You are on page 1of 7

THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

I- THU TIỀN VÀO TK NGÂN HÀNG


1. Thu tiền từ khách hàng
Cách 1: Chọn phân hệ “ Ngân hàng”  Chọn “ Thu tiền”Bảng “ Thu tiền gửi”
hiện ra:
* Thông tin chung:
- Đối tượng: Là khách hàng nợ tiền của chúng ta.
- Địa chỉ: Địa chỉ của khách hàng
- Nộp vào TK: Là tài khoản ngân hàng của công ty mình ( Tài khoản nhận được tiền
trả nợ của khách hàng)
- Lý do thu: Chọn là “ Thu khác” và diễn giải cụ thể sang ô bên cạnh ví dụ: Thu tiền
mua gỗ công ty X
* Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo có của ngân hàng.
* Thẻ Hạch toán:
- Diễn giải: Chỉ cần kích vào là phần mềm tự copy phần diễn giải lý do thu ở trên
xuống.
- TK Nợ: 1221
- TK Có: 131 ( Phải thu của khách hàng)
- Số tiền: Nhập số tiền thu được từ khách hàng theo giấy báo có của ngân hàng.
 Kiểm tra lại thông tin lần cuối rồi nhấn “ Cất”
Cách 2:
Chọn phân hệ “ Ngân hàng”  Chọn “ Thu tiền khách hàng”Bảng “ Thu tiền
khách hàng” hiện ra:
* Phương thức thanh toán: Phần mềm tự chọn “ Tiền gửi”
- Khách hàng: Chọn khách hàng cần thu nợ
- Số tiền: Không cần nhập phần mềm sẽ tự tính và hiển thị
- Ngày thu tiền: Nhập ngày thu tiền
 Rồi bấm “ Lấy dữ liệu”  Phần mềm sẽ liệt kê công nợ cần thu tương ứng ở dưới.
+ Nếu khách trả toàn bộ số tiền nợ ta chỉ cần tích chọn rồi bấm “ Thu tiền”
+ Nếu khách chỉ trả một phần công nợ thì ta nhập số tiền thu được vào cột “Số thu”
rồi bấm “ Thu tiền”
 Bảng “ Thu tiền gửi từ khách hàng” hiện ra  Nhập số tài khoản công ty nhận
được tiền trả từ khách hàng vào dòng “ Nộp vào tài khoản”  Kiểm tra lại tất cả các
thông tin rồi bấm “ Cất”
* Ghi chú:
- Làm theo cách 2 này phần hạch toán chúng ta không cần điền mà phần mềm tự
động tính.

2. Nộp tiền vào tài khoản.

Chọn phân hệ “ Ngân hàng”  Chọn “ Thu tiền”Bảng “ Thu tiền gửi” hiện ra:
* Thông tin chung:
- Đối tượng: Là người nộp tiền ( VD: Nguyễn Thị Hoa)
- Địa chỉ: Là bộ phận/Phòng ban làm việc của người nộp tiền ( VD: Phòng kế toán)
- Nộp vào TK: Là tài khoản ngân hàng của công ty mình ( Tài khoản nộp tiền vào)
- Lý do thu: Chọn là “ Thu khác” và diễn giải cụ thể sang ô bên cạnh ( VD: Nộp tiền
vào tài khoản)
* Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo có của ngân hàng.
* Thẻ Hạch toán:
- Diễn giải: Chỉ cần kích vào là phần mềm tự copy phần diễn giải lý do thu ở trên
xuống.
- TK Nợ: 1221
- TK Có: 1111
- Số tiền: Nhập số tiền nộp
 Kiểm tra lại thông tin lần cuối rồi nhấn “ Cất”
3. Lãi tiền gửi ngân hàng

