You are on page 1of 15

VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ

Nhận biết
Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. cạnh tranh. B. lợi tức. C. đấu tranh. D. tranh giành.
Câu 2. Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất,
kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.
Câu 3. Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất
lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.
Câu 4. Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ
A. khi xã hội loài người xuất hiện. B. khi con người biết lao động.
C. khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. D. khi ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 5. Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế. B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng
hoá.
C. Một động lực kinh tế. D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông
hàng hoá.
Câu 6. Cạnh tranh xuất hiện khi
A. sản xuất hàng hóa xuất hiện. B. lưu thông hàng hóa xuất hiện.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện. D. quy luật giá trị xuất hiện.
Câu 7. Cạnh tranh kinh tế ra đời trong
A. nền sản xuất tự cấp tự túc. B. nền sản xuất hàng hoá.
C. nền sản xuất tự nhiên. D. mọi thời đại kinh tế.
Câu 8. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lợi nhuận. B. nguồn nhiên liệu.
C. ưu thế về khoa học và công nghệ. D. thị trường tiêu thụ.
Câu 9. Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là
A. nhân tố cơ bản. B. động lực kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu. D. cơ sở quan trọng.
Câu 10. Việc giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác là nội dung của
A. tính chất của cạnh tranh B. mục đích của cạnh tranh.
C. quy luật của cạnh tranh. D. chủ thể của cạnh tranh.
Câu 11. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh
doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của
A. khái niệm cạnh tranh. B. nguyên nhân cạnh tranh.
C. mục đích cạnh tranh. D. tính hai mặt của cạnh tranh.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
C. Sự tồn tại của một số chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh.
Câu 13. Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần
A. ban hành các chính sách xã hội.
B. giáo dục, răn đe, thuyết phục.
C. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
D. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.
Câu 14. Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của
A. sản xuất hàng hóa. B. cạnh tranh.
C. lưu thông hàng hóa. D. thị trường.
Câu 15. Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất
lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh. B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh.
Câu 16. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng
lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh. B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh.

Thông hiểu
Câu 1. Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh kinh tế. B. Cạnh tranh chính trị.
C. Cạnh tranh văn hoá. D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 2. Cạnh tranh sẽ kích thích lực lượng sản xuất, khoa học - kỹ thuật phát triển, năng suất lao
động tăng lên là thể hiện
A. mặt tích cực của cạnh tranh. B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
C. ý nghĩa của cạnh tranh. D. nội dung của cạnh tranh.
Câu 3. Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là
A. mặt tích cực của cạnh tranh. B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
C. mặt hạn chế của cạnh tranh. D. nội dung của cạnh tranh.
Câu 4. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường bị suy thoái. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Kích thích sức sản xuất.
Câu 5. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sức sản xuất. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị
trường.
Câu 6. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sức sản xuất. B. Chạy theo lợi nhuận mù quáng.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Khoa học kĩ thuật phát triển.
Câu 7. Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự hấp dẫn của lợi nhuận. B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
C. Chi phí sản xuất khác nhau. D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác
nhau.
Câu 8. Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, “cạnh tranh” được dùng để gọi tắt của cụm từ nào sau
đây?
A. Cạnh tranh sản xuất. B. Cạnh tranh lưu thông.
C. Cạnh tranh giá cả. D. Cạnh tranh kinh tế.
Câu 9. Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận là
A. mục đích của cạnh tranh. B. ý nghĩa của cạnh tranh.
C. nguyên tắc của cạnh tranh. D. nọi dung của cạnh tranh.
Câu 11. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong
sản xuất.
Câu 12. Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất. D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản
xuất.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?
A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
B. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.
D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
Câu 14. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò
A. Là một đòn bẩy kinh tế. B. Là cơ sở sản xuất hàng hóa.
C. Là một động lực kinh tế. D. Là nền tảng của sản xuất hàng hóa.
Câu 15. Yếu tố nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản suất, khoa học kĩ thuật phát triển.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.
D. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất khác nhau.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất giống nhau.
Câu 17. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Mặt tích cực của cạnh tranh. B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh. D. Nguyên nhân của cạnh tranh.
Câu 18. Việc làm nào sau đây là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá.
B. Làm hàng giả, kinh doanh hàng quốc cấm.
C. Vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

