You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.

HCM KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

Bộ môn Y HỌC DỰ PHÒNG CƠ SỞ

CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE


TẠI CỘNG ĐỒNG

ThS. BS Lê Thị Diễm Trinh 1


Mục tiêu bài học

Sau khi học, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm sức khỏe cộng đồng

2. Phân tích được các yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng

3. Phân tích các vấn đề sức khỏe thường gặp tại cộng đồng

4. Phân tích các biện pháp dự phòng sức khỏe nói chung, nâng
cao sức khỏe
SỨC KHỎE
Được định nghĩa là: là tình trạng Không ốm đau
bệnh tật, mà còn là tình trạng thoải mái thể chất tinh
thần, an toàn về mặt xã hội.

“Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về


thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm
tình trạng không có bệnh hay thương tật”.
SỨC KHỎE
Tại hội nghị Alma Ata năm 1978 nội dung và những nguyên lý của
chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được xác định.
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành trọng tâm chính để tăng cường sức
khỏe trên toàn thế giới. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan trọng trong
việc đẩy mạnh phân phối công bằng nguồn lực y tế và định hướng phục vụ.
• Ở Việt Nam, chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao sức khỏe cho nhân dân.
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh tật, tăng
tuổi thọ trung bình của người dân. Bộ y tế và các cán bộ quan tâm đến chăm sóc
sức khỏe ban đầu đã tìm kiếm những ý tưởng và những giải pháp mới trong công
tác củng cố màng lứơi y tế cơ sở, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, quản lý,
giám sát, điều hành các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu
1. Khái niệm
• Sức khỏe: trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể
chất, tâm thần và xã hội, chứ không
phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1978.

Cần lưu ý 3 khịa cạnh: thể chất, tinh thần, xã hội


1. Khái niệm
• Cộng đồng: là một nhóm người được tổ chức thành 1
đơn vị, có chung 1 đặc trưng, quyền lợi hay mối quan
tâm nào đó. Cộng đồng có thể nhỏ như 1 xóm, cụm
dân cư, bệnh viện, trường học, xã, huyện, hoặc vùng
rộng lớn như quốc gia. Mỗi cộng đồng có vấn đề sức
khỏe của riêng mình.
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
• Khái niệm chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng cũng
có những điểm tương đồng với chăm sóc sức khỏe cho
từng cá nhân.
• Khi nói đến chăm sóc sức khỏe cá nhân có nghĩa là nói
đến các hoạt động nhằm tăng cường sức khỏe của cá
nhân đó.
• Tương tự, chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng có
thể hiểu là các hoạt động có kế hoạch theo thời gian
nhằm tăng cường, cải thiện sức khỏe của cộng đồng.
• Hay nói theo cách khác, các hoạt động chăm sóc được
đánh giá thông qua việc cải thiện các chỉ số sức khỏe
của cộng đồng (tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong, ...). Đây
chính là vai trò của chăm sóc y tế ban đầu
1. Khái niệm

• Sức khỏe cộng đồng: là tập hợp của sức khỏe các cá
nhân trong cộng đồng.

Mang tính chất phổ biến, tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng
1. Khái niệm
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

• Các hoạt động có kế hoạch theo thời gian nhằm tăng


cường, cải thiện sức khỏe của cộng đồng.

• Các hoạt động chăm sóc được đánh giá thông qua việc
cải thiện các chỉ số sức khỏe của cộng đồng.

→ Vai trò của chăm sóc y tế ban đầu


1. Khái niệm
• Ngành YHDP đào tạo các Bác sĩ YHDP chuyên ngành
về phát hiện, chẩn đoán và đưa ra phương án giải
quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng như sức khỏe
dinh dưỡng và VSATTP, các vấn đề sức khỏe liên quan
các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối
sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch
bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã
hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe…
Đa dạng, đa năng. Bệnh nhân của bạn không chỉ có 1 mà là cả cộng động.
1. Khái niệm

• Y học dự phòng: cầu nối giữa y học và y tế công cộng.


Điều trị và dự phòng cộng đồng.

