You are on page 1of 82

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
5. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................8
6. Giả thuyết khoa học................................................................................................8
7. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................8
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................9
9. Điểm mới của đề tài................................................................................................9
10. Cấu trúc của đề tài...............................................................................................10
CHƯƠNG 1.. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LAN TỎA CỔ
PHỤC HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ...........................11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................11
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành cổ phục Huế...............................................11
1.1.2. Đặc điểm Cổ phục Huế...................................................................................20
1.2.3. Giá trị của Cổ phục Huế..................................................................................27
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................31
1.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát.............................................................................31
1.2.2. Đối tượng điều tra, khảo sát............................................................................31
1.2.3. Nội dung điều tra, khảo sát.............................................................................31
1.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát.......................................................................31
1.2.5. Kết quả điều tra, khảo sát................................................................................32
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LAN TỎA CỔ PHỤC HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG
ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC
TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ.........................................................................37
2.1. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI LAN TỎA CỔ PHỤC HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG
ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC
TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ.....................................................................37
2.1.1. Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS.........................37
2.1.2. Phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường............................................38
2.1.3. Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục..............................................................38
2.1.4. Chú trọng phát huy tính tích cực, năng khiếu, sở trường của HS...................39
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LAN TỎA CỔ PHỤC HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG
ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC
TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ.....................................................................40
2.2.1. Nâng cao nhận thức của HS về giá trị của cổ phục Huế trong đời sống đương
đại và ý nghĩa của việc đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS
thành phố Huế...........................................................................................................40
3.2.2. Đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.......................47
3.2.3. Tổ chức các hoạt động quảng bá về cổ phục Huế...........................................51
3.3. KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VÀ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH SAU KHI
ĐƯỢC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỚI CỔ PHỤC HUẾ........55
3.3.1. Mục đích khảo sát...........................................................................................55
3.3.2. Nội dung khảo sát...........................................................................................55
3.3.3. Phương pháp khảo sát.....................................................................................56
3.3.4. Kết quả............................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................61
PHỤ LỤC.....................................................................................................................64
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chính
vì vậy, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
với trọng tâm: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [7].
Cùng với việc đổi mới dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ở trường
phổ thông cũng được chuyển hướng sang hoạt động trải nghiệm, “tạo cơ hội
cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh
nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác
nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của
thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua
đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới
góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi
trường và nghề nghiệp tương lai” [4, tr.3].
1.2. Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh nhân kiệt. Hiếm có nơi nào mà
những giá trị văn hoá phong phú, đa dạng, đặc sắc, độc đáo đến như vậy. Mảnh

1
đất Thần kinh này được tôn vinh là vùng đất của lễ hội với trên 500 lễ hội, gồm
các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, truyền thống, lễ hội tôn giáo. Không gian
văn hóa đặc sắc với 5 di sản (Quần thể Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình
Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc
cung đình Huế) được UNESCO công nhận là di sản thế giới đã và đang tiếp tục
gìn giữ, bảo tồn không chỉ mang ý nghĩa quốc hồn, quốc túy của dân tộc mà còn
góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa,
giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á theo Nghị quyết 54-
NQ/TW của Bộ Chính trị.
1.3. Trong dòng chảy văn hóa Việt, chiếc áo dài có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, là biểu tượng của người phụ nữ Việt nói chung, gắn bó với
đời sống của người Huế nói riêng. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, áo dài Huế
cũng biến đổi. Chiếc áo dài Huế được may thêu tinh tế và sắc sảo bởi đôi bàn
tay khéo léo của những người thợ tài ba xứ Huế từ lâu đã trở thành một món
quà lưu niệm văn hóa, tinh thần độc đáo không thể thiếu cho người dân địa
phương cũng như khách du lịch. Áo dài Huế trở thành nét đặc sắc trong di sản
văn hóa phi vật thể ngày nay cần lưu giữ và phát huy.
1.4. Hiện nay, sự trở lại của cổ phục cũng làm cho nét văn hóa Huế mang
màu sắc mới. Ngành Giáo dục sau khi phổ biến áo dài nữ ở chốn học đường
khối THPT, cũng đã và đang thử nghiệm đưa áo dài nam vào trong các hoạt
động quan trọng. Một số trường học đã trang bị hoặc thuê, mượn áo ngũ thân để
thầy cô giáo và HS mặc trong các sinh hoạt thực tế tại bảo tàng, di tích và các lễ
hội do trường tổ chức. Tuy nhiên, trong công cuộc chấn hưng đưa cổ phục vào
cho HS sử dụng còn gặp nhiều bất cập do những khó khăn như: không gian,
thời gian hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, mặc cổ phục như thế nào để
HS có thể cảm thấy thoải mái, không vướng víu khi tham gia hoạt động, vừa
thích thú vừa đảm bảo an toàn cho các bạn HS...
1.5. Trường THCS Chu Văn An là ngôi trường được thành lập năm 2000.
Mục tiêu của nhà trường là đào tạo những công dân tương lai được phát triển

2
toàn diện, mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, lối sống lành mạnh, có kỹ
năng sống, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, song
song với việc giáo dục kiến thức, nhà trường luôn chú trọng tổ chức các hoạt
động thể thao, văn hóa nghệ thuật hoạt động giao lưu, trải nghiệm, như tham
quan, trải nghiệm di sản văn hoá; tổ chức ngày hội giáo dục; xây dựng các câu
lạc bộ của HS… Những hoạt động này giúp HS củng cố, mở rộng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo,
năng khiếu, sở trường của từng cá nhân.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu nảy sinh và ấp ủ ý
tưởng: “Lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục Huế
vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế” làm đề tài nghiên
cứu khoa học năm 2023 với mục đích muốn lan toả, phát huy và lưu truyền cổ
phục Huế theo Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Thừa Thiên - Huế vốn là chiếc nôi sản sinh của áo dài ngũ thân, đồng thời
là mảnh đất gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển áo dài Việt Nam suốt hàng trăm
năm qua. Xuyên suốt thời gian giữ vai trò là kinh đô của đất nước, Cố đô Huế
cũng là Kinh đô áo dài Việt Nam, nổi danh bởi “chế độ y quan” rực rỡ - biểu
trưng cho một triều đại phương Đông. Chính vì thế, áo dài là bản sắc văn hóa
vùng đất, nét đẹp của con người xứ Huế. Cùng với sự đổi thay của lịch sử, áo
dài qua từng thời đại đã có không ít sự điều chỉnh. Tuy nhiên, dù điều chỉnh ra
sao, áo dài vẫn là quốc phục, niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và
là “món ăn tinh thần” thể hiện bản sắc riêng của văn hóa vùng đất Cố đô Huế.
Hiện nay có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về áo dài Huế như:
Trong bài viết Nguồn gốc áo dài Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu và Phát
triển, số 7 (161), 2000, tr.3 – 27), nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã khái quát về
kiểu dáng áo dài việt Nam trong lịch sử như: Áo dài Tứ thân, áo dài Năm thân;
so sánh áo dài Việt Nam với một số trang phục truyền thống của Trung Hoa, Ấn

3
Độ. Từ đó, tác giả khẳng định: “Áo dài truyền thống trải qua 5 thế kỷ đã in sâu
một cách thân thương cũng như thiêng liêng vào tâm hồn người Việt…. Và để
giờ đây đến bộ từ điển bách khoa nổi tiếng toàn cầu Encyclopedia Britanica
cũng phải có phần viết riêng về cái áo dài Việt Nam” [2].
Bài viết Huế - Chiếc nôi của áo dài Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu và Phát
triển, số 7 (161), 2000), tác giả Nguyễn Xuân Hoa cho rằng từ sự kiện chúa
Nguyễn Phúc Khoát xưng vương ở Đô thành Phú Xuân năm 1744, chiếc áo dài
Ngũ thân đã ra đời và phổ biến rộng rãi ở Đàng Trong. Đến thời Minh Mạng,
nhà vua đã nhiều lần hạ lệnh buộc người dân Bắc Hà, cả nam và nữ, đều mặc áo
dài. Chiếc áo dài được khai sinh từ Huế đã trở thành quốc phục, là biểu tượng
về văn hóa của trang phục Việt Nam. Áo dài Huế còn có những đặc trưng của
vùng đất Kinh kỳ. Huế cần đi tiên phong vận động khôi phục quốc phục Áo dài
Việt Nam [11].
Bài viết Từ cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và
vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa (Tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161), tác giả Phan Thanh Hải cũng khẳng định:
Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống, niềm tự hào và là một trong
những biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhìn lại lịch sử hình thành và
phát triển của chiếc áo dài, Cố đô Huế tự hào là chiếc nôi sản sinh ra áo dài với
vai trò đặc biệt của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (người có công lớn trong
việc cải cách trang phục Đàng Trong từ năm 1744 và khai sinh ra chiếc áo Ngũ
thân) và Hoàng đế Minh Mạng (người đã phổ biến, nâng tầm và tôn vinh để
chiếc áo dài trở thành quốc phục của nước ta). Trên cơ sở phân tích bối cảnh
lịch sử và diễn biến công cuộc cải cách trang phục dưới thời Võ vương và vua
Minh Mạng, theo tác giả việc cải cách trang phục đó nhằm mục đích thể hiện tư
tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa của triều đại; tạo cơ sở quan trọng cho sự
hình thành, phát triển chiếc áo dài Huế - áo dài Ngũ thân, để nó dần dần trở
thành quốc phục chính thức của dân tộc Việt Nam [9].

4
Trong bài viết Qua những tà áo, thử tìm hiểu thị hiếu về màu sắc của người
Huế thủa trước (cuốn Nghiên cứu Huế, Tập IV, 2002), tác giả Phạm Đăng Trí
cho rằng màu sắc và thị hiếu thẩm mỹ được xây dựng trong quá trình tác động
giữa con người Huế với màu sắc thiên nhiên trong môi trường sống. Với những
quan niệm đặc trưng của người Huế như “Đối với màu tím, phụ nữ Huế quan
niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mỉm cười. Không
quá nồng nàn như bông hoa lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và
tế nhị” [19]. Tác giả còn đối sánh màu sắc qua “kính khoa học” và nhận thấy
“màu tím nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng
nhẹ nhàng...” [19]. Ông cho rằng phụ nữ Huế chọn màu tím là phù hợp với đức
tính cũng như thể hiện sự “tinh tế” trong thị hiếu thẩm mỹ trên trang phục.
Cuốn sách Lãng du trong văn hóa Việt Nam của tác giả Hữu Ngọc có bài
“Chiếc áo dài – Một thách thức với cụ Khổng” (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2014)
trình bày về nguồn gốc ra đời của áo dài, cũng như sự tiếp nhận trang phục áo
dài như một cuộc cải cách chống lại lễ giáo Khổng học mà trước đấy đã bị ảnh
hướng trên 1000 năm. Sự tiếp nhận áo dài của xã hội không hẳn về tính thẩm
mỹ mà nó còn hàm chứa những tư tưởng sâu sắc và sự chấp nhận của con người
trong xã hội trước [15, tr.775].
Trong luận án Tiến sĩ Sự tiếp biến trong nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ
nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017 (Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện
Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, 2020) tác giả Nguyễn Thị Loan phân
tích những vấn đề đã được tiếp thu và biến đổi trong nghệ thuật thiết kế áo dài
của phụ nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017, để thấy được những giá trị
văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ trong tạo hình thiết kế áo dài [12].
Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học
và xuất bản các kỷ yếu như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô Áo dài
Việt Nam” (NXB Thuận Hoá, 2020) [20], Kỷ yếu Hội thảo khoa học chủ đề
"Hướng phát triển của áo dài trong đời sống đương đại" (NXB Thuận Hoá,

5
2023) nhằm nghiên cứu về áo dài Huế và đề xuất biện pháp phát triển của áo dài
trong đời sống đương đại [21].
Đặc biệt, năm 2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 678/QĐ-
UBND phê duyệt Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” [22]. Đề án khẳn định Cố đô
Huế đang sở hữu và đồng sở hữu 07 di sản vật thể và phi vật thể đã được
UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới độc đáo và đặc sắc, gồm: Quần thể
Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn,
Thơ văn trên kiến trúc trên Cung đình Huế; Nghệ thuật Bài Chòi và Nghi thức
thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt. Cùng với 03 di tích cấp
quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh, 205 công trình, địa
điểm nằm trong danh mục kiểm kê và gần 1000 di tích đang được bảo tồn, phát
huy giá trị. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn là vùng đất của lễ hội gắn với các
giá trị văn hóa truyền thống như nghi lễ cung đình - dân gian, kỹ thuật diễn
xướng, ẩm thực, trang phục; trong đó có Áo dài. Áo dài xứ Huế đã trải qua quá
trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên
Huế cùng với bao thăng trầm lịch sử; tuy nhiên, đến nay, áo dài vẫn được gìn
giữ và phát huy giá trị cùng với Huế, Áo dài xuất hiện thường xuyên trong đời
thường và trong các dịp nghi lễ, được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn nhỏ và đã
trở thành nét văn hóa đặc trưng của miền núi Ngự, sông Hương.
Cho nên, nhiệm vụ của chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế là phải
bảo tồn, phát huy giá trị Áo dài truyền thống Huế; hình thành sản phẩm văn hóa
du lịch đặc sắc, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày
10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đề án cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cụ thể gồm: 1. Nghiên
cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu Áo dài Huế; 2. Đẩy mạnh công tác truyền
thông, quảng bá; xây dựng các chương trình, hoạt động, video, clip quảng bá,
truyền thông về Áo dài Huế; 3. Tổ chức Tuần lễ Áo dài Huế định kỳ hàng năm,
trở thành sản phẩm văn hóa đặc sắc của Huế; 4. Tạo lập và quản lý nhãn hiệu

6
chứng nhận “Huế - Kinh đô Áo dài”; 5. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các
cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để ngành may đo
Áo dài Huế phát triển; 6. Hình thành Bảo tàng, Trung tâm trưng bày, may đo,
đào tạo và trình diễn thời trang Áo dài; 7. Xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO
ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 8.
Hình thành các tour du lịch, sản phẩm du lịch gắn với Áo dài Huế; 9. Phát động,
khuyến khích và nhân rộng phong trào mặc Áo dài trong cộng đồng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề
lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục Huế vào hoạt
động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế. Đây là nhiệm vụ đề tài cần
giải quyết.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa của việc lan toả cổ phục, đề tài đề xuất
một số giải pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục
Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế, nhằm góp
phần quảng bá, tôn vinh Áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng
định Áo dài Huế - Áo dài Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát
triển thương hiệu “Huế - kinh đô Áo dài”.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục nhằm lan toả cổ phục Huế cho học sinh ở các trường
THCS Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp để lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa
cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung khảo sát 915 HS của 10 trường THCS thành phố Huế,
tỉnh Thừa thiên Huế

7
- Thời gian nghiên cứu: từ 09/2022 – 10/2023.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cổ phục Huế có lịch sử hình thành như thế nào?
- Mức độ hiểu biết và hứng thú của HS ra sao khi được tham gia các hoạt
động giáo dục của nhà trường nhằm lan toả cổ phục Huế?
- Các giải pháp để lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa
cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế
được thực hiện như thế nào?
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, nhiều giá trị
văn hoá Huế đứng trước nguy cơ mai một; nhiều người con xứ Huế có biểu hiện
xa lạ hay thờ ơ với văn hoá Huế, nhất là thế hệ trẻ. Nếu tổ chức tốt các hoạt
động giáo dục lan toả cổ phục Huế sẽ góp phần mở rộng hiểu biết về những giá
trị độc đáo và giàu bản sắc của văn hoá Huế ở HS các trường THCS thành phố
Huế nói riêng, thế hệ trẻ học đường nói chung, qua đó giáo dục cho các bạn ý
thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy áo dài di sản văn hoá của quê hương, dân tộc.
Việc đề xuất giải pháp nhằm lan tỏa, đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo
dục dành cho HS, phù hợp với hoàn cảnh, thực tế địa phương có thể đem lại
những thay đổi tích cực đáng kể đáp ứng mục tiêu đổi mới Chương trình GDPT
2018.
7. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm
nhằm lan toả cổ phục Huế.
- Tìm hiểu thực trạng của việc lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương
đại và đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành
phố Huế.
- Đề xuất một số giải pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại
và đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố
Huế.

