You are on page 1of 6

“Những người vợ nhớ chồng…hoá núi sông ta”

1. MB:
Ôi! Nếu thiên thần lên tiếng gọi
Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường
Tôi sẽ đáp thiên đường xin để đấy
Cho tôi ở cùng Tổ quốc yêu thương
Tình yêu tha thiết của Ênixin dành cho nước Nga cũng là tiếng lòng của biết bao nhiêu
nghệ sĩ khắp dải đất Việt Nam. Cùng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng
nhưng mỗi nhà thơ lại có tiếng nói riêng độc đáo. Trường ca “Mặt đường khát vọng”
với “Đất Nước” đã đưa chúng ta đến một Đất Nước giản dị mà rất đỗi đời thường –
Đất Nước của nhân dân. Với một lối đi cho riêng mình, Nguyễn Khoa Điềm đã có
những phát hiện sâu sắc về địa lí, lịch sử, văn hóa của Đất Nước:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng Phu
………………………………………………………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

2. TB:
a.Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế, là một nhà thơ tiêu
biểu của nền văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nước. “Đất nước” thuộc chương V
của trường ca “Mặt đường khát vọng” (1974). Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của
tuổi trẻ sinh viên các đô thị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975 trước vận mệnh
hiểm nghèo của đất nước; kêu gọi họ hướng về nhân dân mà xuống đường đấu tranh
hòa nhập với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng, xúc
cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời
kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị khá chu đáo trước khi
bước vào chiến trường. Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng, tự do như một
thứ tùy bút thơ, nhưng thật ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng “Đất Nước của
nhân dân” qua các bình diện chủ yếu: Đất Nước trong chiều dài thời gian lịch sử, Đất
Nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, Đất Nước trong bề sâu truyền
thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc.

Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại
Cách mạng. Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc và cụ thể sự
“hoá thân” của nhân dân vào đất nước muôn đời.

b.Phân tích:

*8 câu đầu:

Nhẹ nhàng, sâu lắng, bình dị mà dạt dào xúc cảm, trong cảm nhận của Nguyễn Khoa
Điềm thì nhân dân chính là người đã tạo thành dáng hình cho tổ quốc:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
……
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
- Phép liệt kê liên tiếp những địa danh, dẫn người đọc đi dọc không gian địa lý
của Tổ Quốc : “núi Vọng Phu”, “Hòn Trống Mái”, “đất tổ Hùng Vương”, “núi Bút,
non Nghiên”,“ông Đốc, ông Trang, bà Đen, Bà Điểm”. Nhưng, độc đáo hơn, Nguyễn
Khoa Điềm không chỉ là một nhà họa sĩ tài ba có thể vẽ dáng hình Tổ quốc bằng ngôn
ngữ thơ mà còn đem đến một góc nhìn mới mẻ bằng việc lý giải cội nguồn của vẻ đẹp
đất nước qua danh lam thắng cảnh, sự tích huyền thoại:
+Núi Vọng Phu , Hòn Trống Mái : là sự hóa đá của tình yêu , lòng chung thủy . Đằng
sau những vẻ đẹp bình dị ấy ẩn chứa sự vĩnh hằng của lòng chung thủy
+Những ao đầm,dấu tích ,gót chân ngựa Thánh Gióng , là biểu tượng của tình yêu
nước , tinh thần đoàn kết, khí phách dân tộc
+Núi bút , non nghiêng là hiện thân của niềm khát khao tri thức tinh thần hiếu học của
người Việt Nam
+Núi con cóc, con gà , những địa danh Ông Đốc , Ông Trang, Bà Đen , bà Điểm là
hiện thân của những cuộc đời bình dị , là lối sống của biết bao nhiêu thế hệ người việt
=> Dáng hình của dân tộc vô cùng đẹp đẽ, ở nơi đâu cũng có những thắng cảnh,
những danh lam, có ngọn núi non hùng vĩ có biển khơi xanh thẳm, có chốn gần gũi
thân quen, có kiệt tác trong hình núi, dáng sông. Trong thực tế, đất nước đang bị chia
cắt nhưng trong tư duy thơ của NKD, đất nước vẫn là 1 thể thống nhất từ Bắc vào
Nam. Nghệ thuật liệt kê không chỉ giúp cho người ta nhận thấy được sự phong phú đa
dạng của cảnh vật Việt Nam mà còn thể hiện niềm tự hào của nhà thơ nói riêng và của
mỗi người dân Việt Nam nói chung về non sông, đất nước.
=>Nhà thơ không nhìn dáng núi bằng cái nhìn thưởng ngoạn mà là cái nhìn suy ngẫm.
NKD rọi cái nhìn khám phá vào Tổ Quốc, xuyên qua lớp vỏ vật chất để thấy những
trầm tích văn hoá kết tinh trong thắng cảnh, để nhận ra những ngọn núi dòng sông ấy
ko phải là tạo tác của thiên nhiên, ko phải là cảnh sắc thuần túy mà là sự hiện hữu của
tâm hồn, khát vọng, là chứng tích gắn liền với tính cách, lối sống nhân dân. Mỗi câu
thơ được chia làm hai vế, đi liền với mỗi tên đất, tên sông là một sự tích, một liên
tưởng thú vị. Đan xen hai vế câu thơ là sự trở đi trở lại động từ “góp” như để nhấn
mạnh vai trò của những người đã kiến tạo nên Đất Nước cũng như sự tự nguyện ,
cống hiến thầm lặng của những người dân bình dị vô danh
Mở rộng: Nguyễn Khoa Điềm đã chấm nghiên mực vào chất liệu văn học dân gian, đã
chọn lấy cái hồn cốt tinh túy nhất nhưng bình dị nhất của dân tộc mà đan dệt nên gấm
vóc non sông, đất nước. Nói về vai trò của nhân dân trong việc tạo dựng nên Đất
Nước không khô khan, sáo rỗng mà nhờ có ngôn từ đậm chất dân gian cùng tình cảm
đẹp đẽ mà lời thơ thêm phần thi vị, trữ tình, Lưu Quang Vũ từng tâm niệm:
“Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ
Quá khứ nhiều nên ta chẳng già nua”
(Đất nước đàn bầu)
=> Chính bởi sự hài hòa của một tình yêu dạt dào với quê hương, dân tộc, ngọn
nguồn văn hóa dân gian, 1 tâm hồn suy tư sâu lắng của 1 nhà thơ trữ tình chính luận
mới giúp NKD mở ra được những chiều kích mới trong hành trình dùng con chữ họa
nên dáng hình TQ.
Mở rộng: Cùng khắc họa hình tượng đất nước , nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã mở ra
góc nhìn mới về không gian địa lý, về vẻ đẹp vĩnh hằng của nhân dân. Nếu Đất nước
trong thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên với vẻ đẹp quật cường "Nước Việt Nam từ máu
lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa ", Đất Nước trong thơ Hoàng Cầm mang hồn quê Kinh
Bắc" Tranh Đông hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy
điệp" ,Đất Nước trong thơ Tố Hữu là những nẻo đường rộng mở " Đường ta rộng
thênh thang ta bước " . Còn Đất Nước trong thơ NKĐ là sự hóa thân của những cuộc
đời bình dị. Chính tư tưởng ĐN của nhân dân đã đem đến cách nhìn mới mang tính
khám phá , phát hiện để NKD có cho mình 1 lối đi riêng, đóng 1 dấu triện riêng bởi
“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” ( Leonin
Leonop)
2. 4 câu thơ cuối:
Lời khẳng định sự hòa nhập của nhân dân với đất nước:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.
