You are on page 1of 3

Nguyên Nhân "Máu và Nước Tuôn Trào"

Có Phải Máu ở Ngực Chúa Giêsu bị Áp Căng Chính là Nguyên Nhân Làm "Máu và Nước
Tuôn Trào"?
Linh Mục Giáo Sư Patrick Pullicino là một Linh Mục Triều thuộc Giáo Phận Southwark, và ngài
là Bác Sĩ - Giáo Sư Thần Kinh Học đã nghỉ hưu. Ngài giải đáp cho biết có lẽ, Chúa Giêsu chết vì
bị trật khớp xương vai khi vác thập tự giá bị ngã, tới độ nội thương khiến cụm chằng chịt kinh
mạch bả vai cánh tay phải bị trật xé, làm xuất huyết bên trong, máu toàn bộ cơ thể đổ dồn về rót
hết vào ngực, áp căng khoang ngực, khiến Chúa Giêsu chết nhanh chóng và chính là nguyên
nhân “Máu và Nước Tuôn Trào ra".
Thánh Kinh tường thuật, Chúa Giêsu bị ngã khi vác thập tự giá trên đường đau khổ, sau đó,
Người bị 1 tên lính lấy lưỡi giáo hay còn gọi là lưỡi đòng cây thương, đâm thủng cạnh sườn
xuyên tim, “tức thì máu và nước tuôn trào ra".
(Mời bấm vào đây đọc “Bí Ẩn Cây Dâu Tây” để biết thêm vết thương tích mũi giáo đâm xuyên
tim Chúa Giêsu hình dáng ra sao.)
Theo sử thuyết truyền đạo, Thánh Bernard (Bênađô) ở Clairvaux đã hỏi Chúa Giêsu, sự thống
khổ lớn lao nhất không được ghi lại trong cuộc thương khó của Người là đâu. Chúa Giêsu đáp:
“Ta có một vết thương rất nặng ở vai trong lúc vác thập tự giá trên chặng đường đau
thương, vết thương này đau hơn bất cứ vết thương tích nào khác, và nó đã không được
nhân loại con người ta ghi lại.”

Linh Mục Giáo Sư Pullicino cho biết, nhìn vào những dấu vết mờ nhạt trên tấm vải liệm, cho
thấy hình một người đang mang vết thương tích bị đóng đinh, vị trí bị trật khớp xương vai của
nam nhân trong tấm vải liệm rất nặng. Cha nói, vai đó đã bị kéo ra khỏi trục khớp xương xa đến
độ tay phải duỗi ra thấp hơn tay trái 4 inch (10 cm). Cha Pullicino tin rằng, khi bị kéo căng ra
như vậy để đóng đinh, nó sẽ khiến các động mạch dưới đòn, một cặp động mạch lớn trong
khoang lồng ngực cung cấp máu cho đầu, cổ, vai và cánh tay, bị vỡ ra. Vì vậy, sẽ gây ra sự chảy
máu bên trong rất lớn và cuối cùng là dẫn đến cái chết của một người. Không chỉ có vậy, nhưng
có khoảng ba lít máu rót đầy khoang giữa lồng ngực và phổi, đấy là lý do giải thích vì sao máu
Chúa Giêsu tuôn trào ra khi bị lưỡi giáo đâm thâu. Cha Pullicino khẳng định nước có thể là chất
dịch não tủy, có dạng trong suốt.
Cha Patrick Pullicino chứng minh qua báo “Catholic Medical Quarterly” như sau:
“[1] Kết luận mới đây cho biết, "Nam Nhân trong
tấm vải liệm" đã phải chịu đựng chấn thương
cụm chằng chịt kinh mạch bị trật xé ở cánh tay
phải đến độ áp căng. Sự căng áp này dựa trên hai
quan sát: thứ nhất, xương bả vai bên phải thấp
hơn vai 3.5 cm. (hình G1-G). Họ kết luận rằng, đó
là do trật khớp hạ âm. Nguyên nhân của sự trật
khớp này rất có thể là do bị ngã khi vác cây thánh
giá bên vai phải. Kết quả khi ngã, vai của "nam
nhân trong tấm vải liệm" bị kẹt giữa một thanh
dọc chống đỡ và một thanh ngang có hình chữ T,
(họ nói là, Chúa Kitô đã vác một cây thánh giá
hình chữ T có các thanh ngang chống đỡ ở mỗi
bên cánh tay, hay nói cách khác, đó là, khổ giá
treo ngang đỡ lấy mỗi bên cánh tay [coi hình
2]).”
(Dòng Thánh Phanxicô có biểu tượng Thánh Giá
hình chữ T không phải chuyện ngẫu nhiên,
nhưng vì thánh Phanxicô đã được thần nghiệm
thấy sự này.)
“Cây thánh giá - thanh ngang sau đó trượt xuống
đập ngay ngang lưng, khiến cánh tay của Người
bị kéo mạnh lên giãn ra dữ dội rồi bị trật khớp.
Thứ hai, các phép đo của họ cũng cho thấy toàn
bộ vai phải bị lõm xuống (coi G-H so với A-B
trong Hình 1), và bàn tay phải bằng phẳng với
các ngón tay duỗi thẳng. Những phát hiện này
được cho là do mất thế sức mạnh ở cổ, vai và các
mô cơ tay thứ cấp tới một cụm chằng chịt kinh
mạch bả vai cánh tay (trên và dưới) bị trật xé. Họ
đưa ra giả thuyết rằng lớp mặt sần sùi của cây
thánh giá đã đập vào lưng Nam Nhân trong vải
liệm, giữa cổ và vai, khiến đầu Người bị dịch
chuyển sang trái. Do đó đã dẫn đến chấn thương
cụm chằng chịt kinh mạch của cả hai phần dưới
và phần trên cánh tay phải.”
“Như trong hình 1, do những vết thương này,
cánh tay phải bị lệch xuống và các đầu ngón tay
của bàn tay phải chạm đến bên ngoài đùi trái.
Bevilaqua đã thực hiện việc đo lường (Hình 1)
cho thấy cổ tay phải (điểm E) thấp hơn khoảng 5
cm theo chiều dọc của cổ tay trái (điểm D).
Ngoài ra, đầu ngón tay phải gần đùi ngoài hơn
đầu ngón tay trái khoảng 10 cm (Hình 1). Điều này chứng tỏ cánh tay phải đã bị kéo giãn ra
nhiều hơn so với chiều dài bình thường trong quá trình bị đóng đinh, nguyên nhân là do sự kết
hợp giữa sự trật khớp xương vai và sự mất sức mạnh cơ vai.”
“Bài báo hiện tại cho rằng kết quả của việc duỗi tay phải này, động mạch dưới đòn / nách phải
cũng bị kéo căng, vì nó là một trong những cấu trúc còn nguyên vẹn duy nhất kết nối cơ thể với
cánh tay phải. Về mặt giải phẫu, động mạch dưới đòn phải rời khỏi khoang ngực, đi qua xương
sườn thứ nhất và chạm vào bề mặt trên của nó trong rãnh dưới đòn. Sau đó nó tạo thành động
mạch nách và sau đó là động mạch cánh tay. Hít
vào và thở ra trong quá trình chịu đựng đau đớn
đòi hỏi phải mở rộng và uốn cong khuỷu tay, co
và thu vai lại (Hình 3), và luân phiên chuyển
trọng lượng giữa cánh tay và chân. [3] Việc dịch
chuyển trọng lượng sang cánh tay khi tùy hứng sẽ
có thể làm căng thêm động mạch dưới đòn phải.
Dịch chuyển trọng lượng sang chân khi thở ra, sẽ
đảo ngược sự kéo căng này. Đây sẽ là lý do làm
cho động mạch dưới đòn bị kéo căng di chuyển
trên bề mặt của xương sườn đầu tiên theo mỗi
nhịp thở và mặt dưới của nó sẽ bị cọ xát. Bài báo
này giả định rằng, trong suốt ba tiếng đồng hồ,
động mạch dưới đòn bị bào mòn, bị thương và
thành của nó bị mỏng dần, cho đến khi động
mạch bị vỡ và chảy máu nhiều sau đó. Như đã
được cho biết trong các tài liệu về chứng phình
động mạch dưới đòn bị vỡ, xuất huyết có khả
năng chảy ít hơn và gây ra tăng huyết áp tràn máu
màng phổi (Hình 2). [4] Máu màng phổi áp căng
có thể chứa tới 40% thể tích máu tuần hoàn [5] và
có thể dẫn đến hệ tuần hoàn suy sụp gây tử vong
[6].”

