You are on page 1of 3

QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

2.Tổng quan về kinh doanh khách sạn


2.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách, nhằm đáp ứng các
nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
2.2 Khái niệm kinh doanh lưu trú.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật
chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho
khách trong thời giạn lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
2.3 Khái niệm kinh doanh ăn uống
Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức
ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch
vụ khác nhằm thõa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà
hàng(khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi
2.4 Khách của khách sạn
- Ai là khách hàng mục tiêu của khách sạn?
- Đặc điểm trong hành vi tiêu dùng của họ là gì?
- Động cơ tiêu dùng sản phẩm của khách sản của họ là gì?
- Sản phẩm của khách sạn có đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách một
cách tốt nhất hay không?(giá/chất lượng)
- Đâu là kênh thông tin, kênh phân phối tốt nhất với khách hàng? Và hiện
tại đã hiệu quả chưa?.
2.5 Sản phẩm của khách sạn
Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ hàng hóa mà khách hàng
cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách
sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn.
2.6 Đặc điểm của sản phẩm của khách sạn
- Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vô hình
- Sản phẩm KS là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được
- Sản phẩm KS có tính cao cấp
- Sản phẩm KS có tính tổng hợp cao.
- Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của
khách hàng
- Sản phẩm của ks chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kĩ
thuật nhất định.
2.7 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
1. Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của từng địa phương: Khách hàng chủ yếu
của ks thường là khách du lịch. Do đó, ở đâu có nhiều tài nguyên du lịch thì ở
đó hoạt động kinh doanh khách sạn thường phát triển.
2. Đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn: Do chi phí thuê đất và xây dựng khách sạn ban
đầu. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho trang thiết bị, tiện nghi cuat khách sạn và lao
động cũng rất lớn.
3. Sử dụng nhiều lao động trực tiếp: Sản phẩm của ngành kinh doanh khách sạn
là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ.Do đó hoạt động kinh doanh khách sạn
cần sử dụng nhiều lao động trực tiếp.Vì đặc diểm này nên các nhà quản lý
khách sạn luôn phải đối mặt với vấn đề chi phí lao động cao nhưng khó cắt
giảm do có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ.
4. Mang tính chất thời vụ: Hoạt động kinh doanh khách sạn gắn chặt với hoạt
động du lịch. Mà hoạt động du lịch lại mang tính thời vụ, và thường được chia
làm 2 mùa: cao điểm và thấp điểm. nhìn chung màu cao điểm thường trùng với
mùa du lịch.
2.8 Các loại hình kinh doanh khách sạn:
1. Khách sạn thương mại ( Commercial hotel): Chủ yếu dành cho đối tượng
khách hàng doanh nhân đi công tác.
2.KS nghỉ dưỡng( Resort hotel): chủ yếu dành cho nhóm khách hàng có nhu cầu
nghỉ ngơi, thư giãn.Loại hình khách sạn này thường được xây dựng ở những địa
điểm có tài nguyên thiên nhiên như: biển, hồ, rừng, núi…
3.KS sân bay(Airport hotel): Thường được xây dựng gần sân bay, chủ yếu phục
vụ đối tượng là phi công, tiếp viên hàng không hoặc khách quá cảnh chờ chuyến
bay với thời giam lưu trú ngắn.
4.KS sòng bạc( Casino hotel): Hướng đến đối tượng khách hàng có nhu cầu vui
chơi, giải trí, cờ bạc..loại hình khách sạn này thường được đầu tư rất quy mô
với nội thất cao cấp và trang thiết bị hiện đại.
5.KS bình dận(Hostel): Thường đặt gần nhà ga, bến xe.. phục vụ đối tượng chủ
yếu là dân du lịch phượt và những người có nhu cầu nghỉ qua đêm.
6. Nhà nghỉ ven đường(Motel): Thường dành cho đối tượng muốn dừng chân
lưu trú qua đêm như: tài xế ô tô, mô tô.
7. KS nổi (Floating hotel): là loại hình khách sạn được xây dựng trên những con
tàu cỡ lớn( thay vì trên đất liền). Các khách sạn loại này thường không cố định
một chỗ mà có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc qua lại giữa các
nước.
8.KS căn hộ (Codotel/Residences/Serviced Apartment): Là dạng căn hộ gồm
đầy đủ các phòng chức năng như,phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp…. nhưng
được cho thuê và kinh doanh như khách sạn. Đối tượng khách hàng chủ yếu của
loại hình này là: nhóm bạn bè, gia đình hoặc khách có nhu cầu lưu trú dài hạn.
9.KS con nhộng(Pod hotel): Là dạng kết hợp giữa homestay và hotel, gồm
nhiều phòng ngủ nhỏ( còn được gọi là viên nang) trong một diện tích nhất định.
Loại hình này khá phổ biến ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông.. do
giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi cơ bản và tính riêng tư.
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÂN LỰC

You might also like