You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG


PHẦN MỀM CAD ÐỂ TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH
SẢN XUẤT KHUÔN CHO CÔNG ÐOẠN THÀNH PHẨM
HỘP GIẤY Ở CÁC NHÀ IN TẠI TP HCM
S K C 0 0 3 9 5 9

MÃ SỐ: T2013-184

S KC 0 0 5 4 1 5

Tp. Hồ Chí Minh, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD


ĐỂ TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHUÔN CHO
CÔNG ĐOẠN THÀNH PHẨM HỘP GIẤY Ở CÁC NHÀ IN
TẠI TP HCM

Mã số: T2013-184

Chủ nhiệm đề tài: GV-Thạc sĩ Nguyễn Thị Lại Giang

TP. HCM, tháng 11 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD


ĐỂ TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHUÔN CHO
CÔNG ĐOẠN THÀNH PHẨM HỘP GIẤY Ở CÁC NHÀ IN
TẠI TP HCM

Mã số: T2013-184

Chủ nhiệm đề tài: GV-Thạc sĩ Nguyễn Thị Lại Giang

TP. HCM, tháng 11 năm 2013


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đơn vị công tác và


Họ và tên
lĩnh vực chuyên môn

Nguyễn Thị Lại Giang Khoa In và Truyền Thông


Giảng viên bộ môn Kỹ thuật Bao bì

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị
Họ và tên người đại
trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu
diện đơn vị

Thöû nghieäm , nhaän chuyeån


Công ty In số 7 giao coâng ngheä vaø öùng duïng
Âu Hoàng Hà
Nhà máy In Viettel TP HCM Thöû nghieäm , nhaän chuyeån
giao coâng ngheä vaø öùng duïng Phan Trí Học
MỤC LỤC
Phần 1: TỔNG QUAN 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

CÁNH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1. Các dạng khuôn dùng trong thành phẩm hộp cần chế tạo 5

1.1.1 Khuôn cấn bế hộp 6

1.1.1.1 Giới thiệu 6

1.1.1.2 Cấu tạo 6

1.1.2 Khuôn đỡ 9

1.1.2.1 Giới thiệu 9

1.1.2.2 Các dạng khuôn đỡ 10

1.2. Yêu cầu của từng dạng khuôn 12

1.2.1 Khuôn cấn bế 12

1.2.2 Khuôn cấn bế 16

1.2.2.1 Yêu cần kỹ thuật chung của các dạng khuôn đỡ: 16

1.2.2.2 Yêu cần kỹ thuật khuôn đỡ tự dán chỉ bế bằng giấy, nhựa hay thép 16

1.2.2.3 Yêu cần kỹ thuật khuôn đỡ dán chỉ bế sản xuất sẵn 17

1.2.2.4 Yêu cầu kỹ thuật khuôn đỡ khuôn đỡ thông minh 19

1.3. Các công nghệ chế tạo khuôn ưu nhược điểm, các khó khăn cần giải 21
quyết đối với từng phương pháp
1.3.1 Chế tạo khuôn bế 21

