You are on page 1of 123

2021.

03

Level 1
Tài liệu lưu hành nội bộ vui lòng không sao chép
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 1: Lịch sử các trường phái y học bằng tay


A. Giới thiệu
- Y học bằng tay là một trong những trường phái y học rất được ưa
chuộng ngày nay với nhiều ưu điểm và nỗi bật nhất là ưu điểm không
sử dụng thuốc với những kỹ thuật hoàn toàn tự nhiên.
- Lịch sử phát triển bộ môn này đã bắt nguồn từ rất rất lâu về trước và
có khắp nơi trên thế giới với rất nhiều trường phái đa dạng khác nhau.

B. Lịch sử
- Tham khảo thêm tài liệu

2 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 2: Kiến thức cơ bản


A. Khái niệm rối loạn chức năng cơ xương khớp
- Định nghĩa :
o Là sự thay đổi,
suy yếu về mặt
chức năng của
một trong những
yếu tố có liên
quan đến hệ
thống xương,
khớp, mô mềm,
tuần hoàn, bạch
huyết hoặc thần
kinh.

- Trong lĩnh vực y học bằng tay, việc chẩn đoán rối loạn chức năng cơ
xương khớp một cách thích hợp và chính xác là rất quan trọng.
- Theo tổ chức phân loại bệnh tật quốc tế thì chữ “Somatic dysfunction”
đã thay thế những khái niệm cũ tương đương trong các trường phái
điều chỉnh xương hiện nay như :
o Osteopathic lesion
o Chiropractic subluxation
o Joint blockage
o Joint lock
o Loss of joint play
o Minor vertebral derangement

- Mối quan tâm về chức năng của


hệ thống cơ xương đòi hỏi một
phương pháp đánh giá chuyển
động một cách tổng quát để xác
định liệu chức năng đó có bình
thường, có dưới ngưỡng hay quá
ngưỡng không. Các thủ thuật của
y học bằng tay hiệu quả nhất đối
với mức độ vận động dưới
ngưỡng.

3 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Lý thuyết về khái niệm DYSFUNCTION


- Nhiều giả thuyết đã được đề xuất để giải thích khái niệm hạn chế vận
động được quan sát lâm sang sau đây:

1. Lý thuyết thứ nhất

- Cho rằng có sự mắc kẹt từ bao hoạt dịch


hoặc màng hoạt dịch giữa hai bề mặt khớp
đối nhau. Có một số bằng chứng giải phẫu
cho thấy sự thoái hóa đĩa xương sụn xảy
ra, nhưng liệu chúng có thực sự gây ra hạn
chế vận động của phân đọan này hay
không thì chưa được chứng minh. Đĩa
xương sụn được bảo tồn bởi các sợi C gợi
ý chức năng hấp thụ.
2. Lý thuyết thứ hai

- Cho rằng nguyên nhân của


Dysfunction là thiếu sự
đồng nhất trong tiếp xúc
điểm của các bề mặt khớp
đối nhau và có sự thay đổi
giữa các bề mặt khớp.

Ghi chú :

4 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

3. Lý thuyết thứ ba

- Cho thấy một sự thay đổi trong các tính chất vật lý và hóa học của chất
lỏng hoạt dịch và bề mặt hoạt dịch. Về bản chất, khả năng trượt trơn
tru đã bị mất vì các bề mặt đối diện nhau đã trở nên dính. Sau khi thực
hiện chỉnh xương tại các khớp đốt sống và khớp chi, thì người ta quan
sát thấy có xảy ra sự phân tách các bề mặt khớp, hiện tượng
“cavitation” (hình thành bong bóng trong chất lỏng khi xảy ra sự thay
đổi áp suất một cách đột ngột). Ngoài âm thanh popping được tạo ra
thì còn quan sát được mật độ âm trong khớp trên tia X. Hiện tượng
chân không này xuất hiện dường
như có mật độ nitơ và bóng khí
có mặt trong một khoảng thời
gian khác nhau. Quan sát hiện
tượng này cho thấy có sự thay
đổi từ trạng thái chất lỏng
chuyển sang trạng thái khí sau
khi thực hiện thủ thuật chỉnh.

Ghi chú:

5 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Lý thuyết thứ tư

Cho rằng “Dysfunction” là kết quả của sự thay đổi chiều dài và trương
lực của cơ. Một số cơ có thể trở nên tăng trương lực và rút ngắn, trong
khi những cơ khác trở nên dài hơn và yếu hơn dẫn đến mất kiểm soát cơ.
Kiểm soát sinh lý của cơ rất phức tạp, bao gồm hành vi của các cơ chế
trong khớp và tổ chức mô mềm liên quan, bụng cơ và bộ máy gân Golgi,
phân đọan tủy sống và cung phản xạ , đường dẫn đến vỏ não vận động,
corticobulbar và đường dẫn động của vỏ não, con đường chung cuối cùng
của nơron vận động alpha đến sợi cơ. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cảm
thụ hướng tâm đến cơ chế phức tạp này hoặc sự thay đổi chức năng trong
hệ thống đều có thể làm rối loạn ở mô cơ và cuối cùng ảnh hưởng đến
sinh cơ học khớp và sự ổn định động. Bất kỳ sự thay đổi nào trong trương
lực cơ sau đó sẽ hạn chế chuyển động bình thường và đóng vai trò là yếu
tố vĩnh viễn trong chuyển động khớp bị thay đổi. Cho dù hoạt động cơ
bất thường là nguyên phát hay thứ phát do rối loạn chức năng đốt sống thì
hoàn toàn là phỏng đoán. Tương tự như một máy tính, hệ thống thần kinh
có thể được xem như là phần mềm và hệ thống cơ xương là phần cứng.

6 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Chức năng thay đổi của hệ thống thần kinh (phần mềm) không cho phép
hệ thống cơ xương (phần cứng) hoạt động phù hợp. Một số người hành
nghề y học bằng tay xem hiệu quả của việc điều trị này là việc lập trình
lại phần mềm thông qua việc thay đổi hành vi của cơ học ở cấp độ khớp
và mô mềm.

Ghi chú:

7 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

5. Lý thuyết thứ năm

- Xem xét những thay đổi về tính chất sinh


học và sinh hóa của các yếu tố mô mạc của
hệ thống cơ xương, sụn, cấu trúc dây chằng
và mạc. Khi các cấu trúc này bị thay đổi do
chấn thương, viêm, thoái hóa hoặc thay đổi
khác, thì sẽ dẫn đến chuyển động bình
thường của đốt sống bị hạn chế.
6. Kết luận

- Cho dù lý thuyết nào thì hiện tượng lâm sàng của chuyển động đốt sống

bị hạn chế có thể được xem là ảnh hưởng đến các diện khớp nối
zygapophysial. Chúng ta nói về khả năng mở, đóng và chủ yếu đề cập
đến chuyển động kiểu co kéo, chứ không phải chuyển động kiểu tách
rời. Trong tư thế gấp về phía trước, các mặt diện khớp mở, và trong tư
thế duỗi về sau thì diện khớp đóng lại. Nếu có một cái gì đó cản trở
khả năng của cả hai mặt để mở, thì sẽ làm hạn chế khả năng trong tư
thế gấp về trước. Ngược lại, nếu có thứ gì đó cản trở khả năng đóng
của cả hai mặt diện khớp thì tư thế duỗi về sau bị hạn chế. Cũng có thể
một diện khớp di chuyển bình thường và diện khớp còn lại bị hạn chế.
Ví dụ :
o Nếu diện khớp bên phải không mở, nhưng bên trái bình thường,
thì có thể nghiêng bên phải nhưng nghiêng bên trái bị hạn chế.
Vì nghiêng và xoay là những chuyển động kép ở những đốt
sống ngoại trừ C1, chuyển động xoay cũng có thể bị ảnh hưởng
bởi sự thay đổi trong chuyển động khớp mặt.

8 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

C. Tiêu chí chẩn đoán


1. Năm tiêu chí của một SUBLUXATION
o Những điểm bất thường về hệ cơ
 Tăng trương lực cơ: có hiện tượng căng cứng các bó cơ
(mãn tính), co cứng đột ngột (cấp tính).

 Giảm trương lực cơ: trong các trường hợp nhão cơ, yếu
cơ.

o Những điểm bất thường về khớp:


 Chuyển động bất thường ( biết qua thăm khám vận động
Extention, Flextion, Neutral)

 Giảm hoặc mất chuyển động, nguyên nhân tiềm tàng dẫn
đến mất tầm vận động.
 Tăng tính chuyển động, mềm dẻo, linh hoạt bất thường.
o Những điểm bất thường về cấu trúc mô mềm: Đến từ những
thay đổi về mặt tế bào (nguyên nhân do có sự thay đổi về thần
kinh và mạch máu, hệ bạch huyết).
o Những điểm bất thường về hệ thần kinh: Tăng hoặc giảm xung
thần kinh.
o Những điểm bất thường về thoái hóa cột sống:
 Do vận động khác thường.
 Do thay đổi phân đoạn xung thần kinh chi phối tuần hoàn
 Hậu quả của việc vận động không đúng ở các khớp phức
hợp.

9 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

2. Bốn tiêu chí của một TART ( Một khái niệm chỉ một rối
loạn mô mềm và mất hoặc giảm tầm vận động bình thường
của một phân đoạn cột sống hay khớp chi)
A. Sự thay đổi về cấu trúc mô mềm: Có thể xuất hiện trong nhiều hình
thức như xung quanh mô có thể bị phù nề, xuất hiện nốt đỏ, tăng
trương lực, da sần sùi, da ẩm (trong trường hợp cấp); mềm, sơ sợi, teo,
cứng,da khô, mát hơi căng, giảm trương lực ( trong trường hợp mãn
tính).

B. Mất cân bằng: xương, cơ, khớp có thể mất cân đối với những cấu trúc
liên quan (cấp tính), có thể là mất cân đối xuất hiện trong khu vực
khác do bù trừ (trong trường hợp mãn tính).

10 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

C. Hạn chế vận động: khi bị rối loạn một khớp có thể bị hạn chế tầm vận
động và đau trong trường hợp cấp tính (có 3 ranh giới vận động là
ranh giới vận động sinh lý, ranh giới vận động giải phẩu và ranh giới
vận động bệnh lý). Giảm hoặc không đau trong trường hợp mãn tính.

D. Điểm nhạy cảm: là một điểm khi ấn chẩn có cảm giác đau dữ dội, đau
nhói (cấp tính), đau âm ĩ, đau liên tục và cảm giác nóng (mãn tính).

11 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

3. Ranh giới vận động

12 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Phạm vi vận động sinh lý:


o Là giới hạn vận động chủ động
- Phạm vi vận động giải phẫu:
o Giới hạn vận động thụ động
- Phạm vi đàn hồi:
o Tầm vận động giữa ranh giới vận động sinh
lý và ranh giới vận động giải phẫu.
4. Giới hạn vận động
- Là giới hạn trong phạm vi vận động giải phẫu gây giảm phạm vi vận
động sinh lý. Là một điểm mà trước ranh giới vận động sinh lý gây
ngăn cản tầm vận động tối đa.
o Ví dụ
 Xoay đầu qua phải tối đa 900 nhưng xoay trái chỉ 700. Do
đó, giới hạn vận động sẽ nhận biết được khi xoay trái.

- Giới hạn tầm vận động bệnh học: là giới hạn


vận động do nguyên nhân thay đổi bệnh học ở
mô mềm .
Dấu hiệu Cấp Mãn
* Những thay đổi mô Viêm, sưng phù, mặt da Giảm hoặc không sưng
mềm tăng độ ẩm, nổ ban đỏ, phù,bề mặt da khô, mát
tăng trương lực cơ... hơi căng, giảm trương
lực cơ, mềm ,nhão, sơ
sợi
*Sự mất cân đối Xuất hiện Xuất hiện nhưng bù trừ
cho một khu vực tổn
thương khác trên của cơ
thể.

*Giới hạn vận động Xuất hiện, đau khi vận Xuất hiện, giảm hoặc
động không đau khi vận động

*Điểm nhạy cảm Đau nhói Đau âm ỉ kèm cảm giác


nóng.

