You are on page 1of 49

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ APAX HOLDINGS

GVHD : Thầy Trần Hoàng Minh


SVTH : Nguyễn Việt An
LỚP : TCDN2_(2_2223_2)_01
MÔN : Tài chính doanh nghiệp 2
MSV : 7123402001

HÀ NỘI - 2023

1
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên nghiên thực hiện đề tài xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
giảng viên hướng dẫn, Ths. Trần Hoàng Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đã và
giải đáp những thắc mắc để em có thể hoàn thành bài phân tích này.

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................
MỤC LỤC..........................................................................................................................
PHỤ LỤC 1........................................................................................................................
PHỤ LỤC 2........................................................................................................................
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ APAX
HOLDINGS.........................................................................................................................
1.1. Thông tin khái quát................................................................................................
1.2. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................................
1.3. Ngành nghề kinh doanh.........................................................................................
1.4. Công ty con............................................................................................................
1.5. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2018 –
2022...................................................................................................................................
2.1. Tình hình kinh tế thế giới.....................................................................................
2.2. Tình hình kinh tế trong nước................................................................................
2.3. Tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đến ngành giáo
dục 15
2.4. Tác động đến hoạt động của công ty....................................................................
III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN VÀ ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP APAX HOLDINGS THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU
DÒNG TIỀN THUẦN (FCFF):........................................................................................
3.1. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của Apax Holdings..............................
3.1.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn.....................................................................
3.1.2. Xác định chi phí sử dụng vốn của Apax Holdings (IBC).............................
3.3. Xác định EBIT hiệu chỉnh sau thuế của công ty Apax Holdings:.......................
3.4. Xác định tỷ lệ tái đầu tư của công ty Apax Holdings:.........................................
3.5. Xác định vốn đầu tư.............................................................................................
3.6. Xác định tỷ lệ tái đầu tư.......................................................................................
3.7. Xác định vốn đầu tư.............................................................................................
3.8. Xác định ROC phi tiền mặt..................................................................................
3.9. Xác định tốc độ tăng trưởng kỳ vọng...................................................................
3.10. Định giá công ty Apax Holdings qua 2 giai đoạn.............................................

3
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN..................................................................................
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................

4
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Các công ty con của Apax Holdings......................................................................


Bảng 2 Dữ liệu lịch sử giá cổ phiếu IBC giai đoạn 2018 – 2022.....................................
Bảng 3 Hệ số beta của cổ phiếu IBC................................................................................
Bảng 4 Chi phí vốn của cổ phiếu IBC..............................................................................
Bảng 5 Xác định chi phí lãi vay bình quân của Apax Holdings.......................................
Bảng 6 Số liệu về hoạt động tài chính của công ty Apax Holdings.................................
Bảng 7 EBIT hiệu chỉnh sau thuế bình quân của Apax Holdings....................................
Bảng 8 Xác định mức tái đầu tư bình quân của Apax Holdings......................................
Bảng 9 Tỷ lệ tái đầu tư của công ty Apax Holdings.........................................................
Bảng 10 Vốn đầu tư bình quân của công ty Apax Holdings............................................
Bảng 11 Tỷ lệ tái đầu tư của Apax Holdings....................................................................
Bảng 12 Vốn đầu tư của Apax Holdings..........................................................................
Bảng 13 ROC phi tiền mặt của Apax Holdings................................................................
Bảng 14 Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng...............................................................................
Bảng 15 Dự báo giá trị doanh nghiệp Apax Holdings giai đoạn 2022 – 2027.................
Bảng 16 Giá trị tương lai theo dự báo của Apax Holdings..............................................

5
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC HÌNH

Hình ảnh 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Apax Holdings.......................................................


Hình ảnh 2 Cơ cấu vốn của Apax Holdings giai đoạn 2018 - 2022..................................
Hình ảnh 3 Tỷ trọng vốn năm 2018...................................................................................
Hình ảnh 4 Tỷ trọng vốn năm 2019...................................................................................
Hình ảnh 5 Tỷ trọng vốn năm 2020...................................................................................
Hình ảnh 6 Tỷ trọng vốn năm 2021...................................................................................
Hình ảnh 7 Tỷ trọng năm 2022..........................................................................................
Hình ảnh 8 Tỷ trọng các nguồn vốn bình quân.................................................................

6
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu, từ viết tắt Ý nghĩa


FCFF Dòng tiền thuần của doanh nghiệp
BCTC Báo cáo tài chính
CP Cổ phần
CTCP Công ty cổ phần
WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân
ROC Tỷ suất sinh lời trên vốn
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

7
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
APAX HOLDINGS
I.1. Thông tin khái quát

 Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings


 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0105824156 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 19/3/2012 và đăng ký thay
đổi lần thứ 8 ngày 14/8/2017.
 Tên tiếng Anh: Apax Holdings Joint Stock Company
 Vốn điều lệ: 688.800.000.000 VNĐ.
 Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 688.800.000.000 VNĐ.
 Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa tháp A, Tòa nhà Sky City Tower, số 88 phố
Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.
 Điện thoại: (84.24) 6262 9588.
 Người công bố thông tin: Bà Trần Thị Mỹ Nga
 Email: info@apaxholdings.com.vn
 Website: www.apaxholdings.com.vn
 Mã cổ phiếu: IBC – HOSE

I.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings là công ty có trụ sở tại Việt Nam
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục.

 Nhóm ngành: Giáo dục


 Vốn điều lệ: 882,837,200,000 đồng
 KL CP đang niêm yết: 83,150,661 cp
 KL CP đang lưu hành: 83,150,661 cp
 Tổ chức tư vấn niêm yết: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội
- MCK: SHS

- Tổ chức kiểm toán:

 Công ty TNHH PKF Việt Nam - 2015

8
 Công ty TNHH PKF Việt Nam - 2016
 Công ty TNHH Kiểm toán VACO - 2017
 Công ty TNHH Kiểm toán VACO - 2018
 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam - 2020
 Những dấu mốc trong quá trình hình thành và phát triển như sau:
 Ngày 19/03/2012: Công ty Cổ phần Đầu tư VN Benchmark là tiền
thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings được thành lập với
vốn điều lệ 3.000.000.000 đồng.
 Ngày 28/04/2016: Apax Holdings chính thức trở thành Công ty Đại
chúng với mức vốn điều lệ là 63.010.600.000 đồng.
 Ngày 22/12/2016: Công ty tăng vốn lên 313.010.600.000 đồng và đổi
tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Chuyển hướng đầu
tư tập trung dài hạn vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
 Ngày 25/10/2016: Công ty chính thức đăng ký giao dịch chứng khoán
trên sàn UPCOM với mã chứng khoán đăng ký giao dịch là IBC.
 Ngày 04/8/2017: Công ty đã hoàn thành phát hành tăng vốn cho cổ
động hiện hữu và đấu giá ra công chúng tại sàn HNX để tăng vốn điều
lệ lên mức 688.800.000.000 đồng.
 Ngày 15/12/2017: Apax Holdings chính thức hoàn tất việc chuyển sàn
giao dịch từ Sàn UPCOM sang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh.
 Ngày 03/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 764.566.760.000 đồng.
 Ngày 31/10/2019: Tăng vốn điều lệ lên 815.897.350.000 đồng.
 Ngày 23/09/2021: Tăng vốn điều lệ lên 831.506.610.000 đồng. [4]

