You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG DỊCH TỄ HỌC

QH.2020.Y Y KHOA A

Câu 1: Trình bày định nghĩa, mục tiêu và nội dung của dịch tễ học?
* Định nghĩa
Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết và các yếu tố quy định
các vấn đề sức khoẻ trong quần thể đó. Trong đó:
- Sự phân bố các tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn từ ba
góc độ của dịch tễ học: con người - không gian - thời gian.
- Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội và ngoại sinh thuộc,
bản chất khác nhau có ảnh hưởng đến sự mất cân bằng sinh học.
* Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, khống
chế và thanh toán những vấn đề sức khỏe của con người.
b) Các mục tiêu chuyên biệt của dịch tễ học:
1. Xác định căn nguyên hay các yếu tố nguy cơ của bệnh
2. Xác định tỷ lệ, phân bố và chiều hướng bệnh trong cộng đồng,
3. Nghiên cứu quá trình diễn biến tự nhiên và tiên lượng của bệnh
4. Đánh giá các hiệu qủa của các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh trong chăm sóc sức
khỏe.
5. Cung cấp cơ sở cho việc phát triển các chính sách liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
6. Cung cấp thông tin cho việc lập các mô hình dự báo bệnh
* Nội dung
1) Mô tả bệnh trạng với sự phân bố tần số của chúng dưới các góc độ: chủ thể con người -
không gian - thời gian, trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể cùng các yếu tố nội
ngoại sinh, nhằm hình thành nên những giả thuyết về quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và
bệnh trạng. (Dịch tễ học mô tả).
2) Phân tích các dữ kiện thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đề xuất các biện pháp can thiệp
thích hợp (Dịch tễ học phân tích).
3) Để kiểm tra, đánh giá một cách chủ động tính chính xác và thích hợp, nhằm mang lại
nhũng thông tin có giá trị nhát về hiệu qủa của các biện pháp can thiệp (Dịch tễ học can thiệp).
4) Xây dựng các mô hình lý thuyết về bệnh trạng (Dịch tễ học lý thuyết).

Câu 2: Trình bày cách tính tỷ lệ hiện mắc và ý nghĩa của nó?
Tỷ lệ hiện mắc là số trường hợp đang có bệnh ở một quần thể xác định trong một khoảng thời gian
hay một thời điểm.
Tỉ lệ hiện mắc (thường được ký hiệu là P) được tính theo là tỷ lệ giữa số người có bệnh ở một quần
thể trên tổng dân số của quần thể tại một thời điểm hoặc thời khoảng xác định, với công thức là:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐á𝑐 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑚ắ𝑐 𝑏ệ𝑛ℎ/𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛/𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể
𝑃=
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑â𝑛 𝑠ố 𝑐ủ𝑎 𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể đó 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đó
Tỷ lệ hiện mắc đo lường số người mắc bệnh trong một quần thể tại thời điểm, hay một thời kỳ nhất
định. rất hữu ích trong việc đánh giá nhu cầu về các biện pháp dự phòng và lập kế hoạch cho các
dịch vụ y tế cũng như trong việc đo lường sự xuất hiện các tình trạng có sự tiến triển từ từ.

Câu 3: Trình bày mục tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng?
Chương trình tiêm chủng mở rộng là một chương trình quốc gia ưu tiên của hầu hết các
nước trên thế giới, cả các nước phát triển và đang phát triển. Chương trình tiêm chủng mở rộng
được cộng đồng thế giới đánh giá là một chương trình CSSK hiệu quả nhất, thiết thực thực hiện
công ước quốc tế về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình ưu tiên của hầu hết các nước
sau năm 2000. Ở Việt Nam tiêm chủng mở rộng là một trong những mục tiêu của chương trình
quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.
Mục tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng:
a) Mục tiêu chung
- Giảm tỷ lệ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm trẻ em có thể phòng được bằng vacxin
- Thanh toán và loại trừ một số bệnh (bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi)
b) Mục tiêu cụ thể
- Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi 7 loại vacxin (lao, ho gà, bạch hầu, uốn
ván, bại liệt, sởi, viêm gan B) đạt trên 90%.
- Duy trì tỷ lệ tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 80%
- Duy trì tỷ lệ tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ 15 - 35 tuổi tại những huyện nguy cơ cao đạt
trên 90%
- Trên 80% trẻ được tiêm vacxin thương hàn, tả, viêm não Nhật Bản, ở những vùng nguy cơ
cao được triển khai
- Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt
- Loại trừ uốn ván sơ sinh trên quy mô huyện
- Giảm tỷ lệ mắc sởi xuống dưới 1/100.000 dân
- Giảm tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,06/100.000 dân
- Giảm tỷ lệ mắc ho gà xuống dưới 0,6/100.000 dân

