You are on page 1of 71

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam
Giai đoạn: 2020 – 2021

Nhóm: 5
Lớp: CQ57/11.03LT

Hà Nội, Tháng 11 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 - 11.03LT
Họ và tên STT Lớp
1 Nguyễn Thị Minh Thu 22 LT1
2 Nguyễn Minh Tuấn 11 LT3
3 Phạm Quỳnh Chi 12 LT3
4 Trần Minh Đức 13 LT3
5 Lại Thúy Hường 14 LT3
6 Đỗ Ngọc Linh 15 LT3
7 Hồ Thị Ngọc Mai 16 LT3
8 Nguyễn Hà My (Nhóm trưởng) 17 LT3
9 Phùng Thị Tuyết Ngân 18 LT3
10 Phạm Thu Trang 20 LT3
MỤC LỤC
Báo cáo Phân tích Tài chính Doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam
Trang

I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ............................................................................... 1


1. Thông tin chung ................................................................................................................ 1
2. Lịch sử hình thành: ............................................................................................................ 1
3. Ngành nghề kinh doanh của công ty ................................................................................. 3
4. Vị thế của Công ty trong ngành ........................................................................................ 3
5. Phân tích SWOT ................................................................................................................ 5
6. Chiến lược phát triển ......................................................................................................... 6
II. PHẦN PHÂN TÍCH: ........................................................................................................ 6
1. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: ...................................................................... 6
1.1.Phân tích quy mô của Doanh nghiệp: ...................................................................... 6
1.2.Khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của công ty ...................................................... 8
1.3.Khái quát khả năng sinh lời của công ty................................................................ 10
2. Phân tích tình hình nguồn vốn: ....................................................................................... 12
3. Phân tích tình hình tài sản: .............................................................................................. 18
4. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh: .................................................... 23
5. Phân tích khả năng thanh toán: ....................................................................................... 27
6. Phân tích hoạt động tài trợ của DN thông qua chỉ tiêu Vốn lưu chuyển (VLC) và Hệ số tài
trợ thường xuyên (Htx)......................................................................................................... 30
7. Phân tích tình hình công nợ:............................................................................................ 35
8. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn ...................................................................................... 38
8.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ........................................................ 38
8.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động .......................................................... 40
8.3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho .......................................................... 42
8.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán ....................................................... 44
9. Phân tích khả năng sinh lời: ......................................................................................... 46
9.1. Phân tích hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) ................................................... 46
9.2. Phân tích hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) .................................................... 48
9.3. Phân tích hệ số sinh lời vốn kinh doanh (BEP) .................................................... 51
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG: ................................................................................................. 53
1. Ưu điểm ........................................................................................................................... 54
2. Nhược điểm ..................................................................................................................... 54
3. Nguyên nhân.................................................................................................................... 55
4. Đề xuất giải pháp............................................................................................................. 56
IV. PHỤ LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Thông tin chung
- Tên công ty: CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM - DABACO GROUP
- Tên viết tắt: DABACO
- Trụ sở chính: Số 35 Lý Thái Tổ, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
- Mã số thuế: 2300105790
- Nhóm ngành: Thức ăn chăn nuôi
- Vốn điều lệ: 2,420,018,590,000 đồng
- KL CP đang niêm yết: 242,001,859 cp
- KL CP đang lưu hành: 242,001,859 cp
- Tổ chức tư vấn niêm yết:
+ Công ty TNHH Chứng khoán ACB - MCK: ACBS
- Tổ chức kiểm toán:
+ Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA - 2010
+ Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA - 2011
+ Công ty TNHH KPMG Việt Nam - 2012
+ Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - 2013 - 2020
2. Lịch sử hình thành:
 Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc được
thành lập năm 1996 theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 29/03/1996 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Hà Bắc về việc đổi tên Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc thành Công ty
Nông sản Hà Bắc. Kể từ năm 1997, Công ty được đổi tên là Công ty Nông sản Bắc
Ninh.
 Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo hình thức
công ty cổ phần căn cứ theo Quyết định số 1316/QĐ-CT ngày 10/08/2004 của Chủ
tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
 Năm 2006, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển. Riêng trong năm
này, Công ty đã thành lập mới 4 đơn vị trực thuộc bao gồm: Nhà máy chế biến thức
ăn thuỷ sản Kinh Bắc; Trung tâm dịch vụ ăn uống; Công ty TNHH một thành viên
Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công; và Xí nghiệp giống lợn Lạc Vệ.
 Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần: Quyết định số 1316/QĐ-CT ngày
10/08/2004 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, phê duyệt phương án cổ
phần hóa và chuyển Công ty Nông sản Bắc Ninh thành Công ty cổ phần Nông sản
Bắc Ninh.

1
 Niêm yết: Quyết định số 72/QĐ-TTGDHN ngày 28/02/2008 của Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội, chấp thuận cho Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh niêm yết
cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổ chức tư vấn niêm yết: CTy
TNHH chứng khoán ACB (ACBs). Tổ chức kiểm toán: CTy TNHH Kiểm toán và
Định giá Việt Nam (VAE).
 Các sự kiện khác: Ngày 04/12/2007, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng
nhận chào bán chứng khoán ra công chúng cho Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh.
Theo đó Công ty được phép chào bán 5.700.000 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/ 1
cổ phiếu) cho các đối tượng sau:
o Đợt I: Chào bán 2.450.000 cổ phần cho cổ đông hiện hữu, thành viên HĐQT,
cán bộ chủ chốt và người lao động mới tuyển dụng trong Công ty. Ngày
19/02/2008 Công ty đã hoàn tất các thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ tăng
từ 70 tỷ lên 94,5 tỷ đồng.
o Đợt II: Chào bán 3.250.000 cổ phần theo hình thức đấu giá ra công chúng.
o Tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/3/2011, Công ty đã đổi tên thành
Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam.
o Ngày 14/02/2013, Công ty đã thực hiện chuyển đổi 1.872.794 trái phiếu thành
14.331.963 cổ phiếu, nâng vốn điều lệ của Công ty lên 627.419.230.000 đồng
tương đương 62.741.923 cổ phần.
o Năm 2015, Thành lập Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam,
Công ty TNHH Lợn giống Dabaco Hà Nam, Công ty TNHH Lợn
giống Dabaco Hải Phòng, Công ty TNHH Lợn giống Dabaco Phú Thọ, Công
ty TNHH đầu tư phát triển Khu công nghiệp EIP. Đầu tư xây dựng Trung tâm
công nghệ sinh học Dabaco.
o Năm 2016: Tăng vốn điều lệ lên 753 tỷ đồng; Khánh thành Khách sạn Le
Indochina đạt tiêu chuẩn 5 sao; Thành lập Công ty TNHH Lợn giống
DABACO Lương Tài.
o Năm 2017: Tăng vốn điều lệ lên 828 tỷ đồng; Khánh thành Trung tâm thương
mại DABACO Từ Sơn; Công viên Hồ điều hòa Văn Miếu Bắc Ninh; Khu
chăn nuôi tại Hà Nam, Phú Thọ, Lương Tài, Hải Phòng, Bình Phước và Nhà
máy TĂCN Nasaco Hà Nam; Nhà máy sản xuất bạt nhựa xuất khẩu, Nhà máy
chế biến trứng DABACO; Thành lập công ty TNHH phân bón hữu cơ Việt
Nhật, Công ty TNHH dầu thực vật DABACO.
o Năm 2018: Khánh thành Trung tâm thương mại DABACO Quế Võ; Thành lập
Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang, Công ty TNHH đầu tư và phát triển
cụm công nghiệp Khúc Xuyên, Công ty TNHH xây dựng đường H2.

2
o Năm 2019: Khánh thành nhà máy ép dầu thực vật DABACO và nhà máy chế
biến trứng gia cầm DABACO; Thành lập Công ty TNHH DABACO Bình
Phước bao gồm Khu chăn nuôi gà giống Công nghệ cao và Nhà máy thức ăn
chăn nuôi DABACO Bình Phước.
o Năm 2021: Vốn điều lệ nâng lên 1.152.394.300.000 đồng
3. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2103000084 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh cấp, Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề như sau:
 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
 Sản xuất, lai tạo giống gia súc, gia cầm;
 Chăn nuôi gia công lợn và gà thương phẩm, gà đẻ trứng;
 Sản xuất bao bì, kinh doanh dịch vụ, thương mại;
 Giết mổ, chế biến thực phẩm;
 Sản xuất phân bón hữu cơ, dầu thực vật;
 Đại lý và kinh doanh xăng dầu, cảng bốc xếp và vận tải hàng hoá;
 Các lĩnh vực kinh doanh khác...
4. Vị thế của Công ty trong ngành
Vị thế của Công ty đã và đang từng bước được khẳng định trong quá trình hoạt động
và phát triển những năm qua. Từ chỗ là một doanh nghiệp nhà nước có xuất phát điểm thấp
với số lượng cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có 30 người, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết
bị máy móc lạc hậu, số vốn điều lệ hạn chế với 200 triệu đồng, qua 26 năm hoạt động, Công
ty đã đạt được những sự tiến bộ vượt bậc. Mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty đạt 1152 tỷ
đồng. Tổng số lao động trong Công ty đã tăng lên gần 6000 người. Trong 26 năm hoạt động,
quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ. Từ một nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi được thành lập năm 1996 với công suất 4 tấn/giờ, cho đến nay, Công ty
hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động, có tổng công suất thiết kế trên
1,000,000 tấn/năm, chiếm 60% doanh thu của Tập đoàn; chủ yếu tập trung tại thị trường
Miền Bắc và Miền Trung.
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng được phát triển theo
hướng chuyên nghiệp và đa dạng hơn. Sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn là thế mạnh chính của
Công ty, trong đó các sản phẩm của Công ty ngày càng được đa dạng hoá về chủng loại,
mẫu mã cũng như được nâng cao về chất lượng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của
thị trường chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, Công ty cũng tập trung phát triển hoạt
động sản xuất và cung cấp con giống (gà, lợn, ngan, vịt) cho thị trường. Các lĩnh vực sản

3
xuất này vừa khai thác được các thế mạnh của Công ty trong việc sản xuất con giống và
chăn nuôi tập trung quy mô lớn (nguồn cung cấp nguyên liệu, kỹ thuật, đất đai, nhà xưởng,
…) và đồng thời cũng góp phần thúc đẩy hoạt động chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty.
Công ty sở hữu trại lợn giống hạt nhân qui mô lớn bậc nhất cả nước với 5,000 con nái. Các
loại lợn giống gốc như Duroc, Pietrian, Landrace, Yorkshire đều được công ty nhập khẩu
trực tiếp từ Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ, Đài Loan.
Với chiến lược đầu tư phát triển hợp lý trong những năm qua, Công ty là một trong
10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước, trở thành doanh nghiệp hàng
đầu trong ngành công – nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng như trên phạm vi cả
nước nói chung. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty luôn nằm trong danh sách các sản
phẩm thức ăn chăn nuôi đứng đầu của Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các
doanh nghiệp nước ngoài (CP, PROCONCO, …). Các thương hiệu sản phẩm của Công ty
như DABACO, TOPFEEDS đã trở nên quen thuộc và giữ vị trí vững chắc trên thị trường
thức ăn chăn nuôi trong nước. Để giữ vững và phát triển thị phần hoạt động của mình, Công
ty không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các biện pháp kiểm soát
tốt chi phí để hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm thức ăn
chăn nuôi của Công ty trên thị trường.
Kết quả của những nỗ lực này là các danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Công ty đã
được các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trao tặng: 7 năm liền đạt Giải thưởng
Chất lượng Quốc gia (2000-2006); Giải thưởng Asian Feed Miller of the Year 2013; Giải
thưởng "TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam" (2017); TOP 50 doanh nghiệp
niêm yết tốt nhất trên sàn chứng khoán do FORBES Việt Nam bình chọn (2019),… Đặc biệt,
Công ty vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới” (2004) để công nhận những đóng góp to lớn của Công ty cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Triển vọng phát triển
Hiện, cả nước có hơn 58 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi với hơn 200 nhà
máy, trong đó doanh nghiệp nước ngoài chiếm 1/3 số nhà máy nhưng thị phần lại chiếm tới
60 - 65%. Các doanh nghiệp này chỉ giữ lại khoảng 10% lượng thức ăn sản xuất ra để chăn
nuôi gia công, còn lại bán ra thị trường cho các trang trại, hộ chăn nuôi. Nhu cầu tiêu thụ
thức ăn chăn nuôi của cả nước là 12.5 triệu tấn mỗi năm trong khi nguồn cung nguyên liệu
trong nước quá thấp, phải phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, trung bình khoảng 8
triệu tấn/năm. Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương
thịt, bột cá nhập tới 90% và khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%.
Đối với Dabaco, mô hình 3F vận hành hiệu quả sẽ giúp Công ty giảm thiểu được
những rủi ro từ thị trường bên ngoài. Ngoài ra, thị trường các sản phẩm chăn nuôi tiếp tục
diễn biến thuận lợi sẽ là một tín hiệu tốt cho việc mở rộng thị trường của Dabaco.

4
Rủi ro kinh doanh
Công ty phải đối mặt với rủi ro về thị trường: thị trường nông sản bấp bênh, thiếu ổn
định do diễn biến của dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm và đại
dịch COVID-19; Rủi ro dịch bệnh đàn vật nuôi: điều kiện thời tiết biến đổi thất thường gây
ra dịch bệnh thường xuyên là các rủi ro không thể tránh khỏi của các công ty ngành chăn
nuôi; Rủi ro về nhân sự: sự phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi người lao động phải
có trình độ cao trong khi tình hình nhảy việc của lao động trẻ ngày càng cao khiến công ty
mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo, cùng với đó là thị trường lao động ngày càng nhiều
cạnh tranh, đặc biệt là lao động tay nghề cao; Rủi ro cạnh tranh trong việc đánh mất lợi thế
cạnh tranh: Khi mức độ tăng trưởng của ngành giảm và khi nhiều đối thủ cạnh tranh ngày
càng cải tiến sự khác biệt.
5. Phân tích SWOT
a. Điểm mạnh
- Quy mô khá lớn, quy trình sản xuất khép kín sẽ giúp DBC tận dụng được những lợi thế về
nguồn nguyên liệu, nhân lực hạn chế được các rủi ro về biến động giá.
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty luôn nằm trong danh sách các sản phẩm thức ăn
chăn nuôi đứng đầu của Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các doanh nghiệp
nước ngoài.
b. Điểm yếu
- Chi phí nguyên vật liệu chiếm 90% cơ cấu giá vốn của công ty, vì vậy biến động giá
nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DBC.
- Tỷ lệ tồn kho cao, đáng chú ý là vấn đề tiêu thụ các dự án bất động sản.
- Rủi ro về lãi suất vì tỷ lệ nợ cao (57%).
c. Cơ hội
Việt Nam là nước nông nghiệp, chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2045 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước
ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực, trong đó mức tăng trưởng giá trị sản xuất
giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4-5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3-4%/năm,
đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành
nông nghiệp. Như vậy nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian
tới.
d. Thách thức
Rào cản gia nhập ngành thấp, mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt đặc biệt
đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: C.P Group (Thái Lan), Cargill (Mỹ),
New Hope (Trung Quốc), Emivest (Malaysia)...
5
Hiệp định TPP được thông qua khiến mức độ cạnh tranh ngành gia tăng gấp bội do nhập
khẩu các sản phẩm thịt gia tăng và thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn từ nước ngoài về với thuế
suất gần bằng 0.
6. Chiến lược phát triển
Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại
và dịch vụ trong các lĩnh vực để tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện
làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Công ty định hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế vững mạnh trong lĩnh vực nông
nghiệp với việc ứng dụng công nghệ cao theo mô hình sản xuất tiên tiến khép kín (mô hình
3F) gồm: Sản xuất giống gia súc, súc gia cầm và chăn nuôi gia công (Farm - trang trại) - Sản
xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (Feed - thức ăn) - Giết mổ và chế biến thực phẩm,
sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao (Food - thực phẩm). Song song đó là phát triển
hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch DABACO.
II. PHẦN PHÂN TÍCH:
1. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
1.1. Phân tích quy mô của Doanh nghiệp:
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. TS = TSNH + TSDH 9,585,581 8,303,534 1,282,047 15.44
2. VCSH = TS – NPT 4,641,195 3,607,407 1,033,788 28.66
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
3. LCT = DTT + DTTC + TNK 9,787,856 7,480,280 2,307,576 30.85
4. EBIT = LNTT + CP lãi vay 1,388,140 828,592 559,548 67.53
5. LNST = LCT – TCP 1,384,382 950,288 434,094 45.68
6. Tv = Tvkd + Tvdt + Tvtc 6,983,485
7. LCtt = LCkd + LCđt + LCtc 11,739 2,280 9,459 414.87

 Phân tích khái quát:


Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ quy mô tài chính
của doanh nghiệp được mở rộng tạo điều kiện thuân lợi cho doanh nghiệp cũng như ưu thế
cạnh tranh trên thị trường. Trong bảng phân tích trên không tính được chỉ tiêu dòng tiền thu
về do doanh nghiệp làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo cách gián tiếp. Nhận thấy để đánh
giá chính xác ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu.

