khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Dì nghiến chặt răng ngăn cho nước mắt tuôn nhưng dì vẫn khóc. Tiếng khóc

You might also like

You are on page 1of 2

DÌ HẢO

“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp” (Pau-tốp-
xki). Thật vậy, tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn đem lại cho ta những rung cảm đẹp đẽ về cuộc
sống và con người. Qua thi phẩm “Dì Hảo”, Nam Cao đã cho ta thấy nỗi bất hạnh của người nông dân
trc CMT8 1945 cụ thể là Dì Hảo thông qua đoạn trích sau: …

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kí 20. Ông
trải qua 2 thời kì sáng tác. Sau CMT8, ông là nhà văn cách mạng; trc CMT8, các tác phẩm của ông
phản ánh hiện thực đời sống người nông dân khổ cực, bi thảm qua đó lên án, phê phán xã hội bất công.
Và không thể không nhắc tới hình tượng dì Hảo trong truyện ngắn cùng tên. “Dì Hảo” thuộc tuyển tập
truyện ngắn “Đôi mắt” Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208. Truyện kể về cuộc đời dì Hảo, một cuộc đời
đau khổ, thấm đẫm nước mắt và đầy bi thương. Dì đc mẹ dẫn đến nhà bà ngoại của nv “tôi” – chủ nợ
của mẹ ruột dì Hảo làm con nuôi. Dì lấy chồng tứ sớm, không có con , bị chồng bạc đãi, bản thân bị
liệt. Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm, là điển hình cho số phận của dì Hảo

Mở đầu đoạn trích là tâm trạng đau khổ, cam chịu của dì Hảo: Dì nghiến chặt răng để cho khỏi
khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta
thổ. Dì thổ ra nước mắt. Dì nghiến chặt răng ngăn cho nước mắt tuôn nhưng dì vẫn khóc. Tiếng khóc
nghe bi thương mà thê thảm. Dì khóc nắc lên, khóc như người ta thổ. Phép tu từ liệt kê, tăng tiến càng
làm cho tiếng khóc của dì thêm thê thảm. Ngoài ra, Nam Cao cũng sử dụng phép điệp để nhấn mạnh
nỗi bất hạnh, nỗi cam chịu, tủi nhục của dì Hảo. Dù những bất hạnh ấy đều từ người chồng nhưng dì
vẫn không trách người chồng tàn nhãn đó: Trách làm gì hắn, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.
Nam Cao đã khắc họa thành công số phận người phụ nữ bất hạnh, bi thương thời kì trc CMT8.

Tuy nhiên, trong cuộc đời đầy đau thương của dì Hảo, có một người phụ nữ vẫn giữ được tình
người và lòng nhân ái, đó là bà ngoại của nhân vật chính. "Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi
ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” thể hiện tình người ấm áp giữa xã
hội thực dân phong kiến đầy bế tắc. "Người" ở đây chính là bà của nhân vật tôi, bà là chủ nợ nhưng
trước đã nhận nuôi dì Hảo và trả công nhình hơn một chút để trừ vào nợ của bà xã Vận - mẹ ruột dì
Hảo. Bà thấu hiểu những nỗi khổ cực của dì nên khi dì Hảo đã đi lấy chồng, bà vẫn lặng lẽ ghé thăm,
cho dì quà và nghe dì tâm sự. Dù chỉ là những điều nhỏ bé nhưng đó lại là điều mà dì Hảo hết sức trân
trọng.

Về nội dung Nam Cao đã tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật Dì Hảo với sự miêu tả tâm lí
tinh tế nhân vật. Qua đó thể hiện hoàn cảnh đau khổ, nỗi bất hạnh của và sự tuyệt vọng của nhân vật.
Đây cũng là số phần của những người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám rất bất hạnh, khổ cực, phải
chịu bao nhiêu những tủi nhục. Từ đó thể hiện thái độ tình cảm trân trọng, thương cảm thay cho số
phận của họ. Lên án cuộc sống bất công, thiếu sự công bằng với phụ nữ thời đó.
Về nghệ thuật, Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá tâm lý của con người,
miêu tả và phân tích mọi biểu hiện, diễn biến tâm lý của nhân vật. Ông tập trung thể hiện nỗi đau đớn,
giằng xé tinh thần của nhân vật trước kiếp sống cùng cực. Nam Cao đã đi sâu vào diễn tả kiếp sống tủi
nhục, ê chề của dì Hảo qua hình ảnh những giọt nước mắt, cho người đọc cảm nhận một cách sống
động nhân vật. Đặc biệt, ông sử dụng hiệu quả hình thức độc thoại nội tâm để diễn tả những suy nghĩ
thầm kín nhất trong tâm hồn con người. Kết hợp với giọng điệu xót thương, đồng cảm, đoạn trích nói
riếng và tác phẩm nói chung là điển hình cho phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Lời người kể
chuyện xen ngữ điệu nhân vật làm cho lời kể thêm sinh động giúp ta hình dung rõ nét về hình tượng
nhân vật.

Như vậy, đoạn trích đã thể hiện đc hình tượng dì Hảo - là người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, cam
chịu, là điển hình cho thân phận người nông dân thời kì trc CMT8. Ngoài ra, hình tượng ấy còn không
hiếm trong cuộc sống hiện đại. Họ bị chồng đánh đập nhưng không dám phản kháng, nhẫn nhịn, cam
chịu số phận.

Với tài năng đồng cảm sâu sắc Nam Cao đã khắc họa hình tượng người nông dân trc CMT8 một
cách rất chân thật trong một xã hội đầy đau khổ như ông giáo trong “Lão Hạc”, Thứ trong “Sống mòn”
hay “Chí Phèo”.

Tóm lại, bằng ngòi bút tài hoa của mình Nam Cao đã mang đến cho truyện ngắn “Dì Hảo” một nội
dung và nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt nhân vật dì Hảo là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ nói
riêng và người nông dân thời kì trước CMT8 nói chung. Vì vậy mấy chục năm qua đi thì “Dì Hảo” vẫn
luôn sáng giá và bất tử với thời gian.

You might also like