You are on page 1of 82

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN


------

NGUYỄN HOÀI DUY

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RƠM


SAU KHI Ủ KIỀM BẰNG DUNG DỊCH NH3 VÀ URE TẠI
CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: HÓA HỌC

2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------

NGUYỄN HOÀI DUY

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RƠM


SAU KHI Ủ KIỀM BẰNG DUNG DỊCH NH3 VÀ URE TẠI
CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngàn: HÓA HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN

2015
Trƣờng Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học ------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân


Tên đề tài: Xác định thành phần hóa học của rơm sau khi ủ kiềm bằng dung
dịch NH3 và Ure tại các thời điểm khác nhau.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Duy MSSV: B1203431
Lớp Hóa học – Khóa 38
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ...................................................................
..........................................................................................................................
Những vấn đề còn hạn chế: ...............................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kết luận, đề nghị và điểm:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn
Trƣờng Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học ------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Cán bộ phản biện:


Tên đề tài: Xác định thành phần hóa học của rơm sau khi ủ kiềm bằng dung
dịch NH3 và Ure tại các thời điểm khác nhau.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Duy MSSV: B1203431


Lớp Hóa học – Khóa 38
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ...................................................................
..........................................................................................................................
Những vấn đề còn hạn chế: ...............................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kết luận, đề nghị và điểm:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2015
Cán bộ phản biện
Trƣờng Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học ------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Cán bộ phản biện:


Tên đề tài: Xác định thành phần hóa học của rơm sau khi ủ kiềm bằng dung
dịch NH3 và Ure tại các thời điểm khác nhau.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Duy MSSV: B1203431


Lớp Hóa học – Khóa 38
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ...................................................................
..........................................................................................................................
Những vấn đề còn hạn chế: ...............................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kết luận, đề nghị và điểm:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2015
Cán bộ phản biện
Trƣờng Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học ------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Cán bộ phản biện:


Tên đề tài: Xác định thành phần hóa học của rơm sau khi ủ kiềm bằng dung
dịch NH3 và Ure tại các thời điểm khác nhau.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Duy MSSV: B1203431


Lớp Hóa học – Khóa 38
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ...................................................................
..........................................................................................................................
Những vấn đề còn hạn chế: ...............................................................................
..........................................................................................................................
Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kết luận, đề nghị và điểm:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2015
Cán bộ phản biện
Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

LỜI CẢM ƠN
------
Lời đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô bộ
môn Hóa–Khoa Khoa Học Tự Nhiên. Các Thầy Cô đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức, cũng nhƣ những kinh nghiệm cần thiết trong những chặng
đƣờng học tập của tôi.
Xin chân thành cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hồng Nhân – Khoa Nông
Nghiệp & SHƢD, cô đã hƣớng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
trong suốt quá trình làm đề tài để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Diệp Chi – cố vấn học tập lớp cử
nhân hóa học k38, đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm cho
chúng tôi.
Cảm ơn các thành viên của lớp Hóa học Khóa 38 đã chia sẻ và đồng
hành trên những chặng đƣờng vừa qua.
Cảm ơn các thành viên trong phòng thí nghiệm Thức ăn gia súc thuộc bộ
môn Chăn nuôi – khoa Nông Nghiệp & SHƢD, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã
cùng nhau cố gắng trong thời gian vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình luôn là chỗ dựa vững
chắc cả về vật chất lẫn tinh thần.

Chân thành cảm ơn


NGUYỄN HOÀI DUY

SVTT: Nguyễn Hoài Duy i B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

TÓM TẮT
Quá trình thí nghiệm được thực hiện tại phòng Thức ăn gia súc thuộc bộ
môn Chăn nuôi, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ.
Rơm được lấy tại tỉnh Sóc Trăng đem về phòng thí nghiệm sau đó ủ kiềm
bằng dung dịch NH3 và Ure theo các tỉ lệ khác nhau. Tiến hành chia thành các
nghiệm thức theo các mốc thời gian ủ khác nhau. Đồng thời quan sát và tiến
hành các thí nghiệm song song nhằm xác định các thành phần hóa học của
rơm sau khi ủ kiềm.
Các chỉ tiêu phân tích: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), protein
thô (CP), pH.
Kết quả cho thấy rơm được ủ kiềm cho phép bảo quản được tốt hơn,
không hao hụt chất hữu cơ, làm tăng hàm lượng protein thô. Tác dụng của
kiềm hóa tăng dần theo tỉ lệ hóa chất. Dựa vào kết quả ta thấy rơm được ủ
kiềm bằng NH3 có tính hiệu quả cao hơn so với rơm được ủ ure và thấy được
thời gian nên ủ là khoảng 21 ngày.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy ii B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

LỜI CAM ĐOAN


Các số liệu và kết quả sử dụng trong nội dung bài luận văn đƣợc ghi nhận từ
những kết quả mà tôi đã tiến hành khảo sát trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung
thực và chƣa đƣợc công bố trong những công trình luận văn trƣớc đây.
Nguyễn Hoài Duy

SVTT: Nguyễn Hoài Duy iii B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i


TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 1
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................... 2
2.1 Rơm……………………………………………………….……………….2
2.1.1 Khái quát chung..................................................................................... 2
2.1.2 Phân bố và tình hình nghiên cứu ...........................................................3
2.1.3 Thành phần hóa học................................................................................ 4
2.2 Phƣơng pháp ủ kiềm. ................................................................................. 8
2.2.1 Nguyên lí của ủ kiềm ............................................................................. 8
2.2.2 Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp ủ kiềm .......................................... 8
2.2.3 Điều kiện tiến hành phƣơng pháp ủ kiềm ............................................... 9
2.2.4 Tác dụng của phƣơng pháp ủ kiềm đối với động vật nhai lại................... 9
2.2.5 Một số phƣơng pháp ủ kiềm .................................................................. 9
2.2.6 Rơm sau khi xử lí ................................................................................. 12
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 14
3.1 Phƣơng tiện ............................................................................................14
3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành ............................................................ 14
3.1.2 Nguyên liệu thí nghiệm........................................................................ 14
3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ..........................................................................14
3.2.1 Bố trí thí nghiệm:................................................................................. 14
3.2.2 Quá trình tiến hành ............................................................................... 14
3.2.3 Thời gian lấy chỉ tiêu ............................................................................ 16
3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích và theo dõi ......................................................... 16
3.2.5 Một số thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .................................................. 16
3.2.6 Phƣơng pháp phân tích thành phần hóa học ......................................... 17
3.3 Phƣơng pháp lấy mẫu ..............................................................................22
3.4 Xử lí số liệu .............................................................................................22
4.1 Sự thay đổi giá trị pH trong các nghiệm thức. ..........................................23
4.1.1 Sự thay đổi của giá trị pH theo hóa chất................................................ 23
4.1.2 Sự thay đổi giá trị pH theo tỉ lệ ............................................................. 24
4.1.3 Sự thay đổi pH theo hóa chất và tì lệ..................................................... 26
4.2. Sự thay đổi hàm lƣợng vất chất khô trong các nghiệm thức ....................28
4.2.1 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất khô theo hóa chất ................................ 28
4.2.2 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất khô theo tỉ lệ ....................................... 29
4.2.3 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất * tỉ lệ ................................ 30
4.3 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất hữu cơ (OM) trong các nghiệm thức ......31

SVTT: Nguyễn Hoài Duy iv B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

4.3.1 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất. ............................................ 31


4.3.2 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất hữu cơ (OM) theo tỉ lệ......................... 33
4.3.3 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ ................................... 35
4.4 Sự thay đổi hàm lƣởng protein thô (CP) trong các nghiệm thức. ..............36
4.4.1 Sự thay đổi hàm lƣợng protein thô (CP) theo hóa chất .......................... 36
4.4.2 Sự thay đổi hàm lƣợng protein thô (CP) theo tỉ lệ ................................ 38
4.4.3 Sự thay đổi hàm lƣợng protein thô (CP) theo hóa chất * tỉ lệ ............... 40
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 42
5.1 Kết Luận..................................................................................................42
5.2 Kiến nghị ................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 43
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 44

SVTT: Nguyễn Hoài Duy v B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1 Cây Rơm..........................................................................................3


Hình 2. 2 Gia súc ăn rơm .................................................................................3
Hình 3. 1 NT ủ 6%...........................................................................................15
Hình 3. 2 NT ủ 2% ........................................................................................15
Hình 3. 3 NT ủ 4% ........................................................................................15
Hình 4. 1 Sự thay đổi của pH theo hóa chất………………..24
Hình 4. 2 Sự thay đổi pH theo tỉ lệ. ...............................................................26
Hình 4. 3Sự thay đổi của pH theo hóa chất * tỉ lệ. .........................................27
Hình 4. 4 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất. ...................................29
Hình 4. 5 Sự thay đổi của hàm lƣợng VCK theo tỉ lệ. ....................................30
Hình 4. 6 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất * tỉ lệ ..........................31
Hình 4. 7 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất. .....................................33
Hình 4. 8 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo tỉ lệ. ............................................34
Hình 4. 9 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ. ...........................36
Hình 4. 10 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo hóa chất. .....................................38
Hình 4. 11 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo tỉ lệ. ............................................39
Hình 4. 12 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo hóa chất * tỉ lệ. ...........................41

SVTT: Nguyễn Hoài Duy vi B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Giá trị dinh dƣỡng của một số loại thức ăn ......................................5
Bảng 2. 2 Thành phần hóa học của một số loại rơm khô ở Việt Nam. ..............6

Bảng 4.1 Sự thay đổi giá trị pH theo hóa chất. ...............................................23
Bảng 4.2 Sự thay đổi giá trị pH theo tỉ lệ. ......................................................24
Bảng 4.3 Sự thay đổi pH theo hóa chất * tỉ lệ. ...............................................26
Bảng 4.4 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất. ....................................28
Bảng 4.5 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo tỉ lệ. ...........................................29
Bảng 4.6 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất * tỉ lệ ...........................30
Bảng 4.7 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất. ......................................31
Bảng 4. 8 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo tỉ lệ. ............................................33
Bảng 4. 9 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ. ...........................35
Bảng 4. 10 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ. .........................36
Bảng 4. 11 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo tỉ lệ. ...........................................38
Bảng 4. 12 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo hóa chất và tỉ lệ. .........................40

SVTT: Nguyễn Hoài Duy vii B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VCK: Vật chất khô


CP: Protein thô
OM: Vật chất hữu cơ
NT: Nghiệm thức

SVTT: Nguyễn Hoài Duy viii B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ



Đã từ rất lâu, Việt Nam đƣợc biết đến là một đất nƣớc có khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp.
Trong đó, nghành chăn nuôi và trồng trọt chiếm một ví trí quan trọng đối với
nền kinh tế nƣớc ta nhƣng trƣớc đây các lĩnh vực này phát triển riêng lẽ, ít liên
kết với nhau dẫn đến phát triển chƣa đồng bộ, đem lại nguồn kinh tế tƣơng đối
thấp. Chính vì thế, khi muốn ngành chăn nuôi lẫn trồng trọt phát triển mạnh
mẽ, các mối quan hệ giữa các nghành đƣợc tạo lập, liên kết chặc chẽ hơn, tạo
nên một tổng thể toàn diện hơn, có sử dụng qua lại các sản phẩm giữa các lĩnh
vực với nhau. Điển hình trong hai lĩnh vực này, các chế phẩm của nghành này
đƣợc dùng làm nguyên liệu cho nghành kia và ngƣợc lại. Vì lẽ đó, việc dùng
cây trồng cung cấp nguồn thức ăn nhiều chất dinh dƣỡng cho vật nuôi, tận
dụng tối đa nguồn nguyên liệu để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đang
đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn. Họ bắt đầu tìm hiểu các thành phần
hóa học cũng nhƣ giá trị dinh dƣỡng của một số loại cây và áp dụng những
công nghệ sinh học nhƣ lên men, ủ chua, ủ kiềm…nhằm tìm ra những nguồn
thức ăn mang tính chất tối ƣu cho sự phát triển của chăn nuôi.
Nhƣ ta đã biết, cây lƣơng thực nƣớc ta chủ yếu là lúa nên lƣợng rơm có
đƣợc là rất lớn. Rơm có hàm lƣợng chất xơ cao (32-35% VCK), nghèo protein
(3-5%), chất xơ của rơm khó tiêu hóa vì bị lignin hóa. Tuy giá trị dinh dƣỡng
thấp nhƣng lại là nguồn thức ăn rẽ tiền và dồi dào đƣợc sử dụng từ xƣa đến
nay. Trong thực tế ngƣời dân thƣờng bảo quản rơm bằng cách phơi khô thành
đóng, chính điều này đã làm cho rơm mất đi một lƣợng dƣỡng chất cần thiết
nhƣ vitamin, protein…Ngoài ra, tuy lƣợng rơm là rất lớn nhƣng lại mang tính
mùa vụ cao dẫn đến tiêu thụ không hết nên rất lãng phí. Nhằm đảm bảo nguồn
thức ăn thô xanh quanh năm thì việc ủ rơm là rất cần thiết. Trên cơ sơ trên, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định thành phần hóa học của rơm sau khi ủ kiềm bằng dung dịch
NH3 và Ure tại các mốc thời gian khác nhau.”

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 1 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Mục tiêu đề tài


Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cùng với điều kiện trang
thiết bị hiện có của phòng thí nghiệm, đề tài hƣớng tới các mục tiêu:
So sánh về chất lƣợng thành phần hóa học của rơm dựa trên hóa chất, tỉ
lệ và thời gian ủ (OM, pH, VCK, CP).
Xác định nghiệm thức chứa hàm lƣợng dinh dƣỡng tối ƣu nhất dựa vào
kết quả thí nghiệm.