I.3. Ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
dịch vụ giáo dục. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm cung cấp
các dịch vụ thông qua hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông và các trường dạy ngoại ngữ. Công ty còn tổ chức triển
lãm, hội thảo xúc tiến thương mại, cũng như cung cấp các dịch vụ tư vấn tài
9
chính doanh nghiệp, như thâu tóm và sáp nhập (M&A), cấu trúc nguồn vốn và
quản lý dòng tiền doanh nghiệp. Ngoài ra, một số ngành nghề kinh doanh khác
của Công ty như sau:

 Hoạt động tư vấn, quản lý


 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
 Đại lý, môi giới, đấu giá
 Bán buôn thực phẩm
 Bán buôn đồ uống
 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
 Bán buôn chuyên doanh khác chưa phân vào đâu
 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan đến máy vi
tính
 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa phân vào đâu
 Kinh doanh bất động sản
 Cho thuê xe có động cơ
 Dịch vụ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
 Giáo dục văn hóa nghệ thuật
 Bán lẻ lương thực, thực phẩm. thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm
vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải
 Đại lý du lịch
 Điều hành tua du lịch [4]

10
11
I.4. Công ty con

STT Tên công ty Tỷ lệ nắm giữ (%) Ngành nghề kinh doanh chính

Công ty Cổ
1 phần Anh 66.36 Giáo dục khác chưa phân vào đâu
ngữ Apax

Công ty Cổ
phần Phát
2 51.19 Giáo dục mầm non
triển Giáo
dục IGarten

Công ty Cổ
3 phần English 51 Giáo dục khác chưa phân vào đâu
Now Global

Công ty Cổ
phần Trường
4 liên cấp 51 Giáo dục tiểu học
Firbank
Australia

Bảng 1 Các công ty con của Apax Holdings

I.5. Cơ cấu tổ chức

Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings được tổ chức và điều hành theo mô
hình công ty cổ phần, thuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Sơ đồ
tổ chức được xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ các bộ phận đảm bảo liên
kết chặt chẽ, vận hành linh hoạt và phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

12
ĐẠI HỘI ĐỒNG
BAN KIỂM SOÁT
CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG HỘI ĐỒNG


KTNB - KSNB
GIÁO DỤC QUẢN TRỊ

BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC

P. QUẢN LÝ RỦI
P. TÀI CHÍNH KẾ P. HÀNH CHÍNH P. CÔNG NGHỆ P. NGHIÊN CỨU P. QUẢN LÝ
RO VÀ TUÂN P. PHÁP CHẾ
TOÁN NHÂN SỰ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CON
THỦ

FIRBANK
APAX ENGLISH IGARTEN ENGLISH NOW
SCHOOL

Hình ảnh 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Apax Holdings

 Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ
đông có quyền quyết định các vấn đề:
o Thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và định hướng
phát triển Công ty.
o Thông qua Báo cáo tài chính được kiểm toán.
o Thông qua Báo cáo của Hội đồng quản trị và Báo cáo của Ban
kiểm soát.
o Quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm và kế hoạch cổ tức
của năm tiếp theo cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh
nghiệp và các quyền gắn với loại cổ phần đó.
o Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát.
o Quyết định bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát.

13
o Quyết định thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát.
o Bổ sung và sửa đổi điều lệ Công ty.
o Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần mới được phát hành
đồi với mỗi loại cổ phần.
o Lựa chọn hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị lựa chọn công ty
kiểm toán.
o Quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể, phá
sản hoặc chuyển đổi Công ty.
o Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát gây thiệt hại cho Công ty và /hoặc cho cổ đông của Công ty.
o Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần được phát hành của
từng loại.
o Thông qua Hợp đồng bảo lãnh vay và/hoặc cho các công ty con
vay vốn để phát triển kinh doanh của công ty con bằng hoặc lớn
hơn 35% tổng giá trị tài sản của Công ty được ghi trong BTCT gần
nhất.
o Các thẩm quyền khác theo Điều lệ Công ty và quy định của pháp
luật hiện hành. [1]
 Hội đồng Quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị hiện tại của Công ty Cổ phần
Đầu tư Apax Holdings gồm 7 thành viên, trong đó có 3 thành viên là thành
viên độc lập Hội đồng quản trị. [1]

 Ban Tổng Giám đốc:

Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ

14
được giao. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc Công ty không quá 5 năm và có thể
được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giúp việc cho Tổng Giám
đốc có các Phó Tổng Giám đốc; Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Phó
Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo đề nghị của Tổng Giám đốc. [1]

 Các phòng ban trong công ty: Thực hiện theo các chức năng, nhiệm vụ
được giao. [1]
I.1. Tầm nhìn, sứ mệnh
- Tầm nhìn: Xây dựng Apax Holdings trở thành thương hiệu dẫn đầu trong
lĩnh vực đầu tư vào giáo dục đào tạo ứng dụng công nghệ cao.
- Sứ mệnh: Tạo ra một hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh và chuyên nghiệp,
chuẩn bị hành trang hội nhập cho thế hệ trẻ trở thành công dân toàn cầu.
[1]

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ


TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2018 – 2022
II.1. Tình hình kinh tế thế giới

Thế giới đã trải qua giai đoạn 2018 – 2022 đầy những biến động và thách
thức chưa từng có trong lịch sử. Bắt đầu từ năm 2018, chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump với những hành động áp
thuế lên hàng hóa Trung Quốc và những hành động đáp trả từ phía Trung Quốc
đã tác động mạnh mẽ không chỉ đến giao thương hàng hóa của hai nền kinh tế
lớn nhất thế giới mà còn tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Theo WTO (2018)
thì trong năm 2017 tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt 4,7% nhưng năm 2018
thì mức tăng trưởng này khó dự đoán và nằm trong khoảng từ 3,1 – 5,5%. Theo
OECD thì chiến tranh thương mại sẽ khiến cho tăng trưởng toàn cầu giảm từ 1 –
1,5% trong trung hạn. [6] Việc dựng lên các hàng rào thuế quan và xu hướng bảo
hộ thương mại tác động đến các hàng hóa xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp
của 2 quốc gia, làm dịch chuyển chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến cung cầu hàng
hóa. Do không chịu được những áp lực thuế từ cuộc chiến, rất nhiều công ty FDI
của Mỹ tại Trung Quốc đã phải thực hiện dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ
15
hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, khi xảy ra chiến tranh thương mại, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và
Trung Quốc của các nước khác tăng lên, tuy nhiên việc hàng hóa Trung Quốc và
Mỹ bị áp thuế lẫn nhau lại chuyển hướng các hàng hóa xuất khẩu của 2 quốc gia
này sang các nước khác đặc biệt là các nước đang phát triển có nền kinh tế mới
nổi như Việt Nam, điều này tạo áp lực cạnh tranh tranh rất lớn với các doanh
nghiệp trong nước bởi hàng hóa Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh giá rẻ và đa
dạng về sản phẩm. Việc tăng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc hay Mỹ
sang các nước khác dẫn đến thâm hụt thương mại của các nước ngày càng lớn.

