You are on page 1of 74

Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

2022
MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................................................... 2


DANH MỤC BIỂU ......................................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................................... 4
TIÊU ĐIỂM 2022 ........................................................................................................................................... 5
PHẦN I: KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023 ....................................................... 8
1. Kinh tế toàn cầu ............................................................................................................................. 8
2. Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới ............................................. 9
3. Kinh tế Việt Nam ........................................................................................................................... 10
PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022 ...................................................................................... 17
1. Văn bản pháp lý mới cho Thị trường Trái phiếu Việt Nam năm 2022: ................................... 17
2. Thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính
quyền địa phương ................................................................................................................................ 17
2.1. Thị trường Trái phiếu Chính phủ ....................................................................................... 17
2.2. Thị trường Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh ....................................................................... 24
2.3. Thị trường Trái phiếu Chính quyền địa phương .............................................................. 26
3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ........................................................................................... 26
PHỤ LỤC 1: Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam ...................................................................... 35
PHỤ LỤC 2: Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021 ...................................................................... 57
PHỤ LỤC 3: Danh mục văn bản thị trường Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương và Trái phiếu doanh nghiệp. ............................................. 62
PHỤ LỤC 4 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH TPCP THEO PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU ............................... 66
PHỤ LỤC 5: Quy trình phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức bảo lãnh ........................ 67
PHỤ LỤC 6: Các bước thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp .................................................. 68
PHỤ LỤC 7: Quy trình mua trái phiếu Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài. ................................ 72

MỤC LỤC 2
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

DANH MỤC BIỂU


Biểu 1 Chỉ số giá hàng hóa 2019-2022 ...................................................................................................... 8
Biểu 2 Lãi suất điều hành các quốc gia lớn trên thế giới........................................................................ 9
Biểu 3 Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành .......................................................................................... 11
Biểu 4 Diễn biến Lãi suất huy động và Lãi suất liên ngân hàng........................................................... 15
Biểu 5 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2011-2022 ..................................................... 17
Biểu 6 Cơ cấu phát hành TPCP năm 2022 theo kỳ hạn ......................................................................... 18
Biểu 7 Lãi suất trúng thầu trung bình 2019-2022 (%/năm) .................................................................... 19
Biểu 8 Cơ cấu kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đang lưu hành cuối mỗi quý .......................................... 20
Biểu 9 Giá trị niêm yết và số mã TPCP qua các năm ............................................................................. 21
Biểu 10 Biến động lợi suất giao dịch TPCP (theo phòng chào giá VBMA) ......................................... 22
Biểu 11 Biến động lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Việt Nam và Mỹ năm 2022 ............................... 23
Biểu 12 Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu Chính phủ cuối mỗi quý .............................................................. 24
Biểu 13 Tỷ trọng phát hành TPCPBL theo kỳ hạn năm 2022 ................................................................ 25
Biểu 14 Giá TPDN phát hành và dư nợ giai đoạn 2015 – 2022 (tỷ đồng) ............................................. 27
Biểu 15 Giá trị phát hành TPDN trước và sau nghị định 65/2022/NĐ-CP ............................................ 28
Biểu 16 Cơ cấu giá trị phát hành theo tài sản đảm bảo và trái phiếu không chuyển đổi .................. 29
Biểu 17 Kỳ hạn phát hành bình quân 2022 ............................................................................................. 29
Biểu 18 Lãi suất phát hành bình quân năm 2022 ................................................................................... 30
Biểu 19 Cơ cấu tổ chức phát hành TPDN năm 2022 .............................................................................. 31
Biểu 20 Giá trị mua lại TPDN theo nhóm ngành 2022 ............................................................................ 32
Biểu 21 Giá trị mua lại TPDN hàng tháng (tỷ đồng) ............................................................................... 32
Biểu 22 Giá trị TPDN đáo hạn theo ngành 2023-2024 ............................................................................ 34
Biểu 23 Tỷ trọng phát hành TPCP theo kỳ hạn giai đoạn 2015–2021 .................................................. 57
Biểu 24 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2015-2021................................................... 57
Biểu 25 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCPBL giai đoạn 2015-2021 .............................................. 58
Biểu 26 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCQĐP giai đoạn 2015-2021 ............................................. 59
Biểu 27 Giá trị phát hành TPDN và dư nợ giai đoạn 2015 – 2021 ......................................................... 60

DANH MỤC BIỂU 3


Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp tăng trưởng GDP theo ngành .................................... 10
Bảng 2 Một số dữ liệu kinh tế Việt Nam .................................................................................................. 11
Bảng 3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ...................................................................... 12
Bảng 4 Diễn biến của lạm phát năm 2022 ............................................................................................... 12
Bảng 5 Cán cân thanh toán (triệu USD) .................................................................................................. 13
Bảng 6 Tình hình thu – chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) .................................................................... 14
Bảng 7 Các chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia ............................................................. 14
Bảng 8 Tỷ lệ khối lượng đặt thầu/gọi thầu (lần) ..................................................................................... 18
Bảng 9 Khối lượng giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp giai đoạn 2019-2022 ............................. 21
Bảng 10 Hoạt động đấu thầu TPCP bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách ........................................ 25
Bảng 11 Quy mô niêm yết TPCPBL và TPCQĐP (tỷ đồng) .................................................................... 26
Bảng 12 Giá trị giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp giai đoạn 2015–2021 ................................... 57
Bảng 13 Giá trị giao dịch TPCPBL giai đoạn 2015–2021 ....................................................................... 59
Bảng 14 Giá trị giao dịch TPCQĐP giai đoạn 2015–2021 ...................................................................... 60

DANH MỤC BẢNG 4


Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

TIÊU ĐIỂM 2022


>> ĐIỂM NHẤN KINH TẾ VĨ MÔ

TIÊU ĐIỂM 2022 5


Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

TIÊU ĐIỂM 2022

>> ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU


QUY MÔ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 2022

TIÊU ĐIỂM 2022 6


Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

TIÊU ĐIỂM 2022 7


Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHẦN I:
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023