Câu 4: Trình bày vai trò và đặc điểm của nghiên cứu ngang trong điều tra sức khỏe cộng
đồng?
Nghiên cứu ngang (Cross - Sectional Studies) là một nghiên cứu trong đó tình trạng bệnh
và phơi nhiễm được đánh giá đồng thời ở một quần thể xác định tại một thời điểm. Như vậy nghiên
cứu ngang luôn gắn liền với tỷ lệ hiện mắc (prevalence) và tại một thời điểm xác định.
* Nghiên cứu ngang được sử dụng để:
- Mô tả và đánh giá một hiện tượng sức khỏe trong quần thể.
- Mô tả yếu tố nguy cơ liên quan đến hiện tượng sức khỏe.
- Mô tả, đánh giá cả các biến định lượng lẫn định tính, các biến rời rạc và biến liên tục.
Nghiên cứu ngang trong điều tra sức khỏe cộng đồng có thể sử dụng với mẫu ngẫu nhiên
đơn, mẫu tầng hoặc mẫu chùm, hoặc các mẫu đó kết hợp nhau.
* Đặc điểm của nghiên cứu ngang:
- Thông tin được khai thác ở từng cá thể
- Phải tính cỡ mẫu và chọn mẫu đúng thủ tục
- Phải mô tả cả bệnh và yếu tơ nguy cơ
- Mục tiêu là hình thành được giả thuyết nhân quả
* Kết quả của nghiên cứu ngang:
- Giúp các nhà quản lý y tế trong điều hành, đánh giá tình trạng sức khỏe, đánh giá các
chưong trình y tế và các nhu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
- Hình thành được một giả thuyết có tính chất nguyên nhân vấn đề nghiên cứu.
- Có thể cho một ước lượng về số mới mắc (Incidence) nếu tiến hành hai cuộc điều tra ngang.
* Nhược điểm: Kết quả của nghiên cứu ngang không “chập” được với kết quả khi nghiên cứu quần
thể toàn bộ vì bao giờ cũng có sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên

Câu 5: Trình bày những giải pháp chung trong công tác tiêm chủng mở rộng?
Những giải pháp chung trong công tác tiêm chủng mở rộng là:
- Tăng cường công tác xã hội hóa TCMR:
• Có sự đảm bảo về chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển công tác TCMR bằng việc
đặt Dự án TCMR trong Chương trình quốc gia Thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy
hiểm.
• Có sự quan tâm đầu tư của Đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp và tham gia tích cực
của các Bộ, Ngành, đoàn thể xã hội và sự hưởng ứng của các bậc cha mẹ.
- Đầu tư kinh phí cho công tác TCMR, đảm bảo đáp ứng nhu cầu văc xin, vật tư tiêm chủng
và kinh phí hoạt động TCMR.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho TCMR. Sử dụng hiệu
quả và đúng mục đích các nguồn viện trợ.
- Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác TCMR các143 tuyến về kỹ
năng tiêm chủng, kỹ năng đảm bảo an toàn tiêm chủng, kỹ năng bảo quản, sử dụng văc xin, kỹ
năng tổ chức dịch vụ tiêm chủng...
- Tăng cường hỗ trợ các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai và
biên giới, hải đảo trong triển khai các dịch vụ tiêm chủng.
- Tăng cường kết hợp quân dân y, quân y bộ đội biên phòng, sự kết hợp giữa hệ dự phòng và
điều trị trong triển khai TCMR.
- Tăng cường công tác giám sát bệnh. Công tác đánh giá, kiểm tra và hệ thống báo cáo của
các tuyến.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều
hình thức. Đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền tại các vùng có đồng bào dân tộc ít người, vùng
núi, vùng xa và vùng khó khăn.

Câu 6: Trình bày cách tính tỷ lệ mới mắc và ý nghĩa của nó?
Tỷ lệ mới mắc được dùng nhiều nhất, đối với bất kỳ hiện trạng nào, xảy ra như thế nào là
thuộc hai dạng là: Tỷ lệ mới mắc tích luỹ và mật độ mới mắc.
a) Số mới mắc tích luỹ (Cumulative incidence, viết tắt là CI) bao giờ cũng được biểu thị
dưới dạng tỷ lệ: Tỷ lệ mới mắc tích luỹ (Cumulative incidencerate, viết tắt là CIR) được tính bằng
cách đếm số mới mắc tích luỹ được trong các đơn vị thời gian phủ kín khoảng thời gian nghiên cứu
lấy làm tử số, còn mẫu số là tổng số cá thể có trong quần thể suốt thời gian nghiên cứu.
𝑆ố 𝑚ớ𝑖 𝑚ắ𝑐 𝑏ệ𝑛ℎ/𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể/𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢
𝐶𝐼𝑅 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐á 𝑡ℎể 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑏ắ𝑡 đầ𝑢 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢/𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể đó/𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đó
Tỷ lệ mới mắc tích luỹ như vậy, ngoài ý nghĩa chung của tỷ lệ mới mắc, còn cung cấp một
ước lượng của xác suất mà một cá thể trong quần thể sẽ có thể phát triển bệnh trong một khoảng
thời gian nhất định.
b) Mật độ mới mắc (Incidence density, viết tắt là ID) cũng được biểu thị dưới dạng tỷ lệ,
gọi là tỷ lệ mật độ mới mắc (Incidence density rate, IDR). Tỷ lệ mật độ mới mắc có được khi người
ta ước lượng một tỷ lệ mới mắc trung bình trong một đơn vị thời gian (giống như khi tính vận tốc
tức thời của một xe như là ước lượng trung bình của tốc độ xe đó theo đơn vị thời gian) bằng cách
thiết lập một phân số mà tử số là số trường hợp mới mắc và mẫu số là tổng số đơn vị thời gian theo
dõi được đối với từng cá thể trong quần thể nghiên cứu suốt trong khoảng nghiên cứu đó. Đơn vị
của mẫu số như vậy là thời gian - người (cụ thể là: năm - người khi theo dõi 1 năm đối với 1 người,
hoặc tháng - người khi theo dõi 1 tháng đối với 1 người).
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑚ớ𝑖 𝑚ắ𝑐/𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể/𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢
𝐼𝐷𝑅 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đơ𝑛 𝑣ị 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ó 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐ơ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑õ𝑖 đượ𝑐 đố𝑖 𝑣ớ𝑖 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐á 𝑡ℎể/𝑞𝑢ầ𝑛 𝑡ℎể/𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢
Tỷ lệ mật độ mới mắc như vậy được coi là phương pháp tính tỷ lệ tức thờii của sự phát triển
bệnh trong một quần thể. Nó rất có ích và tiện lợi trong dịch tễ học, vì trên thực tế những người dự
cuộc có thể không cùng vào nghiên cứu một lúc, cũng có thể thôi không tham dự nghiên cứu cùng
một lúc, nghĩa là thời gian theo dõi nghiên cứu đối với tất cả mọi người dự cuộc không đồng đều
bằng nhau, do đó có thể tính tỷ lệ mới mắc vào lúc toàn bộ quần thể đã cung cấp xong thông tin
cần thiết, mà không bắt buộc phải xong cùng một lúc. Hơn nữa với đơn vị thời gian - người, người
ta có thể có nhiều cách thực hiện: nếu đơn vị là năm - người chẳng hạn, thì trong 1 nghiên cứu
chúng ta đã theo dõi được 100 năm - người, thì điều đó có nghĩa là đã theo dõi được 100 năm đối
với 1 người, hoặc đã được 10 năm đối với 10 người, hoặc đã được 50 năm đối với 2 người, hoặc
đã được 1 năm đối với 100 người...