Vận dụng
Câu 1. Gia đình G bán bún phở, gần dây do ít khách nên đã đầu tư vào chất lượng và thái độ phục vụ
khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên.
Vậy, gia đình G đã sử dụng
A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 2. Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đàu tư mua hệ thống máy móc
mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên
thị trường. Vậy, gia đình G đã sử dụng việc
A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 3. Quan sát thấy người làm công thường lười lao động, tay nghề lại kém nên sản phẩm làm ra
năng suất thấp lại hay bị lỗi. Vì vậy, gia đình K đã nhắc nhở người làm công cũng như đào tạo lại
nghề cho họ, nhờ vậy năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra ít bị lỗi. Vậy, gia đình G đã sử dụng
việc
A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 4. Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông
nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, gia đình G đã sử dụng việc
A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 5. Công ty K kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân
là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh. B. Mục đích của cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh. D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
Câu 6. Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị trường tăng
cao hơn so với thực tế. Việc làm của công ty xăng dầu M đã
A. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
B. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
D. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Vận dụng cao


Câu 1. Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông
nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Nếu là người thân của K, em sẽ
khuyên K xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật và cạnh tranh lành mạnh?
A. Đồng ý với cách làm của anh K vì như thế quán anh K mới có khách.
B. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là chủ ý của anh K .
C. Khuyên K nên bỏ việc này mà chú ý đến chất lượng, thái độ phục vụ.
D. Khuyên K chỉ nên nhờ người nói xấu quán của anh H.
Câu 2. Anh D rất muốn mua lô đất của anh T nhưng chưa kịp thỏa thuận thì anh H đã thỏa thuận
miệng xong với anh T về giá cả. D rất tức tối, cho rằng bị H hớt tay trên nên định thuê côn đồ đánh
dằn mặt anh H. Nếu là người thân của D, em sẽ khuyên D xử sự như thế nào cho phù hợp với cạnh
tranh lành mạnh?
A. Đồng ý với cách làm của anh D vì như thế sẽ mua được đất của anh T.
B. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là việc của anh D.
C. Khuyên D nên thỏa thuận lại với T vì T vẫn chưa bán đất cho H.
D. Khuyên D thỏa thuận với H rồi trả cho H một khoản tiền.
Câu 3. Thấy quán ăn của mình ế khách, K có ý định bán thêm một vài món mới, đổi mới phong
cách, thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe…Để phù hợp với tính chất của cạnh tranh lành
mạnh, nếu là bạn của K, em sẽ
A. ủng hộ với cách làm K.
B. không thèm quan tâm.
C. khuyên K cứ giữ y như cũ.
D. khuyên K dùng mánh khóe để buôn bán.
Câu 4. Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách vào ra tấp nập nên chị K đã
nhờ M thuê N và G dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên face book. U chia sẻ
bài viết của K cho F. Việc kinh doanh của chị S đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đối chị S.
Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh?
A. Chị K và M.
B. Chị K , N và G.
C. Chị K, M, N và U.
D. Chị K , N, G và những người phản đối chị S.
Câu 5. Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M đã gợi ý đăng tải lên face book để
quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán quần áo trên mạng
face book nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên face book. L chia sẻ bài viết của R và L cho H.
Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh?
A. Mình K. B. Anh K, R và Y.
C. Chị R và Y. D. Anh K, R, Y và L.
Câu 6. Sau 4 năm yêu nhau, anh H xin phép được cưới chị L làm vợ, và sau nhiều lần thuyết phục
nhưng cha mẹ anh không đồng ý. Nếu là anh H em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có thể
kết hôn với chị L?
A. Bỏ trốn để tiếp tục yêu chị L.
B. Nhờ chính quyền can thiệp.
C. Kiên trì thuyết phục cha mẹ.
D. Chia tay chị L để cha mẹ vui lòng.
Câu 7. Cho rằng vì vợ không sinh được con trai để nối dõi, anh A thường xuyên uống rượu, đánh
đuổi vợ. Mặc dù vậy chị H vẫn cố gắng thuyết phục, động viên, mong muốn chồng hiểu và cùng chị
nuôi dạy con cái, tiếp tục xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc làm đó của chị H đã thể hiện
A. sự cam chịu để xây dựng gia đình.
B. tình yêu thương chăm sóc gia đình.
C. sự sẻ chia và hiểu về bổn phận làm vợ.
D. sự thông cảm với tâm trạng của chồng.

