You are on page 1of 58

HỌC PHẦN

NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC

GIẢNG VIÊN: Nguyễn Ngọc Anh


Điện thoại: 0943.822.606
Email: anhnn@hanu.edu.vn

©Ngọc Anh Nguyễn


1. Từ

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có


nghĩa và/hoặc có giá trị (chức
năng) về ngữ pháp

@Ngọc Anh Nguyễn


Căn tố Hv mang nghĩa Từ
từ vựng

Hình vị
Hv mang nghĩa từ
vựng bổ sung

Phụ tố
Hv mang nghĩa
ngữ pháp

@Ngọc Anh Nguyễn


hình vị “work” (Căn tố)

workers (Phụ tố cấu tạo từ)


hình vị “er”

hình vị “s” (Phụ tố biến đổi từ)

@Ngọc Anh Nguyễn


HV tiếng Việt
có hình thái
ngữ âm cố
hình vị “bàn” định
bàn ghế

hình vị “ghế”

hình vị “xanh”
xanh lè

hình vị “lè”

@Ngọc Anh Nguyễn


 HV tự thân mang nghĩa
trời, đất, ăn, uống, ngủ, khóc

 HV không quy chiếu 1 đối tượng, khái niệm nhưng sự hiện diện
của nó trong cấu trúc từ làm cho từ khác đi so với không chứa nó.
lẽo trong lạnh lẽo, đẽ trong đẹp đẽ, thùng trong thẹn thùng

 HV tự thân không mang nghĩa cùng đồng thời xuất hiện trong
từ, tham gia cấu tạo nên từ
bù nhìn, bồ hóng, bìm bịp

@Ngọc Anh Nguyễn


 Hình vị độc lập: hoạt động tự do và kết hợp không hạn
chế với các HV khác

ăn + uống => ăn uống, ăn + mặc => ăn mặc, ăn + nói=> ăn nói

 Hình vị không độc lập (hạn chế): không hoạt động tự do, khả
năng kết hợp hạn chế với các HV khác

lẽo trong lạnh lẽo, đẽ trong đẹp đẽ

@Ngọc Anh Nguyễn


Loại hình vị Tự nghĩa Trợ nghĩa
Có nghĩa sở chỉ, bàn, ghế, ăn, ngủ, nghĩ,
sở biểu, kết cấu xinh, ngắn…
(HV trùng từ)
Có nghĩa sở biểu, quốc, thủy, hỏa, trường, - Đã, đang, với, nhưng, à,
kết cấu tiểu, đại… (yếu tố HV) ư, nhỉ, nhé…
- lẽo (trong lạnh lẽo), má
(trong chó má)..
Có nghĩa kết cấu bù, nhìn, bồ, hóng…

@Ngọc Anh Nguyễn


1. Từ

Cách thức mà ngôn ngữ tác


động vào hình vị để cho ra các
từ.

@Ngọc Anh Nguyễn


1. Từ

@Ngọc Anh Nguyễn


Tác động vào bản thân một hình vị, làm
cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà
không thêm bớt gì vào hình thức của nó

Hình vị “bàn” => từ “bàn”

@Ngọc Anh Nguyễn


Tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị kết
hợp chúng với nhau để tạo ra một từ mới
(mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như
một từ)

Hình vị “bàn” + hình vị “ghế” => từ “bàn ghế”

@Ngọc Anh Nguyễn


Tác động vào một hình vị cơ sở tạo
ra một hình vị giống với nó toàn bộ
hay một phần về âm thanh.

Hình vị “xanh” + hình vị “xanh” => từ “xanh xanh”

Hình vị “xanh” + hình vị “xao” => từ “xanh xao”


@Ngọc Anh Nguyễn
1. Từ

@Ngọc Anh Nguyễn


Được tạo ra theo phương thức
từ hóa hình vị. Trong cấu tạo
của từ đơn chỉ có 1 hình vị.

@Ngọc Anh Nguyễn


Được cấu tạo theo phương thức
ghép hình vị, được sản sinh do sự
kết hợp của hai hay một số hình vị
riêng rẽ, độc lập với nhau mà thành.