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN

2.1 Rơm
2.1.1 Khái quát chung
Rơm là phần thân cây khô của các cây ngủ cốc, sau khi đã thu hoạch hạt.
Rơm có thể là phần trên của thân các loại cây lúa (lúa nƣớc, lúa mì, lúa mạch)
đã gặt và đập hết hạt, hoặc các loại cỏ, cây họ đậu hay thân thảo khác đã đƣợc

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 2 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

cắt, sấy khô (phơi nắng) và đƣợc lƣu trữ làm phân xanh, thức ăn cho gia súc,
động vật nuôi.
Sau khi thu hoạch xong các phần hoa lợi của các cây lƣơng thực, cụ thể
là cây lúa, phần rơm đƣợc chất đống để sử dụng gọi là cây rơm, khi sử dụng
ngƣời ta sẽ rút từng bó rơm ra.

Hình 2.1 Gia súc ăn rơm Hình 2.2 Cây Rơm

2.1.2 Phân bố và tình hình nghiên cứu


Rơm lúa đƣợc sử dụng phổ biến ở các nƣớc nhiệt đới trong việc chăn
nuôi trâu bò. Ví dụ: ở Thái Lan, 75% rơm lúa rẫy vả 82% rơm lúa nƣớc đƣợc
sử dung cho trâu bò (Wanapat, 1990), ở Bangladesh, tỉ lệ này là 47%
(Saadullah, và ctv. 1991). Ở nƣớc ta, hằng năm có khoảng 20 triệu tấn rơm và
đây là nguồn thức ăn chủ yếu của trâu bò, đặc biệt trong các mùa khô ở các
tỉnh phía nam.
Mặt khác, do cây lúa là cây trồng chính của nền nông nghiệp nƣớc ta nên
phụ phẩm rơm chứa một số lƣợng rất lớn. Hạn chế chính khi sử dụng rơm làm
thức ăn gia súc là tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và hàm lƣợng nitơ thấp. Hai hạn
chế này làm giảm tốc độ và khối lƣợng thức ăn đƣợc phân giải trong dạ cỏ, do
đó làm lƣợng thức ăn vào và sức sản xuất thấp, không phát huy đƣợc tiềm
năng di truyền đối với các giống cao sản. Chình vì thế nên hiện nay trên thế
giới có nhiều phƣơng pháp chế biến rơm, ví dụ nhƣ một số nghiên cứu:
Nguyễn Trọng Tiến (1993) trong tập chí KHKT-Nông nghiệp thì theo
dõi sự thay đổi các thành phần hóa học của rơm xử lý ure theo các mức 0%;
2%; 3%; 4%;5% và theo thời gian ủ là 0, 10, 30, 60, 90 ngày. Thí nghiệm đã
cho thấy chất khô, xơ thô, của rơm giảm đi khi thời gian xử lí tăng lên, xử lí
ure làm tăng protein thô và giảm xơ thô của rơm. Dựa vào kết quả này đƣa ra
rơm ủ ure 3% và thời gian từ 10 ngày đến 30 ngày là thích hợp nhất.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 3 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (2000) [9] đã nghiên cứu sự biến
đổi thành phần hóa học của rơm khi xử lý ure và vôi theo công thức thí
nghiệm nhân tố 3x3 với 3 mức ure (0; 2; 4%) và 3 mức CaO (0; 3; 6%) với
thời gian ủ là 21 ngày. Kết quả cho thấy hàm lƣợng nitơ tăng lên rõ rệt, hàm
lƣợng NDF, hemixenluloza giảm của rơm đƣợc xử lí ure. Đối với vôi, không
thấy ảnh hƣởng rõ rệt đến hàm lƣợng nitơ nhƣng giảm mạnh lƣợng NDF,
ADF, ADL, hemicellulose, xơ, cellulose và tăng ở hàm lƣợng khoáng tổng số.
Đặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995) đã kiểm tra mức tiêu hóa
chất khô, xơ thô, và protein thô của rơm ủ ở các mức 3,4 và 5% ure với độ ẩm
50% trong 21 ngày. Kết quả cho thấy tỉ lệ tiêu hóa chất khô, xơ thô và protein
thô tăng lên nhờ xử lí ure, tuy nhiên tỉ lệ phân giải xơ thô, protein thô tăng lên
không đáng kể ở các mức xử lí 3, 4 và 5%.
Ngoài những nghiên cứu đƣợc nêu trên thì còn rất nhiều nghiên cứu khác
trong những năm gần đây trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì
vậy, nên việc xoáy mạnh việc nghiên cứu về nguồn nguyên liệu dồi dào này là
rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta.
2.1.3 Thành phần hóa học
Rơm là sản phẩm phụ của cây ngũ cốc hay cây họ đậu. Rơm chứa nhiều
xơ, 350-400g/kg chất khô, chủ yếu là ligin, có giá trị dinh dƣỡng thấp. Hàm
lƣợng protein lúa 25-40g/kg chất khô.
Rơm lúa có hàm lƣợng lignin tƣơng đối cao, chiếm 60-70g/kg, hàm
lƣợng chất khoáng rất cao 170g/kg chất khô, trong đó chủ yếu là silic, vì vậy
hệ số tiêu hóa của rơm thấp.
Thức ăn rơm rạ có tỷ lệ protein rất thấp, chiếm vào khoảng 2-5%. Tỷ lệ
chất dinh dƣỡng này giảm mạnh theo tuổi. Mặt khác enzyme của vật dạ cỏ lại
khó tiếp cận với azot của thức ăn thô vì sự cản trở của màng tế bào lignin hóa.
Nghèo khoáng và vitamin: trong thực tế loại thức ăn này thiếu hầu hết
các nguyên tố khoáng đa lƣợng nhƣ Ca, P, Na và các nguyên tố khoáng vi
lƣợng. Đồng thời chúng cũng thiếu hụt các vitamin nhƣ vitamin A, và D3.
Khó thoái biến trong dạ cỏ: Màng tế bào lignin hóa một mặt cản trở vi
sinh vật chui vào bên trong tế bào, từ đó cản trở enzyme phân giải chất xơ,
một mặt tạo sự bền chặt cho tế bào, cản trở sự chia cắt trong quá trình nhai lại.
Thức ăn phải lƣu lại lâu trong dạ cỏ từ đó làm giảm lƣợng ăn vào.
 Giá trị dinh dƣỡng của rơm thay đổi phụ thuộc vào:
 Giống.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 4 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

 Tỷ lệ tiêu hóa của rơm tƣơng quan nghịch với lƣợng lignin trong rơm.
Rơm cứng hàm lƣợng lignin cao khó tiêu hóa hơn rơm mềm.
 Thời gian bảo quản.
 Trạng thái thu hoạch.
 Chế độ canh tác nƣớc.
Mặt khác, rơm là loại thức ăn thô chất lƣợng thấp đặc trƣng bởi hàm
lƣợng xơ cao, nghèo protein, khoáng và vitamin. Theo Preston và Leng, 1991
thì rơm rạ hạn chế bởi các yếu tố sau:
 Tỉ lệ tiêu hóa và các chất dinh dƣỡng thấp.
 Hàm lƣợng protein thấp.
 Hàm lƣợng các chất khoáng thấp.
 Không ngon miệng.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 5 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Bảng 2.1 Giá trị dinh dƣỡng của một số loại thức ăn.

% Tính trong chất khô


Tên phụ phẩm Chất Chất xơ Protein Tổng các Năng lƣợng
khô chất dinh trao đổi-ME
dƣỡng tiêu (Kcal/kg
hóa-TDN chất khô)
Rơm lúa 90,8 34,3 5,1 45,9 1662,0
Cây ngô 61,6 31,5 7,6 54,1 1958,0
Lá mía 28,8 42,9 8,2 49,3 1778,0
Dây lang 20,0 24,5 11,0 59,5 2160,0
Dây lạc 22,5 27,7 14,1 63,5 2289,0
Sắn 25,5 22,7 16,9 67,5 2549,0
(Nguồn: ndt Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly- Viện Chăn nuôi 2001)

Thành phần hóa học của một số loại rơm khô ở Việt Nam trình bày trong
bảng sau:
Bảng 2. 2 Thành phần hóa học của một số loại rơm khô ở Việt Nam.

Loại ĐVT VCK Protein Lipit thô Xơ thô ĐXKN Khoáng


rơm thô
Rơm lúa % 90,85 4,65 1,49 31,18 40,91 12,62
chiêm
Rơm lúa % 90,81 5,06 1,67 30,61 37,23 16,24
mùa
Rơm lúa % 94,36 7,06 1,34 30,91 40,57 14,48
nếp
Rơm lúa % 91,25 5,15 1,32 29,88 42,45 12,45
tẻ

Các thành phần có ý nghĩa rất lớn đối với động vật nhai lại. Trong vách
tế bào thực vật đƣợc cấu tạo chủ yếu là chất xơ gồm ba thành phần chính:
cellulose, hemicellulose và lignin. Hàm lƣợng cellulose trong VCK của chất
xơ chiếm số lƣợng lớn nhất (từ 41,7% ở rơm lúa đến 64,8% ở cỏ bông). Do
vách tế bào bị lignin hóa cao nên khó tiêu hóa đồng thời hàm lƣợng nitơ,
khoáng, vitamin thấp nên hạn chế nhiều đến quá trình lên men của vi sinh vật.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 6 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cellulose: một dạng glucan và nó tồn tại hầu hết các loại cây, là thành
phần của vách tế bào thực vật phân tử mạch thẳng đƣợc tạo bởi 𝛽-D-glucose
bằng liên kết 𝛽-1,4-glucozit. Số lượng các đơn phân dao động từ 100 đến
4000 nên khối lượng phân tử của cellulose là rất lớn. Cellulose và
Hemicellulose rất dễ tiêu hóa nhưng khi chúng kết hợp với lignin tạo
thành các phức rất bền vững, khó tiêu hóa.
CH2OH CH2OH CH2OH

H O O H O
H
O H
OH H O OH H OH H O
O
H H H
H OH H OH
H OH

Hemicellulose: Chúng không hòa tan trong nƣớc nhƣng hòa tan trong
dung dịch kiềm, nó dễ bị thủy phân bởi acid hơn kiềm. Khi thủy phân từ
hemixenlulose sẽ tạo ra glucose, fructose, mantose, glactose, xylose. Khác với
cellulose, hemicellulose đƣợc tạo thành từ hetero- polymers không có hình
dạng nhất định bao gồm tất cả các đƣờng pentose nhƣ xylose, arabinose.
Chuỗi đại phân tử của hemicellulose thì ngắn hơn cellulose. Chúng tạo thành
một cái khung polysaccharit liên kết với phenol bao quanh sợi cellulose.
Hemicellulose chỉ tiêu hóa đƣợc một phần.
Lignin : Chất vô định hình, là một polimer đƣợc liên kết với các polimer
tự nhiên khác nhƣ: cellulose, tinh bột, protein… là một hetero-polyme phenol
nó gắn với hemicellulose. Theo dẫn liệu khác thì lignin thƣờng liên kết với
cellulose và hemicellulose bằng các mối nối este và hydro. Lignin không hòa
tan trong nƣớc, dung môi hữu cơ bình thƣờng lẫn acid đậm đặc nhƣng dƣới tác
dụng của dung dịch kiềm làm cho lignin bị phân giải và chuyển vào dung dịch.
OH OH OH

O O O
OH OH OH
p-coumaryl alcohol coniferyl alcohol sinapyl alcohol

Trong vách tế bào rơm lignin liên kết với celluloza và hemicelluloza
bằng liên kết este và hydro, ngoài ra lignin còn liên kết với protein bằng liên
kết cộng hóa trị. Các liên kết hóa học nêu trên khi bên trong môi trƣờng dạ cỏ
đã làm giảm tỉ lệ tiêu hóa và thành phần dinh dƣỡng của rơm. Sự kết hợp chặc

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 7 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

chẽ của lignin với celluloza và hemicelluloza tạo thành phức chất lingo-
celluloza và hemicelluloza ngoài vách tế bào làm cản trở rất lớn đến quá trình
phân giải celluloza và các chất chứa bên trong tế bào.
2.2 Phƣơng pháp ủ kiềm.
Có rất nhiều phƣơng pháp xử lí nhằm nâng cao các giá trị dinh dƣỡng và
tỉ lệ tiêu hóa của các chất xơ thô. Nhằm khắc chế hai hạn chế quan trọng của
rơm là thành tế bào bị lignin hóa cao và hàm lƣợng nitơ tổng số, khoáng và
vitamin thấp thì cùng với việc bổ sung một số chất dinh dƣỡng thiết yếu, việc
phá vỡ các mối liên kết với lignin và các thành phần khác sẽ làm tăng hiệu quả
với phụ phẩm nhiều xơ. Trong đó có một số biện pháp nhƣ: xử lí vật lí (nghiền
nhỏ, nhiệt hơi nƣớc, bức xạ…), xử lí sinh học (nấm men, enzym…), xử lí hóa
học (các chất oxi hóa, acid, kiềm…), nhƣng phƣơng pháp ủ kiềm đƣợc nghiên
cứu sâu và có hiệu quả nhất với thực tế.
2.2.1 Nguyên lí của ủ kiềm
Trong tất cả các phƣơng pháp hoá học thì xử lý kiềm đƣợc nghiên cứu
sâu nhất và có nhiều triển vọng trong thực tiễn. Các mối liên kết hoá học giữa
lignin và cacbohydrat bền trong môi trƣờng của dạ cỏ nhƣng lại kém bền trong
môi trƣờng kiềm (pH > 8), lơi dụng đặc tính này các nhà khoa học đã sử dụng
các chất kiềm nhƣ: NaOH, NH3, Urê, Ca(OH)2 để xử lý các phụ phẩm nông
nghiệp nhiều xơ với mục đích phá vỡ mối liên kết giữa lignin với
hemicellulose/cellulose trƣớc khi chúng đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia súc
nhai lại, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men của vi sinh vật dạ cỏ.
Kiềm hóa làm phá vỡ liên kết este của hemicellulose/cellulose đồng thời
làm cho cấu trúc xơ phồng lên về mặt vật lý. Những ảnh hƣởng đó tạo điều
kiện cho vi sinh vật dạ cỏ tấn công vào cấu trúc cacbohydrat nhƣ cellulose,
hemicellulose đƣợc dễ dàng, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng tính ngon miệng của
rơm đã xử lý.
2.2.2 Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp ủ kiềm
Ưu điểm:
Giúp nâng cao giá trị dinh dƣỡng và tỉ lệ tiêu hóa của rơm.
Giúp bảo quản rơm nhƣ nguồn thức ăn thô xanh đƣợc lâu mà không biến
mất dƣỡng chất.
Tận dụng đƣợc nguồn thức ăn dồi dào, giá thành rẻ, dễ áp dụng trong
chăn nuôi hộ và trang trại.
Nhược điểm:

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 8 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Một số phƣơng pháp gây ô nhiễm môi trƣờng do thải ra khí amoniac, Na
dƣ…
2.2.3 Điều kiện tiến hành phƣơng pháp ủ kiềm
Liều lƣợng.
Độ ẩm thức ăn (30-70%).
Điều kiện yếm khí.
Thời gian ủ.
Nhiệt độ.
2.2.4 Tác dụng của phƣơng pháp ủ kiềm đối với động vật nhai lại
Nâng cao các giá trị dinh dƣỡng: tăng hàm lƣợng nitơ tổng số, giảm hàm
lƣợng xơ thô và vật chất khô, tăng hàm lƣợng protein thô, giảm hàm lƣợng
ADF, NDF, lignin.
Nâng cao đƣợc thời gian bảo quản và hạ thấp đƣợc giá thành xử lí.
Tăng tỉ lệ tiêu hóa :
 Bổ sung lƣợng amoniac trong dạ cỏ nhằm tăng hiệu quả hệ thống vi sinh
vật dạ cỏ, qua đó làm tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn nhiều xơ, tăng lƣợng tiêu
hóa thức ăn
 Tăng hàm lƣợng Nitơ hổ trợ quá trình lên men cơ chất tạo năng lƣợng
trong dạ cỏ.
 Phá vỡ liên kết lignin với hemicellulose/cellulose đồng thời làm cho cấu
trúc xơ phồng lên về mặt vật lý tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ tấn
công vào cấu trúc cacbohydrat nhƣ cellulose, hemicellulose đƣợc dễ
dàng, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng tính ngon miệng của rơm đã xử lý.
2.2.5 Một số phƣơng pháp ủ kiềm
Xử lý bằng xút (NaOH): Đun sôi với NaOH: xử lý rơm bằng NaOH ở
áp suất và nhiệt độ cao (100 kg rơm trong 200 lit nƣớc đun sôi với 4 kg
NaOH, sau đó rữa và phơi khô) đã thu đƣợc kết quả tốt tăng tỷ lệ tiêu hoá. Tuy
nhiên, phƣơng pháp này làm mất nhiều vật chất hữu cơ và thức ăn thu đƣợc
không ngon miệng.
Phƣơng pháp Beckmann: Beckmann đã cải tiến bằng cách ngâm rơm
trong dung dịch NaOH pha loãng (8 lít NaOH 1,5 % cho 10 kg rơm) với thời
gian 2 - 3 ngày, sau đó rữa sạch phần NaOH dƣ đến khi không còn mùi kiềm
và cho gia súc ăn. Phƣơng pháp này cho thấy sự mất mát vật chất khô thấp

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 9 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

hơn so với phƣơng pháp đun sôi, làm tăng giá trị năng lƣợng của rơm tƣơng
đƣơng với cỏ cắt sớm. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có một số nhƣợc
điểm: Nƣớc rữa rơm sau khi chế biến gây ô nhiễm môi trƣờng và làm mất
nhiều chất dinh dƣỡng hoà tan trong quá trình chế biến và rửa trƣớc khi cho
ăn.
Phƣơng pháp nhúng (deep treament): Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành
nhƣ sau: Rơm đƣợc nhúng trong bể chứa NaOH 1,5% trong khoảng 1 - 2h, sau
đó vớt lên và để cho nƣớc chứa kiềm dƣ chảy trở lại bể ngâm. Tiếp theo, rơm
đƣợc ủ trong 3 - 6 ngày trƣớc khi cho ăn. Phƣơng pháp này rất hiệu quả,
nhƣng do rơm sau xử lý có hàm lƣợng Na cao nên không nên cho ăn nhƣ là
nguồn thức ăn thô duy nhất trong khẩu phần.
Phƣơng pháp tuần hoàn: Rơm đóng bánh đƣợc phun dung dịch NaOH
+ Ca(OH)2 (15 -25g NaOH và 10 - 15g Ca/kg VCK) và để trong phòng kín sau
đó phun chất trung hoà nhƣ axit photphorit (H3PO4) lên bánh rơm. Khi lƣợng
nƣớc thừa rút hết những bánh rơm này có thể ăn đƣợc. Phƣơng pháp này đã
đƣợc đƣa ra thực tế để xử lý rơm cho khả năng tiêu hoá cao, chứa ít NaOH dƣ,
nhƣng đòi hỏi qui trình và điều kiện tiến hành phức tạp.
Trong đề tài này nhấn mạnh hai phƣơng pháp xử lí hóa học: phƣơng
pháp ủ bằng NH3 và ủ Ure.
2.2.5.1 Phƣơng pháp xử lí bằng amoniac
Xử lý bằng NH3 : Amoniac là một loại khí bay hơi nó thể thấm vào
trong các kiện rơm, ảnh hƣởng của xử lý rơm bằng amoniac đến tỷ lệ tiêu
hoá cũng giống nhƣ xử lý rơm bằng xút, nhƣng amoniac là loại kiềm yếu
hơn xút. Kết quả là phản ứng đối với rơm chậm hơn nhều.
a. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
Khi tiến hành tại trang trại: Không cần có các xử lý bằng cơ học và
tăng tỷ lệ tiêu hoá và do lƣợng Amoniac bám vào rơm thoả mãn nhu cầu của
vi sinh vật trong dạ cỏ về protein nên không cần phải bổ sung thêm ERDP.
Cũng có thể nói rằng dƣ thừa Urê trong nƣớc tiểu tốt hơn là dƣ thừa Natri
Phƣơng pháp này có thể làm giảm thời gian xử lý xuống khoảng 24
giờ kể cả 3-4 giờ thoát khí sau xử lý.
Xử lý bằng amoniac khí hay lỏng đều tỏ ra có hiệu lực tốt: làm tăng tỷ
lệ tiêu hoá, tăng NPN và lƣợng thu nhận.
Nhược điểm:

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 10 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Đòi hỏi phải có các bình chứa chịu áp lực và càc trang thiết bị hạ tầng
tốt. Xử lý amoniac cũng gây ô nhiễm môi trƣờng do NH3 thải vào không khí.
Trong một số trƣờng hợp có thể sinh độc tố (4-metyl imidazol) nếu xử
lý amoniac ở nhiệt độ cao và nguyên liệu có nhiều đƣờng.
b. Cách tiến hành
Xử lý bằng khí amoniac: Rơm đƣợc chất đống và dùng vải nilon đen che
lại. Thùng đựng khí amoniac đƣợc nối với ống kim loại dài có đục lỗ (đƣờng
kính 4 cm) xuyên vào đống rơm. Thông thƣờng, dùng 3kg amoniac/100kg
rơm. Thời gian xử lý có thể lên tới 8 tuần. Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng phƣơng
pháp ủ rơm với khí NH3 ở trong phòng kín ở nhiệt độ 950C. Khí NH3 đƣợc
tuần hoàn trong rơm ủ.
Xử lý bằng amoniac lỏng: Amoniac lỏng có thể sử dụng để xử lý rơm
theo một số cách khác nhau. Thông thƣờng nó đƣợc bơm vào đóng rơm phủ
kín qua một ống dẫn. Nƣớc amoniac cũng có thể cho chảy từ phía trên đống
rơm xuống và amoniac sẽ bốc hơi từ từ và thấm vào rơm.
2.2.5.2 Phƣơng pháp xử lí bằng Ure
Ủ ure: Xử lý bằng ure, thực chất xử lý bằng urê cũng là xử lý bằng NH3
một cách gián tiếp vì khi có nƣớc và ureaza của vi sinh vật thì urê sẽ phân giải
thành amoniac.
CO(NH2)2 + H2O 2NH3 + CO2
Cơ chế sử dụng urê vào ủ rơm:
Urê hoà tan trong nƣớc tƣới vào rơm, trong quá trình ủ nhờ có men
ureaza có sẵn trong rơm làm phân giải urê thành cacbonat amôn.
(NH2)2CO +2H2O → (NH4)2CO3
Khi cho trâu bò ăn rơm ủ urê vào dạ cỏ, cacbonat amôn trong rơm tiếp
tục bị phân giải.
(NH4)2CO3 + H2O → NH4OH + NH4HCO3
NH4HCO3 → NH3 + H2O +CO2
NH4OH → NH3 + H2O
NH3 tạo thành làm cắt mạch liên kết giữa lignin với các thành phần khác
của màng tế bào nhƣ cellulose, hemicellulose và protein. Một phần
hemicellulose trở thành hòa tan trong nƣớc và cấu trúc vốn không thể tác động
đến trở thành dễ dàng chịu tác động của enzyme vi sinh vật.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 11 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

a. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
Thực hiện ƣớc lƣợng nhiều mẫu cùng một lúc, nhanh chóng, ít tốn kém.
Làm giảm hàm lƣợng Lignin nên làm tăng tỉ lệ tiêu hóa VCK.
Giá thành rẽ, dễ vận chuyển và sử dụng.
Nhược điểm:
Một số chất thải vi sinh vật và một số chất khác không hòa tan đƣợc
trong men pepsin nên phần nào cũng ảnh hƣởng đến kết quả.
NH3 chỉ có thể giải phóng khi có mặt enzym ureaza.
Lƣợng Ure cần dùng đảm bảo xử lý có hiệu lực ít nhất cao gấp hai lần
so với yêu cầu của VSV dạ cỏ.
b. Cách tiến hành
Urê có thể sử dụng để xử lý rơm chủ yếu theo hai cách sau:
Trên quy mô công nghiệp, rơm trộn với urê kết hợp với việc nghiền và
đóng thành bánh.
Trên quy mô nông hộ rơm đƣợc trộn với urê rồi ủ trong các hào, hố hay
các bao bì đƣợc nén chặt và giữ kín khí.
Khi xử lý rơm bằng urê cần đảm bảo các điều kiện sau: Lƣợng nƣớc sử
dụng cần đảm bảo cho độ ẩm của rơm sau khi trộn nằm trong khoảng 30-70%.
Nếu quá ít nƣớc thì sẽ khó trộn đều và nén chặt. Nếu thêm quá nhiều nƣớc sẽ
làm mất urê do nƣớc không ngấm hết vào rơm mà trôi mất và dễ gây mốc.
Trong thực tế có thể dùng 6-10 lít nƣớc/10kg rơm khô. Các túi hay hố ủ phải
đƣợc nén chặt và đảm bảo kín khí để không cho amoniac sinh ra bị lọt ra ngoài
làm mất hiệu lực xử lý và rơm sẽ bị mốc. Thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ
môi trƣờng. Nếu nhiệt độ không khí cao thì quá trình amoniac hoá sẽ
nhanh,lạnh thì chậm lại. Nếu nhiệt độ trên 3000C thì thời gian ủ ít nhất là 7-10
ngày, 15-3000C phải ủ 10-25 ngày, 5-1500C thì phải ủ 25-30 ngày.
2.2.6 Rơm sau khi xử lí
Rơm lúa sau khi đƣợc ủ kiềm có những thay đổi đáng kể về thành phần
hóa học và khả năng phân giải trong dạ cỏ. Sự thay đổi này theo hƣớng có lợi
cho gia súc trong việc sử dụng rơm lúa. Rơm đã biến đổi về phƣơng viện vật
lí, hóa học nhƣ sau:

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 12 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Rơm khô trở nên mềm hơn do thấm nƣớc và những cấu trúc bên trong
tế bào thực vật bị phá vỡ.
Thành tế bào hút nƣớc và phồng lên làm phá vỡ cấu trúc tinh thể của
cellulose, tạo điều kiện cho enzym vi sinh vật tấn công vào các phân tử
cellulose, từ đó tỉ lệ tiêu hóa chất xơ tăng lên.
Những liên kết cấu trúc thành tế bào (lignin-hemicellulose) bị phá
vỡ, tạo điều kiện cho enzym tiến gần cơ chất, vì vậy hemicellulose có thể bị
phân hủy nhiều hơn.
Việc xử lí rơm bằng phƣơng pháp ủ kiềm đã giải phóng nhóm phenolic
tự do từ thành tế bào, từ đó tăng khả năng phân giải rơm trong dạ cỏ.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 13 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phƣơng tiện


3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành
Thời gian thực hiện: 01/08/2015 đến 01/11/2015
Địa điểm tiến hành thí nghiệm: bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông Nghiệp &
SHƢD, khu II, trƣờng Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Nguyên liệu thí nghiệm
Nguyên liệu thí nghiệm là rơm lấy từ tỉnh Sóc Trăng đem về phòng thí
nghiệm.

3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm


3.2.1 Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo hai thể thức:
Ủ hai loại hóa chất là NH3 và Ure hoàn toàn ngẫu nhiên với các nghiệm
thức theo các tỉ lệ 2%; 4%; 6%.
Tiến hành phân tích thành phần hóa học theo từng mốc thời gian ủ.
Ngày ủ: 1/08/2015, nghiệm thức đƣợc theo dỏi tại các thời điểm 7 ngày,
14 ngày, 21 ngày, 28 ngày.
3.2.2 Quá trình tiến hành
3.2.2.1 Chuẩn bị mẫu
Mẫu rơm đƣợc lấy ngẫu nhiên ở các cây rơm khác nhau và đem từ tỉnh
Sóc Trăng về phòng thí nghiệm. Ở mỗi tỉ lệ hóa chất , tiến hành cân 4 túi rơm
(1 túi/0,5kg), vì vậy tổng lƣợng túi là 24 tƣơng đƣơng với 12 kg rơm, trong đó
12 túi ủ NH3 và 12 túi ủ Ure.
3.2.2.2 Tiến hành ủ:
Với tỉ lệ hóa chất khác nhau, ta hòa tan dung dịch NH3 và Ure với nƣớc
với mỗi túi ủ thì chứa 0,8 lít dung dịch.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 14 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Hình 3.1 NT ủ 6%

Hình 3.2 NT ủ 2%

Hình 3.3 NT ủ 4%

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 15 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Sơ đồ tiến hành:

Chuẩn bị Tiến hành Sấy 650C Phân tích


mẫu ủ NH3 và và nghiền CP, OM,
Ure. mịn. VCK, pH.