6
 Phân tích chi tiết:
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2021và cuối năm 2020 tổng tài sản của doanh
nghiệp đều lớn hơn 1000 tỷ đồng cho thấy Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco là doanh
nghiệp có quy mô lớn. Cụ thể cuối năm 2021 tổng tài sản là 9,585,981 triệu đồng, cuối năm
2021 tổng tài sản là 8,303,534 triệu đồng. Nhưng cuối năm 2021 so với 2020 đã tăng
1.282.447 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,4%, cho thấy quy mô giá trị tài sản của doanh
nghiệp tăng lên, doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh trên thị trường so với
các doanh nghiệp cùng ngành. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các chính sách, chiến lược
quản lí kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 4.641.595 triệu đồng so với cuối
năm 2020 tăng 1.034.187 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,7%,cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp tăng,giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng độc lập về tài chính.Ta thấy
phần trăm của VCSH tăng so với tài sản cho thấy doanh nghiệp gia tăng thêm nguồn vốn nội
sinh,từ đó giảm bớt nhu cầu tài trợ vốn từ nguồn huy động bên ngoài, giúp doanh nghiệp
giảm bớt áp lực thanh toán,trả nợ, đồng thời cải thiện tình hình tự chủ tài chính của doanh
nghiệp.
Luân chuyển thuần của doanh nghiệp năm 2021 là 9.787.856 triệu đồng so với năm
2020tăng2.307.576 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,8% cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty đang tăng lên. Đây chủ yếu là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng. Đây là hoạt động kinh doanh chính nên việc tăng luân chuyển thuần của công ty
được coi là bền vững. Từ đó ta thấy công tác bán hàng trong năm đã đạt được hiệu quả. Như
vậy tầm ảnh hưởng của cty trên thị trường ngày càng gia tăng.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp năm 2021 là 1.388.140 triệu đồng
so với năm 2020 tăng lên559.548 triệu đồng với tỷ lệ tăng 67,5% cho quy mô lợi nhuận mà
doanh nghiệp tạo ra trong kỳ khi không xem xét đến chi phí lãi vay tăng lên.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cả năm 2021 và năm 2020 đều dương cho thấy
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm
2021là 1.384.382 triệu đồng so với năm 2020 là 950.288 triệu đồng (đã tăng lên434.094
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 45,7%) cho thấy quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu
tăng lên. Lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy các chính sách kế toán cũng như trình độ quản trị
chi phí của doanh nghiệp khá tốt và ổn định, có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận.
Lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp năm 2021 là 11.739 triệu đồng còn năm
2020lưu chuyển tiền thuần là 2.280 triệu đồng (tăng 9.459 triệu đồng tương ứng với
414,9%), điều đó chứng tỏ cả 2 năm doanh nghiệp đã cân đối đủ dòng tiền,cho thấy khả
năng tạo tiền đáp ứng được nhu cầu chi ra, đồng thời làm tăng quy mô vốn bằng tiền. Căn cứ
vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp để xem xét nếu lượng tiền cuối năm 2021 phù hợp với
kế hoạch ngân quỹ của doanh nghiệp thì việc gia tăng lưu chuyển tiền thuần được đánh giá

7
là hợp lý, nếu lượng tiền cuối năm 2021 vượt so với kế hoạch ngân quỹ thì tình hình đó gây
ra tình trạng ứ đọng vốn thì doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách quản trị dòng tiền.
 Kết luận:
Như vậy ta thấy doanh nghiệp đang tăng về giá trị quy mô tài sản, chính sách hoạt
động có sự thay đổi tăng quy mô về vốn chủ sở hữu,từ đó tăng khả năng tự chủ về tài
chính,khả năng tự tài trợ tăng lên. Lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
 Giải pháp:
Từ phân tích trên, doanh nghiệp nên kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu nào đang có triển
vọng phát triển tốt và chỉ tiêu nào đang có xu hướng giảm để từ đó đưa ra những chính lược
bán hàng hợp lí, hiệu quả nhằm duy trì việc tăng doanh thu, giảm tối thiểu chi phí giúp tạo ra
nhiều lợi nhuận, nâng cao cạnh tranh trên thị trường.

1.2. Khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của công ty
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
I. Hệ số tự tài trợ :
0.4842 0.4344 0.0497 11.45
Ht = VCSH/TTS
1. Vốn chủ sở hữu 4,641,195 3,607,407 1,033,788 28.66
2. Tổng tài sản 9,585,581 8,303,534 1,282,047 15.44
II. Hệ số tài trợ thường xuyên:
1.2643 1.1761 0.0882 7.49
Htx = NVDH/TSDH
1. Nguồn vốn dài hạn
5,547,181 5,114,295 432,886 8.46
= VCSH+NDH
2. Tài sản dài hạn 4,387,438 4,348,356 39,082 0.90
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
III. Hệ số chi phí:
-0.8586 -0.8730 0.0144 -1.65
Hcp = TCP/LCT
1. Tổng chi phí
= GVHB+CPTC+CPBH + (8,403,473) (6,529,991) -1,873,482 28.69
CPQLDN+CPK+CP thuế

8
2. Tổng luân chuyển thuần
9,787,856 7,480,280 2,307,576 30.85
= DTTBH+DTTC+TNK

 Phân tích khái quát:


Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu về tài sản, VCSH và luân chuyển
thuần đều có xu hướng tăng lên phản ánh quy mô vốn, cấu trúc tài chính cơ bản của công ty
đang có dấu hiệu được mở rộng.
 Phân tích chi tiết:
Hệ số tự tài trợ (Ht): Cuối năm 2021, hệ số tự tài trợ (Ht) của DN là 0,4842 lần, so
với đầu năm giảm 0,0497 lần, tỷ lệ giảm 11.45%. Hệ số tự tài trợ nhỏ hơn 0,5 cho thấy
doanh nghiệp đang bị phụ thuộc tài chính từ bên ngoài. doanh nghiệp khó khăn sẽ dễ dàng
gặp khó khăn trong quá trình vay vốn.
Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx): Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) của công ty cuối
năm 2021 khoảng 1,2643 lần, giảm 0,0882 lần, tương ứng giảm 7.5%. Cho biết bình quân
một đồng TSDH ở đây được tài trợ bởi 1,2643 đồng NVDH. Chỉ tiêu này giảm so với đầu
năm được đánh giá là hợp lý, cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả, không
gây lãng phí. Nguyên nhân giảm có thể do tốc độ tăng của TSDH (0.9%) chậm hơn so với
tốc độ tăng của NVDH (8.46%). Đồng thời, Htx > 1 cho thấy NVDH dư thừa để tài trợ cho
TSDH. Đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính hay chính sách tài trợ của doanh nghiệp là
rất an toàn.
Hệ số chi phí (Hcp): của doanh nghiệp là 0,8586 lần, tăng 0,0144 lần (tương đương
tăng 1.65%) tức trong một đồng doanh thu thu nhập tạo ra công ty phải bỏ ra 0,8586 đồng
chi phí. Hcp <1 cho thấy tổng CP < tổng LCT: công ty lãi, công tác quản trị chi phí của
doanh nghiệp hiệu quả.

 Kết luận:
Thông qua phân tích cho thấy, hệ số tự tài trợ công ty có xu hướng tăng về cuối năm.
Điều đó, giúp doanh nghiệp tận dụng được đòn bẩy tài chính khuếch đại ROE, tuy nhiên khả
năng độc lập tài chính, cân bằng tài chính của doanh nghiệp còn thấp, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ, rủi ro thanh toán. Bên cạnh đó, hệ số chi phí tăng được đánh giá là hợp lý, cho thấy công
tác quản trị chi phí của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao.

 Giải pháp:
 Xem xét lại chính sách huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp đủ khả năng thanh
toán, giảm rủi ro tài chính.
 Rà soát lại chính sách huy động vốn, cơ cấu vốn hợp lý hơn đảm bảo gia tăng hiệu

9
quả hoạt động tránh gây lãng phí vốn
 Sử dụng chính sách tài trợ, huy động vốn hiệu quả giảm thiểu rủi ro tài chính, rủi ro
thanh toán
 Tăng cường công tác quản lý chi phí
1.3. Khái quát khả năng sinh lời của công ty
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
I. ROS = LNST/LCT 0.1414 0.1270 0.0144 11.3
1. Lợi nhuận sau thuế = LCT-TCP 1,384,382 950,288 434,094 45.7
2. Tổng luân chuyển thuần 9,787,857 7,480,281 2,307,576 30.85
II. BEP = EBIT/TTSbq 0.0291 0.0200 0.0092 45.9
1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
260,573 167,949 92,624 55.2
= LNTT+CP lãi vay
2. Tổng tài sản bình quân
8,944,558 8,411,399 533,158 6.3
= (TSdk + TSck)/2
III. ROA = LNST/TTSbq 0.1547 0.1129 0.0418 37.2
1. Lợi nhuận sau thuế 1,384,382 950,288 434,094 45.7
2. Tổng tài sản bình quân 8,944,558 8,411,399 533,158 6.3
IV. ROE = LNST/VCSHbq 0.6742 0.7359 (0.0617) (8.83)
1. Lợi nhuận sau thuế 1,384,382 950,288 434,094 45.7
2. Vốn chủ sở hữu bình quân
2,053,509 1,291,302 762,206 59.03
= (VCSHdk + VCSHck)/2

 Phân tích khái quát:


Nhìn chung các hệ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp biến động tăng giảm không
đồng đều. Trong đó, so với năm 2020, hệ số khả năng sinh lời hoạt động (ROS), hệ số khả
năng sinh lời cơ bản của VKD (BEP) và hệ số khả năng sinh lời ròng (ROA) có có xu hướng
tăng, trong khi đó thì hệ số khả năng sinh lời ròng của vốn chủ (ROE) lại có xu hướng giảm.
Để đánh giá, nhận xét cụ thể ta nghiên cứu từng hệ số như sau:

10
 Phân tích chi tiết:
Hệ số khả năng sinh lời hoạt động (ROS) của công ty trong năm 2021 đã tăng
0.0144 lần (tương ứng với 11.3%) so với năm 2020. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2021 bình
quân mỗi đồng doanh thu thu nhập tạo ra công ty thu được 0.1414 đồng lợi nhuận dành cho
chủ sở hữu. Nhưng tại năm 2020, bình quân mỗi đồng doanh thu thu nhập tạo ra công ty thu
được 0.1270 đồng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.
Nguyên nhân ROS tăng do tốc độ tăng của LNST là (45.7%) thấp hơn tốc độ tăng của
LCT là (30.8%). Cho biết, công tác quản lý chi phí và công tác quản trị chi phí hiện tại của
công ty là khá hợp lý, đồng thời có ảnh hưởng tốt đến việc mở rộng quy mô đầu tư của
doanh nghiệp.
Hệ số khả năng sinh lời cơ bản của VKD (BEP) của doanh nghiệp trong năm 2021
là 0.0291 lần, tăng 0.0092 lần (tương đương tăng 45.9%) so với năm 2020, cho thấy bình
quân mỗi đồng vốn tham gia quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0.0291 đồng lợi
nhuận không xét đến nguồn gốc hình thành vốn và nghĩa vụ thực hiện với nhà nước. Từ đó
có thể thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh tăng lên, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
cuả doanh nghiệp tốt, nâng cao thu hút vốn đầu tư trên thị trường. Nguyên nhân BEP tăng
nói trên có thể do EBIT (55.2%) tăng mạnh hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản
bình quân (6.34%).
Hệ số khả năng sinh lời ròng (ROA) của doanh nghiệp năm 2021 là 0.1547 lần, tăng
0.0418 lần (tương ứng tăng 37.2%) so với năm 2020. Cho thấy bình quân mỗi đồng vốn
tham gia quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0.1547 đồng lợi nhuận dành cho chủ
sở hữu. Nguyên nhân ROA tăng nói trên có thể là do lợi nhuận sau thuế (45.7%) có nhanh
hơn tốc độ tăng tài sản bình quân (6.34%). Hệ số khả năng sinh lời ròng của công ty được
đánh giá là rất thấp cho thấy việc quản trị vốn và lợi nhuận chưa tốt dẫn đến việc ROA sụt
giảm.
Hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ (ROE) của công ty năm 2021 là 0.6742 lần,
giảm 0.0617 (tương ứng giảm 8.83%) so với năm 2020, cho biết bình quân mỗi đồng vốn
của chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0.6742 đồng lợi
nhuận dành cho chủ sở hữu. Nguyên nhân ROE giảm có thể do tốc độ tăng trưởng của lợi
nhuận sau thuế (45.7%) chậm hơn tốc độ tăng trưởng của VCSH bình quân (59.03%), cho
thấy doanh nghiệp sử dụng vốn trên thị trường chưa hiệu quả. Có thể nhận thấy, hệ số khả
năng sinh lời của vốn chủ còn thấp, cho thấy việc quản trị vốn và lợi nhuận chưa tốt dẫn đến
việc ROE sụt giảm.

 Kết luận:
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu, nhận thấy để nâng cao được khả năng sinh lời của
vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời cơ bản vốn kinh doanh thì doanh nghiệp cần có chính
sách huy động vốn hợp lý, sử dụng vốn hiệu quả để đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh
11
nghiệp.

 Giải pháp:
Rà soát chi tiết doanh thu, xem loại doanh thu từ hoạt động nào đang trên đà sụt giảm
dẫn đến làm giảm luân chuyển thuần, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp gia tăng doanh
thu...
2. Phân tích tình hình nguồn vốn:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY DABACO
Đơn vị: Triệu đồng
31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng trọng
(trđ) (trđ) (trđ) (%)
(%) (%) (%)
A. NỢ PHẢI TRẢ 4,944,386 51.58 4,696,126 56.56 248,260 5.29 (4.98)
I. Nợ ngắn hạn 4,038,399 81.68 3,189,238 67.91 849,161 26.63 13.77
1. Phải trả người bán
1,037,860 25.70 726,515 22.78 311,345 42.85 2.92
ngắn hạn
2. Người mua trả
453,945 11.24 519,540 16.29 (65,595) (12.63) (5.05)
tiền trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản
47,163 1.17 20,696 0.65 26,467 127.88 0.52
phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao
24,695 0.61 25,508 0.80 (813) (3.19) (0.19)
động
5. Chi phí phải trả
59,353 1.47 60,053 1.88 (700) (1.17) (0.41)
ngắn hạn
6. Phải trả ngắn hạn
211,458 5.24 182,936 5.74 28,522 15.59 (0.50)
khác
7. Vay và nợ thuê tài
2,114,232 52.35 1,631,900 51.17 482,332 29.56 1.18
chính ngắn hạn
8. Quỹ khen thưởng,
89,688 2.22 22,087 0.69 67,601 306.07 1.53
phúc lợi
II. Nợ dài hạn 905,986 18.32 1,506,888 32.09 (600,902) (39.88) (13.77)

12
1. Phải trả dài hạn
249,110 27.50 328,450 21.80 (79,340) (24.16) 5.70
khác
2. Vay và nợ thuê tài
656,876 72.50 1,178,438 78.20 (521,562) (44.26) (5.70)
chính dài hạn
. VỐN CHỦ S
4,641,195 48.42 3,607,407 43.44 1,033,788 28.66 4.98
H U
I. Vốn chủ sở hữu 4,641,195 100.00 3,607,407 100.00 1,033,788 28.66 -
1. Vốn cổ phần 1,152,394 24.83 1,047,639 29.04 104,755 10.00 (4.21)
- Cổ phiếu phổ thông
1,152,394 100.00 1,047,639 100.00 104,755 10.00 -
có quyền biểu quyết
2. Thặng dư vốn cổ
418,333 9.01 418,333 11.60 - - (2.59)
phần
3. Quỹ đầu tư phát
2,519,525 54.29 1,497,607 41.51 1,021,918 68.24 12.78
triển
4. Lợi nhuận sau
thuế chưa 550,941 11.87 643,826 17.85 (92,885) (14.43) (5.98)
phân phối
- Lợi nhuận/(lỗ lũy
kế) sau thuế chưa
- - (68,013) (10.56) 68,013 (100.00) 10.56
phân phối lũy kế đến
cuối năm trước
- Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối năm 550,941 100.00 711,840 110.56 (160,899) (22.60) (10.56)
nay
TỔNG CỘNG
9,585,581 100.00 8,303,534 100.00 1,282,047 15.44 -
NGUỒN VỐN

 Phân tích khái quát:


Qua số liệu phân tích tình hình nguồn vốn ta thấy:
Tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2021 là 9,585,581 triệu đồng, tăng
1,282,047 triệu đồng so với đầu năm là 8,303,534 triệu đồng với tỉ lệ tăng 15.44%, chứng tỏ
quy mô nguồn tài chính của công ty lớn, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô kinh doanh
cho doanh nghiệp. Sự gia tăng mạnh về quy mô nguồn vốn tất yếu đòi hỏi bộ máy quản lý

13
của doanh nghiệp cần có các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.
Nguồn vốn tăng là do cả Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu cùng tăng. Trong đó Vốn chủ sở
hữu tăng 1,033,788 triệu đồng còn Nợ phải trả tăng 248,260 triệu đồng.
Trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng Nợ phải trả cuối năm là 51.58%, đã giảm đi 4.98% so
với đầu năm (56.56%). Tương ứng, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng
4.98% (đầu năm chiếm 43.44%, cuối năm chiếm 48.42%). Tuy nhiên nguồn vốn Nợ phải trả
luôn chiếm tỷ trọng cao hơn mặc dù đã có xu hướng giảm đi. Tại cả hai thời điểm đầu năm
và cuối năm, công ty đều có khả năng tự chủ về tài chính khá cao. Như vậy cuối năm so với
đầu năm thì chính sách huy động vốn của công ty là tăng huy động từ Vốn chủ sở hữu, giảm
huy động từ nguồn vốn nợ, điều này sẽ làm tăng tiềm lực tài chính, giảm rủi ro tài chính, hạ
thấp chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
 Phân tích chi tiết:
 Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty cuối năm so với đầu năm tăng từ 4,696,126 triệu đồng lên
4,944,386 triệu đồng, tăng 248,260 triệu đồng, ứng với tỉ lệ là 5.29%. Nguyên nhân Nợ phải
trả tăng là do nợ ngắn hạn của công ty tăng, điều này làm thay đổi tỷ trọng nợ ngắn hạn và
nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn, cho thấy công ty đang sử dụng chính sách huy động nợ
ngắn hạn là chủ yếu. Điều này sẽ gia tăng áp lực thanh toán trong ngắn hạn.
Trong nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm là 81.68%, tăng 13.77% so với đầu
năm (67.91%). Tương ứng, tỷ trọng nợ dài hạn cuối năm là 18.32%, đầu năm là 32.09%,
giảm 13.77%. Tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, tỷ trọng nợ ngắn hạn đều lớn hơn
nhiều so với tỷ trọng nợ dài hạn, cho thấy cơ cấu huy động nợ thiên về huy động nợ ngắn
hạn, điều này làm tính linh hoạt của nguồn vốn ở mức cao cũng như giảm chi phí sử dụng
vốn bình quân. Tuy nhiên có thể là do trong nền kinh tế còn nhiều biến động, doanh nghiệp
chủ yếu sử dụng nguồn vốn chiếm dụng cũng như huy động vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng áp lực thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngày 31/12/2021 là 4,038,399 triệu đồng, tại ngày
31/12/2020 là 3,189,238 triệu đồng, tăng 849,161 triệu đồng, với tỉ lệ tăng 26.63%. Trong
nợ ngắn hạn thì Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, tỷ trọng
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối năm là 52.35%, đầu năm là 5117%, tăng 1.18%. Như
vậy trong cơ cấu nợ ngắn hạn, doanh nghiệp đang ưu tiên sử dụng các khoản vay hơn là các
khoản vốn đi chiếm dụng. Nếu trong nợ ngắn hạn không xuất hiện khoản nợ quá hạn nào thì
việc vay nợ của công ty được đánh giá là hợp lý.
Ta tiến hành phân tích chi tiết từng chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn như sau:
+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối năm là 2,114,232 triệu đồng, đầu năm là