13 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 3: Thần kinh giao cảm và đối giao cảm

14 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

15 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Ghi chú :
- a Dây thần kinh sọ VII ( thần kinh mặt) thông qua các dây thần
kinh sinh ba : cơ nhai ( dễ sờ thấy trong nhóm cơ nhai), chẩm,
C1, C2 (phản xạ trung gian của cơ sinh ba theo Sumino R,
Nozaki S, Kato M. Central pathway of trigeminoneck reflex
trích trong Oral Fascial Sensory and Motor Functions.
International Symposium Tokyo, Japan : Quintessence xuất bản
năm 1980).
- b Dây thần kinh sọ X (thần kinh phế vị ): kết hợp với phản xạ
viscerosomatic tại chẩm, C1, C2.
- c Phần trung gian của các ống dẫn trứng nhận bị chi phối từ các
dây thần kinh vùng chậu S2 – S4, trong khi phần bên bị chi phối
bằng dây thần kinh lang thang

16 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 4: Phản xạ CHAPMAN và phản xạ cơ


quan nội tạng

17 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

18 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Bảng so sánh tính chất ChapMan reflexes và phản xạ cơ quan nội tạng

Giống nhau Khác nhau

Kết quả phản xạ của tính hiệu về thần Phản xạ Chapman là phản xạ vào hệ
kinh trung ương thần kinh bạch huyết. Phản xạ cơ
Bệnh sẽ tái phát nếu không chữa vào quan nội tạng là phản xạ thần kinh
nguyên nhân gốc Những điểm phản xạ Chapman thì cố
Trị liệu những điểm phản xạ này sẽ định không thay đổi theo thời gian (
cải thiện chức năng các cơ quan nội định huyệt theo Đông y)
tạng Những điểm phản xạ cơ quan nội tạng
thì không cố định theo thời gian (
Giống như A Thị huyệt trong Đông y)

Ghi chú :

19 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 5: Cột sống


A. Giới thiệu

- Cột sống hay còn gọi là xương sống là


một cấu trúc xương được tìm thấy trong
động vật có xương và trong đó có con
người chúng ta. Cột sống của con người
chúng ta được hình thành từ 33 đốt sống
và có một số ít những người có 34 hay
35 đốt. Chúng kết hợp với tạo thành một
ống sống và một khoang bao quanh để
bảo vệ tủy sống.
- Giữa những đốt sống có chèn một đĩa
đệm được cấu tạo từ những sợi hình
khuyên và một nhân nhầy đĩa đệm bên
trong, có chức năng như một chiếc đệm
tuyệt vời giúp cấu trúc cột sống đứng
vững dưới sức nặng cơ thể và hoạt động
tốt trong phạm vi chuyển động.

20 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Đường cong sinh lý

- 33 đốt sống và các đĩa đệm cùng nhiều thành phần khác tổ
hợp lại với nhau tạo thành một cấu trúc xương cột sống
hoàn chỉnh được chia làm 4 vùng khác nhau cụ thể như sau
o Vùng đốt sống cổ C1 -> C7 ( 7 đốt)
o Vùng đốt sống ngực T1 -> T 12 ( 12 đốt)
o Vùng đốt sống thắt lưng L1 -> L5 ( 5 đốt)
o Khung chậu là 1 cấu trúc đặc biệt và rất quan trọng
được xem là móng nhà của toàn bộ cột sống được tổ
hợp từ 2 xương chậu kết hợp với xương cùng gồm
có 5 đốt từ S1 -> S5 dính liền với nhau và 1 đốt
xương cụt
- Từng vùng đốt sống đều tạo thành những đường cong hoàn
hảo dùng để tản bớt sức ép từ trọng lượng cơ thể từ trên
xuống dưới như hình trên. Và trong cuốn sách này chúng
ta sẽ đề cập đến rất nhiều đến các đường cong sinh lý rất
quan trọng này.

21 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 6: Sinh cơ học đốt sống


A. Quy luật vận động cột sống của
1. Quy luật 1
- Thường thấy ở tư thế trung tính ( tư thế
không gập, không duỗi tức diện không bị
kích thích)
- Không thay đổi hoặc không khá hơn khi
gập hoặc duỗi
- Thấy ở phân đoạn nhiều cột sống
- Nhóm cơ hạn chế dài
- Xoay và nghiêng đối bên
- Thường do nguyên nhân bù trừ
- Tên Đặt NSRRL hoặc NSLRR

2. Quy luật 2
- Thường thấy trong tư thế gập hoặc duỗi
- Thuộc dạng di động diện khớp
- Thường thấy ở phân đoạn một đốt sống
- Nhóm cơ hạn chế ngắn
- Xoay và nghiêng cùng bên
- Thường do nguyên nhân chấn thương hoặc
phản xạ của bệnh nội tạng gây ra
- Tên Đặt ERS hoặc FRS bên phải hoặc bên
trái

3. Quy luật 3
- Trong 3 mặt phẳng, khi cột sống di chuyển
theo một phẳng thì sẽ làm hạn chế hoặc mất
tầm vận động của 2 mặt phẳng còn lại.

 Quy luật 1 và 2 áp dụng cho


phân đoạn cột sống T1-L5, quy
luật 3 cho toàn cột sống.
22 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 7: Quy ước đặt tên một khớp xương trật


A. Đặt tên những rối loạn chức năng
- Có nhiều cách đặt tên theo các trường phái khác nhau :
o Theo Chiropratic và các trường phái y học bẳng tay: đặt theo
hướng xoay mặt trước của thân đốt sống
 Ví dụ : Gấp trước, nghiêng bên

o Gonstead Chiropratic:
 đặt theo hướng xoay của gai sau trừ C1
 Ví dụ: ASRS, PRS, PRI….
o Theo Osteophathy:
 luôn luôn được đặt tên theo hướng chuyển động bình
thường theo:
 Ví dụ:
o Qui luật 1: T5-T10 NSLRR
o Qui luật 2: T5 FSRSR hoặc T5 ESRRR

23 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 8: Thăm khám, chẩn đoán tổng quát


(hướng dẫn chi tiết tại từng mục Cổ, Thắt
Lưng, Chậu)
A. Đánh giá rối loạn chức năng
1. Phần cột sống cổ
- Xem phần cột sống cổ
2. Phần cột sống ngực và cột sống thắt lưng
A. Đánh giá vận động xoay bằng cách đặt 2
ngón tay cái lên hai gai ngang của đốt
sống cần đánh giá. Nếu ngón tay bên
phải về sau rõ hơn bên trái thì đốt sống
đó xoay phải và tương tự cho trường hợp
ngược lại.

B. Kiểm tra đốt sống trong tư thế gấp người


về trước: Nếu xoay cải thiện hơn trong
tư thế gấp người về trước ( ví dụ ngón
tay cái bên phải không còn về sau) thì
trường hợp này là đốt sống xoay và
nghiêng phải FRrSr

C. Kiểm tra đốt sống trong tư


thế duỗi về sau: Nếu xoay cải
thiện trong tư thế duỗi thì
trường hợp này là đốt sống
xoay và nghiêng phải ERrSr.
Nếu xoay vẫn không cải
thiện trong tư thế gấp và duỗi
thì những đốt sống nghiêng
trái và xoay phải NSLRr.

24 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Sơ đồ đánh giá dễ nhớ

Ở tư thế trung tính, đặt 2 ngón cái lên 2 gai ngang của
đốt sống cần thăm khám

Ngón cái trái về sau Ngón cái phải về sau


= xoay trái = xoay phải

Đánh giá trong tư Đánh giá trong tư


thế gập và duỗi thế gập và duỗi

Giảm xoay Giảm xoay Không xoay Giảm xoay Giảm xoay
khi gập khi duỗi trong cả 2 khi duỗi khi gập
tư thế gấp
và duỗi

FRLSL ERLSL NSRRL NSLRR ERRSR FRRSR

25 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

FRLSL

ERLSL

26 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

NSRRL NSLRR

27 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

ERRSR

FRRSR

28 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 9: Hướng của diện khớp


- Đốt sống cổ có 3 diện khớp khác nhau và cấu tạo của những
khớp này cũng khác nhau. Nó cho phép người điều trị tiên
lượng được hướng di lệch của các đốt sống từ đó có những
hướng điều trị phù hợp.

29 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

A. Diện khớp đốt sống C3, C4 , C5, C6, C7

- Hướng về sau, hướng lên trên,


hướng vào đường trung tâm giữa
- Viết tắt là BUM
o B : Back
o U : Up
o M : Medial

30 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Đốt sống lưng ngực (bổ sung thêm hình )

BUL
B: Back ( hướng về sau )
U: Up ( hướng lên trên )
L: Lateral ( hướng ra ngoài )

31 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

C. Cột sống thắt lưng

BM
B: Back (hướng về sau)
M: Medial (hướng vào trong)

32 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Bảng tóm tắt


Khu vực Hướng diện khớp Viết tắt
Đốt sống cổ Hướng về sau, hướng BUM
lên trên, hướng vào
đường trung tâm giữa.

Đốt sống ngực Hướng về sau, hướng BUL


lên trên và hướng ra
Cột sống thắt lưng ngoài. BM
Hướng về sau và hướng
vào trong.

D. Vận động sinh lý của cột sống


Vận động Trục Mặt phẳng
Gấp/duỗi Ngang Dọc

Xoay Đứng Ngang

Nghiêng bên Trục trước sau Mặt phẳng trán

33 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Ví dụ:

34 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 10: Cột sống cổ


A. Giới thiệu
- Cột sống cổ là khu vực quan trọng của cột sống trong lĩnh vực y học
bằng tay. Nó nhận được sự quan tâm lớn từ những nhà trị liệu trong lĩnh
vực này. Chức năng của nó là hỗ trợ hộp sọ và những vận động sinh cơ
học của nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày. Nhiều triệu chứng
ở đầu, cổ và chi trên được quan sát khi đốt sống cổ bị rối loạn chức
năng. Nhiều triệu chứng trong vùng này có thể liệt kê như: hội chứng
đầu cổ, hội chứng cổ, hội chứng cổ vai gáy... và một số rối loạn chức
năng nội tạng.

B. Hội chứng thường gặp


1. Hội chứng đầu cổ
- Bao gồm đau và hạn chế vận động của
đốt sống cổ cao, có đau nông và sâu
khu vực đầu. Hội chứng này diễn tả
chức năng về thị lực, chóng mặt,
choáng váng, hội chứng run giật nhãn
cầu…

2. Hội chứng cổ
- Bao gồm đau cứng cổ với mức độ khác nhau từ nhẹ đến vẹo cổ cấp.
3. Hội chứng cổ vai gáy
- Bao gồm đau cứng cổ với những
triệu chứng ở vai và 2 chi trên. Hội
chứng 2 chi trên đến từ việc thay
đổi về mặt chức năng của đám rối
cánh tay hoặc chức năng tuần
hoàn thay đổi thông qua động tĩnh
mạch và hệ thống bạch huyết. Rối
loạn chức năng liên quan đến lối
thoát ngực, đặc biệt là xương sườn
1,2 ở khu vực đốt sống ngực và
khung sườn như T5 hoặc T6 cũng
góp phần gây ra hội chứng này.

35 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Hội chứng Whiplash


- Đốt sống cổ liên quan tới những chấn thương cấp như hội chứng
“whiplash” gây tổn thương gấp và duỗi cổ, chấn thương mãn tính từ
những tư thế sai của đầu và cổ. Hội chứng “whiplash” hiếm khi chỉ
xảy ra do tổn thương gập duỗi mà thường kèm theo tổn thương xoay,
điều làm gia tăng nhiều khả năng hạn chế vận động và nhiều hướng
tổn thương mô mềm khác nhau

Kết luận:
- Trong xã hội ngày nay, nhiều bệnh nhân với tư thế gập đầu về trước, tư
thế này dẫn đến việc tăng độ cong sinh lý của đốt sống cổ cao (hyper
lordosis) và giảm độ cong sinh lý của đốt sống cổ thấp. Để duy trì thăng
bằng đầu trên cổ dẫn đến việc mất thăng bằng cơ như co cơ duỗi và yếu
cơ gập cổ sâu. Cột sống cổ là khu vực dễ tổn thương và được trị liệu
nhiều nhất trong hệ cột sống.
- Những chấn thương liên quan đến hệ thống động mạch sống thì hiếm
nhưng hậu quả rất nặng nề. Bẩm sinh, chứng viêm, hội chứng down,
viêm khớp dạng thấp, gãy mõm răng C2 và những thay đổi do chấn
thương ở khu vực cổ sẽ đặt đốt sống cổ vào tình trạng nguy hiểm nếu
chẩn đoán và trị liệu bằng tay không chính xác.
- Vậy chúng ta cần phải nắm vững giải phẫu, sinh lý và sinh cơ học của
khu vực cổ để hiểu được vai trò trị liệu của y học bằng tay và để tránh
những biến chứng tìm tàng.

36 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 11: Giải phẩu đốt sống cổ


A. Giới thiệu
- Cột sống cổ là những đốt sống xếp chồng lên nhau bắt đầu ngay
dưới xương sọ, chúng ghép lại với nhau, cong hình chữ C hướng
ra sau. Cột sống cổ có tất cả 7 đốt sống được đánh dấu từ C1 đến
C7 tạo thành một ống sống, một khoang bao quanh chứa tủy sống
bên trong đồng thời có lỗ mỏm ngang cho động mạch đốt sống
đi qua.
- Dưới góc nhìn của giới y học hiện đại ngày nay thì đốt sống cổ
được chia ra làm 2 phần
o Đốt sống cổ cao : C0, C1, C2
o Đốt sống cổ thấp : C2, C3, C4, C5, C6, C7

37 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

X Quang, MRI

38 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Giải phẩu
- Phần này chúng ta khảo sát cấu tạo và đặc điểm từng đốt sống
từ C1 đến C7, hiểu thêm về cấu tạo xương làm nền tảng tốt cho
việc xác định các mốc giải phẩu cùng điểm đặt lực khi sử dụng
các kỹ thuật điều chỉnh

- Chúng ta cần phải nắm vững giải phẫu, sinh lý và sinh cơ học của
khu vực cổ để hiểu được vai trò trị liệu của y học bằng tay và để
tránh những biến chứng tìm tàng. Hình mang tính chất minh họa,
dùng để ước lượng xác định các mốc giải phẩu cơ bản của những
kỹ thuật viên.