- Kết cấu theo lối quy nạp:Từ liệt kê cứ liệu thực tế mà khái quát lên chân lý: sự sống
và tâm hồn nhân dân đã hòa vào hình hài sông núi để tồn tại vĩnh viễn. Đến đây, câu
hỏi ai làm nên đất nước được trả lời một cách đầy thuyết phục, đất nước và nhân dân
hòa làm một.Nhân dân làm đất nước, sự sống của nhân dân cũng vĩnh hằng với sự
trường tồn của tổ quốc. →Bài thơ không hề giống một đáp án khô khan mà kết tinh từ
hệ quy chiếu mọi xúc cảm,suy tưởng để có những phát hiện mới mẻ sâu sắc.
Mở rộng: Tiếng gọi cống hiến,hóa thân: ‘Thịt xương ta giặc phơi ngoài bãi bắn/Lại tái
sinh từ Pác Bó,Ba Tơ..’(Chế Lan Viên). Nhưng nếu Chế Lan Viên nhìn nhận những
đóng góp, cống hiến của nhân dân ở phía đau thương, mất mát thì Nguyễn Khoa Điềm
lại soi chiếu xuyên suốt lịch sử 4000 năm của dân tộc để khẳng định sự trường tồn của
tổ quốc cũng như sự sống vĩnh hằng của nhân dân.
⇒Chế Lan Viên: “thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”.Thơ của Nguyễn Khoa
Điềm đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đánh thức trong mỗi người về sự hiện hữu của
công dân trong đất nước về ý thức dựng xây đóng góp đất nước
+Trên phương diện địa lý: đất nc là sự hợp thành của những cuộc đời ‘trên khắp
ruộng đồng gò bãi’
+Trên phương diện lịch sử : sự góp phần của những con người bình dị đã làm nên một
‘đất nước muôn đời’ theo suốt bốn nghìn năm
⇒Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên. Đó là một hình dáng của
tư thế truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có bốn nghìn năm
lịch sử. Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi, chẳng mang một dáng hình, một lối
sống, một ao ước ông cha. Biết bao nhiêu thế hệ con người Việt Nam biết sống, biết
yêu thương và bỏng cháy khát vọng đã tạc vào hình sông thế núi những nét đẹp tâm
hồn. Những danh lam thắng cảnh đã trở thành chứng tích tâm hồn của nhân dân bao
đời
-Hình tượng thơ cứ được nâng dần lên và chốt vào một câu thơ đầy trí tuệ:
“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.
+ Thán từ ‘ôi’ đứng riêng một nhịp:Thể hiện sự xúc động thành kính thiêng liêng của
nhà thơ với công lao thầm lặng vĩ đại của nhân dân, khiến mạch thơ trở về giọng trữ
tình.
⇒ “Thơ là tiếng lòng”( Diệp Tiếp). Và đến đây, tiếng lòng của nhà thơ đã bật lên
thành những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm, tự hào về cảm xúc.
Vừa đĩnh đạc hào hùng, vừa thiết tha lắng đọng, vẻ đẹp nhân văn chan hoà trên những
dòng thơ tráng lệ
Mở rộng: Nếu như Nguyễn Trãi nhìn nhận lịch sử đất nước ta theo lối của một sử gia
chính thống( điểm lại triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê trong “Bình Ngô Đại Cáo”) thì
Nguyễn Khoa Điềm lại nhìn nhận lịch sử theo lối gợi mở lịch sử. Nhà thơ đã xoáy sâu
vào con số “bốn nghìn năm” để nhấn mạnh và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam, nền
văn hoá Việt Nam, nơi chính những cuộc đời, số phận, tính cách, tâm hồn của nhân
dân đã làm nên đất nước.

c, Đánh giá
-NT:
+ Đoạn thơ mở rộng đậm đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất trữ tình,
chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ.
Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thủy chung...
được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào.
+ Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo.
+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau rất linh hoạt. Hình ảnh gần
gũi, thân quen mà bay bổng.

-ND: Đoạn thơ bộc lộ sự khám phá mới mẻ về Đất Nước “Đất Nước của Nhân dân,
Đất Nước của ca dao thần thoại”. Bằng cách vẽ lên dáng hình Đất Nước theo lối liệt
kê địa danh ba miền Bắc - Trung - Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện một niềm tin
vững chắc về một ngày mai tươi sáng: non sông thu về một mối.

3. KB:

Đoạn trích trên đã thể hiện những suy tư cùng những cảm xúc mãnh liệt của tác giả về
quê hương, đất nước. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên trách nhiệm của mỗi cá
nhân đối với tổ quốc. Pautopxki từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm
vui của người mở đường đến với cái đẹp.” Và phải chăng Nguyễn Khoa Điềm đã tìm
thấy riêng con đường của mình khi tiến đến đất nước, để rồi Đất nước hiện ra thật
bình dị, gần gũi và đẹp đẽ biết bao.

You might also like