You are on page 1of 2

I.

Dàn Ý Nghị Luận Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Ngắn Gọn:


1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải.

- Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

2. Thân bài:

2.1. Nội dung:

a) Mùa xuân của thiên nhiên đất trời:

- Không gian rộng rãi, khoáng đạt.

- Mùa xuân có màu sắc: "Xanh" của dòng sông, "tím" của bông hoa.

- Mùa xuân có âm thanh: Tiếng chim hót vang trời.


- Từ "mọc" ở đầu bài thơ thể hiện sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.

- "Ơi", "chi" là tiếng nói thân thương, quen thuộc của người dân xứ Huế.

- "Từng giọt...rơi/Tôi đưa tay tôi hứng": niềm say mê, háo hức của tác giả khi thấy trời đất vào

xuân.

=> Lời ca ngợi bức tranh mùa xuân của thiên nhiên thật tươi đẹp, rực rỡ.

b) Mùa xuân của đất nước:

- "Người cầm súng" và "người ra đồng" đại diện cho hai lực lượng tiêu biểu thực hiện hai nhiệm

vụ chính của nước ta thời bấy giờ là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- "Lộc" tượng trưng cho những mầm lá non, tượng trưng cho niềm hi vọng chiến thắng, cho ấm

no hạnh phúc.

- "Hối hả", "xôn xao" là hai từ láy gợi tả sức sống khẩn trương, mạnh mẽ, hăng hái của con

người. Tất cả mọi người cùng nhau lao động để đóng góp cho đất nước.

- Tác giả nhắc lại lịch sử 4000 năm "vất vả", "gian lao" của đất nước.

- Tác giả khẳng định "Đất nước như vì sao":

+ Đất nước mãi mãi trường tồn với thời gian.

+ Đất nước sẽ sáng lên trên bầu trời năm châu.

=> Niềm hi vọng, khẳng định về tương lai tươi sáng, độc lập, ấm no, hạnh phúc của đất nước.

c) Ước nguyện hiến dâng của nhà thơ:

- Điệp từ "ta làm" nhấn mạnh mong muốn của tác giả:

+ Làm con chim dâng tiếng hót cho cuộc đời.

+ Làm nhành hoa dâng lên hương, sắc cho cuộc đời.
+ Làm "một nốt trầm", nốt nhạc ít được mọi người để ý những vẫn đóng góp cho sự thành công

của một bản nhạc.

- "Một mùa xuân nho nhỏ": Niềm mong ước được hóa thân thành một điều nhỏ bé nhưng có

ích để hiến dâng cho đất nước.

- "Tuổi hai mươi", "khi tóc bạc": Khẳng định sự cống hiến là không kể thời gian, tuổi tác

=> Ước nguyện cống hiền đầy khiêm tốn, thầm lặng nhưng cũng thật mãnh liệt, dạt dào.

d) Lời ngợi ca quê hương, đất nước:

- Niềm khát khao, mong mỏi được dâng hiến đã hóa thành lời ca tiếng hát "Mùa xuân ta xin

hát".

- "Nam ai", "Nam bình": Lời ca ngọt ngào, trữ tình của xứ Huế ca ngợi "nước non ngàn dặm".
- Tiếng gõ nhịp phách tiền càng làm cho câu hát vang vọng mãi trong lòng độc giả, khiến họ nhớ

mãi bài ca về quê hương đất nước.

2.2. Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, cấu tứ chặt chẽ, nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm rãi, mang âm hưởng dân ca,

giọng thơ biến đổi linh hoạt, phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,...

3. Kết bài:

- Khái quát lại về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

You might also like