39 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Phân tích chi tiết đốt sống C1 ( atlas) và C2, đây là 2 đốt sống
có phạm vi di động cao nhất trong tất cả các đốt sống của cột
sống

o Đốt đội (C1): C1 có hình


nhẵn, không có thân sống, gồm cung
trước và cung sau. Cung trước chiếm
1/5 chu vi, mặt trước có ụ trước là
nơi bám của cơ dài cổ và dây chằng
dọc trước, mặt sau có vùng khớp với
mỏm răng của đốt sống C2. Hai bên
C1 có khối bên, mặt khớp với xương
chẩm ở phía trên và mặt khớp dưới
với C2. Cung sau chiếm 2/5 chu vi
C1, nối với C1 qua khối bên. Ở ngoài
khối bên có mỏm ngang, giữa mỏm
ngang có lỗ mỏm ngang, đây là nơi
động mạch đốt sống đi qua. Phía trên
mỏm ngang có rãnh cho động mạch
đốt sống đi qua và đi vào sọ, đây
cũng là nơi ra của rễ thần kinh C1.

o Đốt trục C2: Đốt sống này nằm


dưới đốt đội C1, giữ vai trò như một trục
xoay cho đốt C1 và phần đầu ở trên.
Chiều rộng và chiều cao của thân đốt
sống C2 bằng nhau, có mỏm răng nhô
lên khớp với C1 phía trên. Mỏm này cao
1,5cm, hình tháp và bè ở phần dưới. Nó
tham gia giới hạn sự trượt của C1. Phía
sau C2 có mỏm gai, tách đôi rõ rệt. Hai
bên có hai khối như C1 nhưng nhỏ và
yếu hơn.

40 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Giải phẫu C1 và C2

Lưu ý

Đốt sống cổ C1 và C2 là đốt dị thường. C1 không có gai sau và thân


sống, C2 có mõm răng , C2-C6 có gai sau chẻ đôi, gai sau C7 không chẻ
đôi diện khớp trút xuống…Các khớp mấu lồi đốt sống cổ (các khối bên) là
phần xương của các đốt sống cổ diện khớp trên và diện khớp dưới. Các
khớp mấu lồi này nằm phía sau so với những vai ngang của đốt sống cổ.
Và đây là những mốc giải phẫu mà người thăm khám cần dùng để đánh giá
tầm vận động của đốt sống cổ.

Ghi chú:

41 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Giải phẫu các đốt sống còn lại từ C3 đến C7

42 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 12: Khớp đốt sống cổ


A. Giới thiệu
- Khớp là vị trí ở trên cơ thể mà chỗ đó có hai hay nhiều xương
được kết nối với nhau. Ở nơi đó nó được phân loại và gọi tên
dựa theo cấu trúc và chức năng.
- Tại đốt sống cổ chúng ta khảo sát 3 loại khớp chính :
o Khớp đĩa đệm gian đốt:
 Đĩa đệm gian đốt thường xuyên gánh chịu
áp lực tải trọng lớn, với đoạn cổ dưới khoảng
5,6kg/cm2 ở tư thế bình thường, và có thể lên
tới 40kg/cm2 nếu không có trương lực cơ.

o Khớp mấu lồi đốt sống (khớp nhỏ):


 Chúng được tạo nên bởi các mấu sống trên
và mấu sống dưới của hai thân đốt liên tiếp và
được nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng.
Khớp sống có diện khớp thực thụ, có bao hoạt
dịch, có chất synovial bôi trơn trong khớp.

o Khớp bán nguyệt (còn gọi là: khớp mấu


móc cột sống, khớp vô danh, khớp gian đốt
sống, khớp bên trong thân đốt sống, khớp
Luschka)
 Chỉ duy nhất ở cột sống cổ mới có. Ở
từng thân đốt sống có 2 mấu bán nguyệt ở góc
trên ngoài, hợp với 2 góc dưới ngoài của thân
đốt trên tạo nên 2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe
gian đốt. Khớp bán nguyệt có liên quan đến
vận động của cổ, không có tổ chức sụn ở diện
khớp, không có dịch khớp nên nó là khớp giả,
rất yếu và dễ bị tổn thương và thoái hóa. Khi
chụp phim X – quang thì mấu bán nguyệt có
hình gai hoa hồng thẳng đứng. Khi khớp này
bị thoái hóa dễ chèn ép các động mạch đốt sống
thân nền.

43 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Mặt cắt ngang thân đốt sống

Lưu ý:

- Khớp móc, khớp vô danh, khớp gian đốt sống chỗ dễ dây ra
thoái hóa đốt sống cổ. Vì ở đó không có tổ chức sụn ở diện
khớp, không có dịch khớp, nên nó là khớp giả rất yếu và dễ tổn
thương và thoái hóa. Khi chụp X quang mấu bán nguyệt có hình
gai hoa hồng thẳng đứng, khi khớp này bị thoái hóa thì dễ gây
ra chèn ép đốt sống động mạch thân nền

44 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

1. Khớp C0/C1 (khớp nền sọ )


- Được xem là vận động của lồi cầu
xương chẩm trên C1. Vận động chính
của khớp C0/C1 là gấp và duỗi (chiếm
khoảng 50% vận động gấp và duỗi của
đốt sống cổ). Nghiêng và xoay đối bên
đối với động tác gấp hoặc duỗi. Vì vậy
nếu khớp này gấp, nghiêng trái và
xoay phải thì có nghĩa là lồi cầu xương
chẩm trên C1 đang gấp, nghiêng trái
và xoay phải (FRRSL)

2. Khớp C1/C2 (khớp đội trục)


- Được xem là C1 chuyển động trên C2. Vận động chính của nó là
xoay (chiếm khoảng 50% vận động xoay của đốt sống cổ). Vì
vậy nếu khớp này xoay phải có nghĩa là C1 xoay phải trên C2.

45 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

3. Khớp C2 – C7
- Về cơ bản đốt sống cổ từ C2
đến C7 có vận động nghiêng
và xoay cùng bên. Tuy nhiên,
những nghiên cứu gần đây cho
thấy vận động nghiêng và
xoay tại phân đoạn này không
phải luôn luôn xảy ra nghiêng
và xoay cùng bên. Nghiên cứu
này cho thấy một bằng chứng
thuyết phục hơn về việc có
nghiêng và xoay đối bên, do
đó bác bỏ nhận định nghiêng
và xoay cùng bên như trước
đây.

Phân đoạn Vận động chính Nghiêng bên và xoay


C0, C1 Gấp và duỗi Đối bên
C1, C2 Xoay Đối bên
C2, C4 Xoay Cùng bên
C5, C7 Nghiêng Cùng bên

46 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 13: Dây chằng cột sống cổ


- Dây chằng (ligament) là tập hợp các mô liên kết dày đặc, có
nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau. Nó được đặt tên theo
vị trí, đặc điểm và chức năng riêng.
- Ở đốt sống cổ có rất nhiều dây chằng và ở đây chúng ta chỉ
khảo sát 2 dây
o Dây chằng Alar ( dây chằng hình cánh)
o Dây chằng hình chữ thập

47 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

48 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Dây chằng Alar (dây chằng hình cánh )

- Dây chằng hình cánh có nhiệm vụ


chính là hạn chế động tác xoay theo
trục của khớp nền sọ. Có nghĩa là các
dây chằng phía đối diện sẽ hạn chế
động tác xoay phải cũng như xoay
trái.Trong động tác nghiêng bên thì
phía bên cùng chiều phần dây chằng tới
lồi cầu chẩm được nghỉ ngơi. Ngược
lại, phần dây chằng tới C1 lại căng ra.
Qua đó động tác trượt của hướng
nghiêng bên được hạn chế.

Dây chằng hình chữ thập


Dây chằng hình chữ thập bảo vệ chức năng sinh
lý cho động tác xoay của C1, C2 và bảo vệ tủy
sống trước mỏm răng C2.

49 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 14: Rễ thần kinh


Vùng cổ có 8 đôi dây thần kinh từ C1 đến C8.
Rễ thần kinh từ C1 đến C7 xuất phát từ phần
trên của từng đốt sống tương đương. Ví dụ: rễ
thần kinh của C7 thì thoát ra từ lỗ gian đốt
sống giữa C6 và C7. Rễ thân kinh cổ cuối
cùng (C8) thoát ra từ lỗ gian đốt sống giữa C7
và T1. Đám rối thần kinh cánh tay được hình
thành từ những rễ thần kinh trong phân đoạn
từ C5 đến T1. Vì vậy, tổn thương tủy sống cổ
dưới sẽ gây ra những triệu chứng thần kinh
đối với 2 chi trên.

Lưu ý: Đám rối thần


kinh cánh tay được
hình thành từ các rẽ
thần kinh C5 đến T1
vì vậy khi tổn
thương vùng này
ảnh hưởng đến tủy
cổ thấp sẽ dẫn đến
triệu chứng thần
kinh ở 2 chi trên

Ghi chú:

50 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 15: Cơ
A. Giới thiệu
- Cơ, còn được gọi là bắp thịt, là một phần của hệ vận động. Mô
cơ là một loại mô liên kết trong cơ thể động vật. Mô cơ gồm ba
loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn.
- Có 3 loại cơ :
o Cơ vân, hay còn gọi là cơ vận động có ý thức, thường gắn
với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
o Cơ trơn, hay còn gọi là cơ vận động vô thức, tạo nên
thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái...
Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
o Cơ tim, tức là cơ vận động vô thức, tạo nên thành tim. Tế
bào cơ tim phân nhánh, có nhiều nhân

B. Hai hình thức co cơ sữ dụng trên lâm sàng


1. Co cơ đẳng trường (co cơ tĩnh)
- Là hình thức co cơ mà chiều
dài sợi cơ không thay đổi
nhưng trương lực cơ (sức căng
trong cơ) thay đổi. Ví dụ trong
trường hợp lực của người thực
hiện và lực của bệnh nhân
bằng nhau.

51 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

2. Co cơ đẳng trương (co cơ động)


- Là hình thức co cơ mà trương lực cơ (sức căng trong cơ) không
thay đổi nhưng chiều dài của sợi cơ thay đổi. Ví dụ trong trường
hợp lực của người thực hiện nhỏ hơn lực của bệnh nhân.
- Chức năng của mô cơ là co,
dãn, tạo nên sự vận động,
tạo nhiệt cho cơ thể. Hệ cơ
vân gồm các bắp cơ nối các
xương ở các đầu xương (hay
1 đầu gắn với xương còn
một đầu gắn với da, như cơ
mặt), bắp cơ gồm các bó cơ,
bó cơ gồm các tế bào cơ (sợi
cơ), các sợi cơ gồm các tơ
cơ.Tơ cơ gồm hai loại: tơ cơ
dày với các mấu lồi sinh
chất và tơ cơ mảnh trơn.

Phần 16: Nhóm cơ vùng cổ


Sternocleidomastoid muscle: cơ ức đòn chủm
Rectus capitis anterior muscle: cơ thẳng bé trước của đầu
Longus colli muscle: cơ dài cổ (3 bó)
Trapizeus muscle: nhóm cơ thang (trên, giữa, dưới)

52 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Longus capitis muscle Scales muscle Levartor scapularis


Cơ dài đầu Cơ bậc thang (3 bó) Cơ nâng vai

Splenius capitis Deep neck muscle Semispinalis


And cervicis muscle

Cơ gối đầu gối cổ Nhóm cơ sâu phần cổ Cơ bán


gai đầu gai cổ

53 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 17: Thăm khám tổng quát đốt sống cổ


(tập trung nguyên nhân từ mô mềm)
A. Hỏi bệnh
B. Quan sát
C. Thăm khám vận động chủ động và vận động thụ
động
1. Thăm khám vận động chủ động
 Tư thế gấp:
- Những dấu hiệu khác thường trong tư thế gấp
chủ động:
+ Cơ yếu: cơ gấp cổ sâu
+ Cơ đối vận tăng trương lực (ngắn rút): cơ dưới
chẩm
+ Cơ đồng vận tăng trương lực: cơ ức đòn chũm
- Những triệu chứng liên quan:
+ Nhức đầu, đau cổ, đau bả vai, đau thái dương
hàm
- Phân tích tư thế:
+ Đầu gấp về trước
+ Lộ rõ cơ ức đòn chũm
 Đánh giá tư thế:
- Bệnh nhân nằm ngữa, cằm khép sát ngực
- Có thể tăng thêm lực khi cằm chạm ngực
- Giữ 4 giây khi cằm cổ và cằm bệnh nhân nâng
lên khỏi bàn trị liệu khoảng 2 cm.
 Những dấu hiệu đánh giá chưa đúng:
- Cằm khép về trước khi thực hiện động tác
- Rung khi thực hiện động tác
- Nếu đầu nâng lên 2 cm ( điều này là do có sự
thay đổi trọng tâm của đầu)
- Nếu cằm khép về trước hay rung khi thực hiện
động tác trước 4 giây

54 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

 Cơ sở thăm khám:
- Để xác định cơ gập cổ có yếu hay có sự liên
quan nào khác không
- Nhất là nhận diện xem có yếu cơ gập cổ sâu
hay tăng trương lực cơ ức đón chũm hay
không.
 Những cơ có điểm trigger point:
- Ức đòn chũm, cơ dưới chẩm
- Cơ thăng giữa, nhóm cơ nhai
- Mỏm chũm
 Những rối loạn chức năng khớp:
- C0/C1, đốt sống cổ thấp, đoạn cổ ngực
- Khớp thái dương hàm

2. Thăm khám tư thế gấp


3. Thăm khám tư thế duỗi
4. Thăm khám tư thế nghiêng bên
5. Thăm khám tư thế xoay
6. Ấn chẩn xương tư thế ngồi
7. Phép kiểm sức mạnh cơ gập cổ sâu
8. Chẩn đoán cận lâm sàng trên phim X Quang, MRI

55 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 18: Kỹ thuật thăm khám đốt sống cổ


Từ những đặc điểm giải phẫu và cơ chế sinh học của
cột sống cổ, trên lâm sàng thường thấy năm loại rối
loạn chức năng có thể xảy ra tại đây là: hạn chế gấp,
hạn chế duỗi đi cùng vận động là xoay và nghiêng
bên (thuộc cơ chế sinh học loại 2)
- Tại Khớp nền sọ C0/C1 thì có 2 loại
hạn chế vận động là gấp hoặc duỗi đi
cặp với xoay và nghiêng đối bên.

