You are on page 1of 4

HẠCH TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ

( Gồm 2 bước: Hạch toán mua + Ghi tăng)


- Khi nào cần hạch toán công cụ, dụng cụ: Khi mua máy tính, máy in, tủ hồ sơ, bàn
ghế….giá trị những tài sản này nhỏ (dưới 30 triệu) không đủ điều kiện ghi nhận là
TSCĐ mà thời gian sử dụng lại dài thì lúc này chúng ta coi nó như một công cụ dụng
cụ. Thời gian sử dụng của những công cụ này tối đa không quá 36 tháng theo hướng
dẫn của thông tư số 78/2014.
I- Hạch toán mua CCDC
1-Trường hợp mua về nhập kho rồi mới xuất ra sử dụng:
Chúng ta cần quan tâm đến phân hệ “ Mua hàng” , lúc nào xuất kho thì chúng ta lại
phải vào phân hệ “ Kho” để thực hiện xuất kho. Rồi phải đưa công cụ này vào danh
sách của CCDC để phần mềm tự động phân bổ vào cuối kỳ lúc đó chúng ta quan tâm
đến phân hệ “Công cụ dụng cụ”
Chọn phân hệ “ Mua hàng” Chọn “ Chứng từ mua hàng hóa” Hạch toán: Nợ TK
153; Nợ TK 1331; Có TK 331 để đưa vào trong kho. Khi xuất dùng ta chọn phân hệ
“Kho” Chọn tab “Nhập, xuất kho” Chuột phải chọn “ Xuất kho” Phiếu xuất
kho hiện ra ta chọn hình thức xuất khác và hạch toán TK Nợ: 242 ; TK có: 153

Rồi chọn phân hệ “ CCDC” để tiến hành ghi tăng:


2-Trường hợp mua về dùng ngay không nhập kho chỉ cần quan tâm 2 phân hệ:
+ Nếu đã thanh toán vào phân hệ “Quỹ” hoặc “ Ngân hàng” , nếu chưa thanh toán
vào phân hệ “ Mua hàng” để hạch toán nghiệp vụ mua hàng Rồi vào phân hệ
“Công cụ dụng cụ” để thực hiện ghi tăng đưa vào danh sách của CCDC để MISA
thực hiện phân bổ vào cuối kỳ.
+Nếu chưa thanh toán: Chọn phân hệ “ Mua hàng”  Chọn “Chứng từ mua dịch vụ”
( Vì không nhập kho) và hạch toán TK Nợ 242 – TK Có 331.
2.1. Đã thanh toán bằng tiền mặt.
Chọn phân hệ “Quỹ”  Chọn “Chi tiền”  Bảng “Phiếu chi” hiện ra: ( Xem lại
phần
Hạch toán về tiền mặt)
2.2. Chưa thanh toán.
Hạch toán: Nợ 242; Nợ 1331 - Có 331
*Chú ý:
- Trường hợp mua về dùng ngay mà không nhập kho, cũng không cần theo dõi từng
CCDC ta có thể chọn phận hệ tổng hợp để nhập liệu cho nhanh. Khi chọn phân hệ
tổng hợp ta sẽ không cần khai báo mã vật tư hàng hóa.
VD:

II- Ghi tăng CCDC


Sau khi hạch toán mua CCDC xong chúng ta phải tiến hành ghi tăng CCDC để MISA
ghi nhận vào mục CCDC và tiến hành phân bổ chi phí vào cuối kỳ.
 Chọn phân hệ “ CCDC”  Chọn “ Ghi tăng” Chuột phải chọn thêm  Bảng
“Công cụ dụng cụ” hiện ra:

 Thông tin chung


- Số CT ghi tăng: Phần mềm tự điền, hoăc ta có thể đặt lại
- Ngày ghi tăng: Là ngày trên chứng từ mua hàng
- Mã CCDC: Do mình tự đặt sao cho dễ xác định ( VD: Máy in canon)
- Tên CCDC: Diễn giải rõ ràng về CCDC ( VD: Máy in Canon 2900)
- Lý do ghi tăng: Ghi tùy ý ( VD: Mua mới)
- Đơn vị tính: Chọn đơn vị phù hợp ( Ở VD này là Chiếc)
- Số lượng: Nhập số lượng trên hóa đơn mua hàng
- Đơn giá: Nhập giá trước thuế trên hóa đơn mua hàng
- Thành tiền: Phần mềm tự điền khi đã nhập phần số lượng.
- Số kỳ phân bổ: Chọn số kỳ phân bổ ( Ở VD này máy in mua về dùng trong 24 tháng
nên nhập là 24)
- Số tiền PB hàng kỳ: Phần mềm tự tính
- TK chờ phân bổ: Phần mềm tự điền ( Ở VD này là 242)
 Đơn vị sử dụng
- Mã đơn vị: Chọn mã bộ phận/phòng ban sử dụng.
- Tên đơn vị: Phần mềm tự điền
- Số lượng: Nếu nhập ở trên rồi thì phần mềm tự điền
 Thiết lập phân bổ
- Nếu phân bổ cho nhiều bộ phận/phòng ban trong công ty thì cần chọn “Tỷ lệ
PB(%)” và xác định “TK chi phí” cho mỗi bộ phận.


Nguồn gốc hình thành
Bấm vào “Chọn”  Bảng “ Chọn chứng từ” hiện ra:

- Nhập khoảng thời gian lọc dữ liệu ( Thường chọn từ ngày đầu năm đến cuối năm)
rồi bấm “ Lấy dữ liệu”  Danh sách chứng từ hiện ra Tích chọn chứng từ phù hợp
rồi bấm “ Đồng ý”
 Kiểm tra lại lần cuối các thông tin rồi bấm “Ghi tăng”
* Chú ý:
- Nếu CCDC ghi tăng chưa phần bổ chi phí thì ta có thể sửa lại chứng từ ghi tăng nếu
muốn. Nhưng khi CCDC đã được phân bổ chi phí thì chúng ta không thể sửa được
chứng từ ghi tăng nữa.
- Có thể chọn “ Ghi tăng CCDC hàng loạt” để tiến hành ghi tăng một lúc cho nhiều
CCDC một cách nhanh chóng.

You might also like