You are on page 1of 8

ĐÈ CƯƠNG DỰ GIỜ

Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 2


TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO

Giáo viên lên lớp: Lê Thị Hương

Bộ môn: Hóa học

Lớp : 11

Sinh viên dự giờ: Đinh Thị Tường Vân

Tiết 5 - thứ 5 ngày 14 tháng 11 năm 2019

BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết


1. Học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
2. Học sinh biết cách làm thí nghiệm.
3. Học sinh biết cách quan sát các hiện tượng thí nghiệm.
4. Học sinh sử dụng kiến thức đã học để giải quyết hiện tượng thí nghiệm.
5. Học sinh nắm nội quy của phòng thí nghiệm.
BƯỚC 2: Xây dựng nội dung chủ đề dạy học
1. Hoạt động kết nối: 6 phút
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 28 phút.
+ Giới thiệu bài thực hành: 4 phút.
+ Hướng dẫn thao tác thí nghiệm: 6 phút.
+ Tiến hành làm thí nghiệm và báo cáo kết quả: 8 phút.
3. Hoạt động luyện tập: 6 phút.
4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng: 4 phút.
5. Hoạt động giao nhiệm vụ về nhà: 1 phút.
BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Học sinh biết:
- Tính oxi hóa mạnh của axit nitric, tính oxi hóa của muối nitrat.
- Phân biệt được một số loại phân bón hóa học.
b. Học sinh hiểu:
- Bản chất của các hiện tượng thí nghiệm xảy ra.
c. Học sinh vận dụng:
- Làm các thí nghiệm.
- Vận dụng lí thuyết đã học để giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm.
- Vận dụng lí thuyết đã học để tự làm thí nghiệm nhận biết.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành được an toàn, chính xác, thành
công các thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc khi làm thí nghiệm: cẩn thận, tiết kiệm hóa chất, tin
tưởng vào khoa học thông qua các thí nghiệm kiểm chứng giwuax lí thuyết
và thực tế.
- Có tinh thành hợp tác cao.
4. Trọng tâm
- Củng cố kiến thức và làm thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của axit
nitric và tính oxi hóa của muối kali nitrat. Phân biệt một số loại phân bón.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm.
5. Các năng lực cần hướng tới

Năng lực chung Năng lực riêng


Năng lực tự học Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực thực hành hóa học
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn Năng lực vận dụng kiến thức hóa học
đề vào cuộc sống.

BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
cao
Kiến thức Mục đích, Nhận biết các
cách tiến hành chất thông qua
các thí các phản ứng
nghiệm. đặc trung
Thực hành Quan sát, mô Nhận xét, giải Sử dụng các Áp dụng làm
tả được các thích được dụng cụ thí một số bào
hiện tượng thí nguyên nhân nghiệm đúng tập nhận biết
nghiệm. hiện tượng. cách liên quan.