Câu 7: Trình bày định nghĩa chẩn đoán cộng đồng và phân biệt sự khác nhau giữa chẩn đoán
cá nhân và chẩn đoán cộng đồng.
* Định nghĩa
Chẩn đoán cộng đồng là mô tả sự phân bố những đặc trưng của sức khỏe trong cộng đồng,
và có thể phát hiện ra những yếu tố nguy cơ của chúng, từ đó cho phép ta xác định được những
nhóm người có nguy cơ cao với một số bệnh nào đó, những sự kiện quan trọng (sống, chết,...) hoặc
hành vi sức khỏe liên quan đến các dịch vụ y tế.
Chẩn đoán cá nhân chủ yếu dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, tập hợp các triệu chứng thành
các hội chứng bệnh.
* Sự khác nhau giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán cá nhân
Chẩn đoán cộng đồng Chẩn đoán cá nhân
- Quá trình diễn biến tự nhiên của bệnh
- Như chẩn đoán cá nhân và gia
- Nguy cơ và những yếu tố nguy cơ nghi
đình
Nội dung ngờ
- Đòi hỏi nhiều thông tin và thời
- Tình trạng dinh dưỡng
gian
- Phát triển thể lực và thai nghén
- Tình trạng miễn dịch
- Thói quen liên quan đến sức khoẻ
- Kinh tế - xã hội
- Môi trường
- Kiến thức
- Thái độ và hành vi liên quan đến sức
khoẻ
Xác định bệnh, tập hợp các triệu chứng Xác định vấn đề liên quan đến sức khỏe
Mục đích
thành các hội chứng bệnh cộng đồng
Phạm vi,
Cá thể người bệnh Nhóm người bệnh, người lành
đối tượng
Ai đến với
Bệnh nhân đến với cán bộ y tế Cán bộ y tế đến với bệnh nhân và cộng
ai
- Hỏi tiền sử
- Khám lâm sàng - Điều tra chọn mẫu
- Chẩn đoán phân biệt, xác định và tiên - Phải sử dụng nhiều kỹ thuật để thu
Phương lượng thập thông tin.
pháp - Điều trị - Khai thác cùng một lúc cả thông
- Theo dõi và giám sát tin về bệnh và yếu tố nguy cơ
- Thay đổi điều trị - Sàng tuyển
- Đánh giá kết quả
Xử trí Điều trị bệnh Giải quyết vấn đề

Câu 8: Trình bày định nghĩa, vẽ sơ đồ thiết kế và ưu nhược điểm của nghiên cứu bệnh -
chứng?
* Định nghĩa:
Nghiên cứu bệnh chứng là một nghiên cứu dịch tễ học phân tích quan sát, trong đó các đối tượng
nghiên cứu được chọn trên cơ có bệnh (case) hay không có bệnh (control) nào đó mà ta nghiên
cứu. Các nhóm này được so sánh với nhau về tiền sử phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ có thể là
căn nguyên của bệnh.
* Ưu, nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém hơn so - Không có hiệu quả khi nghiên cứu các phơi
với các nghiên cứu phân tích khác. nhiễm hiếm trừ khi nghiên cứu rất lớn hay phơi
- Đặc biệt thích hợp với những bệnh có thời kỳ nhiễm phổ biến ở những người mắc bệnh
ủ bệnh kéo dài. - Không thể tính toán trực tiếp tỷ lệ mắc bệnh
- Tối ưu khi nghiên cứu các bệnh hiếm vì các ở nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm
đối tượng nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở trừ khi nghiên cứu dựa trên quần thể.
tình trạng bệnh. - Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ về mặt
- Có khả năng điều tra ảnh hưởng của nhiều yếu thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh khó có thể
tố căn nguyên và là bước khởi đầu cho việc xác xác định được.
định các yếu tố phòng bệnh hay nguyên nhân - Nhạy cảm với các sai chệch (bias) đặc biệt là
của một bệnh mà ta còn biết rất ít. sai chệch nhớ lại.
* Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Dọc – hồi cứu – trực tiếp theo dõi (Direction of inquiry)