@Ngọc Anh Nguyễn


Ghép đẳng lập
(bàn ghế, sách vở, quần áo, xe cộ…)

Ghép chính phụ


(bàn ăn, quần bò, xe đạp, hoa hồng…)

Ghép ngẫu kết


(bồ hóng, mặc cả, cà nhắc, mít tinh, xà phòng, ca cao…)

@Ngọc Anh Nguyễn


Ghép đẳng lập
(2 thành tố có ý nghĩa từ vựng, cùng loại,
cùng tính chất, qh liên hợp)

Ghép chính phụ


(2 thành tố có qh chính phụ)

Ghép ngẫu kết


(các thành tố tổ hợp ngẫu nhiên)

@Ngọc Anh Nguyễn


Được cấu tạo theo phương thức
láy hình vị, các thành tố trực tiếp
được kết hợp lại với nhau theo
quan hệ ngữ âm.

@Ngọc Anh Nguyễn


Láy hoàn toàn
(xinh xinh, trăng trắng, đèm đẹp…)
Láy đôi
Láy bộ phận

(rung rinh, lăn tăn, thao láo…)

Láy ba
(sạch sành sanh, dửng dừng dưng, sát sàn sạt…)

Láy tư
(hí ha hí hửng, hấp ha hấp háy, lóng nga long ngóng…)

@Ngọc Anh Nguyễn


Là cách thức bổ sung nghĩa mới cho
từ không kèm theo sự biến đổi về
ngữ âm

@Ngọc Anh Nguyễn


@Ngọc Anh Nguyễn
Đẹp

dáng đẹp, hành động đẹp


Mở rộng nghĩa
người đẹp, tình cảm đẹp
mặt đẹp tấm lòng đẹp

@Ngọc Anh Nguyễn


cắt

cắt tóc, cắt viện trợ,


Mở rộng nghĩa
cắt giấy, cắt trực nhật
cắt thịt cắt quan hệ

@Ngọc Anh Nguyễn


mùi

chỉ chung “Miếng thịt có


cảm giác do mùi rồi”
cơ quan khứu Thu hẹp nghĩa
=> chỉ mùi hôi
giác thu nhận
được

@Ngọc Anh Nguyễn


@Ngọc Anh Nguyễn
 Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống
nhau giữa các sự vật (Dùng A gọi thay cho B)
 Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng dựa
trên sự liên tưởng (Từ B nghĩ đến A)

B A
Liên tưởng

@Ngọc Anh Nguyễn


Cách phân loại của Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (1981, tr.134, 135)

@Ngọc Anh Nguyễn


1) Ẩn dụ do sự giống nhau về hình thức: mũi dao, mũi thuyền
2) Ẩn dụ do sự giống nhau về màu sắc: màu xanh da trời
3) Ẩn dụ do sự giống nhau về chức năng: đèn điện
4) Ẩn dụ do sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất: tình cảm khô, lời nói khô
5) Ẩn dụ do sự giống nhau về một đặc điểm, vẻ ngoài:
Chí Phèo (Thằng đấy Chí Phèo thật đấy!)
6) Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: suy nghĩ chín, nắm tình hình
7) Chuyển tên con vật thành tên người: con rắn độc, con cáo già
8) Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác
(hiện tượng nhân cách hóa): thời gian đi, con tàu chạy

(Theo Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt (1998, tr.163, 164)
 Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện
tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác.
 Mối quan hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng
là mối quan hệ logic.

B A
Logic
@Ngọc Anh Nguyễn
 Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện
tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác
 Mối quan hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng là
mối quan hệ logic.

B A
Logic

@Ngọc Anh Nguyễn


1) Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận.
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể: chân sút, tay súng, tay vợt
- Lấy toàn thể thay cho bộ phận: đêm ca nhạc
2) Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
3) Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng:
cả hội trường, cả lớp…
4) Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người:
bóng hồng; nón trắng (nhấp nhô trên đồng), áo xanh tình nguyện …
5) Lấy bộ phận con người thay cho quần áo:
cổ áo, tay áo, vai áo…
@Ngọc Anh Nguyễn
6) Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó:
uống Halida, uống Trúc Bạch
7) Lấy địa điểm thay sự kiện xảy ra ở đó
trận Điện Biên Phủ, hội nghị Paris
8) Lấy tên tác giả thay tác phẩm:
đọc Nam Cao
9) Lấy tên chất liệu thay tên sản phẩm:
thau rửa mặt, đồng bạc
10) Lấy âm thanh thay tên đối tượng:
con cuốc, chim đa đa, đét, bịch..
@Ngọc Anh Nguyễn
Là cách thức bổ sung nghĩa mới cho
từ không kèm theo sự biến đổi về
ngữ âm

@Ngọc Anh Nguyễn


@Ngọc Anh Nguyễn
Hiện tượng từ có hai hoặc hơn hai ý nghĩa
có quan hệ chặt chẽ với nhau.