14
1,631,900 triệu đồng, tăng 482,332 triệu đồng với tỉ lệ tăng 29.56%. Trong năm 2021 doanh
nghiệp đã huy động vốn từ vay và thuê tài chính ngắn hạn với mức tăng khá cao. Đây là
nguồn vốn với chi phí thấp, do vậy nếu doanh nghiệp tận dụng tốt sẽ giúp tăng khả năng sinh
lời của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên do vay thêm vốn với lượng lớn và trong thời gian ngắn
đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch trả nợ chi tiết và chặt chẽ để không bị rơi vào trạng
thái mất thanh khoản.
+ Phải trả người bán ngắn hạn cuối năm là 1,037,860 triệu đồng, đầu năm là
726,515 triệu đồng, tăng 311,345 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 42.85%; tỷ trọng khoản mục này
cũng có sự biến động từ 22.78% lên 25.70%, tăng 2.92%. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất
là phải trả nhà cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài với 79.49%, phải trả nhà cung cấp trong
nước chiếm 20,04%. Nguyên nhân tăng là do phải trả nhà cung cấp nguyên vật liệu nước
ngoài tăng mạnh, tăng 360,462 triệu đồng (tăng 77.59%). Đây là khoản vay dựa vào tín
chấp, không cần tài sản đảm bảo, đồng thời trong các trường hợp cần thương lượng với nhà
cung cấp trả chậm hay giãn nợ dễ dàng hơn. Phải trả người bán ngắn hạn là nguồn vốn
chiếm tỷ trọng chính trong nguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp, cho thấy doanh
nghiệp có uy tín trong lĩnh vực, có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, nó giúp doanh
nghiệp bù đắp sự thiếu hụt nhất thời về vốn, là một phần làm giảm áp lực vay vốn hay chi
phí sử dụng vốn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của hàng
hóa nhận về, tránh tình trạng hàng hóa nhập về kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến quá
trình sản xuất kinh doanh, ngoài ra doanh nghiệp phải cân nhắc về lượng vốn và tần suất
chiếm dụng để tránh gây mất uy tín của doanh nghiệp.
+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn tại thời điểm cuối năm là 453,945 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 11,24%, giảm 65,595 triệu đồng so với đầu năm (519,540 triệu động, chiếm
16.29%), tương ứng giảm với 12.63%. Nguyên nhân là do các bên liên quan trả tiền trước
giảm mạnh, giảm 205,763 triệu đồng, tương ứng giảm 61,35%; lượng đơn đặt hàng giảm so
với năm ngoái, tình trạng hủy đơn đặt hàng diễn ra khá nhiều, đặc biệt là các nước xuất
khẩu, do dịch bệnh covid đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giản cách xã hội
theo chỉ thị của Nhà nước. Công ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như giao hàng
đúng cam kết để tránh ảnh hưởng tới uy tín của mình hoặc bị phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại thời điểm cuối năm 2021 là 47,163
triệu đồng, tăng 26,467 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 127.88% so với đầu năm (20,696
triệu đồng). Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm phần lớn, do trong tình hình khó
khăn của Covid 19, Chính phủ đã hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều gói cứu trợ
như gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi cuối năm so với đầu năm tăng từ 22,087 triệu đồng lên
89,688 triệu đồng, tăng 67,601 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 306.07% và không có khoản phải
trả quá hạn thì việc tăng được đánh giá là hợp lý, cho thấy doanh nghiệp vẫn rất quan tâm
đến tình hình của nhân viên, đảm bảo tiền thưởng và các chế độ phúc lợi cho người lao

15
động. Nguyên nhân tăng quỹ khen thưởng phúc lợi là do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến
tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp không đủ nguồn vốn để thanh
toán ngay các khoản khen thưởng cho người lao động.
+ Phải trả người lao động đã giảm từ 25,508 triệu đồng xuống 24,695 triệu đồng với
tốc độ giảm 3.19%, cho thấy doanh nghiệp đang có nhiều chính sách về nhân sự. Mặc dù
dịch bệnh khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với người lao
động, tăng thêm uy tín với người lao động. Đây là nguồn vốn quan trọng trong nợ ngắn hạn
nhưng doanh nghiệp cũng cần tính toán hợp lý việc chiếm dụng tiền lương quá lâu có thể
ảnh hưởng đến thái độ tinh thần làm việc của người lao động.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của công ty cuối năm 2021 là 905,986 triệu đồng, giảm 600,902 triệu
đồng, tương ứng với giảm 39.88% so với đầu năm là 1,506,888 triệu đồng. Tỷ trọng nợ dài
hạn cũng giảm từ 32.09% xuống 18.32%, giảm 13.77%. Nguyên nhân của sự giảm này là do
phải trả dài hạn khác (các khoản nhận đặt cọc thực hiện hợp đồng môi giới các dự án bất
động sản) giảm 79,340 triệu đồng (giảm 24.16%) và do vay và nợ thuê tài chính dài hạn
giảm mạnh, giảm 521,562 triệu đồng (tỷ lệ giảm 44.26%). Nợ dài hạn đến chủ yếu từ vay và
nợ thuê tài chính dài hạn, chiếm 72.5% , vì vậy cần theo dõi để đảm bảo trả nợ ngắn hạn.
 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2021 là 4,641,195 triệu đồng, đầu năm là 3,607,407 triệu
đồng, tăng 1,033,788 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28.66%, đồng thời làm cho tỷ trọng Vốn
chủ sở hữu cũng tăng lên, tăng từ 43.44% lên 48.42%, tăng 4.98%, cho thấy công ty ngày
càng tăng mức độ tự chủ tài chính. Nguyên nhân Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do Vốn cổ
phần, Quỹ đầu tư phát triển tăng mạnh.
Cụ thể như sau:
+ Vốn cổ phần cuối năm so với đầu năm tăng từ 1,047,639 triệu đồng lên 1,152,394
triệu đồng, tăng 104,755 triệu đồng (tăng 10%), tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 4.21%. Vốn cổ
phần tăng là do trong năm công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Sử dụng
vốn từ phát hành cổ phiếu một mặt sẽ không gây áp lực thanh toán cho công ty nhưng mặt
khác sẽ tạo thêm áp lực kinh doanh và chi phí sử dụng vốn cao.
+ Quỹ đầu tư phát triển cuối năm là 2,519,525 triệu đồng, tăng 1,021,918 triệu đồng
tương ứng với 68.24% so với đầu năm là 1,497,607 triệu đồng. Tỷ trọng quỹ đầu tư phát
triển cũng tăng từ 41.51% đầu năm lên 54.29% ở cuối năm, tăng 12.78%, cho thấy doanh
nghiệp trích lập cho công tác nghiên cứu khoa học, có kế hoạch tăng đầu tư, mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, đầu tư vào chiều sâu trong năm tới.
+ Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2021 đạt
550,941triệu đồng đã giảm 92,885 triệu đồng với tốc độ giảm 14.43% so với đầu năm 2021

16
là 643,826 triệu đồng và tỷ trọng cũng giảm 5.98%. Điều này cho thấy trong năm 2021, hoạt
động kinh doanh chưa tốt dẫn đến doanh nghiệp bị giảm sút lợi nhuận, do tác động tiêu cực
của đại dịch Covid 19 thị trường trong nước cạnh tranh mạnh, nhu cầu tiêu dùng kém, chi
tiêu của các hộ gia đình bị giảm sút do chính sách giãn cách xã hội của Nhà nước... hoặc
cũng có thể do doanh nghiệp đã thực hiện phân phối lợi nhuận để: giữ lại tái đầu tư nhằm
tăng khả năng sinh lời, trả cổ tức cho cổ đông, trích lập các quỹ mở rộng sản xuất, tăng tiềm
lực tài chính,…

 Kết luận:
Như vậy, qua việc phân tích trên ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty năm 2021
đã có sự thay đổi về quy mô và cơ cấu. Nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm tăng so với
đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp huy động nguồn lực để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh. Việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp hạ thấp chi phí
sử dụng vốn, từ đó tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, nợ phải trả
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, chứng tỏ công ty đang bị phụ thuộc tài chính vào
quá nhiều vào bên ngoài. Qua đánh giá nguồn vốn ta thấy công ty trong năm hoạt động sản
xuất kinh doanh và sử dụng nguồn vốn chưa đạt hiệu quả cao do tình bệnh đang diễn biến
phức tạp.

 Giải pháp:
Trong thời gian tới, tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như môi
trường kinh doanh nhà quản trị có thể điều chỉnh chính sách huy động vốn tuân thủ theo
những nội dung sau:
+ Công ty cần điều chỉnh chính sách huy động vốn, giảm vay nợ, tăng huy động vốn
chủ sở hữu để tăng tiềm lực tài chính và giảm phụ thuộc vào bên ngoài.
+ Tăng cường việc sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng khả năng sinh lời vốn chủ
sở hữu nếu BEP của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay vốn…
+ Xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết, nhất là nợ ngắn hạn bởi phần lớn nợ phải trả là
nợ ngắn hạn gắn với đặc điểm quá trình của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp trong tiêu thụ sản phẩm, từ đó có
nhiều chính sách trong chủ động ứng phó với dịch bệnh như chuyển đổi sản xuất sản phẩm
đáp ứng nhu cầu, sử dụng các chiến lược marketing, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm
trong và ngoài nước, tìm kiếm và mở rộng thêm nhiều thị trường tiềm năng, tiếp cận nhiều
khách hàng mới trước mắt là sử dụng các công ty tư vấn quốc tế để tăng số lượng các đơn
hàng.
+ Đồng thời, doanh nghiệp cũng đảm bảo sản xuất, chủ động thỏa thuận và bàn bạc
tìm nguồn cung mới, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, nâng cao công tác quản lý nhân
sự, áp dụng các phần mềm quản lý đảm bảo an toàn cho lao động trong dịch bệnh.

17
3. Phân tích tình hình tài sản:
Đơn vị: Triệu đồng
31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch
Chỉ tiêu Tỉ lệ
Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%)
(%)
A- TÀI SẢN
5,198,143 54.23 3,955,178 47.63 1,242,965 31.43 6.60
NGẮN HẠN
I. Tiền 126,274 2.43 114,543 2.90 11,731 10.24 (0.47)
1. Tiền 126,274 100 114,543 100 11,731 10.24 0.00
II. Đầu tư tài
chính ngắn 543,427 10.45 514,800 13.02 28,627 5.56 (2.56)
hạn
1. Đầu tư
nắm giữ đến 543,427 100 514,800 100 28,627 5.56 0.00
ngày đáo hạn
III. Các
khoản phải
2,913,674 56.05 1,974,733 49.93 938,941 47.55 6.12
thu ngắn
hạn
1. Phải thu
ngắn hạn 2,934,162 100.7 1,935,041 97.99 999,121 51.63 2.71
khách hàng
2. Trả trước
cho người 97,478 3.35 127,782 6.47 (30,305) (23.72) (3.13)
bán ngắn hạn
3. Phải thu
ngắn hạn 44,612 1.53 41,904 2.12 2,707 6.46 (0.59)
khác
4. Dự phòng
phải thu ngắn (162,577) -5.58 (129,994) -6.58 (32,583) 25.06 1.00
hạn khó đòi
IV. Hàng tồn
1,587,494 30.54 1,318,077 33.33 269,417 20.44 -2.79
kho

18
1. Hàng tồn
1,587,494 100.00 1,318,077 100.00 269,417 20.44 0.00
kho
V. Tài sản
ngắn hạn 27,274 0.52 33,025 0.83 (5,750) (17.41) (0.31)
khác
1. Chi phí trả
trước ngắn 5,761 21.12 328 0.99 5,433 1657.13 20.13
hạn
2. Thuế
GTGT được 17,011 62.37 26,423 80.01 (9,412) (35.62) (17.64)
khấu trừ
3. Tài sản
ngắn hạn 4,502 16.51 6,274 19.00 (1,772) (28.24) (2.49)
khác
B - TÀI SẢN
4,387,438 45.77 4,348,357 52.37 39,082 0.90 (6.60)
DÀI HẠN
I. Các khoản
phải thu dài 1,018,417 23.21 1,216,972 27.99 (198,555) (16.32) (4.77)
hạn
1. Phải thu
dài hạn của 1,012,037 99.37 1,210,593 99.48 (198,555) (16.40)
khách hàng
2. Phải thu
6,380 0.63 6,380 0.52 - 0.00 0.10
dài hạn khác
II. Tài sản cố
1,764,057 40.21 1,460,928 33.60 303,128 20.75 6.61
định
1. Tài sản cố
1,419,849 80.49 1,005,909 68.85 413,940 41.15 11.63
định hữu hình
2. Tài sản cố
định thuê tài 344,207 19.51 455,019 31.15 (110,812) (24.35) (11.63)
chính
III. Tài sản
dở dang dài 395,480 9.01 688,811 15.84 (293,331) (42.59) (6.83)
hạn

19
1.Chi phí xây
dựng cơ bản 395,480 100.00 688,811 100.00 (293,331) (42.59) 0.00
dở dang
IV. Các
khoản đầu
1,209,484 27.57 981,645 22.58 227,839 23.21 4.99
tư tài chính
dài hạn
1. Đầu tư vào
1,352,900 111.86 1,162,900 118.46 190,000 16.34 (6.61)
công ty con
2. Đầu tư vào
công ty liên
125,000 10.33 125,000 12.73 - 0.00 (2.40)
kết, liên
doanh
3. Dự phòng
đầu tư tài (268,415) (22.19) (306,254) (31.20) 37,839 (12.36) 9.01
chính dài hạn
TỔNG
CỘNG TÀI 9,585,582 100 8,303,535 100 1,282,047 15.44 0.00
SẢN

 Phân tích khái quát:


Tổng tài sản cuối năm 2021 là 9,585,581 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2020 là
1,282,046 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15.44% Tổng tài sản tăng lên chủ yếu là do tài sản ngắn hạn
tăng lên 1,242,964 triệu đồng, tỷ lệ tăng 31.43%.
Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản dài hạn cuối năm 2021 so với cuối năm 2020
tăng nhẹ 0.9%. Bên cạnh đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm 2021 so với cuối năm 2020
tăng 31.43%. Như vậy chính sách đầu tư của công ty cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 là
thiên về tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Vấn đề đặt ra là cần kiểm tra số liệu chi tiết trên báo cáo thuyết minh xem doanh
nghiệp đang đầu tư vào loại tài sản ngắn hạn nào trong năm.
 Phân tích chi tiết:
a. Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn cuối năm 2021 tăng lên 1,242,964 triệu đồng, tỷ lệ tăng 31.43%.
Việc tăng mạnh tài sản ngắn hạn chủ yếu là do:

20
Tiền tại thời điểm cuối năm 2021 là 126,274 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2020 là
11,730 triệu đồng (tỷ lệ tăng 10.24%), tỷ trọng giảm 0.47%. Tỷ lệ tiền tăng chủ yếu do hoạt
động kinh doanh. Lượng tiền dự trữ doanh nghiệp gia tăng giúp doanh nghiệp tăng cơ hội
đầu tư sinh lời, góp phần giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên
liên tục, giúp cải thiện khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời. Tuy nhiên
nếu khoản mục này chiếm tỷ trọng quá lớn có thể sẽ ảnh hưởng khả năng sinh lời của doanh
nghiệp trong tương lai.
Đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 là 543,426 triệu đồng, tăng
so với cuối năm 2020 là 28,626 triệu đồng (tỷ lệ tăng 5.56%) cho thấy doanh nghiệp đang
mở rộng phạm vi hoạt động, giúp DN tăng lợi nhuận và khả năng sinh lời. Tuy nhiên tăng
đầu tư tài chính cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro mất vốn cho doanh nghiệp.
Các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 là 2,913,673 triệu đồng,
tăng so với cuối năm 2020 là 938,941 triệu đồng, tỷ lệ tăng 47.55%, tỷ trọng tăng 6.12%,
cho thấy cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp
tăng. Xem xét chi tiết, ta thấy:
 Phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 tăng
mạnh 999,121 triệu đồng, tỷ lệ tăng 51.63%, tỷ trọng tăng 2,71%. Như vậy, vốn bị
chiếm dụng vào đặt trước hàng có xu hướng tăng, chứng tỏ DN đang nới lỏng
chính sách tín dụng thương mại nhằm kích cầu người mua làm tăng doanh thu. Tuy
nhiên đồng thời Dự phòng phải thu khó đòi trong năm lại có xu hướng tăng mạnh
(25.06%). Cụ thể, dự phòng phải thu khách hàng cuối năm 2021 là 162,577 triệu
đồng, tăng 32,582 triệu đồng so với đầu năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp
đang bị chiếm dụng số vốn rất lớn và khó thu hồi. Việc vốn của doanh nghiệp bị
khách hàng chiếm dụng quá nhiều có thể sẽ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ mất các cơ
hội đầu tư sinh lời, đồng thời tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ và tăng rủi ro
nợ xấu không thể thu hồi. Dự phòng phải thu lớn sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét lại chi tiết các đối
tượng đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, để có kế hoạch thu hồi vốn nhanh,
tránh thất thoát lượng vốn lớn.
 Trả trước người bán ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 giảm 30,304 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 23.72%, tỷ trọng giảm 3.13%. Vốn của doanh nghiệp bị chiếm
dụng bởi các nhà cung cấp đã giảm đi tránh được tình trạng bị mất vốn, tuy nhiên
trong trường hợp trả trước cho nhà cung cấp giảm mạnh, doanh nghiệp nên cân
nhắc mở rộng mối quan hệ tín dụng thương mại các nhà cung cấp bằng việc tăng
lượng tiền ứng trước, từ đó tạo dựng niềm tin vs các nhà cung cấp.
 Phải thu ngắn hạn khác tăng so với đầu năm, tăng 2,707 triệu đồng, tỷ lệ tăng
6.46%. Phải thu khác tăng chủ yếu là do các khoản phải thu từ tạm ứng cho nhân
viên, đặt cọc để mở thư tín dụng tại ngân hàng, phải thu từ giao dịch chuyển

21
nhượng vốn góp công ty con, phải thu tiền lãi gửi,...
Hàng tồn kho cuối năm 2021 tăng 269,416 triệu, nhưng tỷ trọng lại không thay đổi.
Việc hàng tồn kho tăng là do:
 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng: do trong kỳ cty tiến hành mua sắm Nguyên
liệu, vật liệu tồn kho có thể là chiến lược dự trữ NVL để ngăn chặn việc tăng giá
của các yếu tố đầu vào trong tương lai. Tuy nhiên việc Nguyên liệu, vật liệu tồn
kho tăng quá cao có thể gây ứ đọng vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn, tăng chi phí
quản lý hàng tồn kho
 Thành phẩm tăng chứng tỏ cty có lượng thành phẩm dồi dào, sẵn sàng cung ứng
cho thị trường
 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng đáp ứng nhu cầu kinh doanh
b. Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn cuối năm 2021 là 4,387,438 triệu đồng, tăng nhẹ so với đầu năm là
39,081 triệu đồng, tỷ lệ tăng nhẹ 0.9%, tỷ trọng giảm nhẹ 6.6%, nguyên nhân là do:
 Các khoản phải thu dài hạn cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 giảm 198,555
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 16.32% cho thấy số vốn bị chiếm dụng của doanh
nghiệp giảm, điều này sẽ tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương
lai, giảm thiểu rủi ro bị mất các khoản nợ khó đòi.
 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm 2021 là 395,480 triệu đồng, giảm
mạnh 293,330 triệu đồng so với cuối năm 2020, tỷ lệ giảm 42.59%, giảm rất nhiều,
cho thấy doanh nghiệp đang giảm lượng vốn dài hạn cho đầu tư xây dựng các công
trình, kiến trúc, đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất. Như vậy trong kỳ,
doanh nghiệp có thể đưa các công trình xây dựng đi vào hoàn thiện để thu hồi vốn
đầu tư, tránh xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên việc giảm chi phí xây dựng
này có thể khiến cho năng suất bị giảm sút, ảnh hưởng đến lượng đơn đặt hàng /
Hợp đồng đấu thầu và gây ảnh hưởng không tốt đến doanh thu của doanh nghiệp
trong các kỳ tiếp theo.
 Giá trị còn lại của Tài sản cố định hữu hình cuối năm là 1,419,849 triệu đồng,
tăng so với cuối năm 2020 là 413,940 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 41.15% .
Bên cạnh đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao 80.49%, tăng so với cuối
năm 2020 là 11.63 %. Việc tăng tài sản cố định hữu hình cho thấy công ty đã cải
thiện, đổi mới, đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị để phục vụ hoạt động SXKD,
nâng cao số lượng sản phẩm cung ứng, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể
đang thực hiện chiến lược tận dụng lợi thế của đòn bẩy kinh doanh để gia tăng lợi
ích.
 Đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 1,209,484 triệu đồng,
tăng 227,839 triệu đồng, tương ứng tăng 23.21%. Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn

22
chiếm tỷ trọng khá cao 27.57 %, tăng so với cuối năm 2020 4.99%. Tăng đầu tư tài
chính dài hạn là do doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào công ty con để mở rộng sản
xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm trên
thị trường dưới áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các sản phẩm nhập khẩu và sự
sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu của thị trường do ảnh hưởng của các loại dịch bệnh.
Ngoài ra thì dự phòng đầu tư tài chính dài hạn giảm còn 268,415 triệu đồng so với
cuối năm 2020.