8
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Khẳng định được ý nghĩa của lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương
đại và đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành
phố Huế.
- Đề xuất một số giải pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại
và đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố
Huế.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp HS các trường THCS thành phố Huế nâng cao nhận thức, bảo tồn,
gìn giữ hình ảnh về giá trị cổ phục, có thói quen mặc trang phục Áo dài nói
chung, cổ phục nói riêng trong các dịp nghi lễ truyền thống và các hoạt động có
không gian cảnh quan phù hợp.
- Góp phần xây dựng một thế hệ trẻ có sự năng động, sáng tạo, yêu thích
lịch sử và tiếp nối truyền thống cha ông; Tăng hiệu quả giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước, ý thức trách nhiệm và hành động gìn giữ, phát huy các giá trị
của cổ phục Huế, của văn hoá Huế nói riêng, văn hoá dân tộc nói chung.
- Góp phần nhỏ bé trong việc tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước về văn hóa Áo dài, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, di
sản và các loại hình du lịch khác cùng phát triển, phát triển thương hiệu “Huế -
kinh đô Áo dài”.
9. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được thực trạng của việc lan toả cổ phục Huế trong đời sống
đương đại và đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS
thành phố Huế.
- Đề xuất một số giải pháp pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống
đương đại và đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS
thành phố Huế.

9
- Xây dựng được cẩm nang cung cấp kiến thức về cổ phục Huế và hướng
dẫn giải pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục Huế
vào các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế.
10. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được
cấu tạo thành 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lan toả cổ phục Huế trong
đời sống đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS
thành phố Huế.
Chương 2. Một số giải pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại
và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế.

10
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LAN TỎA CỔ PHỤC
HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành cổ phục Huế
Áo dài là một loại trang phục phổ biến trong dân gian và cung đình của cả
nam và nữ thời phong kiến. Nó được sử dụng cho tới khi giải phóng miền Bắc
năm 1954, từ đây nam giới không còn mặc áo dài phổ biến như trước. Kết cấu
và hình dáng tương tự nhau, đó là dáng áo thân dài suôn thẳng đến bắp chân, kết
cấu năm thân cổ đứng và mặc phủ bên ngoài quần.
Tác giả Hoàng Phê đã giải nghĩa về áo dài như sau: “áo dài đến giữa ống
chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông” [16]. Như vậy tác giả đã giải
nghĩa theo hình thức mô tả hình dáng và kết cấu áo dài. Còn tác giả Hữu Ngọc
lại giải nghĩa: Áo dài có nghĩa là áo thân dài [16]. Ông cũng cho biết, hiện nay
“áo dài” cũng được đưa vào Từ điển New World College của Webster định
nghĩa: Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, gồm một chiếc
áo dài, cổ cao, bó sát thân, xẻ dọc hai bên lên tới eo, mặc bên ngoài một chiếc
quần rộng [16].
- Áo dài truyền thống: Là kiểu áo được hình thành từ trong văn hóa, môi
trường địa lý, khí hậu của người Việt, như những nguyên liệu trong môi trường
thiên nhiên tạo nên chất liệu vải và màu sắc. Hay nhu cầu, thói quen sử dụng
trang phục đã hình thành nên hình dáng và kết cấu áo dài...
Áo dài là một sản phẩm sáng tạo đặc sắc trong văn hóa mặc của người
Việt. Áo có kết cấu khác biệt với các dáng áo dài của các tộc người thiểu số trên
đất nước ta. Sự khác biệt này không chỉ là hình thức bên ngoài của tấm áo mà
nó còn cả những câu chuyện về nguồn gốc, diễn trình phát triển theo lịch sử của
dân tộc. Áo dài trải qua các thời kỳ phát triển:

11
* Áo tứ thân
Áo dài Việt Nam, từ xa xưa được may bằng bốn khổ vải, do đó được gọi
là áo tứ thân. Hai khổ sau lưng khâu dọc liền nhau, hai khổ trước buông thành
hai vạt. Khi mặc có lúc thắt hai vạt trước ở bụng, có lúc buộc lại ở phía sau lưng
cho gọn. Dù buông vạt hay buộc vạt, đều thắt lưng màu thả xuống phía trước
cho kín đáo và thêm phần duyên dáng [6, tr 136].
Áo tứ thân có nghĩa là 4 khổ vải ghép với nhau tạo nên tấm áo. Trước kia,
chưa phát triển về công nghệ dệt vải, những nghệ nhân chế tạo ra được khung
dệt thủ công, khổ nhỏ tương đương 20cm x 20cm và 40cm x 40cm, về sau dệt
được những tấm vải khổ 70cm có chiều dài hơn trước, bằng chiều dài thân
người. Ở thân sau áo được may ghép nối ở sống lưng, thân trước có hai tà
buông thõng phía trước, tà trước may ghép với tà thân sau ở sườn, tuy nhiên áo
chỉ may ghép đến điểm thắt eo rồi buông thõng. Tại điểm thắt eo, hai tà trước
được tách khỏi tà áo của thân sau, nên khi phụ nữ lao động thường buộc hai tà
vạt trước với nhau. Điểm buộc vạt này đã tạo nên nét đặc trưng trong cách mặc
của phụ nữ Việt. Không rõ là do vô tình hay cố ý, điểm xẻ tà buộc vạt đã tạo ra
tính linh hoạt trong quá trình sử dụng trang phục của phụ nữ.
Áo tứ thân là loại trang phục mặc hàng ngày của phụ nữ Việt, cả trong lao
động cũng như trong các buổi lễ hội. Áo dài tứ thân có loại được gọi là áo đổi
vai nối vạt.
Áo tứ thân không những phổ biến trong dân gian, được dùng trong hệ
thống trang phục cung đình. Như các kiểu áo Mệnh phụ bốn thân, mặc bên
ngoài, kiểu cổ trực lĩnh, cổ bản to cài thẳng giữa thân trước, đôi khi mặc buông
thả vạt không cài.
Kiểu bốn thân này còn may áo mặc bên trong áo Hoàng bào là áo Sam
(có kết cấu giống áo bối tử của nhà Tống). Nhưng cũng là kiểu áo mặc khoác
ngoài, kiểu áo thấy mặc bên ngoài của tượng thờ Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ
(TK XVIII ở chùa Bút Tháp), tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên và một số
tượng nữ phật khác. Đặc biệt Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh (tượng chùa

12
Trạch Lâm, Bỉm Sơn, Thanh Hóa), bà mặc áo kiểu tứ thân khoác ngoài, tay
rộng, có nẹp bản to ở hai vạt trước. Trên nẹp áo có thêu trang trí nhiều họa tiết
hoa cúc dây, theo lối tả thực. Áo phía trong bà mặc vân kiên thêu nổi họa tiết
hoa đào, hoa đại và anh lạc. Hay Vương phi Ngọc Diệu (tượng Bà Chúa Mía)
cũng mặc theo lối khoác áo tứ thân nẹp bản to bên ngoài, tay thụng, đầu đội
khăn phủ choàng xuống vai. Kiểu trang phục này cũng giống như tượng Chiêu
nghi vợ vua Thần Tông TK XVII ở chùa Mật Thanh Hóa, tượng Vương Phi
Trần Thị Ngọc Am, hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Bạch...
Nhìn chung áo tứ thân là trang phục gắn với người dân lao động Việt suốt
thời gian dài. Sự linh hoạt trong cách sử dụng đã biến chiếc áo càng gắn bó với
những người phụ nữ. Kết cấu, màu sắc của áo thể hiện sự tinh tế trong thẩm mỹ
của người phụ nữ và tạo nên sự khác biệt với những vùng miền, quốc gia khác.
* Áo năm thân
Hình dáng và kết cấu trang phục cung đình là áo năm thân dùng cho cả
nam và nữ suốt triều đại nhà Lý đến nhà Trần, Hồ, Lê và nhà Nguyễn. Áo có
hình dáng xuông thẳng được may ghép từ 5 khổ vải, trong đó thân trước bên
phải có 2 thân áo may trồng lên nhau. Thân dưới có vai trò đỡ thân áo ngoài và
được đính khuyết dây. Áo có kết cấu xẻ tà hai bên sườn. Áo năm thân được biến
tấu với nhiều dáng cổ khác nhau như cổ áo cài chéo được gọi là giao lãnh, cổ
tròn gọi đoàn lĩnh hay viên lĩnh, cổ đứng cài khuy gọi thụ lĩnh. Kiểu áo dài năm
thân, cổ đứng cài khuy xuất hiện muộn hơn cả - vào thế kỷ XVIII. Kiểu áo năm
thân cổ giao lãnh là kiểu áo phổ biến trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Các kiểu áo tứ thân, yếm, váy và áo giao lãnh là những trang phục dùng
phổ biến của người Việt trong suốt các triều đại phong kiến. Đặc biệt phụ nữ
cung đình nhà Lê đều mặc kết hợp áo năm thân bên trong và khoác ngoài là áo
tứ thân mở trước. Như Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, mặc áo hoàng bào, màu
vàng đậm, tay áo thụng lớn, thêu trang trí họa tiết xen kẽ hình sừng tê, hình
sóng thủy ba và san hô hình núi, phía ngoài được choàng lá phủ vân kiên (vân là
thêu, kiên là bờ vai).

13
Sự xuất hiện áo năm thân trong dân gian muộn hơn so với trong cung
đình, chỉ xuất hiện khi có những qui định bắt buộc của triều đình. Vào giai đoạn
Lê Trung Hưng đã có cuộc cải cách trang phục từ năm 1740 – 1755.
Từ đầu thế kỷ XVIII, áo dài ngũ thân đã phổ biến ở Đàng Trong. Năm
1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi, ông đã cho quy hoạch và xây dựng lại
Đô thành Phú Xuân, xưng vương hiệu và tiến hành cải cách nhiều mặt, trong đó
có chế độ y quan với nhiều điểm đổi mới. Áo dài ngũ thân được định chế thành
thường phục của toàn dân. Trang phục được cải tiến phần cổ và eo thoải mái, dễ
mặc hơn nhưng vẫn giữ được ý nghĩa tốt đẹp của thường phục này. Năm thân áo
bao gồm một thân con bên trong tượng trưng cho bản thân và bốn thân bên
ngoài ở trước, sau tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu luôn bao bọc, che chở. Năm
cúc áo mang ý nghĩa ngũ thường - những đức tính của một người quân tử cần có
là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Chiếc áo dài thời triều Nguyễn


Dưới thời vua Minh Mạng, từ quan điểm cần thống nhất, tự chủ về mặt
văn hóa ở phương diện trang phục, vua cho ban hành nhiều quy định thay đổi
trang phục để tạo ra sự thống nhất giữa hai miền Nam, Bắc. Áo dài ngũ thân cổ
đứng, gài năm cúc bên phải mặc kèm với quần hai ống được chính thức công
nhận là quốc phục của nước ta, phổ biến từ trong cung đình ra đến dân gian, từ
Bắc chí Nam. Năm 1837, vua Minh Mạng truyền rằng: Trước đây, từ sông
Gianh trở ra ngoài, y phục vẫn noi theo thói tục hủ lậu, nay đặc biệt chỉ dụ, lệnh

14
phải thay đổi theo cách mặc từ Quảng Bình trở vào trong để đồng nhất phong
tục...từ Quảng Bình trở vào Nam, quần áo mũ mão nhất nhất phải noi theo chế
độ Hán Minh, trang phục tề chỉnh, so với tục cũ của người miền Bắc [1, tr 262].
Ngoài ra vua Minh Mạng ra chỉ dụ tiếp: “cấm đàn ông đóng khố, đàn bà không
được mặc váy kiêm áo tứ thân; nhất loạt đều dùng quần chân và áo năm thân
theo lệnh của Hiếu Võ Hoàng đế năm xưa ở Thuận Hóa” [1, tr 263].
Áo năm thân mặc với quần được gọi là “quần chân áo chít”, cách mặc
này bắt tất cả nam nữ toàn quốc phải thực hiện theo. Lệnh cấm này đã được ban
hành liên tiếp nhiều năm, cũng bởi những phụ nữ miền Bắc xưa khó từ bỏ thói
quen mặc áo tứ thân và váy. Về sau, do lệnh của vua đã tạo áp lực nên họ đã
dần thay đổi. Áo năm thân có kết cấu giống áo giao lĩnh, có cổ nhỏ, cài cúc bắt
chéo trên ngực, ống tay áo dài.
Áo ngũ thân chủ yếu có hai loại: Áo tay rộng (hay còn gọi là áo Tấc)
thường được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng. Áo tay hẹp (hay còn gọi là
áo tay chẽn) được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, khi thực thi công
vụ hay nhiều loại hình hoạt động khác.
Kiểu áo này mặc phổ biến ở Đàng Trong, nhưng khi phát triển ra toàn
quốc, đặc biệt với người lao động, để thuận tiện trong quá trình lao động, tay áo
thụng đã được biến tấu hẹp hơn. Kiểu áo chít năm thân, cổ nhỏ cài khuyết, tay
hẹp đã trở thành quốc phục triều Nguyễn. Vậy áo dài năm thân của triều
Nguyễn chính là tiền thân của áo dài tân thời. Khi tiếp xúc với người Phương
Tây, người Việt đã tiếp nhận những thành tựu khoa học (kỹ thuật dệt vải) vào
thiết kế áo dài và sự tiếp nhận này tạo nên một dấu ấn quan trọng trong công
cuộc cải cách văn hóa mặc của người Việt
* Áo dài
Áo dài (áo dài Lemur) ra đời vào những năm 30 thế kỷ XX trong cuộc cải
cách y phục của phụ nữ. Đây là điểm mốc quan trọng chuyển hóa từ nền văn
hóa truyền thống sang nền văn hóa hiện đại.