• Mục tiêu hàng đầu của ngành Y học dự phòng:


 Nâng cao sức khỏe (lấy người bệnh làm trọng tâm)
 Phòng chống dịch bệnh,
 Ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh,
 Kiểm soát và dự phòng bệnh của cá nhân, gia đình và cả
cộng đồng.
1. Khái niệm

• Y học dự phòng làm:


 Giảm khả năng xuất hiện của bệnh dịch,
Làm việc liên quan đến con số 
 Giảm tỷ lệ mới mắc,
đánh giá, dự báo, đưa ra chiến lược cho
 Phát hiện bệnh sớm, cộng đồng

 Tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự phát triển của
bệnh
→ Bác sĩ YHDP đang làm hàng ngày cùng Y tế Việt Nam ngăn
chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19
→ Bác sĩ YHDP thực hiện dự phòng, nâng cao sức khỏe cộng
động
Sự khác nhau giữa lâm sàng
và y học dự phòng
THI BẢNG NÀY

Sự khác nhau giữa lâm sàng


và y học dự phòng
Lâm sàng Y học Dự phòng
Đối tượng Người bệnh Cộng đồng
Chuẩn đoán
Nội dung Sức khỏe cộng đồng
từng cá thể
Căn Làm người Xuất hiện, lan truyền dịch bệnh
nguyên bệnh mắc trong quần thể
Người bệnh
Mục đích Nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
khỏi
Giám sát dịch tễ học, phân tích hiệu
Sức khoẻ người quả của các biện pháp can thiệp
Theo dõi
bệnh ngăn ngừa bệnh xuất hiện trong
quần thể
2. Các yếu tố liên quan đến sức
khỏe cộng đồng
Các yếu tố khác nhau đối với từng cộng đồng,
sức khỏe của các cá nhân trong cộng đồng đó cũng
khác nhau

Câu hỏi
1. Những người ở TPHCM sẽ có những bệnh gì?
2. Những người sinh sống ở nông thôn thì có những
bệnh gì?
16
• Mình là người đưa ra vấn đề  việc quyết định sử
dụng hay không là do lựa chọn của cộng đồng.

• Cộng đồng có phong tục tập quán tốt cho sức khỏe của
họ  khen ngợi, khen và duy trì.

• Bệnh xảy ra sau khi lũ lụt: thiếu nước sạch, tiêu chảy,
bệnh do ruồi, muỗi (liên quan môi trường)  khủng
hoảng kinh tế sau thiên tai.

17
Chiến lược bảo
vệ, chăm sóc
nâng cao sức
khỏe nhân dân

Từ 2010, 2015, 2020


cập nhật đến 2030
 phải quan tâm các
chỉ số này (thành
công của cộng đồng)

18
• Bao phủ không đồng đều: chỗ có quá nhiều, chỗ không có

• Một trong những chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn diện
nhất  bao phủ sức khỏe đồng đều, phù hợp.

• Tham gia bảo vệ y tế nhằm


1. Không dự báo được bệnh tật
2. Cùng nhau chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 BHYT vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm

19
Y tế học đường  bạo lực học đường, nghiện
chất, dinh dưỡng, giáo dục giới tính (mở đường
cho hươu chạy cho đúng, chống mang thai 20
ngoài
ý muốn3
3. Các vấn đề sức khỏe thường gặp tại
cộng đồng
Thực trạng mô hình bệnh tật

• Một số bệnh dịch mới phát sinh nguy hiểm, tỷ lệ tử


vong cao khả năng lây truyền nhanh rộng, chưa có
vaccin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu, hiểu biết về
cơ chế sinh bệnh, tác nhân gây bệnh còn hạn chế:
COVID-19, SARS, A/H5N1

• Các bệnh được kiểm soát nay có xu hướng tăng trở lại:
tả, sốt xuất huyết, ngộ độc thực phẩm, thương hàn, dại
than, liên cầu, sởi, bạch hầu
3. Các vấn đề sức khỏe thường gặp tại
cộng đồng

• Thực trạng mô hình bệnh tật


 Tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không lây cũng tăng lên do
liên quan đến hành vi lối sống, chăm sóc sức khỏe
 Tỷ lệ sinh có xu hướng mất cân bằng giới tính, già hóa
dân số, chất lượng dân số thấp
3. Các vấn đề sức khỏe thường gặp tại
cộng đồng
Các vấn đề sức khỏe thường gặp tại cộng đồng

• Dinh dưỡng

• Vệ sinh an toàn thực phẩm

• Ô nhiễm môi trường

• Tai nạn thương tích

• Bệnh không lây

• Bệnh lây nhiễm


3.1 Vấn đề dinh dưỡng

• Là vấn đề quan trọng Bệnh từ miệng mà vào.