1.3.1.1 Các phương pháp thiết lập sơ đồ khuôn bế nguyên tờ 21

1.3.1.2. Các phương pháp làm khuôn bế 27

1.3.2 Chế tạo khuôn đỡ 30

1.3.2.1 Chế tạo khuôn đỡ tự dán chỉ bế bằng giấy, nhựa hay thép 30

1.3.2.2 Chế tạo khuôn đỡ dán chỉ bế sản xuất sẵn 31

1.3.2.3 Khuôn đỡ với chỉ bế thông minh 32

1.4. Các phần mềm CAD dùng trong thiết kế khuôn bế- khả năng hỗ trợ 35
đối với công nghệ chế tạo khuôn bế và khuôn đỡ

1.4.1 Tổng quan 35

1.4.2 Khả năng hỗ trợ thiết lập sơ đồ khuôn bế của phần mềm ArtiosCAD 38

1.4.2.1 Hỗ trợ thiết lập layout khuôn bế một hộp 38

1.4.2.2 Hỗ trợ xác lập layout tờ in 38

1.4.2.3 Hỗ trợ xác lập sơ đồ khuôn bế 39

1.4.3 Ứng dụng phần mềm Artios CAD vào làm chỉ bế thông minh 40

1.4.3.1 Hỗ trợ tạo chỉ bế 1 hộp 40

1.4.3.2 Hỗ trợ tạo chỉ bế cho một tờ in 41

Chương II: KHẢO SÁT THỰC TẾ 43

2.1 Khảo sát cách thiết lập khuôn bế ứng với điều kiện sản xuất 43

2.2 Khảo sát cách thiết lập khuôn đỡ ứng với điều kiện sản xuất 52

Chương III 55
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN HÓA VÀ TỐI ƯU HÓA
QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHUÔN CẤN BẾ VÀ KHUÔN ĐỠ

3.1. Đề xuất quy trình thiết lập và điều chỉnh sơ đồ khuôn bế 55


3.1.1 Cơ sở xây dựng quy trình 55

3.1.2 Tiêu chí xây dựng quy trình 56

3.1.3 Quy trình đề nghị 56

3.1.4 Hướng dẫn từng bước thực hiện quy trình thiết lập sơ đồ khuôn bế 61
hộp có sử dụng CAD

3.1.5 Thực nghiệm quy trình 61

3.2. Đề xuất phương án ứng dụng CAD tối ưu hóa việc tạo khuôn đỡ 65

3.2.1 Cơ sở đề xuất phương án chế tạo khuôn đỡ: thông minh” 65

3.2.2 Tiêu chí – mục tiêu của quy trình chế tạo “vỉ lót thông minh” 66

3.2.3 Quy trình chế tạo “vỉ lót thông minh” 66

3.2.4 Hướng dẫn từng bước quy trình chế tạo vỉ lót “thông minh” 70

3.2.5 Thực nghiệm quy trình chế tạo “vỉ lót thông minh” 70

3.2.6 Thực nghiệm xác định hệ số k - thông số liên hệ giữ độ rộng rãnh chỉ 72
bế và đỗ dày giấy, hướng sớ giấy

3.2.7 Xác định khoảng cách từ đường viền đến đường bế (CE) 74

3.2.8 Xác định khoảng cách từ đầu rãnh chỉ bế đến đường bế (CB) 76

PHẦN III: KẾT LUẬN 78


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1 Quy trình thiết lập và điều chỉnh sơ đồ khuôn bế và các mối 58
liên hệ với các công đoạn liên quan

Bảng 3. 2 Kết quả thực nghiệm quy trình đề xuất 71

Bảng 3. 3 Bảng vật tư sử dụng trong thực nghiệm “Xác định hệ số k” 72

Bảng 3. 4 Giá trị k theo từng loại giấy 73

Bảng 3. 5 Kết quả thực nghiệm xác định khoảng cách từ đường viền 75
đến đường cắt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

Tp. HCM, ngày 28 tháng 11 năm 2013

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng ứng dụng phần mềm CAD để tối ưu hóa
quy trình sản xuất khuôn cho công đoạn thành phẩm hộp giấy
ở các nhà in tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Mã số: T2013-184
- Chủ nhiệm: GV Thạc sĩ Nguyễn Thị Lại Giang
- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện: 3-2013 đến 11-2013
2. Mục tiêu:
Ứng dụng phần mềm CAD để chuẩn hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất khuôn
cấn bế, khuôn đỡ trong công đoạn thành phẩm hộp giấy, ứng với điều kiện sản
xuất khác nhau của các doanh nghiệp in bao bì (làm khuôn bê và bế thủ công, bán
tự động, tự động).
3. Tính mới và sáng tạo:
Thiết lập quy trình thiết lập sơ đồ khuôn bế hộp, có sử dụng phần mềm Artios CAD
để chuẩn hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất khuôn cấn bế
Thiết lập quy trình chế tạo khuôn đỡ “thông minh”
Sử dụng phần mềm Artios CAD và máy cắt mẫu XE 10 để chế tạo chỉ bế “thông
minh “ nguyên tấm
4. Kết quả nghiên cứu:
Quy trình thiết lập, và hướng dẫn thiết lập sơ đồ khuôn bế hộp
Quy trình chế tạo, và hướng dẫn chế tạo khuôn đỡ thông minh” nguyên tấm
5. Sản phẩm:

Stt Tên sản phẩm Số lượng

Tài liệu hướng dẫn sử dụng ArtiosCAD để thiết lập


1. 1
maquette các dạng khuôn bế, khuôn xé rìa, khuôn đỡ
2. Quy trình thiết lập, và hướng dẫn thiết lập sơ đồ khuôn
1
bế hộp

3. Quy trình chế tạo, và hướng dẫn chế tạo chỉ bế “thông
1
minh” nguyên tấm tương đượng với tờ in.

4. Bài báo In trên tạp chí chuyên nghành “ In và truyền


1
thông”

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Là tài liệu tốt phục vụ giảng dạy cho chuyên ngành in và bao bì
Chuyển giao trực tiếp dưới dạng tài liệu tham khảo cho chuyên ngành sản xuất bao bì
cho khoa In và Truyển thông trường Đại học sư phạm kỹ thuật và các trường dạy
chuyên ngành in.
Chuyển giao dưới dạng tài liệu hướng dẫn quy trình thiết lập sơ đồ khuôn bế hộp, chế
tạo chỉ bế “thông minh” nguyên tấm tương đượng với tờ in.cho các đơn vị chế tạo
khuôn bế và sản xuất bao bì

Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài


(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Study the applicability of CAD software to optimize
the diemaker process in paper-packaging company
Code number: T2013-184
Coordinator: Nguyen Thi Lai Giang
Implementing institution:
Duration: from 3/2013 to 11/2013
2. Objective(s):
Application of CAD software to standardize and optimize the production process of
cutting die and the production process of counter plate in paper-packaging company
3. Creativeness and innovativeness:
. Building the process to Create the dieboard layout, using CAD software to
standardize and optimize the production process of cutting die
. Building the process to Create intelligent counter plate
. Using CAD software and using samplemaker XE 10 to making intelligent counter
plate
4. Research results:
- Process and Guidance to Create the dieboard layout
- Process and Guidance to Create the intelligent counter plate
5. Products:
Guidance to use Artios CAD software to Create the dieboard layout and the intelligent
counter plate
- Process and Guidance to Create the dieboard layout
-Process and Guidance to Create the intelligent counter plate
-Articles published in professional journals “graphic arts ad media”
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
To be effective materials for studying and teaching printing and packaging technology.
To transfer directly as a reference for the major of packaging design and production, in
Graphic Arts and Media faculty of HCMUTE and other printing and packaging schools.
To transfer directly as guidances for diemaker and packaging producers.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với xu hướng hội nhập thế giới, ngành sản xuất bao bì Việt Nam ngày càng phát
triển, các trang thiết bị, công nghệ ngành In và bao bì đang được các doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư rất lớn. Tuy nhiên chất lượng bao bì hộp sản xuất tại Việt Nam
chưa đạt được các chuẩn cao về chất lượng cũng chất lượng sản phẩm không ổn
định. Có thể hình dung là chúng ta đang ở mức làm ra được sản phẩm hộp, nhưng
chất lượng chưa kiểm soát được.
Trong quy trình sản xuất bao bì hộp, việc làm khuôn cho công đoạn cấn bế hộp rất
quan trọng, các khuôn này là các khuôn định hình hộp, quyết định hình dạng, kiểu
dàng, kích thước của hộp. Chất lượng của khuôn cấn bế hộp ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng của hôp thành phẩm cuối cùng. Khuôn cấn bế trước hết phải được thiết
lập (thông qua việc vẽ maquette khuôn) phù hợp với: cấu trúc hộp (hình dạng, kiểu
dàng hộp, cách thức dán hộp, cách thức dựng và đóng gói hộp, kích thước, vật liệu
làm hộp); cách bố trí in (kích thước tờ in, khả năng của máy in, các khoảng chừa lề
của tờ in); công nghệ và thiết bị cấn bế; công nghệ và thiết bị làm khuôn; vị trí hình
hảnh trên tờ in đã được in và gia công bề mặt. Tiếp theo khuôn bế phải được chế
tạo: chính xác theo maquette đã được thiết lập; các dao cấn bế và các dao hỗ trợ
khác có tính chất phù hợp với vật liệu sử dụng; khuôn sau khi hoàn tất phải đảm bảo
sự đồng đều về áp lực giữa các dao có cùng tính chất; đồng nhất về hình dạng và
kích thước giữa các dao có cùng hình dạng, kích thước; đồng nhất về hình dạng và
kích thước giữa các hộp khác nhau trên cùng 1 tờ bế.
Công nghệ làm khuôn bế trên thế giới phát triển qua nhiều cấp độ:
1. Công nghệ làm khuôn bế thủ công: Maquett khuôn bế được vẽ bằng tay trên tấm
ván làm khuôn, ván được cưa thủ công theo maquette khuôn bế và dao được bẻ
từng con một thủ công. Ở cấp độ này chất lượng khuôn bế hoàn toàn phụ thuộc
vào hiểu biết và kỹ năng trước nhất là của người thiết lập maquette khuôn bế,
sau đó là kiến thức và kỹ năng của thợ làm khuôn bế, khuôn bế thiết lập với
công nghệ này thường không chính xác do việc vẽ khuôn thủ công không có sự
hỗ trợ, khuôn sau khi chế tạo do cưa và gia công dao thủ công nên không chính
xác so với maquette, các dao khó cân bằng và đồng đều.
2. Ở cấp độ tiếp theo để hỗ trợ cho các kỹ năng vẽ maquette thủ công và kỹ năng
cưa khuôn thủ công, đảm bảo độ chính xác cho maquette và chất lương cưa