Bài 5. CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT


VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
Nhận biết
Câu 1. Khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương
ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cung. B. cầu.
C. tổng cầu. D. tiêu thụ.
Câu 2. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định
tương ứng với giá cả và
A. thu nhập xác định. C. khả năng xác định.
B. nhu cầu xác định. D. sản xuất xác định.
Câu 3. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một
thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
A. cung. B. cầu.
C. tổng cầu. D. tiêu thụ.
Câu 4. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Nhu cầu của mọi người. B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
Câu 5. Quan hệ giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu
dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là
A. quan hệ cung cầu. B. quan hệ mua bán.
C. quan hệ giá cả. D. quan hệ thị trường.
Câu 6. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?
A. Người mua và người mua. B. Người bán và người bán.
C. Người sản xuất với người tiêu dùng. D. Người bán với tiền vốn.
Câu 7. Khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu
A. có khả năng thanh toán. B. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.
C. nói chung. D. có khả năng đáp ứng.
Câu 8. Trên thị trường, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu
A. có khả năng thanh toán. B. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.
C. chưa có khả năng thanh toán. D. của người tiêu dùng.
Câu 9. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung
hàng hoá sẽ
A. giảm. B. không tăng.
C. ổn định. D. tăng lên.
Câu 10. Thông thường, trên thị trường, khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu
A. tăng. B. ổn định.
C. giảm. D. đứng im.
Câu 11. Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng
A. đến lưu thông hàng hoá. B. tiêu cực đến người tiêu dùng.
C. đến quy mô thị trường. D. đến giá cả thị trường.
Câu 12. Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong
một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là
A. tổng cung. B. cầu.
C. khả năng cung cấp. D. cung.
Câu 13. Cung và giá cả có mối quan hệ với nhau như thế nào sau đây?
A. Giá cao thì cung giảm. B. Giá cao thì cung tăng.
C. Giá thấp thì cung tăng. D. Giá biến động nhưng cung không biến động.
Câu 14. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập, sở thích, tâm lý. B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu. D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục
tập quán.
Câu 15. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra
A. cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.
B. cung, cầu thường cân bằng.
C. cung thường lớn hơn cầu.
D. cầu thường lớn hơn cung.
Câu 16. Trên thị trường, khi nào giá cả bằng giá trị?
A. Cung = cầu. B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu. D. Cung khác cầu.

Thông hiểu
Câu 1. Trong nền kinh tế hàng hoá, khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Nhu cầu của mọi người. B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
Câu 2. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập. B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu. D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục
tập quán.
Câu 3. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra theo xu hướng nào sau đây?
A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.
B. Cung, cầu thường cân bằng.
C. Cung thường lớn hơn cầu.
D. Cầu thường lớn hơn cung.
Câu 6. Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây
trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 7. Khi cầu giảm, sản xuất mở rộng dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan
hệ cung - cầu ?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 8. Trên thị trường, khi giá cả giảm sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 9. Trên thị trường, khi giá cả tăng sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 10. Trên thị trường, khi cung lớn hơn cầu sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng. B. Giá cả giảm.
C. Giá cả giữ nguyên. D. Giá cả bằng giá trị.
Câu 11. Trên thị trường, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng. B. Giá cả giảm.
C. Giá cả giữ nguyên. D. Giá cả bằng giá trị.
Câu 12. Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá
trong sản xuất khi
A. cung lớn hơn cầu. B. cầu giảm, cung tăng.
C. cung nhỏ hơn cầu. D. cung bằng cầu.
Câu 13. Trên thị trường, khi giá cả giảm xuống, lượng cung sẽ
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. có xu hướng ổn định. D. không tăng.
Câu 14. Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. ổn định. D. không tăng.
Câu 15. Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. ổn định. D. không tăng.
Câu 16. Trên thị trường, khi giá cả giả xuống, cầu sẽ
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. ổn định. D. không tăng.
Câu 17. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường so với hơn giá trị hàng hoá sẽ
A. lớn hơn. B. nhỏ hơn.
C. bằng nhau. D. lớn hơn rất nhiều.
Câu 18. Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường so với hơn giá trị hàng hoá sẽ
A. lớn hơn. B. nhỏ hơn.
C. bằng nhau. D. nhỏ hơn rất nhiều.
Câu 19. Mối quan hệ giữa số lượng cung và giá cả hàng hoá vận động
A. tỉ lệ thuận. B. tỉ lệ nghịch.
C. bằng nhau. D. không liên quan.
Câu 20. Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu tăng lên?
A. Lượng cung tăng. C. Lượng cung cân bằng.
B. Lượng cung giảm. D. Lượng cung giữ nguyên
Câu 21. Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu giảm xuống?
A. Lượng cung tăng. C. Lượng cung cân bằng.
B. Lượng cung giảm. D. Lượng cung giữ nguyên.
Câu 22. Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi
A. cung giảm. B. cầu giảm.
C. cung tăng. D. cầu tăng.
Câu 23. Nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi
A. cung giảm. B. cầu giảm.
C. cung tăng. D. cầu tăng.
Câu 24. Thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu là sự vận dụng của
A. nhà nước. B. người sản xuất.
C. người kinh doanh. D. người tiêu dùng.
Câu 25. Khi cầu tăng, sản xuất kinh doanh mở rộng, cung tăng thuộc biểu hiện nào của quan hệ
cung – cầu?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau. B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của quan hệ cung - cầu
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.