Bên cạnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một sự kiện có tác động
không nhỏ đến nền kinh tế Châu Âu nói chung và toàn thế giới nói riêng trong
giai đoạn này đó là việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (hay còn gọi là
Brexit). Brexit khiến nền kinh tế Anh và châu Âu bị tổn thất nặng nề. Dòng vốn
FDI ở Anh sụt giảm, từ đó giảm tổng đầu tư, giảm GDP và tăng thất nghiệp. Tuy
nhiên những tác động tiêu cực của Brexit chủ yếu ở EU và Anh, trong đó Anh là
nước chịu nhiều thiệt hại từ Brexit hơn EU. [2] Theo WB tính toán tăng trưởng
kinh tế toàn cầu ở mức 2,8% năm 2019 và 2,9% năm 2020 so với mức 3% năm
2018.

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này phải kể đến đại
dịch Covid 19. Đại dịch đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, khiến
nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế hoạt động dài
ngày dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm sản xuất và tiêu dùng, thất nghiệp
gia tăng và sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp. Tác động của Covid 19
được đánh giá còn lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
đặc biệt là ở Đông Nam Á, Nam Á và Châu Phi. Chính sách phong tỏa khiến
ngành du lịch vốn là ngành mũi nhọn của nhiều nước Đông Nam Á như Thái
Lan, Việt Nam bị tê liệt. Du lịch, chiếm 1/4 tổng thương mại dịch vụ, vẫn còn
suy thoái, với lượng khách du lịch đến vẫn thấp hơn 85% dưới mức năm 2019
đối với toàn thế giới và thấp hơn 95% ở châu Á. [5] Ngoài ra, hàng không cũng
là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, các hoạt động di chuyển đi

16
lại giữa các quốc gia bị hạn chế khiến ngành hàng không thế giới rơi vào khủng
hoảng, các hãng bay liên tục báo lỗ kéo theo đó là cắt giảm nhân sự và tàu bay.
Đại dịch khiến cả cung và cầu chi tiêu đều sụt giảm khiến chính phủ các nước
phải tung ra những khoản hỗ trợ lớn dẫn đến tình trạng lạm phát trên toàn cầu.
Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đặc biệt là FED đã phải liên tục
tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát và đưa giá cả về mức trước dịch.

Khi đại dịch Covid 19 đã được kiểm soát, các nền kinh tế trên thế giới đều
mở cửa trở lại và bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế thì vào đầu năm 2022, một
cuộc khủng hoảng nữa có ảnh hưởng đến toàn thế giới đó chính là chiến tranh
Nga – Ukrane. Nổ ra vào ngày 24/2/2022, Nga nổ súng phát động chiến dịch
quân sự đặc biệt đối với Ukraine. Từ thời điểm đó trở đi, Nga liên tục bị Mỹ và
các nước châu Âu áp đặt các lệnh trừng phát năng nề làm cho nền kinh tế Nga
gặp rất nhiều khó khăn, điển hình trong đó là việc Nga đã bị loại ra khỏi hệ thống
thanh toán quốc tế Swift. Tuy nhiên, với vị thế là cường quốc xuất khẩu dầu và
khí đốt hàng đầu thế giới, Nga đã nhanh chóng khiến Mỹ và Châu Âu rơi với
cuộc khủng hoảng năng lượng, làm đẩy giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của cả thế giới. Việc giá nhiên liệu tăng vọt khiến làm phát gia
tăng trên toàn thế giới, điều này buộc các ngân hàng trung ương phải liên tục
thực hiện các cuộc tăng lãi suất điều hành khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, giai đoạn từ 2018 đến 2022 đã chứng kiến sự chậm lại và không
chắc chắn trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu do chiến tranh thương mại, Brexit
và đại dịch COVID-19 và chiến tranh Nga - Ukraine. Tuy nhiên, các biện pháp
kích thích kinh tế và cải cách chính sách đã được triển khai để hỗ trợ hồi phục và
tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

II.2. Tình hình kinh tế trong nước

Cũng như tình hình các nước trên thế giới, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
này chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19. Nhưng bằng chiến lược đúng
đắn và hành động chống dịch quyết liệt từ sớm của Chính phủ, Việt Nam đã
nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh và trở lại phát triển kinh tế trong giai
đoạn đầu của đại dịch.

17
Năm 2018, GDP nước ta tăng 7,08% cũng là mức tăng cao nhất trong 5 năm.
Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, tiếp đến là khu
vực công nghiệp và xây dựng và cuối cùng là khu vực nông, lầm nghiệp và thủy
sản. Đặc biệt các chỉ số vĩ mô ổn định như lạm phát thấp (CPI tăng nhẹ 3.54% so
với năm 2017), đầu tư FDI 35,5 tỷ USD, dự trữ ngoại hối hơn 60 tỷ USD, lãi
suất trung bình 8,9% tăng nhẹ so với năm 2017 8,8%, tỷ giá USD/VND tăng nhẹ
giữ ổn định nhiều tháng. Các tổ chức tài chính thế giới đánh giá cao việc chính
phủ Việt Nam ổn định các chỉ số vĩ mô, đảm bảo cán cân thanh toán cho nền
kinh tế.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng đạt 7,02%. Tuy là mức thấp hơn so với năm
2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011 – 2017. Khu vực dịch vụ vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. [7]

Năm 2020, trong bối cảnh phần lớn các nước trên thế giới có tốc độ tăng
trưởng âm nhưng Việt Nam với tốc độ phát triển kinh tế đạt 2,87% trở thành một
trong số ít những điểm sáng của kinh tế thế giới đạt được mức tăng trưởng
dương.

Năm 2021, nền kinh tế toàn cầu đã dần phục hồi nhưng vẫn tình hình dịch
bệnh vẫn căng thẳng do những biến chủng mới của Covid 19 xuất hiện, Việt
Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương ấn tượng là 2,56%.

Đến năm 2022, tình hình thế giới lại một lần nữa chìm trong khó khăn khi
cuộc chiến Nga – Ukrane nổ ra làm giá lương thực, năng lượng trên toàn cầu
tăng vọt, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn nhưng Việt Nam vẫn thích ứng rất
tốt và đạt kết quả tăng trưởng kinh tế 8,02%, cao nhất trong hơn 10 năm trở lại
đây và cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu; quy mô nền kinh tế cán
mốc 409 tỷ USD.