3.2.3 Thời gian lấy chỉ tiêu


Tiến hành lấy mẫu ở các thời điểm: 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày,
để phân tích các chỉ tiêu hóa học.
3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích và theo dõi
Vật chất khô (DM).
Vật chất hữu cơ (OM).
Protein thô (CP).
pH.
3.2.5 Một số thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

Hình 3.4Cân điện tử Hình 3.5 Tủ sấy

Hình 3.7 Bộ chuẩn độ Hình 3.6 Hệ thống chƣng cất đạm

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 16 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

3.2.6 Phƣơng pháp phân tích thành phần hóa học


Mẫu đƣợc phân tích tại phòng thí nghiệm thức ăn gia súc và phòng dinh
dƣỡng thuộc bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp & SHƢD, trƣờng Đại
học Cần Thơ.
3.2.6.1 Xác định hàm lƣợng vật chất khô (DM)
a. Khái niệm
Hàm lƣợng vật chất khô trong mẫu là lƣợng còn lại sau khi đã loại bỏ
nƣớc trong quá trình làm khô mẫu.
b. Cách xác định
Nguyên tắc:
Trong quá trình sấy mẫu lƣợng nƣớc đƣợc lấy ra theo các cơ chế bay hơi
hay còn gọi là ẩm độ.
Vậy trƣớc hết ta xác định ẩm độ (W).
Thiết bị và dụng cụ:
Mâm nhôm hoặc inox.
Cân kĩ thuật.
Tủ sấy.
Chén sứ
Chuẩn bị:
Mẫu trƣớc khi sấy phải đƣợc nghiền với kích thƣớc 1-2 cm.
c. Cách tiến hành:
Xác định hàm lƣợng nƣớc ban đầu: Cân khoảng 100g mẫu. Cho vào
khay nhôm đã xác định trọng lƣợng (sấy khay nhôm ở nhiệt độ 90-1000C
trong 30 phút, cân chính xác đến 0,01g). Sau đó cho mẫu vào tủ sấy, sấy ở
nhiệt độ 1050C, sấy trong vòng 12 giờ, thƣờng xuyên kiểm tra và đảm bảo
mẫu bốc hơi nƣớc điều.
Mẫu sau khi sấy, lấy ra để nguội và cân cho đến khi khối lƣợng giữa hai
lần cân liên tiếp không chênh lệch quá 0,5g.
Mang mẫu đi xay nhuyễn cho vào túi nilon đã đánh dấu.
Xác định hàm lƣợng nƣớc ở trạng thái gần khô.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 17 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Xác định trọng lƣợng và ổn định trọng lƣợng của chén sứ ở nhiệt độ
105 C trong 2 giờ và tiếp tục sấy thêm 2 giờ để xác định P1 và P2 (P1 – P2 ≤
0

0,003g).
Xác định khối lƣợng mẫu ở trạng thái gần khô: cân 100g mẫu cho vào
khay và sấy ở 650C trong 6-8 giờ, cân khối lƣợng và tiếp tục ổn định nhƣ trên
ta đƣợc khối lƣợng M2.
Cân mẫu: Cân 1g mẫu (W) vào chén sứ (P2), sấy ở 1050C trong 4-5 giờ
rồi để nguội trong bình hút ẩm và cân khối lƣợng P1’. Sau đó sấy tiếp 1 giờ, để
nguội trong bình hút ẩm và đem cân khối lƣợng P2’ (P1’ – P2’ ≤ 0,003g), khi
đó ta có P2’ là khối lƣợng chén sứ và mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn.
Tính toán kết quả
Hàm lƣợng vật chất khô ở trạng thái gần khô
DM1 = (M2/M1)*100
Trong đó: M1 là khối lƣợng mẫu đem sấy (g).
M2 là khối lƣợng mẫu sau khi sấy ở 650C (g).
Hàm lƣợng nƣớc còn lại (%) = [W – (P2’ – P2)]*(100/W)
DM2 = 100 - % hàm lƣợng nƣớc còn lại
Trong đó: W là khối lƣợng mẫu (g)
P2’ là khối lƣợng mẫu và chén sau khi sấy (g).
P2 là khối lƣợng chén sứ (g).
DM2 là hàm lƣợng vật chất khô ở trạng thái sấy ở 1050C .
Hàm lƣợng vật chất khô toàn phần:
DM = (DM1*DM2)/100
3.2.6.2 Xác định hàm lƣợng protein thô
a. Khái niệm:
Protein thô đƣợc xem là giá trị nitơ tổng số nhân với hệ số protein (hàm
lƣợng Nitơ có trong protein)
Với hầu hết các loại thức ăn thì hệ số protein là 6,25 (16% Nitơ). Vì vậy
xác định hàm lƣợng protein thô chính là xác định Nitơ tổng.
Có nhiều phƣơng pháp xác định Nitơ tổng trong thức ăn. Trong đó
phƣơng pháp kjeldahl là phƣơng pháp tiêu biểu nhất.
b. Cách xác định:
Hàm lƣợng protein thô bằng phƣơng pháp kjeldahl gồm 3 giai đoạn:
Bƣớc 1: Mẫu đƣợc vô cơ hóa bằng acid sulfuric với sự có mặt của chất
xúc tác. Nitrogen trong mẫu bị phân giải thành NH3.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 18 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Bƣớc 2: NH3 lập tức biến thành (NH4)2SO4.


Bƣớc 3: (NH4)2SO4 tác dụng với base NaOH, NH3 đƣợc giải phóng khỏi
dung dịch acid. Căn cứ vào lƣợng base tiêu hao để trung hòa NH3, ta tính đƣợc
lƣợng nitrogen tổng số và suy ra lƣợng protein thô.
c. Chuẩn bị:
Thiết bị và dụng cụ:
Thiết bị chƣng cất đạm.
Bình kjeldahl, 500ml, 50ml.
Bình tam giác 50 ml.
Bộ chuẩn độ.
d.Cách tiến hành
Cân mẫu: cân khoảng 0,1g mẫu (W) cho vào bình kjeldahl 50ml. Cho
vào lần lƣợt 0,3g hổn hợp chất chất xúc tác, 0,7 ml H 2O2 để yên 3-4 phút. Cho
tiếp 5-7 ml H2SO4 đậm đặc.
Công phá: đặt bình kjeldahl lên lò công phá có bộ điều nhiệt, điều chỉnh
ở nhiệt độ trung bình. Khi đun thấy có khối trắng bay lên, mẫu chuyển sang
màu đen và sôi đều thì tăng nhiệt độ đến sôi mẫu. Đun đến khi mẫu trắng ra
(tùy mẫu).Việc công phá tiến hành trong tủ hút khí độc.
Chƣng cất:
Hút 10 ml acid boric 2% (có thuốc thử phenoltalein) cho vào bình tam
giác 50ml. Đặt bình vào hệ thống chƣng cất sao cho đầu mút của ống ngƣng tụ
ngập trong acid.
Cho từ từ dung dịch NaOH 33% vào bình chƣng cất. Chƣng cất khoảng
10 phút kể từ khi acid boric chuyển màu.
Hạ bình tam giác để hứng tiếp bằng cách dùng nƣớc cất rửa sạch đầu
ống. Chờ nƣớc ở ống bắt khí vừa xuống hết, lấy bình kjeldahl chứa mẫu ra.
Định phân: Dùng H2SO4 0,1N để chuẩn độ, chuẩn độ đến khi màu xanh
vừa chuyển sang hồng thì dừng lại.
Tính toán kết quả:
Hàm lƣợng Nitơ tổng số:
%N = (V*n*0,014*100)/W
Trong đó: %N là % tỉ lệ nitơ có trong mẫu

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 19 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

V là thể tích H2SO4 dùng để định phân (ml)


n là độ nguyên chuẩn của H2SO4 dùng để định phân (n=0,1N)
W là khối lƣợng mẫu (g)
0,014 là hệ số tính ra Nitơ
Hàm lƣợng protein thô (CP): CP (%) = %N*6,25
6,25 là hệ số protein đối với thức ăn xanh.
3.2.6.3 Xác định hàm lƣợng vật chất hữu cơ (OM)
a. Khái niệm: Vật chất hữu cơ là lƣợng hợp chất hữu cơ chứa trong mẫu.
b. Nguyên tắc: Mẫu thức ăn sau khi bị thiêu cháy ở nhiệt độ cao 550-
0
600 C, chất hữu cơ sẽ bị hủy hết, chất còn lại là tro thô. Ở nhiệt độ cao hơn,
các mất mát phốt pho (P), lƣu huỳnh (S), natri (Na), kali (K) đƣợc ghi nhận. Ở
nhiet65 độ thấp hơn 4500C thì carbon (C) không cháy hết.
c. Chuẩn bị:
Chén nung.
Cân kỹ thuật.
Tủ sấy.
Tủ nung.
d. Cách tiến hành:
Đánh số chén nung bằng viết chì
Sấy ít nhất 2 giờ trog tủ sấy ở nhiệt độ 1050C.
Cân khối lƣợng P1
Cân 1g mẫu ở trang thái khô không khí cho vào chén nung đã biết khối
lƣợng
Sấy mẫu ở nhiệt độ khoảng 1050C, trong 3 giờ rồi cân. Tiếp tục sấy
tƣơng tự lần đến khi khối lƣợng cân không thay đổi nhiều (≤0,003g).
Nung mẫu ở 550-6000C trong 3 giờ, để nguội cho đến khi nhiệt độ ít hơn
2000C. Đem vào tủ sấy khoảng 30 phút và cân lần 1, tƣơng tự, sấy và cân lần
2.
Tính kết quả:
% Khoáng tổng số (Ash) = (P2 – P1)*100/W
Trong đó :P1 là khối lƣợng chén (g)

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 20 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

P2 là khối lƣợng chén sau khi nung (g)


W là khối lƣợng của mẫu (g)
Hàm lƣợng vật chất hữu cơ:
%OM = 100 - % Ash
3.2.6.4 Xác định giá trị pH
a. Khái niệm
pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung
dịch và vì vậy là độ axít haybazơ của nó. Do hằng số điện ly này nên một dung
dịch trung hòa (hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion
hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nƣớc có giá trị pH nhỏ hơn 7 đƣợc coi
là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 đƣợc coi là có tính kiềm.
b.Cách tiến hành
Cân 5g mẫu cho vào ly nhựa, thêm tiếp 50 ml nƣớc cất vào. Để yên sau
một giờ, tiến hành đo pH bằng máy đo pH.
Cách dùng máy đo pH:
Giữ vệ sinh cho máy đo, rửa bằng nƣớc cất và lau sạch điện cực.
Hiệu chỉnh máy đó pH bằng các dung dịch chuẩn có sẵn.
Tiến hành đo mẫu: nhúng điện cực vào mẫu đã chuẩn bị sẵn, đợi khi số
liệu ổn định rồi ghi nhận. Rửa điện cực và tiến hành đo các mẫu khác tƣơng tự
nhƣ trên.

Hình 3. 4 Tiến hành đo pH

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 21 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

3.3 Phƣơng pháp lấy mẫu


Lấy rơm tƣơi.

3.4 Xử lí số liệu
Số liệu thí nghiệm sẽ đƣợc nhập trên bảng tính Excel, đƣợc xử lý và
phân tích phƣơng sai theo mô hình General Linear Model của chƣơng trình
Minitab 13.21 (Minitab, 2000).

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 22 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Sự thay đổi giá trị pH trong các nghiệm thức.


4.1.1 Sự thay đổi của giá trị pH theo hóa chất
Bảng 4.1 Sự thay đổi giá trị pH theo hóa chất.

Hóa chất
Giai đoạn NH3 Ure SEM P
7 ngày 8,56b 8,73a 0,054 0,044
14 ngày 8,53 8,68 0,054 0,08
21 ngày 8,8 8,73 0,078 0,503
28 ngày 8,71 8,67 0,088 0,742
SEM 0,16 0,11 ---- ----
P 0,601 0,972 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột
khác nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Qua bảng 4.1, kết quả cho thấy ở thời điểm 7 ngày, giá trị pH có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa NT ủ NH3 và ủ Ure (P = 0,044), cụ thể: ở thời điểm 7
ngày của NT NH3 là 8,56 và NT Ure là 8,73. Do cả hai hóa chất là NH3 và ure
điều có tính chất kiềm, tuy nhiên tính kiềm của Ure cao hơn NH3 nên tại thời
điểm 7 ngày thì pH của ure cao hơn so với NH3. Tại thời điểm này, cả hai NT
điều sinh ra lƣợng NH3 làm ức chế hoạt động của các vi khuẩn lactic ngăn sinh
ra acid lactic, đồng thời tạo ra môi trƣờng kiềm trong mẫu ủ.
Cũng dựa vào bảng kết quả trên ta thấy các NT ủ NH3 và ure tại các thời
điểm 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày, giá trị pH có những biến đổi nhỏ nhƣng nhìn
chung sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê. Cụ thể nhƣ, ở thời điểm
14 ngày, 21 ngày, 28 ngày đều có P > 0,05. Sự biến đổi các giá trị pH tại các
thời điểm này không có ý nghĩa thống kê do lƣợng NH3 sinh ra trƣớc đó không
thay đổi nhiều nên môi trƣờng kiềm ổn định dẫn đến không sai khác nhiều gây
ảnh hƣởng đến ý nghĩa thống kê.
Đây cũng chính là điều cho thấy rằng hình thức ủ kiềm trong một thời
gian dài rất tốt. Môi trƣờng kiềm càng cao có tác dụng làm mềm thức ăn và
ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, tạo môi trƣờng chế biến tốt cho rơm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1999) cho biết pH
dao động từ 8,01-8,67 và việc ủ kiềm này làm ức chế sự phát triển của nấm

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 23 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

mốc. Kết quả trong bảng 4.1 tƣơng tự nghiên cứu trên, qua đó càng khẳng
định tác dụng chế biến của phƣơng pháp ủ kiềm.

