You are on page 1of 2

MỘT SỐ BỆNH VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ ĐIÊU

HỒNG
Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) là một
loài cá nước ngọt được nuôi khá phổ
biến ở Việt Nam. Chúng là một loài cá
lai nên có tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy
nhiên thì sức đề kháng kém.
Khi việc nuôi cá điêu hồng ngày càng
được mở rộng thì ngày càng có xu
hướng làm tăng tính nhạy cảm với các
bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nhóm vi
khuẩn gây bệnh.
Cá điêu hồng (Oreochromis sp). Ảnh TiLV.

Bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila


Aeromonas hydrophila là một trong những tác nhân chính gây bệnh xuất huyết trên cá điêu hồng,
bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành thì tỷ lệ hao
hụt tương đối cao nhưng thấp hơn so với giai đoạn cá hương và cá giống. Các dấu hiệu bệnh lý bao gồm
các dấu hiệu bên ngoài như xuất huyết ở thân, vây, đồng thời cũng gây xuất huyết các cơ quan của nội
quan như gây sưng và xuất huyết gan, thận, tỳ tạng.
Tác nhân gây bệnh này là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn (2-3 µm), có tính di động tuy nhiên
không có khả năng trượt trên môi trường nuôi cấy. Như được báo cáo A. hydrophila có khả năng gây
bệnh trên người tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp nào ở Việt Nam ghi nhận A. hydrophila gây bệnh
xuất huyết trên cá điêu hồng lây bệnh sang người.
Bệnh xuất huyết, phù mắt do Streptococcus agalactiae
Streptococcus agalactiae là tác
nhân chính gây bệnh xuất huyết, phù mắt
(lồi mắt) trên cá điêu hồng, bệnh xuất
hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của
cá, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành thì
tỷ lệ hao hụt không cao nhưng sẽ tác
động đến quá trình tăng trưởng của
chúng. Dấu hiệu bệnh lý bao gồm mắt cá
bị phù, đồng thời xuất hiện các vết xuất
huyết trên thân.
Tác nhân gây bệnh này là vi khuẩn
Gram dương, hình cầu, không có tính di
động. Tương tự vi khuẩn A. hydrophila
thì S. agalactiae cũng có khả năng gây
Cá điêu hồng có dấu hiệu xuất huyết, phù mắt do nhiễm bệnh trên người và cũng chưa ghi nhận
Streptococcus agalactiae (Ảnh: Trần Thị Tuyết Hoa) trường hợp nào lây bệnh sang người.

Trang 25
Bệnh trắng đuôi,
trắng mang do
Flavobacterium
columnare
Flavobacterium
columnare được coi là một
trong những bệnh truyền
nhiễm nghiêm trọng trên
cá điêu hồng, đặc biệt là
trong giai đoạn sản xuất cá
bột và cá giống. Bệnh có
liên quan đến các tổn
thương đặc trưng tổn
thương da, thối vây, mang
hoại tử và tỷ lệ chết cao.
Tác nhân gây bệnh
này là vi khuẩn Gram âm, Tổn thương vây và da do nhiễm F. columnare (Ảnh: Hồng Nguyễn)
que dài mảnh, có khả năng trượt và hình thành khuẩn lạc màu vàng dạng rễ. Các nghiên cứu về sự đa
dạng di truyền của F. columnare đã dẫn đến việc vi khuẩn này được phân loại thành 4 nhóm di truyền
riêng biệt (I, II, III và IV). Nhóm di truyền II, III và IV đều đã được báo cáo ở cá rô phi, với nhóm di
truyền IV thường liên quan đến các chủng có độc lực cao ảnh hưởng đến cá điêu hồng.
Bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri
Edwardsiella ictaluri được ghi nhận là tác nhân gây bệnh thận mủ trên cá điêu hồng. Cá điêu hồng
nuôi trong bè khi bị bệnh gan thận mủ không có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài đặc trưng, cá bơi lờ đờ trên
mặt nước, phản ứng chậm với tiếng động và bỏ ăn. Trong xoang bụng cá bệnh thì trên các nội quan là
gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng. Sự hình thành các đốm trắng trên nội quan được lý giải là một
dạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể nhằm cách ly và đào thải các vật chất lạ xâm nhập vào cơ thể tạo nên
hiện tượng viêm mãn tính.
Vi khuẩn này phát
triển trên môi trường nuôi
cấy sẽ hình thành khuẩn
lạc hình tròn, hơi lồi, màu
trắng kem, rìa đều, kích
thước khoảng 1 mm. E.
ictaluri là vi khuẩn Gram
âm, hình que, di động yếu.
Nguồn: tepbac.com
(C) cá điêu hồng bệnh thu từ bè nuôi (D) cá điêu hồng cảm nhiễm vi khuẩn E.
ictaluri (Ảnh: Lê Ngọc Huyền)

Trang 26

You might also like