1
khuôn, bớt sự ảnh hưởng của kỹ năng người thợ lên chất lượng khuôn bế, các
phần mềm đồ họa được sử dụng để vẽ maquette khuôn bế, sau đó maquette này
được xuất phim, phim được dán lên khuôn và sử dụng thiết bị cưa lộng bán thủ
công để cưa khuôn, các công đoạn xử lý dao vẫn thực hiện thủ công. (Bước
phát triển này tương đương với công nghệ chế tạo khuôn CTF ở chế bản In)
3. Ở mức độ cao hơn maquette khuôn bế được thiết lập với sự hỗ trợ của các phần
mềm CAD chuyên dụng hỗ trợ chế tạo khuôn bế các phần mềm này có các chức
năng hỗ trợ:
• từ thiết lập mẫu khuôn bế của 1 hộp đảm bảo phù hợp với cấu trúc hộp (hình
dạng, kiểu dàng hộp, cách thức dán hộp, cách thức dựng và đóng gói hộp,
kích thước, vật liệu làm hộp)
• đến thiết lập maquette khuôn khuôn bế lớn phù hợp với cách bố trí in (kích
thước tờ in, khả năng của máy in, các khoảng chừa lề của tờ in), phù hợp với
công nghệ và thiết bị cấn bế, công nghệ và thiết bị làm khuôn, vị trí hình hảnh
trên tờ in đã được in và gia công bề mặt.
Đặc biệt các dữ liệu khi thiết lập trên các phần mềm CAD có khả năng xuất sang các
định dạng CAM phù hợp với thiết bị cưa khuôn và gia công dao tự động để điều
khiển các thiết bị này, chế tạo khuôn bế hoàn toàn tự động, đảm bảo khuôn bế được
chế tạo sẽ đảm bảo chất lượng theo các yêu cầu đã được liệt kê trên.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cấn bế (ngoại trừ
khuôn bế) là chất lượng của vỉ lót. Trên thế giới có nhiều cách chế tạo vỉ lót như
dùng chỉ bế tự tạo, chỉ bê sản xuất sẵn và gần đây nhất là các vỉ lót thông minh được
sản xuất nhờ ứng dụng những phần mềm CAD chuyên dụng cho bao bì kết hợp với
các thiết bị cắt khắc (mài). Các vỉ lót thông minh được sử dụng sẽ làm giảm thời
gian chuẩn bị sản xuất (vì được tạo ra nguyên tấm theo sơ đồ khuôn bế một hộp thay
vì dán từng đường chỉ bế); tăng độ chính xác và chất lượng đường cấn.
Phần lớn khuôn bế tại Việt nam hiện đang được chế tạo theo công nghệ tạo khuôn
bế ở cấp độ thứ 2, có nghĩa là maquette khuôn bế được vẽ trên các phần mềm đồ
họa, dữ liệu được xuất phim dán lên tấm gỗ để làm cơ sở cho việc cưa lộng, công
đoạn xử lý dao tiến hành thủ công.
Trong những năm gần đây, một vài cơ sở tạo khuôn bế đầu tư các thiết bị cưa lazer
và thiết bị bẻ dao tự động, điều này hỗ trợ và đảm bảo khuôn bế được chế tạo phù
hợp với maquette và đảm bảo độ đồng đều của khuôn, tuy nhiên do chưa cập nhật