Độ pH của rơm

Giai đoạn

Hình 4. 1 Sự thay đổi của pH theo hóa chất .


4.1.2 Sự thay đổi giá trị pH theo tỉ lệ
Bảng 4.2 Sự thay đổi giá trị pH theo tỉ lệ.

Tỉ lệ
Giai đoạn 2 4 6 SEM P
7 ngày 8,34c b
8,66b 8,93a 0,067 0,001
14 ngày 8,15b ab
8,79a 8,88a 0,066 0,001
21 ngày 8,18b a
8,99a 9,13a 0,095 0,001
28 ngày 7,94b a
8,94a 9,19a 0,108 0,001
SEM 0,113 0,067 0,083 ---- ----
P 0,12 0,007 0,054 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 24 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Dựa vào kết quả trên, xét về các tỉ lệ khác nhau ta thấy có sự khác biệt
mang ý nghĩa thống kê tại các thời điểm (P = 0,001).
Ở thời điểm 7 ngày: các giá trị pH có sự khác biệt mang ý nghĩa thống
kê. Cụ thể, giá trị pH tăng dần theo các tỉ lệ 2%; 4%; 6%, trong đó giá trị cao
nhất ở tỉ lệ 6% (8,93), ở tỉ lệ 4% (8,66) và thấp nhất là tỉ lệ 2% (8,34). Đối với
các công thức tỉ lệ khác nhau có sự sai khác giữa các giá trị pH rõ rệt do khi
thay đổi nồng độ tăng dần 2%, 4%, 6% dẫn đến môi trƣờng kiềm tƣơng ứng
theo các tỉ lệ cũng tăng theo, vì thế nên giá trị pH có sự thay đổi mang ý nghĩa
thống kê.
Ở thời điểm 14 ngày: các giá trị pH có sự khác biệt mang ý nghĩa thống
kê giữa tỉ lệ 2% (8,15) với tỉ lệ 4% (8,79) và tỉ lệ 6% (8,88). Sự khác biệt này
do các nồng độ khác nhau tạo môi trƣờng kiềm tính khác nhau, tuy nhiên, các
giá trị pH ở tỉ lệ 4% và 6% lại có sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê
chứng tỏ lƣợng NH3 sinh ra ở thời điểm này đã tƣơng đối ổn định, không tăng
lên cũng nhƣ hao hụt theo tỉ lệ dẫn đến làm ổn định môi trƣờng kiềm nên giá
trị pH không khác biệt rõ và không có ý nghĩa thống kê.
Ở thời điểm 21 ngày và thời điểm 28 ngày cũng tƣơng tự so với thời
điểm 14 ngày ( số liệu đƣợc nêu ra trong bảng 4.3).Các giá trị pH tăng dần
theo tỉ lệ nhƣng chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ 2% so với
tỉ lệ 4% và 6%.
Mặt khác, khi xét về các thời điểm khác nhau theo kết quả trên:
Ở tỉ lệ 2% và tỉ lệ 6%: không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
giữa các giá trị pH (P > 0,05).
Ở tỉ lệ 4% (P = 0,007): Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa NT ở
thời điểm 7 ngày (8,66) so với thời điểm 21 ngày (8,99) và 28 ngày (8,94)
chứng tỏ quá trình giải phóng NH3 khi ủ vẫn còn tiếp tục nên lƣợng NH3 tăng
lên dẫn đến môi trƣờng kiềm tăng và pH tăng. Tuy nhiên, không có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm 21 ngày và 28 ngày nên ta nhận
biết đƣợc rằng tại thời điểm này không còn sinh ra lƣợng NH3 đáng kể và môi
trƣờng kiềm cũng không thay đổi nhiều.
Qua những kết quả đã đƣa ra, ta thấy khi tăng tỉ lệ nồng độ hóa chất giữa
các NT thì giá trị pH cũng tăng theo, tạo môi trƣờng kiềm tính thích hợp cho
việc bảo quản rơm khỏi những tác nhân gây hại nhƣ nấm mốc. Ngoài ra, tuy ở
tỉ lệ 4% có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê nhƣng dựa vào các số liệu và
giải thích nêu trên thì việc ủ kiềm tại các thời điểm khác nhau không làm ảnh
hƣởng đến việc bảo quản rơm. Điều này đúng với nghiên cứu của Nguyễn

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 25 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1999) thể hiện ở bảng 4.2. Mặt khác, việc phân
tích các giá trị pH tại các thời điểm gần hơn nhằm theo dõi quá trình ủ kiềm
càng thể hiện rõ nhiều ƣu điểm của phƣơng pháp.
Độ pH của rơm

Giai đoạn

Hình 4.2 Sự thay đổi pH theo tỉ lệ hóa chất.


4.1.3 Sự thay đổi pH theo hóa chất và tì lệ
Bảng 4.3 Sự thay đổi pH theo hóa chất * tỉ lệ.

Hóa chất * tỉ lệ
Giai
đoạn NH3*2 NH3*4 NH3*6 Ure*2 Ure*4 Ure*6 SEM P
c
7 ngày 8,25 8,5 8,93 8,43 8,83 8,93 0,094 0,252
bc
14 ngày 7,98 8,75 8,88 8,33 8,83 8,88 0,093 0,171
a
21 ngày 8,05 9,13 9,23 8,3 8,85 9,03 0,135 0,137
ab
28 ngày 7,83 9,08 9,23 8,05 8,8 9,15 0,153 0,283
SEM 0,152 0,087 0,144 0,158 0,047 0,099 ---- ----

P 0,306 0,001 0,214 0,421 0,901 0,265 ---- ----


Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào bảng số liệu trên, xét theo các công thức hóa chất*tỉ lệ, ta thấy ở
các thời điểm 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày thì các giá trị pH tăng dần
theo tỉ lệ với cùng một loại hóa chất nhƣng sự khác biệt đó lại không mang ý
nghĩa thống kê ( P > 0,05).
Mặt khác, xét theo các thời điểm khác nhau dựa theo bảng số liệu:

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 26 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Ở các NT gồm: NH3*2, NH3*6, Ure*2, Ure*4, Ure*6, thì các giá trị pH
có sự khác biệt nhƣng nó không mang ý nghĩa thống kê (P >0,05) chứng tỏ
môi trƣờng kiềm ổn định ở các mốc thời gian đối với các NT này.
Ở NT NH3*4: các giá trị pH có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P =
0,001). Tuy nhiên, thể hiện rõ nhất là giá trị pH cao nhất ở thời điểm 21 ngày
(9,13) so với giá trị pH thấp nhất ở thời điểm 7 ngày (8,5). Các giá trị pH có
xu hƣớng tăng dần theo thời gian ủ cho biết trong quá trình kiềm hóa vẫn đang
giải phóng ra một lƣợng NH3 đáng kể làm thay đổi giá trị pH của NT tuy
không thay đổi nhiều từ 7 ngày đến 14 ngày và từ 21 ngày đến 28 ngày ( số
liệu trong bảng 4.4).
Dựa vào những kết quả trên, hầu hết các NT đều không có sự khác biệt
mang ý nghĩa thống kê, ngoại trừ NT NH3*4 cho ta thấy sự tƣơng tác giữa hóa
chất và tỉ lệ không làm ảnh hƣởng nhiều đến giá trị pH giữa các NT. Nếu xử lí
Minitab bảng 4.2 (dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân
Dần, 1999) theo sự tƣơng tác tƣơng tự thì phù hợp với kết quả nêu trên.
Độ pH của rơm

Giai đoạn
Hình 4. 3 Sự thay đổi của pH theo hóa chất * tỉ lệ.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 27 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

4.2. Sự thay đổi hàm lƣợng vất chất khô trong các nghiệm thức
4.2.1 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất khô theo hóa chất
Bảng 4.4 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất.

Hóa chất
Giai đoạn NH3 Ure SEM P
7 ngày 28,46 28,13 0,452 0,612
14 ngày 28,4 27,9 0,246 0,171
21 ngày 39,33 28,52 5,629 0,191
28 ngày 28,62 27,95 0,316 0,742
SEM 3,836 0,39 ---- ----
P 0,129 0,667 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột
khác nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào kết quả thí nghiệm, xét về loại hóa chất thì ta thấy hàm lƣợng
VCK tại các mốc thời gian khác nhau có sự khác biệt nhƣng không mang ý
nghĩa thống kê (P > 0,05).
Nếu xét về các thời điểm khác nhau thì hàm lƣợng VCK của NT ủ NH3
và NT ủ Ure cũng không mang ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả trên cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa
các NT ủ rơm, điều này thể hiện hàm lƣợng nƣớc mất đi không thay đổi nhiều
giữa các NT. Tuy nhiên, khi so sánh kết quả hàm lƣợng VCK với một số
nghiên cứu khác nhƣ Bùi Văn Chính (1992), Nguyễn Phúc Tiến và Preston
(1998) thì ta thấy có sự tƣơng quan giữa các kết quả. Hàm lƣợng nƣớc giữa
các NT không thay đổi nhiều nhƣng lại khác biệt rõ rệt so với NT rơm không ủ
kiềm ở các đề tài khác. Ví dụ: Bùi Văn Chính (1992) thông báo rằng khả năng
phân giải VCK của rơm gia tăng 33% sau khi ủ kiềm. Việc hàm lƣợng nƣớc
gia tăng là do lƣợng nƣớc thêm vào trong quá trình ủ. Mặt khác, quá trình ủ
kiềm làm ngăn cản nấm móc phát triển, đồng thời hạn chế đƣợc lƣợng nƣớc
ma vi khuẩn, nấm mốc sinh ra trong quá trình mốc tuy nhiên không đáng kể so
với lƣợng nƣớc thêm vào ban đầu.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 28 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân
%

Giai đoạn

Hình 4. 4 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất.


4.2.2 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất khô theo tỉ lệ
Bảng 4.5 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo tỉ lệ.

Tỉ lệ
Giai đoạn 2 4 6 SEM P
7 ngày 28,21 28,69 27,99 0,553 0,66
14 ngày 27,6 28,44 28,4 0,302 0,111
21 ngày 27,5 36,65 37,62 6,893 0,531
28 ngày 27,79 27,95 29,12 0,388 0,051
SEM 0,468 4,234 4,214 ---- ----
P 0,718 0,423 0,334 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột
khác nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Theo kết quả trên, nếu xét theo các tỉ lệ khác nhau thì hàm lƣợng VCK
không có sự khác biệt mang ý nghĩa giữa các NT tại các thời điểm khác nhau
(P > 0,05).
Nếu xét theo các thời điểm khác nhau thì hàm lƣợng VCK cũng không
có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các NT (P > 0,05).
Nhìn vào kết quả thì hàm lƣợng VCK có sự khác biệt giữa nhƣng lại
không mang ý nghĩa thống kê giữa các NT là do hàm lƣợng nƣớc tăng lên
không thay đổi rõ rệt trong quá trình ủ kiềm. Kết quả này giống với nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Trạch (1991), hàm lƣợng VCK dao động 25,69% đến
28,09%.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 29 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân
%

Giai đoạn

Hình 4. 5 Sự thay đổi của hàm lƣợng VCK theo tỉ lệ.


4.2.3 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất * tỉ lệ
Bảng 4.6 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất * tỉ lệ

Hóa chất * tỉ lệ
Giai
đoạn NH3*2 NH3*4 NH3*6 Ure*2 Ure*4 Ure*6 SEM P
a
7 ngày 27,87 28,59 28,93 28,55 28,8 27,05 0,782 0,245
ab
14 ngày 27,88 28,49 28,81 27,31 28,39 28,0 0,427 0,703
ab
21 ngày 27,1 28,15 28,73 27,9 28,16 29,51 9,749 0,596
b
28 ngày 27,64 28,48 29,75 27,93 27,42 28,5 0,548 0,333
SEM 0,585 0,455 0,43 0,786 0,277 0,776 ---- ----
P 0,758 0,44 0,439 0,746 0,026 0,211 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào kết quả trong bảng số liệu trên, xét theo các công thức hóa
chất*tỉ lệ, ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa đối với hàm lƣợng VCK ở
mỗi NT (P > 0,05).
Mặt khác, xét các thời điểm khác nhau dựa vào bảng 4.7, ta thấy:
Ở các NT : NH3*2, NH3*4, NH3*6, Ure*2, Ure*6 thì hàm lƣợng VCK
có sự khác biệt nhƣng không mang ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Ở NT Ure*4 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các NT (P =
0,026), cụ thể cao nhất ở thời điểm 7 ngày là 28,8% so với thấp nhất ở thời
điểm 28 ngày là 27,42%. Sự khác biệt này chứng tỏ quá trình ủ ở NT này chƣa
làm ức chế hẳn quá trình mốc nên hàm lƣợng nƣớc có sự thay đổi rõ rệt giữa

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 30 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

các NT, qua đó làm giảm hàm lƣợng VCK và sự khác biệt này cũng có thể do
nhiều yếu tố ảnh hƣởng nhƣ ẩm độ, nhiệt độ, nồng độ hóa chất...
Dựa vào kết quả trên, ở các công thức hóa chất * tỉ lệ khác nhau thì phần
lớn đều có sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê ngoại trừ NT NH 3*4
(xét theo thời gian). Điều này gần giống với kết quả của Nguyễn Xuân Trạch
(1991).