II.3. Tác động của tình hình thế giới và trong nước đến ngành giáo dục giai
đoạn 2018 - 2022

Trong giai đoạn 2018 – 2022, hầu hết mọi ngành nghề lĩnh vực đều ít nhiều
bị tác động và giáo dục là một trong những ngành chịu tác động nặng nề và rõ rệt

18
nhất. Tác động của COVID-19 đối với giáo dục là một vấn đề quan trọng và
phức tạp. Dưới đây là một số tác động chính mà đại dịch này đã gây ra trong lĩnh
vực giáo dục:

- Đình trệ hệ thống giáo dục: COVID-19 đã làm đình trệ hệ thống giáo dục
toàn cầu. Các trường học đã phải tạm dừng hoạt động trực tiếp, chuyển
sang hình thức giảng dạy trực tuyến hoặc kết hợp giữa học trực tuyến và
học trực tiếp. Điều này đã tạo ra nhiều thách thức về việc cung cấp giáo
dục chất lượng và đảm bảo rằng tất cả học sinh có thể tiếp cận với giáo
dục.
- Mất mát học tập: Chuyển sang hình thức học trực tuyến đã tạo ra mất mát
học tập cho một số học sinh. Không phải tất cả các gia đình đều có đủ tài
nguyên kỹ thuật và mạng internet ổn định để tham gia vào học trực tuyến.
Một số học sinh cũng gặp khó khăn trong việc tập trung và tự quản lý thời
gian khi học từ xa.
- Tăng độ bất đẳng: COVID-19 đã làm gia tăng độ bất đẳng trong giáo dục.
Những học sinh có điều kiện kinh tế tốt và tài nguyên kỹ thuật đầy đủ có
thể tiếp tục học trực tuyến một cách tốt nhất, trong khi những học sinh
nghèo hơn và có điều kiện kỹ thuật kém có thể gặp khó khăn trong việc
tiếp cận giáo dục từ xa.
- Tác động đến tâm lý: Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến tâm lý
của học sinh và giáo viên. Sự cô lập xã hội, lo lắng về sức khỏe và áp lực
học tập có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến sự tập trung và trạng
thái tinh thần của học sinh.
- Khiếm khuyết về kiến thức: Mất mát thời gian học trực tiếp và chuyển
sang học trực tuyến có thể dẫn đến khiếm khuyết kiến thức. Một số kỹ
năng, đặc biệt là những kỹ năng
- thực hành và tương tác xã hội, có thể không được phát triển một cách đầy
đủ trong môi trường học trực tuyến.
- Ảnh hưởng tới ngành giáo viên: Giáo viên đã phải thích nghi với hình
thức giảng dạy trực tuyến và áp dụng các công nghệ mới. Điều này đòi

19
hỏi thời gian và sự học hỏi, và một số giáo viên có thể gặp khó khăn trong
việc thích nghi và áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy.

Tóm lại, COVID-19 đã tác động rất lớn đến lĩnh vực giáo dục. Điều này đòi
hỏi sự đổi mới và thích nghi để đảm bảo việc cung cấp giáo dục chất lượng trong
bối cảnh đại dịch và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với học sinh và giáo viên.

II.4. Tác động đến hoạt động của công ty

Trong giai đoạn 2018 – 2022, dịch bệnh Covid 19 tác động đến mọi mặt của
nền kinh tế, đặc biệt, khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề. Là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục, Apax Holdings cũng chịu
những tổn thất nặng nề từ ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Trước đại dịch,
Apax Holdings có sự tăng trưởng và phát triển tốt, các chuỗi trung tâm giáo dục
ngày càng mở rộng, doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng đi kèm với chi phí tăng
với tốc độ cao hơn khiến lợi nhuận của công ty suy giảm. Năm 2018, doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1045 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ
đồng nhưng sang năm 2019, lợi nhuận sau thuế giảm 19% chỉ còn khoảng 70 tỷ
đồng dù cho doanh thu tăng 60% so với năm 2018. Sang năm 2020, ảnh hưởng
của làn sóng thứ nhất dịch Covid 19 đã khiến tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty tổn thất nặng nề, lợi nhuận sụt giảm mạnh và liên tục các cơ sở đào tạo
của công ty phải đóng cửa do lệnh giãn cách kéo dài. Tuy sau đó tình hình kinh
doanh đã có khởi sắc nhưng đến năm 2021, đại dịch diễn biến phức tạp và lệnh
giãn cách tiếp tục kéo dài khiến hoạt động của Apax Holdings bị gián đoạn, áp
lực trả chi phí mặt bằng, lương nhân viên khiến nhiều cơ sở đào tạo phải đóng
cửa. Mặc dù vẫn có doanh thu 989 tỷ đồng từ đào tạo online nhưng khoản lợi
nhuận gộp 269 tỷ đồng vẫn không thể nào bù đắp được chi phí bán hàng và chi
phí quản lí doanh nghiệp cùng chi phí tài chính. Cho đến nay, công ty vẫn đang
gặp rất nhiều khó khăn do những ảnh hưởng trong giai đoạn dịch bệnh.

Về rủi ro lạm phát, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dù không có nhiều nguyên vật liệu như các doanh nghiệp sản xuất khác, hoạt
động của Apax Holdings và các công ty thành viên vẫn bị ảnh hưởng bởi lạm
phát do giá đầu vào tăng (sách, vở), lương giáo viên, lương nhân viên, tiền thuê

20
nhà… Tuy nhiên, những năm gần đây, lạm phát tại Việt Nam đã được kiểm soát
chặt chẽ và dự kiến vẫn duy trì ở mức rủi ro thấp.

Về rủi ro lãi suất, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác
động lớn từ nguồn vốn đầu vào, trong đó có việc vay vốn ngân hàng, nhất là vào
thời điểm cuối năm, do vậy lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng
nhiều đến chi phí tài chính và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện tại
Apax Holdings đang có các khoản vay ngắn hạn và trung/dài hạn. Do đó nếu mặt
bằng lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Về rủi ro tỷ giá, Với hoạt động kinh doanh hiện tại, Công ty ít bị rủi ro tỷ giá
do Công ty hoạt động chủ yếu bằng VNĐ.

Về rủi ro cạnh tranh, Hoạt động giáo dục tại Việt Nam đang chứng kiến sự
gia tăng không ngừng từ kinh tế tư nhân. Theo số liệu từ Oxford Economics,
trong năm 2018, Việt Nam đã chi tất cả 9 tỷ USD cho giáo dục. Việt Nam là khu
vực có giáo dục dân lập phát triển nhanh nhất thế giới. Cụ thể, chỉ tính riêng tại
Hà Nội, trong 10 năm từ 2008 đến 2017, số trường mầm non đã phát triển từ 767
trường lên 1.084 trường, tương đương tăng trưởng 41%. Con số thống kê với
trường tiểu học cũng tương tự. Sự tăng trưởng này đều đến từ đầu tư tư nhân, để
đáp ứng nhu cầu của việc tăng dân số cũng nhưu việc tăng chất lượng giáo dục
để hội nhập với quốc tế. Đây chính là cơ hội cho Igarten và trường liên cấp sắp
mở của Công ty.