• Liên quan đến sức khỏe

• Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh
3.1 Vấn đề dinh dưỡng
3.2 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

• Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm →


bảo vệ sức khỏe cộng đồng

• Nguyên nhân:
 Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất
 Do quá trình chế biến
 Do quá trình sử dụng và bảo quản
3.2 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm

 Chọn thực phẩm tươi sạch;

 Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm;

 Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

 Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ;

 Ăn ngay sau chế biến;


3.2 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm

• Bảo quản cẩn thận thức ăn;

• Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt;

• Sử dụng nước sạch trong ăn uống;

• Sử dụng đồ bao gói sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu


chuẩn vệ sinh;

• Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ


gìn môi trường sống sạch sẽ.
3.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm môi trường không khí

2. Ô nhiễm môi trường nước

3. Ô nhiễm môi trường đất


3.4 Vấn đề tai nạn thương tích

Nguyên nhân
 Tác nhân từ môi trường:

Ví dụ: do điện, nhiệt, hoá chất trong công nghiệp,


nông nghiệp, do nhiễm độc thức ăn, nhiễm độc do nấm,
do loài vật cắn, đốt (rắn cắn, ong đốt...) hay do bị ngã,
va đập.
3.4 Vấn đề tai nạn thương tích
• Tác nhân do bản thân con người
 Từ bệnh lý như mệt mỏi trong lao động, học tập, hay
mắc phải các bệnh mãn tính...;
• Tác nhân do tâm lý, do xã hội
 Do phải làm một động tác lao động đơn điệu kéo dài;
 Do đặc tính của cá nhân như không cẩn thận trong
quá trình lao động, làm việc, đi lại... hoặc đang ở tuổi
hiếu động (học sinh nhỏ tuổi).
• Do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng sống ở người lớn
và trẻ em.
3.5 Vấn đề bệnh không lây nhiễm
Bệnh không lây nhiễm  liên quan
• Bệnh ung thư, tim mạch, đến hành vi, lối sống

• Tăng huyết áp BKLN

• Đái tháo đường, THA, TC-BP, tăng


đường huyết, rối
• COPD và hen phế quản. loạn lipid

HTL, LDRB, DD không


hợp lý, Ít vận động thể lực

Các yếu tố MT-XH,quyết định SK


Toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa
dân số

Mô tả chuỗi nguyên nhân bệnh không lây nhiễm


3.5 Vấn đề bệnh không lây nhiễm
BKLN
YTNC của BKLN COPD,
Tim mạch ĐTĐ Ung thư
HPQ
Hành vi nguy cơ
Hút thuốc lá + + + +
DD không hợp lý + + +
Ít vận động thể lực + + +
Lạm dụng rượu bia + + +
Yếu tố nguy cơ
sinh/chuyển hóa
Béo phì + + +
Tăng huyết áp + + +
Tăng đường huyết + + +
Rối loạn lipid máu + + +

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm
3.6 Vấn đề bệnh lây nhiễm

Tác nhân

Môi trường Túc chủ

Tam giác dịch tễ học


3.6 Vấn đề bệnh lây nhiễm

Một số bệnh dễ lây nhiễm trong cộng đồng:


• Dịch bệnh mới nổi
• Cúm, viêm đường hô hấp cấp
• Tả, lỵ
• Thủy đậu, quai bị, rubella
• Sốt rét, sốt xuất huyết
• Viêm gan virus
• Uốn ván
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020
• Sức khỏe tâm thần
• Ngộ độc thực phẩm
• Bệnh mạn tính
• Quá tải hệ thống y tế tuyến tỉnh, trung ương do hệ thống y tế
cơ sở còn yếu
• Dịch bệnh phát sinh
• Lạm dụng kháng sinh
• Thiếu hụt kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản
• Chăm sóc sức khỏe còn đơn lẻ, thiếu tính toàn diện
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

• Sức khỏe tâm thần

Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng do
Bộ Y Tế vận hành vẫn chỉ giới hạn ở việc phát thuốc cho bệnh
nhân bị tâm thần phân liệt và trầm cảm, và chỉ thực hiện ở
khoảng 70% tổng số xã trên toàn quốc.

Các bệnh tâm thần phổ biến vẫn chưa được quan tâm.
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

• Ngộ độc thực phẩm cấp

Sử dụng tràn lan các chất cấm trong chăn nuôi, trong
rau củ quả, và cả các phụ gia đưa vào trong bảo quản, chế
biến thức ăn… là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ
ngộ độc cấp trong dân chúng, và được chỉ ra có liên hệ với
thực trạng gia tăng các bệnh ung thư, suy thận… dẫn đến
tình trạng quá tải của hệ thống y tế hiện nay
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

• Bệnh mạn tính


• Chuyển tiếp từ bệnh lây sang không lây
• Các bệnh không truyền nhiễm như tiểu đường, cao
huyết áp, mỡ máu, béo phì, ung thư, suy thận, ... gia
tăng ngày càng nhanh
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