Bắt đầu
Phơi nhiễm
Bệnh (cases) -
Những người có
bệnh
Không phơi
nhiễm
Quần thể

Phơi nhiễm
Chứng (controls)
- Những người
không bệnh
Không phơi
nhiễm

Câu 9: Trình bày biện pháp phòng bệnh đối với khối cảm nhiễm được sử dụng vacxin BCG?
Hiện nay chúng ta đã có vacxin phòng bệnh rất có hiệu quả, bảo đảm gây được miễn dịch bảo vệ
cho khối cảm thụ không bị mắc bệnh nếu sử dụng vacxin đúng quy cách.
Vacxin BCG (Bacillus Calmette Guerin)
- Vacxin BCG do 2 nhà bác học Calmette và Guerin tạo ra bằng cách cấy truyền vi khuẩn lao nhiều
lần trên môi trường mật bò. Vi khuẩn lao còn sống nhưng rất yếu, không có khả năng gây bệnh
nhưng vẫn có vai trò của một kháng nguyên.
- Vacxin BCG là vacxin đông khô, nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Vacxin phải bảo quản ở
nhiệt độ 0°C - 8°C. Vacxin rất bền vững nếu bảo quản ở nhiệt độ -20°C. Chú ý luôn luôn bảo vệ
vacxin tránh ánh sáng mặt trời.
- Hiệu lực của vacxin BCG: theo các nghiên cứu mới đây của Tổ chức y tế thế giới, hiệu lực vacxin
BCG là 52% - 90% ở trẻ nhỏ, chống các thể lao kê và lao màng não. Hiệu lực thấp hơn với các thể
lao khác.
- Vacxin BCG tiêm trong da, liều tiêm là 0,05ml hay 0,1ml tuỳ theo chỉ định của nơi sản xuất. Vị
trí tiêm là mặt ngoài cơ đenta cánh tay trái. Vacxin BCG tiêm 1 lần, tiêm cho trẻ trong năm tuổi
đầu tiên, càng sớm càng tốt. Nếu trẻ dưới 1 tuổi đã tiêm BCG nhưng chưa có sẹo cần được tiêm
lại. Phản ứng bình thường sau khi tiêm là tại chỗ tiêm có nốt quầng đỏ rồi thành nốt sưng đỏ, hơi
đau, có mủ, loét ra và đóng vẩy để lại một sẹo nhỏ. Sẹo BCG tốt có đường kính 3-5 mm, bờ không
dăn dúm, mặt sẹo phẳng hoặc hơi lõm, ở vùng cơ đenta bên tay trái.

Câu 10: Anh/chị hãy vẽ sơ đồ và liệt kê 15 bước tiến hành điều tra sức khỏe cộng đồng?
* Các bước tiến hành điều tra sức khỏe cộng đồng
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Thảo luận với lãnh đạo địa phương
Bước 3: Xác định mục tiêu
Bước 4: Lập ra kế hoạch điều tra
Bước 5: Huấn luyện điều tra viên
Bước 6: Thử bộ câu hỏi
Bước 7: Hoàn chỉnh phương pháp
Bước 8: Chọn mẫu đại diện từ quần thể nghiên cứu
Bước 9: Tổ chức điều tra
Bước 10: Xử lý và phân tích số liệu
Bước 11: Viết báo cáo
Bước 12: Phổ biến kết quả nghiên cứu cho cộng đồng
Bước 13: Lập kế hoạch Can thiệp cộng đồng
Bước 14: Tiến hành can thiệp cộng đồng
Bước 15: Đánh giá can thiệp

Câu 11: Trình bày định nghĩa, vẽ sơ đồ thiết kế và ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu thuần
tập?
* Định nghĩa
Nghiên cứu thuần tập (cohort studies) hay còn gọi là nghiên cứu theo dõi (follow up studies)
là một loại nghiên cứu quan sát, trong đó một hay nhiều nhóm cá thể được chọn trên cơ sở có phơi
nhiễm hay không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ. Tại thời điểm nghiên cứu, tình trạng phơi nhiễm
được xác định, tất cả các đối tượng nghiên cứu chưa mắc bệnh mà ta nghiên cứu và được theo dõi
trong một thời gian dài để đánh giá sự xuất hiện bệnh đó.
* Ưu điểm & hạn chế
Ưu điểm Hạn chế
- Nghiên cứu thuần tập rất có giá trị và tối ưu - Nghiên cứu thuần tập không có hiệu quả khi
khi nghiên cứu ảnh hưởng của các phơi nhiễm đánh giá các bệnh hiếm gặp, trừ khi quần thể
hiếm gặp. nghiên cứu cực kỳ lớn khi bệnh phổ biến ở
- Cho phép người điều tra xác định được cỡ những người có phơi nhiễm, tức là phần trăm
mẫu thích hợp ở nhóm phơi nhiễm và nhóm nguy cơ quy thụôc cao.
không phơi nhiễm vì các cá thể được lựa chọn - Nếu là nghiên cứu thuần tập tương lai, rất tốn
vào nghiên cứu dựa trên tình trạng phơi nhiễm kém về kinh phí và thời gian so với nghiên cứu
của họ. bệnh chứng hay nghiên cứu thuần tập hồi cứu.
- Bằng nghiên cứu này, người ta có thể kiểm - Nếu là nghiên cứu thuần tập hồi cứu đòi hỏi
định ảnh hưởng nhiều mặt của một phơi nhiễm phải có hồ sơ đầy đủ.
đến sự phát triển nhiều bệnh. - Giá trị của kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh
- Có thể làm sáng tỏ mối quan hệ về thời gian hưởng nghiêm trọng do mất các đối tượng
giữa phơi nhiễm và bệnh vì tại thời điểm nghiên cứu trong quá trình theo dõi
nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu chưa bị
bệnh.
- Cho phép tính toán trực tiếp tỷ lệ mới mắc
bệnh ở cả hai nhóm có và không phơi nhiễm.
* Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Thời gian