- Tại khớp Đội – Trục C1/C2 thì hạn


chế vận động chính là xoay đi cặp là
nghiêng bên, gấp và duỗi (biên độ
những vận động này rất ít), do đó
việc trị liệu hạn chế xoay thì đồng
thời sẽ phục hồi được ba hạn chế còn
lại.

Từ C2/C7 thì hạn chế vận động gấp hoặc duỗi đi cập với nghiêng và xoay cùng
bên (tuy nhiên có những nghiên cứu gân đây cho thấy không phải đoạn cột sống
cổ từ C2-C7 luôn luôn xoay và nghiêng cùng bên theo cơ chế loại 2).

Quá trình chẩn đoán nên bắt đầu từ việc nhận biết khu vực mô mềm lớp sâu có
dấu hiệu bất thường như tăng trương lực cơ... dấu hiệu này chỉ cho biết những
phân đọan cột sống cần được kiểm tra. Quá trình thăm khám chẩn đoán nên thực
hiện từ dưới lên trên.

Mốc giải phẩu có giá trị nhất


tại khu vực cột sống cổ từ C2-
C7 là khớp mấu lồi. Khi sờ
nắn, nó nằm tại rãnh mạc sâu
giữa cơ bán gai đầu phía trong
và cơ dài đầu phía ngoài.
Ngón tay người thăm khám
chạm vào bên phải và bên trái
phía sau ngoài khớp mấu lồi
của đốt sống cần tham khám
để di chuyển theo hướng cần

56 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

kiểm tra. Khớp mấu lồi có kích cỡ bằng chiều ngang đốt ngón tay. Để xác định
khớp mấu lồi trước tiên chúng ta phải xác định đựợc gai sau của C2 và C7. Mõm
gai C2 là phần xương đầu tiên nằm phía dưới giữa hai bên mấu lồi xương chẩm.
Mõi gai sau C7 là phần còn sờ được khi duỗi cổ về sau. Khớp mấu lồi C2 và C7
nằm ngang mức với gai ngang của nó. Đặt ngón tay của người thăm khám giữa
các khớp mấu lồi của C2 và C7 , đặt mỗi đầu các ngón tay tiếp xúc với C3, C4,
C5 và C6. Việc này cho chúng ta xác định được bất cứ phân đoạn cột sống cổ
nào. Có thể thăm khám bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa

Phần 19: Một số phép kiểm liên quan đến tổn


thương rễ thần kinh và mô mềm vùng cổ
- Nâng tay qua đầu mà giảm căng rễ thần kinh, đám rối thần kinh cánh
tay -> đau lan, căng rễ thần kinh.
- Phép kiểm nén đốt sống cổ:
Người thực hiện nén lực như hình, lực nén tối đa, đầu bệnh nhân xoay
phải, xoay trái, nghiêng bên gấp và duỗi, kết hợp cùng lúc các tư thế.
- Nếu tay đau - > đau do chèm ép rễ thần kinh,đau lan
- Nếu cổ đau - > đau do khớp đốt sống, hoặc do tổn thương dây chằng

57 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Phép kiểm nâng đốt sống cổ và đầu:


+ Nếu giảm đau lan -> do hẹp lỗ liên hợp hay thoát vị đĩa đệm gây chèn
ép rễ thần kinh
+ Nếu tăng đau -> đau do tổn thương sụn khớp
- Phép kiểm để tay rơi: Nếu đau -> rách nhóm cơ chóp xoay
- Phép kiểm ho, hắc xì, căng dây chằng. Mục đích của nghiệm pháp là
làm tăng áp lực ổ bụng, nếu triệu chứng phát sinh như đau chân -> do
căng rễ thần kinh, đau khu trú -> do tổn thương cơ hoặc dây chằng

58 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 20: Thăm khám chi tiết


A. Tư thế ngồi
1. C3 – C7 tư thế ngồi
1. Bệnh nhân ngồi trên ghế trị liệu.
2. Người thăm khám đứng sau bệnh nhân,
ngón tay cái và ngón trỏ tiếp xúc khớp
đốt sống hai bên, tay trái giữ đỉnh đầu
bệnh nhân.
3. Tay trái hướng đầu bệnh nhân vào tư
thế gấp, nghiêng và xoay phải để kiểm
tra vận động mở của khớp trái.
4. Tay trái hướng đầu bệnh nhân vào tư
thế gấp, nghiêng và xoay trái để kiểm
tra vận động mở của khớp phải.
5. Tương tự cho vận động duỗi. Duỗi,
nghiêng và xoay phải để kiểm tra vận
động đóng phải. Duỗi, nghiêng , xoay
trái để kiểm tra vận động đóng trái

2. C1- C2 tư thế ngồi


1. Bệnh nhân ngồi trên ghế trị liệu.
2. Người thăm khám đứng sau bệnh nhân,
hướng bệnh nhân vào tư thế gấp để
giảm vận động xoay của các đốt sống từ
C2-C7.
3. Người thăm khám đứng sau bệnh nhân,
hướng bệnh nhân vào tư thế xoay phải
để kiểm tra dấu hiệu dừng lại khi xoay
phải.
4. Người thăm khám đứng sau bệnh nhân,
hướng bệnh nhân vào tư thế xoay trái
để kiểm tra dấu hiệu dừng lại khi xoay
trái.

59 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

3. C0/C1 tư thế ngồi


1. Bệnh nhân ngồi trên ghế trị
liệu.
2. Người thăm khám đứng sau
bệnh nhân, ngón trỏ và ngòn
cái của tay phải tiếp xúc phía
sau cung sau của C1, tay trái
giữ đỉnh đầu bệnh nhân.
3. Tay trái hướng đầu bệnh nhân
vào tư thế duỗi, nghiêng trái
và xoay phải. Nếu có độ dày
bất thường phần mô mềm
dưới ngón cái tay phải đề cập
C1 xoay về sau bên trái.
4. Tay trái hướng đầu bênh nhân
vào tư thế duỗi, nghiêng phải
và xoay trái. Nếu có độ dày
bất thường phần mô mềm
dưới ngón trỏ tay phải thì đề
cập C1 xoay về sau bên phải.
5. Tương tự cho động tác gấp về
trước.

Ghi chú:
- Ngón cái và ngón trỏ đánh giá xoay sau của C1 so với C0 chứ không
phải so với mặt phẳng trán.
- Trong trường hợp không có rối loạn chức năng, thì động tác nghiêng
bên phải của các đốt sống C2-C7 cho phép diện khớp phải đóng và diện
khớp trái mở. Nghiêng bên trái thì diện khớp trái đóng và diện khớp
phải mở. Trong việc đánh giá một diện khớp có đóng hay không thì ta
hướng phân đoạn cột sống cần kiểm tra vào tư thế duỗi bằng cách trượt
đốt sống về trước, sau đó trượt đốt sống từ phải qua trái để đánh giá khả
năng đóng của bên phải và trượt từ trái qua phải để đánh giá khả năng
đóng của bên trái. Để đánh giá khả năng mở của khớp đốt sống cổ thì
ta hướng phân đoạn cột sống cần kiểm tra vào tư thế gấp bằng cách
trượt đốt sống về sau, sau đó trượt đốt sống từ phải qua trái để đánh giá
khả năng mở của bên trái và trượt từ trái qua phải để đánh giá khả năng
mở của bên phải.

60 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Tư thế nắm ngửa


1. C3-C7 tư thế nằm ngửa với tư thế duỗi

1. Bệnh nhân nằm ngửa, đầu sát cạnh bàn trị liệu. Người thực hiện ngồi ở
đầu bàn trị liệu.
2. Ngón trỏ và ngón giữa của người thăm khám tiếp xúc tại khớp mấu lồi
của đốt sống trên (đốt sống cần kiểm tra).
3. Phần còn lại của bàn tay giữ ổn định đầu và đốt sống cổ cao.
4. Người thăm khám duỗi đầu và cổ bệnh nhân bằng cách tiếp xúc và trượt
đốt sống về trước (hướng lên trần nhà).
5. Lòng bàn tay và mô út ngón cái giữ ổn định đầu và phần cổ cao. Trượt
đốt sống cần kiểm tra từ phải sang trái, cảm nhận kháng lực của chuyển
động dưới ngón tay trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn chế vận động là duỗi,
nghiêng phải và xoay phải (gấp, xoay và nghiêng trái FRSl). Có gì đó
cản trở khả năng đóng của diện khớp phải.
6. Lòng bàn tay và mô út ngón cái giữ
ổn định đầu và phần cổ cao. Trượt
đốt sống cần kiểm tra từ trái sang
phải, cảm nhận kháng lực của
chuyển động dưới ngón tay trỏ. Nếu
có kháng lực thì hạn chế vận động là
duỗi, nghiêng trái và xoay trái (gấp ,
xoay và nghiêng trái FRSr). Có gì đó
cản trở khả năng đóng của diện khớp
trái.

2. C3-C7 tư thế nằm ngửa với tư thế gấp

1. Bệnh nhân nằm ngửa, đầu sát cạnh bàn trị liệu. Người thực hiện ngồi ở
đầu bàn trị liệu.
2. Ngón trỏ và ngón giữa của người thăm khám tiếp xúc tại khớp mấu lồi
của đốt sống trên (đốt sống cần kiểm tra).
3. Phần còn lại của bàn tay giữ ổn định đầu và đốt sống cổ cao.

61 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Người thăm khám gấp đầu và cổ gần đến phân đoạn cột sống cần kiểm
tra (mục đích là để quan sát cho rõ).
5. Lòng bàn tay và mô út ngón cái giữ ổn định đầu và phần cổ cao. Trượt
đốt sống cần kiểm tra từ phải sang trái, cảm nhận kháng lực của chuyển
động dưới ngón tay trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn chế vận động là gấp,
nghiêng phải và xoay phải (duỗi, xoay và nghiêng trái ERSL). Có gì đó
cản trở khả năng mở của diện khớp trái.
6. Lòng bàn tay và mô út ngón cái giữ ổn
định đầu và phần cổ cao. Trượt đốt sống
cần kiểm tra từ trái sang phải, cảm
nhận kháng lực của chuyển động dưới
ngón tay trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn
chế vận động là gấp, nghiêng trái và
xoay trái (gấp, xoay và nghiêng trái
ERSr). Có gì đó cản trở khả năng mở
của diện khớp phải.

3. C1-C2 tư thế nằm ngửa

1. Bệnh nhân nằm ngửa, đầu sát cạnh bàn trị liệu. Người thực hiện ngồi ở
đầu bàn trị liệu.
2. Hai bàn tay của người thực hiện ôm lấy 2 bên đầu bệnh nhân, 2 ngón
trỏ tiếp xúc cung sau của C1. Hướng đầu bệnh nhân vào tư thế gấp để
khóa C2-C7 xoay bằng các dây chằng sau.
3. Xoay phải đầu bệnh nhân để kiểm tra
hạn chế vận động tại ngón tay trỏ. Nếu
có kháng lực thì C1 hạn chế xoay phải
(C1 xoay trái).
4. Xoay trái đầu bệnh nhân để kiểm tra hạn
chế vận động tại ngón tay trỏ. Nếu có
kháng lực thì C1 hạn chế xoay trái (C1
xoay phải).

62 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

4. C0/C1 Tư thế nằm ngửa đối với hạn chế duỗi

1. Bệnh nhân nằm ngửa, đầu sát cạnh bàn trị liệu. Người thực hiện ngồi ở đầu
bàn trị liệu.
2. Hai bàn tay của người thực hiện ôm lấy 2 bên đầu bệnh nhân, dùng phần
phía ngoài của 2 ngón trỏ tiếp xúc cung sau của C1.
3. Người thực hiện duỗi đầu bệnh nhân tới giới hạn đầu tiên bằng cách xoay
đầu ra sau (xoay xung quanh trục ngang của tai - trục X).
4. Người thực hiện dùng 2 bàn tay trượt ngang đầu bệnh nhân từ phải qua trái,
luôn giữ cho mắt bệnh nhân song song với đầu bàn trị liệu, đồng thời cảm
nhận kháng lực tại ngón tay trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn chế vận động là
duỗi, nghiêng phải, xoay trái (C0 gấp F, nghiêng trái SL, và xoay phải RR).
Như vậy, có gì đó cản trở lồi cầu xương chẩm bên phải trượt về trước.
5. Người thực hiện dùng 2 bàn tay trượt
ngang đầu bệnh nhân từ trái qua
phải, luôn giữ cho mắt bệnh nhân
song song với đầu bàn trị liệu, đồng
thời cảm nhận kháng lực tại ngón tay
trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn chế vận
động là duỗi, nghiêng trái, xoay phải
(C0 gấp F nghiêng phải SR, và xoay
trái RL). Như vậy, có gì đó cản trở lồi
cầu xương chẩm bên trái trượt về
trước.