1. Kinh tế toàn cầu


Kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm 2022 đầy biến động và thách thức vì xung đột địa
chính trị, chính sách Zero - COVID của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ của các
nước nhằm đối phó với lạm phát. Theo dự báo, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với
những khó khăn trong năm 2023.
Lạm phát toàn cầu tăng mạnh trong năm 2022. Xung đột tại Ukraine khiến giá dầu và giá
cả hàng hóa toàn cầu tăng nhanh, đồng thời đẩy giá nguyên liệu thô cho sản xuất lên
cao do Nga và Ukraine là những nước dẫn đầu thế giới về sản lượng các kim loại như
niken, đồng, sắt, cùng các nguyên liệu thiết yếu khác. Động thái tăng lãi suất của các
quốc gia nhằm hạ nhiệt giá cả đã khiến tỷ giá các đồng tiền biến động mạnh.
Biểu 1 Chỉ số giá hàng hóa 2019-2022

Index, Mốc tháng 1/2019 = 100 điểm


Năng lượng Nông nghiệp Kim loại

250

200

150

100

50

0
1/2019

4/2019

7/2019

10/2019

1/2020

4/2020

7/2020

10/2020

1/2021

4/2021

7/2021

10/2021

1/2022

4/2022

7/2022

10/2022

1/2023

4/2023

Nguồn: World Bank


Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa cuối năm 2022, nhu cầu yếu khiến
hoạt động đầu tư sản xuất công nghiệp chậm lại tại các quốc gia phát triển, đồng thời
kéo theo sự sụt giảm về giá trị thương mại hàng hóa và sản xuất tại các nước đang phát
triển. Sự hồi phục của các ngành dịch vụ đã chậm lại ở các nước giàu, nhưng vẫn tiếp
tục ở các nước thu nhập trung bình.

PHẦN I: 8
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Kinh tế thế giới được dự báo sẽ bước vào năm 2023 với nhiều khó khăn, thách thức do
tác động kéo dài của các cú sốc bất lợi trong năm 2022. Theo dự báo của Ngân hàng
Thế giới (World Bank) trong báo cáo kỳ vọng kinh tế toàn cầu vào tháng 6/2023, tốc độ
tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,1% năm 2022 xuống 2,1% năm 2023 và cải
thiện lên 2,4% năm 2024.
2. Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới
Giữa bối cảnh lạm phát tăng nhanh bất ngờ trong năm 2022, đặc biệt tại các nền kinh tế
phát triển, nhiều ngân hàng trung ương lớn đã đồng loạt tăng lãi suất điều hành từ đầu
năm 2022.
Đến tháng 8/2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành 11 lần lên
mức 5,25 - 5,50%, từ khoảng 0 – 0,25% vào đầu năm 2022; Ngân hàng Trung ương Anh
(BOE) đã 14 lần tăng lãi suất điều hành kể từ tháng 12/2021 lên mức 5,25%, Ngân hàng
Trung ương Châu Âu (ECB) đã 9 lần tăng lãi suất từ đầu năm 2022 lên mức 4,25%, Ngân
hàng Dự trữ Australia (RBA) đã 12 lần tăng lãi suất từ đầu năm 2022 lên mức 4,1%.
Tuy nhiên, ở các quốc gia Đông Á, chiều hướng điều hành lãi suất của Trung Quốc và
Nhật Bản tỏ ra khác biệt so với số đông, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hạ lãi
suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ nền kinh tế khi lạm phát vẫn thấp, Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức -0,1% trong nhiều
năm.
Biểu 2 Lãi suất điều hành các quốc gia lớn trên thế giới

-1

ECB (lãi suất tái cấp vốn) BOE (lãi suất cơ bản)
Fed (lãi suất quỹ liên bang) PBoC (lãi suất cho vay chính)
BOJ (lãi suất chính sách)

Nguồn: ECB, BOE, Fed, PBoC, BOJ


Lạm phát đang có dấu hiệu giảm bớt ở hầu hết các quốc gia nhưng không đồng đều và
phụ thuộc vào cách tính toán. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản (không kể giá năng lượng

PHẦN I: 9
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

và lương thực) giảm khá chậm và vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của hầu hết các
ngân hàng trung ương.
Sự khác biệt về lạm phát cơ bản dẫn đến sự khác biệt trong điều hành chính sách tiền
tệ ở các quốc gia lớn. Mức lương tăng trong bối cảnh tăng trưởng năng suất yếu, lạm
phát cơ bản cao dai dẳng yêu cầu các ngân hàng trung ương lớn (Fed, ECB, RBA, BOE,
BOC) tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Đồng thời, ở một số nền kinh tế khác, đặc biệt ở Đông Á, lạm phát cơ bản vẫn ở mức
thấp, NHTƯ Trung Quốc (PBoC) cắt giảm lãi suất chính sách, NHTƯ Nhật Bản tiếp tục
giữ lãi suất gần 0%.
3. Kinh tế Việt Nam
3.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 bứt phá mạnh mẽ khi cán mốc 8,02%, một phần lớn nhờ
GDP quý III bật tăng tới 13,71% so với mức nền thấp cùng kỳ 2021. Sự hồi phục tập
trung vào các ngành dịch vụ sau khi dịch COVID-19 không còn quá đáng ngại, đồng thời
việc mở cửa du lịch quốc tế trở lại mang đến sự khởi sắc rõ rệt cho ngành dịch vụ lưu trú
và ăn uống (tăng 172% so với quý III/2021) và các ngành dịch vụ vận tải kho bãi (tăng
27%).
Tuy nhiên, đà tăng đã chậm lại ngay trong quý IV sau những biến cố trên thị trường tài
chính, tốc độ tăng trưởng GDP quý IV/2022 chỉ còn 5,92%.
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp tăng trưởng theo ngành

2022
Nhóm ngành 2021(*)
Q1 Q2 Q3 Q4 Cả năm

Nông, lâm nghiệp & thủy sản 0,33% 0,29% 0,31% 0,40% 0,45% 0,37%

Công nghiệp & xây dựng 1,49% 2,37% 3,22% 4,54% 1,54% 2,86%

Dịch vụ 0,52% 1,96% 3,88% 8,29% 3,52% 4,32%

Khác 0,24% 0,44% 0,42% 0,48% 0,41% 0,48%

Tăng trưởng GDP 2,58% 5,05% 7,83% 13,71% 5,92% 8,02%

(*) 2021 là năm thay đổi cách tính GDP.


Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)

PHẦN I: 10
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 3 Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành

12%

9,99%
10% 8,90%

7,78%
7,30%
8% 6,46%

5,70%
6%

4,05%
3,98%

3,36%
2,90%

8,02%
2,68%

2,54%
7,02%

2,34%
4%
2,01%

1,70%

1,22%
2,91%
2%

2,58%
0%
2019 2020 2021 2022

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Khác GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Bảng 2 Một số dữ liệu kinh tế Việt Nam

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022

Tăng trưởng GDP % 7,02% 2,91% 2,58% 8,02%

Lạm phát % 2,79% 3,23% 1,84% 3,15%

Bội chi NSNN/GDP % 2,67% 3,44% 3,41% 4,30%

LS chiết khấu % 4,00% 2,50% 2,50% 4,50%

LS tái cấp vốn % 6,00% 4,00% 4,00% 6,00%

Moody’s Ba3, tiêu cực Ba3, tiêu cực Ba3, tích cực Ba2
Xếp hạng tín nhiệm
S&P BB, ổn định BB, ổn định BB, tích cực BB, tích cực
quốc gia
Fitch BB, tích cực BB, ổn định BB, tích cực BB, ổn định

Nguồn: Bộ Tài chính (MOF), Tổng cục Thống kê (GSO), Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Moody’s, S&P và Fitch

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng
ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức, tăng trưởng kinh
tế Việt Nam được đánh giá cao bởi kết quả thực tế ở các giai đoạn 6 tháng, 9 tháng và
cả năm 2022 đều nằm trong và vượt dự báo tăng trưởng theo kịch bản đưa ra tại Nghị

PHẦN I: 11
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022. Thực tế này phần nào cho thấy hiệu quả của công
tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Về triển vọng kinh tế năm 2023, tại báo cáo được công bố vào tháng 8/2023, Ngân hàng
Thế giới (World Bank) dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 4,7%, phục hồi dần lên 5,5%
vào năm 2024 và 6,0% vào năm 2025. Cân đối ngân sách dự kiến bội chi ở mức thấp là
0,7% GDP, chính sách tài khoá vẫn tiếp tục hỗ trợ phần nào cho nền kinh tế năm 2023
trong điều kiện vẫn còn nhiều thách thức với hoạt động đầu tư công.
Dự báo tăng trưởng năm 2023 tương đối thấp do những rủi ro cả trong nước và ngoài
nước mà nền Kinh tế Việt Nam phải đối mặt: (1) Tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các
nền kinh tế phát triển và Trung Quốc có thể tiếp tục làm giảm sức cầu bên ngoài đối với
khu vực xuất khẩu; (2) Những rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư FDI; (3) Chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh hơn ở các nước phát triển
gây áp lực lên tỷ giá; và (4) căng thẳng địa chính trị leo thang và thiên tai khiến giá nhiên
liệu và lương thực tăng lên cũng là yếu tố bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Tên chỉ tiêu Kế hoạch năm 2022 Thực hiện


Quốc hội giao

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%) Khoảng 6-6,5 8,02

GDP bình quân đầu người (USD) Khoảng 3.900 4.110

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân (%) Khoảng 4 3,15

Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP (%) 4,3 4,3

Dư nợ công trên GDP (%) 43-44 38

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (% tổng thu NSNN) Trần 25% 18-19%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính


3.2. Lạm phát
Bảng 4 Diễn biến của lạm phát năm 2022 (%)

Cả
Đơn vị: % T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 năm
2022

Dịch vụ ăn uống 0,00 0,52 -0,09 -0,02 0,09 0,27 0,46 0,35 0,06 0,04 -0,02 0,05 0,86

Nhà, điện, nước 0,01 0,17 0,28 0,11 -0,02 0,00 0,09 0,05 0,18 0,13 0,18 0,12 0,59

Y tế 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02

Giao thông 0,11 0,23 0,46 -0,06 0,23 0,35 -0,28 -0,53 -0,22 -0,21 0,22 -0,27 1,09

Khác 0,06 0,08 0,04 0,14 0,09 0,07 0,12 0,14 0,38 0,18 0,01 0,08 0,60

PHẦN I: 12
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Lạm phát 0,19 1,00 0,70 0,18 0,38 0,69 0,40 0,01 0,40 0,15 0,39 -0,01 3,15

Lạm phát cơ bản 0,26 0,49 0,29 0,44 0,29 0,44 0,58 0,4 0,47 0,45 0,43 0,33 2,59

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Trong năm 2022, lạm phát trung bình c
ả năm ở mức 3,15%, tương đương mức trung bình trong giai đoạn 2016-2021. Trong đó,
nhóm giao thông đóng góp nhiều nhất vào lạm phát (1,09 điểm %) với mức tăng giá trung
bình cả năm 2022 là 11,27%, nguyên nhân chủ yếu đến từ giá dịch vụ hàng không tăng
35,84% sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng theo giá thế giới vào những tháng giữa năm và tăng vào
tháng 11 do nguồn cung hạn chế cũng khiến giá Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống gia
tăng, đóng góp khoảng 0,86% vào lạm phát cả năm.
Như vậy, phần lớn lạm phát năm 2022 đều xuất phát từ chi phí nguyên vật liệu tăng (chi
phí đẩy), và xu thế này tiếp tục kéo dài đến năm 2023. Trong khi đó, cầu tiêu dùng trong
nước chưa thực sự hồi phục sau đại dịch.
Lạm phát cơ bản trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 đều ở trên mức
2%, cao hơn cả mức lạm phát cơ bản cuối năm 2019 - nửa đầu năm 2020. Vào những
tháng cuối năm 2022, áp lực lạm phát phần nào được kiềm chế bởi những nỗ lực điều
hành quyết liệt, linh hoạt và có trọng tâm của Chính phủ.
3.3. Cán cân thanh toán (BOP)
Bảng 5 Cán cân thanh toán (triệu USD)

Q1 Q2 Q3 Q4
2021 2022 (*)
2022 2022 2022 2022
Cán cân vãng lai -7.191 -1.677 -4.963 1.661 3.905 -1.074
Cán cân thương mại 1.236 835 -786 5.807 7.237 13.093
Thu nhập đầu tư ròng -18.749 -4.372 -5.064 -5.002 -5.290 -19.728
Chuyển giao vãng lai ròng 10.322 1.860 887 856 1.958 5.561
Cán cân vốn và cán cân tài chính 30.837 3.388 8.876 -4.893 2.099 9.470
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ròng) 15.283 3.382 3.735 2.616 5.493 15.226
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ròng) 281 -306 941 -257 1.134 1.512
Đầu tư khác (ròng) 15.273 312 4.200 -7.252 -4.528 -7.268
Sai số -9.357 -2.658 -8.910 -12.368 -7.205 -31.141
Cán cân tổng thể 14.290 -947 -4.997 -15.600 -1.201 -22.745