Giai đoạn

Hình 4. 6 Sự thay đổi hàm lƣợng VCK theo hóa chất * tỉ lệ

4.3 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất hữu cơ (OM) trong các nghiệm thức
4.3.1 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất.
Bảng 4.7 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất.

Hóa chất
Giai đoạn NH3 Ure SEM P
a
7 ngày 84,24a a
82,9b 0,198 0,001
b
14 ngày 83,06a ab
82,16b 0,256 0,022
b
21 ngày 82,9a ab
82,07b 0,244 0,027
b
28 ngày 82,71a b
81,43b 0,22 0,001
SEM 0,187 0,283 ---- ----
P 0,001 0,007 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 31 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Dựa vào kết quả trong bảng số liệu, xét về hai loại hóa chất:
Ở mốc thời gian 7 ngày (P = 0,001) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa NT ủ NH3 (84,24%) và NT ủ ure (82,9%). Hàm lƣợng OM của NT ủ
NH3 cao hơn rõ rệt so với NT ủ ure do sự kiềm hóa diễn ra trong NH3 tạo môi
trƣờng ngăn sự phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật tốt hơn so với ủ Ure
dẫn đến hàm lƣợng OM cao hơn so với NT ủ ure.
Tƣơng tự nhƣ trên ở các mốc thời gian 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày
đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Hàm lƣợng OM của NT
ủ NH3 cao hơn NT ủ ure.
Mặt khác, xét về các thời điểm khác nhau, ta thấy có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê giữa các NT, cụ thể:
Ở NT ủ NH3 (P = 0,001): có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa NT
ở thời điểm 7 ngày so với các NT ở các thời điểm 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày.
Cao nhất ở mốc thời gian 7 ngày (84,24%) và thấp nhất ở mốc thời gian 28
ngày (82,71%), tuy nhiên không có sự khác mang ý nghĩa với các mốc thời
gian 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày. Điều này đƣợc giải thích do sự phân hủy
các chất hữu cơ của vi sinh vật chỉ tăng nhanh trong thời gian đầu (thời điểm 7
ngày), sau đó quá trình phân hủy sẽ chậm dần, có thể đạt trạng thái ổn định do
chủng quần vi sinh vật đã phân hủy hết những hợp chất hữu cơ dễ tiêu.
Ở NT ủ Ure (P = 0,007), tƣơng tự nhƣ ở NT ủ NH3, cao nhất ở mốc thời
gian 7 ngày (82,9%) và thấp nhất ở mốc thời gian 28 ngày (81,42%).
Nhìn chung thì quá trình kiềm hóa ở hai NT ủ NH3 và Ure đều làm ngăn
cản sự phân hủy các chất hữu cơ nhƣng với NT ủ NH3 thì tốt hơn nên hàm
lƣợng OM cũng nhƣ các chất dinh dƣỡng cao hơn so với NT ủ Ure. Khi ủ
kiềm sẽ tạo ra môi trƣờng yếm khí nên tốc độ phân hủy các chất hữu cơ sẽ
chậm hơn so với môi trƣờng hiếu khí. Mặt khác, tỉ lệ C:N của chất hữu cơ
đƣợc coi là chỉ số đánh giá tốc độ phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn sẽ lấy lƣợng
Nitơ có trong chất hữu cơ để quá trình phân hủy trở nên hữu hiệu, vì vậy việc
xử lý rơm bằng phƣơng pháp ủ kiềm sẽ bổ sung hàm lƣợng Nitơ nhằm hạn chế
quá trình khoáng hóa Nitơ của vi khuẩn. Điều này đúng với nghiên cứu của Lê
Thị Thúy Hằng (2005) [6] và Ngô Văn Mận (2001) [2].

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 32 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân
%

Giai đoạn

Hình 4. 7 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất.


4.3.2 Sự thay đổi hàm lƣợng vật chất hữu cơ (OM) theo tỉ lệ
Bảng 4. 8 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo tỉ lệ.

Tỉ lệ
Giai
đoạn 2 4 6 SEM P
a a
7 ngày 83,57 83,83 83,32 0,242 0,353
ab b
14 ngày 82,61 82,56 82,66 0,313 0,971
b b
21 ngày 81,89 82,9 82,65 0,299 0,071
b b
28 ngày 81,78 82,51 81,93 0,27 0,159
SEM 0,27 0,233 0,49 ---- ----
P 0,001 0,001 0,281 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào bảng số liệu, xét theo các công thức tỉ lệ, ta thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa các NT (P > 0,05). Điều này do khi thay đổi các tỉ lệ
thì không làm ảnh hƣởng lớn mang ý nghĩa thống kê đến môi trƣờng kiềm (thể
hiện rõ ở bảng 4.1) làm cho hàm lƣợng OM chịu ảnh hƣởng bởi quá trình phân
hủy các chất hữu cơ không khác biệt giữa các NT ủ NH3 và Ure.
Mặt khác, xét theo các thời điểm khác nhau, dựa vào kết quả trên, ta
thấy:
Ở tỉ lệ 2% có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa NT ở thời điểm 7
ngày so với các NT ở các thời điểm 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày (P = 0,001).
Cao nhất ở thời điểm 7 ngày (83,57%) và thấp nhất ở thời điểm 28 ngày

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 33 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

(81,78%) tuy không có sự khác mang ý nghĩa với hai thời điểm 14 ngày và 21
ngày. Nguyên nhân là do thời gian đầu, vi sinh vật tập trung phân hủy các chất
hữu cơ dễ tiêu nên ở thời gian sau đó, quá trình phân hủy sẽ chậm lại và ổn
định dẫn đến các sự khác biệt nêu trên.
Ở tỉ lệ 4% có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P = 0,001), tƣơng tự
nhƣ ở NT ủ tỉ lệ 2%, cao nhất ở mốc thời gian 7 ngày (83,83%) và thấp nhất ở
mốc thời gian 28 ngày (82,51%). Tại các thời điểm 14 ngày, 21 ngày và 28
ngày có sự khác biệt nhƣng không mang ý nhĩa thống kê.
Ở tỉ lệ 6% không có sự khác biệt mang ý nghĩa giữa các NT (P = 0,281).
Dựa vào các kết quả trên, nhận thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê giữa các NT theo các công thức tỉ lệ nhƣng lại có khác biệt mang ý
nghĩa thống kê theo các thời điểm khác nhau (ngoại trừ NT tỉ lệ 6%). Điều này
đúng với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2006), việc ủ kiềm làm ngăn
chặn quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật, đồng thời bổ sung
một lƣợng Nitơ cho rơm.
%

Giai đoạn

Hình 4. 8 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo tỉ lệ.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 34 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

4.3.3 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ


Bảng 4.9 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ.

Hóa chất * tỉ lệ
Giai
đoạn NH3*2 NH3*4 NH3*6 Ure*2 Ure*4 Ure*6 SEM P
a a a
7 ngày 84,58 84,31 83,83 8,56 83,34 82,81 0,342 0,251
b b c
14 ngày 83,11 83,1 82,97 82,1 82,01 82,36 0,443 0,846
c b b
21 ngày 82,15 83,07 83,48 81,64 82,73 81,83 0,423 0,266
c b c
28 ngày 81,91 83,32 82,9 81,65 81,7 80,95 0,381 0,091
SEM 0,189 0,207 0,344 0,28 0,089 0,82 ---- ----
P 0,001 0,003 0,237 0,113 0,001 0,449 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào bảng số liệu, xét theo các công thức hóa chất * tỉ lệ, ta thấy hàm
lƣợng OM không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các NT (P > 0,05) do có sự
ổn định của môi trƣờng kiềm ( thể hiện ở bảng 4.4) làm cho sự phân hủy các
chất hữu cơ không khác biệt lớn giữa các NT.
Mặt khác, xét về các thời điểm khác nhau, dựa vào bảng 4.10:
Ở NT NH3*2 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các NT (P =
0,001). Cao nhất là ở thời điểm 7 ngày (84,58%) và thấp nhất ở thời điểm 28
ngày (81,91%). Có sự giảm dần hàm lƣợng OM đối với các NT chứng tỏ các
vật chất hữu cơ đang bị phân hủy dần theo thời gian. Điều này đƣợc giải thích
là do sự phân hủy các chất hữu cơ dần chậm lại bởi lƣợng chất hữu cơ dễ tiêu
đã bị vi sinh vật phân hủy mạnh trong thời gian đầu.
Tƣơng tự nguyên nhân trên, ở NT NH3 *4 (P = 0,003), và NT Ure * 4 (P
= 0,001) đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các NT. Cụ thể, với
NT NH3 * 4, cao nhất là ở thời điểm 7 ngày (84,31%) và thấp nhất ở mốc thời
gian 21 ngày (83,07%), với NT Ure * 4, cao nhất ở thời điểm 7 ngày (82,81%)
và thấp nhất ở thời điểm 28 ngày (81,7%).
Ở các NT gồm: NH3 * 6, Ure * 2 và Ure * 6 thì sự khác biệt không mang
ý nghĩa thống kê giữa các NT (P > 0,05).
Từ các kết quả nêu trên, nhận thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê giữa các NT theo công thức hóa chất * tỉ lệ, nhƣng xét theo các thời
điểm khác nhau thì lại có một số NT có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 35 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

(NH3*2, NH3*4, Ure*4). Mặt khác, theo các thời điểm khác nhau, ở các NT
mang ý nghĩa có sự giảm dần hàm lƣợng OM, ngoài việc ảnh hƣởng do sự
phân hủy các chất hữu cơ dễ tiêu của vi sinh vật thì quá trình bất động nitơ
cũng ảnh hƣởng đến hàm lƣợng OM. Do rơm chứa rất ít nitơ nên vi khuẩn
phải lấy nitơ từ môi trƣờng để phát triển, những nitơ này đƣợc coi là bất động.
Quá trình này làm giảm làm giảm nồng độ nitơ vô cơ trong môi trƣờng dẫn
đến làm ức chế quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Kết quả trên phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2006).
%

Giai đoạn
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện sƣ thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ.

4.4 Sự thay đổi hàm lƣởng protein thô (CP) trong các nghiệm thức.
4.4.1 Sự thay đổi hàm lƣợng protein thô (CP) theo hóa chất
Bảng 4.10 Sự thay đổi hàm lƣợng OM theo hóa chất * tỉ lệ.

Hóa chất
Giai đoạn SEM P
NH3 Ure
7 ngày 11,89a 10,86b 0,116 0,001
14 ngày 12,26a 10,98b 0,079 0,001
21 ngày 11,88a 10,64b 0,156 0,001
28 ngày 11,89a 10,95b 0,085 0,001
SEM 0,365 0,605 ---- ----
P 0,851 0,979 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 36 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Dựa vào kết quả từ bảng số liệu, xét về hai loại hóa chất, ta thấy hàm
lƣợng CP ở các NT có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê tại các mốc thời
gian khác nhau (P = 0,001). Qua kết quả, hàm lƣợng CP ở các NT ủ NH3 cao
hơn so với NT ủ Ure, điều này cho biết lƣợng Nitơ tăng lên trong quá trình xử
lí NH3 (gồm nitơ, amoniac hòa tan, phần nitơ bám tron mẫu rơm) cao hơn Ure
một cách đáng kể. Sự khác biệt này là do quá trình ủ Ure thực chất là phƣơng
pháp xử lí NH3 gián tiếp, việc ủ Ure phụ thuộc lớn vào enzym ureaza trong
quá trình ủ, vì vậy lƣợng NH3 sinh ra thấp hơn so với ủ trực tiếp bằng dung
dịch NH3.
Mặt khác, xét theo các thời điểm khác nhau thì không có sự khác biệt
mang ý nghĩa thống kê giữa các NT ủ NH3 và Ure (P > 0,05). Điều này do
lƣợng NH3 và Nitơ phi protein bổ sung ban đầu không tăng lên cũng nhƣ giảm
đi đáng kể khi kéo dài thời gian ủ dẫn đến làm ổn định hàm lƣợng CP theo các
thời điểm khác nhau.
Qua kết quả trên, tuy không mang ý nghĩa thống kê theo các thời điểm
khác nhau nhƣng ở hai loại hóa chất là NH3 và Ure lại có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê. Ngoài ra, khi so sánh với số liệu với rơm không ủ Ure của
Nguyễn Xuân Trạch (1991) thì hàm lƣợng protein thô tăng rõ rệt (3%), do bổ
sung một Nitơ phi protein vào rơm bằng phƣơng pháp ủ kiềm. Mặt khác, trong
quá trình lấy mẫu, tiến hành sấy khô để xác định hàm lƣợng protein thô thì
một lƣợng lớn Nitơ bị mất dƣới dạng NH3 bay hơi, điều này cho thấy hầu hết
Nitơ đƣợc tăng lên trong rơm vẫn không cố định chặt chẽ với thành phần cấu
trúc của rơm. Kết quả trên giống với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch, Cù
Xuân Dần (1988), hàm lƣợng Nitơ ở các công thức ủ kiềm tăng lên có ý nghĩa
thống kê (P < 0,001) và nghiên cứu của Trần Lâm Cƣờng (2001) là CP tăng từ
7,3% (rơm không ủ) đến 12,9% (rơm ủ kiềm).

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 37 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân
%

Giai đoạn

Hình 4.10 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo hóa chất.


4.4.2 Sự thay đổi hàm lƣợng protein thô (CP) theo tỉ lệ
Bảng 4.2 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo tỉ lệ.