Vận dụng
Câu 1. Nếu em đang bán sản phẩm X trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu. B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu. D. Cung # cầu.
Câu 2. Nếu em là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu. B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu. D. Cung # cầu.
Câu 3. Do cung vượt quá cầu, giá thịt lợn giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời
sống của người nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị
trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã
A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
C. vận dụng tốt quy luật cung cầu. D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.
Câu 4. Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên anh X đã chuyển một phần diện tích
cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh. Như vậy anh X đã
A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
C. vận dụng tốt quy luật cung cầu. D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.
Câu 5. Chị K rất thích ăn Vải thiều, nhưng giá lại quá cao vì nguồn cung thị trường thấp nên chị đã
chuyển sang dùng các loại trái cây khác có giá cả phù hợp. Như vậy chị K đã
A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
C. vận dụng tốt quy luật cung cầu. D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.
Câu 6. Sau giờ học GDCD, H cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường mới là cung,
còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn phương án nào dưới
dây để hiểu đúng về lượng cung hàng hóa trên thị trường?
A. Cung là hàng hóa hiện đang có trên thị trường.
B. Cung là hóa chuẩn bị đưa ra thị trường trong thời gian tới.
C. Cung là hàng hóa còn nằm trong nhà kho, sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới.
D. Cung là hàng hóa hiện có trên thị trường và sắp sửa đưa ra thị trường.
Câu 7. Vào đầu mỗi năm học mới, nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng, các nhà sản xuất đã
đẩy mạnh sản xuất. Vậy nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 8. Mùa hè đến, lượng tiêu thụ điện tăng mạnh nên hay bị cúp điện. Do đó, nhu cầu mua bóng
đèn tích điện của người dân tăng lên, dẫn đến nhà sản xuất mở rộng lượng cung đèn tích điện trên
thị trường. Vậy nhà sản xuất đã áp dụng nội dung nào dưới đây của quy luật cung – cầu?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 9. Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu là
người bán rau, em sẽ làm gì để có lợi nhất?
A. Giảm giá B. Tăng giá
C. Giữ giá D. Không bán nữa
Câu 10. Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản
xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản
xuất làm như vậy để
A. thu nhiều lợi nhuận. C. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.
B. tránh bị thua lỗ. D. cạnh tranh với các mặt hàng khác
Vận dụng cao
Câu 1. H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao, trong
khi giá thịt lợn lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu
là H, em sẽ
A. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày.
B. chuyển sang dùng thêm thịt lợn.
C. không ăn thịt mà chỉ mua rau.
D. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống.
Câu 2. D rất thích một cái túi da hàng hiệu rất đắt nhưng chưa đủ tiền để mua. Mỗi khi đi đâu đó, cô
rất bất tiện khi không có túi. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là D,
em sẽ
A. không cần dùng túi xách nữa.
B. mua tạm một cái túi bình thường để dùng.
C. mặc bất tiện, cứ đợi đủ tiền mới mua cái túi xáh hàng hiệu kia.
D. vay ngân hàng lấy tiền mua túi xách.
Câu 3. Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu
với dòng điện thoại mới đó, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để bán được nhiều sản phẩm lại
không bị thua lỗ?
A. Quảng cáo sản phẩm. C. Đẩy mạng quảng cáo và khuyến mại.
B. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
Câu 4. Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu là nhà
sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
B. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.
C. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau.
D. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau.
Câu 5. Vào đầu mùa đông, khi nhu cầu áo ấm tăng, là nhà kinh doanh quần áo, em sẽ lựa chọn
phương án nào dưới đây để có lợi nhất??
A. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa hè.
B. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa hè.
C. Nhập cả quần áo thời trang hè và thu.
D. Nhập quần áo mùa thu.
Bài 6. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
Nhận biết
Câu 1. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 2. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang
sư dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 3. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao
động
A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.
Câu 4. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động
dựa trên công cụ
A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.
Câu 5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng
A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
B. tạo điều kiện để p.triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội.
C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Câu 6. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là
A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
C. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật. D. phát huy nguồn nhân lực.
Câu 7. Sự xuất hiện của khái niệm công nghiệp hoá gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất
A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.
Câu 8. Sự xuất hiện của khái niệm hiện đại hoá gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất
A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.
Câu 9. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ
A. công nghiệp cơ khí. B. khoa học kĩ thuật.
C. công nghệ thông tin. D. lực lượng sản xuất.
Câu 10. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu
A. lao động. B. ngành nghề. C. vùng, lãnh thổ. D. dân số.
Câu 12. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất?
A. thành phần kinh tế. B. ngành kinh tế. C. vùng kinh tế. D. lĩnh vực kinh
tế.
Câu 13. Chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh
tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công,
nông nghiệp và
A. thương mại hiện đại. B. dịch vụ hiện đại.
C. trang trại hiện đại. D. dịch vụ tiên tiến.
Câu 14. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. tính tất yếu khách quan. B. tính to lớn toàn diện.
C. ý nghĩa của công nghiệp hóa. D. tác dụng của công nghiệp hóa.
Câu 15. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa
Việt Nam và thế giới nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào
dưới đây?
A. tính tất yếu khách quan. B. tính to lớn toàn diện.
C. ý nghĩa của công nghiệp hóa. D. tác dụng của công nghiệp hóa.
Câu 16. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện dung nào dưới đây?
A. tính tất yếu khách quan. B. tính to lớn toàn diện.
C. ý nghĩa của công nghiệp hóa. D. tác dụng của công nghiệp hóa.
Câu 17. Tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh
tế là
A. cơ cấu kinh tế. B. thành phần kinh tế.
C. năng lực kinh tế. D. cạnh tranh kinh tế.
Câu 18. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất
hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí
A. công nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. B. công nghiệp tiên tiến.
C. nông công nghiệp vững mạnh. D. dịch vụ hiện đại và phát triển.
Câu 19. Xu hướng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu
kinh tế
A. hiện đại và hiệu quả. B. công nghiệp tiên tiến.
C. công nghiệp vững mạnh. D. hiện đại và phát triển.
Câu 20. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ
A. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ cơ khí.
B. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.
C. lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.
D. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tiên tiến.
Câu 21. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ
A. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ cơ khí.
B. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tiên tiến.
C. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.
D. lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta hiện nay ?
A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp.
B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu.
C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp.
D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 23. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng
A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
B. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng xuất lao động xã hội.
C. Tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Câu 24. Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.
B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
D. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản suất.
Câu 25. Nội dung nào sau đây có tính chất cốt lõi trong cơ cấu kinh tế ?
A. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Cơ cấu vùng kinh tế.
D. Cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 26. Một trong những mục tiêu của CNH – HĐH là
A. nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. B. Củng cố kinh tế nhà nước.
C. Củng cố kinh tế tư nhân. D. Củng cố kinh tế tập thể.
Câu 27. Một trong những mục tiêu của CNH – HĐH là
A. xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. B. xây dựng thành phần kinh tế nhà
nước.
C xây dựng thành phần kinh tế tư nhân. D. xây dựng thành phần kinh tế tập thể.