(*) Số cả năm 2022 được tính toán từ các quý trong năm 2022 theo dữ liệu của SBV và GSO, và có thể phụ thuộc
vào điều chỉnh.
Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng Nhà nước (SBV)

Cán cân tổng thể năm 2022 thâm hụt 22,75 tỷ USD, trong đó, cán cân vãng lai thâm hụt
1,07 tỷ USD và cán cân tài chính thặng dư 9,47 tỷ USD. Trong đó, mức thâm hụt cán cân

PHẦN I: 13
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

vãng lai được cải thiện nhờ thặng dư cán cân thương mại tới 13 tỷ USD chỉ trong 2 quý
cuối năm 2022.
Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm
2022. Giải ngân FDI đạt mức cao nhất trong 5 năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng đạt
15,2 tỷ USD, tương đương năm 2021.
3.4. Ngân sách Nhà nước
Bảng 6 Tình hình thu – chi Ngân sách Nhà nước (NSNN)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 Dự toán 2023


Thu NSNN
1.554 1.511 1.591 1.815 1.621
(nghìn tỷ đồng)
Chi NSNN
1.527 1.710 1.708 2.158 2.076
(nghìn tỷ đồng)
Thâm hụt NSNN
161,5 216,4 343,7 342,6 455,5
(nghìn tỷ đồng)
% thâm hụt/GDP 2,67% 3,44% 4,00% 3,60% 4,42%

Nguồn: Bộ Tài chính


Ngân sách Nhà nước trong năm qua ghi nhận mức thâm hụt 342.630 tỷ đồng, giảm 0,3%
so với năm 2021 và tương ứng với khoảng 3,6% GDP cả năm.
Cụ thể, trong năm 2022, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 28,6%
so với dự toán. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của các yếu tố trong nước
và bên ngoài, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn
định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người
dân. Nhờ đó, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu phục hồi với GDP quý I tăng 5,05%, quý
II tăng 7,83%, quý III tăng 13,71%, cả năm tăng 8,02%, tác động tích cực đến số thu
NSNN.
Tổng chi NSNN năm 2022 đạt gần 2,2 triệu tỷ đồng, vượt 18,8% so với dự toán. Trong
đó, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 638,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng chi Ngân
sách Nhà nước, tăng 14,5% so với dự toán nhờ các giải pháp của Chính phủ trong việc
tháo gỡ khó khăn, đôn đốc và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
3.5. Nợ công
Bảng 7 Các chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2022

1. Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (%) - 58,3 55 55,9 43,1 38,0

a. Nợ Chính phủ so với GDP (%) 51,7 49,9 48 49,9 39,1 34,7

b. Nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP (%) 9,1 7,9 6,7 5,8 3,8 3,2

c. Nợ Chính quyền địa phương so với GDP (%) 1,1 0,9 0,7 0,7 0,6 0,1

PHẦN I: 14
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

2. Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%) 49 46 47,1 47,9 38,4 36,8

Nguồn: Bộ Tài chính


Trong giai đoạn 2017-2022, Việt Nam đã từng bước cơ cấu nợ vay theo hướng tăng vay
trong nước.
Cụ thể, nợ nước ngoài của quốc gia đến hết năm 2022 còn 36,8% GDP so với mức 49%
GDP năm 2017. Nợ Chính phủ giảm từ 51,7% GDP vào năm 2017 xuống còn 34,7%
GDP năm 2022; nợ Chính phủ bảo lãnh giảm từ 9,1% GDP năm 2017 về 3,2% GDP năm
2022.
Trong năm 2022, tỷ lệ nợ công của Chính phủ là 38% GDP, thấp hơn nhiều so với mức
trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định. Với quy mô
GDP năm 2022 đạt hơn 9,51 triệu tỷ đồng (tương đương hơn 409 tỷ USD), thì nợ công
của cả nước khoảng 3,62 triệu tỷ đồng (gần 155,4 tỷ USD).
3.6. Mặt bằng lãi suất và chi phí vốn
Trong năm 2022, lãi suất huy động duy trì ổn định trong 9 tháng đầu năm rồi tăng vọt
trong 3 tháng cuối năm sau sự kiện vi phạm của Vạn Thịnh Phát. Thanh khoản thị trường
thiếu hụt nghiêm trọng trong quý IV, lãi suất huy động 12 tháng trung bình các NHTM
quốc doanh đã tăng thêm 1,4 – 1,8%/năm chỉ trong 1 tháng từ cuối tháng 9 đến cuối
tháng 10/2022.
Lãi suất huy động duy trì ở mức cao cho đến hết tháng 5/2023, khiến mặt bằng lãi suất
cho vay tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang năm 2023.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm tăng đột biến trong tháng
10/2022, mức cao nhất ghi nhận được là 8,44%.
Biểu 4 Diễn biến Lãi suất huy động và Lãi suất liên ngân hàng năm 2022

Lãi suất huy động 1-3M Lãi suất huy động 6-9M
Lãi suất huy động 12M Lãi suất LNH ON
9

0
1/2022 2/2022 3/2022 4/2022 5/2022 6/2022 7/2022 8/2022 9/2022 10/2022 11/2022 12/2022

PHẦN I: 15
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Nguồn: SSI, NHNN

PHẦN I: 16
KINH TẾ VĨ MÔ 2022 VÀ NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHẦN 2:
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022

