You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NHÓM 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Nhận thức và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống, học tập của sinh viên hiện nay.

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2023

1
MẪU TRANG PHỤ BÌA
(Khổ giấy A 4: 210*297)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NHÓM 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

HỌC PHẦN: Triết học Mác - Lênin


MÃ LỚP HỌC PHẦN: POLI200112

Nhận thức và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống, học tập của sinh viên hiện nay.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:


1. Nguyễn Trần Minh Hải

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2023

2
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN
NHÓM: 01
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ NHIỆM VỤ TỶ LỆ
SINH VIÊN ĐÓNG GÓP
(%)
01 Trần Minh Thanh Trúc 49.01.901.301 - Soạn Câu hỏi 100%
tương tác, Nhận
thức và vận dụng;
tổng hợp nội dung
02 Phan Thị Việt Khuê 49.01.901.103 - Soạn nội dung 100%
phần Khái niệm
vật chất và ý
thức,Nhận thức và
vận dụng
03 Đặng Thảo Ly 49.01.401.092 - Soạn nội dung 100%
phần Mối quan hệ
giữa vật chất và ý
thức, Nhận thức
và vận dụng
04 Ngô Ngọc Thúy Quỳnh 49.01.901.216 - Soạn nội dung 100%
phần Vật chất có
vai trò quyết định
ý thức, Nhận thức
và vận dụng
05 Ngô Phương Anh 49.01.901.010 - Soạn nội dung 100%
phần Ý thức tác
động trở lại vật
chất, Nhận thức và
vận dụng
06 Võ Ngọc Khánh Linh 49.01.401.088 - Soạn nội dung 100%
phần Ý nghĩa
phương pháp luận,
Nhận thức và vận
dụng
07 Hoàng Thị Ngoan 49.01.901.152 - Soạn hình ảnh 100%
08 Võ Như Nguyệt 49.01.401.098 - Thuyết trình 100%
09 Phan Bảo Ngân 49.01.401.107 - Thuyết trình 100%
10 Nguyễn Thị Thùy Trang 49.01.901.281 - Soạn powerpoint 100%
11 Mai Thảo Vy 49.01.901.322 - Soạn powerpoint 100%

LỜI CẢM ƠN

Đặc biệt, nhóm em xin gửi đến thầy Nguyễn Trần Minh Hải – người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ nhóm hoàn thành chuyên đề này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình học tập, hoàn thiện chuyên đề này nhóm
em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy.

Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn thầy.

3
MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 5
1 – Lý do lựa chọn đề tài 5
2 – Mục đích nguyên cứu 5
3 – Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
NỘI DUNG
1 – Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
6
1.1 Nội dung ý thức và vật chất
8
1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
9
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
2 – Nhận thức và vận dụng
2.1 Nhận thức 10

2.2 Vận dụng 10


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11

4
LỜI MỞ ĐẦU
1- Lý do lựa chọn đề tài
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan trọng nhất của
Đảng và nhân dân ta hiện nay vì chỉ có thực hiện được mục tiêu này, chúng ta mới có
thể xây dựng được một nước Việt Nam mà theo cách nói của Hồ Chí Minh là: “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Và cũng chỉ xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới có thể làm thoả mãn ham muốn tột cùng, ham
muốn cuối đời của Người đó là: “Làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành …”. Vậy chúng ta phải làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên?
Từ thực tế hiện nay cùng với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua
chế độ chủ nghĩa tư bản, mà tại đại hội VII của Đảng ta lần đầu tiên đã khẳng định:
Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam
cho hoạt động của Đảng. Tức là, chúng ta phải: dùng lập trường, quan điểm, phương
pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích
một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần
dần tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách mạng Việt Nam, định ra được đường
lối, phương châm, bước đi cụ thể của Cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình
hình nước ta.
Làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên, một công dân của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tôi muốn cùng mọi người tìm hiểu sâu hơn và
kĩ hơn về Triết học Mác – Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể hơn, đó là
mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt khác, tôi cũng muốn góp một
phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng lớn lao của toàn Đảng, toàn
dân ta hiện nay- sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội- mà nền tảng tư tưởng là chủ
nghĩa Mác – Lênin. Đó là, mọi sách lược, chiến lược cách mạng của chúng ta phải
được xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng
thời chống chủ quan duy ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó
quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Điều này sẽ được lý giải rõ hơn trong phần nội dung của đề tài.
2- Mục đích nghiên cứu
Giúp đỡ cho các sinh viên nghiên cứu sâu và kỹ hơn về quan điểm duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác-lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bên cạnh đó tìm ra
những giải pháp tối ưu lối sống sinh viên trở nên tích cực lành mạnh hơn.
3- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận: giúp cho sinh viên hiểu được rõ nội dung cơ bản về lý luận nhận
thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và có đủ kiến thức cơ bản phân biệt được các
trường phái triết học.
* Ý nghĩa thực tiễn nhằm vận dụng nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ
nội dung lý luận để vận dụng và áp vào thực tiễn lối sống sinh viên Việt Nam.