Ngoài ra, các rủi ro bất khả kháng như động đất, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch
bệnh,… đều có tác động đến hoạt động của công ty cũng như các đối tác. Để hạn
chế tối đa thiệt hại xỷ ra, công ty có các biện pháp phòng chống như mua bảo
hiểm, có các biện pháp phòng ngừa rủi ro và các phương án khắc phục sự cố để
đảm bảo sự hoạt động liên tục và bền vững.

Năm 2018, theo báo cao của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số
đổi mới sáng tạo của Việt Nam tiếp tục thăng hạng từ 71 năm 2014 lên 59 năm
2016, 47 năm 2017 và 45 năm 2018. Báo cáo của WIPO chỉ rõ yếu tố quan trọng
khiến Việt Nam đạt được thứ hạng cao là sự đầu tư cho giáo dục những năm gần

21
đây. Cụ thể, Việt Nam đã đứng đầu 2 năm liền (2017, 2018) về chi tiêu cho giáo
dục trong số các quốc gia ASEAN.

Đây sẽ là thuận lợi cho Apax Holdings nói chung và các công ty thành viên
nói riêng phát triển. Tuy nhiên, khi kinh tế khó khăn, việc người dân thắt chặt chi
tiêu, trong đó có bao gồm cả hoạt động giáo dục cho con cái là một điều tất yếu.
Khi đó hoạt động của Apax Holding có thể bị ảnh hưởng.

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong năm 2018, công ty đã đạt
được nhưng kết quá sau: chỉ đạo thực hiện thành công phương án phát hành trái
phiếu chuyển đổi riêng lẻ, tổng giá trị trái phiếu huy động được là 207 tỷ đồng,
hoàn thành việc tăng giá trị vốn góp của Công ty tại Công ty cổ phần Anh ngữ
Apax (Apax English), số cổ phần nằm giữ tại Apax English tăng từ 23,3 triêu cổ
phần lên 42,2 triệu cổ phần.

Năm 2019, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được những kết quả:

- Tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2019, phê duyệt trả
cổ tức 20% cho năm 2019 bao gồm: 9% cổ tức bằng tiền mặt và 11% cổ
phiếu thường. Thực hiện thành công tăng vốn đợt 1 lên 764 tỷ đồng trong
tháng 8/2019 và tăng vốn đợt 2 lên 815 tỷ đồng trong tháng 10/2019.
- Tăng giá trị vốn góp của công ty tại các công ty thành viên có kết quả tăng
trưởng tốt là CTCP Anh ngữ Apax (Apax English) tăng sở hữu lên
79,69% và CTCP Phát triển giáo dục Igarten tăng sở hữu lên 95,49%
- Góp vốn thành lập hai công ty thành viên mới là CTCP English Now
Global và CTCP trường liên cấp Firbank Australia. [1]

Năm 2020, kết quá tình hình hoạt động kinh doanh đạt được như sau:

- Tăng giá trị vốn góp của công ty tai CTCP Phát triển giáo dục Igarten từ
152 tỷ đồng lên 174 tỷ đồng.
- Huy động thành công 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
- Không thực hiện phát hành tăng vốn riêng lẻ và trái chủ chưa thực hiện
chuyển đổi trái phiếu do đó Vốn điều lệ chỉ đạt 76% so với kế hoạch [2]

22
Năm 2021, tình hình hoạt động kinh doanh đạt được những kết quả sau:

- Đầu tư vào Công ty CP Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục Edu Infra Group 190
tỷ đồng, tỷ lệ nắm giữ là 48,71%.
- Tăng giá trị vốn góp của công ty tại CTCP Phát triển giáo dục Igarten từ
174 lên 236 tỷ đồng, tỷ lệ nắm giữ tại 31/12/2021 là 51,19%
- Tăng giá trị vốn góp của Công ty tại CTCP Anh ngữ Apax từ 1,280 tỷ
đồng lên 1381 tỷ đồng, tỷ lệ nắm giữ tại 31/12/2021 là 66,36%.
- Chuyển nhượng quyền mua cổ phần của công ty tại CTCP Anh ngữ Apax
và tại CTCP Phát triển giáo dục Igarten mang lại doanh thu tài chính lần
lượt là 142 tỷ đồng và 129 tỷ đồng.
- Thành lập Hội đồng giáo dục – Công ty CPĐT Apax Holdings. [3]

23
III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN VÀ ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP APAX HOLDINGS THEO PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN THUẦN (FCFF):
III.1. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của Apax Holdings
III.1.1.Khái niệm chi phí sử dụng vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nhà đầu tư và hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, bao gồm vốn vay nợ, vốn
chủ sở hữu. Để có quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải trả một
khoản thu nhập nhất định cho nhà đầu tư. Đó chính là cái giá mà doanh nghiệp
phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ vốn để thực hiện đầu tư cũng như hoạt
động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn.

Nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động cho một dự án đầu tư hay kế hoạch
được gọi là chi phí sử dụng vốn.

Chi phí sử dụng vốn là một căn cứ quan trọng để lựa chọn dự án đầu tư làm
gia tăng giá trị doanh nghiệp. [3]

Trong thực tế, để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư, doanh nghiệp phải
huy động nhiều nguồn tại trợ vốn và mỗi nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn
không giống nhau. Do đó cần xác định chi phí sử dụng vốn bình quân. Chi phí sử
dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình quân gia
quyền và có thể được xác định theo công thức:
n

WACC¿ ∑ W i ×r i
i=1

Trong đó:

WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân

r i : chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i

W i : Tỷ trọng của nguồn vốn I trong tổng nguồn tài trợ

i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i=1,2, 3…, n)

24
III.1.2.Xác định chi phí sử dụng vốn của Apax Holdings (IBC)

*Xác định hệ số Beta:

Trước tiên, ta ước lượng được hệ số beta của cổ phiều IBC. Ta chọn chỉ số
VNIndex để đại diện cho danh mục thị trường. Từ dữ liệu lịch sử giá của cổ
phiếu IBC và VNIndex, ta xác định lợi nhuận Rj và Rm tương ứng:

Lợi nhuận của IBC Lợi nhuận của VNIndex


DATE IBC VNIndex
(Rj) (Rm)
28,43
2/4/2018 1196.61
3
28,43
3/4/2018 0.00% 1188.29 -0.70%
3
28,14
4/4/2018 -1.02% 1191.54 0.27%
4
28,24
5/4/2018 0.34% 1193.17 0.14%
0
27,99
6/4/2018 -0.85% 1199.96 0.57%
9
… … … … …
27/12/202 2,60
-6.81% 1004.57 1.97%
2 0
28/12/202 2,42
-6.92% 1015.66 1.10%
2 0
29/12/202 2,58
6.61% 1009.29 -0.63%
2 0
30/12/202 2,76
6.98% 1007.09 -0.22%
2 0
Bảng 2 Dữ liệu lịch sử giá cổ phiếu IBC giai đoạn 2018 – 2022

Để xác định được hệ số beta của IBC, ta xác định hiệp phương sai và phương sai.

