You are on page 1of 3

PHẢN BIỆN:

GENZ – MỘT THẾ HỆ NHẠY CẢM? MỘT THẾ HỆ DỄ VỠ?


MỘT THẾ HỆ LUÔN KHÓC THAN?
1. KHÁI NIỆM : Độ tuổi Genz: (sinh từ năm 1995 đến năm 2012, cũng có thể đến 2015
nhưng còn tùy quan điểm_theo vietcetera)

Đa phần ở độ tuổi thiếu niên (Tâm lý dễ bị ảnh hưởng

 NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ HAY GẶP Ở GENZ

+Dễ dàng bị quá tải về mặt tinh thần, mắc chứng rối loạn lo âu ...

+Cảm thấy bị lạc lõng ...

+Suy nghĩ quá nhiều, overthinking,...

+peer presure ( áp lực đồng trang lứa )

+…

1. DỄ CẢM THẤY QUÁ TẢI VỀ MẶT TINH THẦN, CẢM THẤY LẠC LÕNG

- Việc đi học sinh học cả ngày trên trường rồi lại đi học thêm xong làm bài tập đến đêm
khiến học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress. Từ đấy dẫn tới sự quá tải về mặt tinh thần do
áp lực và căng thẳng kéo dài. Những người mắc vđe này luôn trong trạng thái lo âu thái quá,
ảnh hưởng đến tâm lí và và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Gen Z là một thế hệ bùng nổ trong
lo âu: 50% vấn đề sức khoẻ tâm lý xảy ra ở tuổi teen (13-19 tuổi) và 75% diễn ra ở tuổi 24.
1/6 người trẻ hiện tại đang bị rối loạn lo âu. Thế hệ Z là thế hệ được đặt nhiều kỳ vọng nhất,
nhưng cũng là thế hệ mong manh nhất. Sự lo lắng triền miên dẫn tới nhiều hệ luỵ như hoảng
loạn, suy sụp tinh thần, mất ngủ, đau tức ngực và khó thở, và thậm chí là tự tử. Nghiêm trọng
hơn, tự tử mang tính lây lan, hiện tượng này càng dễ xảy ra khi cái chết ban đầu xuất phát từ
người nổi tiếng trong làng giải trí.

- Sự phụ thuộc quá mức vào sự động viên hoặc lời khuyên từ người khác, khiến người
ta không có sự tiến bộ hay hành động để thay đổi hoặc cải thiện tình huống của mình. Thay
vào đó, họ chỉ dừng lại và không thực hiện bất kỳ hành động tích cực nào để vượt qua khó
khăn hoặc đạt được mục tiêu. Liệu thực sự do xã hội quá cứng nhắc hay chỉ là genZ đã quá ảo
tưởng về bản thân mà dậm chân tại chỗ?
-Chỉ chăm chăm vào tìm người giúp đỡ mà không tự giúp được bản thân: Không khó để
tìm những bài viết than khóc về vấn đề của chính mình hay than thở về việc không ai giúp đỡ
nhưng phải chăng đây lại dẫn đến vấn đề là GenZ quá ỷ lại, chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của
người khác mà không tự vực dậy?

2. TỈ LỆ TRẦM CẢM QUÁ CAO, PEER PRESURE

- Xuất phát từ áp lực gia đình ( các thế hệ đi trước ), bạn bè, môi trường học tập và làm
việc:

+Gen Z thường đối mặt với áp lực học tập đáng kể và quyết định sự nghiệp trong
một thế giới cạnh tranh. Các yêu cầu cao về thành tích học tập, sự không chắc chắn về tương
lai và cảm giác bị “định hình” sớm và những kỳ vọng lớn từ bố mẹ gen x có thể gây ra căng
thẳng, trầm cảm và lo lắng về tương lai.

+ Việc học tập ở xã hội bây giờ đang càng được đề cao, thay đổi chương trình,
các môn học trở nên nặng hơn. Từ đó gen Z càng cảm thấy áp lực và dẫn đến trầm cảm, và từ
trầm cảm còn dẫn đến những vụ tự tử do áp lực quá lớn( Cuối năm 2021, bé trai 12 tuổi ở
chung cư Goldmark City, Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử
vong. Theo thông tin của gia đình, do áp lực việc học hành, làm bài thi không tốt nên con đã
bất ngờ nhảy từ tầng 22 xuống đất. Sáng 31/3/2022, một nữ sinh lớp 8 của Trường THCS Đại
Phúc, TP Bắc Ninh được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng.

+ Gen Z đang phải đối mặt với áp lực từ môi trường xã hội khắt khe hơn bao giờ
hết. Sự tiếp xúc với các mạng xã hội và truyền thông làm tăng sự so sánh, gây ra cảm giác
thiếu tự tin và áp lực để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội. Sự so sánh không lành mạnh này có thể
dẫn đến căng thẳng, lo lắng và tự ti trong tâm trạng của Gen Z.

+ Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chỉ 45% Gen Z cho biết sức khỏe tâm thần của
họ ổn hoặc rất tốt. Tất cả các nhóm thế hệ khác đều có kết quả tốt hơn về thống kê này, bao
gồm Millennials (56%), Gen Xers (51%) và Boomers (70%). Con số trên đã cho thấy Gen Z là
thế hệ trầm cảm nhất, các thành viên của nhóm này có nhiều khả năng tìm đến các liệu pháp
hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần hơn so với các thành viên của nhóm khác. Khoảng 37% thành
viên nhóm gen Z – tỷ lệ cao hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây – cho biết đã làm việc với chuyên
gia sức khỏe tâm thần

+ Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% -
29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở riêng Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm
thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm
lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần
thiết. (nguồn)

3. SUY NGHĨ QUÁ NHIỀU, OVERTHINKING


Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này có thể kể đến như: Trải qua một sự kiện
đau buồn hoặc khó khăn trong cuộc sống; Có tính cách cầu toàn hoặc ám ảnh; Trải qua căng
thẳng trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân; Có tiền sử gia đình mắc các vấn đề sức khỏe
tâm thần... Việc overthinking khiến cho cá nhân người ấy thường xuyên cảm thấy mệt mỏi,
buồn bã và trở dễ trở nên cáu gắt với những người xung quanh, thậm chí là với chính những
người thân trong gia đình.

DẪN CHỨNG: Lê Nguyễn Thảo Phương (24 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội là một
trường hợp điển hình. Cô gái trẻ cho biết, chỉ một câu nói đùa của bạn bè cũng làm Phương
suy nghĩ rất nhiều dù họ đã giải thích rằng họ không hề có ác ý và câu đùa đó là một câu đùa
phổ biến họ vẫn thường dùng nhưng Phương vẫn không thể ngừng nghĩ về nó. Từ đó, mối
quan hệ của Phương và các bạn ngày càng tồi tệ hơn. Cô gái 24 tuổi dần trở nên ngại giao tiếp
với mọi người vì sợ lại trở thành tâm điểm bị mọi người nhắm đến. Không chỉ vậy, với những
vấn đề nghiêm trọng hơn khi chuẩn bị đi ngủ, Phương lại nhớ lại và dằn vặt bản thân. Điều
này khiến cho cô gái trẻ liên tục suy nghĩ và không thể "vào giấc", làm ảnh hưởng đến giờ ngủ
cũng như là chất lượng của giấc ngủ.
Đây cũng là nguyên nhân khiến Phương thường xuyên mệt mỏi, buồn bã và trở dễ trở nên cáu
gắt với những người xung quanh, thậm chí là với chính những người thân trong gia đình

You might also like