5. C0-C1 Tư thế nằm ngửa đối với hạn chế gấp

1. Bệnh nhân nằm ngửa, đầu sát cạnh bàn trị liệu. Người thực hiện ngồi ở đầu
bàn trị liệu.
1. Hai bàn tay của người thực hiện ôm lấy 2 bên đầu bệnh nhân, dùng phần
phía ngoài của 2 ngón trỏ tiếp xúc cung sau của C1.
2. Người thực hiện gấp đầu bệnh nhân tới giới hạn đầu tiên bằng cách xoay
đầu về trước (xoay xung quanh trục ngang của tai - trục X) trong khi đó theo dõi
vận động đầu tiên của C1.
3. Người thực hiện dùng 2 bàn tay trượt ngang đầu từ phải qua trái, luôn giữ
cho mắt bệnh nhân song song với đầu bàn trị liệu, đồng thời cảm nhận kháng lực
tại ngón tay trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn chế vận động là gấp, nghiêng phải,

63 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

xoay trái (ESLRR, C0 duỗi E, nghiêng trái SL, và xoay phải RR). Như vậy, có gì đó
cản trở lồi cầu xương chẩm bên trái trượt về sau.
4. Người thực hiện dùng 2 bàn tay trượt ngang đầu từ trái qua phải, luôn giữ
cho mắt bệnh nhân song song với đầu bàn trị liệu, đồng thời cảm nhận kháng lực
tại ngón tay trỏ. Nếu có kháng lực thì hạn chế vận động là gấp, nghiêng trái, xoay
phải (ESRRL, C0 duỗi E, nghiêng phải SR, và xoay trái RL). Như vậy, có gì đó cản
trở lồi cầu xương chẩm bên phải trượt về sau.

Ghi chú: Tư thế gấp về trước phải duy trì trong khi thăm khám. Không được
để đầu duỗi trong lúc xoay (nguy hiểm đến động mạch sống).
Trong trường hợp không có rối loạn chức năng xảy ra thì nghiêng C0 sang phải
(trượt C0 từ phải sang trái) trên diện khớp trên của C1 sẽ dẫn đến lồi cầu xương
chẩm phải trượt ra trước (duỗi) trên C1 và đến lồi cầu xương chẩm trái trượt ra
sau (gấp) trên C1. Để xác định C0 có vận động bình thường khi trượt ra trước
(duỗi) không thì ta hướng C0 vào tư thế duỗi bằng cách trượt C0 ra trước trên C1
(duỗi). Từ đây, nghiêng C0 qua phải để đánh giá khả năng duỗi bên phải và
nghiêng trái để đánh giá khả năng duỗi bên trái của C0. Để xác định C0 có vận
động bình thường khi trượt về sau (gấp) không thì ta hướng C0 vào tư thế gấp
bằng cách trượt C0 về sau trên C1 (gấp). Từ đây, nghiêng C0 qua phải để đánh
giá khả năng gấp bên trái và nghiêng trái để đánh giá khả năng gấp bên phải của
C0.

64 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 21: Những điểm cần lưu ý khu vực đốt


sống cổ
- Việc co cơ dưới chẩm hoặc co cơ cạnh sống thường có liên quan đến những
vấn đề từ xương ngực hoặc xương sườn trên cùng bên. Vì vậy, điều trị những khu
vực này trước sau đó mới đến điều trị đốt sống cổ.
- Đối với một tổn thương cấp của đốt sống cổ, kỹ thuật hiệu quả nhất giai
đoạn đầu là kỹ thuật mạc gián tiếp hoặc kỹ thuật co nghỉ.
- Đối với hẹp lỗ liên hợp: dạng đau là đau lan xuống 2 cánh tay; tính chất
đau là đau nhói, đau nhức, tê. Dấu hiệu và triệu chứng đau tăng khi duỗi cổ, co
cơ cạnh sống có điểm nhạy cảm trước và sau cổ. Những thay đổi của khớp do
thoái hóa làm hẹp lỗ liên hợp được thấy rõ trên phim X Quang trước, sau và chéo.
Với trường hợp này nên điều trị bảo tồn tầm vận động tối ưu bằng kỹ thuật di
động khớp cũng như kỹ thuật cơ lực. Còn kỹ thuật mô mạc có thể cải thiện hạn
chế do mô liên kết gây ra.

Phần 22: Trị liệu


A. Trị liệu trực tiếp và gián tiếp
- Tất cả những rối loạn chức năng đều gây ra một giới hạn vận
động tại một hay nhiều khớp. Giới hạn này sẽ ức chế vận động
của một khớp trong một hướng vì vậy sẽ tạo ra sự mất cân bằng
tại khớp hoặc mô đó. Mục tiêu trị liệu là loại trừ giới hạn vận
động này để phục hối sự cân bằng của khớp đó.
- Có nhiều kỹ thuật trị liệu để đạt mục tiêu này. Tất cả các kỹ
thuật trị liệu đều qui vào hai loại: là trực tiếp và gián tiếp.
o Trực tiếp : Người thực hiện can thiệp trực tiếp lên diện
khớp. Có nghĩa là các mô mềm hoăc khớp được di động
vượt qua giới hạn vận động bệnh lý. Động tác di động
được thực hiện trực tiếp lên mô rối loạn hoặc sử dụng
một phần cơ thể làm đòn bẩy để thực hiện thủ thuật di
động.
Ví dụ:
- Nếu T5 FRRSR thì người hiện sẽ duỗi, nghiêng và xoay trái bệnh nhân
- Nếu cơ thẳng bụng di chuyển bình thường lên trên nhưng giới hạn khi
di chuyển xuống dưới thì người thực hiện giữa cơ hướng xuống để
giãn cơ.
o Gián tiếp: Người thực hiện sẽ di động cơ hoặc khớp theo hướng
mà khớp di chuyển bỉnh thường.

65 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Ví dụ:
- Nếu T5 FRRSR thì người hiện sẽ duỗi, nghiêng và xoay phải bệnh nhân
- Nếu cơ thẳng bụng di chuyển bình thường lên trên nhưng giới hạn khi
di chuyển xuống dưới thì người thực hiện sẽ giữa cơ hướng lên.

B. Trị liệu chủ động và thụ động


- Trong trị liệu chủ động, bệnh nhân sẽ trợ lực cho người thực hiện.
Thường sử dụng co cơ đẳng trương và co cơ đẳng trường.
- Trong trị liệu thụ động, bệnh nhân thư giản , không tham gia lực vào
động tác di động của người thực hiện.

C. Công thức cần nhớ


- Trị liệu trực tiếp -> hướng tới ranh giới giới hạn vận động
- Trị liệu gián tiếp - > hướng ngược với ranh giới giới hạn vận
động
- Trị liệu chủ động -> bệnh nhân trợ lực trong khi thực hiện
động tác di động
- Trị liệu thụ động -> bệnh nhân thư giản , không tham gia trợ
lực
Loại trị liệu Trực tiếp/gián tiếp Chủ động/thụ động

Cơ lực Trực tiếp Chủ động


Chỉnh xương ( di động Trực tiếp Thụ động
theo nhịp)
Mô mềm Trực tiếp/gián tiếp Chủ động/thụ động

Trị liệu bạch huyết Thụ động


Trực tiếp

Phản xạ Chapman Thụ động


Trực tiếp
....

66 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 23: Liệu trình trị liệu (thực hành)


+ Lựa chọn kỹ thuật trị liệu:
+ Liệu trình trị liệu:
+ Trình tự trị liệu:
Phần 24: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu (vùng
đốt sống cổ)

67 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

68 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

69 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 25: Kỹ thuật khớp thái dương hàm


Phần 26: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu (vùng
đốt sống ngực T11 – T12)

70 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 27: Kỹ thuật sườn

71 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 28: Vùng thắt lưng


A. Giới thiệu

- Cột sống vùng thắt lưng là một tổ hợp của 5 đốt sống từ
L1 đến L5 và đôi khi có một số ít người có đốt sống L6,
chúng kết hợp lại với nhau tạo nên một đường cong sinh
lý hoàn hảo với góc từ 35 đến 40 độ.
- Lưu ý :
o Tủy sống nằm trong ống sống chỉ kéo dài từ não
đến đốt sống L2 và từ L3 đến hết đốt sống chính
là một bó dây thần kinh gọi là chùm đuôi ngựa
như hình bên dưới
o Dây chằng dọc sau hẹp dần từ khu vực cột sống
thắt lưng. Độ rộng tại tầng L4, L5 bằng một nữa
L1, nên khu vực này bị yếu và không vững, là
nguyên nhân tiềm tàng gây thoát vị.

72 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Vùng phân phối chủ yếu của các dây thần kinh vùng thắt lưng

73 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Các nhóm cơ cần chú ý tại vùng thắt lưng chậu


1. Nhóm cơ dựng sống
- Vận động duỗi về phía sau mặt phẳng trước sau
- Vận động nghiêng trái phải mặt phẳng 2 bên
- Tác động kéo ưỡn khung chậu ra trước

74 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

75 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

2. Cơ vuông thắt lưng

Ghi chú :

76 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

3. Nhóm thắt lưng chậu


a) Poas muscle (cơ thắt lưng )

b) Iliacus muscle (cơ chậu )

77 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Hội chứng co cơ thắt lưng chậu


- Bệnh học :
o Thường được dự đoán là bị co rút
trong 1 khoảng thời gian dài. Tuy
nhiên nguyên nhân đến từ thể chất
có thể khiến nhóm cơ này bị co
thắt và nó thường được thể hiện
qua những phản xạ nội tạng với
bên ngoài hoặc phản xạ hệ thống
rối loạn cơ năng . Những nguyên
nhân thể chất này cần được loại
trừ trước khi trị liệu với những
nguyên nhân đến từ cơ năng.
- Nguyên nhân thể chất :
o Viêm ruột thừa
o Đau đại tràng xích ma
o Sỏi đường tiết niệu
o Rối loạn niệu quản
o Ung thư di căn tuyến tiền liệt
o Viêm buồng trứng
- Vị trí đau
o Đau lưng dưới có thể bị đau lan ra
vùng hang
- Tính chất đau
o Đau nhói
o Đau kéo dài
o Co cơ
- Dấu hiệu và triệu chứng
o Đau tăng khi đứng hoặc đi, và
dương tính với phép kiểm
Thomas, có xuất hiện điểm nhạy cảm phía trong gai chậu trước
trên, rối loạn L1 hoặc L2 ( loại 2 )
o Phép kiểm trượt khung chậu có dương tính với bên đối diện, và rối
loạn xương cùng bên trục chéo và co cơ hình lê đối bên
- Trị liệu
o Co cấp thì dùng nước đá để giảm đau hoặc viêm ko dung nước
nóng. Kỹ thuật cơ năng hoặc di động theo nhịp rất hiệu quả trong
trường hợp này. Kéo dãn cơ này trong trường hợp cấp khiến nó
càng co hơn. Chỉ kéo dãn trong trường hợp mãn. Nên nắn chỉnh
trước đốt L1 hoặc L2 thì gốc bệnh mới giải quyết triệt để.

78 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Lâm sàng
o Trên lâm sàng thường thấy rối loạn chức năng nhóm cơ thắt lưng
chậu, và nó thường được dự đoán là bị co rút trong 1 khoảng thời
gian dài.
o Nếu phép kiểm Thomas Test có dương tính thì khung chậu sẽ bị
trượt sang bên, thường được nhận thấy làm rối loạn chức năng đốt
sống thắt lưng trên ( L1, L2 )

C. Góc khớp thắt lưng cùng


- Được hình thành bởi đường chân trời và độ dốc của
xương cùng và góc này thường là 25 đến 35 độ
(Feguson’s angle) . Sự gia tăng góc này sẽ khiến tăng áp
lực trượt lên khớp thắt lưng cùng và thường gây đau
lưng ( hyper Lordosis), và sự giảm góc này sẽ làm trọng
lực phân bố không đều vào thế thẳng lưng dưới ( flat
back )
1. Tật ưỡn lưng (Lordosis)
a) Giới thiệu
- Là một trong những sai lệch về mặt tư
thế khá phổ biến hiện nay từ trẻ con đến
người cao tuổi đều có thể bị mắc tư thế
này vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau
từ chấn thương đến thói quen sinh hoạt
thường ngày hoặc sự co kéo của các
nhóm cơ và rất nhiều nguyên nhân khác.

Độ cong sinh lý bình thường Độ cong sinh lý của tật ưỡn lưng

79 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

b) Nguyên nhân trên lâm sàng

Cấu trúc
- Cấu trúc là 1 nhóm các nguyên nhân như thoát vị đĩa đệm, sai lệch vị trí
ban đầu của các đốt sống hay chấn thương làm gãy hay khiếm khuyết về
cấu tạo thân đốt sống, hoặc thoái hóa thân đốt sống. Và nặng nhất là
những vấn đề liên quan đến mật độ xương như xương thủy tinh, loãng
xương, lao xương... đều là những nguyên nhân về măt cấu trúc dẫn đến
tật ưỡn lưng.