“Về mặt tiết tràn chất dịch nước, Hébert-Blouin


và cộng sự đã ghi nhận việc dò tìm dịch não tủy
(cerebrospinal fluid: CSF) ở các khoang cạnh tủy
và quanh màng cứng bên cạnh phổi trên, sau khi
cụm chằng chịt kinh mạch bả vai cánh tay bị chấn
thương trật xé. Họ cho thấy sự tích tụ của dịch não tủy (CSF) trong khoang đĩa đệm và khoang
ngoài màng phổi trên (hình 3). [6] Thông thường, có khoảng 150 mL CSF được tạo ra với tốc độ
20 mL mỗi giờ. Vết rách rộng của màng não liên quan đến sự mất sức đẩy của cụm kinh mạch bả
cánh tay chấn thương có thể đã lưu dẫn hầu hết chất dịch não tủy bên trong sọ. Trong hơn 3 tiếng
liên tiếp từ khi bị chấn thương đến khi tử vong, có thể rút thêm 60 mL, dẫn đến mất CSF (Hình
3) có thể xảy ra trên 100 mL . Có lẽ, mũi giáo đã thâm nhập vào bộ phận thu thập chất dịch não
tủy quanh màng cứng (Hình 3) và dẫn đến sự tiết tràn chất dịch trong suốt. Tuy nhiên, có điều
không chắc chắn là liệu sự tiết tràn dịch màng não tủy có phát triển trong một thời gian ngắn sau
khi chấn thương hay không, vì các trường hợp tiết tràn dịch màng phổi được cho hay là đã được
soi chụp/rà soát (scanned) chỉ vài tuần hoặc vài tháng sau chấn thương. Cơ thể có thể lặp đi lặp
lại sự cử động cần thiết để cưỡng chế sự hít thở trong lúc bị đóng đinh đã khích lệ CSF dò theo
xuống. Cụm chằng chịt kinh mạch bả vai cánh tay bị chấn thương làm mất dịch não tủy, là có
liên quan đến chứng đau đầu do áp suất thấp, là nguồn tiềm ẩn gây thêm đau khổ cho Chúa Kitô
chịu đóng đinh (Hình 3). Trục CT 3 tháng sau chấn thương cụm chằng chịt kinh mạch bả vai
cánh tay, cho thấy vị trí chất dịch màng phổi trên (dấu hoa thị) phù hợp với chất dịch não tủy
cũng như thu thập chất dịch tủy sống (mũi tên). (Hình 1 của Hebert-Blouin và cộng sự, [7]).”

Thứ Bảy Tuần Thánh


Sóng Biển.16.4.2022

You might also like