Hiệp phương sai – Covariance (COV): Phản ánh chiều hướng biến động và
mức độ của mối liên hệ của tỷ suất sinh lời của cặp hai chứng khoán thuộc danh
mục đầu tư trong sự đồng biến.

25
n
COV(j,k) = ∑ Pi ( r ij −r j ) .(r ik −r k )
i=1

Trong đó:

r ij : Tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư j ở tình huống i

r ik : Tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư k ở tình huống i

r j ,r k: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của hai khoản đầu tư j và k

Phương sai: Là giá trị trung bình tính theo phương pháp bình quân gia quyền
của các bình phương chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế so với tỷ suất sinh
lời kỳ vọng.
n
Var(i) = ∑ Pi (r i−r )²
i=1

Trong đó:

r i : Là tỷ suất sinh lời trong tình huống i

Pi: Xác suất sinh lời tương ứng của tình huống i

r : Tỷ suất sinh lời kỳ vọng

Hệ số Beta (β): Được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động tỷ
suất sinh lời của cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động tỷ suất sinh lời danh
mục cổ phiếu thị trường.

COV (i , m)
β i=
Var (m)

β>1: Cổ phiếu nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường

β=1: Cổ phiếu thay đổi theo thị trường

β<1: Cổ phiếu kém nhạy hơn, ít rủi ro hơn thị trường

Như vậy, ta xác định được hệ số beta như bảng sau:

26
Covar (Rj, Rm) 0.0000199790

Var (Rm) 0.0001655567

Beta 12.1%

Bảng 3 Hệ số beta của cổ phiếu IBC

Ta thấy hệ số beta là 12,1% < 1 nên ta kết luận được cổ phiếu IBC kém
nhạy hơn, ít rủi ro hơn thị trường

Sau khi xác định được hệ số beta, ta cần xác định lãi suất đòi hỏi của nhà
đầu tư đối với cổ phiếu IBC.

Re =R f +(R m−R f )× βi

Trong đó:

Re : Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i

R f : Tỷ suất sinh lời phi rủi ro

Rm: Tỷ suất sinh lời thị trường (danh mục đầu tư thị trường)

Rm −Rf : Phần bù rủi ro thị trường

Ta xác định được chi phí vốn hay tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
đối với cổ phiếu IBC như sau:

Beta 0.12
Lãi suất phi rủi ro Rf 6.3%
Lãi suất thị trường Rm -4.94%
Năm VNIndex
2022 -0.15%
2021 0.13%
2020 0.07%
2019 0.03%
2018 -0.15%
Trung bình -0.01%

27
Re 4.94%
Bảng 4 Chi phí vốn của cổ phiếu IBC

Từ bảng ta có:

- Beta = 0,12
- Rf = 6,3%
- Rm = -4,94%

Vậy ta tính được tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ phiếu IBC như sau:

Re = 6,3% + (-4,9% - 6,3%) × 0,12 = 4,94%

*Xác định cơ cấu nguồn vốn: Ta có các bảng biểu về cơ cấu nguồn vốn và tỉ
trọng nguồn vốn như sau:

28
4,750,000,000,000

4,250,000,000,000

3,750,000,000,000

3,250,000,000,000

2,750,000,000,000

2,250,000,000,000

1,750,000,000,000

1,250,000,000,000

750,000,000,000

250,000,000,000

2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


Nợ 10237336 0 19740712 0 22283282 0 30752172 0 30760950
66692 16654 34959 32653 16124
Vốn CSH 12355940 0 93556841 0 10514933 0 15525068 0 15204462
61310 4769 82951 68184 19248
Tổng nguồn vốn 22593277 0 29096396 0 32798216 0 46277241 0 45965412
28002 31423 17910 00837 35372

Nợ Vốn CSH Tổng nguồn vốn

Hình ảnh 2 Cơ cấu vốn của Apax Holdings giai đoạn 2018 - 2022

Nợ
45%

Vốn CSH
55%

Nợ Vốn CSH

Hình ảnh 3 Tỷ trọng vốn năm 2018

29
Vốn CSH
32%

Nợ
68%

Nợ Vốn CSH

Hình ảnh 4 Tỷ trọng vốn năm 2019

Vốn CSH
32%

Nợ
68%

Nợ Vốn CSH

Hình ảnh 5 Tỷ trọng vốn năm 2020

30
Vốn CSH
34%

Nợ
66%

Nợ Vốn CSH

Hình ảnh 6 Tỷ trọng vốn năm 2021

Vốn CSH
33%

Nợ
67%

Nợ Vốn CSH

Hình ảnh 7 Tỷ trọng năm 2022

31
Vốn CSH
37%

Nợ
63%

Nợ Vốn CSH

Hình ảnh 8 Tỷ trọng các nguồn vốn bình quân

*Xác định chi phí lãi bình quân vay của Apax Holdings.

Theo bảng dưới đây, ta có chi phí lãi vay của các năm trong giai đoạn 2018 –
2022 như sau:

- Năm 2018: 7,39%


- Năm 2019: 3,58%
- Năm 2020: 7,55%
- Năm 2021: 4,79%
- Năm 2022: 4,76%

Như vậy ta tính được chi phí sử dụng vốn vay bình quân của công ty Apax
Holdings như sau:

Rd ( 2018 )+ R d ( 2019 ) + Rd ( 2020 )+ R d ( 2021 ) + Rd ( 2022 )


Rd ( bình quân )=
5

7 , 39 %+ 3 ,58 % +7 , 55 %+ 4 , 79 %+ 4 , 76 %
Rd ( bình quân )= =5 ,61 %
5

32
Tổng vay nợ
Vay ngắn hạn
Chi
Khoản vay
Năm Khoản vay ngân phí lãi
ngân hàng Vay dài hạn
hàng có bảo Tổng vay
không bảo
đảm
đảm
109,985,468,15 109,985,468,15 61,605,388,12
2018
2 - 2 0
Lãi
suất 6.40% 9.15%
Tỷ
trọng 64.10% 0.00% 64.10% 35.90%
Tổng 171,590,856,272 7.39%
149,784,529,58 5,960,000,00 155,744,529,58 249,199,314,54
2019
3 0 3 3
Lãi
suất 5.83%
Tỷ
trọng 36.99% 1.47% 38.46% 61.54%
Tổng 404,943,844,126 3.58%
283,476,583,60 283,476,583,60 134,835,134,78
2020
0 - 0 7
Lãi
suất 6.90% 8.92%
Tỷ
trọng 67.77% 0.00% 67.77% 32.23%
Tổng 418,311,718,387 7.55%
497,891,796,20 19,452,170,00 517,343,966,20 180,247,275,28 4.79%
2021
0 0 0 7
Lãi
suất 3.00% 10.25%
Tỷ 71.37% 2.79% 74.16% 25.84%
trọng