Thông hiểu
Câu 1. Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại.
C. Kinh tế tri thức. D. Kinh tế thị trường.
Câu 2. Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí. B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. D. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất.
Câu 3. Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả.
Câu 4. Một trong những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
D. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Câu 5. Một trong những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
D. Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 6. Một trong những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
D. Tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế.
Câu 7. Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là vì
A. để giải quyết việc làm cho người lao động.
B. khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước.
C. kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn yếu.
D. nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Câu 8. Nội dung nào sau đây có tính chất cốt lõi trong cơ cấu kinh tế?
A. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Cơ cấu vùng kinh tế. D. Cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 9. Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là
A. tạo ra được cơ sở vật chất – kĩ thuật. B. thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội.
C. tạo ra lực lượng sản xuất mới. D. nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10. Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế là một
trong các nội dung của
A. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
D. Tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế.
Câu 11. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, chuyển nền sản xuất dựa trên kĩ thuật thủ công
sang dựa trên kĩ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là một
trong các nội dung của
A. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
D. Tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế.
Câu 12. Kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu quả sẽ
tạo ra cơ cấu kinh tế
A. Nông nghiệp – công nghiệp. B. Công nghiệp – nông nghiệp.
C. Công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hiện đại. D. Nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ
hiện đại.
Câu 13. Điều nào dưới đây là tiêu chí đầu tiên và chủ yếu để khẳng định tính ưu việt và tiến bộ của
chế độ xã hội sau đối với chế độ xã hội trước?
A. Năng suất lao động. B. Sự phát triển toàn diện cá nhân.
C. Đất nước giàu có. D. Cơ sở hạ tầng hiện đại.
Câu 14. CNH, HĐH có tác dụng
A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
B. Tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất LĐ xã hội.
C. Tạo điều kiện để nước ta hội nhập k.tế quốc tế.
D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Câu 15. Để góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH và rút ngắn khoảng cách tụt hậu
xa về kinh tế, và góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội cao, nước ta phải tiến hành hoạt động
nào dưới đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 16. Việc làm nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả.
C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN.
D. Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân.
Câu 17. Đâu không phải tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Do phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. Do phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu.
C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
D. Do nước ta nghèo và lạc hậu.
Câu 18. yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ giữa nước ta với
các nước là một trong những
A. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 19. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất mới là nội dung của
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 20. Việc tiến hành CNH, HĐH ở nước ta có tác dụng:
A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển .
B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập k.tế quốc tế.
D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Câu 21. Ở nước ta, kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại,
hiệu quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế
A. nông nghiệp – công nghiệp.
B. công nghiệp – nông nghiệp.
C. công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hiện đại.
D. nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ hiện đại.
Câu 22. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu
A. lao động. B. ngành nghề.
C. vùng, lãnh thổ. D. dân số.