Loãng xương (mật độ xương ko đủ) Quá nặng sức ép cơ thể quá lớn

Phụ nữ mang thai Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ

Thần kinh Khuyết eo 2 bên Khuyết eo 1 bên

80 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Nguyên nhân từ mất cân bằng cơ lực


- Một trong các bó cơ có thể bị co rút - Một trong các bó cơ có

thể bị yếu

o Cơ thắt lưng chậu Cơ mông lớn


o Cơ vuông thắt lưng Cơ thẳng bụng
o Cơ tứ đầu đùi Cơ đùi sau
o Cơ dựng sống

Ghi chú :

2. Tật thẳng lưng (Flat Back )


a) Giới thiệu
- Cũng như tật ưỡn lưng, tật thẳng lưng là một triệu chứng ngược lại hoàn
toàn và nó cũng rất thường hay gặp hiện nay ở rất nhiều người tập luyện
thể dục thể thao không đúng cách. Nhưng điểm đáng đề cập ở đây là tật
thẳng lưng này có tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khá cao và hầu như hơn 50%
người mắc chứng này đều bị thoát vị đĩa đệm. Và nguyên nhân dẫn đến
thoát vị đĩa đệm chúng ta sẽ đề cập sau trong phần nguyên nhân.

Thắt lưng bình thường với góc từ Thắt lưng bị thẳng với góc từ
35 đến 40 độ 25 đến 35 độ

Ghi chú : 25 độ là giới hạn tối đa có thể gập ra phía trước của cột sống, vì thế
nếu vượt dưới 25 độ là mức độ chấn thương dạng nặng cần được can thiệp chấn
thương chỉnh hình.

81 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

b) Nguyên nhân

Cấu trúc
- Sai lệch cấu trúc, sai lệch đốt sống ( trật đốt sống) là một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng thẳng lưng này. Ngoài các đốt
sống tứ L1 đến L5 có sai lệch và xoay khỏi vị trí cố định ban đầu ra còn
có một tác nhân lớn đến từ sự di chuyển và sai lệch của 2 xương cánh
chậu 2 bên khiến khung chậu có di lệch về phía sau và đẩy vùng thắt lưng
ra trước làm thẳng lưng.

- Cột sống rất quan trọng với cơ thể và với cấu tạo đặc biệt từng vùng từng
vùng đã tạo nên những đường cong sinh lý rất hoàn hảo có tác dụng nâng
đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và những vật mà chúng ta mang vác trên
lưng trên vai,… Với khả năng chống chịu tuyệt vời mà bạn khó có thể
tưởng tượng. Vì vậy khi mất đường cong sinh lý ở bất kỳ vùng nào điều
đó cũng có nghĩa là bạn đang gặp khá nhiều rắc rối lớn về nhiều mặt .

82 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Nguyên nhân từ mất cân bằng cơ lực


o Một trong các bó cơ Một trong các bó cơ
có thể bị co rút có thể bị yếu
o Cơ mông lớn Cơ thắt lưng chậu
o Cơ thẳng bụng Cơ vuông thắt lưng
o Cơ đùi sau Cơ tứ đầu đùi
Cơ dựng sống

Ghi chú:

3. Đĩa đệm và những điều lưu ý


- Đĩa đệm là một phần rất quan trọng trong việc tạo nên một cột sống vững
chắc, vị trí của nó là nằm giữa 2 đốt sống , gồm có 2 phần là các sợi hình
khuyên và nhân nhầy. Nó hoạt động như một chiếc đệm đàn hồi giúp
nâng đỡ và phục hồi lại trạng thái ban đầu cho cột sống nói riêng và cả cơ
thể nói chung.

- Thoái hóa đĩa đệm :


o Đĩa đệm có sự giảm dịch nhân nhầy, tạo ra hiện tượng thoái hóa
theo thời gian thường là cuối tuổi thiếu niên. Khi đĩa đệm thoái hóa
nó sẽ làm giảm chức năng của đĩa đệm. Các thay đổi thoái hóa sẽ
kích thích thần kinh tăng gánh nặng lên dây chằng, khớp, cơ dẫn
đến hiện tượng đau lưng
o Bệnh đau lưng do đĩa đệm thoái hóa được gọi là bệnh lý đĩa gian
đốt sống

83 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Lưu ý :
- Sau một giấc ngủ thật ngon chúng ta thức dậy với những chiếc đĩa đệm
chứa đầy nước ( nên nếu buổi sáng bạn đứng trước gương và nói rằng
mình cao hơn 1 tý thì đúng rồi đấy ). Nhưng điểm đáng lưu ý ở đây là nếu
bạn đang có tật ưỡn lưng hoặc thẳng lưng hoặc gù lưng hay nói chung là
mất đường cong sinh lý cơ thể thì đó là điều rất đáng lo ngại.
- Vì lúc này sau 1 đêm thức dậy lượng dịch tụ trong đĩa đệm rất nhiều làm
tăng thể tích đĩa đệm, nếu gập hoặc duỗi cột sống thắt lưng quá mức thì
sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương đĩa đệm.
- Để tránh nguy cơ chấn thương đĩa đệm, chúng ta nên hoạt động nhẹ như
sinh hoạt cá nhân trước khi vào những bài tập gập duỗi cột sống thắt lưng

84 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Các loại thoát vị đĩa đệm thường gặp

- Nghiệm pháp Lasegue

o Thủ thuật
 Nâng chân thẳng : bệnh nhân nằm ngửa, người thăm khám
nâng chân bệnh nhân trong khi giữ gối thẳng
 Duy trì gấp háng và gối, đặt bàn chân bệnh nhân lên giường.
Nếu chứng đau giảm dần thì dấu hiệu Lasegue

85 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 29: Đau lưng


A. Đau rễ thần kinh và đau lan

Đau rễ thần kinh Đau lan


- Đau rễ thần kinh dọc theo - Đau không theo khoang da
khoang da
- Phản xạ gân sâu yếu - Phản xạ gân sâu bình
- Sức cơ giảm thường
- Sức cơ bình thường

*** Chú ý:
- Một rễ thần kinh chi phối chủ yếu các mô quanh cột sống, điều này gây ra
hiện tượng triệu chứng giả rễ.

86 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

- Có 2 loại đau cấp hoặc đau mãn tính


o Nguyên nhân đau cấp
 Gãy xương
 Tổn thương cơ
 Thoát vị đĩa đệm
 Tổn thương dây chằng
 Nhiễm trùng như viêm
dịch não tủy có thể gây ra
đau lan

o Nguyên nhân đau mãn tính


 Đau do bẩm sinh
 Thiếu dinh dưỡng
 Do thoái hóa
 Và rất nhiều nguyên nhân khác

B. Nguyên nhân (do cơ và mạc là chủ yếu)


- Đây là loại nguyên nhân không thể được xác định bằng khảo sát hình ảnh
học như X Quang hay MRI. Được xếp vào loại đau lưng không chuyên
biệt. Có thể tìm thấy những điểm đau bằng cách ấn chẩn, chủ yếu xảy ra
ở cơ chậu sườn, cơ cực dài và cơ nhiều chân vùng thắt lưng ( xảy ra khi
dùng cơ thắt lưng trong tư thế xấu trong thời gian dài)
- Rất nhiều nguyên nhân đau lưng và chúng ta chỉ tập trung giới hạn những
nguyên nhân đau lưng do cơ năng, mặc dù ko thương xuyên nhưng một
trong những nguyên nhân quan trọng khác cần để ý đến là hội chứng
chùm đuôi ngựa

87 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 30: Những nguyên nhân phổ biến khác


1. Rối loạn chức năng khớp thắt lưng cùng
- Vị trí đau : lưng dưới, mông, đùi sau ngoài
- Tính chất : đau nhức nhối, co cơ,…
- Dấu hiệu và triệu chứng : tăng đau khi hoạt động, đứng
hoặc ngồi lâu, tăng căng cơ
- Trị liệu : dung kỹ thuật cơ năng hoặc kỹ thuật nắn.

2. Thoát vị đĩa đệm (L4 – L5, L5 – S1 )


- Thường có triệu chứng đau lưng dưới và chân dưới
- Nguyên nhân bệnh học : do hẹp dây chằng dọc sau nên dễ
thoát vị ra 2 bên là vấn đề thường gặp nhất ( 90% trường hợp
xãy ra thoát vị tại 2 đĩa đệm này )
- Thoát vị đĩa đệm khu vực thắt lưng sẽ tang chèn ép quá mức
lên rễ thần kinh của đốt sống dưới
- Vị trí đau :
o Đau lưng
o Đau chân dưới
- Tính chất đau :
o Tê nhói nóng và đau lan xuống chân dưới
o Trở nặng khi gập người về phía trước
- Dấu hiệu và triệu chứng :
o Phản xạ yếu và giảm có liên quan đến rễ thần kinh ảnh
hưởng.
o Rối loạn cảm giác trên bề mặt da theo phân đoạn rễ
thần kinh tương ứng.
o Dương tính với phép kiểm nâng chân thẳng.
- Khuyến nghị :
o Trường hợp này nên cho
bệnh nhân chụp MRI
- Trị liệu :
o Hầu hết các trường hợp là
điều trị bảo tồn.
o Nên dung kỹ thuật mô
mềm
o Chống chỉ định di động
theo nhịp ( nắn)

88 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

3. Hội chứng xẹp ống sống


- Chứng hẹp ống sống là do hẹp lỗ ống sống hoặc hẹp lỗ liên hợp. Nó
thường đến từ việc thay đổi do thoái hóa gây ra chèn ép lên rễ thần kinh (
hiếm khi nào chèn ép tủy )

Bệnh học
- Thay đổi do thoái hóa ở khu vực thắt lưng có thể bao gồm nguyên nhân
phì đại mấu khớp, canxi tích tụ ở dây chằng vàng và dây chằng dọc sau,
mất độ cao đĩa đệm ( xẹp ) và tất cả điều này đều có thể làm hẹp ống sống
và lỗ tiếp hợp và gây ra chèn ép rễ thần kinh
- Vị trí đau :
o Lưng dưới
o Chân dưới hoặc cả 2 chân
- Tính chất đau :
o Đau nhói
o Dị cảm
- Dấu hiệu triệu chứng :
o Đau tăng khi đứng duỗi ra sau,
o Đau tang khi đi hoặc nằm ngữa.
- Phim Xquang
o Cho thấy loãng xương
o Xẹp đĩa đệm
o Có thể quan sát thấy trên phim
chếch ¾
- Trị liệu :
o Nếu trị liệu bảo tồn ko thành công
thì nên nghĩ đến chỉ định phẫu thuật
hoặc dung thuốc

89 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Trượt đốt sống vùng thắt lưng


- Định nghĩa
o Là sự dịch chuyển về trước của một đốt sống so với đốt sống dưới
liền kề , thường xảy ra tại L4 L5 và thường do khuyết eo hai bên
khớp liên mấu của đốt sống .Triệu chứng này thường xuất hiện sau
20 tuổi.

- Vị trí đau
o Lưng dưới
o Mông hoặc đùi sau
- Tính chất :
o Đau nhói
o Đau âm ỷ
o Đau tổn thương
- Dấu hiệu và triệu chứng
o Đau tăng với những hoạt động ưỡn, duỗi
o Co cơ đùi sau 2 bên
o Cứng chân
o Sãi chân ngắn
o Tướng đi lạch bạch
- Không có dấu hiệu bị dị dạng thần kinh
- Khi ấn chẩn gai sau thì cảm nhận rõ ràng đốt sống trượt về trước khu vực
thăm khám
- Trên X Quang ( phim ngang )
o Thì thấy đốt sống trượt về trước so với đốt sống ở dưới theo hình
- Điều trị :
o Hầu như tất cả bệnh nhân đều được điều trị bảo tồn, mục tiêu của
trị liệu là làm giảm ưỡn và giảm rối loạn chức năng
- Chống chỉ định tuyệt đối với các kỹ thuật di động theo nhịp ( nắn chỉnh)
- Điều trị bảo tồn còn bao gồm giảm cân, tránh mang guốc cao

90 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

5. Dị tật khuyết eo
- Định nghĩa
o Là một dạng dị dạng bị khuyết 1 hoặc cả 2 bên cung eo sống, nếu
gãy cả 2 bên thì nhiều khả năng là đốt sống sẽ trượt về trước.

- Triệu chứng : giống như trượt đốt sống về trước


- Phim X Quang : phim ngang sẽ ko tiết lộ bất cứ 1 dấu hiệu nào
- Lưu ý : trượt thì nhìn trên phim ngang còn khuyết eo thì nhìn trên phim
góc ¾

91 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

6. Hội chứng chùm đuôi ngựa


- Định nghĩa :
o Là sự chèn ép áp
lực lên rễ thần
kinh chum đuôi
ngựa thường do
thoát vị đĩa đệm
trung tâm
- Vị trí đau : đau lưng
dưới
- Tính chất : đau nhói
như vật nhọn đâm
trúng
- Dấu hiệu và triệu
chứng :
o Gây tê mất cảm giác
o Phản xạ gân sâu
o Giảm hoặc mất khả năng kiểm soát bàng quang và đại tràng
- Trị liệu :
o Nếu trong trường hợp chèn ép cấp thì phải nhanh chóng phẩu thuật
cấp cứu, còn để quá lâu sẽ gây liệt chi.
7. Cùng hóa (dị tật xương)
- Đây là một dạng dị dạng xương
trong đó gai ngang của đốt sống L5
bị dính vào xương cùng và điều này
có thể làm thay đổi mối quan hệ về
chức năng và cấu trúc khớp thắt
lưng cùng, dẫn đến sớm thoái hóa
đĩa đệm.