 Kết luận và giải pháp:


Doanh nghiệp thuộc loại quy mô rất lớn. Trong năm tăng trưởng về tài sản là
1,282,046 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 15.44%, mở rộng quy mô SXKD. Chính
sách đầu tư của doanh nghiệp trong năm 2021 là dùng trên 50% vốn đầu tư vào tài sản ngắn
hạn, và dưới 50% đầu tư vào tài sản dài hạn, doanh nghiệp có xu hướng tập trung gia tăng
đầu tư cho tài sản ngắn hạn (tăng 31.43%). Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp:
 Gia tăng khả năng lưu chuyển tiền, tăng khả năng ứng phó nhanh với các nghĩa vụ
trả nợ của doanh nghiệp.
 Xem xét mở rộng chính sách tín dụng thương mại để thúc đẩy quá trình tiêu thụ
sản phẩm, tránh bị ứ đọng hàng tồn kho.
 Rà soát, kiểm tra lại các đối tượng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, và có kế
hoạch thu hồi vốn nhanh, để tránh lãng phí vốn.
 Quản trị vốn đầu tư dài hạn tốt để tránh rủi ro, tăng khả năng sinh lời cho doanh
nghiệp
4. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,815,347 6,766,897 2,048,450 30.3
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (75,640) (89,799) 14,159 (15.8)
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
8,739,708 6,677,098 2,062,610 30.9
cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp (8,021,306) (6,032,320) (1,988,986) 33.0
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
718,401 644,777 73,624 11.4
dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,006,203 799,055 207,148 25.9
7. Chi phí tài chính (60,590) (308,314) 247,724 (80.3)

23
* Chi phí lãi vay (81,711) (154,336) 72,625 (47.1)
8. Chi phí bán hàng (86,950) (113,075) 26,125 (23.1)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (149,160) (43,644) (105,516) 241.8
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
1,427,904 978,749 449,155 45.9
doanh
12. Thu nhập khác 41,947 4,179 37,768 903.8
13. Chi phí khác - - - -
14. Lợi nhuận khác 41,947 4,179 37,768 903.8
15. Tổng lợi nhuận trước thuế 1,469,852 982,928 486,924 49.5
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành (85,469) (32,640) (52,829) 161.9
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,384,382 950,288 434,094 45.7
Tổng luân chuyển thuần (LCT) 9,787,858 7,480,332 2,307,526 30.8
Doanh thu kinh doanh 9,745,910 7,476,153 2,269,758 30.4
Lợi nhuận bán hàng 482,291 488,058 (5,767) (1.2)
Hệ số sinh lời Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) 0.1414 0.1270 0.0144 11.3
Hệ số sinh lời lợi nhuận trước thuế 0.1502 0.1314 0.0188 14.3
Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh 0.1465 0.1309 0.0156 11.9
Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng 0.0552 0.0731 (0.0179) (24.5)
Hệ số chi phí (Hcp) 0.8586 0.8730 (0.0144) (1.6)
Hệ số giá vốn hàng bán 0.9178 0.9034 0.0144 1.6
Hệ số chi phí bán hàng 0.0099 0.0169 (0.0070) (41.4)
Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp 0.0171 0.0065 0.0105 161.5

 Phân tích khái quát:


Lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng 486,923 tương ứng tỷ lệ tăng 49.54%. Hệ số
sinh lời hoạt động trước thuế năm 2021 so với năm 2020 tăng từ 0.1314 lần lên 0.1502 lần,
tăng 0.0188 lần với tỷ lệ tăng 14.28%, nghĩa là 1 đồng luân chuyển thuần có 0.1314 đồng
(năm 2020) và 0.1502 đồng (năm 2021) lợi nhuận kế toán.

24
Lợi nhuận sau thuế năm 2021 tăng 434,094 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 45.68%
so với năm 2020. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) tăng từ 0.1270 lần lên 0.1414 lần, tăng
0.0144 lần với tỷ lệ tăng 11,.34%, nghĩa là trong 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty thu
được 0.1270 đồng (năm 2020) và 0.1414 đồng (năm 2021) đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số
chi phí giảm 0.0144 lần tương ứng tỷ lệ giảm 1.65%, nghĩa là để thu về 1 đồng doanh thu thì
doanh nghiệp phải bỏ ra 0.8730 đồng (năm 2020) và 0.8586 đồng (năm 2021) chi phí.
Tốc độ tăng của LNST là 45.68% thấp hơn tốc độ tăng của LNTT là 49.54%, thuế
TNDN năm 2021 tăng 52,829 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 161.86%, nói cách khác, kết
quả kinh doanh cuối cùng của công ty đang chịu tác động trong chính sách thuế đối với
doanh nghiệp.
Có thể thấy, trong cả 2 năm, LNTT, LNST và hệ số sinh lợi hoạt động đều dương và
có xu hướng tăng, đồng thời hệ số chi phí giảm cho thấy kết quả và hiệu quả kinh doanh của
công ty trong năm 2021 khá khả quan và cải thiện hơn so với năm 2020.
 Phân tích chi tiết:
 Hoạt động kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho công ty trong kỳ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 là 1,427,904 triệu đồng, tăng
449,155 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 45.89% so với năm 2020. Đồng thời hệ số sinh lời
hoạt động kinh doanh cũng tăng, năm 2021 là 0.1465 lần, tăng 0.0156 lần tương ứng tỷ lệ
tăng 11.91% so với năm 2020; nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động kinh
doanh có 0.1309 đồng (năm 2020) và 0.1465 đồng (năm 2021) lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ
quy mô lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016 đã
tăng lên và hiệu quả hoạt động kinh danh của công ty có thể khả quan hơn. Tình hinh này là
do tác động của doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, cụ thể:
Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận bán hàng năm 2021 là 482,291
triệu đồng, giảm 5,757 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 1.18% so với năm 2020; và hệ số
sinh lời hoạt động bán hàng năm 2021 là 0.0552 lần, giảm 0.0179 lần tương ứng tỷ lệ giảm
24.5% so với năm 2020, nghĩa là trong 1 đồng doanh thu tạo ra từ hoạt động bán hàng có
0.0731 đồng (năm 2020) và 0.0552 đồng (năm 2021) lơi nhuận bán hàng. Cho thấy kết quả
và hiệu quả kinh doanh của hoạt động bán hàng năm 2021 chưa được cải thiện hơn so với
năm 2020. Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động chính mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2021 tăng 2,048,450 triệu
đồng, tương ứng tăng 30.27% so với năm 2020. Nguyên nhân doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng chủ yếu đến từ bán thành phẩm và vật liệu, hàng hoá; các khoản giảm trừ
doanh thu năm 2021 giảm 14,160 triệu đồng (15.77%) so với năm 2020. Và trong năm 2020,

25
ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 nhưng sang đến năm 2021, thực hiện Nghị định số
128/NQ-CP của Chính phủ về tạm thời:”Thức ứng an toàn với đại dịch Covid-19”, nới lỏng
giãn cách xã hôi, chính về vậy doanh thu của ngành tăng lên so với năm 2020; đặc biệt trong
năm 2021, Tập đoàn đã khánh thành Nhà máy thức ăn thủy sản Nutreco, đặc biệt nghiên
cứu, thử nghiệm thành công vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi và đang tích cực xúc tiến
các bước tiếp theo để sản xuất thương mại trong thời gian sớm nhất.
Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi
phí của công ty. Năm 2021 sao với năm 2020, giá vốn hàng bán tăng 1,988,986 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 32.97%. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2021 là 0.9178 lần tăng 0.0144,
tương ứng tăng 1.59% so với năm 2020. Nguyên nhân do giá vốn của thành phẩm, nguyên
vật liệu và hàng hoá tăng, cho thấy công ty sử dụng giá vốn chưa hợp lý, hiệu quả công ty
nên có sự đàm phán với các nhà cung cấp đầu vào, đặc biệt là những nhà cung cấp lâu năm
để hưởng ưu đãi về giá vốn hàng bán tốt hơn, công ty cũng nên nghiên cứu thị trường về nhu
cầu đầu ra để từ đó tích trữ đầu vào 1 cách phù hợp. Nhưng có thể do giá các yếu tố đầu vào
đang có xu hướng giảm, doanh nghiệp đang đẩy mạnh côg tác dữ trữ hàng tồn kho hợp lý,
quản trị nguyên vật liệu của công ty tốt hơn.
Chi phí bán hàng: Năm 2021 so với năm 2020, chi phí bán hàng giảm 26,125 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 23.10%. Hệ số chi phí bán hàng năm 2021 là 0.0099 lần, giảm
0.0070 lần tương ứng giảm 41.25% so với năm 2020. Nguyên nhân có thể thấy do công ty
đã giảm đáng kể được các chi phí như: chi phí NVL, nhân công, mua ngoài và chi phí khác.
Điều này thể hiện công ty đang sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn chi phí bán hàng, nhưng bên
cạnh đó công ty vẫn nên kiểm tra, rà soát lại để cắt giảm các khoản chi phí bán hàng không
cần thiết để giảm chi phí hiệu quả nhất có thể.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2021 so với năm 2020, chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng 105,516 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 241.77%. Hệ số chi phí quản lý doanh
nghiệp năm 2021 là 0.0171 lần, tăng 0.0105 lần tương ứng tỷ lệ tăng 161.11% so với năm
2020. Nguyên nhân rõ nhất có thể thấy do công ty đã giảm chi phí dự phòng các khoản phải
thu khó đòi tương đối lớn và tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp (241.77%) lớn
hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (30.89%). Điều này thể hiện công ty
chưa sử dụng hiệu quả chi phí quản lý doanh nghiệp, lãng phí vì vậy công ty nên xem xét, rà
soát lại để cát giảm các khoản chi phí quản lý không cần thiết để đạt hiệu quả cao trong sử
dụng chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Hoạt động tài chính:
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2021 so với năm 2020 tăng 207,148 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 25.92%. Nguyên nhân chi phí tài chính năm 2021 giảm 247,724
triệu đồng, tương ứng giảm 80.35% so với năm 2020, do công ty đã tăng các khoản trích lập
dự phòng các khoản đầu tư tài chính một cách đáng kể và phí mở thư tín dụng, lỗ chênh lệch

26
tý giá cũng tăng mạnh so với năm 2020. Đặc biệt chi phí lãi vay năm 2021 là 81,711 triệu
đồng, giảm 72,625 (47.06%) so với năm 2020, cho thấy công ty đã hạn chế sử dụng đòn bẩy
tài chính, giảm huy động nợ.
Qua đó, có thể thấy, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng, lượng doanh thu tài chính
thu được trong năm 2021 cao hơn chi phí tài chính cho thấy công tác quản lý chi phí hoạt
động tài chính tương đối hiệu quả.
 Hoạt động khác:
Thu nhập khác: Năm 2021 sơ với năm 2020 tăng 37,769 triệu đồng, tương ứng tăng
903.81%. Nguyên nhân do năm 2021 có thu nhập từ nhận hỗ trợ và chuyển nhượng tài sản
cố định. Hoạt động khác là hoạt động mang tính chất bất thường, vì vậy công ty cần xem xét
kỹ nguyên nhân tăng đột biến của chi phí khác, nhưng công ty không phát sinh chi phí khác.

 Kết luận:
Qua phân tích, Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập Đoàn
DABACO Việt Nam - DABACO GROUP trong năm 2021 tăng lên so với năm 2020 và có
thể tốt hơn so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong ngành. Nguyên nhân chủ yếu do
doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác có sự gia tăng đồng thời công tác
quản trị chi phí bán hàng, chi phí lãi vay được cải thiện.
Trọng điểm quản lý: việc sử dụng một số chi phí của công ty chưa thực sự hiệu quả.
Giá vốn hàng bán tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến trong kỳ, sử dụng chưa
được hiệu quả.
 Giải pháp:
Nâng cao công tác sử dụng giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, liên hệ
với nhà cung cấp để giảm giá đầu vào và rà soát để giảm các khoản chi phí quản lý không
phù hợp để đạt hiệu quả trong việc sử dụng chi phí, để kết quả kinh doanh của Công ty đạt
hiệu quả tốt nhất.
5. Phân tích khả năng thanh toán:
Bảng phân tích các chỉ tiêu
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2021 21/12/2020
Tuyệt đối %
1.9387 1.7682 0.1705 9.64
1. Hệ số KNTT tổng quát=

Tổng tài sản 9,585,581 8,303,534 1,282,047 15.4

27
Tổng nợ phải trả 4,944,386 4,696,126 248,260 0.05

1.2872 1.2402 0.0470 3.79


2. Hệ số KNTT ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn 5,198,143 3,955,178 1,242,965 31.4
Nợ ngắn hạn 4,038,399 3,189,238 849,161 26.6
3. Hệ số KNTT nhanh

= 0.0313 0.0359 (0.0046) (12.9)


Tiền và các khoản tương đương tiền 126,274 114,543 11,731 10.2
4. Hệ số KNTT tức thời
- - - -
=
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Tuyệt đối %
16.9884 5.3688 11.6197 216.6
5. Hệ số KNTT lãi vay=

EBIT 1,388,140 828,592 559,548 67.5


Chi phí lãi vay 81,711 154,336 (72,625) (47.05)
6. Hệ số KN chi trả bằng tiền=
0.0638 0.3958 (0.33) (83.88)

Lưu chuyển tiền thuần HĐKD 257,697 1,262,200 (1,004,503) (79.6)


Nợ ngắn hạn cuối kỳ 4,038,399 3,189,238 849,161 26.62

 Phân tích khái quát:


Nhìn vào bảng phân tích trên, ta có thể thấy các chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát; Hệ số KNTT ngắn hạn; Hệ số KNTT lãi vay đều tăng năm 2020 so với năm 2021.
 Phân tích chi tiết:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: đây là hệ số cho biết mối quan hệ giữa tổng
tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn
và dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Ta thấy, hệ số này
cuối năm 2021 tăng 0.17 lần và tăng 9.6% so với cuối năm 2020 ( cuối năm 2021 là 1.94;

28
cuối năm 2021 là 1.77). Hệ số KNTT tổng quát của công ty DBC luôn lớn hơn 1, nghĩa là
Doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tổng tài sản. Sở dĩ có sự
tăng đó là do Tổng tài sản tăng nhanh hơn Nợ phải trả (cuối năm 2021 so với cuối năm
2020). Cuối năm 2021 tổng tài sản của DBC là 9,585,581, cuối năm 2020 là 8,303,534; đã
tăng 1.15 lần. Tương tự, với Nợ phải trả cuối năm 2021 chỉ tăng 1.05 lần, chậm hơn so với
sự tăng trưởng của Tổng tài sản. Đó là nguyên nhân dẫn đến Hệ số KNTT tổng quát tăng,
mặc dù năm 2021 nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng
DBC vẫn đẩy mạnh kinh doanh, khắc phục khó khăn để đưa doanh nghiệp vượt qua đại dịch
một cách tốt nhất.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được
bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. So với cuối năm 2020, hệ số này
đã tăng từ 1.24 lần lên 1.29 lần vào cuối năm 2021 (tăng 0.05 lần; tương đương 4.03%. Hệ
số này tăng do Tài sản ngắn hạn cuối năm 2021 tăng 1.3% so với cuối năm 2020; còn Nợ
ngắn hạn chỉ tăng 1.26%. Nợ ngắn hạn ghi nhận đáng chú ý bao gồm vay tại các ngân hàng
thương mại Nhà nước, khoảng 2528,3 tỷ đồng; vay các ngân hàng TMCP khoảng 281,9 tỷ
đồng; vay các chi nhanh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam khoản 350,7 tỷ đồng.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2021 là 0.0313 lần phản ánh 1 đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.0313 đồng tiền và tương đương tiền. Cuối năm 2020 là
0.0359 lần phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.0359 đồng tiền và tương
đương tiền. Nhưng cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 ,hệ số KNTT nhanh giảm đi 0.0046
lần với tỷ lệ tăng là -12.9% cho thấy KNTT nhanh của doanh nghiệp kém đi. Hệ số này phản
ánh chính xác nhất KNTT nợ ngắn hạn của DN. Nguyên nhân hệ số này cuối năm 2021 so
với năm 2020 giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ lệ tăng là 10.2% thấp hơn
so với tốc độ tăng của chỉ tiêu nợ ngắn hạn là 26.6%. Hệ số KNTT nhanh cả năm 2021 và
năm 2020 đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp không có đủ tiền và tương đương tiền để
đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn theo kế hoạch dòng tiền, chính sách quản trị tiền kém hiệu
quả, ảnh hưởng tới khả năng chi trả nợ và việc chớp cơ hội kinh doanh sinh lời, và như vậy
DN đã không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và chi phí
lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần
chi phí lãi vay tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Hệ số này cuối năm 2020 và
cuối năm 2021 đều lớn hơn 1, cho thấy công ty DBC luôn có khả năng thanh toán lãi vay
bằng chính kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số này cuối năm 2020 tăng 11,63 lần
so với cuối năm 2021 (tương đương 216.6%). Nguyên nhân là do EBIT năm 2021 tăng so
với năm 2020, còn chi phí lãi vay thì giảm từ 154,336 trđ (2020) xuống còn 81,711 trđ
(2021).
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền: phản ánh bằng dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có thể hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn cuối

29
kỳ. Hệ số này giảm từ 0.4 lần năm 2020 xuống còn 0.06 lần so với năm 2021; đã giảm 0.34
lần; tương đương với 0.85%. Nguyên nhân là do lưu chuyển tiền thuần HĐKD của công ty
DBC giảm rất mạnh từ 1,262,200 năm 2020 xuống còn 257,697; đã giảm 1,004,503 trđ;
tương đương 79.6%. Còn nợ ngắn hạn cuối kỳ 2020 lại tăng từ 3,189,238 trđ lên 4,038,399
năm 2021; đã tăng 849,161; tương đương 26.62%. Lưu chuyển thuần từ HĐKD âm đã gây
khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền
dự trữ cuối kỳ suy giảm, tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm là dấu hiệu không tốt với khả
năng thanh toán.

