You are on page 1of 15

Mô Hình Hóa và Mô

Phỏng Số Vật Liệu


(MSE3141)

Bài Giảng 3
Các giải thuật tích phân

Giảng Viên: Lê Văn Lịch


ĐHBKHN

1
Nội dung của môn học

1. Các khái niệm cơ bản


2. Các hàm thế năng
3. Các giải thuật tích phân
4. Điều khiển nhiệt độ trong mô hình mô phỏng số
5. Các điều kiện biên
6. Tương tác với các phần tử lân cận
7. Điều kiện đầu và cân bằng
8. Trích xuất các tính chất tĩnh của vật liệu
9. Trích xuất các tính chất động của vật liệu
10. Động lực học phân tử không cân bằng

2
Các giải thuật tích phân

❖ Thế năng (hoặc lực) là một hàm của 3N vị trí nguyên


tử
❖ Không có nghiệm chính xác từ phương pháp phân
tích, các phương trình chuyển động phải giải bằng
phương pháp số

3
Các giải thuật tích phân
❖ Nguyên tắc chung
➢ Bảo toàn năng lượng
➢ Thuận nghịch
➢ Tính toán hiệu quả
➢ Cho phép bước thời gian tích phân dài
➢ Chỉ đánh giá một lực duy nhất trong mỗi bước thời gian
❖ Các giải thuật thường sử dụng
➢ Verlet
➢ Velocity Verlet (vận tốc Verlet)
➢ Predictor-Corrector (Dự đoán-Hiệu chỉnh)
➢ Gear Predictor-Corrector 4
Các giải thuật tích phân
❖ Sai số
➢ Sai số do làm tròn số vs. sai số do cut-off
➢ Cục bộ vs. Tổng thể

Sai số do Sai số do
làm tròn số cut-off
Tổng sai số

Bước thời gian tính tích phân


5
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Verlet
➢ Được suy ra từ hai khai triển Taylor

➢ Thực hiện phép cộng và đơn giản hóa, thu được

6
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Verlet
➢ Vận tốc không được tính chính xác, mà được tính thông
qua vị trí của nguyên tử tại hai thời điểm lân cận trước
và sau

➢ Véc-tơ vị trí tại thời điểm t+δt yêu cầu vị trí tại hai thời
điểm trước đó; do đó, giải thuật này yêu cầu điều kiện đầu
➢ Ưu điểm: đơn giản và ổn định
➢ Sai số tổng thể là hàm bậc hai của bước thời gian O(δt2)
7
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật vận tốc Verlet
➢ Cải thiện độ chính xác so với giải thuật Verlet
➢ Bắt đầu với các khai triển vị trí và vận tốc

8
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật vận tốc Verlet
➢ Trong mỗi vòng lặp tính tích phân
1. Tính vận tốc tại giữa bước thời
gian
2. Tính toán vị trí tạo bước thời
gian tiếp theo
3. Tính toán gia tốc tại bước thời
gian tiếp theo từ hàm thế
4. Cập nhật vận tốc

9
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Predictor-Corrector
1. Dự đoán vị trí và vận tốc tại thời điểm kết thúc bước
thời gian tiếp theo
2. Tính lực tại bước thời gian tiếp theo sử dụng các vị trí
đã được dự đoán
3. Hiệu chỉnh vị trí và vận tốc dự đoán

10
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Predictor-Corrector
1. Dự đoán trạng thái của hệ tại thời điểm kết thúc bước
thời gian tiếp theo sử dụng khai triển Taylor

11
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Predictor-Corrector
2. Tính lực tại bước thời gian tiếp theo sử dụng các vị trí
đã được dự đoán; Sự sai khác giữa gia tốc dự đoán
và tính toán mới là

12
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Predictor-Corrector
3. Sử dụng sai số tính toán trong bước thời gian trước
để hiệu chỉnh tất cả các giá trị ở bước tiếp theo

➢ Các hệ số tối đa hóa sự ổn định và phụ thuộc vào giải


thuật được lựa chọn
13
Các giải thuật tích phân
❖ Giải thuật Gear Predictor-Corrector
➢ Dự đoán sử dụng chuỗi Taylor bậc 5
➢ Cần 5 vi phân của vị trí tại mỗi bước thời gian tính
toán
➢ Các hệ số được lập bảng cho các dự đoán bậc q
• Ví dụ, với q=3

➢ Sai số là hàm bậc q+1, O(δt q+1)


14
Các giải thuật tích phân
❖ Lựa chọn bước thời gian
➢ Quá nhỏ → quỹ đạo chỉ bao gồm một phần giới hạn của không gian pha
➢ Quá lớn → không ổn định trong tính toán số (có thể phân kỳ nghiệm)
➢ Bước thời gian nên nhỏ hơn khoảng một bậc so với khoảng thời gian của
di chuyển ngắn nhất
➢ Một số giá trị thường sử dụng

Hệ Dạng chuyển động Bước thời gian (s)


Nguyên tử Dịch chuyển 10-14
Phân tử cứng Dịch chuyển và xoay 510-15
Phân tử linh hoạt, Dịch chuyển, xoay, 210-15
liên kết cứng và xoắn
Phân tử linh hoạt, Dịch chuyển, xoay, 10-15
liên kết linh hoạt xoắn, và dao động hoặc 510-16 15

You might also like