Vận dụng
Câu 1. Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang
trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải của gia đình
M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm
của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?
A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.
B. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.
C. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.
D. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.
Câu 2. Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc
làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?
A. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
B. phát triển mạnh mẽ nhân lực.
C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.
Câu 3. Gia đình H có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để theo dõi
quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H
thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?
A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.
Câu 4. Từ việc nuôi Heo bị thua lỗ do giá cả bấp bênh, anh K đã chuyển sang nuôi bò thịt. Việc làm
của anh H thể hiện nội dung nào sau đây đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?
A. trách nhiệm của công dân.
B. trách nhiệm của gia đình.
C. trách nhiệm của dòng họ.
D. trách nhiệm của đất nước.

Vận dụng cao


Câu 1. Gia đình ông A trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng
máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn
ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông A đạt
rất cao. Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước?
A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của CNH, HĐH.
B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
C.Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
Câu 2. Gia đình L vừa buôn bán tạp hóa, vừa làm nông trại chăn nuôi bò. L tốt nghiệp trường đại
học thương mại nhưng vẫn chưa xin được việc làm . Nếu là bạn của L, em sẽ khuyên bạn chọn
phương án nào sau đây?
A. Tìm việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, lương cao, nhàn hạ.
B. Vận dụng kiến thức đào tạo mở rộng quy mô buôn bán cùng gia đình.
C. Không xin được việc làm nhưng sẽ không chăn nuôi bò, quá vất vả.
D. Làm bất cứ việc gì ngoài xã hội miễn là có thu nhập cao.
Câu 3. Ông X lập trang trại nhưng ông nói không cần đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vì trang
trại của ông chỉ trồng để bán ra thị trường là được. Nếu em là người nhà ông X em sẽ lựa chọn
phương án nào dưới đây để khuyên ông X ?
A. Cần trang bị khoa học công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp.
B. Nhất trí với quan điểm của ông, không cần đầu tư khoa học công nghệ vì sẽ rất tốn kém.
C. Khuyên ông vay vốn ngân hàng để đầu tư khoa học công nghệ ngay khi bắt đầu.
D. Không có ý kiến tham gia vì đó là chuyện làm ăn của ông X.
Câu 4. Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Z dự định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ xin làm công nhân
của một doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp để nâng cao trình độ. Biết dự định
của Z, B khuyên Z nên đi học đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là
bạn của Z, em sẽ chọn phương án nào sau đây để khuyên bạn cho phù hợp?
A. Quyết tâm thực hiện dự định của mình.
B. Đi học đại học theo lời khuyên của B dù gia đình rất khó khăn.
C. Hỏi ý kiến của bạn khác và quyết định theo số đông.
D. Đi xem bói và lựa chọn theo ý kiến đó.

You might also like