You are on page 1of 10

Chương 5

Câu 1: Một trong những công cụ hữu hiệu để ghi nhận, củng cố, bảo vệ quyền con người là
gì?
A. Pháp luật
B. Sức khỏe
C. Tự do
D. Tính ngưỡng
Câu 2: Bảo vệ con người trước hết là phải bảo vệ
A. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do của họ, trong đó bảo vệ danh dự,
nhân phẩm của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
B. Bảo vệ tính mạng và tự do của họ, trong đó con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
C. Bảo vệ con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
D. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Câu 3: Nhân phẩm là gì?
A. Là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người
B. Là phẩm giá con người, là giá trị vật chất của một cá nhân với tính cách là một con người
C. Là phẩm giá con người, là giá trị tư tưởng của một cá nhân với tính cách là một con người
D. Là phẩm giá con người, là giá trị tâm hồn của một cá nhân với tính cách là một con người
Câu 4: Chúng ta có thể hiểu về nhân phẩm thế nào?
A. Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này sẽ làm nên giá
trị của cá nhân.
B. Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này sẽ làm nên tính
cách của cá nhân.
C. Là phẩm giá con người, là giá trị tư tưởng của một cá nhân với tính cách là một con
người D. Là phẩm giá con người, là giá trị tâm hồn của một cá nhân với tính cách là một con
người
Câu 5: Danh dự của con người được hình thành như thế nào?
A. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của cá nhân
B. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ nhân cách của cá nhân
C. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ hình ảnh của cá nhân
D. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ tư tưởng của cá nhân
Câu 6: Mối quan hệ của danh dự và nhân phẩm như thế nào?
A. Đó là mối quan hệ quy định lẫn nhau
B. Đó là mối quan hệ bài xích lẫn nhau
C. Đó là mối quan hệ khách quan
D. Đó là mối quan hệ tương hỗ
Câu 7: Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là gì?
A. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về tinh thần và xấu hổ đối với những
người xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội.
B. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về vật chất và xấu hổ đối với những người
xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội.
C. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về tình cảm, về vật chất dẫn đến phá sản.
D. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về hình ảnh và xấu hổ đối với những
người xung quanh, làm mất các hình tượng trên các nền tảng mạng xã hội.
Câu 8: Hành vi nào là xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Dùng hành động làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của người khác
B. Dùng hành động làm tổn hại đến đến tinh thần của người khác
C. Dùng hành động làm tổn hại đến đến tình cảm và tinh thần của người khác
D. Dùng hành động làm tổn hại đến đến thể chất của người khác
Câu 9: “Dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục
người khác” ?
A. Là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
B. Là hành vi làm tổn hại đến đến tinh thần của người khác
C. Là hành vi tổn hại đến đến tình cảm của người khác
D. Là hành vi làm tổn hại đến thể chất của người khác
Câu 10: Một hành vi hay xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội để xâm phạm danh dự,
nhân phẩm?
A. Gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về
người đó
B. Tag tên vào bài viết trên các nền tảng mạng xã hội.
C. Chụp ảnh các hoạt động của người khác rồi đăng lên các nền tảng mạng xã hội.
D. Quay video các hoạt động của người khác rồi đăng lên các nền tảng mạng xã hội.
Câu 11: Các tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người là gì?
A. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự và nhân
phẩm của người khác.
B. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của
người khác. C. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng về danh dự và nhân
phẩm của người khác.
D. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền riêng tư và bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của
người khác.
Câu 12: Các tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người là những hành vi nguy
hiểm được quy định trong?
A. Bộ luật hình sự
B. Bộ luật dân sự
C. Bộ luật lao động
D. Bộ luật tố tụng dân sự.
Câu 13: Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác
A. Khách thể, khách quan, chủ thể và chủ quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người.
B. Chủ thể và chủ quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.
C. Khách thể, khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.
D. Cá thể, khách quan, chủ thể và chủ quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người.
Câu 14: Các em hãy chỉ rõ đâu là khách thể của các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự của
con người?
A. Các tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của con người.
B. Các tội phạm xâm phạm đến quyền cá nhân về nhân phẩm, danh dự của con người.
C. Các tội phạm xâm phạm đến quyền dân sự về nhân phẩm, danh dự của con người.
D. Các tội phạm xâm phạm đến quyền chia sẽ về các giá trị nhân phẩm, danh dự của con người.
Câu 15: Các em hãy chỉ rõ đâu là mặt khách quan của các tội xâm hại nhân phẩm, danh
dự của con người?
A. Thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm
phạm trực tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
B. Thể hiện ở những hành vi không nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành
động) xâm phạm trực tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
C. Thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm
phạm gián tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
D. Thể hiện ở những hành vi không nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành
động) xâm phạm gián tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
Câu 16: Để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự của con
người?
A. Phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
B. Phải làm rõ giữa hành động bôi nhọ danh sự nhân phẩm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
C. Phải chỉ rõ giữa biểu hiện bôi nhọ danh sự nhân phẩm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
D. Phải giải thích rõ giữa biểu hiện bôi nhọ danh sự nhân phẩm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Câu 17: Chủ thể của các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người là ai?
A. Là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
B. Là người có năng lực trách nhiệm dân sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
C. Là pháp nhân có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
D. Là pháp nhân năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Câu 18: Mặt chủ quan của các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người là gì?
A. Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
B. Thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp
C. Thực hiện với lỗi vô ý trực tiếp
D. Thực hiện với lỗi vô ý gián tiếp
Câu 19: Các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm gồm những nhóm tội gì?
A. Các tội xâm phạm tình dục, các tội mua bán người, các tội làm nhục người khác, nhóm tội
khác.
B. Các tội xâm phạm tình dục, các tội mua bán người, các tội bôi nhọ người khác, nhóm tội
khác.
C. Các tội xâm phạm danh dự, các tội mua bán người, các tội vu khống người khác, nhóm tội
khác.
D.Các tội xâm phạm danh dự, các tội vu khống người, các tội làm nhục người khác, nhóm tội
khác.
Câu 20: Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi thuộc nhóm tội phạm gì?
A. Các tội xâm phạm tình dục.
B. Các tội mua bán người.
C. Các tội xâm phạm dân sự.
D. Các tội hiếp dâm.
Câu 21: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thuộc nhóm tội phạm gì?
A. Các tội mua bán người.
B. Các tội xâm phạm tình dục.
C. Các tội xâm phạm dân sự.
D. Các tội chiếm đoạt nội tạng.
Câu 22: Hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi thuộc nhóm tội phạm gì?
A. Các tội mua bán người.
B. Các tội xâm phạm tình dục.
C. Các tội xâm phạm dân sự.
D. Các tội khác.
Câu 23: Các tội làm nhục người khác gồm các tội gì?
A. Tội làm nhục người khác; Tội vu khống; Tội hành hạ người khác
B. Tội làm nhục người khác; Tội cưỡng hiếp; Tội hành hạ người khác C. Tội làm
nhục người khác; Tội vu khống; Tội tra tấn người khác
D. Tội làm nhục người khác; Tội cưỡng hiếp; Tội dâm ô.
Câu 24: Các tội thuộc nhóm tội khác bao gồm các tội gì?
A. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Tội chống người thi
hành công vụ.
B. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Tội mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
C. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người;
Tội chống người thi hành công vụ.
D. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội hành hạ người khác; Tội chống người thi hành công
vụ.
Câu 25: Theo các bạn nguyên nhân của tình trạng tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm
người khác là gì?
A. Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường
B. Trình độ dân trí thấp, thích thể hiện của một phận người
dân.
C. Sự hỗn loạn của xã hội và sự cám dỗ đồng tiền
D. Sự cám dỗ của đồng tiền và tâm lý của con
người.
Câu 26: Theo các bạn thì “sự tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường” gây ra những
hậu quả gì?
A. Hình thành lối sống hưởng thụ, xa hoa, trụy lạc; làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo
đức, lối sống; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
B. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; Phong cách thích thể hiện của một phận người dân.
C. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; làm xuống cấp về thuần phong mỹ tục; tạo ra sự
phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
D. Làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo; Sự
cám dỗ của đồng tiền và tâm lý của con người.
Câu 27: Theo các bạn thì “Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu
cực do chế độ cũ để lại” gây ra những hậu quả gì?
A. Hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, sa đọa; Tư tưởng trọng nam, khinh nữ.
B. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; làm xuống cấp về thuần phong mỹ tục.
C. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
D. Làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo.
Câu 28: Phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác mang lại ý nghĩa
gì?
A. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ
vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, phẩm
giá của người dân.
B. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị cao, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
C. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ khối đại đoàn kết của toàn dân tộc.
D. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giúp cho kinh tế của nước nhà ngày càng khởi sắc.
Câu 29: Làm tốt cộng tác phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác
mang lại ý nghĩa gì cho đất nước?
A. Mang ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm ngân sách và sức lao động nhân viên nhà nước trong các
hoạt động điều tra truy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội.
B. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
C. Mang ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm ngân sách vào các hoạt động điều tra truy tố xét xử và
giáo dục cải tạo người phạm tội.
D. Phòng ngừa mang ý nghĩa an ninh, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giúp cho kinh tế của nước nhà ngày càng khởi sắc.
Câu 30: Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người
khác là gì?
A. Là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn,
hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
B. Phòng ngừa mang ý nghĩa văn hóa – xã hội, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
C. Nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng chống tội
phạm:
khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
D. Là khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội nhằm hạn chế, làm giảm từng bước tiến
tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đất nước.
Câu 31: Theo các bạn thì Các cơ quan bảo vệ pháp luật là cơ quan nào?
A. Công an nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân
B. Công an nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Cục thi hành án.
C. Công an nhân dân; Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân
D. Công an nhân dân; Hội đồng nhân dân; Tòa án nhân dân
Câu 32: Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm là những đơn vị nào?
A. Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp; Các cơ quan bảo vệ
pháp luật; nhân dân.
B. Quốc hội, Nhà nước, hội đồng nhân dân các cấp; uỷ ban nhân dân các cấp; Công an, viện
kiểm sát; nhân dân.
C. Quốc hội, Nhà nước, hội đồng nhân dân các cấp; uỷ ban nhân dân các cấp; Công an, quân
đội, viện kiểm sát quân dự; nhân dân.
D. Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp; Cảnh sát, quân đội,
viện kiểm sát quân dự; nhân dân.
Câu 33: Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm xâm hại danh
dự, nhân phẩm người khác là gì?
A. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, các công dân
phải hợp hiến và hợp pháp.
B. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Công an, quân đội, các công dân
phải phù hợp pháp luật.
C. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Cảnh sát, an ninh, viện kiểm sát
phải phù hợp quy định.
D. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Chính phủ, công an, viện kiểm sát
phải phù hợp pháp luật.
Câu 34: Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong công tác phòng ngừa tội
phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác là gì?
A. Mỗi chủ thể khi tham gia phòng ngừa tội phạm trong phạm vi và nhiệm vụ ở từng địa
phương, từng ngành mà mình quản lý đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác để
có thể thực hiện một cách tốt nhất họat động phòng ngừa tội phạm.
B. Biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp
khả thi và phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng chống tội phạm ở mỗi địa phương mỗi ngành
mỗi lĩnh vực.
C. Luôn phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng, không được phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, giới tính, thái độ chính trị.
D. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Chính phủ, công an, viện kiểm sát
phải phù hợp pháp luật.
Câu 35: Nguyên tắc nhân đạo trong công tác phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm người khác là gì?
A. Không được hạ thấp danh dự nhân phẩm con người mà phải nhằm khôi phục con người
và tạo điều kiện để con người phát triển
B. Biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp
khả thi và phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng chống tội phạm ở mỗi địa phương mỗi lĩnh
vực.
C. Luôn phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng, không được phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, giới tính, thái độ chính trị.
D. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Chính phủ, công an, viện kiểm sát
phải phù hợp pháp luật.
Câu 36: Câu hỏi tình huống: “Bà MX có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông TA”.
Xác định chủ thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm.
A. Bà MX là chủ thể của vi phạm.
B. Ông TA là chủ thể của vi phạm.
C. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
D. Không xác định được chủ thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm Câu
37: Câu hỏi tình huống: “Bà HM có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông AT”.
Xác định khách thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm.
A. Khách thể là danh dự, nhân phẩm của ông AT
B. Khách thể là bà HM
C. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
D. Không xác định được khách thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm

Câu 38: Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người
khác được xác định ở hai mức độ khác nhau thế nào?
A. Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn).