NỘI DUNG
5
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC.
1.1 Khái quát vật chất và ý thức:
Định nghĩa vật chất của Lênin
“Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác’’.
Định nghĩa vật chất được nêu trên là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự
nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật
chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:
Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài
sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là Kết
quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có
của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra,
không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện
cụ thể của vật chất.
Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc
vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là
tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có
nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp
hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản
ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
Từ định nghĩa của Mác Lê Nin ta rút ra được nguyên tắc khách quan
“Ý thức theo định nghĩa của Triết học Mác – Lênin là một phạm trù song
song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất khách quan vào bộ óc con người và sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan
hệ hữu cơ với vật chất.’
Nguồn gốc của ý thức dựa vào quan điểm từ chủ nghĩa duy vật biện chứng gồm:

1) Nguồn gốc tự nhiên của ý thức


Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng, xét về nguồn gốc tự
nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất,
mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Ý
thức là chức năng của bộ óc người. Giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản,
do vậy trình độ phản ánh đặc trưng của chúng là phản ánh vật lý, hoá học. Đó là trình
độ phản
ánh sinh học trong các cơ thể sống có tính định hướng, lựa chọn, giúp cho các cơ thể
sống thích nghi với môi trường để tồn tại. Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ
có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý thức là sự
phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người.
-> Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
2) Nguồn gốc xã hội của ý thức
6
Lao động:
Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức:
"Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần
dần biến chuyển thành bộ óc con người". Con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào đối tượng hiện thực bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, những
thuộc tính, kết cấu... nhất định và thông qua giác quan, hệ thần kinh tác động vào bộ
óc để con người phân loại, dưới dạng thông tin, qua đó nhận biết nó ngày càng sâu sắc.
Ngôn ngữ:
Cùng với lao động, ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ý
thức. Nhờ ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượng hoá, suy nghĩ độc lập, tách
khỏi sự vật cảm tính. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp trao đổi tư
tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích luỹ
được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử.
=> Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức cho thấy, ý thức xuất hiện là
kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời
là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người. Trong đó, nguồn gốc
tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành,
tồn tại và phát triển.

Bản chất của ý thức


Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn vì vậy mà bản chất của ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Và chính vì vậy, ý thức sẽ phản ánh thực tế
khách quan thế giới của con người.
 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là
những nội dung mà ý thức đều xuất phát từ thực tiễn, những yếu tố xuất hiện
trong thực tiễn sẽ là cơ sở để ý thức được hình thành.

 Sự phán ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn cần
sử dụng mà bắt buộc phải tạo ra những giá trị, phát minh thiết kế hiện đại và
hữu ích hơn để đáp ứng cho nhu cầu thực tế của xã hội.

 Phản ánh ý thức là sự sáng tạo, vì phản ánh đó bao giớ cũng dựa trên hoạt
động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các
quan hệ xã hội, bản chất ý thức có tính xã hội.

Vậy, bản chất của ý thức chính là sự phản ánh chân thật và đầy đủ nhất của ý thức.
Hành vi con người cũng chính là yếu tố thể hiện bản chất cúa ý thức. Ý thức là một
hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.

Vai trò của ý thức


7
-Vai trò của ý thức có một tầm quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống và khẳng định
vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản
phẩm, là sự phản ánh chân thật về thế giới khách quan. Và hành động của con người
chỉ xuất phát từ những yếu tố tác động

-Điều này đã tạo cho con người sự thông minh, nhạy bén để có thể ứng phó kịp thời
với tác động của môi trường xung quanh. Từ đó giúp tạo bên các giá trị thực tiễn cho
đời sống xã hội, nhiều công trình kiến trúc được tạo nên, nhiều phát minh khoa học
được hình thành do ý thức của con người dự đoán được những thiên tai, hay những
thay đổi của tương lai ....

Do vậy, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải
tạo thế giới có hiệu quả. Vì thế, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức,
phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan.

1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


Theo quan điểm triết học Mác Lê-nin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng.
Trong đó,vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
Vật chất quyết định ý thức:
1. Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
2. Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức
3. Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
4. Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Do sự tồn tại khách quan nên vật chất là có cái có trước và nó mang tính thứ nhất. Ý
thức lại là sự phản ánh lại của vật chất,. Nếu không có vật chất trong xã hội và vật chất
trong tự nhiên thì sẽ không có ý thức. Nên ý thức chính là thuộc tính và là sản phẩm
của vật chất, chịu sự chi phối và quyết định của vật chất. Ngoài ra, ý thức có tính năng
động, sáng tạo nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo các quy định
của vật chất.
Vật chất sẽ quy định hình thức và nội dung biểu hiện của ý thức. Nghĩa là, ý thức sẽ
mang thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Và những thông tin này có thể sai hoặc
đúng thiếu hoặc đủ, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên
bộ óc của con người.
 Ví dụ : Ca dao tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo” nghĩa là vật chất có
quyết định nhiều tới nhận thức của con người. Bộ não con người sẽ phản ánh
những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất. Từ mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức, con người sẽ biết hành động, cư xử đúng mực.

Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn:
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là của con người nên
nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức
không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan. Mọi hoạt động
của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp
tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết
8
về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương
hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương
tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Ví dụ : Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C, người
ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải bằng
phương pháp thủ công cổ xưa.
Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
-Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển
-Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý
thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan của vật
chất.
Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định
hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành công
hay thất bại …
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức.
1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
– Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việc quan
sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào chúng, ta sẽ bắt đối
tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó. Khi đó, ta sẽ thu nhận được
tri thức.
Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con người sẽ có kiến thức ngày càng
phong phú về thế giới.
– Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con người
phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác định phương
hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch.
– Muốn thành công, con người phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng. Phải luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh, điều
kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế.
– Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc tránh
xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để hành động mà
không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.
2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con Người
– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huy hết
trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mới trên
cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con người mới ngày càng
tài năng, xã hội ngày phát triển.
– Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực để nâng
cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn,
không bỏ cuộc giữa chừng.
– Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều ngày
cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
– Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có nghĩa là những
thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc tìm ra giải pháp khả
thi.
9
PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ
XÂY DỰNG LỐI SỐNG TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY VÀ LIÊN
HỆ THỰC TIỄN.

2.1 Nhận thức


-Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được
những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế
khách quan.
-Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết
cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển
tri thức của bản thân.
-Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi
tình huống. Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập
-Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả
yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

2.2 Vận dụng


+ Sinh viên đừng giành hết thời gian chỉ để học những lý thuyết xuông mà nên biết
vận dụng, áp dụng nó vào trong cuộc sống; Ngoài ra còn phải biết trao dồi, rèn luyện
những kỹ năng mềm như khả năng thuyết trình, thuyết phục, xử lý tình huống…Và
cũng đừng chỉ rèn luyện kỹ năng mềm mà không biết và hiểu bản chất thật của nó. Rèn
luyện là phải tham gia các hoạt động xã hội, cần sức khỏe.
+ Là một sinh viên năm nhất, em thấy bản thân mình cần phải xác định rõ các nhân tố
vật chất như điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống, quy luật khách quan.
+ Vận dụng để nâng cao năng suất học tập của bản thân bằng cách tạo ra những cơ sở
vật chất tốt để thúc đẩy tinh thần học như : tìm kiếm một phương pháp học tập phù
hợp bản thân, trang trí sắp xếp góc học tập thật gọn gàng
+ Tôn trọng tính khách quan và hành động theo các quy luật mang tính khách quan,
thể hiện qua một số hành động như không cúp tiết, tham gia đầy đủ các buổi học, làm
theo giáo viên hướng dẫn
+ Tìm tòi thêm kiến thức qua sách vở, phương tiện truyền thông. Thường xuyên dành
thời gian tự học, đọc thêm sách về phần mình chưa hiểu.
+ Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ, cụ thể là cần tiếp
thu những cái mới nhưng tiếp thu có chọn lọc, học hỏi và lắng nghe ý kiến của mọi
người xung quanh. Ví dụ, trong làm việc nhóm để thuyết trình môn Triết em đã ngồi
lại với bạn bè, bàn bạc để mỗi người đưa ra ý kiến cá nhân và sau đó tổng hợp lại để
hoàn thiện bài thuyết trình đúng theo ý của tất cả các thành viên.
+ Khi giải thích các hiện tượng xã hội cần tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố
tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Đăng kí nguyện vọng vào các
trường đại học. Xét đến chính là năng lực của bản thân và điều kiện tài chính của gia
đình để sắp xếp nguyện vọng một cách thông minh và hợp lí nhất. Tránh trường hợp
ngành học không phù hợp với bản

10
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức và việc xây dựng lối sống tích cực của sinh viên Việt Nam hiện nay như
sau .Trước thời đại hội nhập xã hội ngày càng phát triển xuất phát từ thực tế khách
quan sinh viên cần biết vận dụng các quy tắc khách quan vào thực tiễn. Yêu cầu của
quan điểm khách quan là trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn bao giờ cũng
phải xuất phát từ những điều kiện, những hoàn cảnh thực tế; tôn trọng các quy luật
khách quan, các quy luật tự nhiên và xã hội, đặc biệt là từ điều kiện vật chất trong việc
xác định ,định hướng bản thân lựa chọn hiệu quả .Sinh viên ngày nay cần có tác phong
đúng mực, nhanh nhạy ,tư duy sáng tạo, thái độ nghiêm túc ,luôn học hỏi,rèn luyện
bản thân,sống giản dị ,khiêm tốn ,thật thà dung cảm ,không ngại thử sức những thứ
mới mẻ ,có tinh thần lạc quan và lý tưởng hoài bão .Đặc biệt loại bỏ những thành phần
lạc hậu ,không có trí tiến thủ ,ỷ lại lười biếng chỉ biết đến lợi ích của bản thân ,tham
lam vô độ, vô ý thức ,không có nề nếp ,sống buông thả lợi dụng người khác làm việc

trái pháp luật gây hại cho đất nước.

11

You might also like