92 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

8. Vẹo cột sống


- Định nghĩa : là sự nghiêng bên của cột sống từ trục thẳng đứng của cột
sống
- Đặt tên :
o Quan sát phim X quang thì vẹo bên nào thì đặt tên đối với bên cột
sống nghiêng
- Phân biệt : có 2 loại là vẹo cấu trúc và vẹo chức năng
o Vẹo cấu trúc : độ cong cột sống khá cứng và ko linh hoạt. Loại này
sẽ ko điều chỉnh bên nghiêng về hướng đối diện. Nó có liên quan
mật thiết đến độ vênh của cột sống và dây chằng và cơ bên lõm bị
rút ngắn.
o Vẹo chức năng : độ cong uyển chuyển có thể điều chỉnh 1 phần
hoặc phục hồi hoàn toàn bên nghiêng về phía đối diện. Vẹo chức
năng mà ko điều chỉnh lâu dài sẽ dẫn đến vẹo cấu trúc.

- Lâm sàng : Mức độ vẹo nhẹ, trung bình và nặng


o Nhẹ góc cobb từ 5 đến 15 độ
o Trung bình cobb từ 20 đến 45
o Nặng có cobb trên 50 độ
Ghi chú:
- Nếu lớn hơn 50 độ chức năng hô hấp sẽ bị chèn ép
- Còn trên 75 độ sẽ ảnh hưỡng đến chức năng tuần hoàn của tim
Nguyên nhân
- Vô căn khoảng 80%, bẩm sinh thường do dị dạng đốt sống loại này
thường tiến triển từ từ, thần kinh cơ thì do yếu cơ hoặc là co cơ và một

93 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

vài nguyên nhân u, nhiễm trùng, hội chứng cơ thắt lưng, hội chứng chân
ngắn

9. Hội chứng chân ngắn


- Là tình trạng mà sự di dạng chiều dài chân do nguyên nhân chức năng
hoặc cấu trúc giải phẫu. Dẫn đến từ sự mất cân bằng : nền xương cùng,
do nghiêng và xoay cột sống, do xoay khung chậu
- Phân loại :
o Loại 1
 Dị dạng chiều dài chân do nguyên nhân giải phẫu là một
chân ngắn hơn chân còn lại, nguyên nhân thường thấy nhất
là lệch khớp hông
o Loại 2
 Dị dạng chiều dài chân do nguyên nhân chức năng, một chân
xuất hiện dấu hiệu ngắn hơn chân còn lại
- Dấu hiệu và triệu chứng :
o Mặc dù mỗi cá nhân đều có triệu chứng chân ngắn do bù trừ khác
nhau nhưng chắc chắn dấu hiệu cấu trúc sẽ thấy được trên lâm sang
như : lệch nền xương cùng. Có nghĩa là nền xương cùng sẽ thấp
hơn bên chân ngắn.
o Chậu xoay về trước bên chân ngắn, xoay về sau bên chân dài. Cột
sống sẽ nghiêng xa và xoay bên chân ngắn
o Góc khớp thắt lưng cùng sẽ tang 2 đến 3 độ

94 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

o Dây chằng thắt lưng chậu và dây chằng cùng chậu sẽ trở nên căng
bên chân ngắn
- Trị liệu :
o Làm trực tiếp trên hệ cột sống và chân thấp để loại bỏ hoặc giảm
những rối loạn chức năng, nếu dị dạng chiều dài của chân vẫn còn
thì hội chứng chân ngắn sẽ thâm nghi vấn
- Chụp phim X Quang để đánh giá độ cao thấp của đầu xương đùi, nếu sự
khác nhau của đầu xương đùi lớn hơn 5 mm thì nên xem xét việc nâng
gót chân.

Ghi chú:

95 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 31: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu vùng


đốt sống thắt lưng ( L1 – L5 )

96 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

97 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

98 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 32: Giải phẫu cơ bản khung chậu


A. Cấu trúc
- Innominate gồm có 3 xương:
xương cánh chậu, xương
ngồi, xương mu đó là phần
sụn lúc được sinh ra và
khoảng 20 tuổi nó được
hoàn thiện.

- Xương cùng : gồm


có 5 đốt xương từ
S1 đến S5 dính
nhau thành một
khối , xương đặc
biệt này có 3 trục
ngang trên giữa
dưới, 2 trục bắt
chéo hình chữ X
và 1 trục trước sau
và 1 trục thẳng

99 Ấn bản 2021.03
Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Dây chằng
1. Dây chằng vùng chậu nhìn từ phía trước

Dây chằng cùng chậu phía bụng

- Đây là dây chằng lỏng lẻo nhất trong các dây chằng của khớp cùng
chậu. Vận động quá mức sẽ làm dây chằng này trở nên yếu và gây
đau

Dây chằng cùng chậu gian cốt

- Đây là dây chằng mạnh nhất, che phủ hoàn toàn mào xương cùng và
ụ ngồi

100 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

2. Dây chằng vùng chậu nhìn từ phía sau

a) Dây chằng cùng chậu phía lưng ngắn


- Chạy ngang và bám vào lồi củ xương chậu, từ đốt sống cùng thứ nhất và
thứ hai của mào xương cùng trên mặt sau xương cùng
b) Dây chằng cùng chậu phía lưng dài
- Chạy chéo và bám vào phần đốt sống cùng thứ ba của mào xương cùng
bên. Đầu kia bám vào gai chậu sau trên và đi cùng với phần trên của dây
chằng cùng ụ ngồi
c) Dây chằng cùng ụ ngồi
- Bao gồm ba dây chằng lớn : Phía ngoài, phía trong và phía trên, rối loạn
chức năng khớp cùng chậu sẽ gây ra đau các dây chằng này
d) Dây chằng cùng gai chậu
- Bám từ bờ ngoài của xương cùng và xương cụt đến gai ngồi xương chậu

101 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

C. Hệ thần kinh

102 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

D. Trọng lực phân bố


1. Cơ chế ổn định xương chậu
o Lực tải P được đỡ bởi đốt sống thắt lưng số 5 ( L5) tại đây nó bị
phân tán ra thành 2 phần lực bằng nhau và được dẫn truyền đến
ổ cối
o Phản lực từ mặt đất truyền qua cổ và chỏm xương đùi. Phần
phản lực này được triệt tiêu bởi kháng lực đối diện
o Hệ thống khóa tự động lối vào chậu trên: xương cùng được treo
bởi các dây chằng vào khung chậu. Tải càng lớn thì xương cùng
càng được giữ chặt giữa 2 cánh xương chậu

Mặt sau Mặt trước

P1 P2

R R
+ +
- Lực xương cùng - Lực xương chậu
o P : trọng lựng cơ thể đè lên nền o P : trọng lượng nằm trên đốt sống
xương cùng xương cùng 1
o F1 : lực gây ra chuyển động gật o N1 : xương cùng chuyển động gật
(đối kháng với lực hãm của phần o R : Phản lực từ mặt đất chuyền qua
dưới dây chằng cùng chậu sau ( xương đùi
CR)) o N2 : Trục xoay được tạo ra giữa
o F2 : chuyển động dọc theo trục trọng lực cơ thể P và xương chậu
dọc của khớp ( đối kháng với lực ngã ra sau
hãm của phần dưới dây chằng
cùng chậu (CA))

103 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 33: Quy luật chuẩn đoán xoắn xương


cùng của L5 trên S1
A. Các trục chuyển động của xương cùng

- Trục chéo xương cùng


o Chéo phải
 Đường thẳng đi từ phần trên phải
xương cùng đến phần dưới trái
xương cùng
 Mỏm gai S2 nằm giữa đường này
o Chéo trái
 Đường thẳng đi từ phần trên trái
xương cùng đến phần dưới phải
xương cùng
 Mỏm gai S2 nằm giữa đường này
o Xương cùng cũng chuyển động quanh
trục chéo trái và phải
 VD : Khi xương cùng bên phải
chuyển động gật, thì xương cánh
chậu bên phải xoay tương đối ra
sau

104 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

B. Nguyên lý
- Xương cùng xoay đối bên với L5, khi L5 nghiêng thì nó sẽ hình thành
1 trục chéo trên bên bị nghiêng đó ( có 2 trục chéo là chéo trái và chéo
phải )
- Phép kiểm gập người ngồi dương tính sẽ đối bên với trục chéo
o Xoắn gập về trước theo cơ chế loại 1
o Xoắn duỗi về sau theo cơ chế loại 2
- Cách sử dụng quy luật :
o VD : Nếu ta có L5 FrSr
 Sẽ có phép kiểm gập về trước dương tính bên trái, xương
cùng xoay trái trên trục phải (L on R )
 Lúc đó ta loại suy đây là xoắn về sau ( bởi vì xoắn về
trước thì đặt tên cùng bên VD L on L hoặc R on R , xoắn
về sau thì ngược lại L on R hoặc R on L )
- Vì vậy phép kiểm tư thế con Nhân Sư (yoga) phản ánh 1 nen xuong
cùng duỗi về sau bên trái và rãnh sâu phía bên phải và góc dưới về sau
ở bên trái

105 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

1. Trường hợp xương cùng xoắn gập về trước


- Có 2 trường hợp Xoay Trái trên Trục Trái và Xoay Phải trên Trục
Phải
o Trường hợp Xoay Trái trên Trục Trái
 Dấu hiệu
 Xoay trái trên trục trái dương tính với phép kiểm
gập về trước ngồi bên phải
 Rãnh sâu bên phải
 Góc dưới về sau bên trái
 Âm tính với phép kiểm trong tư thế Nhân Sư
(yoga)
 Căng dây chằng cùng ụ ngồi bên trái
 Nguyên nhân
 Xảy ra khi cột sống thắt lưng đang trong tư thế
trung tính
 Cơ chế vượt quá ngưỡng
Trục trái

Xoay trái trên trục


trái
Ghi chú:

106 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

- Bảng tóm tắt thăm khám

Xoay trái trên trục trái Xoay phải trên trục phải
xoắn gập về trước xoắn gập về trước

- Thực tập phân tích trường hợp Xoay Trái trên Trục Trái :

107 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

2. Trường hợp xương cùng xoắn duỗi về sau


- Có 2 trường hợp Xoay Phải trên Trục Trái , Xoay Trái trên Trục Phải
o Trường hợp Xoay Phải trên Trục Trái
 Dấu hiệu :
 Xoay Phải trên
Trục Trái có
phép kiểm ngồi
dương tính bên
phải
 Rãnh sâu bên trái
 Góc dưới về sau
bên phải
 Phép kiểm Nhân
Sư dương tính
 Dây chằng cùng
ụ ngồi căng bên
phải.
 Nguyên nhân :
 Cơ chế sinh lý ko
tự nhiên ở vùng thắt lưng
 Khi tư thế ko trung tính về sau và ko trở lại trung
tính

108 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

- Bảng tóm tắt thăm khám


Xoay trái trên trục phải Xoay phải trên trục trái
xoắn duỗi về sau xoắn duỗi về sau

- Thực tập phân tích trường hợp xoay trái trên trục phải :

109 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

C. Khung chậu
1. Giới thiệu
- Rối loạn chức năng cơ xương khớp của khung chậu cùng đồng thời
xảy ra ở 3 khu vực của khung chậu :
o Khớp chậu cùng
o Khớp cùng chậu
o Khớp mu
Ghi chú: có thể xảy ra cùng lúc
2. Bề mặt khớp cùng chậu
- Khớp cùng chậu hay chậu cùng là 1 loại khớp đặc biệt là sự tiếp xúc
giữa 2 xương cánh chậu và xương cùng.
- Bề mặt khớp cùng chậu có 2 loại
o Loại phẳng : 2 bề mặt khớp khít
nhau,khoang khớp phía sau tương đối
hẹp, loại này rất vững thường gặp ở nam
giới

o Loại rộng : 2 bề mặt khớp không khít


nhau, khoang khớp sau rộng và dây
chằng cùng chậu thì dài, do không có
tính ổn định nên loại này có tính di động
lớn

- Trên thực tế còn 2 loại khung chậu hiếm gặp


o Loại dẹt: Dạng khung chậu này có
đường kính ngang lớn hơn rõ rệt so với
đường kính trước sau. Ở loại này xương
cùng ngắn và ngữa ra sau

o Loại dạng hầu (khỉ) : Giống như khung


chậu của loài khỉ (loại này rất hiếm gặp).
Dạng khung chậu này có đường kính
ngang nhỏ hơn đường kính trước sau, hai
gai hông nhọn và xương cùng dài

110 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

3. Vận động tại khớp


a) Định nghĩa
- Cử động của khớp cùng chậu
o Gập ( xoay ra trước )
 Chuyển động gập về
trước thì dây chằng
cùng chậu, dây chằng
cùng ụ ngồi và dây
chằng cùng gai trở nên
căng
 Đai chậu dời ra sau so
với trọng tâm
 L5 chuyển động ra
trước so với xương
cùng
 Xương cùng ngả trước so với xương chậu
 Xương cùng di chuyển về hướng bụng giữa 2 xương cánh
chậu cho đến khi dây chằng cùng chậu căng
 Khi dây chằng cùng chậu trở nên căng, xương cánh chậu
xoay về hướng bụng cùng với xương cùng, nếu chuyển
động tại khớp cùng chậu 1 bên bị nghẽn thì gai chậu sau
trên chuyển động trước.
o Ngữa ( xoay ra sau)
 Dây chằng cùng
chậu, dây chằng cùng
chậu phía bụng và
dây chằng cùng chậu
phía lưng dài trở nên
căng
 Cơ nhiều chân và cơ
sàng chậu co lại để di
chuyển khớp cùng
chậu
 Tầm vận động nhỏ và
giảm dần theo độ tuổi
 Tầm vận động lớn đối với phụ nữ và đặc biệt là khi có
thai
 Cử động chính của khớp này là xoay quanh trục X, cử
động này liên kết với cử động song song trên trục Z
 Đai chậu dời ra trước so với trọng tâm
 L5 chuyển động ra sau tương đối so với xương cùng
 Xương cùng ngã ra sau so với xương chậu

111 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

b) Cơ năng
- Đai chậu di chuyển và được kiểm soát bởi các nhóm cơ hoạt động
theo các cặp lực (force couples). Khi đai chậu nghiêng theo hướng
trước/sau, chính các nhóm cơ đối diện tạo nên và kiểm soát vận động
đó. Để nghiêng đai chậu ra trước, các cơ duỗi lưng, chủ yếu là cơ
dựng sống, kéo lên ở phía sau trong khi cơ gấp háng kéo xuống ở phía
trước. Ngược lại, để nghiêng chậu ra sau, các cơ bụng kéo phía trước
lên trong khi cơ mông lớn và hamstring kéo xuống ở phía sau.