VD:
Cháy (nhà) – cháy túi – cháy hàng – cháy giáo án – cháy phố
Hiện tượng từ có hai hoặc hơn hai ý nghĩa có quan
hệ chặt chẽ với nhau.

Từ ăn trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê giải thích có 13 nghĩa:
` 1) Tự cho vào cơ thể thức nuôi sống. Ăn cơm
2) Ăn uống nhân dịp gì. Ăn cưới
3) (Máy móc) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động. Xe ăn xăng
4) Nhận để hưởng. Ăn hoa hồng
5) Phải nhận lấy, chịu lấy cái không hay. Ăn mắng
6) Giành về mình phần hơn, phần thắng. Ăn giải
7) Hấp thu cho thấm vào. Da ăn nắng
8) Gắn, dính vào nhau, khớp với nhau. Hồ dán không ăn
9) Hợp với nhau, tạo nên một cái gì hài hòa. Ăn ảnh
10) Làm tiêu hao, hủy hoại dần dần từng phần. Sơn ăn mặt
11) Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó. Rễ tre ăn ra tới ruộng.
12) Thuộc về. Đám đất này ăn về xã bên
13) Có thể đổi ngang giá. Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?
Hiện tượng từ có hai hoặc hơn hai ý nghĩa có quan
hệ chặt chẽ với nhau.

Từ mắt có 6 nghĩa:
1) Cơ quan để nhìn của người hay động vật; thường được coi là
biểu tượng của cái nhìn của con người. Nhìn tận mắt. Nháy mắt.
2) Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở một số thân
cây. Mắt tre. Mắt khoai tây.
3) Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả phức,
ứng với một quả đơn. Mắt dứa. Mắt na.
4) Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan. Mắt võng. Mắt lưới. Lỗ đan thưa
mắt.
5) Mắt xích (nói tắt). Đột bỏ một mắt của dây xích.
Là những từ giống nhau ngẫu nhiên về hình thức ngữ
âm nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

VD:
Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua, hôm nay
qua không nói qua qua mà qua qua.
đồng âm trong meat ≡ meet
mọi điều kiện ≠
meat met
Nguồn gốc từ đồng âm:

- Đại bộ phận đồng âm một cách ngẫu nhiên


- Một số khác:
+ Từ vay mượn đồng âm với từ bản ngữ

Ví dụ: sút1 (sút bóng) - sút2 (sút cân)


ca1 (ca kíp) - ca2 (ca hát)
Nguồn gốc từ đồng âm:

- Đại bộ phận đồng âm một cách ngẫu nhiên


- Một số khác:
+ Kết quả của biến đổi ngữ âm lịch sử
Ví dụ:
hoà (từ cổ)→ và (từ nối), đồng âm với và (và cơm).
mlời → lời (lời nói) đồng âm với lời (bán có lời)
Nguồn gốc từ đồng âm:

- Đại bộ phận đồng âm một cách ngẫu nhiên


- Một số khác:
+ Cách phát âm địa phương
Ví dụ: che (chở) – tre (nứa);
da (dẻ) – gia (vị);
sâu (bọ) – xâu (kim)
Nguồn gốc từ đồng âm:

- Đại bộ phận đồng âm một cách ngẫu nhiên


- Một số khác:
+ Tách biệt của từ đa nghĩa

Ví dụ:

quà1 (món ăn ngoài bữa chính) - quà2 (vật tặng cho người khác)
Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm

Từ đa nghĩa Từ đồng âm
- Một từ với nhiều nghĩa - Nhiều từ với vỏ ngữ âm trùng
khác nhau nhau nhưng nghĩa khác nhau