15
Chiếc áo dài những năm 1930 nói nên ý thức giác ngộ của phụ nữ về
quyền lợi của mình, chống lại quan niệm trọng nam kinh nữ của Khổng học. Đó
là một bản tuyên ngôn phụ nữ muốn có tính cách riêng của mình, đòi tự do sinh
hoạt ở xã hội, muốn phô bày cái đẹp thân thể. Áo dài là một sự “tiếp biến” thành
công: Áo dài truyền thống đã kết hợp hài hòa với thời trang hiện đại Phương Tây,
vẫn được thế giới đánh giá là áo dài dân tộc Việt Nam. Điều này chứng minh là
phải hiểu bản sắc dân tộc một cách động chứ không phải tĩnh, không nệ cổ [5].
Sự ra đời và tiếp nhận áo dài trong xã hội đã tạo nên trào lưu văn hóa mặc
cũng như thẩm mỹ mới của những phụ nữ có luồng tư tưởng văn minh tiến bộ.
Sự tiếp nhận tư tưởng văn minh trên tinh thần yêu bản sắc, hưởng ứng những
tiến bộ, phát triển của xã hội, của thế giới. Vận dụng những văn minh ấy kết
hợp hài hòa nhằm tạo ra giá trị văn hóa mới mà không làm mất đi bản sắc.
Những tư tưởng cũ, cổ hủ chỉ làm cho con người trở nên trì trệ hơn.
Sự phát triển kỹ thuật khoa học, con người đã dệt được những tấm vải có
khổ lớn, lái buôn ở Phương Tây mang đến Việt Nam những loại vải khổ rộng,
do đó người Việt đã sử dụng may áo dài. Khổ vải rộng nên khi thiết kế không
phải nối sống, do đó thân áo giảm các đường can ghép xuống còn 2 và 1 thân áo
trước phụ đỡ đính khuy, thân thứ ba được gọi là vạt hò. Tay áo vẫn nối sống,
các họa sỹ như Nguyễn Cát Tường, Lê Thị Lựu tiên phong việc bỏ sống giữa
thân áo, thu gọn chiều rộng vạt áo và tay áo, áo dài ba thân bắt đầu từ đây [6, tr
135 - 142]. Áo dài ngày nay được các nhà thiết kế cải tiến không dùng đến vạt
thứ 3 (vạt hò đỡ khuy) mà thay vào đó là phụ kiện như may khóa ở sườn hoặc ở
sống lưng. Áo dài được thiết kế khá đa dạng với nhiều hình dáng mới, tuy nhiên
hình dáng áo dài có thân ôm sát cơ thể vẫn được phổ biến trong xã hội. Ngoài ra
nghệ thuật trang trí được các nhà thiết kế đưa vào áo dài tạo nên diện mạo mới,
nâng sản phẩm áo dài trở thành nghệ thuật thiết kế, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Như vậy, chiếc áo dài ngũ thân được sản sinh từ thời chúa Nguyễn Phúc
Khoát và trở thành quốc phục dưới thời vua Minh Mạng. Hành trình ấy kéo dài
trong khoảng 100 năm. Chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài

16
hình thành và phát triển cùng nhiều biến cố của lịch sử. Nó ra đời từ chính tâm
hồn và nét thẩm mỹ, tinh tế của con người Cố đô, mang trên đó những nét
duyên dáng riêng có của mảnh đất Thần kinh. Đến nay, bộ trang phục đặc biệt
này đã có gần 300 năm lịch sử. Vẻ đẹp cổ điển và các giá trị văn hóa của nó đã
được thử thách và khẳng định. Với bề dày lịch sử ra đời và phát triển ấy, Cố đô
Huế xứng đáng trở thành nơi Kinh đô áo dài của Việt Nam.
Năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại phong kiến cuối
cùng của đất nước, áo dài ngũ thân không còn xuất hiện như một thường phục
hay mặc của người dân Việt Nam nữa. Áo dài Huế cũng trải qua một giai đoạn
không được coi trọng, phát huy sau những biến cố của chiến tranh, khi kinh tế
đất nước gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng áo dài ngũ thân. Hình ảnh chàng
thanh niên Nguyễn Tất Thành mặc áo dài khi học ở Trường Quốc học Huế, hình
ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc áo dài đi đón Giao thừa cái tết độc lập đầu tiên
(1946) ở hồ Hoàn Kiếm, hình ảnh Bác Hồ kính yêu mặc áo dài vui chơi vùng
các cháu nhi đồng trong ngày Tết Trung thu luôn hiện hữu trong lòng người dân
cả nước nói chung, người dân xứ Huế nói riêng.

Tượng đài Nguyễn Tất Thành Hồ Chủ tịch vui chơi vùng các cháu
ở Trường Quốc Học Huế nhi đồng trong ngày Tết Trung thu
(tranh của Tô Ngọc Vân)

17
Hồ Chủ tịch đón giao thừa cái tết độc lập đầu tiên (1946) ở hồ Hoàn Kiếm
(ghi nhận trong một phim tư liệu của VTV)
Sau đó, nhiều lần quốc phục xưa được khởi xướng mặc trở lại. Giáo sư,
Tiến sỹ Bùi Duy Tâm (Đại học Y khoa Huế) khởi xướng việc khôi phục trang
phục áo ngũ thân tại các lễ tốt nghiệp sinh viên ngành Y trong khoảng thời gian
1967 - 1972. Từ năm 1989, các nữ giáo viên xứ Huế đã tiên phong mặc tà áo dài
đứng trên bục giảng; lan tỏa tinh thần ấy đến các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp
trong tỉnh.
Sự quay trở lại của áo dài được đánh dấu mạnh mẽ hơn cả là trong những
năm gần đây. Nhiều người con xứ Huế đang nỗ lực hết mình gìn giữ và hồi sinh
những cổ phục triều Nguyễn để thế hệ mai sau được hiểu hơn, trân trọng những
giá trị văn hóa mà cha ông để lại. Trong đó, không thể không nhắc đến Giáo sư,
Tiến sỹ Thái Kim Lan (thành phố Huế) cùng hành trình đầy gian nan tìm kiếm,
sưu tầm và gìn giữ những bộ áo dài triều Nguyễn. Bộ sưu tập của bà đã từng
gây nên tiếng vang lớn tại triển lãm ở Viện Văn hóa Goethe (Hà Nội), diễn ra
vào năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt - Đức.
Hiện nay, dù xu hướng thời trang phát triển không ngừng nhưng những
thiết kế áo dài Việt luôn giữ được nét tinh hoa của quốc phục xưa. Trên mảnh
đất Cố đô Huế, người dân và chính quyền nơi đây vẫn đang nỗ lực không ngừng

18
để hồi sinh, đưa áo dài trở lại trong đời sống thường nhật. Từ những phong trào
tôn vinh áo dài nơi công sở, phát triển các cơ sở may áo dài..., Thừa Thiên Huế
với vai trò là Kinh đô áo dài Việt Nam đã lan tỏa giá trị văn hóa của áo dài Huế
rộng khắp cả nước và khiến bạn bè khắp năm châu thích thú, trầm trồ với hình
ảnh con người Việt Nam nền nã, thướt tha trong bộ quốc phục. Nếu đối với nữ,
chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, thanh lịch của người
con gái Huế, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, lịch lãm, góp
phần tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông. Đàn ông Việt cũng từng lấy
Áo dài ngũ thân làm Quốc phục.
Các nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu, mỗi người đều có một cách riêng để
đưa áo dài xưa trở về với cuộc sống đương đại. Nhìn chung, họ đều mong muốn
thể hiện tình yêu và nêu cao giá trị của trang phục này đến thế hệ hôm nay và
mai sau. Có thể nói, họ là những nhân tố góp phần vào công cuộc phục hưng
chiếc áo dài truyền thống và xây dựng thương hiệu Huế - Kinh đô áo dài Việt
Nam. Từ đó, phát triển Cố đô Huế thực sự là kinh đô của áo dài Việt Nam và
Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo
tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo Nghị quyết 54-
NQ/TW của Bộ Chính trị.

1.1.2. Đặc điểm Cổ phục Huế


Dưới triều đại nhà Nguyễn, nhân dân xứ Huế thường mặc áo dài ra đường
để thể hiện là người lịch sự và cũng để thể hiện vẻ đẹp giữa những con người
trong xã hội với nhau. Mỗi bộ áo dài là mỗi bản ngã riêng của người mặc; qua
đó thấy được thứ bậc, giai cấp của họ trong gia đình và xã hội phong kiến xưa.

19
Dù đã trải qua hàng trăm năm, áo dài vẫn luôn được coi là trang phục
truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế. Nếu đối với phụ nữ,
chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng và làm toát lên nét đẹp
duyên dáng, thanh lịch của người con gái xứ Huế, áo dài nam lại là trang phục
mang nét trang trọng, nghiêm cẩn tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn
ông.
Có thể nói, cổ phục Huế xứng đáng là một kho tàng với nhiều trang phục
phong phú khác nhau, mang đậm dấu ấn, bản sắc của từng thời kỳ. Tuy nhiên,
một thời gian dài, những trang phục cổ đầy ắp giá trị văn hóa, thẩm mĩ chưa
được nhiều người biết tới. Gần đây, với nỗ lực của nhiều tổ chức cá nhân, đặc
biệt của những người trẻ yêu truyền thống, những cụm từ như áo Tấc, Nhật
Bình, Ngũ thân, Giao Lĩnh, áo viên lĩnh, Phượng bào triều Nguyễn… đã được
nhiều người biết đến hơn. Có khá nhiều hoạt động về cổ phục Việt Nam đã
được tổ chức cho thấy trang phục này ngày càng được quan tâm trong cuộc
sống hiện đại.

Các thầy giáo và học sinh trường THCS Chu Văn An trong trang phục truyền thống
Nghiên cứu về cổ phục, nhà nghiên cứu Phan Thanh Hải đã giới thiệu các
loại cổ phục của Huế:

20
*Áo tấc
Đây là tên gọi phổ biến của loại áo ngũ thân tay rộng, và còn có các tên gọi
khác như áo lễ, áo thụng, áo rộng... Cũng như loại áo ngũ thân tay chẽn, áo tấc
dành cho cả hai giới nam, nữ và cho mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt
đẳng cấp, sang hèn. Sự phân biệt chủ yếu chỉ thể hiện ở chất liệu, màu sắc, hoa
văn trang trí và các phụ kiện kèm theo. Nhưng khác với áo ngũ thân tay chẽn,
vốn là loại thường phục (hay tiện phục), áo tấc thường chỉ dùng trong các nghi
lễ thuộc quan, hôn, tang, tế hay các dịp lễ hội lớn, ngày tết... chứ ít khi sử dụng
hàng ngày trong đời sống bình thường. Áo tấc cũng đi kèm với khăn vấn (hoặc
khăn đóng) đội đầu hay mũ tú tài đối với nam giới, mũ phượng, khăn vấn đối
với nữ giới và mặc quần màu trắng, rộng (quần thụng).
Tương truyền, tên gọi “áo tấc” vốn bắt nguồn từ phần viền áo rộng đúng
một tấc (khoảng 4cm). Phần thân áo, cũng như áo ngũ thân tay chẽn, được chắp
nối từ năm mảnh vải kết hợp với nhau để tạo nên hai vạt trước sau và một vạt
con nằm phía trong và với tay áo dài và thụng. Nhìn chung, về thiết kế, áo tấc
có phần tay dài rộng từ 30-50cm với chiều dài ống tay tính cộng theo từ cổ tay
dài ra 40-50cm, không bó nách và có hình chữ nhật; tà áo thường dài không quá
gối 10cm (phần nhiều trong khoảng 7-8cm). Đây là kiểu áo may theo dáng áo
viên lĩnh cổ tròn nhưng được nối thêm một dải vải đứng khoảng một tấc (4cm)
ôm lấy cổ áo. Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ và có 1 cúc ở chân cổ. Khuy
áo gồm 5 chiếc bố trí hình chữ “quảng”, làm bằng các vật liệu cứng (vàng, bạc,
đồng, trân châu, ngà, đá...) và thường có màu đối lập với màu sắc áo để tạo nên
sự nổi bật. Ngày xưa, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như vị thế, phẩm cấp, chức
vụ của người mặc mà chất liệu vải may sẽ khác nhau. Đối với hoàng tộc, quan
lại cao cấp thì chọn các loại lụa, the, sa cao cấp nhập của Trung Quốc hoặc do
trong nước sản xuất, dân chúng bình thường sẽ dùng vải chất liệu vải rẻ hơn
nhưng vẫn trang trọng, lịch sự. Màu sắc áo tấc khá đa dạng, có thể dùng cho
nhiều dịp lễ nghi, hội hè khác nhau.

