You are on page 1of 25

Kỹ năng lãnh đạo quản lý

1
Chương 2:
Phong cách lãnh đạo quản lý

2
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là
phương thức và cách tiếp
cận của một nhà lãnh đạo
để đề ra các phương
hướng, thực hiện các kế
hoạch và tạo động lực cho
nhân viên để điều hành
hoạt động của một tổ chức
hoặc doanh nghiệp. (Theo
Newstrom và Davis, 1993)

3
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là
hệ thống các phương pháp
hành động, cách thức ứng
xử tương đối ổn định và
đặc thù của người lãnh đạo
được thể hiện thông qua
quá trình tác động đến đối
tượng bị lãnh đạo nhằm đạt
tới mục tiêu xác định cho tổ
chức. (Kỹ năng lđ ql,
Nguyễn Văn Hùng).

4
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo

- Phong cách lãnh đạo độc đoán

- Phong cách lãnh đạo dân chủ

- Phong cách lãnh đạo tự do

- Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

5
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán
- Đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền
lực vào tay
- Lãnh đạo quản lý bằng ý chí của mình
- Trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành
viên trong tập thể, nhân viên chỉ biết
phục tùng
- Công việc quản lý do một người lãnh đạo
chịu trách nhiệm
- Quyết định, mệnh lệnh đưa ra không
theo hệ thống, thiên hướng chủ quan
- Khen thưởng và kỷ luật mang tính chủ
quan
6
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán
* Đặc điểm
- Người lãnh đạo nắm bắt thông tin, quan
hệ trong tổ chức được thực hiện một
chiều từ trên xuống.
- Người lãnh đạo chỉ dựa vào kinh nghiệm,
uy tín, chức trách để đưa ra quyết định,
không thảo luận, không bàn bạc.
- Dựa trên đe dọa và trừng phạt để ảnh
hưởng đến nhân viên
- Giao tiếp từ trên xuống dưới.
- Giao cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ đã
định
7
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán
*Ưu điểm
- Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Sức ảnh hưởng lớn nên cần thiết khi tập thể mới thành
lập hoặc tập thể đó có nhiều mâu thuẫn không thống
nhất.
- Nhấn mạnh vào kết quả dự báo trước chính xác, trật tự
- Người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất
và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của
mình,
- Ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ
chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.
- Thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao.
8
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán
* Nhược điểm
- Triệt tiêu tính sáng tạo, tính chủ động của nhân viên hoặc cấp dưới
- Bảo thủ và độc tài, hoặc đôi khi dẫn đến sự bất đồng quan điểm và
phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm.
- Dựa trên đe dọa và trừng phạt để ảnh hưởng đến nhân viên
- Bỏ qua những đề xuất mới và không tham khảo ý kiến của các thành
viên khác.
- Không tin tưởng nhân viên và không cho phép nhân viên có ý kiến
- Nhân viên cảm thấy thiếu tôn trọng
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo,
- Không khí trong tổ chức: gây hấn, thiếu đoàn kết, phụ thuộc vào định
hướng cá nhân
9
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán
* Phong cách lãnh đạo độc đoán phù hợp khi:
- Nhân viên chưa được đào tạo không biết nhiệm vụ hay quy trình phải
làm.
- Có các mệnh lệnh và chỉ dẫn chi tiết.
- Thời gian ra quyết định bị hạn chế
- Quyền lực người lãnh đạo bị đe dọa.

10
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Lãnh đạo dân chủ còn được gọi là
lãnh đạo có sự tham gia hay lãnh
đạo phân chia, trong đó các thành
viên của nhóm đóng góp nhiều hơn
trong quá trình đưa ra ý tưởng

- Phong cách lãnh đạo dân chủ là hình


thức quản lý mà theo đó nhà quản trị
sử dụng uy tín cá nhân đưa ra những
tác động đến người dưới quyền.

11
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Người quản lý biết phân chia quyền
lực quản lý của mình
- Tranh thủ ý kiến cấp dưới đưa họ
tham gia vào việc khởi thảo các
quyết định
- Cấp dưới được phát huy sáng kiến
- Tham gia vào việc lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch
- Bầu không khí tâm lý tích cực trong
quá trình quản lý

12
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ
* Đặc điểm
- Dựa trên sự trao đổi rộng rãi, tích
cực, thông tin đa chiều
- Quyết định được thông qua tại cuộc
họp chung của tổ chức
- Làm tăng thêm việc tiếp nhận thông
tin từ phía các thành viên
- Người lãnh đạo cần có nhiều phẩm
chất
- Người lãnh đạo và thành viên cần
học cách tiếp xúc với nhau
13
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ

* 5 nguyên tắc chính của nhà lãnh đạo dân chủ


- Các nhà lãnh đạo dân chủ nhấn mạnh sự hợp tác và khuyến khích ý
tưởng sáng tạo
- Tiếng nói cuối cùng là của nhà lãnh đạo, quyết định ý kiến được chọn
- Có mặt trong các buổi họp để đưa ra hướng dẫn và chủ trì cuộc họp
- Tạo ra các cuộc trò chuyện thẳng thắng, cởi mở với các cá nhân
- Thường ở các vị trí trong tổ chức phi lợi nhuận, ban giám hiệu trường
học và các doanh nghiệp tiên tiến
14
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ
* Ưu điểm
- Khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định.
- Thông tin đến cấp dưới mọi vấn đề có ảnh hưởng đến
công việc của họ và chia sẽ quá trình ra quyết định và
trách nhiệm
- Phân quyền, khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục
tiêu và phương pháp
- Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa những người tham
gia.
- Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.
- Người lãnh đạo được nhân viên quý mến, tin tưởng
15
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo

b. Phong cách lãnh đạo dân chủ


* Nhược điểm
- Tốn thời gian, nhiều ý kiến quá đôi khi chậm trễ công việc
- Người lãnh đạo nhu nhược sẽ theo đuôi tập thể
- Nguy cơ giải pháp kém chất lượng
- Bất đồng quan điểm giữa các thành viên
- Dễ gây nản chí cho nhân viên trong các cuộc họp sau khi
ý tưởng mà họ tâm đắc không được lựa chọn
- Ý tưởng hay nhiều khi lại bị bác bỏ do nằm trong thiểu số

16
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ
• Phát huy phong cách lãnh đạo dân chủ

- Ghi lại tất cả các ý tưởng được đề xuất

- Tạo một quy trình ra quyết định phù hợp

- Quyết định đúng người

- Biến sự từ chối thành cơ hội khác

17
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
c. Phong cách lãnh đạo tự do ( ủy
quyền)
• Phong cách lãnh đạo tự do là
nhà lãnh đạo sẽ cho phép các
nhân viên được quyền ra quyết
định nhưng chịu trách nhiệm với
những quyết định được đưa ra
• Nhân viên có khả năng phân tích
tình huống và xác định những gì
cần làm và làm như thế nào
• Nhân viên được phép đóng góp ý
kiến và tham mưu giải quyết các
vấn đề của tổ chức 18
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
c. Phong cách lãnh đạo tự do ( ủy quyền)
• Đặc điểm
• Ủy quyền cho cá chuyên gia/nhân viên có khả năng
• Cho phép mọi thành viên tự do đưa ra ý tưởng
• Tối đa hóa phẩm chất lãnh đạo của nhân viên
• Quyền lực được trao cho các thành viên, nhưng
nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm về các quyết
định và hành động
• Lãnh đạo chỉ hỗ trợ và đào tạo

19
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
c. Phong cách lãnh đạo tự do ( ủy quyền)
• Ưu điểm
• Khuyến khích phát triển cá nhân: Phát
huy cao sáng kiến của mọi người,
nhân viên có cơ hội thực hiện ý tưởng
• Khuyến khích sáng tạo đổi mới: Cho
phép cấp dưới thực hiện công việc khi
thấy phù hợp, đẩy nhanh quá trình ra
quyết định mà không cần sự can thiệp
của lãnh đạo
• Nhân viên cần có kinh nghiệm, có khả
năng làm việc độc lập, hoàn thành công
việc nhanh chóng. 20
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
c. Phong cách lãnh đạo tự do ( ủy quyền)
• Hạn chế
• Khả năng tạo ra nhiều rắc rối hơn là
đưa ra phương án giải quyết
• Vai trò không rõ ràng của nhân viên
• Khả năng nhân viên ít quan tâm đến
dự án do sự thiếu quan tâm và ít tham
gia của lãnh đạo
• Trách nhiệm giải trình thấp, các
nguyên nhân không đạt mục tiêu là do
các thành viên
• Khả năng tạo ra sự thụ động khi làm
việc 21
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
d. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

22
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
d. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
• Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai
• Nhà lãnh đạo cần phác họa cụ thể và truyền đạt đến mọi
người về một tầm nhìn đầy cảm hứng trong tương lai để
thuyết phục theo sự dẫn dắt của mình

• Khích lệ mọi người đưa ra ý kiến và phân phối tầm nhìn


• Liên kết tầm nhìn với các mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi
thành viên, giúp họ thấy bản thân có thể đóng góp cho nó
như thế nào

23
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
d. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
• Quản lý phân phối tầm nhìn
• Cần kết hợp giữa quản lý dự án hiệu quả và quản lý sự thay
đổi giúp ứng biến kịp thời những thay đổi trong quá trình thực
hiện sự kết hợp và hỗ trợ của mọi người

• Xây dựng mối quan hệ bền vững dựa trên niềm tin với mọi người
• Cần tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực vì họ là người sẽ biến
tầm nhìn của công ty thành hiện thực
• Nhà lãnh đạo cần có chính kiến và nhất quán khi đưa ra quyết
định quan trọng, giữ lời hứa khen thưởng cũng như các quy
định về xử phạt
24
Chương 2: Phong cách lãnh đạo quản lý

*Thảo luận
Cùng thảo luận các câu hỏi sau:
- Cho ví dụ minh họa các kiểu phong cách lãnh
đạo
- Cho một ví dụ về biến đổi xã hội và lựa chọn
phong cách lãnh đạo phù hợp
- Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo với sự gắn
kết tổ chức/doanh nghiệp

25

You might also like