Dọc – Theo dõi trực tiếp (Direction of inquiry)

Kết quả với

Có bệnh
Bắt đầu
Có phơi
nhiễm
Không bệnh
Người không
Quần thể
có bệnh
Có bệnh
Không phơi
nhiễm
Không bệnh

Câu 12: Trình bày đặc điểm dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp?
Đặc điểm dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp là:
- Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường xảy ra ở những nơi tập trung đông dân, mật độ
tiếp xúc cao, chật chội, ẩm thấp.
- Nhìn chung bệnh có đặc tính lây lan, bùng phát rất nhanh nhưng nhất thời vì tác nhân gây
bệnh không tồn tai được lâu ở ngoại cảnh và đa số những người cảm thụ đã có miễn dịch.
- Có bệnh diễn biến dưới hình thức đại dịch như cúm, cứ khoảng trên dưới 10 năm lại xảy ra
một vụ đại dịch lan tràn khắp thế giới do sự thay đổi hoàn toàn tính kháng nguyên của virut cúm.
- Đa số bệnh diễn biến có tính chất chu kỳ. Ví dụ: Bệnh sởi, cứ khoảng 3 - 4 năm lại xảy ra
một vụ dịch lớn và tiếp sau đó lại giảm đi. Tính chu kỳ này là do sự thay đổi tính miễn dịch của
khối cảm thụ. Tất nhiên nhịp điệu và cường độ các vụ dịch thay đổi theo điều kiện sinh hoạt và
những điều kiện xã hội ở một nơi nhất định.
- Bệnh diễn biến quanh năm, thường tăng cao vào các tháng lạnh ẩm.
- Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em và ít gặp ở người lớn.
- Nhiều bệnh khó tránh khỏi khi đã xảy ra dịch (cúm, sởi) vì bệnh lây ở thời kỳ ủ bệnh hay
thời kỳ khởi phát.
- Vacxin phòng bệnh đặc hiệu có thể ngăn ngừa được bệnh
Câu 13: Trình bày và giải thích công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang mô tả: ước
tính một tỷ lệ trong quần thể và ước tính một số trung bình trong quần thể?
* Ước tính một tỉ lệ trong quần thể
2
𝑍1− ∝ 𝑃(1 − 𝑃)
2
𝑛=
𝑑2
Trong đó:
+ n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải có
+ 𝑍1−∝ là giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên mức ý nghĩa thống kê (𝑍1−∝ = 1,96 nếu mức
2 2
ý nghĩa thống kê = 5%)
+ P: là tỷ lệ ước đoán (lấy từ nghiên cứu trước đây hoặc từ nghiên cứu thử)
+ d: là mức sai số tuyệt đối được chấp nhận (do nhà nghiên cứu quyết định tùy vào ý nghĩa thực
tiễn của kết quả nghiên cứu và nguồn lực dành cho nghiên cứu).
+ α: mức ý nghĩa thống kê (thông thường α = 0,05)
* Ước tính một trung bình trong quần thể
2 2
𝑍1− ∝𝜎
2
𝑛=
𝑑2
+ n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải có
+ 𝑍1−∝ là giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên mức ý nghĩa thống kê (𝑍1−∝ = 1,96 nếu mức
2 2
ý nghĩa thống kê = 5%)
+ d: là mức sai số tuyệt đối được chấp nhận (do nhà nghiên cứu quyết định tùy vào ý nghĩa thực
tiễn của kết quả nghiên cứu và nguồn lực dành cho nghiên cứu).
+ α: mức ý nghĩa thống kê (thông thường α = 0,05)
+ 𝜎: là độ lệch chuẩn (lấy từ nghiên cứu trước đây hoặc từ nghiên cứu thử)