1. Văn bản pháp lý mới cho Thị trường Trái phiếu Việt Nam năm 2022:
Trong năm 2022, cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật quan trọng có tác động lên thị trường trái phiếu. Các chính sách mới được ban hành
theo các thông lệ tốt của quốc tế, hướng tới tăng cường tính công khai, minh bạch và
bền vững cho thị trường trái phiếu.
(Danh mục văn bản pháp lý Thị trường Trái phiếu chi tiết tại Phụ lục 3)
2. Thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu
chính quyền địa phương
2.1. Thị trường Trái phiếu Chính phủ
Lợi suất TPCP năm 2022 tăng lên ở nhiều kỳ hạn, giá trị phát hành mới giảm sút. Thị
trường thứ cấp cũng trầm lắng hơn khi quy mô giao dịch thông thường (outright) và mua
bán lại (repo) đều đi xuống so với năm trước.
a. Thị trường sơ cấp
Trong năm 2022, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 214.722 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ,
giảm 32,5% so với năm trước và tương đương 53,7% kế hoạch huy động 400.000 tỷ
đồng được công bố vào ngày 14/02/2022.
Hoạt động phát hành được KBNN tổ chức đều đặn với 99 đợt đấu thấu TPCP, tỷ lệ trúng
thầu/gọi thầu bình quân đạt khoảng 61,4%, thấp hơn đáng kể so với mức 73,8% của năm
2021.
Biểu 5 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2011-2022

Giá trị phát hành (nghìn tỷ đồng) Dư nợ (nghìn tỷ đồng) Dư nợ so với GDP (%, trục phải)

2500 35
28,3 29,2
27,3 27,6 27,3 26,5
2000 28
21,1

1500 21
16,2
13,8
1000 11,3 14
9,5
8,2
500 7

0 0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Nguồn: Bộ Tài chính, HNX

PHẦN 2: 17
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Về tỷ lệ đặt thầu/gọi thầu: Tính chung cả năm, khối lượng dự thầu của các nhà đầu tư
cao gấp gần 1,9 lần khối lượng gọi thầu. Tỷ lệ này của năm 2021 là gần 2,5 lần và của
năm 2020 là gần 2,6 lần. Tỷ lệ đặt thầu/gọi thầu duy trì thấp dưới 2 lần trong giai đoạn từ
tháng 4 đến tháng 11/2022.
Bảng 8 Tỷ lệ khối lượng đặt thầu/gọi thầu TPCP (lần)

Tháng
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1

Năm
3,95 2,99 2,83 1,73 1,83 3,04 2,28 2,01 3,50 1,64 2,33 2,81
2020

2021 3,00 2,35 2,29 3,00 2,86 2,23 2,80 2,89 1,90 1,73 2,56 2,37

2022 2,2 1,8 2,1 1,7 1,5 1,4 1,6 1,4 1,3 1,5 1,9 3,6

Nguồn: VBMA tính toán từ số liệu HNX


Về kỳ hạn phát hành: Nếu như năm 2021, KBNN phát hành các trái phiếu có kỳ hạn từ
5 và 7 năm trở lên, thì sang năm 2022, các trái phiếu được phát hành có kỳ hạn thấp
nhất là 10 năm. Trong đó, giá trị trúng thầu trái phiếu 10 năm là 128.312 tỷ đồng, chiếm
60% tổng giá trị phát hành, theo sau lần lượt là trái phiếu 15 năm, 30 năm và 20 năm.
Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2022 đạt gần 12,7 năm, thấp hơn so với mức
13,9 năm của năm 2021.
Biểu 6 Cơ cấu phát hành TPCP năm 2022 theo kỳ hạn

30 năm
20 năm
4%
1%

15 năm 214,7
35% nghìn
tỷ đồng
10 năm
60%

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp


Về lãi suất phát hành: Năm 2022, lãi suất trúng thầu bình quân kỳ hạn 20 và 30 năm
khá tương đồng với năm 2021, lần lượt dao động quanh ngưỡng 2,8% và 3%. Trong khi
đó, lãi suất của các kỳ hạn 10 và 15 năm tăng lần lượt 136 và 103 điểm cơ bản (bps).

PHẦN 2: 18
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Trong các đợt đấu thầu cuối năm 2022, trái phiếu 10 năm có lãi suất phát hành
4,65%/năm, kỳ hạn 15 năm là 4,8%/năm. Các trái phiếu 20 và 30 năm không được phát
hành trong nửa sau năm 2022.
Lãi suất phát hành trung bình tất cả các kỳ hạn của năm 2022 là 3,48%/năm.
Biểu 7 Lãi suất trúng thầu trung bình 2019-2022 (%/năm)

6 2019 2020 2021 2022

0
5 năm 7 năm 10 năm 15 năm 20 năm 30 năm

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp


Về quy mô thị trường TPCP: Đến cuối năm 2022, quy mô thị trường trái phiếu Chính
phủ đạt 21,1% GDP; tăng 5,6% về giá trị tuyệt đối so với năm 2021.
Theo thống kê của AsianBondsOnline, đa phần trái phiếu Chính phủ đang lưu hành tại
ngày cuối năm 2022 có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, chiếm tới 90% tổng giá trị danh mục trái
phiếu với kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

PHẦN 2: 19
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 8 Cơ cấu kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đang lưu hành cuối mỗi quý

1 - 3 năm 3 - 5 năm 5 - 10 năm Trên 10 năm


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Nguồn: AsianBondsOnline
b. Thị trường thứ cấp
Về quy mô niêm yết, tại thời điểm cuối năm 2022, giá trị trái phiếu Chính phủ (theo mệnh
giá) được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là 1.537.458 tỷ đồng với
190 mã trái phiếu, tăng 12% về giá trị và giảm 4 mã so với một năm trước đó.
Hơn 10 năm qua, quy mô niêm yết không ngừng tăng lên trong khi số mã trái phiếu lưu
hành giảm mạnh. Nguyên nhân là hoạt động phát hành theo lô lớn được đẩy mạnh, nhiều
nhà đầu tư có cơ hội cùng nắm giữ một mã trái phiếu, giúp cải thiện thanh khoản của thị
trường. Giá trị trung bình của một mã TPCP niêm yết tăng từ khoảng 400 tỷ đồng vào
năm 2010 lên gần 7.100 tỷ vào cuối năm 2021 và xấp xỉ 8.100 tỷ đồng vào cuối năm
2022.

