You are on page 1of 6

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GÃY XƯƠNG CẲNG TAY

MỨC BIẾT
Câu 1: Tiêu chí nào không phải là gãy Pouteau - Colles ?
a. Xương quay gãy trên khe khớp 1,5 – 2 cm
b. Đầu ngoại vi di lệch ra sau .
c. Đầu ngoại vi di lệch ra ngoài
d. Đương gãy xương quay phạm khớp.
Đáp án : a.

Câu 2: Triệu chứng nào không phải là triệu chứng cơ năng trong gãy xương cẳng
tay:
a. Đau chói ở cẳng tay.
b. Cẳng tay sưng nề .
c. Không sấp ngửa được cẳng tay.
d. Dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất thường.

Đáp án: d.

Câu 3: Trong gãy 2 xương cẳng tay, nếu xương quay gãy ở 1/3 trên cơ sấp tròn thì
triệu chứng nào sau đây không phù hợp?
a.Cẳng tay sưng nề.
b. Điểm đau chói cố định ở 1/3 trên xương quay.
c. Độ dài tuyệt đối xương quay ngắn hơn bên lành.
d. Bàn tay ngửa hoàn toàn.

Đáp án : d

Câu 4: Loại di lệch nào không gặp trong gãy hai xương cẳng tay?
a. Di lệch chồng.
b. Di lệch sang bên.
c. Di lệch xoay.
d. Di lệch giãn cách.

Đáp án : d.

Câu 5: Thời gian liền xương trong gãy kín thân hai xương cẳng tay ở người lớn
nếu điều trị bó bột là bao nhiêu?
a. 1 tuần
b. 3 tuần.
c. 8 – 10 tuần
d.. 15 tuần.
Đáp án: c.

Câu 6: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm trong
gãy kín thân xương cẳng tay.
a. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.
b. Liền xương lệch.
c. Khớp giả.
d. Cốt hóa màng liên cốt.

Đáp án: a.

Câu 7: trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến chứng
muộn của gãy kín thân hai xương cẳng tay?
a. Chậm liền xương, khớp giả.
b. Liền xương lệch.
c. Hạn chế sấp ngửa cẳng tay.
d. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.

Đáp án : d.
Câu 8. Loại di lệch nào sau đây thường gặp trong gãy mỏm khuỷu?
a. Di lệch chồng
b. Di lệch dãn cách
c. Di lệch sang bên
d. Di lệch gập góc
Đáp án: b
Câu 9. Gãy Pouteau-Colles có chỉ định mổ trong trường hợp nào sau đây?
a. Di lệch quá lớn, nắn chỉnh không được
b. Bong sụn tiếp hợp
c. Gãy ở người cao tuổi
d. Gãy ở trẻ em
Đáp án: a
Câu 10. Đâu không phải là thể gãy xương cẳng tay?
a. Gãy Pouteau-Colles
b. Gãy Pilon
c. Gãy Galeazzi
d. Gãy Monteggia
Đáp án: b
Câu 11. Triệu chứng nào có giá trị nhất để chẩn đoán gãy xương cẳng tay
a. Sưng nề cẳng tay
b. Hạn chế vận động cẳng tay
c. Dấu hiệu lạo sạo xương cẳng tay
d. Đau cẳng tay
Đáp án; c
Câu 12. Trong gãy thân 2 xương cẳng tay cơ chế gián tiếp, vị trí gãy xương như
thế nào là thường gặp nhất?
a. hai xương gãy cùng mức
b. hai xương gãy không cùng mức, xương quay gãy cao, xương trụ gãy thấp
c. hai xương gãy không cùng mức, xương trụ gãy cao, xương quay gãy thấp
d. Hai xương gãy cùng mức, kèm theo sai khớp quay trụ dưới.
Đáp án. b
Câu 13. Khi gãy xương quay cao có thể tổn thương thần kinh nào?
a. Thần kinh trụ
b. Thần kinh giữa
c. Thần kinh quay
d. Nhánh vận động thần kinh quay
Đáp án. d
Câu 14. Loại di lệch nào ít gắp trong gãy đầu dưới xương quay điển hình?
a. Di lệch vào trong
b. Di lệch ra ngoài
c. Di lệch ra sau
d. Di lệch lên trên
Đáp án. a
Câu 15. Đâu không phải là biến chứng của gãy đầu dưới xương quay.
a. Hội chứng Sudeck
b. Hội chứng ống cổ tay
c. Hội chứng Guyon
d. Hạn chế vận động cổ tay
Đáp án. c

HIỂU
Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chỉ định mổ cấp cứu?
a. Gãy hở hai xương cẳng tay.
b. Gãy kín hai xương cẳng tay di lệch lớn.
c. Liền xương lệch hai xương cẳng tay.
d. Chậm liền xương.
Đáp án: a.

Câu 17: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ít gây ảnh hưởng đến chức
năng sấp ngửa cẳng tay?
a. Ổ gãy liền xương nhưng còn di lệch chồng.
b. Cốt hóa màng liên cốt.
c. Di lệch kiểu chữ X.
d. Di lệch kiểu chữ K.