Giai Tỉ lệ
SEM P
đoạn 2 4 6
7 ngày 9,62c 11,26b 13,25a 0,142 0,001
14 ngày 9,78c 11,71b 13,38a 0,096 0,001
21 ngày 9,27c 11,24b 13,29a 0,19 0,001
28 ngày 9,34c 11,51b 13,42a 0,104 0,001
SEM 0,414 0,23 0,182 ---- ----
P 0,797 0,439 0,896 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào kết quả từ bảng số liệu, xét về các công thức tỉ lệ, ta thấy hàm
lƣợng CP ở các NT có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê tại các thời điểm
khác nhau (P = 0,001). Qua kết quả ta thấy hàm lƣợng CP tăng dần theo các
công thức tỉ lệ. Cụ thể:
Ở thời điểm 7 ngày: hàm lƣợng CP cao nhất ở NT tỉ lệ 6% (13.25%) và
thấp nhất ở NT tỉ lệ 2% (9,62). Sự khác biệt này do ở nồng độ hóa chất càng
cao dẫn đến lƣợng Nitơ phi protein đƣợc thêm vào càng cao làm tăng hàm
lƣợng CP giữa các NT. Mặt khác, lƣợng NH3 sinh ra trong quá trình ủ cũng
góp phần ảnh hƣởng đến hàm lƣợng CP.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 38 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Tƣơng tự nhƣ ở thời điểm 7 ngày, tại các thời điểm 14 ngày, 21 ngày và
28 ngày đều có hàm lƣợng CP cao nhất ở tỉ lệ 6% và thấp nhất ở tỉ lệ 4% (số
liệu đƣợc nêu trong bảng 4.12).
Mặt khác, xét theo các thời điểm khác nhau thì không có sự khác biệt
mang ý nghĩa giữa các NT, lần lƣợt ở tỉ lệ 2%, tỉ lệ 4%, tỉ lệ 6% (P > 0,05). Do
lƣợng NH3 sinh ra và Nitơ phi protein bổ sung ban đầu ổn định theo thời gian
nên không có sự khác biệt lớn về hàm lƣợng CP.
Dựa vào kết quả trên, chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê theo các
công thức tỉ lệ. Có rất nhiều nghiên cứu về sự thay đổi hàm lƣợng CP theo các
tỉ lệ khác nhau và hầu hết cho rằng, hàm lƣợng CP tăng dần theo tỉ lệ. Ví dụ:
Terashima và Ytorisu (1980) xử lí rơm bằng 5% NH3 thấy lƣợng CP tăng lên
ở rơm, CP ở rơm không đƣợc xử lý là 4,2%, còn rơm đƣợc xử lý là 12,3%.
Nguyễn Trọng Tiến (1991) cũng cho biết sau 30 ngày lƣợng CP sau khi xử lý
với 3%; 4%; 5% Ure là 6,58%, 6,9% và 8,35%. Ngoài ra còn một số nghiên
cứu khác cũng giống nhƣ kết quả nêu trên nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Tiến
Phúc và Preston (1998), Bùi Văn Chính (1993)…
%

Giai đoạn
Hình 4.11 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo tỉ lệ.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 39 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

4.4.3 Sự thay đổi hàm lƣợng protein thô (CP) theo hóa chất * tỉ lệ
Bảng 4.3 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo hóa chất và tỉ lệ.

Hóa chất * tỉ lệ
Giai
đoạn NH3 NH3 NH3 Ure Ure * Ure * SEM P
*2 *4 *6 *2 4 6
7 ngày 10,56c 11,76b 13,35a 8,67d 10,76c 13,15a 0,201 0,002
c b a d c a
14 ngày 10,96 12,38 13,45 8,61 11,03 13,31 0,136 0,001
c b a d c a
21 ngày 10,3 11,74 13,61 8,24 10,73 12,97 0,269 0,043
c b a d c a
28 ngày 10,39 12,03 13,26 8,29 10,98 13,59 0,147 0,001
SEM 0,159 0,152 0,147 0,178 0,135 0,33 ---- ----
P 0,054 0,059 0,422 0,256 0,331 0,607 ---- ----
Ghi chú: các giá trị trung bình có các chữ cái (a,b,c,d) ở bên trái hoặc bên phải cùng cột khác
nhau thì có ý nghĩa (P<0,05).

Dựa vào kết quả bảng số liệu, xét về các công thức hóa chất * tỉ lệ, ta
thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các NT ở các thời điểm khác
nhau (P < 0,05). Cụ thể:
Ở thời điểm 7 ngày:
NT NH3*6 (13,35%) và Ure*6 (13,15%) có hàm lƣợng CP cao nhất, giữa
hai NT này không có sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê.
NT NH3*4 (11,76%) và NT Ure*4 (10,76%) có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê với nhau. Tuy nhiên, lƣợng CP của NT ủ NH 3 cao hơn so với ủ
Ure do phƣơng pháp ủ Ure chỉ là mang tính chất gián tiếp so với ủ NH 3, ủ Ure
phụ thuộc vào chủ yếu vào enzym ureaza nên lƣợng NH3 sinh ra thấp hơn (CP
thấp hơn).
Tƣơng tự nhƣ trên với NT NH3*2 (10,56%) và NT Ure*2 (8,67%), có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các NT và tại thời điểm này thì NT
Ure*2 có hàm lƣợng CP thấp nhất (8,67%).
Các thời điểm còn lại tƣơng tự so với thời điểm 7 ngày. Hàm lƣợng CP
cao nhất ở NT NH3*6 và Ure*6, thấp nhất ở NT Ure*2 (số liệu đƣợc nêu ra
trong bảng 4.13).
Mặt khác, xét theo các thời điểm khác nhau, các NT: NH3 *2, NH3 *4,
NH3 *6, Ure *2, Ure * 4, Ure *6 không có sự khác biệt mang ý nghĩa thông kê
(P > 0,05). Điều này do lƣợng N phi protein bổ sung ban đầu và lƣợng NH3

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 40 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

sinh ra trong quá trình ủ không thay đổi khác biệt theo thời gian ở các NT hóa
chất * tỉ lệ.
Dựa vào các kết quả nêu trên, ta thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống
kê giữa các NT theo các công thức hóa chất * tỉ lệ khác nhau nhƣng không có
sự khác biệt theo các thời điểm ủ. Kết quả này phù hợp với dẫn liệu của
Hadjipanayiotou (1993) và Nguyễn Xuân Trạch (1992).
%

Giai đoạn
Hình 4.12 Sự thay đổi hàm lƣợng CP theo hóa chất * tỉ lệ.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 41 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết Luận


Trong thời gian từ tháng 08/2015 đến 11/2015 tại trƣờng Đại Học Cần
Thơ. Kết thúc đề tài tôi nhận thấy:
Giá trị pH của NT ủ NH3 cao hơn so với NT ủ Ure.
Về thành phần hóa học:
Hàm lƣợng VCK không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các NT.
Hàm lƣợng OM của NT ủ NH3 cao hơn so với NT ủ Ure.
Hàm lƣợng CP của NT ủ NH3 cao hơn so với NT ủ Ure và tăng dần theo
tỉ lệ hóa chất.
Các thành phần hóa học của rơm sau khi ủ bằng hai loại hóa chất là NH 3
và Ure có một số giá trị mang ý nghĩa thống kê nhƣ đã trình bày. Qua đó, ta
thấy ủ NH3 đem lại các giá trị dinh dƣỡng cao hơn, trong đó tỉ lệ 6% đem lại
kết quả khả quan hơn so với các NT còn lại. Mặt khác, trông quá trình theo dõi
và phân tích thì nhận thấy thời gian ủ thích hợp cho gia súc ăn là 21 ngày.

5.2 Kiến nghị


Cần khảo sát thêm một số chỉ tiêu dinh dƣỡng khác nhƣ ADF, NDF,
Lignin, xơ thô nhằm đánh giá khách quan hiệu quả của các phƣơng pháp xử lí.
Cần tiến hành áp dụng phƣơng pháp ủ kiềm với nhiều công thức nghiệm
thức khác nhau nhằm tìm ra nghiệm thức tối ƣu về mặt dinh dƣỡng cũng nhƣ tỉ
lệ tiêu hóa.
Cần tiến hành nghiên cứu phƣơng pháp ủ với các mức độ khác nhau.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 42 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Lâm Cƣờng. Báo cáo tốt nghiệp (2001). Nâng cao giá trị dinh
dƣỡng của rơm và đánh giá tỷ lệ tiêu hoá bằng phƣơng pháp
Invitro với nguồn vi sinh vật từ phân.
2. Ngô Văn Mận (2001). Better use of local forages for dairy cattle in
Vietnam: Improving grasses, rice straw and protein rich forages.
3. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú, Lê Văn Ban,
Bùi Thị Bích (2006). Ảnh hƣởng của ủ chua và kiềm hóa đến tính
chất, thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa in- vitro của rơm lúa
tƣơi. Tạp chí KHKT- Nông nghiệp- ĐHNNI, tập IV, số 1/2006.
4. Phạm Thị Nga (2002). Nâng cao giá trị dinh dƣỡng của rơm và
đánh giá tỷ lệ tiêu hoá bằng phƣơng pháp Invitro. NXB: Nông
Nghiệp.
5. Preston, T.R., & Leng, R.A. (1991). Các hệ thống chăn nuôi gia
súc nhai lại dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có ở vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Ngƣời dịch Lê Viết Ly,
Lê Ngọc Dƣơng, Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Tiến Vỡn, Lê Đức
Ngoan Và Đòan Văn Tiến.
6. Lê Thị Thuý Hằng (2005). Fresh rice straw treated with urea and
lime as feed for dairy cattle in An Giang province, Vietnam.
Animal husbandry & Veterinary Department, Agriculture and
Natural Resources Faculty, An Giang university, Vietnam.
7. Nguyễn Xuân Trạch (2006). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai
lại, nxb Nông Nghiệp.
8. Nguyễn Xuân Trạch (2000). Treatment and supplement of rice
straw for ruminant feeding in Vietnam. Agricuture university of
Norway. Doctor scientiarum These 2000: 26, 174pp.
9. Nguyễn Xuân Trạch, Magne Mo và Cu Xuan Dan (2000).
Treatment of rice straw with lime and /or urea I. Effects on
chemical composition in- vitro gas production and rumen
degradation characteristic.
10. Lê Thị Thuý Hằng, Ngô Văn Mận, Hans Wiktorsson. Sử dụng
rơm tƣơi ủ urê và vôi để thay thế cỏ lông tây trong khẩu phần ăn
của bò sữa ở tỉnh An Giang. Thông tin Khoa học Đại học An
Giang. Số 24. Tháng 11.2005.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 43 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

PHỤ LỤC

General Linear Model: pH7, pH14, ... versus Hchat, TiLe

Factor Type Levels Values


Hchat fixed 2 NH3, Ure
TiLe fixed 3 2, 4, 6

Analysis of Variance for pH7, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 0.16667 0.16667 0.16667 4.69 0.044
TiLe 2 1.38583 1.38583 0.69292 19.49 0.000
Hchat*TiLe 2 0.10583 0.10583 0.05292 1.49 0.252
Error 18 0.64000 0.64000 0.03556
Total 23 2.29833

Unusual Observations for pH7

Analysis of Variance for pH14, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 0.12042 0.12042 0.12042 3.45 0.080
TiLe 2 2.50583 2.50583 1.25292 35.94 0.000
Hchat*TiLe 2 0.13583 0.13583 0.06792 1.95 0.171
Error 18 0.62750 0.62750 0.03486
Total 23 3.38958

S = 0.186711 R-Sq = 81.49% R-Sq(adj) = 76.35%

Unusual Observations for pH14

Analysis of Variance for pH21, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 0.03375 0.03375 0.03375 0.47 0.503
TiLe 2 4.21750 4.21750 2.10875 29.14 0.000

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 44 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Hchat*TiLe 2 0.32250 0.32250 0.16125 2.23 0.137


Error 18 1.30250 1.30250 0.07236
Total 23 5.87625

S = 0.269000 R-Sq = 77.83% R-Sq(adj) = 71.68%

Unusual Observations for pH21

Analysis of Variance for pH28, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 0.0104 0.0104 0.0104 0.11 0.742
TiLe 2 7.0000 7.0000 3.5000 37.44 0.000
Hchat*TiLe 2 0.2533 0.2533 0.1267 1.36 0.283
Error 18 1.6825 1.6825 0.0935
Total 23 8.9462

S = 0.305732 R-Sq = 81.19% R-Sq(adj) = 75.97%

Unusual Observations for pH28

Analysis of Variance for VCK7, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 0.652 0.652 0.652 0.27 0.612
TiLe 2 2.083 2.083 1.041 0.43 0.660
Hchat*TiLe 2 7.454 7.454 3.727 1.52 0.245
Error 18 44.049 44.049 2.447
Total 23 54.238

S = 1.56435 R-Sq = 18.79% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for VCK7

Analysis of Variance for VCK14, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 1.4835 1.4835 1.4835 2.04 0.171
TiLe 2 3.6234 3.6234 1.8117 2.49 0.111

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 45 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Hchat*TiLe 2 0.5237 0.5237 0.2619 0.36 0.703


Error 18 13.1055 13.1055 0.7281
Total 23 18.7361

S = 0.853278 R-Sq = 30.05% R-Sq(adj) = 10.62%

Unusual Observations for VCK14

Analysis of Variance for VCK21, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 700.4 700.4 700.4 1.84 0.191
TiLe 2 499.3 499.3 249.7 0.66 0.531
Hchat*TiLe 2 404.8 404.8 202.4 0.53 0.596
Error 18 6842.9 6842.9 380.2
Total 23 8447.4

S = 19.4977 R-Sq = 18.99% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for VCK21

Analysis of Variance for VCK 28, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 2.708 2.708 2.708 2.25 0.151
TiLe 2 8.498 8.498 4.249 3.54 0.051
Hchat*TiLe 2 2.812 2.812 1.406 1.17 0.333
Error 18 21.624 21.624 1.201
Total 23 35.642

S = 1.09605 R-Sq = 39.33% R-Sq(adj) = 22.48%

Unusual Observations for VCK 28

Analysis of Variance for OM7, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 10.6707 10.6707 10.6707 22.76 0.000
TiLe 2 1.0344 1.0344 0.5172 1.10 0.353
Hchat*TiLe 2 1.4027 1.4027 0.7013 1.50 0.251
Error 18 8.4406 8.4406 0.4689
Total 23 21.5483

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 46 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