112 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

- Tương tự khi đứng một chân, để


hạn chế sự nghiêng (hạ xuống)
của xương chậu sang bên chân
không tựa, các cơ gập bên thân
chân đó (dựng gai, vuông thắt
lưng) co để kéo xương chậu bên
đó lên, trong khi cơ dạng (mông
nhỡ) bên chân tựa co để kéo
xương chậu bên chân tựa xuống
làm cho đai chân cân bằng, tạo
nên một cặp lực.

c) Các tư thế vận động tại khớp chậu cùng

A : Nghiêng chậu ra trước


B : Nghiêng chậu ra sau
C : Nghiêng chậu sang trái
D : Nghiêng chậu sang phải
E : Xoay chậu sang trái
F : Xoay chậu sang phải

113 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

d) Rối loạn khớp chậu cùng


- Có 6 trường hợp sau :
o Khung chậu xoay về trước
o Khung chậu về sau
o Khung chậu trượt lên trên
o Khung chậu trượt xuống dưới
o Khung chậu xoay trong
o Khung chậu xoay ngoài

114 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

- Bảng tóm tắt và hình mô tả chuyển động

Gai chậu Gai chậu


trước trên sau trên

115 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 34: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu khớp


cùng chậu

116 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

117 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

118 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

Mục Lục
Phần 1: Lịch sử các trường phái y học bằng tay ............................................ 2
A. Giới thiệu ...................................................................................................................... 2
B. Lịch sử .......................................................................................................................... 2
Phần 2: Kiến thức cơ bản ................................................................................ 3
A. Khái niệm rối loạn chức năng cơ xương khớp ............................................................... 3
B. Lý thuyết về khái niệm DYSFUNCTION ...................................................................... 4
1. Lý thuyết thứ nhất ...................................................................................................... 4
2. Lý thuyết thứ hai ........................................................................................................ 4
3. Lý thuyết thứ ba ......................................................................................................... 5
4. Lý thuyết thứ tư.......................................................................................................... 6
5. Lý thuyết thứ năm ...................................................................................................... 8
6. Kết luận ..................................................................................................................... 8
C. Tiêu chí chẩn đoán ........................................................................................................ 9
1. Năm tiêu chí của một SUBLUXATION ..................................................................... 9
2. Bốn tiêu chí của một TART ( Một khái niệm chỉ một rối loạn mô mềm và mất hoặc
giảm tầm vận động bình thường của một phân đoạn cột sống hay khớp chi) ................. 10
3. Ranh giới vận động .................................................................................................. 12
4. Giới hạn vận động .................................................................................................... 13
Phần 3: Thần kinh giao cảm và đối giao cảm ............................................... 14
Phần 4: Phản xạ CHAPMAN và phản xạ cơ quan nội tạng ........................ 17
Phần 5: Cột sống ............................................................................................ 20
A. Giới thiệu .................................................................................................................... 20
B. Đường cong sinh lý ..................................................................................................... 21

Phần 6: Sinh cơ học đốt sống ......................................................................... 22


A. Quy luật vận động cột sống của................................................................................... 22
1. Quy luật 1 ................................................................................................................ 22
2. Quy luật 2 ................................................................................................................ 22
3. Quy luật 3 ................................................................................................................ 22
Phần 7: Quy ước đặt tên một khớp xương trật ............................................ 23
A. Đặt tên những rối loạn chức năng ................................................................................ 23
Phần 8: Thăm khám, chẩn đoán tổng quát (hướng dẫn chi tiết tại từng mục
Cổ, Thắt Lưng, Chậu).................................................................................... 24
A. Đánh giá rối loạn chức năng ........................................................................................ 24
1. Phần cột sống cổ ...................................................................................................... 24
2. Phần cột sống ngực và cột sống thắt lưng ................................................................. 24

119 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 9: Hướng của diện khớp ....................................................................... 29


A. Diện khớp đốt sống C3, C4 , C5, C6, C7 ..................................................................... 30
B. Đốt sống lưng ngực (bổ sung thêm hình ) .................................................................... 31
C. Cột sống thắt lưng ....................................................................................................... 32
D. Vận động sinh lý của cột sống ..................................................................................... 33

Phần 10: Cột sống cổ...................................................................................... 35


A. Giới thiệu .................................................................................................................... 35
B. Hội chứng thường gặp ................................................................................................. 35
1. Hội chứng đầu cổ ..................................................................................................... 35
2. Hội chứng cổ ............................................................................................................ 35
3. Hội chứng cổ vai gáy ............................................................................................... 35
4. Hội chứng Whiplash................................................................................................. 36
Phần 11: Giải phẩu đốt sống cổ ..................................................................... 37
A. Giới thiệu .................................................................................................................... 37
B. Giải phẩu .................................................................................................................... 39
Phần 12: Khớp đốt sống cổ ............................................................................ 43
A. Giới thiệu .................................................................................................................... 43
1. Khớp C0/C1 (khớp nền sọ )...................................................................................... 45
2. Khớp C1/C2 (khớp đội trục) ..................................................................................... 45
3. Khớp C2 – C7 .......................................................................................................... 46
Phần 13: Dây chằng cột sống cổ .................................................................... 47
Phần 14: Rễ thần kinh ................................................................................... 50
Phần 15: Cơ .................................................................................................... 51
A. Giới thiệu .................................................................................................................... 51
B. Hai hình thức co cơ sữ dụng trên lâm sàng .................................................................. 51
1. Co cơ đẳng trường (co cơ tĩnh) ................................................................................. 51
2. Co cơ đẳng trương (co cơ động) ............................................................................... 52
Phần 16: Nhóm cơ vùng cổ ............................................................................ 52
Phần 17: Thăm khám tổng quát đốt sống cổ (tập trung nguyên nhân từ mô
mềm) ............................................................................................................... 54
A. Hỏi bệnh ..................................................................................................................... 54
B. Quan sát ...................................................................................................................... 54
C. Thăm khám vận động chủ động và vận động thụ động ................................................ 54
1. Thăm khám vận động chủ động ................................................................................ 54
2. Thăm khám tư thế gấp .............................................................................................. 55
3. Thăm khám tư thế duỗi ............................................................................................ 55

120 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Thăm khám tư thế nghiêng bên ................................................................................ 55


5. Thăm khám tư thế xoay ............................................................................................ 55
6. Ấn chẩn xương tư thế ngồi ....................................................................................... 55
7. Phép kiểm sức mạnh cơ gập cổ sâu........................................................................... 55
8. Chẩn đoán cận lâm sàng trên phim X Quang, MRI ................................................... 55
Phần 18: Kỹ thuật thăm khám đốt sống cổ .................................................. 56
Phần 19: Một số phép kiểm liên quan đến tổn thương rễ thần kinh và mô
mềm vùng cổ................................................................................................... 57
Phần 20: Thăm khám chi tiết ........................................................................ 59
A. Tư thế ngồi ................................................................................................................. 59
1. C3 – C7 tư thế ngồi .................................................................................................. 59
2. C1- C2 tư thế ngồi .................................................................................................... 59
3. C0/C1 tư thế ngồi ..................................................................................................... 60
B. Tư thế nắm ngửa ......................................................................................................... 61
1. C3-C7 tư thế nằm ngửa với tư thế duỗi ..................................................................... 61
2. C3-C7 tư thế nằm ngửa với tư thế gấp ...................................................................... 61
3. C1-C2 tư thế nằm ngửa ............................................................................................ 62
4. C0/C1 Tư thế nằm ngửa đối với hạn chế duỗi ........................................................... 63
5. C0-C1 Tư thế nằm ngửa đối với hạn chế gấp............................................................ 63
Phần 21: Những điểm cần lưu ý khu vực đốt sống cổ .................................. 65
Phần 22: Trị liệu ............................................................................................ 65
A. Trị liệu trực tiếp và gián tiếp ....................................................................................... 65
B. Trị liệu chủ động và thụ động ...................................................................................... 66
C. Công thức cần nhớ ...................................................................................................... 66
Phần 23: Liệu trình trị liệu (thực hành) ....................................................... 67
Phần 24: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu (vùng đốt sống cổ) ......................... 67
Phần 25: Kỹ thuật khớp thái dương hàm ..................................................... 70
Phần 26: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu (vùng đốt sống ngực T11 – T12) ... 70
Phần 27: Kỹ thuật sườn ................................................................................. 71
Phần 28: Vùng thắt lưng................................................................................ 72
A. Giới thiệu .................................................................................................................... 72
B. Các nhóm cơ cần chú ý tại vùng thắt lưng chậu ........................................................... 74
1. Nhóm cơ dựng sống ................................................................................................. 74
2. Cơ vuông thắt lưng ................................................................................................... 76
3. Nhóm thắt lưng chậu ................................................................................................ 77

121 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

4. Hội chứng co cơ thắt lưng chậu ................................................................................ 78


C. Góc khớp thắt lưng cùng ............................................................................................. 79
1. Tật ưỡn lưng (Lordosis) ........................................................................................... 79
2. Tật thẳng lưng (Flat Back )....................................................................................... 81
3. Đĩa đệm và những điều lưu ý.................................................................................... 83
Phần 29: Đau lưng ......................................................................................... 86
A. Đau rễ thần kinh và đau lan ......................................................................................... 86
B. Nguyên nhân (do cơ và mạc là chủ yếu) ...................................................................... 87
Phần 30: Những nguyên nhân phổ biến khác............................................... 88
1. Rối loạn chức năng khớp thắt lưng cùng ................................................................... 88
2. Thoát vị đĩa đệm (L4 – L5, L5 – S1 ) ....................................................................... 88
3. Hội chứng xẹp ống sống ........................................................................................... 89
4. Trượt đốt sống vùng thắt lưng .................................................................................. 90
5. Dị tật khuyết eo ........................................................................................................ 91
6. Hội chứng chùm đuôi ngựa ...................................................................................... 92
7. Cùng hóa (dị tật xương)............................................................................................ 92
8. Vẹo cột sống ............................................................................................................ 93
9. Hội chứng chân ngắn................................................................................................ 94

Phần 31: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu vùng đốt sống thắt lưng ( L1 – L5
) ....................................................................................................................... 96
Phần 32: Giải phẫu cơ bản khung chậu........................................................ 99
A. Cấu trúc ...................................................................................................................... 99
B. Dây chằng ................................................................................................................. 100
1. Dây chằng vùng chậu nhìn từ phía trước ................................................................ 100
2. Dây chằng vùng chậu nhìn từ phía sau.................................................................... 101
C. Hệ thần kinh.............................................................................................................. 102
D. Trọng lực phân bố ..................................................................................................... 103
1. Cơ chế ổn định xương chậu .................................................................................... 103
Phần 33: Quy luật chuẩn đoán xoắn xương cùng của L5 trên S1 ............. 104
A. Các trục chuyển động của xương cùng ...................................................................... 104
B. Nguyên lý ................................................................................................................. 105
1. Trường hợp xương cùng xoắn gập về trước ............................................................ 106
2. Trường hợp xương cùng xoắn duỗi về sau .............................................................. 108
C. Khung chậu ............................................................................................................... 110
1. Giới thiệu ............................................................................................................... 110
2. Bề mặt khớp cùng chậu .......................................................................................... 110
3. Vận động tại khớp .................................................................................................. 111

122 Ấn bản 2021.03


Holistic Chiropractic *** Lê An

Phần 34: Kỹ thuật trị liệu và tự trị liệu khớp cùng chậu ........................... 116

123 Ấn bản 2021.03

You might also like