Câu 14: Trình bày định nghĩa, vẽ sơ đồ thiết kế và kể tên các loại nghiên nghiên cứu can
thiệp?
* Định nghĩa
Nghiên cứu can thiệp là một nghiên cứu thực nghiệm có kế hoạch. Nó có thể được coi là một
nghiên cứu thuần tập tương lai vì các đối tượng nghiên cứu được xác định dựa trên tình trạng phơi
nhiễm, sau đó theo dõi sự phát triển bệnh của họ. Khác với nghiên cứu thuần tập, trong nghiên cứu
can thiệp, tình trạng phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu là do người nghiên cứu chỉ định một
cách ngẫu nhiên.
* Các loại nghiên cứu can thiệp
1. Thử nghiệm lâm sàng
Thử nghiệm lâm sàng hay thử nghiệm điều trị được áp dụng ở những bệnh nhân bị một
bệnh nào đó để xác định khả năng giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ chết vì bệnh đó của một
loại thuốc hay một phương pháp điều trị.
a) Thử nghiệm phương pháp điều trị:
Là thử nghiệm các phương pháp phẫu thuật, vật lý trị liệu điều trị ung thư, chế độ ăn, chế
độ luyện tập thể thao, cách quản lý và chăm sóc bệnh nhân.
Ví dụ, trong một nghiên cứu về phương pháp phẫu thuật động mạch vành, 780 bệnh nhân
hoặc là có cơn đau thắt ngực nhẹ và vừa, hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó 3 tuần đã được
chọn ngẫu nhiên nhận một trong hai phương pháp điều trị là phẫu thuật hay điều trị nội khoa. Sau
5 năm theo dõi, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở tim ở cả
hai nhóm điều trị.
b. Thử nghiệm thuốc điều trị:
Thử nghiệm thuốc điều trị trong công nghiệp dược phẩm thường được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Dược lý lâm sàng và độc tính. Giai đoạn này nghiên cứu tính an toàn chứ
không phải tính hiệu quả của thuốc và sau đó xác định liều sử dụng thuốc thích hợp. Thực nghiệm
được tiến hành đầu tiên ở những người tình nguyện khoẻ mạnh, sau đó được tiến hành trên một số
nhỏ bệnh nhân. Cỡ mẫu nghiên cứu của giai đoạn này là 20 - 80 người.
- Giai đoạn II: Bước đầu điều tra ảnh hưởng của thuốc điều trị. Giai đoạn này điều tra trên
một phạm vi nhỏ hiệu quả và sự an toàn của thuốc, do đó đòi hỏi phải theo dõi sát sao bệnh nhân.
Cỡ mẫu thích hợp cho giai đoạn này là 100 - 200 bệnh nhân.
- Giai đoạn III: Đánh giá tác dụng của thuốc trên phạm vi lớn. Sau khi xác định tính hiệu
quả của thuốc, cần phải so sánh nó với các phương pháp khác hiện đang áp dụng đối với cùng một
bệnh trên một số lớn bệnh nhân. Giai đoạn này sẽ đồng nghĩa với khái niệm "thử nghiệm lâm sàng",
là một phương pháp khoa học và chính xác nghiên cứu tác dụng lâm sàng của một thuốc điều trị
mới.
- Giai đoạn IV: Giám sát thuốc trên thị trường. Giai đoạn này nhằm giám sát các ảnh hưởng
phụ của thuốc, các nghiên cứu bổ sung lâu dài trên phạm vi lớn về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong và sự
quan tâm chú ý sử dụng thuốc của các thầy thuốc trong điều trị.
2. Thử nghiệm phòng bệnh
Thử nghiệm phòng bệnh là việc đánh giá tác dụng của một tác nhân hay một phương pháp
làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ở những người khoẻ mạnh có nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, trong
một thử nghiệm thực địa về vacxin bại liệt của Francis ở Mỹ năm 1954, trẻ em từ 11 bang được
chọn ngẫu nhiên làm hai nhóm, một nhóm được tiêm 3 mũi vacxin, còn nhóm kia được tiêm ba
mũi placebo. Tỷ lệ mắc bại liệt ở nhóm tiêm vacxin thấp hơn 50% so với nhóm trẻ được tiêm
placebo đã chứng minh vai trò của vacxin làm giảm tỷ lệ mắc bại liệt ở trẻ em.
Một ví dụ khác về thử nghiệm phòng bệnh cộng đồng là trong một nghiên cứu về bệnh sâu
răng, ở vùng có tỷ lệ sâu răng cao, một cộng đồng được chọn ngẫu nhiên cho thêm fluor vào nước,
một cộng đồng khác tiếp tục dùng nước không cho thêm fluor. Thử nghiệm này cho thấy sự giảm
có ý nghĩa thống kê và về lâm sàng tỷ lệ sâu răng ở cộng đồng dùng fluor.
* Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Thời gian

Dọc – Tương lai - Theo dõi trực tiếp (Direction of inquiry)

Kết quả với

Bắt đầu

Có hậu
Nhóm can quả
thiệp Không
Người đủ Chọn ngẫu hậu quả
tiêu chuẩn nhiên Có hậu
Nhóm so quả
sánh Không
hậu quả

Câu 15: Trình bày các biện pháp phòng dịch cúm A/H5N1?
1. Biện pháp tô chức
- Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch viêm đường hô hấp cấp và cúm trên người ở các cấp
xã, huyện, tỉnh và trung ương.
- Xây dựng triển khai "Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm" nhằm chuẩn bị cơ sở vật
chất và các nguồn lực cho công tác phòng chống dịch khi dịch xảy ra.
2. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ
- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ về đặc điểm của bệnh dịch cúm gia cầm,
những cách nhận biết, khai báo bệnh, các biện pháp phòng chống cho bản thân, gia đình và cộng
đồng: Cần phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền
đỉa phương để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan.
- Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh cúm.
- Khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế đề
điều trị kịp thời.
- Dùng Chloramin B, các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn, tẩy uế chuồng trại thường
xuyên trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm.
3. Giám sát, phát hiện bệnh nhân, người tiếp xúc, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời.
Tiến hành giám sát hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút.
- Cách ly bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác đình mắc bệnh cúm A H5N1.
- Lập danh sách và quản lý, theo dõi sức khoẻ tại gia đình những người tiếp xúc trực tiếp
với bệnh nhân cúm A/H5N1 hoặc gia cầm bị bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối
đổi với người lớn và 2/ngày đối với trẻ em dưới 1-5 tuổi.
- Thực hiện khai báo bệnh và báo cáo dịch khẩn cấp theo Quy chế Thông tin báo cáo bệnh
truyền nhiễm gây dịch do Bộ Y tế ban hành.
4. Các biện pháp phòng chống đại dịch cúm ở người
Không ai có thể dự đoán chính xác khi nào thì đại dịch xảy ra. Cách phòng chống đại dịch
tốt nhất là hạn chế sự lây truyền của vì rút cúm H5N1. Để chuẩn bị đối phó với nguy cơ đại dịch,
các quốc gia phải lập kế hoạch chi tiết phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người .
- Phải ưu tiên ngăn chặn ngay lập tức sự lan truyền dịch ở gia cầm bao gồm thực hiện an
toàn sinh học trong phương pháp chăn nuôi, tiêu huỷ và186 tiêm vác xin đối với gia cầm, thay đổi
thực hành trong chăn nuôi... Điều này sẽ làm giảm cơ hội làm con người tiếp xúc với vi rút.
- Tiêm vacxin cúm cho những người có nguy cơ cao có thể làm giảm khả năng đồng nhiễm
vi rút cúm người và cúm gia cầm từ đó làm giảm nguy cơ thay đổi và đột biến trên.
- Tăng cường giám sát, nghiên cứu về sự lưu hành các chủng vi rút cúm gia cầm và cúm ở
người. Những thông tin về mức độ nhiễm vi rút cúm ở người cũng như ở động vật, sự lưu hành các
chủng vi rút cúm là rất cần thiết để giúp cho việc đánh giá nguy cơ về y tế công cộng và đề xuất
các biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất, bao gồm cả việc nghiên cứu phát triển vác xin.