21
Ngày xưa áo tấc được coi là lễ phục trang trọng, kín đáo và mang nhiều ý
nghĩa rất nhân văn. Năm thân áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và bản thân
người mặc. Năm chiếc khuy áo tượng trưng cho quan điểm ngũ thường trong
Nho giáo, cụ thể, năm chiếc khuy đại diện cho 5 đức tính của bậc nam nhi là:
Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; hay quan điểm về ngũ luân, tức 5 mối quan hệ rường cột
trong xã hội: Vua tôi, cha con, anh em, bạn bè, chồng vợ; thậm chí còn mang cả
ý nghĩa về sự giao thoa của ngũ hành: Thổ, kim, thủy, mộc, hỏa.
Từ khi chế độ quân chủ sụp đổ thì áo tấc cũng dần biến mất trong đời sống
thường ngày, chỉ còn được sử dụng trong nghi lễ tế tự của một số địa phương,
đặc biệt là ở Huế. Ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất sau chiến tranh, trong
các lễ nghi của các gia đình họ tộc hay nghi lễ tại đình miếu của làng xã ở Thừa
Thiên Huế, các vị chủ tế, bô lão tham dự đều mặc áo thụng xanh (tức áo tấc) để
hành lễ. Điều đó cho thấy, áo tấc chưa bao giờ biến mất trong đời sống xã hội.
Gần đây, cùng với phong trào chấn hưng quốc phục đang phát triển mạnh
mẽ ở cả ba miền, chiếc áo tấc đã xuất hiện trở lại ở rất nhiều nơi, không chỉ
trong các nghi thức, lễ hội truyền thống mà còn trên nhiều diễn đàn của các hội,
nhóm yêu mến cổ phục dân tộc. Việc các đạo diễn đưa áo tấc vào phim cổ trang,
các diễn viên, người mẫu sử dụng trong các clip, MV ca nhạc... đã góp phần
quảng bá mạnh mẽ vẻ đẹp của loại trang phục này đến với công chúng trong và
ngoài nước.
Có thể nói, trang phục áo tấc đã trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, có
nhiều cải tiến, biến thể và thay đổi không ngừng. Nhiều nhà thiết kế đã xem áo
tấc là hình mẫu ý tưởng của áo dài ngày nay.
* Áo Nhật Bình
Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Phi Phong, mẫu áo này được Triều
Nguyễn phát triển thành dạng áo Đối Khâm Phi Phong. Nó có phần cổ được
thiết kế với dạng hình chữ nhật to bản. Có hai vạt óc được cố định bằng dây
buộc. Khi mặc thì hoàn chỉnh phần trước ngực. Vừa hay ghép lại thành một
hình chữ nhật nên nó mới có tên là Nhật Bình. Áo Nhật Bình lúc đầu sử dụng

22
làm triều phục cho các cung nữ trong triều. Nhưng sau đó chỉ có những người
cao quý như công chúa, hoàng hậu hay các phi tần mới được mặc.
Khắp thân áo thường được trang trí lộng lẫy bằng các hoa văn dạng tròn
dạng phụng ổ, loan ổ đan xen với các hình hoa lá, chữ Phúc, chữ Thọ… đính
kim tuyến lấp lánh. Các hoa văn trang trí được sắp xếp dựa vào cấp bậc, vai vế
của người mặc. Vì vậy, khi nhìn vào phần màu sắc, hoa văn của áo Nhật bình
thì có thể xác định ngay được địa vị, danh phận của người mặc áo. Trừ Nhật
bình dành cho bậc hoàng hậu ra, các kiểu áo Nhật bình khác ở tay áo đều có dải
màu ngũ hành: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ khiến loại trang phục này càng thêm
rực rỡ.
Nhật bình thuộc dạng thức áo đối khâm khoác bên ngoài áo dài tay chẽn
hoặc áo tấc, được cài khuy chính giữa. Ngoài ra, nút áo tròn bằng ngọc điêu
khắc tinh xảo dùng để trang trí chính là điểm đặc trưng của nhật bình so với áo
phi phong nhà Minh.
Gọi là “Nhật Bình” là do phần hoa văn ở cổ áo có dạng hình chữ nhật
cùng 2 viền bên ngoài. Phần tay áo được thêu hoa văn dải ngũ sắc tượng trưng
cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Hình ảnh áo Nhật Bình


Nhật Bình chính là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu,
Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần, tùy

23
phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng. Có
thể kể đến nhật bình của Hoàng hậu được làm từ sa sợi vàng thêu 20 hình rồng,
phượng, loan, trĩ. Ở dưới phần tà áo còn có hoa văn tam sơn thủy ba được thêu
vô cùng tinh xảo.
* Áo ngũ thân tay chẽn
Áo Ngũ Thân tay chẽn là cổ phục Huế được nhiều nguời yêu thích. Nó ra
đời vào năm 1744, đây chính là loại trang phục cổ cao, thẳng và vuông. Nó
tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo Ngũ Thân không bó sát
người mà rộng, càng xuống dưới thì áo càng xoè ra, đuôi là cong… Áo tay chẽn
có phần thân áo cũng tương tự như áo tấc, tuy nhiên phần đoạn vải được nối từ
khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp. Dáng ống
tay được thiết kế gọn hơn áo tấc. Thiết kế của áo tay chẽn có sự khác biệt ở
phần khuỷu tay. Hai thân trước của áo thì dài qua khỏi đầu gối tầm 5-7cm, ở
trên mắt cá một tí. Ống tay được may nhỏ gọn hơn ống tay của áo tấc, áo giao
lĩnh nên gọi là áo tay chẽn.
Áo dài ngũ thân nam có 5 nút làm bằng kim loại/ngọc/gỗ,... Phần tà áo
rộng, chân/đuôi tà (cuối tà) cong (đường cong hướng lên trên giống hình miệng
cười). Áo ngũ thân cho nam giới và áo ngũ thân nữ được may khá giống nhau.
Chỉ khác ở những đặc điểm như: phần cổ áo nữ thấp hơn nam, phần ống tay
cũng hẹp hơn, vạt áo nam dài hơn áo nữ. Cả 2 áo nam và nữ đều có 5 cúc chạy
theo vạt bên trái, ở phía trước rồi xuống eo.
Ở Huế, áo Ngũ Thân còn được nhiều người gọi với cái tên khác là Áo
Ngũ Thế. Có ý nghĩa tương truyền rằng năm thân áo Ngũ Thân tượng trưng cho
đạo lý cao đẹp của con người. Bốn thân áo vạt trước, vạt sau có ý nghĩa “tứ thân
phụ mẫu”. Còn thân trong thì tượng trưng cho chính người con. Áo có năm nút
tượng trưng cho ngũ thường là Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín và Ngũ luân (vua
– tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn bè). thậm chí còn mang cả ý nghĩa
về sự giao thoa của ngũ hành: Thổ, kim, thủy, mộc hỏa.

24
Các nguồn tư liệu cho biết, gần ba thế kỷ trước, áo ngũ thân, được xem là
tiền thân của tà áo dài ta biết tới ngày nay, ra đời trên chính mảnh đất Phú Xuân,
nay là Huế sau cuộc cải cách trang phục dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc
Khoát, nhằm phân biệt văn hóa giữa hai miền Nam Hà và Bắc Hà (thuộc quyền
kiểm soát của vua Lê, chúa Trịnh). Sang đến thời Minh Mạng, áo ngũ thân trở
thành trang phục phổ biến trên toàn cõi nước Nam ta sau sắc lệnh thống nhất y
phục hai miền Nam Bắc.

Hình ảnh áo tấc và áo ngũ thân tay chẽn

Học sinh trường Chu Văn An trong áo dài ngũ thân tay tấc và tay chẽn
Điểm nổi bật của áo dài năm thân truyền thống ở thế kỷ cuối thế kỷ
XVIII đến thế kỷ XIX đó là màu sắc. Bởi ở giai đoạn này, trang phục trong dân
gian không bị những quy định về dùng màu như thời kỳ phong kiến trước đó.

25
Cuối thế kỷ thứ XVIII, khi dòng chảy văn hóa dân gian phát triển, dân trí
được nâng cao, màu sắc trang phục trong nhân dân cũng có sự cởi mở hơn
trước. Nghề nhuộm thịnh hành, đáp ứng nhu cầu, sở thích của cá nhân cũng như
các hoạt động xã hội. Bảng màu rất phong phú về sắc độ: Xanh: xanh lá mạ,
xanh nõn chuối, hồ thủy...; Vàng: vàng chanh, vàng da cam, vàng rơm...; Tím:
tím hoa sim, tím hoa cà...; Nâu: nâu cánh gián, nâu đất, da lươn... [76, tr 421].
Màu sắc trên áo dài của người Việt xưa sử dụng theo văn hóa từng vùng,
hay môi trường sống và đặc biệt là theo lứa tuổi.
Trước hết quan sát cách sử dụng màu sắc theo văn hóa vùng miền, đại
diện là các đô thị - 3 trung tâm văn hóa lớn của cả nước: Miền Nam – Sài Gòn,
miền Bắc – Hà Nội, miền Trung có Huế. Mỗi vùng miền có khí hậu, môi trường
thiên nhiên, xã hội, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng khác nhau sẽ tác
động đến cách sử dụng màu sắc, hình dáng... và tiếp nhận những cái mới khác
nhau trên áo dài.
Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, nổi bật với văn hóa cung đình và những
triết lý sâu sắc của cuộc sống. Phụ nữ nơi đây luôn toát lên vẻ quí phái, ẩn chứa
những nét duyên dáng, kín đáo. Do đó họ sử dụng màu sắc khá nhã nhặn, nên
“đối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không
buồn mà chỉ như mỉn cười. Không quá nồng nàn như bông hoa lài mà thoang
thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị...” [19, tr 188]. Phụ nữ Huế ưa dùng
màu tím vì họ cho rằng màu tím rất phù hợp với đức tính cũng như thể hiện sự
“tinh tế” trong thị hiếu thẩm mỹ trên áo dài.
Như vậy, cổ phục Huế xuất hiện từ rất lâu, qua nhiều thế hệ, nhiều giai
đoạn lịch sử. Cho đến nay, cổ phục đã có những biến chuyển rất đa dạng, phong
phú. Nói đến cổ phục, ta vẫn thường nghe đến “cổ phục cung đình, lễ hội” hay
“cổ phục trong sinh hoạt đời thường”, những cụm từ nói trên đều nói chung là
trang phục truyền thống xưa nhưng không gian để sử dụng là trong lễ hội hay
vào dịp xuân. Ở đây, căn cứ vào nội dung và hình thức biểu hiện của từng bộ

26
trang phục ta có thể phân biệt được từng loại cổ phục khác nhau: Nhật Bình hay
ngũ thân.
1.2.3. Giá trị của Cổ phục Huế
* Giá trị về lịch sử và văn hoá
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có thể nhận thấy qua ghi chép về
điển lễ và phẩm phục triều nghi của nước ta, các đời Lý Trần Lê cho đến nhà
Nguyễn đều được xây dựng dựa trên cơ sở của cùng các triều đại Trung Hoa
như Hán, Đường, Tống, Minh nhưng theo lối “đại đồng tiểu dị”, vẫn mang
những nét đặc sắc rất riêng của Đại Việt ta.
Sự học hỏi và phỏng theo quy chế của Trung Hoa điều này bắt nguồn từ
tâm lý tự tôn, muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều
này được thể hiện rất rõ ràng từ việc các vua Đại Việt trong nước đều xưng đế
chứ không xưng vương, các triều đại khi lên đều đặt định phẩm phục và đặt
định lễ nhạc theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là Trung Châu, Trung Hạ tức là
trung tâm của một nền văn hóa khu biệt so với các sắc dân “man di”.
Theo quy chế nhà Nguyễn thì màu áo của bậc Hậu đều là màu vàng chính
sắc, đôi khi là màu cam; còn bậc Công chúa đều là màu đỏ chính sắc, bậc Phi
tần nhị giai là màu xích đào, bậc Tam giai là màu tím chính sắc và bậc Tứ giai
là màu tím nhạt, bậc phi tần thấp hơn không có quy định trang phục này. Màu
sắc áo của các mệnh phụ quy định dựa vào phẩm cấp của chồng. Bậc Nữ quan
có trang phục đơn giản hơn hẳn, gần với áo Phi Phong nguyên mẫu nhất.
Vào thời Gia Long và Minh Mạng, quy chế còn đủ đầy, áo Nhật Bình
thường phối với một bộ Xiêm y màu tuyết bạch, đội mũ Phượng tùy thứ bậc.
Tuy nhiên về sau, nhất là từ thời Đồng Khánh trở đi, trang phục này thường
phối với quần ống trắng và vấn khăn vành to bản, cho thấy quy chế thời kì cuối
nhìn chung ở cung đình đã tối giản hơn hẳn. Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ
áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ
và nhất là ngày cưới.

27
Trong xã hội ngày nay, chúng ta đang dần hướng về với những căn cước
văn hóa của dân tộc, nỗ lực bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống từ những
trang phục truyền thống của Việt Nam. Rất nhiều cô dâu ở Huế từng một lần
khoác lên mình chiếc áo Nhật Bình khi vái lạy bàn thờ tổ tiên trong ngày theo
chồng, nhưng ngày nay nhiều người đôi khi lại không biết đó là kiểu trang phục
có tên rất hay và in đậm giá trị của người Việt.
Việc tìm hiểu cổ phục giúp chúng ta hiểu được bối cảnh lịch sử, cũng như
cũng quan niệm truyền thống của người Việt trong cách ăn mặc.

Hình ảnh áo dài ngũ thân nam và nữ


* Giá trị về mặt giáo dục
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều sự thay đổi nhưng áo dài không
bao giờ mất đi, luôn tồn tại và chứa đựng tâm hồn Việt. Áo dài nữ gợi lên cho
người mặc nét thanh cao nhưng lại giản dị. Còn áo dài nam lại là trang phục
mang nét trang trọng, lịch lãm, góp phần tạo nên tâm hồn, tính cách của người
đàn ông.

28
Hình ảnh áo dài nam
Dù truyền thống hay hiện đại thì áo dài đều thường xuyên được sử dụng
trong học đường, các buổi lễ, nhiều sự kiện lớn để tôn lên nét đẹp truyền thống
của người con gái Việt Nam. Có thể thấy, văn hóa cổ phục không chỉ góp phần
giáo dục giá trị thẩm mỹ cho thế hệ trẻ mà còn giáo dục tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc cũng như lối sống văn hóa thanh lịch.
Thông qua văn hóa cổ phục, ẩn hiện đằng sau tà áo, thế hệ trẻ hiểu hơn về
vẻ đẹp của trang phục truyền thống, về nét đẹp tính cách, tâm hồn dân tộc, hay
những trang lịch sử thăng trầm của đất nước.
Ngoài ra, áo dài truyền thống là một biểu trưng của văn hoá, góp phần
phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Để bảo
tồn trang phục truyền thống, giáo dục là một trong các biện pháp có tính bền
vững nhất. Việc giáo dục ý thức bảo tồn về trang phục này cho học sinh trong
các trường học nhằm giúp các bạn thấy được cổ phục truyền thống của chúng ta
không phải ngẫu nhiên xuất hiện và tồn tại. Sự xuất hiện và tồn tại của nó phải
được tạo ra trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc. Qua
giáo dục, học sinh có nhận thức cụ thể, sâu sắc về ý nghĩa cổ phục của mình
trong đời sống, cũng như sinh hoạt văn hóa, xã hội. Từ đó, các bạn có niềm tự
hào khi mang trên mình trang phục truyền thống.