Chọn phân hệ “ Ngân hàng”  Chọn “ Thu tiền”Bảng “ Thu tiền gửi” hiện ra:
* Thông tin chung:
- Đối tượng: Là ngân hàng đăng ký tài khoản của công ty
- Địa chỉ: Là địa chỉ ngân hàng đăng ký tài khoản của công ty (ở dòng “Đối tượng” )
- Nộp vào TK: Là số tài khoản ngân hàng phát sinh lãi của công ty ( Là ngân hàng kê
khai ở dòng “Đối tượng”)
- Lý do thu: Chọn là “ Thu khác” và diễn giải cụ thể sang ô bên cạnh ( VD: Lãi trên
TK)
* Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo có của ngân hàng.
* Thẻ Hạch toán:
- Diễn giải: Chỉ cần kích vào là phần mềm tự copy phần diễn giải lý do thu ở trên
xuống.
- TK Nợ: 1221
- TK Có: 515 ( Doanh thu hoạt động tài chính)
- Số tiền: Nhập số tiền nộp
 Kiểm tra lại thông tin lần cuối rồi nhấn “ Cất”
II-CHI TIỀN QUA TK NGÂN HÀNG
1. Trả nợ người bán.

Chọn phân hệ “ Ngân hàng” Chọn “Chi tiền”Bảng “ Ủy nhiệm chi” hiện ra.
 Thông tin chung:
- Tài khoản chi: Là tài khoản ngân hàng của công ty mình đang dùng để trả tiền cho
nhà cung cấp.
- Đối tượng: Là đơn vị nhận tiền (Tên nhà cung cấp)
- Địa chỉ: Địa chỉ đơn vị nhận tiền ( Địa chỉ nhà cung cấp)
-Tài khoản nhận: Không cần nhập
- Nội dung TT: Luôn nhập là “ Chi khác” nhưng diễn giải rõ sang bên cạnh ( VD:
Thanh toán tiền hàng cho công ty Trí Dũng)
 Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo nợ của ngân hàng.
 Tab “Hạch toán”
Khi trả tiền cho người bán qua TK ngân hàng sẽ phát sinh phí chuyển tiền Phần
hạch toán cần có 2 dòng:
 Tiền chuyển đi
- Diễn giải: Chỉ cần kích chuột vào phần mềm sẽ tự copy phần diễn giải ở trên mục
“Nội dung TT” xuống
- TK Nợ: 331 ( Phải trả người bán)
- TK Có: 1121
- Số tiền: Là số tiền trả cho người bán ( Không tính phí chuyển tiền). Nếu giá trị ghi
trên chứng từ giao dịch (Giấy báo nợ) khác giá trị trên hóa đơn thì ghi theo giá trị
trên chứng từ giao dịch của ngân hàng ( Giấy báo nợ)
- Đối tượng: Là đơn vị nhận tiền ( VD: Công ty Trí Dũng)
 Phí chuyển tiền ( Gồm Phí chuyển tiền + VAT)
- Diễn giải: Ghi là “Phí chuyển tiền”
- TK Nợ: 6425 ( Thuế, phí và lệ phí)
- TK Có: 1121
- Số tiền: Là tổng số Phí chuyển tiền + VAT tính trên phần phí này
- Đối tượng: Là ngân hàng công ty phát sinh phí chuyển tiền (Agribank Hòa lạc)
Kiểm tra lại thông tin rồi bấm “ Cất” mà không cần quan tâm tab “ Thuế”
* Chú thích:
- Với nghiệp vụ này ta có thể chọn phân hệ “ Ngân hàng” Chọn “ Trả tiền nhà cung
cấp” nhưng làm theo cách này ta sẽ phải lập thêm một chứng từ nữa để hạch toán
phần phí chuyển tiền mà không thể làm gộp luôn như việc chọn “ Chi tiền”.
2. Thanh toán phí tin nhắn, phí rút sớm.

Chọn phân hệ “ Ngân hàng” Chọn “Chi tiền”Bảng “ Ủy nhiệm chi” hiện ra.
 Thông tin chung:
- Tài khoản chi: Là tài khoản ngân hàng mà công ty đăng ký có phát sinh lệ phí
- Đối tượng: Là đơn vị nhận tiền (Chính là ngân hàng công ty đăng ký có phát sinh lệ
phí)
- Địa chỉ: Địa chỉ đơn vị nhận tiền ( Địa chỉ ngân hàng )
-Tài khoản nhận: Không cần nhập
- Nội dung TT: Luôn nhập là “ Chi khác” nhưng diễn giải rõ sang bên cạnh ( VD: Phí
tin nhắn BIDV)
 Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo nợ của ngân hàng.
 Tab “Hạch toán”
- Diễn giải: Chỉ cần kích chuột vào phần mềm sẽ tự copy phần diễn giải ở trên mục
“Nội dung TT” xuống (Phí tin nhắn BIDV)
- TK Nợ: 6425 (Thuế, phí và lệ phí)
- TK Có: 1121
- Số tiền: Là số tiền phí cần trả cho ngân hàng.
 Kiểm tra lại lần cuối rồi bấm “ Cất” mà không cần quan tâm đến tab “Thuế”
3. Nộp thuế môn bài

