng hàng ngày, quần áo vải vóc... mà giới trẻ đang quan tâm như nhân vật anime
đang hot của Nhật Bản.
- Trong sân khấu và điện ảnh: Các buổi biểu diễn của một tổ chức (bao gồm nhiều ca sĩ,
ban nhạc) hoặc một cá nhân được mở ra cho khán giả muốn thưởng thức trực tiếp.
- Các triễn lãm trưng bày tranh theo chủ đề cụ thể hoặc của hoạ sỹ nổi tiếng nào đó.
4. CTTM am hiểu, sử dụng thành thạo ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ
thuật
- Đối với nghệ sĩ, quá trình vật chất hoá, đối tượng hoá không thể tự diễn ra nếu không có
các phương tiện truyền cảm đó là âm thanh, ngôn từ, đường nét, màu sắc và tất cả các loại
hình nghệ thuật không gian, thời gian, không gian – thời gian để vật chất hoá các năng lực
sáng tạo, đồng thời thể hiện rõ chủ thể sáng tạo.
- Việc tạo hình giúp cho người thụ cảm có thể nhìn thấy những hình ảnh cụ thể, sinh động
của bản thân hiện thực.
- Việc biểu hiện gợi lên cho người nghe, người xem, người đọc những suy ngẫm về hiện
thực.
- Mỗi CTTM có những điểm mạng riêng về loại hình nghệ thuật nào đó.
Vd:
- Trong điêu khắc: Nhà điêu khắc sử dụng vật liệu tự nhiên (gỗ, đá, đất sét, vỏ
trứng…) hay nhân tạo (thạch cao, đồng, hợp kim…) để phản ánh con người và cảnh
vật trên không gian ba chiều, dùng kết cấu hình thức để thể hiện nội dung ý tưởng.
Ngôn ngữ cơ bản của điêu khắc là khối mảng nét để tạo nên hình thể-thực thể trong
không gian trực tiếp.
- Trong hội hoạ: Hoạ sỹ sử dụng đường nét, hình khối màu sắc thể hiện thế giới hữu
hình trên mặt phẳng.Vì biết sử dụng luật xa - gần (viễn cận), độ đậm nhạt của màu
sắc hay sự uyển chuyển của đường nét, hoạ sỹ vẫn tạo nên cho người xem độ sâu
của đối tượng được phản ánh, khả năng tạo hình lớn. Màu sắc và đường nét trong
hội họa gợi cho ta ấn tượng về sự vật vừa như thực vừa như gợi cho người ta về
hiện thực.

You might also like