 Kết luận:
Nhìn chung, công ty DBC đã có những cố gắng không ngừng nghỉ ở năm 2021 so với
năm 2020 để đưa công ty đi lên, biểu hiện là hầu như các chỉ số khả năng thanh toán đều
tăng. Các chỉ tiêu như hệ số KNTT tổng quát, hệ số KNTT ngắn hạn, hệ số KNTT lãi vay
đều tăng, cho thấy công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán. Các khoản nợ của công
ty chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm trên 65%), không có nợ xấu, vì vậy công ty cần cân đối
nguồn tiền, để tránh trường hợp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, chỉ tiêu hệ số khả năng
chi trả bằng tiền đã có dấu hiệu sụt giảm ở năm 2021, công ty DBC cần đẩy mạnh kinh
doanh, hạn chế vay nợ để có khả năng thanh toán tốt hơn.

6. Phân tích hoạt động tài trợ của DN thông qua chỉ tiêu Vốn lưu chuyển (VLC) và Hệ
số tài trợ thường xuyên (Htx)
Bảng 6.1. Xác định nguồn tài trợ, sử dụng nguồn tài trợ năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
Tỷ Tỷ
Nguồn tài trợ Số tiền trọng Sử dụng nguồn tài trợ Số tiền trọng
(%) (%)
I. Các chỉ tiêu NV tăng 1,882,949 79.10 I. Các chỉ tiêu TS tăng 1,779,684 74.76
1. Tiền và các khoản
1. Nợ ngắn hạn 849,162 26.63 11,731 10.24
tương đương tiền
2. Đầu tư tài chính ngắn
2. Vốn chủ sở hữu 1,033,787 28.66 28,627 5.56
hạn
3. Các khoản phải thu
938,941 47.55
ngắn hạn
4. Hàng tồn kho 269,417 20.44
5. Tài sản cố định 303,129 20.75

30
6. Đầu tư tài chính dài
227,839 23.21
hạn
II. Các chỉ tiêu TS giảm (497,637) (20.90) II. Các chỉ tiêu NV giảm (600,902) (25.24)
1. TS ngắn hạn khác (5,751) (17.41) 1. Nợ dài hạn (600,902) (39.88)
2. Các khoản phải thu
(198,555) (16.32)
dài hạn
3. TS dở dang dài hạn (293,331) (42.59)
Tổng cộng 2,380,586 100 Tổng cộng 2,380,586 100

Bảng 6.2. Xác định nguồn tài trợ, sử dụng nguồn tài trợ năm 2020
Đơn vị: Triệu đồng
Tỷ Tỷ
Nguồn tài trợ Số tiền trọng Sử dụng nguồn tài trợ Số tiền trọng
(%) (%)

I. Các chỉ tiêu NV tăng 730,995 28.44 I. Các chỉ tiêu TS tăng 63.17
1,623,973
1. Tiền và các khoản
1. Vốn chủ sở hữu 730,995 25.41 2,276 2.03
tương đương tiền
2. Đầu tư tài chính ngắn
33,451 6.95
hạn
3. Hàng tồn kho 127,558 10.71
4. Các khoản phải thu
18974.8
dài hạn 1,210,592
5. TS dở dang dài hạn 196,800 40.00
6. Đầu tư tài chính dài
53,296 5.74
hạn
II. Các chỉ tiêu TS II. Các chỉ tiêu NV
(71.56) (946,724) (36.83)
giảm (1,839,702) giảm
1. Các khoản phải thu
(939,819) (32.25) 1. Nợ ngắn hạn (30.85)
ngắn hạn (899,176)
2. TS ngắn hạn khác (51,980) (61.15) 2. Nợ dài hạn (47,548)

31
3. Tài sản cố định (847,903) (36.72)

Tổng cộng 2,570,697 100 Tổng cộng 100


2,570,697

Bảng 6.3. Phân tích hoạt động tài trợ dài hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
Tuyệt đối Tỷ lệ %
I. Vốn lưu chuyển 1,159,744 765,940 393,804 51.41
1. Nguồn vốn dài hạn 5,547,182 5,114,297 432,885 8.46
- Vốn chủ sở hữu 4,641,195 3,607,408 1,033,787 28.66
- Nợ dài hạn 905,987 1,506,889 (600,902) (39.88)
2. Tài sản dài hạn 4,387,438 4,348,357 39,081 0.90
II. Hệ số tài trợ thường xuyên 1.2643 1.1761 0.0882 7.50
III. Nguồn tài trợ 2,380,586 2,570,697 (190,111) (7.40)
- Nguồn vốn tăng 1,882,949 730,995 1,151,954 157.59
- Tài sản giảm (497,637) (1,839,702) 1,342,065 (72.95)
IV. Sử dụng NTT 2,380,586 2,570,697 (190,111) (7.40)
- Tài sản tăng 1,779,684 1,623,973 155,711 9.59
- Nguồn vốn giảm (600,902) (946,724) 345,822 (36.53)

 Phân tích khái quát:


Nhìn bảng phân tích cho thấy hoạt động tài trợ năm 2021 đã có thay đổi về cơ bản so
với năm 2020 trên tất cả các phương diện: quy mô, tỷ lệ và cơ cấu.
Vốn lưu chuyển cuối năm 2021 là 1,159,744 triệu đồng còn đầu năm 2021 là 765,940
triệu đồng; vốn lưu chuyển đã tăng 393,804 triệu đồng so với đầu năm (với tốc độ tăng
51.41%).
VLC > 0 đem lại sự an toàn, ổn định cho hoạt động tài trợ, DN dùng 1 phần NVDH
để tài trợ cho TSNH, có thể ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán ngắn hạn. Nhờ vậy, rủi
ro tài chính thấp và đảm bảo được khả năng thanh toán của DN. Việc tăng VLC chứng tỏ
DN đang tích cực huy động NVDH để đầu tư cho TSDH.

32
Hệ số tài trợ thường xuyên cuối và đầu năm 2021 lần lượt là 1.2643 và 1.1761 lần;
tăng 0.0882 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 7,5% so với thời điểm cuối năm 2020. Có nghĩa là
ở năm 2021, để đầu tư cho 1 đồng TSDH thì DN phải huy động 1.2643 đồng từ nợ DN và
VCSH. Vì Htx > 1 cho thấy DN có đủ NVDH để tài trợ cho TSDH. NVDH là những khoản
VCSH và vốn vay có thời gian đáo hạn kéo dài ( >1 năm) trong khi TSNH là những TS có
tính thanh khoản cao, chu kỳ vòng quy vốn nhanh. Như vậy, chính sách tài trợ này đảm bảo
được nguyên tắc cân bằng tài chính; đạt mức độ an toàn, ổn định. Tuy nhiên, chi phí sử dụng
vốn sẽ cao, áp lực trả nợ và áp lực sinh lời lớn
Về quy mô của nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ ở cuối năm 2021 giảm so với
đầu năm, chứng tỏ quy mô kinh doanh của DN bị thu hẹp. Nếu đặt trong điều kiện nền kinh
tế bình thường thì đây là một vấn đề xấu, bất hợp lý; tuy nhiên trong năm 2021 là năm đầy
khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng bởi dịch Covid-19
khiến thị trường tiêu thụ bị hạn chế, nguồn thực phẩm chế biến gặp khó khăn do giãn cách
xã hội. Trong khi đó, bệnh Dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây
lan; chưa kể tác động tiêu cực từ những diễn biến bất thường của thời tiết... Điều này đã làm
ảnh hưởng đến hoạt động chính của công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco do công ty này sản
xuất, kinh doanh và chế biến giống cây trồng, chăn nuôi nên việc quyết định giảm quy mô
kinh doanh vào năm 2021 là hoàn toàn phù hợp.
 Phân tích chi tiết:
 Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tăng của vốn lưu chuyển là do tại thời điểm cuối năm
so với đầu năm, giá trị của Nguồn vốn dài hạn tăng hơn nhiều so với Tài sản dài hạn. Cụ
thể là:
a. Nguồn vốn dài hạn tác động cùng chiều với VLC. NVDH của công ty cuối năm 2021 là
5,547,182 triệu đồng, còn tại cuối năm 2020 là 5,114,297 triệu đồng.
Như vậy, Nguồn vốn dài hạn cuối năm đã tăng so với đầu năm là 432,885 triệu đồng
(với tỷ lệ tăng 8.46%). NVDH tăng 432,885 triệu đồng, trong điều kiện các nhân tố khác
không thay đổi sẽ làm cho VLC tăng tương ứng 432,885 triệu đồng.
Nguồn vốn dài hạn tăng lên là do Vốn chủ sở hữu tăng lên trong khi Nợ dài hạn lại
giảm đi, xuất phát từ chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh
nghiệp đã giảm được về mặt chi phí sử dụng vốn, giảm áp lực trả nợ và giảm áp lực sinh lời.
Cụ thể:
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2021 là 4,641,195 triệu đồng và đầu năm là 3,607,408
triệu đồng, tăng 1,033,787 triệu đồng với tốc độ tăng 28.66%. Nhìn chung, khả năng tự chủ
tài chính của công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên. Vốn chủ sở hữu tăng là do
đóng góp của Vốn góp của chủ sở hữu và Quỹ đầu tư phát triển tăng cao hơn sự giảm đi của
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nguyên nhân gây ra sự thay đổi tăng lên vốn góp của
chủ sở hữu do số lượng Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết tăng lên. Quỹ đầu tư phát

33
triển tăng có thể thấy doanh nghiệp đang tiếp tục chú trọng đến việc đầu tư thông qua lợi
nhuận giữ lại, điều này tạo cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Nợ dài hạn cuối năm 2021 là 905,987 triệu đồng và đầu năm 2021 là 1,506,889 triệu
đồng; giảm 600,902 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 39.88%. Nợ dài hạn giảm là do Phải
trả dài hạn khác và Vay và nợ thuê tài chính dài hạn đồng thời giảm. Đây là dấu hiệu cho
thấy công ty đã trả bớt được nợ vay dài hạn, làm giảm áp lực thanh toán cho công ty.
b. Tài sản dài hạn có tác động cùng chiều với VLC. TSDH cuối năm 2021 của công ty là
4,387,438 trđ, đầu năm 4,348,357 trđ, tăng 39,081 trđ (tương ứng với tỷ lệ tăng 0,9%) so với
đầu năm. Do đó TSDH tăng không đáng kể là 39,081 trđ trong điều kiện các nhân tố khác
không thay đổi sẽ khiến VLC tăng tương ứng 39,081 triệu đồng. Nguyên nhân sự tăng này là
do Tài sản cố định và Đầu tư tài chính dài hạn đều tăng nhiều hơn trong khi Các khoản phải
thu dài hạn và Tài sản dở dang dài hạn giảm.
TSDH tăng chủ yếu do Tài sản cố định tăng 303,129 trđ, tỷ lệ tăng là 20.75%.
Nguyên nhân chính làm tăng TSCĐ HH là do nguyên giá tăng 32.57%. Đó là do DN tăng
đầu tư mua sắm TSCĐ hữu hình phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ tiên
tiến, tự động hóa để tránh bị tụt hậu so với đối thủ. Đồng thời, điều này giúp tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù
hao mòn lũy kế tăng không đáng kể so với việc gia tăng TSCĐ, DN vẫn cần chú ý nâng cao
hiệu suất sử dụng các loại TSCĐ; kiểm tra lại chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản
cố định.
Ngoài ra, ta thấy rằng TSDH có tình thanh khoản thấp, nên sự tăng lên này khiến cho
tính thanh khoản của doanh nghiệp giảm, nhu cầu đầu tư tăng làm tăng áp lực huy động vốn.
Đầu tư tài chính dài hạn tăng 227,839 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 23.21%. Điều này là
do DN tập trung đầu tư nhiều vào công ty con, có xu hướng mở rộng hoạt động đầu tư.
CTCP Tập đoàn Dabaco hiện đang có đến 25 công ty con, hầu hết tập trung về mảng lĩnh
vực nông nghiệp giống cây trồng, vật nuôi. Chiến lược đầu tư này khá thành công và đem
đến thắng lợi lớn cho DN khi thử nghiệm thành công vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi và
đang tích cực xúc tiến các bước tiếp theo để sản xuất thương mại. Tuy nhiên, việc gia tăng
đầu tư cũng đi kèm rủi ro không nhỏ trong tình hình kinh tế nhiều biến động và tình trạng
trạng khó khăn kép về dịch bệnh trên cả con người và vật nuôi như hiện nay.
 Htx tăng là do tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn cao hơn nhiều tốc độ tăng của tài sản
dài hạn. Cụ thể, NVDH tăng 432,885 trđ, tỷ lệ tăng 8.46%; còn TSDH tăng 39,081 trđ,
tỷ lệ tăng 0.9%. Điều này dẫn đến NVDH tăng đủ để đáp ứng được mức tăng của
TSDH. Nhờ vậy chính sách tài trợ đạt mức độ an toàn ổn định gia tăng.

 Kết luận:
Chính sách tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2021 là phù hợp, đảm bảo tính ổn

34
định, an toàn và đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính cho hoạt động tài trợ. Hoạt động tài
trợ của DN vẫn đảm bảo được sự ổn định, an toàn là nhờ vào doanh nghiệp đã cân đối, tăng
giảm các chỉ tiêu trong nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn để phù hợp với điều kiện, yêu
cầu của nền kinh tế trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay.
Doanh nghiệp có đủ NVDH để tài trợ cho TSDH. Nợ dài hạn giảm trong khi VCSH
tăng cho thấy được năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp nhưng mặt trái của nó là
lại làm giảm hiệu quả trong dài hạn. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sử
dụng vốn và áp lực trả nợ của mình, sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích, phù hợp, tiết
kiệm.
Trọng điểm quản lý: việc tăng đầu tư TSDH, cụ thể là TSCĐ hữu hình như máy móc,
thiết bị; nhà cửa kiến trúc;… mang lại 1 rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp. Việc này tiêu tốn
nhiều chi phí, ngân sách và đòi hỏi một lượng vốn lớn đầu tư của doanh nghiệp vào loại tài
sản này, do đó nếu việc đầu tư không hiệu quả sẽ làm gia tăng nợ của một công ty.
 Giải pháp:
 Xem xét lại hiệu quả sử dụng TSCĐ, có kế hoạch để đẩy nhanh việc khấu hao,
thu hồi vốn;
 Tiếp tục thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó tăng năng suất, chất lượng
nông sản;
 Duy trì tình hình hoạt động và sản xuất có lợi nhuận tích cực;
 Cần tận dụng triệt để khả năng tự chủ tài chính có khi gia tăng huy động nguồn
vốn CSH;
 Kiểm soát và cân đối chi phí sử dụng nguồn vốn vay nợ và vốn CSH.
7. Phân tích tình hình công nợ:
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
Số tiền %
A. Các khoản phải thu 3,932,090 3,191,704 740,386 23.22
I. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,913,673.80 1,974,732.80 938,941.00 47.55
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2,934,161.81 1,935,040.71 999,121.10 51.63
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 97,477.64 127,782.38 (30,304.74) (23.72)
3. Phải thu ngắn hạn khác 44,611.54 41,904.08 2,707.46 6.46
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (162,577.20) (129,994.37) (32,582.83) 25.06

35
II. Các khoản phải thu dài hạn 1,018,417.28 1,216,972.43 (198,555.15) (16,32)
. Các khoản phải trả 4,944,386 4,696,126 248,260 5.28
I. Phải trả ngắn hạn 4,038,399 3,189,238 849,161 26.63
1. Phải trả người bán ngắn hạn 1,037,860 726,515 311,345 42.85
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 453,945 519,540 (65,595) (12.63)
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 47,163 20,696 26,467 127.88
4. Phải trả người lao động 24,695 25,508 (813) (3.19)
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 59,353 60,053 (700) (1.17)
6. Phải trả ngắn hạn khác 211,458 182,936 28,522 15.59
7. Dự phòng phải trả ngắn hạn 2,114,232 1,631,900 482,332 29.56
8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 89,688 22,087 67,601 306.07
II. Phải trả dài hạn 905,986 1,506,888 (600,902) (39.88)

 Phân tích khái quát:


Các khoản phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm đầu năm 2021 là 3,190,000 triệu
đồng, cuối năm 2021 là 3,931,000 triệu đồng, như vậy so với đầu năm thì cuối năm các
khoản phải thu đã tăng 741,000 triệu đồng , tỉ lệ tăng 23.22% .
 Phân tích chi tiết:
a. Việc tăng các khoản phải thu là do :
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Cụ thể, Các khoản phải thu ngắn hạn đầu năm
2021 là 1,947,732.80 triệu đồng, cuối năm 2021 là 2,913,673.80 triệu đồng, cuối năm so với
đầu năm đã tăng 938,941.00 triệu đồng, tỉ lệ tăng 47.55 %, chủ yếu là do phải thu ngắn hạn
của khách hàng, phải thu ngắn hạn khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng .Cụ
thể:
+ Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 999,121.10 triệu đồng, tỷ lệ tăng
51.63% cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty giảm đáng kể , mức vốn bị chiếm dụng
cao giúp cho công ty giảm nguồn vốn đầu tư làm giảm khả năng sinh lời, tăng nguồn vốn bị
chiếm dụng là do công ty đã tăng cấp tín dụng.
+ Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đầu năm 2021 129,994.27 triệu đồng, cuối
năm 2021 162,577.20 triệu đồng, tăng 32,582.83 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25.06% là do giá trị
các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng có khả năng thu
hồi của công ty tăng so với đầu năm 32,582.83 triệu đồng là cho thấy tình hình quản trị nợ
phải thu khó đòi của công ty không có hiệu quả, chất lượng các khoản phải thu cũng giảm đi,