PHẦN 2: 20
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 9 Giá trị niêm yết và số mã TPCP qua các năm

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp


Giá trị giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp năm 2022 giảm 37% so với năm liền
trước. Trong đó, giá trị giao dịch thông thường outright giảm 42% xuống còn hơn 1 triệu
tỷ đồng, giao dịch repo sụt 27% xuống 612.211 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân đạt
6.652 tỷ đồng/phiên, là mức thấp nhất trong những năm gần đây.
Bảng 9 Khối lượng giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp giai đoạn 2019-2022 (tỷ đồng)

Thay đổi
Loại giao dịch 2019 2020 2021 2022
2022/2021

Giao dịch thông thường 1.032.416 1.593.520 1.814.794 1.044.182 -42%

Giao dịch repo 899.628 720.287 833.208 612.211 -27%

Tổng giá trị giao dịch 1.932.044 2.313.807 2.648.002 1.656.393 -37%

Giá trị giao dịch bình quân phiên 7.728 9.187 10.592 6.652 -37%

Nguồn: HNX

Diễn biến lợi suất trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp năm 2022:

PHẦN 2: 21
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Lợi suất các kỳ hạn dài 20 – 30 năm đa phần đi ngang, chỉ tăng mạnh trong một số phiên
giao dịch của năm. Các kỳ hạn ngắn hơn nhìn chung ổn định trong tháng 1 rồi sau đó đi
lên kể từ đầu tháng 2. Từ đầu tháng 11, các lãi suất ngừng tăng cho tới cuối năm.
Hai phiên có lợi suất tăng đột biến trong năm 2022 là ngày 27/7 và 20/9, cả hai đều diễn
ra trong thời gian Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhóm họp và quyết định nâng lãi suất
thêm 75 điểm cơ bản (bps) để kiềm chế lạm phát.
Biểu 10 Biến động lợi suất giao dịch TPCP (theo phòng chào giá VBMA)

2020 2021 2022


5

0
1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 7 năm 10 năm 15 năm 20 năm 30 năm

Nguồn: VBMA
Xu hướng đi lên của lợi suất TPCP trong năm 2022 có các nguyên nhân đến từ cả trong
nước lẫn quốc tế.
Trên thế giới, làn sóng lạm phát lên cao sau thời gian dài nới lỏng để kích thích kinh tế
đã buộc các ngân hàng trung ương lớn của Mỹ (Fed), châu Âu (ECB), Canada, Anh,
Australia, Thuỵ Sỹ, … nhiều lần nâng lãi suất và thắt chặt cung tiền, từ đó tạo áp lực lên
tỷ giá VND. Xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 và kéo dài liên tục cho
tới nay khiến giá nhiều loại hàng hoá lên cao, tăng thêm áp lực đối với lạm phát và lãi
suất.
Ở trong nước, tỷ lệ lạm phát bình quân cả năm 2022 là 3,15%, vẫn trong ngưỡng mục
tiêu mà Quốc hội đề ra nhưng cao hơn nhiều so với mức 1,84% của năm 2021. NHNN
đã hai lần nâng lãi suất thêm tổng cộng 200 bps vào tháng 9 và tháng 10, một phần để
hỗ trợ tỷ giá VND giữa làn sóng thắt chặt tiền tệ toàn cầu.
Bên cạnh đó, nhu cầu TPCP năm 2022 không lớn khi lượng trái phiếu đáo hạn chỉ khoảng
50.000 tỷ đồng, thấp hơn rõ rệt so với mức trên 160.000 tỷ của năm 2021. Thanh khoản
VND trên thị trường liên ngân hàng ổn định trong 10 tháng đầu năm nhưng trở nên căng
thẳng trong 2 tháng cuối năm sau các thông tin liên quan tới vụ việc Vạn Thịnh Phát và
SCB.

PHẦN 2: 22
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

So với ngày đầu năm, lợi suất kỳ hạn 20 và 30 năm tại ngày cuối năm 2022 tăng lần lượt
239 và 229 điểm cơ bản (bps), kỳ hạn 10 và 15 năm tăng 270 và 255 bps, kỳ hạn 5 và 7
năm tăng 383 và 350 điểm, các kỳ hạn 1, 2, và 3 năm cùng tăng khoảng 400 điểm.
Biểu 11 Biến động lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Việt Nam và Mỹ năm 2022

Mỹ Việt Nam
6

0
1/22 2/22 3/22 4/22 5/22 6/22 7/22 8/22 9/22 10/22 11/22 12/22

Nguồn: Investing.com
Về cơ cấu nhà đầu tư sở hữu TPCP: Theo số liệu được AsianBondsOnline tổng hợp
từ Bộ Tài chính, tại ngày cuối năm 2022, nhóm ngân hàng sở hữu khoảng 40,5% lượng
trái phiếu Chính phủ đang lưu hành. Lĩnh vực bảo hiểm nắm giữ đa số với khoảng
58,9%, phần nhỏ còn lại thuộc về các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các
đối tượng khác.

PHẦN 2: 23
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 12 Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu Chính phủ cuối mỗi quý

Ngân hàng Bảo hiểm Khác


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Nguồn: AsianBondsOnline
2.2. Thị trường Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh
a. Thị trường thứ cấp
Kế hoạch phát hành: Trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức bảo
lãnh phát hành trái phiếu của Ngân hàng Chính sách Xã hội là 20.400 tỷ đồng, bao gồm
nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm là 1.400 tỷ đồng,
cộng với hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi tối đa
là 19.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được phê duyệt mức bảo lãnh phát hành tối đa bằng
nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 2022, cụ thể là
1.000 tỷ đồng.
Thực tế phát hành: Ngân hàng Chính sách xã hội đã phát hành 17.900 tỷ đồng thông
qua đấu thầu tại HNX, chiếm gần 88% hạn mức được duyệt và tăng 62% so với năm
trước. Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phát hành trái phiếu trong năm 2022 dù
từng huy động 10.500 tỷ đồng vào năm 2021.

PHẦN 2: 24
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Bảng 10 Hoạt động đấu thầu TPCP bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách (tỷ đồng)

Năm 2020 2021 2022

Tổ chức phát hành NHCSXH NHPTVN NHCSXH NHPTVN NHCSXH NHPTVN

Tổng số phiên đấu thầu 2 5 11 13 21 0

Khối lượng gọi thầu 4.475 33.850 18.124 14.000 27.500 -

Khối lượng đặt thầu 18.350 66.646 52.801 30.713 27.900 -

Khối lượng trúng thầu 4.375 21.900 11.024 10.500 17.900 -

Tỷ lệ trúng thầu 98% 65% 61% 75% 65% -

Nguồn: HNX
Về kỳ hạn phát hành: Kỳ hạn phát hành bình quân TPCPBL năm 2022 là 3,8 năm, tất
cả đến từ các trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
NHCSXH cũng gọi thầu tổng cộng 34.500 tỷ đồng trái phiếu 10 và 15 năm nhưng không
có khối lượng trúng thầu.
Biểu 13 Tỷ trọng phát hành TPCPBL theo kỳ hạn năm 2022

Ngân hàng Chính sách Xã hội

5 năm
40%
17.900
tỷ đồng 3 năm
60%

Nguồn: HNX
Về lãi suất phát hành: Tương tự diễn biến lãi suất phát hành TPCP, lãi suất phát hành
trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh đã tăng đáng kể trong năm 2022.
Cụ thể, vào năm 2021, NHCSXH chỉ phát hành các trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm với
lãi suất trúng thầu bình quân là 2,5%/năm. Sang năm 2022, các kỳ hạn phát hành giảm
xuống còn 3 và 5 năm nhưng lãi suất trúng thầu tăng lên gần mức 4,1%/năm.