BƯỚC 5: Hệ thống các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ
- Câu hỏi theo phần trò chơi ở nội dung sau.
BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học
1. Phần chuẩn bi của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu học tập
- Phân lớp học thành 3 nhóm, chuẩn bih hóa chấ và dụng cụ thực hành cho
mỗi nhóm gồm:
 Hóa chất: dung dịch HNO3 loãng và đặc, đồng kim loại, (NH4)2SO4, KCl,
Ca(H2PO4)2, dung dịch NaOH, KNO3 tinh thể.
 Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su, kẹp gỗ, đèn cồn, giá thí nghiệm,bông
gòn, kẹp sắt.
2. Phần chuẩn bị của học sinh:
- Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Tìm hiểu các thông tin cần thiết luên quan đến bài học.
- Kẻ bài tường trình vào giấy:
3. Phương pháp dạy học:
- Thí nghiệm kiểm chứng.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan sinh động.
4. Kĩ thuật dạy học:
- Dạy theo nhóm.
- Chủ động rèn luyện phương pháp tự học.
- Sự đánh giá giữa thầy – trò, trò – trò.
A. Hoạt động trải nghiệm kết nối ( 6 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Huy động kiến thức đã được học của học sinh thông qua câu hỏi khởi động
và tạo nhu cầu cần tìm hiểu kiến thức mới.
- Nội dung hoạt động: tổ chức trả lời câu hỏi nhanh. Học sinh dơ tay dành
quyền trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học. Trả lời đúng được
nhận một phần quà.
- Câu hỏi:
Câu 1: Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội băng kim loại nào?
A. Đồng, bạc. B. Đồng, chì. C. Sắt, nhôm. D. Đồng, kẽm.
Câu 2: Nhận biết các chất sau chỉ dùng 1 hóa chất: (NH4)2SO4; NH4Cl; K2SO4.
→ dùng dung dịch: Ba(OH)2.
Câu 3: Trong thí nghiệm đồng tác dụng với HNO3 đặc để tránh khí độck NO2 bay
ra người ta thường dùng nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Dd NaCl. B. Dd NaOH. C. Dd HCl. D. Dd NaNO3.
Câu 4: Hiện tượng khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là:
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu.
D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được sản phẩm là:
A. KNO2, NO2, O2. B. KNO2, O2. C. KNO2, NO2. D. K2O, NO2, O2.
b. Phương pháp tổ chức hoạt động: hoạt động tập thể lớp
- Đưa kiến thức đã học và những gì học sinh đã tìm hiểu trước ở nhà tham gia
trò chơi khởi động.
c. Đánh giá kết quả hoạt động:
- Học sinh trả lời đúng hoặc sai.
- Giáo viên biết được những kiến thức nào các em nắm vứng, những kiến thức
nào cần bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: giới thiệu bài thực hành
a. Mục tiêu hoạt động:
- Kuu ý cho học sinh những quy tắc trước khi làm thí nghiệm.
- Nắm được rõ trọng tâm và mục đích của tiết thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức của học sinh về các thí nghiệm thực hành.
- Rèn luyện năng lực tự họ, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Phương pháp hoạt động:
- Giáo viên lưu ý cho học sinh vào phòng thí nghiệm và trong quá trinhg thực
hành:
 Nghiêm túc trong quá trình làm.
 Chỉ làm những thí nghiệm hướng dẫn, không tùy tiện đụng vào hóa chất
khi không có sự đồng ý của giáo viên.
 Khi có bất cứ sự cố gì sảy ra thì thông báo cho giáo viên ngay lập tức.
 Tiết kiệm hóa chất.
 Kết thúc buổi phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp các hóa chất đúng vị
trí.
 Khi tiếp xúc với axit phải hết sức thận trọng.
 Khi đun, phải đun về phía không có người, quan sát qua thành ống
nghiệm không được ghé mắt trực tiếp.
c. Sản phẩm đánh giá hoạt động:
- Học sinh tiếp thu và chú ý những điểm quan trọng.
 Hoạt động 2: hướng dẫn thao tác thí nghiệm
a. Mục tiêu hoạt động:
- Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức của học sinh về các thí nghiệm thực hành.
- Rèn luyện năng lực phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử
dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Phương thức hoạt động:
- Mời 3 bạn lên trình bày về 3 thí nghiệm sẽ tiếp hành bằng cách vẽ hình rồi
thuyết trình cách làm.
- Tổ chức hoạt động chung cả lớp: lớp chú ý theo dõi, nhận xét bổ sung.
c. Sản phẩm và đánh giá hoạt động:
- Sản phẩm: phần vẽ bảng và trình bày của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
Học sinh 1: Cách tiến hành thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric.
Mô tả thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra theo các kiến thức đã học.
Học sinh 2: Cách tiến hành thí nghiệm chúng minh tính oxi hóa của muối kali
nitrat nóng chảy.
Mô tả thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra theo các kiến thức đã học.

Học sinh 3: Cách tiến hành thí nghiệm phân biết amoni sunfat.
Mô tả thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra theo các kiến thức đã học.

Học sinh 4: cách tiến hành phân biết phân kali cloru và phân supephotphat kép.
Mô tả thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra theo các kiến thức đã học.
Hoạt động 3: tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả
a. Mục tiêu hoạt động:
- Hộc sinh quan sát hiện tượng phản ứng.
- Củng cố kiến thức về hợp chất của nito, photpho và phân bón hóa học.
- Dùng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng.
- Học sinh biết cách làm thế nào để thí nghiệm thành công.
- Viết tường trình thí nghiệm.
- Rèn luyện năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, năng lực thực hành.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- Chia lớp thành 3 nhóm để tiến hành công việc, ghi chép hiện tượng và giải
thích.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn từ nhóm.
c. Sản phẩm đánh giá hoạt động:
- Học sinh hoàn thành tất cả các thí nghiệm được giao theo đúng sự hướng
dẫn của giáo viên.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ hợp lí.
C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
D. Hoạt động giao nhiệm vụ về nhà
a. Mục tiêu hoạt động:
- Hoàn thành tường trình thí nghiệm.
- Hình thành năng lực nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Nội dung hoạt động: học sinh hoàn thành bản tường trình theo mẫu:
- Mấu bản tường trình:
Stt Tên thí Cách tiến Hiện tượng PTPU Kết luận
nghiệm hành và giải
thích
1
2
3
b. Phương thức hoạt động:
- Học sinh tự học.
c. Sản phẩm và đánh giá kết quả:
Điểm Điểm kết quả thí nghiệm Điểm ý Tổng
thao tác thức điểm
thí Mô tả hiện tượng Giải thích hiện
nghiệm tượng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập

Lê Thị Hương Đinh Thị Tường Vân

You might also like