29
* Giá trị về phát triển kinh tế
Áo dài trong các dịp nghi lễ truyền thống và các hoạt động không gian
cảnh quan phù hợp với cổ phục Huế có tác động về du lịch, kinh tế thương mại,
may đo Áo dài, lưu trú, ẩm thực; thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát
triển tạo công ăn việc làm cho người dân. Vệc phát huy các khía cạnh từ nghệ
thuật trình diễn, phục vụ đời sống, kinh doanh may áo dài, khai thác du lịch…
còn hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Huế trở thành trung tâm
may áo dài của cả nước và có nhiều hơn các cơ sở kinh doanh đáp ứng được các
nhu cầu may, mua sắm của du khách, góp phần thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước về văn hóa Áo dài, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, di sản và các
loại hình du lịch khác cùng phát triển.
Bên cạnh đó, trải qua suốt chiều dài lịch sử, chiếc áo dài Huế được may
thêu tinh tế và sắc sảo bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba xứ
Huế từ lâu đã trở thành một món quà lưu niệm văn hóa, tinh thần độc đáo không
thể thiếu cho người dân địa phương cũng như khách du lịch. Khách đến Huế
không chỉ thuê áo dài để mặc chụp ảnh, mà cần hướng đến may áo dài, mua áo
dài để mang về. Tạo các sản phẩm, dịch vụ về văn hóa, du lịch đặc trưng và nổi
tiếng phục vụ du khách.
Ngoài ra, Huế có thể hình thành không gian bảo tàng giới thiệu, trưng bày
về Áo dài, Ẩm thực; tại đây, nhằm giới thiệu quá trình hình thành và phát triển,
các giá trị về Áo dài, Ẩm thực trong dòng chảy văn hóa Việt, phát huy thương
hiệu Huế - Kinh đô Áo dài, Huế - Kinh đô Ẩm thực; Tổ chức các tour du lịch,
khám phá trải nghiệm gắn liền với các giá trị của Áo dài như tour về các địa
danh gắn với với quá trình hình thành phát triển Áo dài, các làng nghề may đo
Áo dài, lịch sử của nghề may đo, hướng dẫn may đo và hướng đến hoạt động
thương mại may đo phục vụ ngay cho khách có nhu cầu; Tổ chức, hình thành
các sản phẩm sự kiện văn hóa, chương trình nghệ thuật trình diễn, các sản phẩm
lưu niệm gắn với hình ảnh Áo dài để đưa vào phục vụ du khách, góp phần thực

30
hiện “Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung
tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á”.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động giáo dục nhằm lan toả cổ phục
Huế, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát các bạn HS của Trường THCS
thuộc thành phố Huế.
1.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát
Điều tra nhu cầu tham gia hoạt động giáo dục nhằm lan toả cổ phục Huế
của các bạn HS các Trường THCS thành phố Huế.
1.2.2. Đối tượng điều tra, khảo sát
- 915 HS khối 6, 7, 8 và 9 của các trường THCS thành phố Huế.
1.2.3. Nội dung điều tra, khảo sát
Chúng tôi đã xây dựng 10 câu hỏi điều tra, tập trung vào các vấn đề sau:
- Hiểu biết của HS về cổ phục Huế.
- Hứng thú của HS tìm hiểu về cổ phục Huế.
- Mức độ sử dụng cổ phục Huế trong các nhà trường.
- Hiệu quả của việc sử dụng cổ phục Huế trong các nhà trường.
- Đề xuất của HS để lan toả lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại
và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Huế
1.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Nội dung các câu hỏi được xây dựng và xử lý trên google form theo
đường link: https://forms.gle/pSRByX8aQUWhC9rQ7
1.2.5. Kết quả điều tra, khảo sát
- Hiểu biết của HS về cổ phục Huế: 49 % HS chọn ít biết về cổ phục Huế
trong thực tế, 43,5 % HS lựa chọn biết cổ phục Huế chỉ qua thông tin sách vở,
internet.
Về phân biệt cổ phục Huế với áo dài bình thường, có 580 HS, chiếm
63,4% các bạn có kiến thức về sự khác biệt giữa hai loại trang phục trên. Có
296 HS, chiếm 23,3% chưa rõ ràng lắm còn lại 39 HS, chiếm 4,3% cảm thấy

31
khó phân biệt. HS có thể dễ dàng phân biệt hai loại trang phục này dựa trên hình
dáng bên ngoài.
Đối với từng loại cổ phục Huế, áo ngũ thân được HS biết nhiều nhất (489
HS, chiếm 53,4%), áo nhật bình (411 HS, chiếm 44,9%), áo ngũ thân tay tấc (215
HS, chiếm 23,5%). Rất ít HS biết áo ngũ thân tay chẽn (166 HS, chiếm 18,1%).

32
- Hứng thú tìm hiểu về cổ phục Huế: Có 496 HS, chiếm 54,2% quan tâm
và muốn hiểu biết về cổ phục. 374 HS, chiếm 40,9% có quan tâm, nhưng chưa
dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Chỉ có 45 HS, chiếm 4,9% không quan tâm và
không muốn tìm hiểu về vấn đề này. Điều này chứng tỏ, cổ phục Huế thực sự
hấp dẫn, thu hút được sự tham gia đông đảo của các bạn HS.

- Nguồn thông tin về cổ phục Huế: 566 HS, chiếm 61,9% đã tìm kiếm
thông tin và kiến thức cổ phục Huế qua sách vở, tài liệu chuyên ngành, các sự
kiện văn hoá, internet hay các diễn đàn, các nguồn thông tin trực tuyến. 152 HS,
chiếm 16,6% tìm hiểu qua internet, các diễn đàn hoặc các nguồn thông tin trực
tuyến. 116 HS, chiếm 12,7% tìm thông tin qua các sự kiện văn hoá, triễn lãm

33
hoặc buổi biểu diễn văn nghệ liên quan đến cổ phục, và 81 HS, tỷ lệ 8,9% tìm
kiếm thông tin qua sách vở hoặc tài liệu chuyên ngành.

- Ý nghĩa của việc đưa cổ phục vào các hoạt động của nhà trường: Việc
đưa cổ phục Huế vào hoạt động giáo dục của nhà trường có ý nghĩa: giúp cho
HS nâng cao kiến thức lịch sử, văn hoá Huế (46 HS, chiếm 5%); Tạo môi
trường hoạt động lành mạnh, đáp ứng nhu cầu, sở thích của HS (54 HS, chiếm
5,9%); tuyên truyền, lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại góp phần
vào việc bảo tồn và phát triển văn hoá địa phương (225 HS, chiếm 24,6%).. 590
HS, chiếm 64,5% được khảo sát đồng ý với tất cả các nội dung này là có ý
nghĩa.

- Mức độ sử dụng cổ phục vào các hoạt động của nhà trường: có 66 HS,
chiếm 7,2% lựa chọn nhà trường sử dụng cổ phục thường xuyên trong các hoạt

34
động giáo dục; 277 HS, chiếm 30,3% có sử dụng, 362 HS, tỷ lệ 39,6% thỉnh
thoảng mới sử dụng và 210 HS, chiếm 23% chưa sử dụng bao giờ. Như vậy,
một số trường THCS trên địa bàn thành phố Huế còn chưa quan tâm đến việc sử
dụng cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy:


- HS đã biết về cổ phục, phân biệt được cổ phục với áo dài hiện đại, tuy
nhiên các bạn chỉ mới phân biệt được thông qua hình dáng bên ngoài, chứ chưa
trình bày được đặc điểm của cổ phục.
- Các bạn đều cho rằng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà các
trường vẫn chưa thực sự thường xuyên sử dụng cổ phục Huế vào các hoạt động
giáo dục của nhà trường.
- Phần lớn HS rất thích thú được tham gia các hoạt động lan toả cổ phục
Huế vào đời sống đương đại.

35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong dòng chảy lịch sử, văn hoá Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng
của rất nhiều nền văn hoá của thế giới và các vùng miền khác trong cả nước. Để
từ đó, hội tụ tại đây nhiều sắc thái khác nhau, với hệ thống di sản văn hoá hết
độc đáo và đa dạng. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá
nói chung và cổ phục nói riêng trong việc thực hiền đề án Kinh đô Áo dài Huế
của tỉnh Thừa Thiên Huế là một nhiệm vụ cấp bách và liên tục phải thực hiện.
Góp phần vào nhiệm vụ này, các hoạt động giáo dục lan toả cổ phục Huế của
trường THCS thành phố Huế thông qua một số hoạt động trải nghiệm, khám
phá tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề thủ công truyền
thống, các buổi talk show giao lưu… giúp các bạn HS có thêm nhiều hiểu biết
về các giá trị cổ phục Huế, từ đó, có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hoá của quê hương.

36
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LAN TỎA CỔ PHỤC HUẾ
TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ

2.1. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI LAN TỎA CỔ PHỤC HUẾ TRONG ĐỜI
SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ
2.1.1. Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS
Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển
tâm lý, nhận thức và sự hiểu biết về văn hoá. Việc lan tỏa văn hoá Huế đã và
đang trở thành một phần quan trọng, phù hợp với tâm sinh lý và trình độ nhận
thức của HS. Trong giai đoạn này học sinh thường có khả năng tiếp thu thông
tin nhanh chóng và đặc biệt quan tâm đến những hình ảnh, trải nghiệm thực tế.
Việc áp dụng, lan tỏa cổ phục Huế trong hoạt động giáo dục sẽ giúp học sinh dễ
dàng tiếp cận, thấu hiểu và yêu thích hơn với văn hoá Huế.
Đồng thời, việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo, học tập thông qua trải
nghiệm thực tế, như tham quan các di tích văn hóa Huế hay tổ chức các buổi hội
thảo văn hóa trực tiếp, sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy, tăng cường sự
sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng trong học tập. Ngoài ra, việc hợp tác với các
diễn đàn văn hóa, nguồn tư liệu và chuyên gia về cổ phục Huế cũng sẽ là cơ hội
để học sinh tiếp cận thông tin chính xác và có các trải nghiệm đa dạng, từ đó
khơi dậy sự tự hào về di sản văn hoá và nhận thức rõ ràng về vẻ đẹp truyền
thống của quê hương Thừa Thiên Huế.
Việc lan tỏa cổ phục Huế trong đời sống đương đại vào hoạt động giáo
dục không chỉ là tôn vinh di sản văn hoá mà còn là cơ hội để học sinh phát triển
toàn diện về mặt tâm lý và nhận thức, từ đó góp phần vào quá trình hình thành
và phát triển của học sinh trong tương lai.

37
Việc xây dựng các biện pháp lan toả cổ phục Huế trong các hoạt động
giáo dục của trường THCS phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, đáp ứng nguyện
vọng, sở thích được khám phá, tìm hiểu nét độc đáo về văn hoá cổ phục Huế
của các bạn HS ở Trường THCS TP Huế.
2.1.2. Phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường
Lan tỏa văn hoá cổ phục Huế trong các hoạt động giáo dục tại các trường
THCS đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo để phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ
thể của từng trường học. Mỗi nhà trường có những điều kiện và CSVC khác
nhau, do đó, việc áp dụng cổ phục Huế cần phải linh hoạt và phù hợp.
Đối với các trường có không gian rộng, có thể tổ chức các sự kiện lớn
như hội thảo, triển lãm văn hoá, hoặc các buổi trình diễn trực tiếp về cổ phục
Huế để mang đến trải nghiệm thực tế cho học sinh. Tuy nhiên, với những
trường học có điều kiện hạn chế về không gian hoặc CSVC, việc tích hợp cổ
phục Huế vào chương trình học thông qua các hoạt động thực hành trong lớp
học hoặc thông qua các buổi thuyết trình, hoạt động trực tuyến cũng sẽ đem lại
hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức và ý thức về di sản văn hoá cho học
sinh.
Ngoài ra nhà trường có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại các
không gian văn hoá, đặc biệt là các địa điểm liên quan đến văn hoá cổ phục
Huế. Điều này sẽ là một phần quan trọng trong việc kích thích sự hiểu biết và
yêu thích văn hoá cổ phục Huế cho học sinh. Việc lan tỏa văn hoá cổ phục Huế
trong hoạt động giáo dục cần linh hoạt và sáng tạo để tận dụng tốt nhất các điều
kiện, CSVC có sẵn của mỗi nhà trường, nhằm tạo ra trải nghiệm giáo dục thú vị
và phong phú cho HS.
2.1.3. Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục
Việc đa dạng hoá các hoạt động giáo dục trong việc lan tỏa văn hoá cổ
trang Huế tại nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi
trường học tập phong phú và sáng tạo, giúp học sinh tiếp cận và hiểu rõ hơn về
di sản văn hoá Huế một cách đa chiều và sâu sắc hơn.

38
Việc tổ chức nhiều loại hình hoạt động như talk show, chuyên đề, chương
trình hoạt động ngoại khóa như trình diễn thời trang, gameshow, giao lưu về
chủ đề cổ phục Huế sẽ tạo ra cơ hội cho học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, nghệ
thuật và giá trị văn hóa của cổ phục Huế trong đời sống đương đại.
Đồng thời, việc tích hợp văn hoá cổ phục Huế vào các môn học, từ Lịch
sử, Ngữ văn đến Mỹ thuật, Âm nhạc sẽ giúp HS tiếp cận thông tin một cách đa
dạng và phong phú hơn. Việc thực hành, vận dụng và sáng tạo từ di sản văn hoá
cổ phục sẽ khơi gợi tư duy sáng tạo và kỹ năng thực tiễn cho học sinh.
Ngoài ra, việc hợp tác với các chuyên gia, diễn đàn văn hóa, và tổ chức
địa phương cũng sẽ tạo ra nguồn lực hỗ trợ đa dạng và phong phú cho các hoạt
động giáo dục về văn hoá cổ trang Huế. Sự đa dạng trong cách thức tổ chức và
chia sẻ kiến thức cũng góp phần tạo ra một trải nghiệm học tập thú vị và ý
nghĩa.
Tóm lại, việc đa dạng hoá các hoạt động giáo dục trong việc lan tỏa văn
hoá cổ trang Huế tại nhà trường không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về di sản
văn hoá mà còn kích thích sự sáng tạo, tư duy đa chiều và phát triển toàn diện
cho học sinh.
2.1.4. Chú trọng phát huy tính tích cực, năng khiếu, sở trường của HS
Học sinh khi được khuyến khích phát huy năng khiếu, sở trường của
mình trong việc khám phá, học hỏi và thể hiện sự sáng tạo qua trang phục
truyền thống - cổ phục Huế.
Nhà trường có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật để khích lệ học
sinh tham gia như các show thời trang áo dài, các buổi giao lưu văn nghệ trong
và ngoài nước,... Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ
năng nghệ thuật mà còn giúp họ hiểu biết sâu sắc về giá trị văn hóa, lịch sử.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu và sở
trường của bản thân thông qua việc lan tỏa văn hoá cổ phục không chỉ là việc
góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa, mà còn là cách để giúp học sinh phát

39
triển phẩm chất năng lực, sự tự tin và biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hoá của
dân tộc.
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LAN TỎA CỔ PHỤC HUẾ TRONG ĐỜI
SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ĐƯA CỔ PHỤC VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ
2.2.1. Nâng cao nhận thức của HS về giá trị của cổ phục Huế trong đời sống
đương đại và ý nghĩa của việc đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các
trường THCS thành phố Huế
Để nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị của cổ phục Huế trong giai
đoạn hiện nay việc kết hợp chương trình giáo dục lịch sử địa phương và truyền
thống văn hóa vào chương trình giáo dục trường học là rất quan trọng. Các buổi
sinh hoạt dưới cờ, giao lưu, talkshow, thuyết trình, xây dựng website, cẩm nang,
app ứng dụng về các nội dung liên quan đến cổ phục sẽ giúp học sinh hiểu rõ
hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị văn hoá của cổ phục Huế.
* Xây dựng cẩm nang, website, ứng dụng điện thoại quảng bá, cung
cấp thông tin về cổ phục Huế
Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, hợp tác với trường học, tổ chức sự
kiện, và hoạt động ngoại khóa để quảng bá cẩm nang, website và ứng dụng điện
thoại với nội dung về cổ phục Huế.