Câu 16: Trình bày các kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn và ngẫu nhiên hệ thống: Định
nghĩa, cách tiến hành, ưu nhược điểm?
*Mẫu ngẫu nhiên đơn (simple random sampling):
- Định nghĩa: Là mẫu mà tất cả các cá thể trong quần thể có cùng cơ hội được chọn vào mẫu như
nhau.
Ví dụ: Chọn 500 hồ sơ từ 5000 sản phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong năm 2009 để nghiên
cứu. Theo cách chọn ngẫu nhiên đơn thì mỗi sản phụ có xác suất là 10% được chọn vào mẫu.
- Cách tiến hành:
B1: Lập danh sách (khung mẫu) từ 1 - N
B2: Dùng bảng số ngẫu nhiên (chú ý các quy ước sử dụng bảng ngẫu nhiên) hoặc rút thăm ra số
đơn vị mẫu.
Ví dụ cụ thể: Cho một bảng số ngẫu nhiên từ 1-5000. Chọn ngẫu nhiên 386 số.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, chọn đơn vị NC thông qua 1 giai đoạn
+ Có đủ cơ sở tính xác suất (biết rõ xác suất)
- Nhược điểm:
+ Cần khung mẫu chính xác => kém khả thi
+ Mẫu được chọn có thể phân tán => khó thu thập
+ Có cơ hội bỏ sót vài nhóm trong dân số (cơ hội)
* Mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
- Định nghĩa: Mỗi cá thể được chọn cách nhau một khoảng hằng định theo sau bởi sự bắt đầu ngẫu
nhiên.
- Cách tiến hành:
B1: Lập danh sách (khung mẫu) từ 1 - N
B2: Xác định khoảng cách mẫu k = N/n (N: số cá thể trong quần thể, n cỡ mẫu định chọn)
B3: Chọn một số ngẫu nhiên (i) giữa 1 và k được chọn.
B4: Các cá thể có số thứ tự i + 1k; i + 2k; i + 3k... sẽ được chọn vào mẫu cho đến khi kết thúc danh
sách.
Ví dụ cụ thể: Chọn 5 đối tượng từ một dân số 15 đối tượng.
- Tính khoảng cách mẫu: k = 15/5 = 3
- Chọn ngẫu nhiên một số r: 1 ≤ r ≤ 3
- Chọn r = 2
- Những đối tượng được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ lần lượt có số thứ tự trong khung mẫu: 2,
2+3 = 5, 2 + 2(3) = 8, 2+3(3) = 11, 2 + 4(3) = 14
- Ưu điểm:
+ Thay ngẫu nhiên đơn khi không có khung mẫu chính xác
+ Có tính đại diện hơn ngẫu nhiên đơn
- Nhược điểm: Khó khăn khi xây dựng khung mẫu. Khung mẫu được thiết lập có tính chu kỳ = k
=> mẫu có thể bị sai lệch. Ví dụ Khoa cấp cứu: 1 tuần 7 ngày, theo chu kỳ cứ cách 7 ngày: thứ 3
hàng tuần (vắng bệnh nhân so với thứ 7, CN) => không đại diện