B. Phòng ngừa chung (phòng ngừa chuyên môn) và phòng chống riêng (phòng ngùa xã hội).
C. Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống tổng hợp (chuyên môn).
D. Phòng ngừa tổng hợp (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn).
Câu 39: Phòng ngừa chung tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác gồm các
biện pháp nào?
A. Chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục.
B. Đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng.
C. Kinh tế, chính trị, các lĩnh vực trọng điểm.
D. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước.
Câu 40: Phòng chống riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) tội phạm xâm hại
danh dự, nhân phẩm người khác gồm các biện pháp nào?
A. Việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực
lượng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích.
B. Đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng, trong đó có hoạt động của cơ
quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích.
C. Kinh tế, chính trị, các lĩnh vực trọng điểm, trong đó có hoạt động của cơ quan an ninh với
vai trò nòng cốt, xung kích.
D. Lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động của cơ quan kiểm sát với vai
trò nòng cốt, xung kích.
Câu 41: Vai trò của Viện kiểm sát trong phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm là gì?
A. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam
giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
B. Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt “Chiến lược
quốc gia phòng chống tội phạm”.
C. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật.
D. Trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu
tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm.
Câu 42: Vai trò của Toà án các cấp trong phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm là gì?
A. Thông qua hoạt động xét xử đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp
ngăn chặn, loại trừ.
B. Tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh,
phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
C. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án,
giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
D. Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt
động phạm tội tại cộng đồng dân cư.
Câu 43: Trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, lực lượng nòng cốt được xác định là?
A. Công an nhân dân.
B. Bộ đội biên phòng.
C. Cảnh sát biển.
D. Lực lượng dân quân tự vệ.
Câu 44: Tội nào sau đây thuộc nhóm tội làm nhục người khác.
A. Tội hành hạ người khác
B. Tội buôn bán nội tạng
C. Tội giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi
D. Tội buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Câu 45: Vì sao tội cố ý truyền HIV cho người khác bị coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm
cho người khác
A. Vì nạn nhân bị gia đình, xã hội nghi ngờ tham gia các tệ nạn xã hội dẫn đến nạn nhân buồn
tủi có thể dẫn đến tự sát.
B. Vì ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân, gây tổn hại danh dự nạn nhân.
C. Vì nạn nhân không biết mình bị HIV lúc nào để điều trị.
D. Vì đối tượng sử dụng hành vi đó là đê hèn.
Câu 46: Biện pháp được coi là hiệu quả nhất trong giáo dục sinh viên phòng, chống tội
phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác
A. Tự bản thân sinh viên phải ý thức nghiên cứu và chấp hành quy định của pháp luật; có lối
sống văn minh, lành mạnh.
B. Nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục quy định pháp luật cho sinh viên.
C. Tăng cường các biện pháp xử lý các đối tượng vi phạm
D. Gia đình phải giáo dục tốt quy định của pháp luật
Câu 47: Mặt trái của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam?
A. Làm đạo đức con người xuống cấp, là cơ sở hình thành tội phạm.
B. Làm đi xuống sự phát triển kinh tế xã hội.
C. Làm cho văn hóa, đạo đức, lối sống của con người tốt hơn.
D. Làm cho đất nước chậm đổi mới.
Câu 48: Sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan chức năng trong phòng chống tội
phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác có ảnh hưởng gì?
A. Là nguyên nhân, điều kiện hình thành xuất hiện và tồn tại tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm của người khác.
B. Là yếu tố quyết định hình thành xuất hiện và tồn tại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm
của người khác.
C. Là nguyên nhân quyết định không xử lý hiệu quả phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác.
D. Làm cho công tác giáo dục, cải tạo tội phạm gặp nhiều thuận lợi.
Câu 49: Tội nào sau đây thuộc nhóm tội xâm hại tình dục
A. Tội cưỡng dâm
B. Tội mua bán người
C. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
D. Tội mua bán, chiếm đoạt bộ bận của cơ thể
Câu 50: Hành vi biết rõ là sai sự thật nhưng đối tượng vẫn cố ý tung tin đồn làm cho nạn
nhân bị tổn thương thuộc nhóm tội phạm nào
A. Tội làm nhục người khác
B. Tội mua bán người
C. Tội xâm hại tình dục
D. Nhóm tội khác

You might also like