- Xây dựng cẩm nang về cổ phục huế:

40
Đề tài đã xây dựng 03 cuốn cẩm nang bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, thể
hiện các thông tin quan trọng và hấp dẫn phục vụ hữu ích cho các hoạt động
giáo dục và quảng bá du lịch.
Tập 1: Lịch sử hình thành cổ phục Huế
Nội dung:
- Trình bày nguồn gốc, và sự phát triển của cổ
phục Huế qua các thời kỳ lịch sử.
- Bộ sưu tập về Cổ phục – Huế xưa và nay
Tài liệu: Các thông tin được nghiên cứu qua nhiều nguồn tư liệu và ý kiến
của các chuyên gia văn hóa.
Tập 2: Một số biện pháp đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục
trường THCS
Nội dung:
- Xây dựng biện pháp đưa cổ phục Huế vào giáo
dục trường THCS
- Đề xuất quy trình thực hiện cho mỗi biện pháp
thông qua các hoạt cụ thể đã triển khai trong thực
tiễn.
Hướng dẫn: Cung cấp hướng dẫn chi tiết, gợi ý và minh họa kế hoạch tổ
chức hoạt động, cụ thể để các trường THCS có thể và triển khai hiêu quả việc
lan tỏa cổ phục trong các hoạt động giáo dục.
Tập 3: Cổ phục Huế qua lăng kính du lịch
Nội dung:
- Cung thông tin cần thiết địa chỉ, website, số
điện thoại của các cửa hàng mua bán - cho thuê cổ
phục, các tiệm may cổ phục và xây dựng bản đồ qua
ứng dụng google map giúp du khách dễ dàng tìm kiếm các địa chỉ trên.

41
Đường link truy cập

- Tổng hợp một số địa điểm du lịch Huế check-in với cổ phục dành cho du
khách. Xây dựng minh họa một tuor du lịch kết hợp với cổ phục Huế.

Đường link truy cập

Ba cuốn cẩm nang được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi mang đi du lịch,
có thể làm sổ tay ghi chép hoặc hướng dẫn du lịch.
Bản Điện Tử: Cẩm nang được định dạng điện tử tiện lợi để chia sẻ trên các
nền tảng trực tuyến, email hoặc tải xuống từ website.
Các cẩm nang cung cấp thông tin khoa học và sắp xếp hợp lý cung cấp cho
người đọc thông tin đa chiều, chi tiết và hấp dẫn xung quanh cổ phục Huế, từ
khía cạnh lịch sử đến ứng dụng trong thực tiễn giáo dục, đời sống và du lịch.
- Xây dựng Website về cổ phục Huế:
Nội dung: Tương tự như cẩm nang nhưng được tối ưu hóa cho môi trường
trực tuyến. Website cung cấp thông tin chi tiết, hình ảnh, video, blog về cổ phục
Huế; bên cạnh đó website đưa ra các sự kiện, các địa điểm du lịch phù hợp để
check in cổ phục và địa chỉ thuê/ may cổ phục Huế.
Thiết kế: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị di động và máy
tính.

42
Chức năng: Có tính năng tương tác như diễn đàn, phản hồi từ người dùng,
bình luận, chia sẻ thông tin trên các mạng xã hội.

Đường link: https://vanhoacophuchue.wordpress.com

- Phát triển ứng dụng điện thoại:


Nội dung: Tích hợp thông tin website về cổ phục Huế.
Thiết kế: Đơn giản, dễ sử dụng, tương thích trên nhiều nền tảng di động hệ
điều hành android.
Chức năng: Cung cấp thông tin nhanh chóng, cho phép người dùng tương
tác và chia sẻ thông tin.

43
App cổ phục Huế

- Xây dựng kênh Youtube


Nội dung:
- Đăng tải các video phỏng vấn, gặp gỡ, trò chuyện
cùng các chuyên gia
- Sưu tầm video phóng sự, truyền thông về cổ phục
Huế

Đường link: https://www.youtube.com/@CophucHue


* Buổi lễ chào cờ, khai giảng, phát thưởng, lễ ra trường và trong các
chương trình phát thanh của nhà trường
Việc tích hợp chủ đề này vào các hoạt động nghi lễ của nhà trường là
biện pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị của cổ phục
Huế. Thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, nhà trường có thể dành thời gian ngắn để

44
giới thiệu, thông tin về cổ phục Huế, từ nguồn gốc, ý nghĩa đến những đặc điểm
nổi bật của trang phục này. Bên cạnh đó, các buổi phát thanh, thảo luận hoặc
các chương trình truyền thông trường học cũng có thể thảo luận về vẻ đẹp và
giá trị văn hóa của cổ phục Huế.
Trong các lễ phát thưởng, lễ ra trường ngoài mục đích vinh danh học sinh
có thành tích xuất sắc, học sinh có thể nhận được phần thưởng là một áo dài,
khăn đóng truyền thống nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc. Qua đó,
hướng tới mục đích giới thiệu một di tích lịch sử, văn hóa, giáo dục có giá trị
cao, tôn vinh tà áo dài truyền thống Việt Nam trong tiến trình xây dựng Huế là
kinh đô áo dài Việt Nam.
Việc thúc đẩy học sinh mặc trang phục truyền thống - đặc biệt cổ phục
trong các dịp quan trọng không chỉ là nét đẹp mà còn là cách lan tỏa và duy trì
giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.

Áo dài ngũ thân được lựa chọn để mặc tại Lễ tuyên dương học sinh danh dự
toàn trường tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức trọng thể tại Quốc Tử Giám - Huế

Học sinh trường THPT Chuyên Khoa học hào hứng với cổ phục khi đến lớp
Việc thường xuyên giới thiệu về cổ phục Huế trong các hoạt động như
vậy không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống, mà còn tạo

45
động lực cho các bạn khám phá và tôn vinh những giá trị văn hoá đặc sắc của
quê hương.
* Tổ chức các buổi giao lưu talkshow chia sẻ thông tin lan tỏa tình
yêu đối với cổ phục Huế
Việc tổ chức các buổi giao lưu talkshow để chia sẻ thông tin và lan tỏa
tình yêu, niềm đam mê với cổ phục Huế là một biện pháp hiệu quả để tăng
cường nhận thức và thúc đẩy sự quan tâm của HS.

Để tổ chức các buổi talkshow cần lưu ý một số nội dung:


- Xác định mục tiêu: Lan tỏa niềm đam mê với cổ phục Huế, tăng cường
nhận thức về giá trị văn hóa và thẩm mỹ của trang phục truyền thống.
- Lập kế hoạch tổ chức:
Chọn chủ đề và nội dung chương trình: Tập trung vào các chủ đề như lịch
sử, ý nghĩa và những câu chuyện thú vị về cổ phục Huế.
Diễn giả và khách mời: Mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà
thiết kế thời trang, người có kinh nghiệm trong nghiên cứu và sử dụng cổ phục
Huế.
Lịch trình và địa điểm tổ chức: Xác định thời gian, ngày, địa điểm phù
hợp để thu hút đông đảo người tham gia.

46
- Xây dựng nội dung buổi talkshow: Giới thiệu về cổ phục Huế: Trình
bày lịch sử, đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của cổ phục Huế trong văn hóa Việt
Nam. Chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện cá nhân: Mời những người đã có kinh
nghiệm hoặc yêu thích cổ phục Huế để chia sẻ câu chuyện, trải nghiệm và niềm
đam mê của họ.
Trình diễn trang phục và thảo luận thêm: Có thể có phần trình diễn cổ
phục Huế để người tham gia có thể thấy được vẻ đẹp thực tế của nó và sau đó
có thời gian thảo luận, đặt câu hỏi.
- Truyền thông, quảng bá để thu hút sự tham gia: Sử dụng các kênh
truyền thông xã hội: website trường, facebook, zalo,... để thông báo và quảng bá
sự kiện. Mời các nhóm đối tượng quan tâm: Mời các câu lạc bộ, học sinh, giáo
viên yêu thích văn hóa và thời trang tham gia.
- Tạo không gian thoải mái và trải nghiệm tích cực: Cung cấp cơ hội gặp
gỡ và kết nối: Tạo điều kiện để mọi người có thể kết nối với nhau, giao lưu, và
chia sẻ ý kiến sau buổi talkshow. Cho phép người tham gia thảo luận, trao đổi ý
kiến, chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ về cổ phục Huế.
Các buổi talkshow sẽ là cơ hội để học sinh tiếp cận thông tin chính xác và
thú vị về cổ phục Huế, cũng như chia sẻ niềm đam mê và tình yêu với di sản
văn hóa Huế.
3.2.2. Đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục của nhà trường
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt
động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo
cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác
những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn
học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của
thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua
đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới,
kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với
cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

47
Ở cấp THCS, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung
hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động
hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển
khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. Nhà trường có thể
kết hợp giáo dục cổ phục vào các hoạt động trải nghiệm phong phú.
* Đưa cổ phục vào hoạt động trải nghiệm tham quan giáo dục di sản
ở di tích, bảo tàng
Ngày 19/8/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành
Quyết định về việc phê duyệt đề cương đề án Huế - Kinh đô áo dài và được
triển khai và không ngừng tuyên truyền trong các cấp, các ngành cho đến các
trường học.
Từ cuối tháng 08/2022 đến nay, hệ thống di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô
Huế liên tục đón các đoàn HS trên địa bàn đến tham quan, tìm hiểu và trải
nghiệm hoạt động văn hóa.

Học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản


tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
HS các cấp đều hào hứng tham gia những chương trình được xây dựng
phù hợp với từng lứa tuổi, như tham quan, tìm hiểu về lịch sử các vị vua chúa
nhà Nguyễn, các khu lăng tẩm và điểm di tích thuộc Di sản Huế như: Đại Nội,
lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Cung
An Định, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế…
Không chỉ trải nghiệm tham quan di sản văn hóa vật thể, học sinh các cấp
học cũng được tiếp cận với di sản phi vật thể cung đình xưa, như xem biểu diễn

48
tái hiện lễ đổi gác tại Ngọ Môn; xem biểu
diễn Nhã nhạc, múa Cung đình tại nhà hát
Duyệt Thị Đường; xem biểu diễn ca Huế…
Chương trình giáo dục Di sản Huế đã
được Trung tâm và Phòng GD&ĐT TP Huế
hợp tác xây dựng bài bản, kết hợp tham
quan tìm hiểu từ thực tế với các hoạt động Học sinh trong trang phục áo dài truyền thống tham
quan, khám phá di sản văn hóa Huế
trải nghiệm trò chơi cung đình…, giúp cho
các bạn tiếp cận, lưu giữ và khơi gợi niềm
đam mê với lịch sử của ông cha cũng như di sản văn hóa Huế.
* Tổ chức các trò chơi dân gian trong trang phục cổ phục Huế
Tổ chức các trò chơi dân gian như: làm diều giấy, chơi ô ăn quan, chơi bịt
mắt đập om, làm tò he, làm bánh pháp lam... trong trang phục cổ phục Huế là
biện pháp thú vị và sáng tạo để kết hợp văn hóa truyền thống với hoạt động giáo
dục. Để tổ chức các trò chơi dân gian và sử dụng cổ phục, nhà trường cần lưu ý
một số nội dung sau:
- Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp:
+ Làm diều giấy: Tổ chức hoạt động làm diều giấy với trang phục cổ
phục sẽ tạo điểm nhấn thú vị và độc đáo cho hoạt động này. HS có thể tạo và
thử nghiệm các mẫu diều giấy trong trang phục truyền thống.
+ Chơi ô ăn quan, bịt mắt đập om: Khi tham gia các trò chơi này trong
trang phục cổ phục, học sinh sẽ có cảm giác như đang trải qua những trải
nghiệm văn hóa truyền thống.
+ Làm tò he, bánh pháp lam: Học sinh có thể thực hiện các hoạt động làm
tò he hoặc làm bánh pháp lam trong trang phục cổ phục, từ đó tạo ra một không
gian văn hóa độc đáo và thú vị.
- Lựa chọn không gian phù hợp để tổ chức sự kiện: Có thể là sân trường
với trang trí phù hợp; khuyến khích HS và người tham gia mặc trang phục cổ
phục Huế trong khi tham gia trò chơi.

49
- Chú trọng vào mục tiêu giáo dục HS: Kết hợp văn hóa truyền thống với
hoạt động giáo dục để tạo sự gần gũi, tăng cường ý thức văn hóa cho học sinh.
Khuyến khích học sinh tìm hiểu về giá trị của truyền thống văn hóa thông qua
việc tham gia và trải nghiệm trò chơi dân gian trong trang phục cổ phục.
- Tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động: Sau
hoạt động, thu thập ý kiến từ học sinh và giáo viên về trải nghiệm và kết quả thu
nhận được. Đánh giá đạt và chưa đạt của hoạt động bằng cách xem xét mức độ
tham gia, sự hứng thú và kiến thức mà học sinh được học qua đó rút kinh
nghiệm để tổ chức hiệu qua hơn.

Học sinh trường THCS Chu Văn An trong trò chơi “Đổ nước vô chai”
* Tổ chức các hoạt động giao lưu trong và ngoài nước
Giao lưu văn hóa, giáo dục là một trong
những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa quan
trọng, là cơ hội để HS tại các trường học được
tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích
học tập. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp
HS hình thành nên những phẩm chất của người Tiết mục của trường THCS
công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ Nguyễn Tri Phương

động hội nhập trong tương lai. Khi tham gia hoạt động giao lưu, HS sử dụng áo
dài làm trang phục đại diện cho văn hóa Việt Nam. Những hoạt động giao lưu
văn hóa không chỉ mở rộng tầm nhìn của học sinh về thế giới mà còn giúp học
sinh hiểu rõ hơn về giá trị của văn hóa, từ đó hình thành và phát triển những
phẩm chất con người trong xã hội hiện đại.

50
Chương trình Giao lưu - Học tập - Phục vụ cộng đồng giữa trường
THCS Nguyễn Tri Phương - Việt Nam và Học viện Raffles – Singapore.
3.2.3. Tổ chức các hoạt động quảng bá về cổ phục Huế
Tổ chức các hoạt động quảng bá về cổ phục Huế nhằm tôn vinh các giá
trị văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế; đẩy
mạnh việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với khu vực và
thế giới.
* Tổ chức các hoạt động nghệ thuật
Tổ chức các hoạt động nghệ thuật cho HS ở các trường như vẽ tranh, vẽ
trang trí cổ phục, làm lồng đèn trung thu,... Các hoạt động nghệ thuật không chỉ
khuyến khích sự sáng tạo và tài năng của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu rõ
hơn về di sản văn hóa và giá trị của cổ phục Huế. Dưới đây là một số gợi ý để tổ
chức các hoạt động này:
1. Vẽ tranh và vẽ trên cổ phục:
- Chuẩn bị vật liệu: Chuẩn bị bút vẽ, màu nước, vải áo dài hoặc các loại
vải phù hợp để học sinh có thể vẽ tranh trên đó.
Cung cấp tài liệu tham khảo, hình ảnh về cổ phục Huế để học sinh có
nguồn cảm hứng và mẫu tham khảo.
- Hướng dẫn và hỗ trợ: GVBM Mỹ thuật hướng dẫn về kỹ thuật vẽ và vẽ
trên vải cổ phục để học sinh có thể thể hiện ý tưởng một cách sáng tạo, bên cạnh
đó còn hỗ trợ học sinh cách chọn màu sắc và thiết kế phù hợp với chủ đề cổ
phục Huế.