2
các phần mềm CAD chuyên dụng để thiết kế khuôn bế, nên việc chế tạo khuôn vẫn
sử dụng dữ liệu maquette khuôn bế được thiết lập từ các phần mềm đồ họa, do các
phần mềm đồ họa chỉ hỗ trợ việc vẽ, nên chất lượng khuôn phụ thuộc hoàn toàn vào
hiểu biết của người thiết lập maquette khuôn bế về các dạng hộp, cách thức bố trí in,
thiết bị in và thiết bị cấn bế… nếu maquette không được thiết lập chính xác, chất
lượng khuôn sẽ không đạt dù việc cưa và gia công dao chính xác. Trên thực tế, hầu
như các khuôn bế đều mắc phải các lỗi do maquette khuôn bế chưa được thiết lập
chính xác.
Đối với thị trường Việt Nam, công nghệ chế tạo chỉ bế chưa được nghiên cứu và
phát triển, hầu hết các công ty chỉ sử dụng loại chỉ bế thủ công được làm bằng tay
mà chỉ bế thủ công sẽ không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như: độ dày, độ cao
của chỉ bế, do đó chất lượng sản phẩm chưa được như mong muốn. Một số ít công
ty có sử dụng chỉ bế được cung cấp từ các nhà sản xuất nước ngoài mà giá thành của
loại chỉ bế này thường cao nên thực tế là người ta chỉ sử dụng loại chỉ bế có 1 độ
dày duy nhất cho nhiều loại giấy khác nhau.
Vì vậy việc nghiên cứu khả năng ứng dụng phần mềm CAD để tối ưu hóa quy trình
thiết lập sơ đồ khuôn bế và chế tạo khuôn đỡ (hay vỉ lót) “ thông minh” cho công
đoạn thành phẩm hộp giấy ở các nhà in tại Thành phố Hồ Chí Minh là các giải pháp
nhằm chuẩn hóa và tối ưu hóa quy trình chế tạo khuôn bế và khuôn đỡ dùng trong
cấn bế ứng với điều kiện sản xuất khác nhau của các doanh nghiệp in bao bì. Việc
làm này cần thiết và có khả năng ứng dụng cao
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Ứng dụng phần mềm CAD để chuẩn hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất khuôn cấn
bế, khuôn đỡ trong công đoạn thành phẩm hộp giấy, ứng với điều kiện sản xuất
khác nhau của các doanh nghiệp in bao bì (làm khuôn bê và bế thủ công, bán tự
động, tự động).
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Điều kiện sản xuất của các doanh nghiêp sản xuất bao bì tại thành phố Hồ
Chí Minh cùng các công nghệ làm khuôn bế, khuôn đỡ hiện đang ứng dụng.
• Các công cụ của phần mềm CAD chuyên dụng thiết kế khuôn bế, tạo chỉ bế
“thông minh”
• Quy trình sản xuất khuôn cấn bế khuôn đỡ có sử dụng CAD