Chọn phân hệ “ Ngân hàng” Chọn “Chi tiền”Bảng “ Ủy nhiệm chi” hiện ra.
 Thông tin chung:
- Tài khoản chi: Là tài khoản ngân hàng của công ty mình đang dùng để trả tiền
- Đối tượng: Là đơn vị nhận tiền (VD: Kho bạc nhà nước huyện Thạch Thất)
- Địa chỉ: Địa chỉ đơn vị nhận tiền ( Địa chỉ kho bạc)
-Tài khoản nhận: Không cần nhập
- Nội dung TT: Luôn nhập là “ Chi khác” nhưng diễn giải rõ sang bên cạnh ( VD:
Nộp thuế môn bài năm 2016)
 Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo nợ của ngân hàng.
 Tab “Hạch toán”
Khi trả tiền thuế môn bài qua TK ngân hàng sẽ phát sinh phí chuyển tiền Phần
hạch toán cần có 2 dòng:
 Tiền chuyển đi
- Diễn giải: Chỉ cần kích chuột vào phần mềm sẽ tự copy phần diễn giải ở trên mục
“Nội dung TT” xuống
- TK Nợ: 3339 ( Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác)
- TK Có: 1121
- Số tiền: Là số tiền thuế môn bài phải nộp ( 2.000.000đ)
- Đối tượng: Là kho bạc nhà nước
 Phí chuyển tiền ( Gồm Phí chuyển tiền + VAT)
- Diễn giải: Ghi là “Phí chuyển tiền”
- TK Nợ: 6425 ( Thuế, phí và lệ phí)
- TK Có: 1121
- Số tiền: Là tổng số Phí chuyển tiền + VAT tính trên phần phí này
- Đối tượng: Là ngân hàng phát sinh phí chuyển tiền (Ở đây là BIDV)
Kiểm tra lại thông tin rồi bấm “ Cất” mà không cần quan tâm tab “ Thuế”
4. Rút tiền qua phương thức Séc tiền mặt.

Chọn phân hệ “ Ngân hàng” Chọn “Chi tiền”Bảng “ Ủy nhiệm chi” hiện ra
Chọn phương thức thanh toán là “Séc tiền mặt”
 Thông tin chung:
- Tài khoản chi: Là tài khoản ngân hàng của công ty mình đang dùng để rút tiền.
- Đối tượng: Là đơn vị nhận tiền (VD:ở đây là Phí Thị Thiện)
- Người lĩnh tiền: Là người trực tiếp nhận tiền (Ở đây là Phí Thị Thiện)
-Số CMND: Không cần nhập
- Nội dung TT: Luôn nhập là “ Chi khác” nhưng diễn giải rõ sang bên cạnh ( VD: Phí
Thị Thiện rút séc)
 Chứng từ:
Nhập “ Ngày hạch toán” và “Ngày chứng từ” theo giấy báo nợ của ngân hàng.
 Tab “Hạch toán”
- Diễn giải: Chỉ cần kích chuột vào phần mềm sẽ tự copy phần diễn giải ở trên mục
“Nội dung TT” xuống
- TK Nợ: 1111
- TK Có: 1121
- Số tiền: Là số tiền rút ra khỏi tài khoản ngân hàng.
- Đối tượng: Là đơn vị nhận tiền
5. Thanh toán phí mua séc
- Phần thông tin chung giống với nghiệp vụ thanh toán phí tin nhắn, phí rút sớm chỉ
khác phần diễn giải ở “Nội dung TT” ghi là : “Phí mua séc”
- Phần hạch toán:
+ TK Nợ: 6422 ( Chi phí vật liệu quản lý)
+ TK Có: 1121 ( Hoặc 1111 nếu trả luôn bằng tiền mặt)

You might also like