PHẦN 2: 25
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Quy mô niêm yết trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến cuối năm 2022 đạt 137.417 tỷ đồng
tương đương 1,44% GDP danh nghĩa năm 2022 và tăng 8,1% so với quy mô niêm yết
cuối năm 2021.

b. Về thị trường thứ cấp


Về niêm yết: 100% khối lượng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đều được niêm yết, giao
dịch tại HNX sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp.
Về giao dịch thứ cấp: Tương tự với trái phiếu Chính phủ, thanh khoản thị trường
TPCPBL cũng đi xuống trong năm 2022 với giá trị giao dịch thông thường (outright) đạt
47.339 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2021; giá trị giao dịch repo đạt 80.839 tỷ đồng,
giảm gần 19% so với năm trước và chiếm 9,8% thanh khoản toàn thị trường.

2.3. Thị trường Trái phiếu Chính quyền địa phương


a. Thị trường sơ cấp
Về tổ chức phát hành: Trong năm 2022, chỉ có một địa phương gọi thầu 500 tỷ đồng
trái phiếu nhưng không thành công.
Thanh toán gốc, lãi: Theo số liệu từ HNX, trong năm 2022, tổng giá trị thanh toán gốc
trái phiếu chính quyền địa phương là 174 tỷ đồng, thanh toán lãi là 663,7 tỷ đồng.
Quy mô niêm yết tại HNX đối với trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) đến cuối
năm 2022 đạt 11.069 tỷ đồng, tương đương 0,12% GDP danh nghĩa năm 2022.
b. Thị trường thứ cấp
Về niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp: Thanh khoản TPCQĐP trên thị trường
thứ cấp còn hạn chế, năm 2022 không có giao dịch nào, năm 2021 có tổng giá trị mua
bán khoảng gần 212 tỷ đồng, tất cả là giao dịch thông thường.
Bảng 11 Quy mô niêm yết TPCPBL và TPCQĐP (tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng quy mô niêm yết 154.184 138.360 148.486

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh 133.441 127.117 137.417

Trái phiếu chính quyền địa phương 11.743 11.243 11.069

Nguồn: HNX
3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
a. Thị trường sơ cấp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chậm lại đáng kể trong năm 2022 với 465 đợt
phát hành trong nước, bao gồm 436 đợt phát hành riêng lẻ và 29 đợt phát hành ra công
chúng. Tổng giá trị TPDN phát hành đạt 269.486 tỷ đồng, giảm 63,7% so với năm 2021.

PHẦN 2: 26
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Trong đó, phát hành riêng lẻ ở mức 248.249 tỷ đồng, giảm 65,1%; giá trị phát hành ra
công chúng trong năm 2022 đạt 21.237 tỷ đồng, giảm 30%.
Đối với thị trường quốc tế, năm 2022 ghi nhận 2 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp
với tổng giá trị 625 triệu USD, giảm gần 50% so với năm 2021.
Biểu 14 Giá TPDN phát hành và dư nợ giai đoạn 2015 – 2022 (tỷ đồng)

Phát hành ra công chúng Phát hành riêng lẻ Dư nợ so với GDP


800 17,08% 18%

700 16%
15,00%
14%
600
12,41%
11,20%
12%
500
9,01% 10%
400
8%
6,29%
300
5,36% 6%

200 3,40%
4%

100 2%

0 0%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Nguồn: HNX, GSO, VBMA tổng hợp

Ngày 16/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, trong đó có nội dung tăng cường quản lý
hoạt động phát hành trái phiếu, nhằm nâng cao chất lượng trái phiếu doanh nghiệp và
giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, đảm bảo thúc đẩy thị trường TPDN phát triển bền
vững, công khai, minh bạch.
Nghị định này siết chặt tiêu chí xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp; mục đích sử dụng
vốn khi phát hành trái phiếu; tăng mệnh giá trái phiếu chào bán; sửa đổi quy định về việc
thay đổi điều kiện, điều khoản trái phiếu; bổ sung các trường hợp mua lại trái phiếu; cùng
với đó là các quy định khác về thời gian phân phối và hồ sơ chào bán trái phiếu,....
Sau khi Nghị định 65 có hiệu lực, giá trị phát hành TPDN trong nước đã sụt giảm mạnh,
từ mức trung bình khoảng trên 20.000 tỷ đồng/tháng vào giai đoạn đầu 2022 xuống
17.875 tỷ đồng vào tháng 9 và chỉ còn 335 tỷ đồng trong tháng 10.

PHẦN 2: 27
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Sự kiện Vạn Thịnh Phát vào đầu tháng 10/2022 cũng khiến cho hoạt động phát hành trên
thị trường TPDN khó khăn hơn. Thị trường sơ cấp TPDN trong tháng 10/2022 gần như
đóng băng, nguyên nhân chủ yếu do (1) thị trường chưa kịp thích nghi với quy định mới
(2) các sự kiện vi phạm trên thị trường TPDN ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư.
Biểu 15 Giá trị phát hành TPDN trước và sau nghị định 65/2022/NĐ-CP
180.000
160.000
140.000
120.000
100.000
80.000 Nghị định
65/2022/NĐ-CP
60.000 được ban hành
40.000
20.000
0
6/2021
1/2021
2/2021
3/2021
4/2021
5/2021

7/2021
8/2021
9/2021

1/2022
2/2022
3/2022
4/2022
5/2022
6/2022
7/2022
8/2022
9/2022
10/2021
11/2021
12/2021

10/2022
11/2022
12/2022
Nguồn: VBMA tổng hợp
Về loại hình trái phiếu: Trong năm 2022, hơn 31% tổng giá trị phát hành là trái phiếu có
tài sản đảm bảo; 68,8% giá trị phát hành là trái phiếu không có tài sản đảm bảo, trong đó
0,39% giá trị phát hành là trái phiếu chuyển đổi.
Bên cạnh đó, trái phiếu xanh với giá trị 1.725 tỷ đồng lần đầu tiên được phát hành tại thị
trường Việt Nam, chiếm 0,64%.
Đối với TPDN phát hành riêng lẻ, 33,71% giá trị trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo;
0,2% là trái phiếu chuyển đổi; 0,04% được phát hành kèm chứng quyền.
Đối với TPDN phát hành ra công chúng, 97,64% giá trị phát hành là trái phiếu không
chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, còn lại 2,36% là trái phiếu có tài sản đảm bảo.