3
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu về:
 Cấu tạo khuôn bế, các phương pháp chế tạo khuôn bế
 Qui trình thiết lập và điều chỉnh sơ đồ khuôn bế với các điều kiện sản xuất khác
nhau (về phương pháp bế, phương pháp làm khuôn bế) và yêu cầu về sơ đồ
khuôn bế tương ứng với từng điều kiện sản xuất.
 Mặt khác tìm hiểu công cụ thiết lập sơ đồ khuôn bế một hộp và công cụ thiết lập
sơ đồ khuôn bế nguyên tờ trong phần mềm ArtiosCAD đồng thời, tìm hiểu khả
năng ứng dụng thiết bị cắt XE10 để cắt mẫu thử và vẽ trên tờ phim hoặc tờ
phim.
 Các dạng khuôn đỡ; yêu cầu về các thông số kỹ thuật của các dạng khuôn đỡ
 Các phương pháp chế tạo các dạng khuôn đỡ
 Công cụ thiết lập chỉ bế thông minh cho một hộp và công cụ thiết lập chỉ bế
thông minh nguyên tờ trong phần mềm ArtiosCAD đồng thời, tìm hiểu khả năng
ứng dụng thiết bị cắt XE10 để cắt các đường chỉ bế tạo vỉ lót thông minh
nguyên tờ lớn.
2. Khảo sát thực tiễn về :
 quy trình ttạo khuôn đỡ trong các điều kiện sản xuất khác nhau của các doanh
nghiệp in bao bì tại Việt nam, các vấn đề, khó khăn, sai hỏng cần giải quyết đối
với từng quy trình sản xuất.
 về quy trình thiết lập và điều chỉnh sơ đồ khuôn bế, tạo khuôn bế trong các điều
kiện sản xuất khác nhau của các doanh nghiệp in bao bì tại Việt nam, các vấn
đề, khó khăn, sai hỏng cần giải quyết đối với từng quy trình sản xuất.
3. Đề xuất quy trình điều chỉnh được thiết lập sơ đồ khuôn bế hộp; giải pháp và
quy trình tạo chỉ bế thông minh
Dựa trên các nghiên cứu về lý thuyết và khảo sát thực tiễn đề xuất quy trình điều
chỉnh được thiết lập sơ đồ khuôn bế hộp; quy trình quy trình tạo chỉ bế thông
minh có sử dụng công cụ thiết lập chỉ bế của ArtiosCAD và thiết bị cắt mẫu XE
Sau khi đề xuất quy trình cần tiến hành thực nghiệm để đánh giá:

-Tính khả thy, hợp lý và tối ưu, hướng mục tiêu của quy trình

- Xác định một số thông số cho quy trình chế tạo chỉ bế thông minh như: hệ
số độ rộng của rãnh chỉ bế phù hợp với loại giấy, hướng sớ giấy; thông số
khoảng cách từ đầu rãnh chỉ bế đến đường bế (CB); thông số đường viền
đến đường bế (CE)

4
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các dạng khuôn dùng trong thành phẩm hộp cần chế tạo
Để đảm bảo khả năng dựng hộp, các mảnh hộp có cấu tạo khá phức tạp bao gồm các
đường định hình sau:
 Đường bế: các đường cắt đứt tạo đường viền của sản phẩm.
 Đường cấn: các đường phân cách giữa các diện của hộp là các đường cấn có
nhiệm vụ tạo nếp gấp, các đường này là cơ sở cho việc dựng hộp từ khổ phẳng
sang không gian 3 chiều.
 Đường răng cưa là các đường bế đứt ngắt quãng, các đường bế răng cưa
thường dùng ở các vị trí sẽ xé khi sử dụng hộp (phần xé để lấy khăn giấy ra
trong hộp khăn giấy…).

Hình 1.1 Các đường tạo nên hộp: Đường cấn, đường bế, đường bế răng cưa,
đường bế hỗ trợ xé (zipper), đường bế đứt 1 phần độ dày giấy hỗ trợ thấm
keo, đường bế tạo rãnh khóa, bế cửa sổ.
 Các đường xương cá: các đường bế có hình xương cá dùng ở các vị trí sẽ xé khi
sử dụng hộp (đường xé hộp ở nắp hộp)

