You are on page 1of 35

VĂN HÓA &

HÀNH VI SỨC KHỎE


THS. LÊ BÁ GIANG – BS. TRƯƠNG TRỌNG HOÀNG
THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y ĐỨC - PHÁP LUẬT & KHOA HỌC HÀNH VI
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Mục tiêu học tập

Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:


Trình bày được được khái niệm hành vi và phân loại hành
vi liên quan đến sức khỏe
Trình bày được được khái niệm văn hóa và các quan
điểm về văn hóa
Phân tích được ảnh hưởng của văn hóa lên hành vi sức
khỏe.
Hành vi là gì?
Hành vi (behavior) là sự ỨNG XỬcủa mỗi người trước
một lời nói, một cử chỉ, một hành động hoặc một sự kiện
nào đó.
Hành vi liên quan đến sức khỏe
Phân loại dựa vào tác động đối với sức khỏe:
■ Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh
cá nhân, ăn uống điều độ đủ chất, tiêm phòng, đi khám
bệnh ở cơ sở y tế, điều trị đúng cách, uống thuốc đủ,
đều...
■ Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, ăn thực phẩm
chứa nhiều muối, tự ý bỏ thuốc,.....
■ Hành vi không lợi không hại: quăng răng sữa lên mái nhà
hay gầm giường,...
Hành vi liên quan đến sức khỏe
Phân loại dựa vào tiềm năng gây ra hậu quả:
■ Hành vi an toàn: hành vi không gây hại cho bản thân
và/hoặc người khác.
Ví dụ: Dừng lại đúng vạch sơn quy định khi đèn đỏ và khi
có đèn xanh báo hiệu mới đi.
■ Hành vi nguy cơ: hành vi có tiềm năng gây hại cho bản
thân và/hoặc người khác.
Ví dụ: Khi đèn vàng vẫn còn cố chạy qua.
Hành vi liên quan đến sức khỏe

■ Hành vi nguy cơ cao: hành vi có tiềm năng gây hại cho bản
thân và/hoặc người khác rất lớn.
Ví dụ: Thấy đèn báo hiệu màu đỏ vẫn cứ phóng qua.
https://thanhnien.vn/lai-xe-may-cho-hang-cong-kenh-suyt-gay
-tai-nan-chet-nguoi-1851272811.htm#
Hành vi liên quan đến sức khỏe
Phân loại dựa trên mốc là bệnh
Tương ứng với các giai đoạn trong tiến trình bệnh, có thể
phân loại các hành vi của con người như sau (Kasl & Cobb):
■ Hành vi sức khỏe (Health behavior): đề cập đến các hành vi
được thực hiện nhằm nâng cao sức khỏe hoặc phòng ngừa
bệnh nói chung.
Ví dụ: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ
đủ chất, chủng ngừa...
Hành vi liên quan đến sức khỏe
■ Hành vi khi lâm bệnh (Illness behavior): đề cập đến các
hành vi mà người bệnh thực hiện để xác định bệnh khi cảm
thấy mình lâm bệnh.
Ví dụ: hỏi thăm người thân, đi khám bệnh...
■ Hành vi vai trò bệnh nhân (Sick-role behavior) đề cập đến
các hành vi thực hiện nhằm để khỏi bệnh.
Ví dụ: nghỉ ngơi, uống thuốc theo yêu cầu của người điều
trị...
■ Hành vi 2 và 3 còn được gọi chung là Hành vi tìm kiếm sức
khỏe (Health seeking behavior).
Văn hóa
Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa.
Một trong những định nghĩa sớm nhất về văn hóa là của
Edward B. Tylor (1871):
■ Phức hợp tổng thể
■ bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và tất cả những khả năng, thói quen khác
■ mà con người thu nhận được với vị trí là thành viên của xã
hội.
Văn hóa
Một định nghĩa khái quát hơn đó là “Văn hóa là phần môi
trường do con người tạo ra” (Melville J. Herskovits, 1955)
bao gồm: những cái nhìn thấy được (materials/vật thể)
như tư liệu sản xuất, vật dụng, kiến trúc, tác phẩm nghệ
thuật...
Versace Chanel Gucci
Văn hóa
và những cái không nhìn thấy được (non-materials/phi vật
thể) như phong tục tập quán, ý thức hệ, tín ngưỡng...
Văn hóa

Tục lệ/phong tục/tập quán (Mœurs tiếng Pháp, Customs


tiếng Anh): thói quen hình thành từ lâu và đã trở thành
nếp trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư,
được mọi người công nhận và làm theo.
Văn hóa

Định nghĩa của Roger M. Keesing (1981):


■ Hệ thống những ý tưởng, quan niệm, quy tắc và ý nghĩa

■ thể hiện qua cách con người sống.


Nguồn gốc của văn hóa

Văn hóa được coi như là sản phẩm của quá trình thích
nghi của con người với môi trường sống bao gồm cả môi
trường tự nhiên và xã hội.
Động lực của sự thay đổi văn hóa

Nói cách khác văn hóa không phải là bất biến, trái lại có
thể thay đổi theo thời gian.
Động lực của sự thay đổi có thể là do:
■ đổi mới (innovations)
■ phát minh (inventions)
■ khuếch tán (diffusion) qua lại của các nền văn hóa khác
nhau.
Quan điểm về văn hóa

Hiện có 2 quan điểm về văn hóa chính:


