You are on page 1of 2

Tính chòng chành của tàu thủy

1. Khái niệm cơ bản:


- Chòng chành - là một tổ hợp các dạng chuyển động dao động khác nhau của tàu, là
chuyển động tuần hoàn có chu kỳ, có thể thực hiện trên sóng biển và trên nước tĩnh.
Cường độ của các dao động này không chỉ phụ thuộc vào cường độ của sóng, mà còn
phụ thuộc vào các tính năng của bản thân tàu, phương pháp chất tải lên nó và phương
pháp lựa chọn các đặc tính điều khiển tàu trên biển.
- Tính đi biển được hiểu là tổ hợp các hiện tượng quan sát được khi tàu chuyển động
dao động trong điêug kiện sóng biển – môi trường cơ bản để tàu thực hiện chòng
chành và biểu diễn sự tồn tại của nhiều hiện tượng kèm theo như: ổn định động của
tàu trên sóng, tính di động của tàu trên sóng. Và Slamming – đây là hiện tượng va đập
thẳng đứng mạnh vào mút mũi khi tàu chuyến động trên sóng tới, là tổ hợp các vấn đề
về tính hàng hải và độ bền thân tàu.
- Chòng chành được xác định bằng sự dịch chuyển trọng tâm của tàu dọc theo 3 trục
vuông góc với nhau (O, ξ, դ, ζ) trong không gian và sự quay của tàu xung quanh 3
trục quán tính khối lượng của tàu (G, x, y, z). Trục Gx hướng về mũi, trục Gy sang
mạn phải, trục Gz hướng thẳng đứng xuống dưới tàu. Khi tàu ở tư thế cân bằng 2 hệ
trục này trùng nhau.
2. Phân loại
Trong lý thuyết, tàu được khảo sát như vật thể tự do có quán tính với 6 bậc tự do. Vì
vậy, tương ứng với các bậc tự do này có thể chia thành các loại chòng chành như:
chòng chành thẳng đứng, chòng chành mạn, chòng chành sống chính. Đây là ba chòng
chành cơ bản, chúng được quan sát tốt ở tính ổn định của tàu, kéo theo sự xuất hiện
lực và momen hồi phục. Ngoài ra, còn có các loại chòng chành khác như: chòng
chành tịnh tiến dọc (trong mặt phẳng nằm ngang), chòng chành tịnh tiến ngang (trong
mặt phẳng nằm ngang, chòng chành đảo lái
Tọa độ Tên loại chòng chành Bậc tự do thứ
ξG (t) Chòng chành tịnh tiến dọc (trong mặt phẳng nằm ngang) 1
դG (t) Chòng chành tịnh tiến ngang (trong mặt phẳng nằm 2
ngang
ζG (t) Chòng chành thẳng đứng 3
φ (t) Chòng chành mạn 4
ɸ (t) Chòng chánh sống chính 5
xR (t) Chòng chành đảo lái 6
ζG (t) Chòng chành dọc 3;5
ɸ (t)
դG (t) Chòng chành ngang 2;3;4
ζG (t)
φ (t)
Bảng 1: Các loại chuyển động dao động của tàu

khi tàu chuyển động tương ứng với bậc tự do thứ 3; 4 và 5, chòng chành xuất hiện,
không chỉ được tính đến trên sóng mà còn trên nước tĩnh, còn đối với các bậc tự do
thứ 1; 2 và 6, chuyển động dao động chỉ có thể trên sóng, bởi vì trên nước tĩnh không
tồn tại các lực và mô men hồi phục đưa tàu từ vị trí lệch về vị trí xuất phát.
3. Các thông số đặc trưng
- Các dạng chòng chành không chỉ làm thay đổi tọa độ dài và tọa độ góc mà còn xuất
hiện sự thay đổi cả vận tốc dài, gia tốc dài và vận tốc góc, gia tốc góc theo thời gian.
Các tốc độ và gia tốc này được gọi là các thông số động học của các loại chòng chành
riêng của tàu.
- Ngoài ra, chuyển động của một điểm bất kỳ của tàu cũng được đặc trưng bởi các vận
tốc dài và gia tốc dài. Các vận tốc và gia tốc này được tạo thành, tham gia cùng các
thông số động học dài này hoặc các thông sô động học góc khác.
Ví dụ đối với điểm A ở nút mũi tàu, vận tốc dài v A khi chòng chành dọc được xác định
qua các vận tốc ζG՛ , ϕ՛ và hoành độ xA

Tiếp đến , các thông số đặc trưng cho chuyển động chòng chành liên quan tới biên độ
chòng chành, chu kỳ chòng chành, tần số góc hay góc lệch pha so với sóng.

You might also like