33
Tổng 697,591,241,487
560,090,271,14 560,090,271,14 156,471,778,18
2022
7 - 7 4
Lãi
suất 3.70% 8.54%
Tỷ
trọng 78.16% 0.00% 78.16% 21.84%
Tổng 716,562,049,331 4.76%
Rd 5.61%
Bảng 5 Xác định chi phí lãi vay bình quân của Apax Holdings

Từ các yếu tố đã tính toán như trên, ta đi đến tính toán chi phí sử dụng
vốn bình quân WACC:

WACC = Re × Wi + Rd × Wd = 4,94% × 37,11% + 5,61% × 62,89% = 5,37%

34
III.2. Xác định EBIT hiệu chỉnh sau thuế của công ty Apax Holdings

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay có thể được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí không bao gồm thuế và lãi vay. Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay còn được gọi là thu nhập hoạt động, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Để xác định EBIT hiệu chỉnh sau thuế, đầu tiên ta thu thập thông tin về hoạt động tài chính của công ty Apax
Holdings như bảng sau:

Năm
2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu
từ hoạt
15,216,943,636 35,986,585,288 108,447,492,409 319,703,675,069 107,897,614,862
động tài
chính
Chi phí tài
28,001,458,714 46,977,377,987 65,114,899,390 158,284,348,584 203,754,333,838
chính
Thu nhập
ròng từ
(12,784,515,078)
Bảng 6 Số(10,990,792,699) 43,332,593,019 161,419,326,485 (95,856,718,976)
hoạt động
liệu về hoạt
TC
động tài
chính của
công ty 35

Apax
Holdings
Năm 2018 2019 2020 2021 2022

EBT 125,995,093,378 103,850,080,070 99,215,979,342 152,558,772,203 (76,603,252,647)


Chi phí lãi
26,891,076,804 40,507,409,217 63,486,786,855 153,805,102,558 85,583,522,739
vay
EBIT 152,886,170,182 144,357,489,287 162,702,766,197 306,363,874,761 8,980,270,092
Thu nhập
ròng từ hoạt (12,784,515,078) (10,990,792,699) 43,332,593,019 161,419,326,485 (95,856,718,976)
động ĐTTC
Lợi nhuận
17,799,233,927 9,965,609,890 3,307,597,620 2,115,230,876 4,346,534,007
khác
Thuế 20% 20% 20% 20% 20%
EBIT hiệu
chỉnh sau 118,297,161,066 116,306,137,677 92,850,060,446 114,263,453,920 80,392,364,049
thuế
EBIT hiệu
chỉnh sau
104,421,835,432
thuế bình
quân
Bảng 7 EBIT hiệu chỉnh sau thuế bình quân của Apax Holdings

36
Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022

186,910,071,1 60,531,877,9 467,709,762,14 262,983,115,34 156,078,232,7 96,453,109,1


a. Chi tiêu vốn
86 32 5 2 62 28
49,288,277,2 99,405,735,0 131,427,183,06 182,839,274,43 196,002,400,7 168,843,657,1
b. Khấu hao
42 47 3 9 25 72
c. Thay đổi VLĐ (154,689,976,2 (663,252,963,91 1,011,029,421,94 747,627,424,0 (109,937,906,51
phi tiền mặt 87) 0) 1 93 1)
(250,954,258,6 (405,644,234,9 (1,068,897,198,83 (57,867,776,89 689,759,647,2 579,821,740,6
VLĐ phi tiền mặt
37) 24) 4) 3) 00 89
Trong đó:
552,472,723,0 788,532,954,4 836,482,056,40 1,372,652,372,14 2,430,664,848,7 2,462,614,533,2
Tài sản ngăn hạn
29 84 5 0 68 37
Tiền và tương 270,700,519,3 479,116,207,0 530,223,506,71 203,396,080,60 696,974,721,1 736,791,562,0
đương tiền 43 42 9 3 11 61
Đầu tư tài chính
ngắn hạn
657,371,930,4 748,960,043,7 1,690,932,332,12 1,713,857,227,67 1,663,963,336,6 1,762,985,530,3
Nợ ngắn hạn
75 96 0 5 09 53
124,645,468,1 33,899,061,4 315,776,583,60 486,733,159,24 620,032,856,1 616,984,299,8
Nợ vay ngắn hạn
52 30 0 5 52 66
Mức tái đầu tư 137,621,793,9 (193,563,833,4 (326,970,384,82 1,091,173,262,84 707,703,256,1 (182,328,454,55

37
44 02) 8) 4 30 5)
Mức tái đầu tư
bình quân 219,202,769,238
Bảng 8 Xác định mức tái đầu tư bình quân của Apax Holdings

38
III.3. Xác định tỷ lệ tái đầu tư của công ty Apax Holdings

2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân


Năm
(193,563,833, (326,970,384, 1,091,173,262, 707,703,256, (182,328,454, 219,202,769
Mức tái đầu tư 402) 828) 844 130 555) ,238
118,297,161, 116,306,137,6 92,850,060, 114,263,453, 80,392,364,0 104,421,835
EBIT hiệu chỉnh sau thuế 066 77 446 920 49 ,432

Tỷ lệ tái đầu tư (b) -163.63% -281.13% 1175.20% 619.36% -226.80% 224.60%


Bảng 9 Tỷ lệ tái đầu tư của công ty Apax Holdings

III.4. Xác định vốn đầu tư

2018 2019 2020 2021 2022


Năm
1,235,594,061,31 935,568,414,76 1,051,493,382,95 1,552,506,868,18
Vốn chủ sở hữu 0 9 1 4 1,520,446,219,248
407,743,844,12 553,866,719,99 963,253,790,12 796,397,350,77
Nợ vay 6 8 4 2 780,914,139,573
1,643,337,905,43 1,489,435,134,76 2,014,747,173,07 2,348,904,218,95 2,301,360,358,821
Vốn đầu tư 6 7 5 6

39
Vốn đầu tư bình quân 1,959,556,958,211
Bảng 10 Vốn đầu tư bình quân của công ty Apax Holdings

40
III.5. Xác định tỷ lệ tái đầu tư

Công thức xác định tỷ lệ tái đầu tư:

Tỷ lệ tái đầu tư = (Mức tái đầu tư)/(EBIT hiệu chỉnh sau thuế)

Tỷ lệ tái đầu tư cho biết mức độ sử dụng: Lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn tức
là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.

2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân


Năm
(193,563,833 (326,970,384 1,091,173,262 707,703,256 (182,328,454 219,202,76
Mức tái đầu tư ,402) ,828) ,844 ,130 ,555) 9,238
118,297,161 116,306,137, 92,850,060 114,263,453 80,392,364, 104,421,83
EBIT hiệu chỉnh sau thuế ,066 677 ,446 ,920 049 5,432

Tỷ lệ tái đầu tư (b) -163.63% -281.13% 1175.20% 619.36% -226.80% 224.60%


Bảng 11 Tỷ lệ tái đầu tư của Apax Holdings

Ta thấy rằng tỷ lệ tái đầu tư của Apax Holdings đang biến đổi liên tục và quá mạnh qua các năm. Năm 2019 thì tỷ lệ
âm nhưng sang đến năm 2020 ngay sau đó lại có tỷ lệ tái đầu tư tăng vọt lên mức 1175,2%. Đến năm 2022, khi gặp phải
những khó khăn về hoạt động và tình hình tài chính thì tỷ lệ tái đầu tư của Apax Holdings đạt con số âm 226,8%.