■ Chủng tộc trung tâm (Ethnocentrism): quan niệm xem nền
văn hóa của mình là trung tâm, cao hơn, văn minh hơn
những nền văn hóa khác.
-> Chủ nghĩa thực dân
(colonialism).
Quan điểm về văn hóa
■ Tương đối Văn hóa (Cultural Relativism): quan niệm tất cả
các nền văn hóa đều có giá trị tương đối, thích hợp với
hoàn cảnh tự nhiên, xã hội này nhưng không chắc thích
hợp với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội khác.
Không có nền văn hóa nào là cao hơn nền văn hóa nào
một cách tuyệt đối.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Nhận thức văn hóa về cơ thể và sức khỏe-bệnh tật
(ill-health)
Chịu ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa và bao gồm nhiều nhận
thức & niềm tin khác nhau.
Nhận thức & niềm tin về hình dáng bên ngoài
■ Con người trong các nhóm khác nhau (dân tộc, phái tính,
tuổi tác, tầng lớp xã hội...) có những nhận thức, niềm tin về
hình dáng bên ngoài khác nhau từ đó dẫn đến hành vi ứng
xử khác nhau.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
❑ Ý nghĩa của những tình trạng cơ
thể cũng có thể khác nhau giữa
nam và nữ. Một người đàn ông
nhiều lông, nhiều râu được xem là
hấp dẫn còn người phụ nữ nhiều lông
thì thường bị đánh giá là thiếu thẩm
mỹ
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
■ Ví dụ trong thời kỳ phục hưng ở Châu Âu, một người phụ
nữ đẹp là người đầy đặn, trong thời hiện đại người phụ nữ
đẹp là người mảnh mai từ đó khiến nhiều phụ nữ ăn kiêng
quá mức thậm chí dẫn đến bệnh chán ăn tâm thần.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Nhận thức và niềm tin về cấu trúc bên trong của cơ thể
■ Đối với cấu trúc bên trong của cơ thể, con nguời trong các
nhóm/văn hóa khác nhau thậm chí mỗi cá nhân có thể có
những nhận thức và niềm tin khác nhau.
■ Có quan niệm của y sinh học phương tây, có quan niệm
của y học phương đông, cũng có những lý giải đơn giản
hơn như các cơ quan trong cơ thể là những phần tử chức
năng liên hệ với nhau bằng những ống dẫn.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Nhận thức và niềm tin về chức
năng của các cơ quan bên trong
cơ thể
■ Con nguời trong các nhóm/văn
hóa khác nhau thậm chí mỗi cá
nhân có thể có những nhận
thức và niềm tin khác nhau về
chức năng của các cơ quan
bên trong cơ thể.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Nhận thức văn hóa về bệnh tật
■ Những nhận thức và niềm tin này hết sức đa dạng và thay
đổi theo không gian (vùng, dân tộc...), thời gian (xưa, nay),
theo quan niệm của từng cá nhân…
■ Bao gồm các nhận thức và niềm tin về:
nguyên nhân
cơ chế bệnh
cách phòng ngừa
chữa trị
phục hồi.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

■ Các nhận thức và niềm tin này thường có mối liên hệ nhất
quán với nhau.
■ Ví dụ: Cảm cúm là do nhiễm phải gió (phong) do đó để
chữa trị cần phải đuổi gió ra ngoài (bắt gió, cạo gió, xông,
cắt lễ...).
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Tập hợp tất cả các nhận thức và niềm tin này của một người
cụ thể được Kleimann gọi là mô hình giải thích (Explanatory
model) của một cá nhân.
■ Những người cùng sống trong một môi trường văn hóa có
thể có những mô hình giải thích tương tự nhau nhưng
không hoàn toàn giống nhau.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
■ Mô hình giải thích của một cá nhân cũng có thể thay đổi
theo thời gian do sự ảnh hưởng của người xung quanh,
nhân viên y tế, phương tiện truyền thông...
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Bộ tộc Khasi, Ấn Độ là một trong số ít những xã hội mẫu hệ vẫn tồn tại ở Ấn Độ. Bộ lạc này sinh sống ở tỉnh
Meghalaye, bao gồm các dòng họ được xác định bởi dòng dõi gia đình của người mẹ. Thông thường, trẻ
em gái sẽ được kế thừa bất động sản như đất đai trong cộng đồng.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Quan niệm văn hóa về giới
Ở đa số nơi trên thế giới, giới nữ vẫn bị xem thường và được
coi là những người yếu đuối, phụ thuộc vào nam giới
nhưng lại phải chu toàn công việc gia đình và nuôi con.
NỮ GiỚI NAM GiỚI
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Sự kỳ thị đối với một số tình trạng sức khỏe
■ Tùy theo văn hóa mỗi nơi, một số tình trạng sức khỏe có
thể bị xã hội kỳ thị chẳng hạn như bệnh tâm thần, bệnh lao,
bệnh phong, bệnh hoa liễu, các thương tật, dị dạng và hiện
nay đặc biệt là bệnh AIDS.
■ Một số bệnh mạn tính khác như tiểu đường, động kinh, béo
phì v.v... tuy mức độ kỳ thị có ít hơn nhưng cũng để lại
nhiều ảnh hưởng tâm lý trên người bệnh.
Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
■ Cũng có thể sự kỳ thị đến từ
cộng đồng hoặc chỉ đơn thuần
là mặc cảm từ chính cá nhân.
Hiểu biết về những điều này
giúp các dịch vụ sức khỏe
hoặc công tác giáo dục sức
khỏe phục vụ người dân tốt
hơn.
Tài liệu tham khảo
Many authors. Applied Health Research Manual:
Anthropology of Health and Health Care. 1995.

Helman, Cecil G. Culture, Health and Illness: An


Introduction for Health Professionals.
Butterworth-Heinemann, 1990.

You might also like