Câu 17: Anh/chị hãy nêu 4 giai đoạn diễn biến tự nhiên của bệnh?
Quá trình tự nhiên nghĩa là quá trình diễn biến của bệnh theo thời gian khi không có sự can thiệp
của điều trị. Một số tác giả gọi đó là lịch sử tự nhiên của bệnh. Sự hiểu biết về quá trình tự nhiên
của bệnh sẽ giúp chúng ta có những cách đề cập khác nhau trong việc phòng ngừa và kiểm soát
bệnh.
1. Giai đoạn cảm nhiễm
Là giai đoạn bệnh chưa phát triển, nhưng cơ thể đã có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ phát
triển bệnh. Thí dụ như mệt nhọc và uống rượu hoặc nghiện rượu làm cho cơ thể cảm nhiễm cao
với viêm phổi khối, mức cholesterol cao làm tăng xác suất phát triển bệnh mạch vành, các suy sụp
miễn dịch tăng nguy cơ phát triển của ung thư.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh được gọi là yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ có
thể là những yếu tố không thay đổi được như tuổi, giới, chủng tộc, lịch sử gia đình. Các yếu tố khác
có thể làm thay đổi được để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh như bỏ hút thuốc lá, bỏ nghiện
rượu...
Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng, ngay cả khi có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê cao giữa
yếu tố nguy cơ và bệnh, thì điều đó không có nghĩa là tất cả mọi cá thể có phơi nhiễm với yếu tố
nguy cơ đều sẽ phát triển thành bệnh, cũng như không thể đảm bảo rằng tất cả mọi cơ thể không
phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ đó đều sẽ không phát triển bệnh. Vì thường mỗi bệnh đều có một
lưới nguy cơ riêng mà chúng ta không thể phát hiện hết trong các nghiên cứu của mình, nhưng dù
sao ở giai đoạn cảm nhiễm này, việc làm giảm nhẹ hoặc giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố
nguy cơ chắc chắn sẽ làm giảm được khả năng phát triển bệnh hơn là ở các giai đoạn muộn sau đó.
Tiếc rằng, chúng ta không thể phát hiện được tất cả các yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh và điều
đó hạn chế khả năng của chúng ta trong phòng và kiểm soát bệnh tật.
2. Giai đoạn tiền lâm sàng
Ở giai đoạn này, cơ thể chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng đã bắt đầu có những
thay đổi bệnh lý do sự tác động qua lại giữa cơ thể và yếu tố nguy cơ. Những thay đổi này còn ở
dưới mức gây ra biểu hiện lâm sàng.
Thí dụ những thay đổi về xơ cứng mạch máu trong các bệnh mạch vành trước khi có biểu
hiện triệu chứng, hay thay đổi về tổ chức ở giai đoạn tiền ung thư.
3. Giai đoạn lâm sàng
Đến giai đoạn này, các thay đổi về cơ thể và chức năng đã đủ để biểu hiện ra các dấu hiệu
hoặc triệu chứng có thể chẩn đoán được về phương diện lâm sàng.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhất là đối với các bệnh không nhiễm khuẩn, nên chia
nhỏ giai đoạn này để giúp cho việc điều trị tốt hơn người bệnh và nhằm mục đích nghiên cứu dịch
tễ học. Có nhiều cách phân chia nhỏ giai đoạn bệnh khác nhau, có thể phân loại theo hình thái, theo
chức năng hay điều trị. Những bệnh khác nhau có cách phân loại khác nhau.
4. Giai đoạn hậu lâm sàng
Sau giai đoạn lâm sàng, nhiều bệnh tiến tới khỏi hoàn toàn, hoặc tự khỏi hoặc phải điều trị.
Tuy nhiên, có nhiều bệnh sau giai đoạn lâm sàng có thể gây nên những khuyết tật nhất thời hoặc
vĩnh viễn ở nhiều mức tàn phế khác nhau. Một số bệnh tự khỏi nhưng sau để lại di chứng tàn phế
lâu dài.
Ví dụ như có tỷ lệ nhỏ sau khi mắc sởi có thể bị mắc viêm não xơ cứng bán cấp gây những
rối loạn thần kinh tiến triển.
Trong các cuộc điều tra cộng đồng, người ta thường hiểu “khuyết tật” bao gồm bất kỳ một
hạn chế nào, một sự suy giảm nào về hoạt động của con người, nhất thời hoặc lâu dài do hậu quả
của những bệnh cấp tính hay mạn tính, đặc biệt là các khuyết tật về chức năng.

Câu 18: Trình bày các giai đoạn thể điển hình của người mắc bệnh truyền nhiễm qua đường
tiêu hóa?
Các giai đoạn thể điển hình của người mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa
1. Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn khác nhau và có lây hay không lây ở cuối thời kỳ này là tuỳ
từng bệnh.
Ví dụ: Bệnh thương hàn có thời kỳ ủ bệnh rõ rệt và kéo dài (7 đến 21 ngày), người bệnh
chưa đào thải mầm bệnh ra ngoài theo phân và nước tiểu nên chưa có khả năng làm lây bệnh trong
thời kỳ này.
Đối với bệnh tả và lỵ trực khuẩn về lý thuyết thì chưa lây ở cuối thời kỳ ủ bệnh, nhưng thời
kỳ ủ bệnh này ngắn, đôi khi rất ngắn và chuyển nhanh sang thời kỳ phát bệnh có lây và thực tế rất
khó phân biệt.
Có một vài bệnh có khả năng làm lây ở cuối thời kỳ ủ bệnh như: Bệnh bại liệt nhưng lại lây
theo phương thức khác là theo các giọt nứơc bọt qua đường hô hấp.
Nói chung các bệnh trong nhóm này không làm lây cho những người xung quanh ở thời kỳ
ủ bệnh theo đường tiêu hoá.
2. Thời kỳ phát bệnh
Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, nhóm bệnh này có khả năng làm lây rõ rệt trong
thời kỳ phát bệnh. Bệnh càng nặng, người bệnh càng thải nhiều mầm bệnh theo phân và mức độ
lây lan càng nghiêm trọng.
Người bệnh có khả năng lây truyền từ giai đoạn khởi phát và kéo dài suốt giai đoạn toàn
phát. Thời kỳ này rất nguy hiểm cho người xung quanh.
3. Thời kỳ lui bệnh
Song song với tình trạng sức khoẻ được hồi phục, lượng mầm bệnh thải theo phân giảm
dần, nhưng kéo dài đến thời kỳ lui bệnh và lâu hơn nữa để trở thành tình trạng người khỏi mang
mầm bệnh ngắn hạn hoạc mãn tính.
Trong thời kỳ này đa số các bệnh thải mầm bệnh theo phân thường xuyên, nhưng có bệnh
thải mầm bệnh theo phân không thường xuyên mà cách quãng như bệnh thương hàn.
Riêng đối với bệnh lỵ amíp, ở thời kỳ phát bệnh thì amíp hầu hết là ở thể hoạt động nên
tính chất lây lan ít hơn ở thời kỳ lui bệnh khi đa số amíp đã chuyển sang thể kén và cả sau đó nữa.

You might also like