5
 Các đường bế hỗ trợ thấm keo: các đường bế chỉ sâu xuống nửa độ dày giấy hỗ
trợ keo thấm vào giấy, nằm tại vị trí các tai dán
 Các đường cấn lật: cấn ngược về bên kia mặt giấy
Cấn bế là quá trình tạo cho sản phẩm một hình dạng hình học phức tạp (không phải
là hình chữ nhật đơn thuần) phù hợp với cấu trúc của sản phẩm hoặc theo ý đồ của
nhà thiết kế (hay nói một cách ngắn gọn là tạo ra các mảnh hộp). Đây là công đoạn
bắt buộc khi sản xuất một số dạng sản phẩm như: bao bì hộp, nhãn hàng, sách, ….
Người ta sử dụng khuôn cấn bế gắn các dao cắt, cấn, răng cưa…. để tạo ra các cấu
trúc hộp tương ứng; khuôn đỡ là khuôn tạo với khuôn bế 1 cặp âm dương để tạo các
đường cấn sắc nét.
1.1.1 Khuôn cấn bế hộp
1.1.1.1 Giới thiệu
Để cấn bế hộp, người ta sử dụng một khuôn bế phẳng (thường dùng đế gỗ) trên đó
tại vị trí cần cắt đứt (tạo hình dạng – đường viền) người ta cưa tấm đế và gắn dao cắt
đứt (dao bế), tại những vị trí cần tạo đường ngấn người ta cưa tấm đế và gắn dao tù
(dao cấn), tại các vị trí có đưởng răng cưa, xương cá. . tấm đế được cưa và gắn vào
đó các dao tương ứng. Độ cao của dao cắt luôn lớn hơn độ cao của dao cấn. các
dạng dao cần được uốn theo hình dạng mẫu cần cấn bế.
1.1.1.2 Cấu tạo: Khuôn gồm 2 phần đế và các đường dao
Phần đế:
Đế gỗ: Khuôn gồm một đế gỗ thường làm bằng ván ép dày từ 1, 6 đế 1, 8 cm
nhiệm vụ làm đế để gắn các lưỡi dao

Hình 1.1 Gắn dao lên ván

6
Các đường cưa lộng
Để gắn dao cấn và bế vào khuôn đế gỗ, trên khuôn đế gỗ được cưu các đường
cưa lộng theo mẫu khuôn bế và mẫu bình trang (khi trên tờ bế có nhiều hộp).
Để tránh dao bị rớt ra khỏi khuôn đế gỗ các đường cưa lộng không cưa rời toàn
bộ mà cách một khỏang cách, ta chừa một đoạn không cưa(khi lắp dao vào đế
gỗ, đoạn này của dao sẽ được cắt chữ U để lắp vào)
Phần các đường dao
Dao bế làm bằng thép đặc biệt có độ cứng cao có nhiệm vụ tạo các đường bế
đứt.
Lưỡi dao được mài sắc theo một phía hoặc cả hai phía. Đối với dao một mặt tuỳ
thuộc vào phần sản phẩm thu được sau khi bế là phần nào mà lưỡi dao được gắn
tương ứng (mặt phẳng hướng về phía sản phẩm).

Hình 1.2 : Các dạng dao bế

Hình 1.3 : Sử dụng dao bế một mặt

Lưỡi dao được uốn cong theo hình dạng của các đường cần bế đứt sau đó gắn
vào đế gỗ
Dao cấn (Creasing Rule)

7
Dao cấn làm bằng thép đặc biệt có độ cứng cao có nhiệm vụ tạo các đường cấn
lằn. Lưỡi dao dạng tù đầu. Hình dạng của lưỡi cấn thẳng hoặc được uốn cong
theo hình dạng của các đường cần cấn lằn

Hình 1.4 Các dạng dao cấn

Dao bế răng cưa: Các dao bế răng cưa là các dao bế có nhiệm vụ bế các đường
đưt ngắt quãng, các đường bế răng cưa thường dùng ở các vị trí sẽ xé khi sử
dụng hộp (phần xé để lấy khăn giấy ra trong hộp khăn giấy…)

Hình 1.5 Dao bế răng cưa với 2 thông số cơ bản là bước bế a và bước
không bế b

Dao vừa cấn vừa bế thực chất chính là dao cấn và dao bế xen kẽ nhau. Các
đường cấn bế xen kẽ thường thấy ở phần đáy trong các hộp dán đáy, nhờ những
đường này mà việc gấp đáy dễ dàng hơn là chỉ sử dụng đường cấn thông
thường. Dao vừa cấn vừa bế cũng có các bước lặp lại để thay đổi khoảng cách
giữa đường cấn và đường bế.
Dao bế hỗ trợ dán keo: Để giúp cho các tai dán hay nắp gài dễ dính hơn khi
dán keo, người ta đã thêm vào đó các đường bế từng phần. Những đường này
được tạo nên nhờ loại dao bế có độ dày thấp hơn so với dao bế thông thường
dùng để cắt đứt sản phẩm. Ta có thể thay đổi độ sâu đường cắt đứt một phần
bằng cách thay đổi độ cao của dao bế đứt từng phần.