41
III.6. Xác định vốn đầu tư

2018 2019 2020 2021 2022


Năm
1,235,594,061,31 1,051,493,382,95 1,552,506,868,18
Vốn chủ sở hữu 0 935,568,414,769 1 4 1,520,446,219,248
407,743,844,12 963,253,790,12 796,397,350,77
Nợ vay 6 553,866,719,998 4 2 780,914,139,573
1,643,337,905,43 2,014,747,173,07 2,348,904,218,95
Vốn đầu tư 6 1,489,435,134,767 5 6 2,301,360,358,821

Vốn đầu tư bình quân 1,959,556,958,211


Bảng 12 Vốn đầu tư của Apax Holdings

42
III.7. Xác định ROC phi tiền mặt

Năm 2018 2019 2020 2021 2022 Bình quân

EBIT hiệu chỉnh sau 118,297,16 116,306,137 92,850,06 114,263,453, 80,392,364 104,421,835
thuế 1,066 ,677 0,446 920 ,049 ,432
1,643,337,90 1,489,435,134 2,014,747,17 2,348,904,218, 2,301,360,358 1,959,556,958
Vốn đầu tư 5,436 ,767 3,075 956 ,821 ,211

ROC phi tiền mặt 7.20% 7.81% 4.61% 4.86% 3.49% 5.59%
Bảng 13 ROC phi tiền mặt của Apax Holdings

III.8. Xác định tốc độ tăng trưởng kỳ vọng

2018 2019 2020 2021 2022


Năm

ROC phi tiền mặt 7.20% 7.81% 4.61% 4.86% 3.49%

Tỷ lệ tái đầu tư (b) -163.63% -281.13% 1175.20% 619.36% -226.80%

Tốc độ tăng trưởng (g) -11.78% -21.95% 54.16% 30.13% -7.92%

43
ROC phi tiền mặt bình quân 5.59%

Tỷ lệ tái đầu tư (b) bình quân 224.60%

Tốc độ tăng trưởng (g) kỳ vọng 7.0%


Bảng 14 Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng

Dựa theo tình hình kinh tế xã hội hiện nay, đất nước đã không còn chịu ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch Covid như trước đây, các cân đối vĩ mô được Chính
phủ kiểm soát tốt, năm 2022 vừa qua chỉ số lạm phát đạt chỉ 3,15% và tốc độ
tăng trưởng GDP lên tới 8,02% thuộc top đầu của Thế Giới, quy mô nền kinh tế
lần đầu tiên cán mốc 409 tỷ USD, nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng rất
tốt, ta kỳ vọng trong những năm tới, công ty Apax Holdings sẽ đạt tốc độ tăng
trưởng khoảng 7%/năm.

44
III.9. Định giá công ty Apax Holdings qua 2 giai đoạn

Ta xác định được dòng tiền thuần của doanh nghiệp:

FCFF = EBIT hiệu chỉnh sau thuế (2022) – Mức tái đầu tư (2022) = 262,720,818,604 (VNĐ)

Doanh nghiệp có dòng tiền thuần khá lớn, chứng tỏ doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là đủ để bù đắp
cho các khoản đầu tư tài sản cổ định, trả lãi vay, trả nợ gốc và đáp ứng nhu cầu tái đầu tư.

Ta giả định Từ năm 2022-2026 là giai đoạn tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng 7% và năm 2027 giai đoạn bão hòa tốc độ
tăng trưởng đạt 4.0%. Ta có bảng dự báo giá trị doanh nghiệp giai đoạn 2022 – 2027:

Năm g Beta Ke WACC FCFF PV(FCFF)

262,720,818,60
2022
-7.9% 12.1% 4.9% 5.4% 4
281,111,275,90 266,797,579,36
2023
7.0% 12.1% 4.9% 5.4% 6 9
300,789,065,21 270,937,601,12
2024
7.0% 12.1% 4.9% 5.4% 9 1
321,844,299,78 275,141,865,51
2025
7.0% 12.1% 4.9% 5.4% 5 0
344,373,400,77 279,411,369,42
2026
7.0% 12.1% 4.9% 5.4% 0 0

45
358,148,336,80 273,000,112,41
2027
4.0% 12.6% 5.1% 5.6% 1 1
Bảng 15 Dự báo giá trị doanh nghiệp Apax Holdings giai đoạn 2022 – 2027

46
Từ đó ta có:

g (2027) 4.0%

WACC (2027) 5.6%

FCFF ((2027) 358,148,336,801

TV (2027) 23,580,253,331,271

V 19,339,438,198,923

No of shares 83,150,661
Bảng 16 Giá trị tương lai theo dự báo của Apax Holdings

Cuối cùng, ta tính được giá trị cổ phiếu của công ty:

P = V/Số cổ phiếu đang lưu hành = 19,339,438,198,923/83,150,661 = 232,583


(VNĐ)

Hiện nay, giá trị 1 cổ phiếu của Công ty Apax Holdings (IBC) là 2.51 nghìn
đồng. Như vậy, giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần của
doanh nghiệp đang cao hơn rất nhiều (khoảng 116 lần) so với giá trị hiện tại trên
sàn giao dịch.

47
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

Với giá trị thực hiện tại của cổ phiếu IBC, có thể thấy rằng giá trị doanh
nghiệp Apax Holdings hiện tại đang rất thấp so với tính toán, do đó các dự báo
về giá trị của doanh nghiệp trong tương lai có thể là không đáng tin cậy. Ngoài
ra, với tình hình khó khăn hiện nay khi công ty đang vướng vào những lùm xùm
và kiện tụng và việc cổ phiểu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch thì có thể nói
rằng việc đầu tư vào công ty Apax Holdings vào lúc này là hoàn toàn không nên.

48
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Apax Holdings (2020), Báo cáo thường niên năm 2020, Café F.

[2] Bùi Ngọc Sơn (2019), Tiến trình Brexit (Kỳ II): Tác động đến kinh tế thế
giới, Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp.

[3] Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình “Tài chính doanh
nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính.

[4] Café F (2017), Thông tin cơ bản “Công ty Cổ phần Đầu tư Apax
Holdings”, https://s.cafef.vn/hose/IBC-cong-ty-co-phan-dau-tu-apax-
holdings.chn

[5] ĐCSVN (2021), UNDP: Đại dịch Covid-19 thách thức kinh tế nghiêm
trọng với toàn cầu, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

[6] Tạp chí tài chính online (2018), Những tác động từ Chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung.

[7] Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2022), Kinh tế Việt Nam giai đoạn
2018 – 2022, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-
dai-hoc-da-nang/nhap-mon-kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-giai-doan-2018-
2022/54356549

49

You might also like