- Nghĩa của từ đa nghĩa bị phân


hóa xa, không còn liên hệ nghĩa
chung => từ đồng âm với từ gốc.
1.6.3. Từ đồng nghĩa

Những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm


thanh; phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa
hoặc sắc thái phong cách…nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

ăn, chén, xơi uống, tu, nhấp, nốc cho, tặng, biếu

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.3. Từ đồng nghĩa

 Một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều


nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó
tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham
gia với nghĩa khác.

coi, xem coi, trông, giữ

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.3. Từ đồng nghĩa

 Từ trung tâm của nhóm từ đồng nghĩa: mang


nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về
mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và
so sánh, phân tích các từ khác.

Chết - mất - hi sinh - băng hà - qua đời - từ trần

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.4. Từ trái nghĩa

 Những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ


tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh
những khái niệm tương phản về logic.

Cô ấy nhỏ bé nhưng thông minh.

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.4. Từ trái nghĩa

 1 từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái


nghĩa khác nhau. 1 từ có thể có quan hệ trái nghĩa
với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa.

Mềm >< cứng Già >< trẻ

Mềm >< rắn Già >< non

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.4. Từ trái nghĩa

- Một số từ vốn không trái nghĩa với nhau lại được dùng
với tư cách những cặp trái nghĩa

=> trái nghĩa ngữ cảnh.

đầu voi đuôi chuột mặt sứa gan lim

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.4. Từ trái nghĩa

 Trường hợp nhiều liên tưởng: cặp liên tưởng nào nhanh
nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất,… sẽ được
gọi là trung tâm các cặp trái nghĩa.

cứng >< nhũn cứng >< mềm cứng >< dẻo


1.6.4. Từ trái nghĩa Các quan hệ trái nghĩa:

Trái nghĩa theo thang độ Trái nghĩa loại trừ

già >< trẻ chẵn >< lẻ

yêu >< ghét đực >< cái

Cao >< thấp nam >< nữ

nông >< sâu sống >< chết

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.5. Trường nghĩa

 Là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ về nghĩa với


nhau một cách hệ thống

 Các loại trường nghĩa


a) Trường nghĩa biểu vật
b) Trường nghĩa biểu niệm
c) Trường nghĩa tuyến tính
d) Trường nghĩa liên tưởng

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.5. Trường nghĩa

a) Trường nghĩa biểu vật


+ Là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ý nghĩa
biểu vật

Ví dụ: Với từ tóc:


 Vị trí của tóc: ngọn tóc, chân tóc, sợi tóc, đuôi tóc…
 Đặc điểm của tóc: bồng bềnh, bóng mượt, bông xù…
 Kiểu tóc: tóc xoăn, tóc ngắn, tóc dài, tóc tém, tóc đuôi ngựa…

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.5. Trường nghĩa

b) Trường nghĩa biểu niệm


+ Là tập hợp các từ ngữ cho chung cấu trúc biểu niệm
+ Chọn 1 cấu trúc biểu niệm làm gốc => thu thâp các từ
cùng cấu trúc đó
Ví dụ:
 Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm…
 Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, đục, dùi cui…
 Dụng cụ để lấy, múc: đũa, muôi, gáo

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.5. Trường nghĩa

c) Trường nghĩa tuyến tính


+ Là tập hợp các từ ngữ mà khi đi với nhau tạo thành
những chuỗi tuyến tính
Ví dụ:
 Chạy ngắn, chạy dài, chạy tiếp sức (môn thi)
 Thường xuyên, thỉnh thoảng, đôi lúc, hiếm khi… (tần suất)
 Nhanh, chậm (tốc độ chạy)

@Ngọc Anh Nguyễn


1.6.5. Trường nghĩa

d) Trường nghĩa liên tưởng


+ Là tập hợp các từ biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động,
tính chất… có quan hệ liên tưởng với nhau.

Ví dụ: Trường nghĩa liên tưởng của từ trắng


trong trắng, tinh khiết, không màu, không mùi, không vị, hoa mơ,
tuyết, áo dài, bác sỹ, y tá, đầu hàng, vở, sách, phấn, tóc,
bánh,….

@Ngọc Anh Nguyễn

You might also like