Đáp án: a.
Câu 18: Cách sơ cứu nào là đúng và đủ đối với bệnh nhân gãy kín hai xương cẳng
tay?
a. Giảm đau rồi cố định bằng hai nẹp cẳng tay bàn tay, treo tay bất động.
b. Chỉ cố định bằng hai nẹp cẳng tay.
c. Chỉ cần tiêm thuốc giảm đau và treo tay bất động.
d. Tiêm thuốc giảm đau và kháng sinh.

Đáp án: a.

Câu 19. Trong các trường hợp gãy kín hai xương cẳng tay ở người lớn dưới đây,
trường hợp nào chọn phương pháp điều trị bảo tồn bằng bó bột?
a. Gãy kín hai xương cẳng tay không di lệch.
b. Gãy hở hai xương cẳng tay.
c. Gãy kín hai xương cẳng tay có tổn thương mạch máu.
d. Gãy kín hai xương cẳng tay ở đoạn 1/3 trên di lệch lớn.

Đáp án: a.

Câu 20: Trong điều trị gãy kín 1/3 trên hai xương cẳng tay bằng bó bột, trường
hợp nào dưới đây là đúng?
a. Bó bột cẳng bàn tay.
b. Bó bột rạch dọc 1/3 G cánh tay - bàn tay, bàn tay ngửa hoàn toàn
c. Bó bột rạch dọc 1/3 G cánh tay – bàn tay, bàn tay để sấp.
d. Bó bột rạch dọc 1/3 G cánh tay – bàn tay, bàn tay để tư thế trung bình.

Đáp án: b.
Câu 21: Đâu không phải là ưu điểm của phẫu thuật kết xương nẹp vít đối với gãy
kín hai xương cẳng tay ở người lớn?
a. Cố định ổ gãy vững chắc.
b. Không phải bó bột, tập vận động sớm.
c. Phục hồi đúng hình thể giải phẫu của xương.
d. Ít nguy cơ nhiễm khuẩn?

Đáp án: d.

Câu 22: Điều trị phẫu thuật kết xương nẹp vít điều trị gãy kín hai xương cẳng tay ở
người lớn nhằm mục đích nào?
a. Phục hồi giải phẫu, cố định ổ gãy vững chắc, tập vận động sớm.
b. Dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm xương.
c. Dự phòng biến chứng khớp giả.
d. Chống thoài hóa khớp.

Đáp án: a.

Câu 23: Biến chứng nào sau đây là biến chứng muộn của phẫu thuật kết xương
nẹp vít điều trị gãy kín hai xương cẳng tay?
a. Chảy máu tại vết mổ.
b. Phẫu thuật gây tổn thương mạch máu, thần kinh.
c. Nhiễm khuẩn vết mổ.
d. Gãy nẹp, bật vít.
Đáp án : d.
Câu 24. Gãy xương kiểu Monteggia là loại gãy nào sau đây?
a. Gãy đầu dưới xương quay đầu ngoại vi di lệch ra trước
b. Gãy xương quay và sai khớp quay trụ dưới
c. Gãy xương trụ và sai khớp quay trụ trên
d. Gãy 1/3 trên xương quay và sai khớp quay trụ trên
Đáp án c.
VẬN DỤNG
Câu 25. Bệnh nhân bị gãy 1/3 dưới xương quay và sai khớp quay trụ dưới được
gọi là gãy xương kiểu gì?
a. Monteggia
b. Galeazzi
c. Pouteau-Colles
d. Goyrand-Smith
Đáp án: b
Câu 26. Bệnh nhân bị gãy đài quay, cần khám thêm triệu chứng tổn thương
thần kinh nào sau đây?
a. Thần kinh trụ
b. Thần kinh giữa
c. Nhánh vận động thần kinh quay
d. Thần kinh mũ
Đáp án: c
Câu 27. Sau phẫu thuật kết xương quay điều trị gãy Galeazzi, cần đặt máng bột
cánh bàn tay thời gian bao lâu?
a. 1 tuần
b. 2 tuần
c. 3 tuần
d. 4 tuần
Đáp án: c
Câu 28. Trong gãy Monteggia, chỏm xương quay sai ra trước, gãy xương trụ
gập góc ra trước, là gãy loại gì theo Bado?
a. Loại I
b. Loại II
c. Loại III
d. Loại IV
Đáp án: a
Câu 29. Phương pháp kết xương nào sau đây thường dùng cho gãy mỏm
khuỷu?
a. Đinh nội tủy
b. Nẹp vít
c. Cố định ngoài
d. Néo ép số 8
Đáp án: d
Câu 30: Lựa chọn biện pháp xử trí cho bệnh nhân sau: bệnh nhân người lớn
gãy hở độ II theo Gustilo 1/3G 2 xương cẳng tay, không tổn thương mạch máu
thần kinh.
a. Thay băng, đặt máng bột cánh bàn tay, chờ mổ phiên
b. Mổ cấp cứu, cắt lọc vết thương, kết xương nẹp vít
c. Mổ cấp cứu cắt lọc vết thương, kết xương cố định ngoài
d. Thay băng, bó bột tròn kín cánh bàn tay mở cửa sổ
Đáp án: b

You might also like