8
Dao bế tạo đường xé- dao bế xương cá (zipper)
Các dao bế xương cá là các dao bế có nhiệm vụ bế các đường có hình xương cá
dùng ở các vị trí sẽ xé khi sử dụng hộp (đường xé hộp ở nắp hộp)

Hình 1.6 . Dao vừa cấn vừa bế với a là bước bế và b là bước cấn

Hình 1.7 Đường bế xương cá với các bước lặp lại khác
nhau - dao bế xương cá
Cao su đệm:. Đệm mút cao su ở mặt trước xung quanh dao cắt để chống giấy
dính vỉ sau khi bế, khi bế tờ bế có xu hướng ép sát vào đế khuôn bế, khi đó
chúng ép miếng cao su xuống sát đế khuôn bế, nhờ tính chất đàn hồi của cao su,
cao su bị ép sẽ bung lên, đẩy tờ giấy ra khỏi khuôn bế, nhờ đó, tờ giấy được vận
chuyển dễ dàng đến trạm loại bỏ vật liệu thừa.
1.1.2 Khuôn đỡ
1.1.2.1 Giới thiệu
Trong quá trình cấn bế, người ta sử dụng thêm khuôn dỡ (vỉ lót) để tạo độ sắc nét, rõ
ràng cho đường cấn và hỗ trợ việc dựng hộp sau này
Khuôn đỡ (hay còn gọi là vỉ lót) là một tấm sắt được gắn trên bàn dập bên dưới. Vỉ
lót và khuôn bế cũng giống như khuôn âm và khuôn dương trong phương pháp dập
chìm nổi.

9
Hình 1.8 Dao cấn và ron bế tạo vạch cấn trên giấy

Trên khuôn lót ứng với từng loại dao khác nhau trên khuôn bế sẽ có những thành
phần tương ứng trên khuôn đỡ:
 Tại các vị trí tương ứng của dao cấn (ở khuôn bế), người ta dán các ron bế
hay chỉ bế để tạo đường cấn trên tờ in.
 Đối với dao bế hoặc các loại dao mang tính chất cắt đứt như dao bế răng cưa,
dao bế xương cá và dao bế từng phần ở những vị trí gắn dao trên khuôn bế thì
trên khuôn đỡ sẽ là những khoảng trống để dao tiếp xúc trực tiếp với đế sắt.
 Dao vừa cấn vừa bế thì cũng được dán chỉ bế trên khuôn đỡ tại những vị trí
đường cấn.

1.1.2.2 Các dạng khuôn đỡ


Có 3 dạng khuôn đỡ như sau:
 Khuôn đỡ tự dán chỉ bế bằng giấy, nhựa hay thép.:
Với loại khuôn đỡ này, vật liệu làm chỉ bế (giấy, nhựa, sắt) được cắt sẵn thành
những thanh dài. Sau đó, chúng được dán thủ công ở 2 bên đường cấn sau khi đã
lấy dấu đúng vị trí trên vỉ thép.
 Khuôn đỡ dán chỉ bế có sẵn.
Có hai dạng chỉ bế làm sẵn chính: dạng có nẹp nhựa và không có nẹp nhựa.
Chỉ bế (hình) với hai đường ngấn bế song song được dán trên một tấm nhựa
mỏng, phía dưới miếng nhựa có một lớp keo phủ sẵn giúp cho việc dán ngấn
bế vào vỉ lót dễ dàng, tiếp theo là một lóp giấy lót chống dính, phía trên
ngấn bế có một bộ phận được làm từ nhựa có rãnh để gắn vào dao cấn làm
nhiệm vụ giúp việc dán ngấn bế đúng vị trí tương ứng với dao cấn

10
S K L 0 0 2 1 5 4

You might also like