36
ngoài ra việc tăng khoản dự phòng làm cũng giúp doanh nghiệp tăng một phần chi phí.
+ Trả trước cho người bán tại thời điểm cuối năm giảm so với đầu năm là 30,304.74
triệu đồng, tỷ lệ giảm 23.72%, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tăng việc thu hồi vốn đặt
cọc từ người bán. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro mất vốn, giúp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, nếu giảm quá mạnh cho thấy lượng tiền đặt
cọc ứng trước cho nhà cung cấp còn khiêm tốn. Vì thế doanh nghiệp nên cân nhắc gia tăng
thêm lượng tiền đặt cọc để tạo được niềm tin và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung
cấp. Phải thu ngắn hạn khác đầu năm 202141,904.08 triệu đồng, cuối năm 202144,611.54
triệu đồng ( tăng 2,707.46 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6.46%) cho thấy doanh nghiệp đã không
thực hiện tốt trong việc thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng giúp doanh nghiệp giảm nguồn
vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư,...
+ Các khoản phải thu tăng chứng tỏ số vốn bị chiếm dụng của công ty cuối năm so
với đầu năm đã tăng lên cho thấy tiến bộ và hiệu quả trong công tác quản trị các khoản nợ
phải thu của công ty.
b. Các khoản phải trả của công ty đầu năm 2021 là 4,969,126 triệu đồng, cuối năm 2021 là
4,944,386 triệu đồng, như vậy cuối năm so với đầu năm đã tăng 248,260 triệu đồng, tỉ lệ
tăng 5.29%. Việc tăng các khoản phải trả là do các khoản phải trả ngắn hạn cuối năm so với
đầu năm đều tăng. Cụ thể:
Các khoản phải trả ngắn hạn đầu năm 2021 là 3,189,238 triệu đồng, cuối năm 2021
là 4,038,399 triệu đồng, cuối năm đã tăng 849,161 triệu đồng so với đầu năm, tỉ lệ tăng
26.63%, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả người bán ngắn hạn, Phải trả ngắn hạn khác,
Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng . Cụ thể :
Phải trả người bán ngắn hạn tăng 311,345 triệu đồng, tỷ lệ tăng 42.85% chứng tỏ
khoản tín dụng từ nhà cung cấp đã tăng lên, đồng thời công ty không có khoản PTNB quá
hạn thanh toán (Theo Thuyết minh BCTC), không phát sinh chi phí vốn hoặc chi phí vốn
thấp hơn CP vốn vay thì việc tăng Phải trả người bán ngắn hạn được đánh giá là hợp lý, giúp
công ty giảm được huy động vốn vay, vốn chủ là những nguồn vốn thường có chi phí vốn
cao hơn. Tương tự phải trả ngắn hạn khác tăng 28,522 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15.59%,
Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng 67,601 triệu đồng, tỷ lệ tăng 306.07% và không có
khoản phải trả quá hạn thì việc tăng được đánh giá là hợp lý,cho thấy doanh nghiệp vẫn rất
quan tâm đến tình hình của nhân viên, đảm bảo tiền thưởng và các chế độ phúc lợi cho
người lao động.
Bên cạnh đó thì các khoản phải trả người lao động, Người mua trả tiền trước ngắn
hạn, Chi phí phải trả ngắn hạn, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Dự phòng phải trả
ngắn hạn đều giảm. Cụ thể:
Phải trả người lao động giảm từ 25,508 triệu đồng xuống 24,695 triệu đồng có thể là
do DN đã trả phần vốn chiếm dụng lao động giúp DN giải quyết kịp thời quyền lợi của
người lao động.

37
Người mua trả tiền trước giảm 65,595 triệu đồng, tỷ lệ giảm 12.63% và theo Thuyết
minh BCTC doanh nghiệp cũng không có khoản bị quá hạn thanh toán cho thấy công ty đã
thực hiện tốt trong việc cung cấp dịch vụ và giao hàng cho những khách hàng trả trước.
Thuế và các khoản phải nộp NSNN ( tăng 26,467 triệu đồng, tỷ lệ tăng 127.88%), chi phí
phải trả ngắn hạn ( giảm 700 triệu đồng , tỷ lệ giảm 1.17% ) và không có các khoản phải trả
quá hạn thanh toán (Thuyết minh BCTC năm 2021) cho thấy công ty đã chấp hành tốt kỷ luật
thanh toán tốt đối với Nhà nước, với các bên có liên quan
Dự phòng phải trả ngắn hạn đầu năm 2021 là 1,631,900 triệu đồng và cuối năm
2021 là 2,114,232 triệu đồng, tăng 482,332 triệu đồng ; tỷ lệ tăng 29.56%, dự phòng phải trả
ngắn hạn tăng là do dự phòng quỹ tiền lương tăng.

 Kết luận:
Như vậy, khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp giảm so với năm trước giúp
công ty tăng được huy động vốn vay, vốn chủ là những nguồn vốn thường có chi phí vốn
cao hơn.
8. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn
8.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
lệch (%)
1. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
1.0943 0.8893 0.2050 23.05
(Hskd) = LCT/Skđ
Tổng luân chuyển thuần (LCT)
30.85
= DTT+ DTBH+TNK 9,787,857 7,480,281 2,307,576
Tổng Tài sản bình quân (Skđ)
6.34
= (NVđk+NVck )/2 8,944,558 8,411,399 533,158

2. Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)


0.5117 0.5195 (0.0078) (1.50)
= Slđ/Skđ
TSNH bình quân (Slđ)
4.74
= (TSNHđk+TSNHck)/2 4,576,660 4,369,435 207,225

3. Số vòng quay vốn lưu động


2.1386 1.7120 0.4267 24.92
(SVlđ)=LCT/Slđ

4. Mức độ ảnh hưởng của Hđ đến HSkd (0.0133)

38
5. Mức độ ảnh hưởng của SVld đến HSkd 0.2183

Tổng hợp 0.2050

 Phân tích tổng quát:


Dựa vào bảng tính trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
tăng từ 0.8893 lần (năm 2020) lên 1.0943 lần (năm 2021) .Chỉ tiêu này cho biết, bình quân
cứ 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được 1.0943 đồng luân
chuyển thuần trong năm 2021 và 0.8893 đồng luân chuyển thuần trong năm 2020. Ngoài ra
hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2021 tăng 0.2050 lần với tốc độ tăng là 23.05% điều
này phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng các loại tài sản của doanh nghiệp tăng, điều này
có thể tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn
đến Hskđ tăng là do tốc độ tăng của LCT (30.85%) lớn hơn so với tốc độ tăng của Skd
(6.34%), điều này ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Để có được
những phân tích chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu.

 Phân tích chi tiết:


Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2021 có sự thay đổi như
vậy là do ảnh hưởng của hai nhân tố: hệ số đầu tư ngắn hạn và vòng quay vốn lưu động
 Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ). Nhân tố này có tác động cùng chiều với
hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số
đầu tư ngắn hạn giảm 0.0078 lần (1.5%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm
0.0133 lần. Nguyên nhân hệ số đầu tư ngắn hạn có sự thay đổi là do cơ cấu đầu tư vốn của
doanh nghiệp đang có sự thay đổi. Tốc độ tăng của VLĐ (4.74%) thấp hơn tốc độ tăng của
VKD (6.34%). Chứng tỏ trong năm 2021, tỷ trọng đầu tư vào VLĐ giảm dần, tỉ trọng đầu tư
vào vốn cố định tăng lên. Doanh nghiệp tăng cường đổi mới nhiều TSCĐ để đưa vào phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể do doanh nghiệp đang sử dụng tiền năng của đòn
bẩy kinh doanh. Việc này có thể coi là hợp lý vì số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng là
do luân chuyển thuần của doanh nghiệp vẫn tăng lên đều với tốc độ tăng lớn hơn vốn lưu
động bình quân. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên xem xét kỹ chính sách đầu tư để có thể
thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý tương ứng với đặc thù ngành nghề kinh
doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp.
 Nhân tố số vòng quay vốn lưu động: nhân tố này có tác động cùng chiều với
HSkd. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng quay vốn lưu động tăng
lên 0.4267 lần (24.97%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0.2183 lần.
Nguyên nhân do số vòng quay VLĐ tăng là do tốc độ tăng của LCT tăng 30.85%
mạnh hơn tốc độ tăng của Slđ (4.74%), yếu tố chủ quan dẫn đến tốc tộ tăng của LCT và Slđ
chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng, yếu tố khách quan đẫn đễn tốc độ tăng của LCT và
Slđ là do năm 2021 dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu giảm so với 2020 Nhà Nước đã mở cửa

39
để thúc đẩy nền kinh tế do đó mà LCT và Slđ của doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên. Cho
thấy doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hợp lý và hiệu quả. Svlđ tăng lên
chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ được cải thiện giúp doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ
vòng quay. Doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường vòng quay vốn để đẩy
mạnh kinh doanh. Số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng giúp gia tăng HSkd trong bối cảnh
của doanh nghiệp được xem là hợp lý vì mức tăng của HSkd là do SVlđ bù đắp được mức giảm
của HSkd do Hđ giảm.
 Kết luận:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 đã tăng lên so
với năm 2020. Cho thấy được việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả,
doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn, có thể ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử
dụng vốn. Điều này được thể hiện ở việc tốc độ tăng LCT trong năm 2021 lớn hơn tốc độ
tăng Skd. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tích cực đến HSkd là số vòng luân chuyển vốn lưu động
được đẩy nhanh đã có ảnh hưởng tích cực đến HSkd. Tuy nhiên hệ số đầu tư ngắn hạn của
doanh nghiệp trong năm 2021 bị giảm nên doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh lại các
chính sách đầu tư sao cho hợp lý
 Giải pháp:
Để làm tăng LCT: doanh nghiệp chú trọng vào việc tiêu thụ sản phẩn, áp dụng các
biện pháp marketing để thúc đẩy doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, đầu tư tài chính
vào các nguồn hợp lý để gia tăng được doanh thu tài chính… giải pháp thứ 2 là sử dụng
VLĐ tiết kiệm và hiệu quả: doanh nghiệp đang bị mất vốn vào các khoản nợ phải thu ngắn
hạn khá cao, doanh nghiệp cần phải thu bớt các khoản nợ để tránh tình trạng mất vốn.

8.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động


Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm Chênh
Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
2021 2020 lệch
1. Số vòng luân chuyển VLĐ
SVlđ= LCT/ Slđ 2.1386 1.7120 0.4267 24.92
Tổng luân chuyển thuần (LCT)
= DTT+ DTBH+TNK 9,787,857 7,480,281 2,307,576 30.85
TSNH bình quân (Slđ)
= (TSNHđk+TSNHck)/2 4,576,660 4,369,435 207,225 4.74
2. Kỳ luân chuyển VLĐ
Klđ= Svlđ/SN 168.3308 210.2858 (41.9550) (19.95)

40
27,188 20,778 6,409 30.85
3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

a. Mức độ ảnh hưởng của Slđ đến SVlđ (0.0775)

b. Mức độ ảnh hưởng của Slđ đến Klđ 9.9730

c. Mức độ ảnh hưởng của LCT đến SVlđ 0.5042

d. Mức độ ảnh hưởng của LCT đến Klđ (51.9280)

Tổng hợp 0.4267


(41.9550)
4. Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí (1,140,692)

 Phân tích khái quát:


Dựa vào bảng tính trên, ta thấy số vòng quay vốn lưu động 2021 đạt 2.1386 vòng tăng
0.4267 vòng ( 24.92%) so với năm 2020. Bên cạnh đó kỳ luân chuyển vốn lưu động 2021 là
168.3308 vòng giảm 41.955 vòng (19.95%) so với năm 2020 (210.2858 vòng ). Như vậy tốc
độ luân chuyển tăng đây là diễn biến tốt cho doanh nghiệp. Để có được chính xác hơn, ta đi
sâu vào phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng.
 Phân tích chi tiết:
Nhân tố vốn lưu động bình quân (Sld): trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,
khi vốn lưu động bình quân tăng 207,255 triệu đồng (4.74%) đã làm cho số vòng quay vốn
lưu động giảm 0.0775 vòng. Đồng thời làm cho kỳ luân chuyển lưu động tăng 9,9730 vòng.
Số dư vốn lưu động bình quân có sự thay đổi như vậy là có thể do số dư bình quân vốn lưu
động tăng. Vì tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên việc số dư lưu động bình quân
tăng sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng tính thanh khoản, tăng khả năng thanh toán. Tuy nhiên
do số dư vốn lưu động bình quân có tác động ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ đầu tư một cách hợp lý, tăng khả năng thu hồi
nợ, quản lý giá trị hàng tồn kho hợp lý không để tồn đọng quá nhiều, kiểm soát nợ phải thu
linh động.
Nhân tố luân chuyển thuần: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi , trong
năm 2021, tổng luân chuyển thuần tăng 2,307,576 triệu đồng (30.85%) đã làm cho số vòng
quay lưu động tăng lên 0.5042 vòng; đồng thời đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động
giảm 51,928 ngày. Tổng luân chuyển thuần 2021 có sự thay đổi chủ yếu là do tốc độ luân
chuyển thuần tăng (30.85%) nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (4.74%).

41
Từ đó cho ta thấy được dấu hiệu tích cực trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, điều này
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Và ta thấy được sự quản lý tốt việc sử dụng vốn
lưu động hiệu quả.
 Kết luận:
Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2021 đã tăng lên so với năm
2020. Cho thấy được việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, doanh
nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn, có thể ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng
vốn. Điều này được thể hiện ở việc tốc độ tăng luân chuyển thuần trong năm 2021 lớn hơn
tốc độ tăng vốn lưu động bình quân. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tích cực đến Svld là luân
chuyển vốn lưu động được đẩy nhanh đã có ảnh hưởng tích cực đến Svld.
 Giải pháp:
Doanh nghiệp tiếp tục duy trì và đẩy mạnh doanh thu bán hàng, nguồn doanh thu tài
chính tiếp tục duy trì ở mức ổn định.
8.3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỉ lệ (%)
1. Số vòng quay hàng tồn kho
(5.5213) (4.8093) (0.7120) 14.80

Giá vốn hàng bán (GV) (8,021,306) (6,032,320) (1,988,986) 32.97


Trị giá hàng tồn kho bình
1,452,785 1,254,298 198,487 15.82
quân (Stk)
2. Kỳ luân chuyển hàng tồn
kho
(65.2017) (74.8547) 9.6530 (12.90)

(22,281.4) (16,756.44) (5,524.96) 32.97

3. Mức độ ảnh hưởng của các


nhân tố
a. Mức độ ảnh hưởng của Stk
0.6571
đến SVtk
b. Mức độ ảnh hưởng của Stk
(11.8454)
đến Ktk

42
c. Mức độ ảnh hưởng của GV
(1.3691)
đến SVtk
d. Mức độ ảnh hưởng của GV
21.4984
đến Ktk
Tổng hợp (0.7120)
9.6530
4. Số vốn lưu động tiết kiệm
(215,081.96)
hay lãng phí

 Phân tích khái quát:


Dựa vào bảng số liệu bảng trên có thể thấy, trong năm 2020 HTK của DN quay được
48.093 vòng và cần 74.8547 ngày để hàng tồn kho quay được một vòng. Đến năm 2021
hàng tồn kho quay được 5.5213 vòng và cần 65.2017 ngày để hàng tồn kho quay được một
vòng. Có thể thấy kì luân chuyển hàng tồn kho giảm 9.653 ngày, tỷ lệ giảm là 12.9% đã làm
cho số vòng quay hàng tồn kho tăng 0.712 vòng, tỷ lệ tăng là 14.8%. Tình hình đó đã tác
động giúp DN tiết kiệm được 215,081.96 triệu đồng. Điều này là do sự tác động của 2 nhân
tố: trị giá hàng tồn kho bình quân và giá vốn hàng bán. Để có được tính chính xác hơn ta đi
vào phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng.
 Phân tích chi tiết:
Trị giá hàng tồn kho bình quân (Stk) cuối 2021 là 1,452,785 triệu đồng, đầu 2020 là
1,254,298 triệu đồng, đã tăng 198,487 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15.82%. Trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi thì hàng tồn kho bình quân tăng 198,487 triệu đồng đã làm cho
số vòng quay hàng tồn kho tăng 0.712 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 9.653
ngày. Điều này là do trong kỳ doanh nghiệp tiến hành mua sắm nguyên vật liệu, công cụ
dụng dụ phục vụ cho SXKD. Bên cạnh đó, công ty còn có lượng hàng hóa dồi dào sẵn sàng
cung ứng cho khách hàng. Đồng thời đây cũng coi như hành động tích trữ để chờ thời điểm
thích hợp đưa ra thị trường. Việc tăng hàng tồn kho có thể do nguyên nhân khách quan là sự
tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường làm cho việc tiêu thụ các sản phẩm của doanh
nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến hàng tồn kho bị ứ đọng.
Giá vốn hàng bán năm 2020 là (8,021,306) triệu đồng, năm 2021 là (6,032,320)
triệu đồng, giảm 1,988,986 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 32.97%. Trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì GVHB giảm đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng 0.7120 vòng và làm
kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 9.653 ngày. Nguyên nhân là do DN nhận thấy quy mô
tiêu thụ sản phẩm bị giảm, sức mua của người tiêu dùng kém, thu nhập người tiêu dùng ít đi,
việc tiêu thụ hàng hóa trở nên khó khăn; điều này làm cho 1 lượng thành phẩm và hàng hóa

43
vẫn tồn trong kho, vì vậy doanh nghiệp đã giảm GVHB để kích thích người tiêu dùng mua
hàng, giảm lượng HTK bị ứ đọng.

 Kết luận:
Như vậy, tốc độ lưu chuyển HTK của năm 2021 giảm so với năm 2020 chủ yếu là do
giá vốn hàng bán giảm. Tuy công ty đã đẩy nhanh được tiêu thụ hàng hóa tồn kho, giúp giảm
các chi phí tồn kho tồn trữ, nhưng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lại vẫn còn cao hơn so
với tốc độ giảm của HTK.