• Quá tải hệ thống y tế tuyến tỉnh, trung ương do hệ thống


y tế cơ sở còn yếu Do vận hành, đi khám bệnh của người dân

 Thực trạng bệnh nhân nằm ghép lên đến 4-5 người bệnh
một giường, nằm chui cả dưới gầm giường bệnh, góc
phòng, hành lang…
 Bệnh viện đã xây ngày càng nhiều, cả công và tư, số
giường bệnh cũng tăng tương ứng.
 Nguyên nhân người dân bỏ qua tuyến xã và tuyến huyện.
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020
• Trạm y tế xã: chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện
nhiều CTQG (20-30CT), nhân sự hạn chế (5-8 cán bộ)

→ Sự quá tải hoạt động tại tuyến xã phường

→ hoạt động khám chữa bệnh và dự phòng thực


hiện chưa triệt để.

→ Người dân mất niềm tin vào chất lượng chẩn


đoán và điều trị của tuyến y tế ban đầu.

 Nhân lực y tế đổ xô về các trung tâm lớn như Hà


Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

• Dịch bệnh phát sinh


 Các “bệnh lạ” tiếp tục xuất hiện, và không có được
các chẩn đoán xác định bởi cơ quan y tế. Bệnh mới
nổi bùng phát: Covid-19, Ebola, Zika,…
 Dịch cúm H5N1, sốt xuất huyết (chu kỳ 5 năm, mùa
mưa-MN, mùa hoa xoan-MB), tay-chân-miệng (mùa
tựu trường) vẫn âm ỉ và bùng lên từng đợt
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

Lạm dụng kháng sinh


• Người bệnh, gia đình và nhân viên y tế
• Quản lý bán thuốc kháng sinh còn hết sức lỏng lẻo
→ Kháng thuốc, phác đồ điều trị chuẩn trước đó sẽ
không còn hiệu quả, chữa trị kéo dài và gia tăng nguy
cơ tử vong cho người bệnh, gia tăng tình trạng lây lan
vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

Thiếu hụt kiến thức chăm sóc sức khỏe


 Tự chăm sóc: nền tảng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
 Ưu tiên đầu tiên của công tác giáo dục chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại Việt Nam.
 Người dân thiếu hụt kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe cơ
bản
 Ví dụ: lạm dụng thuốc cam ở trẻ em, tình trạng lạm dụng xét
nghiệm, siêu âm trong khi mang thai, ngộ độc thực phẩm, …
4. Các vấn đề sức khỏe cộng động ưu
tiên giai đoạn 2010-2020

• Chăm sóc sức khỏe còn đơn lẻ, thiếu tính toàn diện
 Điều trị chỉ chú trọng đến bệnh mà người bệnh đang gặp
phải, không quan tâm đến các nhu cầu khác của bệnh nhân.

• Điều trị cho một bệnh nhân/cộng đồng:


 Đặt người bệnh nằm trong môi trường của họ,
 Điều trị theo nhu cầu của bệnh nhân
 Hỗ trợ bn dự phòng bằng các can thiệp mang tính xã hội
• Bản thân người bệnh/ cộng đồng là thực thể sống có mối
tương quan qua lại với các yếu tố, môi trường liên quan
trong đó có bệnh.

 Do đó, khi điều trị cho một bệnh nhân/cộng đồng cần
phải đặt người bệnh nằm trong môi trường của họ, điều trị
theo nhu cầu của bệnh nhân và hỗ trợ bệnh nhân dự phòng
bằng các can thiệp mang tính xã hội. Đây chính là nền tảng
của chăm sóc sức khỏe cộng đồng hay vai trò của chăm sóc
sức khỏe ban đầu như đã nêu ở trên.

46
5. Các vấn đề sức khỏe toàn cầu

• Xây dựng tình đoàn kết trên phạm vi toàn cầu vì an ninh y
tế trên toàn thế giới

• Tăng tốc để người dân được tiếp cận xét nghiệm, thuốc
và vắc xin phòng chống COVID-19

• Nâng cao sức khỏe cho mọi người

• Giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe

• Cung cấp sự lãnh đạo toàn cầu về khoa học và dữ liệu


sức khoẻ
5. Các vấn đề sức khỏe toàn cầu

• Hồi sinh những nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm

• Chống kháng thuốc

• Ngăn ngừa và điều trị các bệnh mạn tính không lây
(NCDs) và các tình trạng sức khỏe tâm thần

• Xây dựng lại tốt hơn

• Đoàn kết để hành động Phân bổ nguồn lực  chính


sách không để ai ở lại phía
sau lưng  ai cũng có khả
năng khám chữa bệnh như
nhau.
Chúc các bạn học tốt!

You might also like