You are on page 1of 2

Câu 1: Anh B và chị A kết hôn với nhau năm 2014, vào năm 2019 bố mẹ

chị A tặng riêng cho chị một căn nhà và đứng tên chị. Trong thời gian
hôn nhân, anh B và chị A có những sự mâu thuẫn, bất đồng với nhau
nên đi đến quyết định li hôn vào năm 2022. . Đến phần chia tài sản, anh
B bắt buộc chị A phải chia cả ngôi nhà bố mẹ chị A tặng. Các bạn nghĩ
sao về vấn đề này?

 Anh B là người sai.


Theo Điều 33 khoản 1 Luật Hôn nhân gia điình 2014, sửa đổi bổ sung 2015:
“...Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng
cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Vì vậy ngôi nhà mà mà bố mẹ chị A tặng là tài sản riêng của chị A, chị
không cần phải chia như tài sản chung phát sinh trong quá trình hôn nhân.

Câu 2: Sự bất cập trong quy định “lỗi” là một trong những căn cứ được
xem xét để phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Và nếu như vậy
thì nhóm bạn có cho rằng nên bãi bỏ quy định tại điểm d khoản 2 Điều
59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “lỗi của mỗi bên trong vi
phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng được quy định”hay không ?

=> Theo quan điểm của nhóm chúng mình thì mặc dù có những hạn chế,
vướng mắc nhất định, tuy nhiên, không nhất thiết phải bỏ quy định này, vì
trên thực tế, lỗi của các bên thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn
nên cần phải xem xét đến yếu tố này khi phân chia tài sản để bảo đảm quyền
lợi cho bên bị ảnh hưởng nhiều hơn. Đối với quan điểm cho rằng, người có
lỗi đã phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình và
các luật liên quan khác nên không cần thiết xét đến yếu tố lỗi khi phân chia
tài sản, tác giả cho rằng, trường hợp lỗi ở đây cần phải được hiểu có tác
động rộng hơn, không chỉ đến cá nhân bị chịu tác động mà còn ảnh hưởng
đến đời sống hôn nhân, kéo theo đó là các hệ lụy xã hội khác như sự phát
triển của con cái, gia đình hai bên. Vì vậy, việc quy định lỗi là một trong các
yếu tố xét đến khi phân chia tài sản là hợp lý và cần thiết.
Câu 3: Trong trường hợp có “lỗi”, nhóm các bạn có thể cho một ví dụ để tụi mình có
thể hiểu thêm về bất cập của nó khi giải quyết vấn đề...

Ví dụ như một trường hợp phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải trong xã hội hiện
đại ngày này đó là “ngoại tình”, đây được coi là lỗi không chung thủy. Những trường hợp
người chồng ngoại tình sau đó về ruồng rẫy vợ con, vô trách nhiệm khiến cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng không thể cứu vãn thì chúng ta có thể thấy rõ và việc áp
dụng quy định này là cần thiết, thậm chí những trường hợp này người chồng chỉ có thể
được chia một phần tỷ lệ rất nhỏ để đảm bảo tính răn đe. Nhưng cũng có những trường
hợp “ngoại tình” nhưng người chồng một mặt cố gắng che giấu họ vẫn cố gắng sống có
trách nhiệm với vợ con, khi bị phát hiện họ cảm thấy có lỗi, nhận thức được việc làm sai
trái của mình và cố gắng hàn gắn tình cảm gia đình nhưng người vợ cương quyết ly hôn thì
yếu tố lỗi ở đây được xác định như thế nào, theo tỷ lệ như nào?

You might also like