S = 0.684781 R-Sq = 60.83% R-Sq(adj) = 49.95%

Unusual Observations for OM7

Analysis of Variance for OM14, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 4.9147 4.9147 4.9147 6.27 0.022
TiLe 2 0.0463 0.0463 0.0231 0.03 0.971
Hchat*TiLe 2 0.2655 0.2655 0.1328 0.17 0.846
Error 18 14.1150 14.1150 0.7842
Total 23 19.3415

S = 0.885532 R-Sq = 27.02% R-Sq(adj) = 6.75%

Unusual Observations for OM14

Analysis of Variance for OM21, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 4.1525 4.1525 4.1525 5.81 0.027
TiLe 2 4.3946 4.3946 2.1973 3.08 0.071
Hchat*TiLe 2 2.0362 2.0362 1.0181 1.42 0.266
Error 18 12.8603 12.8603 0.7145
Total 23 23.4435

S = 0.845257 R-Sq = 45.14% R-Sq(adj) = 29.91%

Unusual Observations for OM21

Analysis of Variance for OM28, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 9.7939 9.7939 9.7939 16.84 0.001
TiLe 2 2.3726 2.3726 1.1863 2.04 0.159
Hchat*TiLe 2 3.1913 3.1913 1.5956 2.74 0.091
Error 18 10.4672 10.4672 0.5815
Total 23 25.8249

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 47 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

S = 0.762568 R-Sq = 59.47% R-Sq(adj) = 48.21%

Unusual Observations for OM28

Analysis of Variance for CP7, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Hchat 1 6.360 6.360 6.360 39.35 0.000
TiLe 2 52.922 52.922 26.461 163.74 0.000
Hchat*TiLe 2 2.850 2.850 1.425 8.82 0.002
Error 18 2.909 2.909 0.162
Total 23 65.040

S = 0.401996 R-Sq = 95.53% R-Sq(adj) = 94.29%


Least Squares Means

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH7

Hchat N Mean Grouping


Ure 12 8.725 A
NH3 12 8.558 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH7

TiLe N Mean Grouping


6 8 8.925 A
4 8 8.662 B
2 8 8.337 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH7

Hchat TiLe N Mean Grouping


Ure 6 4 8.925 A

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 48 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

NH3 6 4 8.925 A
Ure 4 4 8.825 A B
NH3 4 4 8.500 B C
Ure 2 4 8.425 B C
NH3 2 4 8.250 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH14

Hchat N Mean Grouping


Ure 12 8.675 A
NH3 12 8.533 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH14

TiLe N Mean Grouping


6 8 8.875 A
4 8 8.787 A
2 8 8.150 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH14

Hchat TiLe N Mean Grouping


Ure 6 4 8.875 A
NH3 6 4 8.875 A
Ure 4 4 8.825 A
NH3 4 4 8.750 A
Ure 2 4 8.325 B
NH3 2 4 7.975 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH21

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 49 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 8.800 A
Ure 12 8.725 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH21

TiLe N Mean Grouping


6 8 9.125 A
4 8 8.987 A
2 8 8.175 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH21

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 9.225 A
NH3 4 4 9.125 A
Ure 6 4 9.025 A
Ure 4 4 8.850 A B
Ure 2 4 8.300 B C
NH3 2 4 8.050 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH28

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 8.708 A
Ure 12 8.667 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH28

TiLe N Mean Grouping


6 8 9.188 A

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 50 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

4 8 8.938 A
2 8 7.938 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH28

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 9.225 A
Ure 6 4 9.150 A
NH3 4 4 9.075 A
Ure 4 4 8.800 A
Ure 2 4 8.050 B
NH3 2 4 7.825 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK7

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 28.462 A
Ure 12 28.133 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK7

TiLe N Mean Grouping


4 8 28.694 A
2 8 28.209 A
6 8 27.989 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK7

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 28.930 A
Ure 4 4 28.800 A

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 51 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

NH3 4 4 28.589 A
Ure 2 4 28.550 A
NH3 2 4 27.868 A
Ure 6 4 27.048 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK14

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 28.395 A
Ure 12 27.898 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK14

TiLe N Mean Grouping


4 8 28.440 A
6 8 28.403 A
2 8 27.598 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK14

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 28.810 A
NH3 4 4 28.492 A
Ure 4 4 28.388 A
Ure 6 4 27.995 A
NH3 2 4 27.884 A
Ure 2 4 27.311 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK21

Hchat N Mean Grouping

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 52 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

NH3 12 39.325 A
Ure 12 28.521 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK21

TiLe N Mean Grouping


6 8 37.621 A
4 8 36.651 A
2 8 27.497 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK21

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 45.733 A
NH3 4 4 45.147 A
Ure 6 4 29.510 A
Ure 4 4 28.155 A
Ure 2 4 27.898 A
NH3 2 4 27.095 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK
28

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 28.621 A
Ure 12 27.949 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK
28

TiLe N Mean Grouping


6 8 29.122 A

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 53 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

4 8 27.945 A
2 8 27.789 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK
28

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 29.745 A
Ure 6 4 28.499 A
NH3 4 4 28.475 A
Ure 2 4 27.934 A
NH3 2 4 27.644 A
Ure 4 4 27.415 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM7

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 84.236 A
Ure 12 82.903 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM7

TiLe N Mean Grouping


4 8 83.825 A
2 8 83.567 A
6 8 83.316 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM7

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 2 4 84.575 A

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 54 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

NH3 4 4 84.308 A B
NH3 6 4 83.825 A B C
Ure 4 4 83.341 A B C
Ure 6 4 82.808 B C
Ure 2 4 82.558 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM14

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 83.061 A
Ure 12 82.156 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM14

TiLe N Mean Grouping


6 8 82.663 A
2 8 82.608 A
4 8 82.555 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM14

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 2 4 83.112 A
NH3 4 4 83.103 A
NH3 6 4 82.969 A
Ure 6 4 82.357 A
Ure 2 4 82.104 A
Ure 4 4 82.008 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM21

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 55 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 82.898 A
Ure 12 82.066 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM21

TiLe N Mean Grouping


4 8 82.901 A
6 8 82.651 A
2 8 81.894 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM21

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 83.475 A
NH3 4 4 83.067 A
Ure 4 4 82.734 A
NH3 2 4 82.151 A
Ure 6 4 81.826 A
Ure 2 4 81.637 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM28

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 82.710 A
Ure 12 81.432 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM28

TiLe N Mean Grouping


4 8 82.508 A

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 56 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

6 8 81.927 A
2 8 81.779 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM28

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 4 4 83.315 A
NH3 6 4 82.904 A
NH3 2 4 81.911 A B
Ure 4 4 81.700 A B
Ure 2 4 81.646 A B
Ure 6 4 80.951 B

Means that do not share a letter are significantly different.


Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP7

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 11.890 A
Ure 12 10.861 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP7

TiLe N Mean Grouping


6 8 13.250 A
4 8 11.260 B
2 8 9.618 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP7

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 13.351 A
Ure 6 4 13.148 A
NH3 4 4 11.758 B
Ure 4 4 10.762 C

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 57 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

NH3 2 4 10.562 C
Ure 2 4 8.673 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP14

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 12.264 A
Ure 12 10.982 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP14

TiLe N Mean Grouping


6 8 13.382 A
4 8 11.705 B
2 8 9.783 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP14

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 13.454 A
Ure 6 4 13.310 A
NH3 4 4 12.377 B
Ure 4 4 11.032 C
NH3 2 4 10.961 C
Ure 2 4 8.605 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP21

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 11.883 A
Ure 12 10.644 B

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 58 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP21

TiLe N Mean Grouping


6 8 13.286 A
4 8 11.236 B
2 8 9.268 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP21

Hchat TiLe N Mean Grouping


NH3 6 4 13.606 A
Ure 6 4 12.966 A
NH3 4 4 11.742 B
Ure 4 4 10.730 B C
NH3 2 4 10.301 C
Ure 2 4 8.236 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP28

Hchat N Mean Grouping


NH3 12 11.894 A
Ure 12 10.950 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP28

TiLe N Mean Grouping


6 8 13.424 A
4 8 11.506 B
2 8 9.336 C

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 59 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP28

Hchat TiLe N Mean Grouping


Ure 6 4 13.586 A
NH3 6 4 13.263 A
NH3 4 4 12.034 B
Ure 4 4 10.979 C
NH3 2 4 10.386 C
Ure 2 4 8.286 D

Means that do not share a letter are significantly different.

NH3
General Linear Model: pH, VCK, OM, CP versus Ngày

Factor Type Levels Values


Ngày fixed 4 7, 14, 21, 28

Analysis of Variance for pH, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 0.5750 0.5750 0.1917 0.63 0.601
Error 44 13.4250 13.4250 0.3051
Total 47 14.0000

S = 0.552371 R-Sq = 4.11% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for pH

Obs pH Fit SE Fit Residual St Resid


13 7.10000 8.70833 0.15946 -1.60833 -3.04 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Analysis of Variance for VCK, using Adjusted SS for Tests

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 60 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 1056.3 1056.3 352.1 1.99 0.129
Error 44 7770.6 7770.6 176.6
Total 47 8826.9

S = 13.2893 R-Sq = 11.97% R-Sq(adj) = 5.97%

Unusual Observations for VCK

Obs VCK Fit SE Fit Residual St Resid


28 95.7670 39.3251 3.8363 56.4419 4.44 R
44 96.2670 39.3251 3.8363 56.9419 4.48 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 17.0585 17.0585 5.6862 13.54 0.000
Error 44 18.4774 18.4774 0.4199
Total 47 35.5359

S = 0.648028 R-Sq = 48.00% R-Sq(adj) = 44.46%

Unusual Observations for OM

Obs OM Fit SE Fit Residual St Resid


16 81.2882 82.7100 0.1871 -1.4219 -2.29 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 1.264 1.264 0.421 0.26 0.851
Error 44 70.154 70.154 1.594
Total 47 71.418

S = 1.26270 R-Sq = 1.77% R-Sq(adj) = 0.00%

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 61 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Least Squares Means


------pH------ ------VCK------ -------OM------ -------CP-----
Ngày Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean
7 8.558 0.1595 28.462 3.8363 84.236 0.1871 11.890 0.3645
14 8.533 0.1595 28.395 3.8363 83.061 0.1871 12.264 0.3645
21 8.800 0.1595 39.325 3.8363 82.898 0.1871 11.883 0.3645
28 8.708 0.1595 28.621 3.8363 82.710 0.1871 11.894 0.3645
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH

Ngày N Mean Grouping


21 12 8.800 A
28 12 8.708 A
7 12 8.558 A
14 12 8.533 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK

Ngày N Mean Grouping


21 12 39.325 A
28 12 28.621 A
7 12 28.462 A
14 12 28.395 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM

Ngày N Mean Grouping


7 12 84.236 A
14 12 83.061 B
21 12 82.898 B
28 12 82.710 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP

Ngày N Mean Grouping

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 62 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

14 12 12.264 A
28 12 11.894 A
7 12 11.890 A
21 12 11.883 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Ure

General Linear Model: pH, VCK, OM, CP versus Ngày

Factor Type Levels Values


Ngày fixed 4 7, 14, 21, 28

Analysis of Variance for pH, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 0.0356 0.0356 0.0119 0.08 0.972
Error 44 6.7542 6.7542 0.1535
Total 47 6.7898

S = 0.391796 R-Sq = 0.52% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for pH

Obs pH Fit SE Fit Residual St Resid


10 7.80000 8.72500 0.11310 -0.92500 -2.47 R
13 7.40000 8.66667 0.11310 -1.26667 -3.38 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Analysis of Variance for VCK, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 2.871 2.871 0.957 0.53 0.667
Error 44 80.206 80.206 1.823
Total 47 83.077

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 63 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

S = 1.35013 R-Sq = 3.46% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for VCK

Obs VCK Fit SE Fit Residual St Resid


1 31.2978 28.1327 0.3898 3.1651 2.45 R
33 25.0676 28.1327 0.3898 -3.0651 -2.37 R
42 32.1480 28.5211 0.3898 3.6269 2.81 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 13.0558 13.0558 4.3519 4.54 0.007
Error 44 42.1493 42.1493 0.9579
Total 47 55.2051

S = 0.978743 R-Sq = 23.65% R-Sq(adj) = 18.44%

Unusual Observations for OM

Obs OM Fit SE Fit Residual St Resid


36 80.9330 82.9026 0.2825 -1.9696 -2.10 R
40 79.3925 82.1561 0.2825 -2.7636 -2.95 R
44 79.2944 82.0659 0.2825 -2.7715 -2.96 R
48 78.7885 81.4324 0.2825 -2.6439 -2.82 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Ngày 3 0.839 0.839 0.280 0.06 0.979
Error 44 193.016 193.016 4.387
Total 47 193.855

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 64 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

S = 2.09445 R-Sq = 0.43% R-Sq(adj) = 0.00%


Least Squares Means

------pH------ ------VCK------ -------OM------ -------CP-----


Ngày Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean
7 8.725 0.1131 28.133 0.3898 82.903 0.2825 10.861 0.6046
14 8.675 0.1131 27.898 0.3898 82.156 0.2825 10.982 0.6046
21 8.725 0.1131 28.521 0.3898 82.066 0.2825 10.644 0.6046
28 8.667 0.1131 27.949 0.3898 81.432 0.2825 10.950 0.6046
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for pH

Ngày N Mean Grouping


21 12 8.725 A
7 12 8.725 A
14 12 8.675 A
28 12 8.667 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for VCK

Ngày N Mean Grouping


21 12 28.521 A
7 12 28.133 A
28 12 27.949 A
14 12 27.898 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for OM

Ngày N Mean Grouping


7 12 82.903 A
14 12 82.156 A B
21 12 82.066 A B
28 12 81.432 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence for CP

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 65 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

Ngày N Mean Grouping


14 12 10.982 A
28 12 10.950 A
7 12 10.861 A
21 12 10.644 A

Means that do not share a letter are significantly different.

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 66 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 67 B1203431


Luận văn Đại học – Hóa học GVHD: Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

SVTT: Nguyễn Hoài Duy 68 B1203431

You might also like