51
Nguyễn Ngọc Pha Lê - học sinh trường THCS Thiết kế áo dài tham dự Fesstival Huế
Chu Văn An tham gia Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh do trường THCS Chu Văn An thực hiện
theo sách “Áo dài và di sản”

2. Làm lồng đèn trung thu:


- Chuẩn bị vật liệu: GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn các vật liệu như
giấy màu, que kem, keo dán để học sinh có thể làm lồng đèn, đưa ra một số mẫu
lồng đèn hoặc hướng dẫn về cách làm để học sinh tham khảo. GVBM Mỹ thuật,
GVCN hỗ trợ học sinh trong quá trình làm lồng đèn để đảm bảo sản phẩm cuối
cùng đạt được kết quả tốt nhất.
- Xây dựng không gian tổ chức triển lãm, trưng bày tác phẩm của học
sinh Truyền thông trên website trường, facebook để quảng bá về hoạt động,
tuyên dương học sinh có kết quả tốt.
Sau khi tổ chức hoạt động cần lấy ý kiến, phản hồi từ học sinh và giáo
viên, tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức tốt các hoạt động sau.

Hội thi làm lồng đèn năm 2023 của học sinh trường THCS Chu Văn An
* Tổ chức show trình diễn cổ phục Huế

52
Đó không chỉ là một sân chơi thú vị, mà còn là dịp để
học sinh tiếp tục đào sâu, khai phá những góc nhìn mới về
văn hoá Huế nói riêng, cũng như văn hóa Việt nói chung.
Khi tham gia show trình diễn, học sinh có thể hóa thân thành
ông hoàng, bà chúa, những tiểu thư, công tử, chiến binh, nữ
quan… thuộc nhiều triều đại xưa cũ. Từ đó, các bạn hiểu
rằng cổ phục không chỉ dừng lại ở chiếc áo dài, mà còn có
các kiểu áo của nhiều triều đại khác nhau như áo Nhật Bình,
áo tấc, áo đối khâm, áo giao lĩnh, áo ngũ
thân, áo viên lĩnh… mà còn là một kho
tàng lịch sử văn hoá trang phục triều
Nguyễn, triều Lê, thời Lý, Trần...
Chính vì vậy, khi khoác lên mình bộ áo
dài truyền thống, HS luôn ý thức rằng bản
thân cần phải lan tỏa những thông điệp về
văn hóa Việt Nam đến với các bạn trẻ.
Một số lưu ý trong tổ chức hoạt động trình diễn cổ phục trong HS:
- Công tác chuẩn bị và tổ chức hoạt động: Lựa chọn chủ đề cổ phục Huế
và mục tiêu chính là giới thiệu, thúc đẩy và tôn vinh giá trị văn hóa của cổ phục
Huế.
- Chuẩn bị về CSVC, thiết kế sân khấu để trình diễn. Cung cấp hỗ trợ về
cổ phục, trang điểm và chuẩn bị kịch bản cho học sinh tham gia trình diễn.
- Tổ chức show trình diễn: tạo ra các phần trình diễn với chương trình,
nội dung đa dạng cổ phục Huế, từ trang phục cổ điển đến phiên bản hiện đại để
thể hiện sự đa dạng và phong phú.Kết hợp các phần trình diễn với thông tin về
lịch sử, ý nghĩa và cách chọn lựa cũng như mặc cổ phục Huế.
* Các cuộc thi ảnh đẹp nhằm lan tỏa vẻ đẹp của trang phục truyền
thống

53
Vào dịp Tết Nguyên đán, không gian tết
Huế tràn ngập sắc màu áo dài du xuân. Trong
dòng người “check-in” ở công viên, các điểm
di tích, nhiều người lựa chọn cổ phục, chủ yếu
là áo dài ngũ thân, áo Nhật bình để lưu lại
những bức ảnh đẹp trong ngày đầu năm. Trên
facebook, cổ phục cũng “phủ sóng” trong
những ngày tết khi nhiều người mặc đi lễ chùa, tham quan, trải nghiệm không
gian tết Huế hay tham gia các lễ hội đầu xuân. Không ngoa khi nói rằng, tết cổ
truyền đã cho thấy sự “phục hưng” của cổ phục.
Cho nên, các trường có thể tổ chức cuộc thi ảnh đẹp nhằm lan tỏa vẻ đẹp
của trang phục truyền thống, tập trung vào áo ngũ thân, áo tấc, áo Nhật bình…
Qua đó, hình ảnh những bộ trang phục truyền thống sẽ trở nên quen thuộc hơn
trong đời sống hiện đại, cũng như lan tỏa sự quan tâm, tìm hiểu và niềm yêu
thích cổ phục với tất cả mọi người nói chung và các bạn trẻ nói riêng.
Một số yêu cầu khi tổ chức cuộc thi:
- Xác định cụ thể chủ đề và tiêu chí đánh giá: Chọn chủ đề chụp ảnh với
các loại áo cổ phục Huế như áo ngũ thân, áo tấc, áo Nhật Bình để tập trung lan
tỏa vẻ đẹp truyền thống. Xác định tiêu chí rõ ràng, hướng tới giá trị nghệ thuật,
phù hợp lứa tổi tính lan toả và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm.
- Cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn về cổ phục Huế để học sinh hiểu
rõ hơn về trang phục và cách thức thể hiện qua ảnh. Tạo điều kiện cho học sinh
có thể mượn cổ phục hoặc tự chuẩn bị trang phục cho cuộc thi.
- HS tham gia chụp ảnh với trang phục cổ phục Huế theo chủ đề được đề
ra. Khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện vẻ đẹp và tinh thần của cổ
phục Huế qua ảnh.
- Tổ chức triển lãm ảnh tại nhà trường, các không gian thiên nhiên để
trưng bày tác phẩm của thí sinh, hoặc có thể đưa lên website, fanpage của nhà
trường.

54
- Tiến hành đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động.
3.3. KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VÀ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH
SAU KHI ĐƯỢC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỚI CỔ
PHỤC HUẾ
3.3.1. Mục đích khảo sát
- Kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của giải pháp lan tỏa cổ phục Huế
trong đời sống đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường
THCS thành phố Huế.
3.3.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề:
- Hiểu biết của HS về cổ phục Huế.
- Hứng thú của HS khi tham gia vào các hoạt động nhằm lan tỏa cổ phục
Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các
trường THCS thành phố Huế.
- Hiệu quả của các hoạt động nhằm lan tỏa cổ phục Huế trong đời sống
đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành
phố Huế.
- Đề xuất của HS.
3.3.3. Phương pháp khảo sát
Để đánh giá thực trạng, nhóm tác giả đã điều tra bằng phiếu hỏi về thực
trạng và giải pháp đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở trường THCS
thành phố Huế.
* Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp điều tra và hỏi
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp ý kiến chuyên gia
* Cách xử lý kết quả khảo sát:

55
Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các dữ liệu, các thông
tin liên quan trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được xác định một
cách khách quan về thực trạng chúng em điều tra bằng phiếu hỏi về thực trạng
và giải pháp đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở trường THCS thành
phố Huế. Về điều tra thực trạng hình thức:
Mức đánh giá: Rất hữu ích: 3 điểm
Bình thường: 2 điểm
Ít hữu ích: 1 điểm
Không hữu ích: 0 điểm
+ Phương pháp điều tra nhằm khảo sát ý kiến của giáo viên, học sinh về
thực trạng quá trình sử dụng cổ phục trong các hoạt động giáo dục nhà trường.
+ Quan sát và ghi chép có biên bản nhận xét đánh giá đối với những hoạt
động có sử dụng cổ phục, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.
+ Thu thập thông tin qua quan sát các hoạt động giáo dục và phiếu khảo
sát HS.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học và thể hiện trực quan kết quả
bằng biểu đồ. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đối chiếu kết quả trước và sau khi HS
tham gia các hoạt động giáo dục để rút ra kết luận về hiệu quả của các giải
pháp.
3.3.4. Kết quả
- Hiểu biết của HS về cổ phục Huế: Sau khi tham gia các hoạt động, phần
lớn HS lựa chọn dễ dàng phân biệt cổ phục Huế với áo dài hiện đại và giữa các
loại cổ phục với nhau.
- Hứng thú của HS khi tham gia vào các hoạt động nhằm lan tỏa cổ phục
Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các
trường THCS thành phố Huế: Trong câu hỏi khảo sát về sự hứng thú khi các
bạn được mặc cổ phục trong các cuộc trải nghiệm 271 HS, chiếm 29,6% các
bạn rất thích, 348 HS, chiếm 38% bạn thích mặc, 258 HS, chiếm 28,2% cảm

56
thấy bình thường, chỉ có 38 bạn HS, chiếm 4,2% là không thích. Như vậy, HS
nhận thấy rằng việc mặc cổ phục đã tạo ra nét riêng của hoạt động.

- Hiệu quả của các hoạt động nhằm lan tỏa cổ phục Huế trong đời sống
đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành
phố Huế: Có đến 884 HS, chiếm 96,6% cho rằng lan toả cổ phục Huế là biện
pháp giúp bảo tồn và truyền giá trị một nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Huế.

Kết quả khảo sát cho thấy bước đầu các giải pháp lan tỏa cổ phục Huế
trong đời sống đương đại và đưa cổ phục vào hoạt động giáo dục ở các trường

57
THCS thành phố Huế đã có tính khả thi, giúp nâng cao nhận thức và hình thành
ý thức gìn giữ, quảng bá, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế trong HS THCS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đề tài: “Lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và đưa cổ phục
Huế vào các hoạt động giáo dục ở trường THCS thành phố Huế” đã khẳng định
cùng với các yếu tố như phong tục tập quán, lễ hội… thì trang phục đã góp phần
không nhỏ làm nên nét đặc sắc cho văn hóa Việt. Có thể nói, cổ phục Huế xứng
đáng là một kho tàng với nhiều trang phục phong phú khác nhau, mang đậm dấu
ấn, bản sắc của từng thời kỳ. Gần đây, với nỗ lực của nhiều tổ chức cá nhân, đặc
biệt của những người trẻ yêu truyền thống, những cụm từ như áo Tấc, Nhật
Bình, Ngũ thân, Giao Lĩnh, áo viên lĩnh, Phượng bào triều Nguyễn… đã được
nhiều người biết đến hơn. Có khá nhiều hoạt động về cổ phục Việt Nam được tổ
chức cho thấy trang phục này ngày càng được quan tâm trong cuộc sống hiện
đại.
Trong bối cảnh hội nhập với xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa thì việc
khôi phục, bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại
vô cùng quan trọng. Đưa trang phục cổ Huế xưa trở lại với đời sống đương đại,
giúp cổ phục có vai trò và đời sống riêng sẽ là phương pháp bảo tồn hiệu quả
nhất. Thành công trong việc bảo tồn cổ phục sẽ góp phần vào giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, tác động tới thị hiếu thời trang con người, đặc biệt là thế hệ trẻ
theo hướng trân trọng và tôn vinh nét đẹp cổ truyền, góp phần vào sự phát triển
của ngành thời trang mang bản sắc Huế.
Có thể nói các giải pháp lan toả cổ phục Huế trong đời sống đương đại và
đưa cổ phục Huế vào các hoạt động giáo dục ở trường THCS thành phố Huế đã
góp phần thực hiện đề án “Huế - Kinh đô áo dài”, hướng đến mục tiêu đưa áo
dài trở thành di sản quốc gia và đề nghị UNESCO ghi danh áo dài là di sản
văn hoá thế giới.

58
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhóm tác giả xin đề
xuất một số khuyến nghị sau:
- Các trường THCS thửa nghiệm đưa cổ phục nam, nữ vào trong các
hoạt động quan trọng.
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động, đảm bảo sự tham gia tích cực,
chủ động của các bạn HS.
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cổ
phục Huế.
- Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu
Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh nhà trường tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ HS về
cách thức và kinh phí tổ chức các hoạt động. Ban đại diện cha mẹ học sinh có
thể giúp đỡ vật chất, hỗ trợ nhà trường, may mua hoặc mướn cổ phục để học
sinh sử dụng cho hoạt động giáo dục giáo dục, đặc biệt là hoạt động ngoài nhà
trường.

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đào Duy Anh (2013), dịch Cao Huy Giu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Thời
đại, theo bản in của NXB Khoa học và Xã hội năm 1971 -1972).
2. Trịnh Bách (2020), Nguồn gốc áo dài Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu và Phát
triển, số 7 (161), tr.3 - 27.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch (2013), Tài liệu tập
huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động
trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Thị Chỉnh (2007), Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội.
6. Denis Diderot (2016), dịch Phùng Văn Tửu, Từ mỹ học đến các loại hình nghệ
thuật, Nxb Tri thức, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

8. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
9. Phan Thanh Hải (2020), Từ cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn
Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn
hóa, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161), tr.37 - 47.
10. Cung Dương Hằng (2009), Chiếc áo dài của phụ nữ Việt từ truyền thống đến
hiện đại, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 4 (124), tr 34 - 44.
11. Nguyễn Xuân Hoa (2020), Huế - chiếc nôi của áo dài Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161), tr.28 – 36.
12. Nguyễn Thị Loan (2020), Sự tiếp biến trong nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ
nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện
Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

60
13. Nguyễn Thị Kim Ngân (2022), Hình tượng áo dài trong hội họa Việt Nam, Tạp
chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 6, 2022, 115-120.
14. Hữu Ngọc, Lady Borton (2006), Áo dài - Women’s long dress, Thế giới
Publishers.
15. Hữu Ngọc (2014), “Chiếc áo dài – một thách thức đối với cụ Khổng”, Lãng du
trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
16. Hoàng Phê (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
17. Đoàn Thị Tình (2002), “Áo dài phụ nữ Việt Nam” Tìm trong di sản Văn hóa
Việt Nam Thăng Long - Hà Nội, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
18. Đoàn Thị Tình (2010), Trang phục Thăng Long, Nxb Hà Nội.
19. Phạm Đăng Trí (2002), Qua tà áo dài, thử tìm hiểu về thị hiếu màu sắc người
Huế thủa trước, Nghiên cứu Huế, Tập IV, tr 188.
20. Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (2020), Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”, NXB Thuận Hoá, Huế.
21. Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (2023), Kỷ yếu Hội thảo khoa học
chủ đề "Hướng phát triển của áo dài trong đời sống đương đại"., NXB Thuận
Hoá, Huế.
22. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2023), Quyết định số 678/QĐ-UBND phê duyệt
Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
II. WEBSITE
23. Trịnh Bách (2015), “Áo dài Việt Nam, từ năm thân đến hai thân”, http://soi.
24. today/?p=169649 (ngày đăng 18/03/2015).
Trịnh Bách (2016), “Lễ Phục Việt Nam một thời: Áo dài”, http://soi.today/?
p=157621 (ngày đăng 05/11/2016).
25. https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/bai-1-ao-dai-niem-tu-hao-van-
hoa-viet-641069.html
26. https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/bai-4-dua-ao-dai-tro-thanh-di-
san-van-hoa-phi-vat-the-641323.html
27. Hoàng Thị Như Huy (2021), “Áo dài Việt Nam - hơi thở cuộc sống đời tôi”,
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c450/n30372/Ao-dai-Viet-Nam-hoi-tho-
cuoc-song-doi-toi.html