 Giải pháp:
Do đó để công ty có thể nâng cao công tác quản lí và sử dụng vốn tồn kho thì cần đẩy
mạnh một số các biện pháp để nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hình thức bán hàng
- Nâng cao tốc độ luân chuyển HTK => giảm thiểu lượng hàng HTK trong doanh
nghiệp:
+ Đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ, có những chính sách ưu đãi cho khách hàng,
đẩy mạnh marketing nhằm cải thiện và nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty trên thị trường.
+ Nghiên cứu, phân tích, tính toán những biến động của những nguyên vật liệu đầu
vào sao cho trong kho luôn có một lượng dự trữ phù hợp với nhu cầu thị trường
- Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
8.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chênh
Chỉ tiêu Năm 2021 Tỉ lệ (%)
2020 lệch
1. Số vòng thu hồi nợ
3.5757 2.7313 0.8444 30.91

Doanh thu thuần hoặc dthu bán chịu


8,739,707 6,677,097 2,062,610 30.89
(DTT)
Các khoản phải thu ngắn hạn bình
2,444,203 2,444,642 (439) (0.02)
quân (Spt)
2. Kỳ thu hồi nợ Kpt = SN/SVpt 100.6799 131.8045 (31.1245) (23.61)

24,276.96 18,547.49 5,729.47 30.89

3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

44
a. Mức độ ảnh hưởng của Spt đến SVpt - 0.0005

b. Mức độ ảnh hưởng của Spt đến Kpt - (0.0237)

c. Mức độ ảnh hưởng của DTT đến


0.8439
SVpt
d. Mức độ ảnh hưởng của DTT đến
(31.1009)
Kpt
Tổng hợp 0.8444
(31.1425)
4. Số vốn lưu động tiết kiệm hay
(755,608.91)
lãng phí

 Phân tích khái quát:


Năm 2021 so với năm 2020 có kỳ thu hồi nợ giảm từ 131.8045 ngày xuống 100.6799
ngày, từ đó khiến số vòng thu hồi nợ của doanh nghiệp tăng từ 2.7313 vòng lên 3.5757
vòng; tức là bình quân trong năm 2020 thu hồi nợ của doanh nghiệp quay được 2.7313 vòng
và 1 vòng luân chuyển thì hết 131.8045 ngày. Đến năm 2021 thì thu hồi nợ của doanh
nghiệp quay được 3.5757 vòng và 1 vòng luân chuyển hết 100.6799 ngày. Như vậy tốc độ
luân chuyển vốn thanh toán của DN năm 2021 tăng so với năm 2020. Cụ thể, số vòng thu
hồi nợ tăng 0.8444 vòng với tỷ lệ tăng 30.91%, kỳ thu hồi nợ tăng giảm 31.1245 ngày với tỷ
lệ giảm 23.61%. Để thấy được rõ mức độ luân chuyển của vốn thanh toán ta cần đi vào phân
tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng.
 Phân tích chi tiết:
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tác động ngược chiều với tốc độ luân
chuyển vốn thanh toán. Spt năm 2021 so với năm 2020 giảm 439 triệu đồng, tỷ lệ giảm là
0.02% đã làm giảm tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Cụ thể, SVpt tăng 0.8444 vòng,
Kpt giảm 31.1245 ngày. Việc Spt giảm có thể do công ty thực hiện thắt chặt trong tín dụng
thương mại với khách hàng và các bên liên quan, giảm thời hạn được nợ. Việc các khoản
phải thu giảm điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang kiểm soát vốn tốt và không bị chiếm
dụng vốn từ các doanh nghiệp đối tác khác, doanh nghiệp có thể tận dụng tốt cơ hội đầu tư
sinh lời. Nhưng việc thắt chặt trong tín dụng thương mại như thế có thể khiến doanh nghiệp
mất đi khách hàng.
Doanh thu thuần tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn thanh toán. Doanh
thu thuần năm 2021 so với năm 2020 tăng 2,062,610 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 30.89%. Trong
điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu thuần tăng đã làm số vòng thu hồi nợ tăng

45
0,8444 vòng, kỳ thu hồi nợ giảm 31.1425 ngày. Việc doanh thu thuần tăng có thể do công ty
cũng đang thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ như:
triển khai các chương trình bán hàng, các chính sách xúc tiến nhằm gia tăng lợi ích cho hệ
thống bán hàng, gia tăng sản lượng.

 Kết luận:
Qua phân tích trên ta thấy, doanh thu thuần tăng trong khi các khoản phải thu ngắn
hạn giảm ảnh hưởng tích cực đến tốc độ luân chuyển vốn thanh toán, giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được vốn thanh toán. Tuy nhiên, việc giảm các khoản phải thu làm tăng số vòng thu
hồi nợ khiến cho kỳ thu hồi nợ giảm doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm 755,608.9070 triệu
đồng

 Giải pháp:
Do vậy, công ty cần phân tích khách hàng, có chính sách tín dụng linh hoạt với từng
đối tượng khách hàng để tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng của doanh thu thuần nhưng cũng đảm bảo hạn chế rủi ro từ nợ xấu, nợ khó đòi.
9. Phân tích khả năng sinh lời:
9.1. Phân tích hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
lệch (%)
NP (Lợi nhuận sau thuế) 1,384,382 950,288 434,094 45.68
Skd = (TSdk + TSck)/2 8,944,558 8,411,399 533,158 6.34
Sld = (TSNHđk + TSNHck)/2 4,576,660 4,369,435 207,225 4.74
1. ROA= NP/Skd 0.1547 0.1129 0.0418 37.02
2. Hđ= Sld/Skd 0.5117 0.5195 (0.0078) (1.50)
LCT= DTT + DTTC + TNK 9,787,857 7,480,281 2,307,576 30.85
3. Hcp= (LCT- NP)/LCT 0.8585 0.8729 (0.0144) (1.64)
4. SVld= LCT/ Sld 2.1386 1.7120 0.4267 24.92
5. Ảnh hưởng của các nhân tố
a. Do nhân tố Hđ: ΔROA(Hđ) = (Hđ1-Hđ0) * SVlđ0* (1-Hcp0) (0.0016)
b. Do nhân tố SVlđ: ΔROA(SVld) = Hđ1* (SVlđ1-SVlđ0)* (1-Hcp0) 0.0277
c. Do nhân tố Hcp: ΔROA(Hcp) = Hđ1*SVlđ1* (Hcp0-Hcp1) 0.0157

46
Tổng hợp: ΔROA = ΔROA(Hđ)+ ΔROA(SVld)+ΔROA(Hcp) 0.0418

 Phân tích tổng quát:


Tại công ty CP Dabaco Việt Nam, hệ số sinh lời ròng của tài sản năm 2020 là 0,1129,
năm 2021 là 0,1547. Cho thấy trong năm 2020 bình quân sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh thì
công ty thu được 0,1129 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2021 bình quân sử dụng 1 đồng vốn
kinh doanh thu về được 0,1547 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021 so với năm 2020, hệ số
sinh lời ròng của Tài sản đã tăng 0,0418 lần, tỷ lệ tăng 37,02%. Do vậy cần đi sâu phân tích
các nhân tố ảnh hưởng
 Phân tích chi tiết:
Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ): Hệ số đầu tư ngắn hạn là có tác động cùng
chiều với ROA, tức là khi các nhân tố khác không đổi mà hệ số đầu tư ngắn hạn tăng thì
ROA tăng và ngược lại. Năm 2021 hệ số đầu tư ngắn hạn là 0,5117 còn năm 2020 là 0,5195
giảm 0,0078 lần, tỷ lệ giảm là 1,50%. Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm ít là do tỷ lệ tăng của vốn
lưu động bình quân cùng với vốn kinh doanh bình quân cụ thể là vốn lưu động bình quân
tăng 207,225 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,74%; vốn kinh doanh bình quân tăng
533,158 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,34 %. Tốc độ tăng của VLĐ (4.74%) thấp hơn
tốc độ tăng của VKD (6.34%). Chứng tỏ trong năm 2021, tỷ trọng đầu tư vào VLĐ giảm
dần, tỉ trọng đầu tư vào vốn cố định tăng lên.
Doanh nghiệp tăng cường đổi mới nhiêu TSCĐ để đưa vào phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh, có thể do doanh nghiệp đang sử dụng tiền năng của đòn bẩy kinh doanh.
Việc này có thể coi là hợp lý vì số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng là do luân chuyển
thuần của doanh nghiệp vẫn tăng lên đều với tốc độ tăng lớn hơn vốn lưu động bình quân.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên xem xét kỹ chính sách đầu tư để có thể thay đổi hệ số đầu
tư ngắn hạn một cách hợp lý tương ứng với đặc thù ngành nghề kinh doanh, chu kỳ kinh
doanh và bối cảnh kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp.
Nhân tố số vòng quay vốn lưu động: nhân tố này có tác động cùng chiều với Hskd.
Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng quay vốn lưu động tăng lên
0.4267 lần (24.97%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0.2183 lần. Nguyên
nhân do số vòng quay VLĐ tăng là do tốc độ tăng của LCT tăng 30.85% mạnh hơn tốc độ
tăng của Slđ (4.74%), yếu tố chủ quan dẫn đến tốc tộ tăng của LCT và Slđ chủ yếu là do
doanh thu bán hàng tăng, yếu tố khách quan đẫn đễn tốc độ tăng của LCT và Slđ là do năm
2021 dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu giảm so với 2020 Nhà Nước đã mở cửa để thúc đẩy
nền kinh tế do đó mà LCT và Slđ của doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên. Cho thấy doanh
nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hợp lý và hiệu quả. Svlđ tăng lên chứng tỏ tốc độ
luân chuyển VLĐ được cải thiện giúp doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ vòng quay. Doanh
nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường vòng quay vốn để đẩy mạnh kinh doanh.
Số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng giúp gia tăng Hskđ trong bối cảnh của doanh nghiệp
được xem là hợp lý vì mức tăng của Hskđ là do Svlđ bù đắp được mức giảm của Hskd do

47
Hđ giảm.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu làm tăng luân chuyển thuần,
khai thác năng lực sản xuất kinh doanh, quản trị và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn,
làm tăng vòng quay vốn lưu động là biện pháp quan trọng để tăng ROA. Cụ thể là tác động ở
3 khâu nghiên cứu thị trường, sản xuất, tiêu thụ để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của luân
chuyển thuần lớn hơn tốc độ tăng về sử dụng vốn. Về việc nghiên cứu thị trường: tiến hành
các cuộc khảo sát khách hàng qua điện thoại, khảo sát online. Từ đó đánh giá thị trường
nhận định xu hướng thời trang, thị yếu ngành may mặc ở mọi độ tuổi, ngành nghề..., nắm bắt
triệt để cơ hội, linh hoạt điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, đề ra các chiến dịch quảng bá
phù hợp với tình hình công ty.
Hệ số chi phí: Hệ số chi phí có tác động ngược chiều với ROA, tức là khi các nhân tố
khác không đổi mà hệ số chi phí tăng thì ROA giảm và ngược lại. Năm 2021 hệ số chi phí là
0.8585 còn năm 2020 là 0,8729 giảm 0,0144 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,64%. Hệ số
chi phí giảm giúp cho tăng giảm tương ứng 0,0157 lần, hệ số chi phí cả 2 năm đều nhỏ hơn 1
tuy nhiên tổng chi phí năm 2021 giảm so với năm 2020. Qua việc xem xét thuyết minh báo
cáo tài chính năm 2021, chi phí bán hàng giảm và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh
nhưng giá vốn hàng bán, lãi tiền vay, dự phòng tổn thất đầu tư và chi phí sản xuất kinh
doanh về nguyên vật liệu lại tăng cao.
 Kết luận:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 đã tăng lên so
với năm 2020. Cho thấy được việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả,
doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn, có thể ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử
dụng vốn. Điều này được thể hiện ở việc tốc độ tăng LCT trong năm 2021 lớn hơn tốc độ
tăng Skd. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tích cực đến Hskd là số vòng luân chuyển vốn lưu
động được đẩy nhanh đã có ảnh hưởng tích cực đến Hskđ. Tuy nhiên hệ số đầu tư ngắn hạn
của doanh nghiệp trong năm 2021 bị giảm nên doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh lại các
chính sách đầu tư sao cho hợp lý
9.2. Phân tích hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Đơn vị: Triệu đồng
Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch
(%)
1. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
0.3357 0.2931 0.0425 15.0
(ROE =LNST/Svc)
LNST 1,384,382 950,288 434,094 45.68
Svc = (VCSHdk + VCSHck)/2 4,124,301 3,241,910 882,392 27.22
2. Hệ số tự tài trợ (Ht = Svc/Skd) 0.4611 0.3854 0.0757 19.64

48
Skd = (TSdk + TSck)/2 8,944,558 8,411,399 533,159 6.34
3. Hệ số đầu tư ngắn hạn
0.5117 0.5195 (0.0078) (1.50)
(Hd = Sld/Skd)
Sld = (TSNHdk + TSNHck)/2 4,576,661 4,369,435 207,226 4.74
4. Số vòng luân chuyển vốn lưu động
2.1386 1.712 0.4267 24.92
(SVld = LCT/Sld)
LCT 9,787,856 7,480,280 2,307,576 30.80
5. Hệ số chi phí (Hcp = TCP/LCT) (0.8586) (0.873) 0.0144 (1.64)
TCP = GVHB+CPTC+CPBH +
(8,403,473) (6,529,991) (1,873,482) 28.70
CPQLDN+CPK+CP thuế
6. Hệ số sinh lời hoạt động
0.1414 0.1270 0.0144 11.33
(ROS= LNST/LCT)
7. Ảnh hưởng của các nhân tố

ΔROE(Ht) = (1/Ht1-1/Ht0) * Hđ0 * (0.0481)


a. Ảnh hưởng của nhân tố Ht
SVlđ0*ROS0

ΔROE(Hđ) = 1/Ht1*(Hđ1-Hđ0) *
b. Ảnh hưởng của nhân tố Hđ (0.0037)
SVlđ0*ROS0
ΔROE(SVld) = 1/Ht1*Hđ1*(SVlđ1-
c. Ảnh hưởng của nhân tố SVld 0.0602
SVlđ0)*ROS0
ΔROE(Hcp) = 1/Ht1*Hđ1*SVlđ1*
d. Ảnh hưởng của nhân tố Hcp 0.0342
(ROS1-ROS0)
ΔROE = ΔROE(Ht) + ΔROE(Hd) +
Tổng hợp 0.0425
ΔROE(SVld) + ΔROE(Hcp)

 Phân tích khái quát:


Hệ số sinh lời VCSH (ROE) năm 2021 là 0,3357 lần ; hệ số sinh lời VCSH năm 2020
là 0,2931 lần. Tức là năm 2021, bình quân 1 đồng VCSH trong kỳ tạo ra được 0.3357 đồng
lợi nhuận ròng; và năm 2020, bình quân 1 đồng VCSH đưa vào quá trình sản xuất kinh
doanh thì tạo ra được 0.2931 đồng lợi nhuận ròng.
Có thể thấy, ROE trong năm 2021 xu hướng tăng so với năm 2020, cụ thể tăng
0.0425 lần tương đương với tỷ lệ tăng 15%, chứng tỏ trong kì, hiệu quả sử dụng vốn chủ của
công ty Dabaco tăng lên khi đó có thể là công tác tổ chức quản lí sử dụng vốn chủ của công
ty tốt lên và tạo tiền đề giúp công ty có cơ sở để gia tăng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư và

49
các chủ sở hữu của Doanh nghiệp.Nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNst là 45.68% cao
hơn so với tốc độ tăng của VCSH 27.22
 Phân tích chi tiết:
Hệ số sinh lời VCSH chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư ngắn
hạn, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động
Nhân tố hệ số tự tài trợ ( Ht): Nhân tố Ht có tác động ngược chiều với hệ số sinh lời
VCSH. Cụ thể, năm 2021 Ht là 0.4611 lần, năm 2020 Ht là 0.3854. So năm 2021 với năm
2020, Ht đã tăng 0.0757 lần tương đương với tỷ lệ tăng là 19.64% đã làm cho hệ số sinh lời
vốn chủ sở hữu giảm 0,0481 lần. Ht năm 2021 tăng là do vốn chủ sở hữu bình quân năm
2021 so với năm 2020 tăng 882.392 triệu đồng với tỷ lệ tăng 27.22% và tài sản bình quân
cũng tăng 533.159 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1,64%. Nguyên nhân có thể do chính sách huy
động vốn của công ty thay đổi. Ht năm 2020 và năm 2021 đều nhỏ hơn 0.5 nhưng đang dần
tiến đến mức 0,5 chứng tỏ mức độ tự chủ tài chính của Dn khá cao, nên việc gia tăng thêm
Ht giúp công ty giảm tác động tiêu cực từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ): Hệ số đầu tư ngắn hạn là có tác động cùng
chiều với ROA, tức là khi các nhân tố khác không đổi mà hệ số đầu tư ngắn hạn tăng thì
ROA tăng và ngược lại. Năm 2021 hệ số đầu tư ngắn hạn là 0,5117 còn năm 2020 là 0,5195
giảm 0,0078 lần, tỷ lệ giảm là 1,50%. Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm ít là do tỷ lệ tăng của vốn
lưu động bình quân cùng với vốn kinh doanh bình quân cụ thể là vốn lưu động bình quân
tăng 207,225 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,74%; vốn kinh doanh bình quân tăng
533,158 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,34 %. Tốc độ tăng của VLĐ (4.74%) thấp hơn
tốc độ tăng của VKD (6.34%). Chứng tỏ trong năm 2021, tỷ trọng đầu tư vào VLĐ giảm
dần, tỉ trọng đầu tư vào vốn cố định tăng lên. Doanh nghiệp tăng cường đổi mới nhiêu TSCĐ
để đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể do doanh nghiệp đang sử dụng
tiền năng của đòn bẩy kinh doanh. Việc này có thể coi là hợp lý vì số vòng luân chuyển vốn
lưu động tăng là do luân chuyển thuần của doanh nghiệp vẫn tăng lên đều với tốc độ tăng
lớn hơn vốn lưu động bình quân. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên xem xét kỹ chính sách
đầu tư để có thể thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý tương ứng với đặc thù
ngành nghề kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và bối cảnh kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp.
Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ): Có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời
vốn chủ sở hữu. Năm 2021, SVlđ là 2,1386 vòng còn năm 2020 SVlđ là 1,712 vòng. Năm
2021 so với năm 2020, SVlđ đã tăng 0.4267 vòng tương đương với tỷ lệ tăng 24,92% đã làm
cho ROE giảm nhẹ 0.0037 lần. SVlđ tăng là do tổng LCT tăng 2.307.576 triệu đồng tương
đương với tỷ lệ tăng 30,80%. Trong khi đó vốn lưu động bình quân cùng tăng 207.226 triệu
đồng tương đương với tỷ lệ tăng 4.74%. Tuy nhiên mức độ tăng của LCT lớn hơn so với
mức độ tăng của Slđ, nguyên nhân có thể là do cung – cầu của thị trường, việc tiêu thụ sản
phẩm thuận lợi, dễ dàng. Doanh thu thuần bán hàng tăng mạnh chứng tỏ hiệu quả quản lí ,
sử dụng vốn lưu động tốt, DN đang sử dụng có hiệu quả vốn lưu động.
Hệ số chi phí (Hcp): Có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu,