61
28. https://baotangaodai.com.vn/index.php?route=pages/kham_pha/
tu_lieu_nghien_cuu/lich_su_ao_dai
29. https://vpubnd.thuathienhue.gov.vn/Lien-ket-website/tid/Ao-dai-Hue-Theo-
dong-lich-su/newsid/9FF50294-5FEF-4D0A-83BB-ADAF00549630/cid/
c08e7182-f561-4b35-a897-d87aabf2fa90
30. http://dec.edu.vn/204/Lich-su-va-qua-trinh-phat-trien-ao-dai-Viet-Nam
31. https://vwu.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ao-dai-xu-hue-43000-4513.html
32. https://bvhttdl.gov.vn/gioi-thieu-nhieu-tu-lieu-ve-ao-dai-hue-xua-va-nay-den-
nguoi-dan-va-du-khach-20220617144058706.htm
33. https://www.facebook.com/profile.php?
id=100064820527675&mibextid=kFxxJD
34. https://www.facebook.com/gr8vietnam?mibextid=LQQJ4d
35. https://www.facebook.com/daivietcophong?mibextid=LQQJ4d
36. https://www.facebook.com/vietnam.empresses?mibextid=LQQJ4d

62
PHỤ LỤC

63
PHỤ LỤC 1. TRUYỀN THÔNG – LAN TỎA
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỔ PHỤC HUẾ

Cuộc gặp gỡ cùng Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên
Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, người
đã có nhiều nghiên cứu về áo dài truyền thống Huế.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=eFIzt0TsM3A

Cuộc trò chuyện cùng NTK Lê Quang Hòa:


Link video: https://www.youtube.com/watch?v=kYE6Ql2v6c4

64
Gặp gỡ trò chuyện cùng GS.TS Thái Kim Lan – Người đã cống hiến sức mình
cho công cuộc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cố đô Huế.

Trong thời gian nghiên cứu đề tài đã nhận được sự quan tâm của truyền thông:
Báo Thừa Thiên Huế
Đường link: https://baothuathienhue.vn/giao-duc/hoc-sinh-
truong-thcs-chu-van-an-va-uoc-mo-lan-toa-co-phuc-hue-
trong-doi-song-duong-dai-135361.html

65
Trang thông tin điện tử
Đường link: https://baomoi.com/hoc-sinh-truong-thcs-chu-van-an-va-uoc-mo-
lan-toa-co-phuc-hue-trong-doi-song-duong-dai-c47651463.epi

66
PHỤ LỤC 2. CÂU HỎI KHẢO SÁT

A. Không biết
Câu 1 Bạn có biết cổ phục Huế không?
B. Có biết nhưng không nhiều

C. Có biết rõ

Bạn có phân biệt được cổ phục A. Không


Câu 2 Huế với áo dài bình thường B. Chưa rõ ràng lắm
không?
C. Có

A. Không thích
Câu 3 Bạn có thích tìm hiểu về cổ phục
B. Bình thường
Huế không?
C. Thích

D. Rất thích

A. Tạo môi trường hoạt động


lành mạnh, đáp ứng nhu cầu,
sở thích của HS.
Việc đưa cổ phục Huế vào hoạt
Câu 4 B. Cho phép HS được bộc lộ,
động giáo dục của nhà trường có
phát triển năng khiếu, sở
ý nghĩa gì?
trường của mình.

C. Tuyên truyền, lan tỏa cổ


phục Huế trong đời sống
đương đại.

D. Nâng cao kiến thức lịch sử,


văn hóa Huế.

A. Không sử dụng

67
Câu 5 Tại trường của bạn có thường B. Sử dụng không thường
hay sử dụng cổ phục Huế không? xuyên

C. Có sử dụng

D. Thường hay sử dụng

A. Không thích
Bạn có hứng thú mặc cổ phục
B. Bình thường
Câu 6 trong hoạt động giáo dục, trải
nghiệm không? C. Thích

D. Rất thích

A. Áo Nhật Bình
Câu 7 Bạn biết cổ phục nào sau đây?
B. Áo Ngũ thân

C. Áo Ngũ thân tay tấc

D. Áo Ngũ thân tay chẽn

A. Tham quan bảo tàng áo dài


Bạn thích tham gia hoạt động
B. Tổ chức triễn lãm, talkshow
Câu 8 nào?
C. Tham gia các cuộc thi tìm
hiểu cổ phục

D. Tham gia các hoạt động


tuyên truyền

Bạn có cảm thấy gặp trở ngại khi A. Không khó khăn
Câu 9 mặc cổ phục trong hoạt động B. Ít khó khăn
giáo dục không
C. Bình thường

68
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ Ý KIẾN, PHẢN HỒI CỦA PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH

Thầy Lê Văn Huy - Giảng viên trường ĐHSP Huế:


Cháy cùng ước mơ với hai em Trịnh Thị Khánh Linh và Nguyễn Lê Vĩnh Khang,
học sinh lớp 9 Trường THCS Chu Văn An, thành phố Huế.

Cô Trần Thị Quỳnh Nga – Giảng viên trường ĐHSP Huế:


Dõi theo hành trình hai bạn trẻ Khánh Linh & Vĩnh Khang (HS lớp 9,
THCS Chu Văn An) gặp gỡ các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế để tìm hiểu về cổ
phục Huế, thật sự trân trọng và ngưỡng mộ. Các bạn ấy đã được định hướng bởi
những thầy cô tâm huyết, tận tâm, để học cách làm việc chuyên nghiệp và trải
nghiệm thực sự. Với sự trân trọng và lòng biết ơn ấy, mình muốn giới thiệu bài
chia sẻ của PV Mai Lan trên Thừa Thiên Huế online (nay cũng đã hiện diện
trong chuyên mục Văn hoá của Báo mới)
Link 1: https://baothuathienhue.vn/giao-duc/hoc-sinh-truong-thcs-chu-van-
an-va-uoc-mo-lan-toa-co-phuc-hue-trong-doi-song-duong-dai-135361.html
Link 2: https://baomoi.com/hoc-sinh-truong-thcs-chu-van-an-va-uoc-mo-
lan-toa-co-phuc-hue-trong-doi-song-duong-dai-c47651463.epi
Nhà thiết kế áo dài Huế xưa và nay Lê Quang Hòa:
Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống Huế đó là hoạt động văn hóa ý
nghĩa của Ban Giám Hiệu và Đoàn Trường Trường Chu Văn An !!! Áo Dài Quang
Hòa hân hạnh đồng hành cùng Nhà Trường !!!
Cô Lê Thị Hồng Giang – Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An
Trong một không gian giản dị mà ấm áp học sinh CVA đã gặp gỡ với nhà thiết
kế Lê quang Hoà. Cuộc trò chuyện đã giúp khám phá những điều thú vị về cổ phục
Huế! Chắc chắn trong thời gian sắp tới trường THCS Chu văn An sẽ có những trải

69
nghiệm ý nghĩa để lan toả tình yêu Huế qua những nét văn hoá đã trở thành máu thịt
của quê hương!
Bạn Trương Hoàng Gia Bảo - lớp 6/8 trường THCS Chu Văn An:
“Cổ phục Việt là sự cô đọng tinh túy của hàng ngàn năm bề dày lịch sử dân tộc
nước Nam ta. Tà áo dài Việt Nam đã in sâu vào tâm trí mọi người với những màu sắc
tươi mới và nét đẹp riêng biệt mang đậm phong cách Việt Nam. Sự trở lại của cổ phục
Việt được hưởng ứng mạnh mẽ trên khắp cả nước đã chứng minh giá trị to lớn của tà
áo dài Việt cùng ý thức gìn giữ và phát triển không ngừng nét đẹp bản sắc của người
dân Việt Nam nói chung và xứ Huế quê em nói riêng”
Em là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em luôn mong muốn góp phần
nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu các hoạt động trong và
ngoài nhà trường mà em tham gia cùng với tà áo dài của cổ phục em cảm thấy thật ý
nghĩa. Em mong muốn được lan toả nét đẹp văn hoá này đến các bạn trong và ngoài
nhà trường, cùng trang lứa với em để các bạn cũng có những nhận thức đúng đắn và
góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.”
Bạn Lê Nguyễn Thiện Nhân - lớp 7/5 trường THCS Nguyễn Chí Diểu:
“Em cảm thấy rất tự hào và nhận thấy đó là một hoạt động rất thiết thực khi mà
Cổ phục Việt là một trong những nét văn hóa độc đáo và vô cùng quý báu của dân tộc
và hơn nữa, các hoạt động trong trường được mặc cổ phục cổ phục không chỉ góp
phần giữ gìn một di sản cổ xưa mà còn thúc đẩy những giá trị trong hiện tại và tương
lai. Từ đó mà cổ phục đã dần có được vị trí và lan tỏa vẻ đẹp trong đời sống hiện đại,
tiếp cận một cách gần gũi và thực tế hơn đối với thế hệ trẻ như em.”
Bạn Trương Hoàng Thảo My - lớp 8/8 trường THCS Chu Văn An:
“Nếu tham gia các hoạt động trong nhà trường được mặc cổ phục em thấy đó là
một điều vinh dự đối với em bởi vì em ít khi mặc cổ phục và đặc biệt đó là cổ phục
của Việt Nam quê hương em. Cổ phục là thứ tôn lên vẻ quyền quý và giá trị của con
người ở thời điểm xưa nên bây giờ đối với em được khoác lên mình bộ cổ phục thì em
cảm thấy vinh dự và tuyệt vời hơn nữa là mặc những bộ trang phục ấy trong các hoạt
động nhà trường thì lại càng ý nghĩa hơn.”

Bạn Nguyễn Ngọc Pha Lê - lớp 8/2 trường THCS Chu Văn An:

70
“Trong hoạt động giao lưu Việt Nhật, được tiếp xúc với nền văn hóa Nhật Bản,
chúng em nhận thấy quốc gia Nhật Bản có Kimono thì ở đây - ngay tại trường của em,
hoạt động này em đã được khoác lên người bộ cổ phục ngũ thân. Thông qua buổi giao
lưu, hình ảnh những bộ trang phục truyền thống Huế đã trở nên quen thuộc hơn trong
chúng em đã có thêm niềm tự hào dân tộc, ý thức về bản sắc văn hóa truyền thống, sự
cảm nhận về vẻ đẹp của cổ phục Huế trong một bộ phận học sinh ngày càng được
nâng cao, lan tỏa sự quan tâm, tìm hiểu và niềm yêu thích cổ phục với tất cả chúng
em”.
Bạn Ngô Gia Huy - lớp 9/3 trường THCS Thủy Châu:
Năm học trước Tại buổi lễ Vinh danh học sinh danh dự, toàn thể ban lãnh đạo, cá
nhân xuất sắc như chúng em và người thân đều vận lên mình áo ngũ thân, được tổ
chức tại Quốc tử giám Huế, tạo nên một bầu không khí đầy bản sắc văn hóa, song
cũng thật trang nghiêm. Và em cảm thấy thật sự rất vui rất tự hào khi được trao
thưởng với trang phục này.

71
PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH HUẾ TRONG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỚI VĂN HÓA CỔ PHỤC

Thế hệ trẻ của Cố đô Huế chung tay để quảng bá áo dài và văn hóa Việt Nam!

Học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản tại
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

Học sinh Trường Tiểu học Quang Trung (TP Huế) trong trang phục áo dài truyền thống
tham quan, khám phá di sản văn hóa Huế

72
Trưng bày tranh vẽ và áo dài được in các tranh vẽ của HS do TV tỉnh tổ chức

Thiết kế áo dài tham dự fesstival trường Chu Văn An thực hiện

.
Tranh vẽ trên áo dài dự thi tại TV tỉnh do bạn Nguyễn Ngọc Pha Lê và Trần Huyền Trân
trường Chu Văn An thực hiện

Hội thi làm lồng đèn năm 2023 của học sinh trường THCS Chu Văn An.

73
Chương trình Giao lưu - Học tập - Phục vụ cộng đồng giữa trường THCS Nguyễn Tri
Phương - Việt Nam và Học viện Raffles – Singapore.

Tiết mục của trường THCS Nguyễn Tri Phương nhân Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản

Hoạt động Ngày hội giao lưu văn hoá Việt Nam – Nhật Bản của trường THCS Chu Văn An
Huế

Áo dài ngũ thân được lựa chọn để mặc tại Lễ tuyên dương học sinh danh dự toàn trường tỉnh
Thừa Thiên Huế, tổ chức trọng thể tại Quốc Tử Giám - Huế

74
Nhiều ngôi trường tại Huế đã vận động giáo viên, học sinh vận cổ phục truyền thống để tham
gia các hoạt động giảng dạy, học tập, giải trí và chụp hình lưu niệm tại trường. Phong trào
này hiện lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều trường học xứ Huế.

Giáo viên và học sinh hào hứng với áo dài truyền thống khi đến lớp

Với sự trở lại của cổ phục thông qua cuộc thi, hình ảnh những bộ trang phục truyền thống sẽ
trở nên quen thuộc hơn trong đời sống hiện đại, cũng như lan tỏa sự quan tâm, tìm hiểu và
niềm yêu thích cổ phục với tất cả mọi người nói chung và các bạn trẻ nói riêng”.

75
Hoạt động trải nghiệm của HS trường THCS Chu Văn An

Học sinh trường Chu Văn An trong buổi chụp hình cổ phục Huế

Các trò chơi dân gian như đạp bong bóng, kéo co, chuyền bóng tiếp sức, đập heo đất,
đua ghe trên cạn; và hát múa dân ca, đồng dao…

76
Học sinh trường THCS Chu Văn An trong trò chơi “Đổ nước vô chai”

HS thiết kế áo dài tham gia ngày hội tái chế

77
Học sinh tham gia văn nghệ tại Lễ tổng kết Đại sứ VH đọc 2023

78
Báo Thiếu niên Tiền phong dành một trang thật đẹp để đưa những hình ảnh dễ thương của
học sinh khối 8, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương vận áo dài ngũ thân dạo phố
phường Cố đô. Còn Báo Tiền phong thì "kể tiếp" câu chuyện Áo dài từ đất Huế, từ ông Chủ

79
tịch UBND Tỉnh đến nhà quản lý, nhà nghiên cứu..., những người yêu quý, tâm huyết với áo
dài, một di sản quý của dân tộc!

80

You might also like