50
cụ thể:
 Hệ số chi phí năm 2021 là 0.8586 lần phản ánh để tạo ra được 1 đồng tổng luân
chuyển thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra 0.8586 đồng tổng chi phí. Năm 2020 là 0.873 lần
phản ánh để tạo ra được 1 đồng tổng luân chuyển thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra 0.873 đồng
tổng chi phí. Nhưng so năm 2021 với năm 2020 ta thấy hệ số chi phí giảm 0.0144 lần tương
đương với tỷ lệ giảm 1,64% từ đó làm cho khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu tăng lên 0.0342
lần. Hcp năm 2021 giảm so với năm 2020 nguyên nhân là do tổng chi phí giảm còn LCT lại
tăng. Cụ thể tổng chi phí giảm 1.873.482 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 29,7% trong
khi đó LCT tăng 2.307.576 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 30,8%. HCP giảm cho
thấy doanh nghiệp bỏ ra ít chi phí hơn từ đó sử dụng tiết kiệm chi phí hơn chứng tỏ hiệu quả
quản trị chi phí tăng lên
 Hệ số chi phí cả năm 2021 (0.8586 lần) và năm 2020 ( 0.873 lần) đều nhỏ hơn 1
chứng tỏ tổng luân chuyển thuần nhỏ hơn tổng chi phí, điều này cho thấy doanh nghiệp kinh
doanh có lãi, tình hình quản trị chi phí của công ty có hiệu quả
 Kết luận:
Qua phân tích các nhân tố ở trên cho thấy, ROE năm 2021 tăng nguyên nhân chủ yếu
xuất phát từ thay đổi vốn lưu động, việc hiệu quả quản trị chi phí tăng lên. Vì vậy, DN cần
xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp với sự biến động cảu thị trường và chiến lược
của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến sự gia tăng của rủi ro tài chính và chi phí lãi vay trong
chính sách tăng cường vay nợ. Bên cạnh đó, DN cần áp dụng hiệu quả những chiến lược để
nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm từ đó làm tăng doanh thu, nâng cao kết quả sản xuất kinh
doanh, từ đố làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
9.3. Phân tích hệ số sinh lời vốn kinh doanh (BEP)
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Tỷ lệ %
lệch
1. Hệ số SLCB VKD
BEP = EBIT/Skd 0.1734 0.1352 0.0382 28.29
= Hđ*Slđ*Hhđ
EBIT = LNTLVVT + I 1,551,562 1,137,264 414,298 36.42
Skd = ( TSĐK+TSCK)/2 8,944,558 8,411,399 604,325 8.90
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn
0.5117 0.5195 (0.0078) 1.5
Hđ = Slđ/Skđ
Slđ = ( TSNHĐK+TSNHCK)/2 4,576,661 4,369,435 207,226 5.0

3. Số vòng luân chuyển vốn lưu 2.1386 1.7120 0.4267 25.0

51
động (SVlđ = LCT/Slđ)
LCT 9,787,856 7,480,280 2,307,576 30.8
4. Hệ số sinh lời trước lãi vay và
0.1585 0.1520 0.0065 4.27
thuế (Hhđ = EBIT/LCT)
a. Do Hđ ( lần ) ∆BEP (Hđ)=(Hđ1-Hd0) * SVld0*Hhđ0 (0.0020)
b. Do SVlđ ( lần) ∆BEP (SVlđ)=Hd1 * ( SVld1-SVld0)*Hhd0 0.0331
c. Do Hhđ ( lần) ∆BEP (Hhđ)=Hd1 * SVld1*(Hhd1-Hhd0) 0.0071
∆BEP = ∆BEP (Hđ) + ∆BEP (SVlđ) +
Tổng hợp 0.0382
∆BEP (Hhđ)

 Phân tích khái quát:


Qua bảng phân tích trên ta thấy. Năm 2021 và năm 2020, khả năng sinh lời của vốn
kinh doanh đều dương, tức là vốn kinh doanh của công ty sinh lời. Năm 2020, khả năng sinh
lời kinh tế của vốn kinh doanh là 0.1352 lần, nghĩa là bình quân mỗi đồng tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh thu được 0.1352 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2021,
khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh là 0.1734 lần, nghĩa là bình quân một đồng vốn
kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thu được 0.1734 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay. Năm 2021 so với năm 2020, hệ số sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh
tăng 0.0382 lần tương đương với tỷ lệ tăng 28.29%. Tuy nhiên, khả năng sinh lời kinh tế của
công ty năm 2021 (0,1734) dù tăng nhưng vẫn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.Khả năng
sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh tăng là do ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn
hạn bình quân, số vòng quay vốn lưu động và hệ số sinh lời trước thuế và lãi vay.
 Phân tích chi tiết:
Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân (Hđ): có tác động cùng chiều đến khả năng sinh
lời kinh tế của vốn kinh doanh. Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020 Hđ giảm 0.0078 lần
tương đương với tỷ lệ giảm 1,5% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh
giảm 0.0020 lần. Hđ giảm là do vốn lưu động bình quân tăng nhiều hơn so với vốn kinh
doanh bình quân. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, vốn lưu động bình quân tăng 207.226
triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 5% lớn hơn so với mức độ tăng của vốn kinh doanh
bình quân là 604.325 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 8.9%. Nguyên nhân là do:
 Chủ quan: Do chính sách đầutư của công ty, chính sách sử dụng vốn của công ty
là giảm vốn lưu động
 Khách quan: Thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn
Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân của công ty năm 2021 (0.5905 lần) thấp hơn so với
đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn
(0,7118 lần) cho thấy các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả so

52
với đối thủ cạnh tranh
Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ): Có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời
vốn chủ sở hữu. Năm 2021, SVlđ là 2,1386 vòng còn năm 2020 SVlđ là 1,712 vòng. Năm
2021 so với năm 2020, SVlđ đã tăng 0.4267 vòng tương đương với tỷ lệ tăng 24,92% đã làm
cho khả năng sinh lời của vốn kinh doanh tăng nhẹ 0,0331 lần. SVlđ tăng là do tổng LCT
tăng 2.307.576 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 30,80%. Trong khi đó vốn lưu động
bình quân cùng tăng 207.226 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 4.74%. Tuy nhiên mức
độ tăng của LCT lớn hơn so với mức độ tăng của Slđ, nguyên nhân có thể là do cung – cầu
của thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, dễ dàng. Doanh thu thuần bán hàng tăng
mạnh chứng tỏ hiệu quả quản lí , sử dụng vốn lưu động tốt, DN đang sử dụng có hiệu quả
vốn lưu động.
 Chủ quan : LCT lớn hơn nhiều VLĐ cho thấy tình hình quản lý, sử dụng vốn hiệu
quả.
 Khách quan : Do tình hình thị trường đang khả quan, doanh thu bán hàng tăng
cao, sản phẩm được khách hàng tìm kiếm, sử dụng nhiều
Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế (Hhđ): Hệ số này có tác động cùng chiều với
khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2021 so với năm 2020, Hhđ tăng nhẹ
0.0065 lần tương đương với tỷ lệ tăng là 4,27% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vốn
kinh doanh tăng 0,0071 lần. Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế tăng là do EBIT
tăng 414.298 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 36,42%, trong khi đó LCT cùng tăng
2.307.576 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 30,8% . Tuy không bằng với công ty cùng
ngành nhưng hệ số này năm 2021 đã tăng lên so với năm 2020 cho thấy việc quản trị chi phí
hoạt động đã có hiệu quả hơn nhưng chưa nhiều, điều này gây ấn tượng tốt với chủ nợ, giúp
giảm thiểu khó khăn khi đi huy động vốn.

 Kết luận:
Khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh là do công ty thay đổi chính sách huy
động vốn, quản lý hoạt động. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp,
để thích ứng với tình hình dịch bệnh từ đó có thể đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần xác định
cơ cấu hợp lí, quản lí VLD và VCĐ để sử dụng có hiệu quả tối đa, đồng thời có chiến lược
kinh doanh hiệu quả để tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và tăng khả năng sinh lời
kinh tế của tài sản .
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Từ phần phân tích ở trên có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty có nhiều sự biến động trong năm 2021, để có cái nhìn tổng quát nhất ta tiến hành
đánh giá thông qua ưu điểm, nhược điểm về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.

53
1. Ưu điểm
Về tình hình tài sản: tổng tài sản tăng, trong đó đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cho
thấy doanh nghiệp đang mở rộng phạm vi hoạt động, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và
khả năng sinh lời. Cùng lúc đó, tài sản dài hạn tăng nhẹ do các khoản phải thu dài hạn và chi
phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh, tạo thuận lợi cho việc thu hồi vốn đầu tư, tránh
xảy ra tình trạng ứ đọng vốn; Tài sản cố định hữu hình tăng giúp cải thiện hoạt động SXKD,
nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, tận dụng lợi thế của đòn bẩy kinh doanh để gia
tăng lợi ích.
Về tình hình doanh thu, chi phí: LNTT, LNST và hệ số sinh lời hoạt động đều dương
và có xu hướng tăng, đồng thời hệ số chi phí giảm cho thấy kết quả và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp trong năm 2021 khá khả quan và cải thiện hơn so với năm 2020. Nguyên
nhân chủ yếu do doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác có sự gia tăng
đồng thời công tác quản trị chi phí bán hàng, chi phí lãi vay được cải thiện. Doanh nghiệp có
các chính sách bán hàng tiêu thụ sản phẩm hợp lý để phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19 và thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Về ch nh s ch huy động và sử dụng vốn: Doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài
chính khá cao. Nguồn vốn của doanh nghiệp tăng chứng tỏ doanh nghiệp huy động nguồn
lực để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tăng huy động từ vốn chủ sở
hữu, giảm huy động từ nguồn vốn nợ giúp tăng tiềm lực tài chính, giảm rủi ro tài chính, hạ
thấp chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp tăng
cho thấy được việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp
đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn, có thể ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn.
Về tình hình công nợ và khả năng thanh to n: Hầu như các chỉ số khả năng thanh
toán đều tăng cho thấy doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán. Các khoản nợ
của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn, không có nợ xấu. Trả trước cho người bán giảm
chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng việc thu hồi vốn đặt cọc từ người bán, từ đó giúp giảm thiểu
rủi ro mất vốn, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Khả
năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng so với năm trước (do các khoản phải trả tăng)
giúp công ty giảm được huy động vốn vay, vốn chủ là những nguồn vốn thường có chi phí
vốn cao hơn.
2. Nhược điểm
Về tình hình tài sản: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng chứng tỏ số vốn bị chiếm
dụng của doanh nghiệp tăng, cho thấy cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng khác
chiếm dụng của doanh nghiệp tăng. Dự phòng phải thu khó đòi trong năm có xu hướng tăng
mạnh chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng số vốn rất lớn và khó thu hồi. Việc vốn
của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều có thể sẽ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ

54
mất các cơ hội đầu tư sinh lời, đồng thời tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ và tăng rủi
ro nợ xấu không thể thu hồi.
Về ch nh s ch huy động và sử dụng vốn: Tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với
tỷ trọng nợ dài hạn, cho thấy cơ cấu huy động nợ thiên về huy động nợ ngắn hạn, điều này
làm tính linh hoạt của nguồn vốn ở mức cao, làm tăng áp lực thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, chứng tỏ doanh nghiệp đang
bị phụ thuộc tài chính vào quá nhiều vào bên ngoài. Có thể nói, doanh nghiệp trong năm
hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn vốn chưa đạt hiệu quả cao do tình bệnh
đang diễn biến phức tạp.
Về tình hình doanh thu, chi phí: Lợi nhuận bán hàng giảm, hệ số sinh lời hoạt động
bán hàng giảm, cho thấy kết quả và hiệu quả kinh doanh của hoạt động bán hàng năm 2021
chưa được cải thiện hơn so với năm 2020. Giá vốn hàng bán tăng, chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng đột biến trong kỳ, sử dụng chưa hiệu quả, gây lãng phí.
Về tình hình công nợ và khả năng thanh to n: Các khoản phải thu tăng chứng tỏ số
vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp tăng, cho thấy doanh nghiệp đã không thực hiện tốt
trong việc thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng, khiến doanh nghiệp giảm nguồn vốn để
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, ... Áp lực trả nợ trong năm sau của doanh
nghiệp lớn. Việc giảm cấp tín dụng làm giảm sút việc thu hút khách hàng, giảm đơn hàng
dẫn đến giảm doanh thu.
3. Nguyên nhân
Như vậy trước ưu điểm, nhược điểm kể trên ta có chỉ rõ nguyên nhân khách quan chủ
quan dẫn đến những nhược điểm trên của doanh nghiệp như sau:
Về chủ quan doanh nghiệp, do chính sách quản trị của doanh nghiệp còn tồn tại
nhiều lỗ hổng rủi ro, chưa hiệu quả. Chính sách chưa linh hoạt trước sự thay đổi của kinh tế
xã hội.
Về khách quan doanh nghiệp, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Một là, do ảnh hưởng của Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu,
trong đó có Việt Nam, khiến doanh nghiệp đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm mạnh, giá
gia công cũng giảm mạnh, tình trạng hủy đơn, chậm thanh toán, giảm sản lượng diễn ra.
Hai là, dịch bệnh gia súc gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, một số địa phương xuất
hiện dịch tai xanh, lở mồm nong móng và tái bùng phát dịch tả Châu Phi, ảnh hưởng chung
đến ngành chăn nuôi trong nước.
Ba là, chính sách về tỷ giá, chi phí logistic quá cao và có phát sinh thêm nhiều chi phí
mới. Hiện doanh nghiệp đang nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn và thanh
toán bằng USD. Việc biến động tỷ giá sẽ gây ra rủi ro giá nguyên liệu đầu vào cho doanh
nghiệp. Kể từ đầu năm 2021, giá nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, cao

55
hơn mức tăng của giá thức ăn chăn nuôi. Mặc dù đã có xu hướng giảm và sản lượng vụ mùa
2021-2022 trên thế giới được dự báo khả quan tuy nhiên sự biến động giá còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bất định, khó kiểm soát.
4. Đề xuất giải pháp
Từ những nguyên nhân rút ra ở trên ta có thể đưa ra một số giải pháp trong từng khâu
huy động vốn, sản xuất, tiêu thụ và phân phối kết quả cho doanh nghiệp để khắc phục những
nguyên nhân trên như sau:
Về khâu huy động vốn và sử dụng vốn, trong thời gian tới, tùy thuộc vào tình hình
thực tế của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh nhà quản trị có thể điều chỉnh
chính sách huy động vốn theo hướng giảm vay nợ, tăng huy động vốn chủ sở hữu để tăng
tiềm lực tài chính và giảm phụ thuộc vào bên ngoài; Quản trị vốn đầu tư dài hạn tốt để tránh
rủi ro, tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp; Tăng cường việc sử dụng đòn bẩy tài chính
để gia tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu nếu BEP của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay
vốn…; Xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết, nhất là nợ ngắn hạn bởi phần lớn nợ phải trả là nợ
ngắn hạn gắn với đặc điểm quá trình của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, với tình hình huy động vốn doanh nghiệp cần có chính sách phương
pháp đối với các khoản huy động vốn vay, chiếm dụng ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp
xây dựng và theo dõi tình hình công nợ đối với từng chủ nợ, từ đó lên kế hoạch trả nợ hợp lý
cho doanh nghiệp tránh xảy ra tình hình nợ xấu. Cần quản lý theo từng hóa đơn và hạn thanh
toán: Doanh nghiệp cần đảm bảo có đầy đủ các biểu mẫu sau: Báo cáo tuổi nợ của các hóa
đơn, bảng kê các hóa đơn đến hạn thanh toán, bảng kê các hóa đơn quá hạn, bảng kê hóa đơn
còn nợ của một nhà cung cấp. Công ty cũng cần xác định và duy trì một khối lượng tiền cần
thiết để công ty thanh toán khi đến hạn. Ngoài ra, quản lý và sử dụng vốn lưu động giúp
công ty chủ động giải quyết nợ phải trả, ổn định tài chính. Huy động và tranh thủ các nguồn
tài trợ ngắn hạn để bù đắp nhu cầu vốn lưu động trong công tác thanh toán công nợ phải trả.
Vấn đề uy tín và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp cũng cần được thiết lập để luôn có giá
đầu vào hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá lớn, chiếm dụng vốn, áp lực thanh toán, khó
khăn, căng thẳng do bên cấp vốn, chiếm dụng vốn, áp lực thanh toán, khó khăn, căng thẳng
do bên cấp vốn.
Về khâu sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch theo dõi sát sao từng mặt hàng để cơ
cấu sản xuất hiệu quả, tận dụng tối đa năng lực sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng, số
lượng, chủng loại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cần theo dõi, phân loại các khoản
mục chi phí cố định, biến đổi, hỗn hợp để sao cho từng loại chi phí có cách quản lý riêng, để
có thể cắt giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Cần có kế hoạch cho từng giai
đoạn cụ thể thống nhất với mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp, theo dõi sát sao thực tế - kế
hoạch để kịp thời có giải pháp xử lý khắc phục.
Về khâu tiêu thụ, tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu bằng cách là tập trung nghiên

56
cứu và phát triển sản phẩm, các chiến lược Marketing chiến lược bán hàng cần triển khai có
hiệu quả hơn để mở rộng thị trường và thúc đẩy các kênh tiêu thụ sản phẩm nâng cao doanh
thu của doanh nghiệp. Ổn định thị trường cũ, tận dụng các cơ hội mà Việt Nam đã ký hiệp
định với các đối tác như hiệp định kinh tế Á Âu, CPTPP, EVFTA, UKVFTA. Đổi mới công
tác quản lý và đổi mới công nghệ để thích nghi với xu hướng mới của thị trường. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cần có các chính sách để chủ động ứng phó với dịch bệnh như chuyển đổi
sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu, sử dụng các chiến lược marketing, tổ chức tốt khâu tiêu
thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tìm kiếm và mở rộng thêm nhiều thị trường tiềm năng,
tiếp cận nhiều khách hàng mới, trước mắt là sử dụng các công ty tư vấn quốc tế để tăng số
lượng các đơn hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đảm bảo sản xuất, chủ động thỏa thuận
và bàn bạc tìm nguồn cung mới, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, nâng cao công tác
quản lý nhân sự, áp dụng các phần mềm quản lý đảm bảo an toàn cho lao động trong dịch
bệnh.
Ngoài ra, về khả năng thanh to n, Doanh nghiệp phải có chính sách cân đối dòng tiền
vì áp lực trả nợ trong năm sau sẽ khá lớn. Cần xây dựng kế hoạch quản trị dòng tiền, có quy
trình quản lý và quản trị tài chính nội bộ tốt. Xây dựng các chính sách tín dụng hiệu quả
trong việc thu tiền. Dự báo nhu cầu tiền mặt để có thể có kế hoạch tài trợ cho những thời
điểm thiếu hụt dòng tiền.
Trên đây là phần đánh giá đề xuất tổng quan đưa ra góp phần giúp doanh nghiệp cải
thiện tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Trước sự thay đổi không ngừng của
nền kinh tế thị trường, với những tác động lâu dài của dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp
cần có sự linh hoạt thay đổi chính sách phù hợp, thường xuyên sát sao theo dõi ứng phó kịp
thời trước tác động để nâng cao tình hình hoạt động trong thời gian tới.

57
PHỤ LỤC
1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco năm 2020:

58
59
60
61
62
2. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco năm 2021:

63
64
65
66
67
68

You might also like