PHẦN 2: 28
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 16 Cơ cấu giá trị phát hành theo tài sản đảm bảo và tính chuyển đổi

Cơ cấu khối lượng phát hành theo Cơ cấu giá trị phát hành TPDN
Tài sản bảo đảm không chuyển đổi

Không có TSBĐ Có TSBĐ Không chuyển đổi Chuyển đổi

100% 100%
90% 33,71 90%
80% 80%
70% 70%
60% 60%
50% 97,64 50% 100 99,58
40% 40%
66,29 30%
30%
20% 20%
10% 10%
0% 0%
Phát hành ra công Phát hành riêng lẻ Phát hành ra công Phát hành riêng lẻ
chúng chúng

Nguồn: VBMA tổng hợp


Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 4,19 năm, giảm 0,43 năm so với bình quân năm 2021.
Trong đó, trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm chiếm 68,9%, trái phiếu có kỳ hạn từ trên 5
năm đến 10 năm chiếm 25,9% tổng giá trị phát hành, trái phiếu có kỳ hạn từ 10 năm trở
lên chiếm 5,2%.
Nhóm các TCTD có kỳ hạn phát hành bình quân dài nhất trong năm 2022, đạt 5,18 năm.
Kỳ hạn phát hành bình quân của doanh nghiệp sản xuất, bất động sản và xây dựng lần
lượt là 3,99 năm, 3,04 năm và 2,85 năm.
Biểu 17 Kỳ hạn phát hành bình quân 2022

Riêng lẻ Công chúng Trung bình


8,00

4,98 5,18

4,10 3,99
3,17 3,50 3,44 3,44 3,65 3,62
3,03 3,04 3,00 3,00
2,84 2,85
2,00
1,93 1,94

TCTD Kinh doanh BĐS Xây dựng Sản xuất Năng lượng Lĩnh vực khác
chứng khoán

Nguồn: VBMA tổng hợp

PHẦN 2: 29
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Lãi suất phát hành bình quân toàn thị trường năm 2022 là khoảng 8,06%/năm, tăng
0,1%/năm so với năm trước.
Đối với TPDN phát hành riêng lẻ, bình quân lãi suất phát hành vào khoảng 8,01%/năm.
Lãi suất phát hành phân bổ khá đồng đều, không tập trung vào một vùng lãi suất nào.
Đối với TPDN phát hành ra công chúng, lãi suất bình quân khoảng 8,91%. Hơn 38% đợt
phát hành có lãi suất thả nổi theo lãi suất tham chiếu bình quân của 4 ngân hàng thương
mại quốc doanh (BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank).
Biểu 18 Lãi suất phát hành bình quân năm 2022

LSPH bình quân từng ngành (%/năm) LS trung bình 2022


12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%
TCTD Chứng BĐS Xây dựng Sản xuất Năng lượng Lĩnh vực
khoán khác

Nguồn: VBMA tổng hợp


Về doanh nghiệp phát hành: Trong năm 2022, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp
bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất trên thị trường TPDN, chiếm lần lượt 58%
và 19,3% tổng giá trị phát hành; các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất chỉ chiếm lần
lượt 8% và 2,6%.
Nếu chỉ tính TPDN riêng lẻ, TCTD và các doanh nghiệp bất động sản chiếm lần lượt
56,6% và 20% tổng giá trị phát hành. Tương tự như trái phiếu phát hành riêng lẻ, cơ cấu
TCPH trái phiếu ra công chúng cũng tập trung 74,6% ở nhóm tổ chức tín dụng và 10,8%
ở các doanh nghiệp bất động sản.

PHẦN 2: 30
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 19 Cơ cấu tổ chức phát hành TPDN năm 2022

Khác; 8,0%
Sản xuất; 2,6%

Xây dựng; 8,0%

Năng lượng;
1,9%
Tổng Quy mô
phát hành 2022
269.486 Tổ chức tín dụng;
58,0%
Bất động sản; tỷ đồng
19,3%

Chứng khoán;
2,2%

Nguồn: VBMA tổng hợp


Về phương thức phát hành: Các doanh nghiệp chủ yếu phát hành theo phương thức
đại lý phát hành thông qua công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại. Các tổ
chức tín dụng đa phần phát hành trái phiếu trực tiếp cho nhà đầu tư.
Tỷ trọng nhỏ khối lượng trái phiếu phát hành riêng lẻ được bảo lãnh phát hành bởi các
công ty chứng khoán. Theo đó, các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ,
bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

b. Thị trường thứ cấp


Thị trường trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: Tại thời điểm cuối năm 2022, trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có 59 mã TPDN niêm yết với tổng giá trị 28.704
tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch trong năm 2022 đạt 93,27 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi
phiên đạt khoảng 373 tỷ đồng.
Tình hình mua lại trái phiếu trước hạn: Các doanh nghiệp đã mua lại 226.711 tỷ đồng
trái phiếu trước hạn, tăng 56% so với 2021. Trong đó, phần lớn giá trị mua lại thuộc về
nhóm các tổ chức tín dụng với 94.892 tỷ đồng, chiếm 42%. Theo sau là nhóm các doanh
nghiệp bất động sản, mua lại 44.180 tỷ đồng trái phiếu, tương đương 19,5% tổng giá trị
mua lại.

PHẦN 2: 31
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 20 Giá trị mua lại TPDN theo nhóm ngành 2022 (tỷ đồng)

100.000

90.000

80.000

70.000

60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0
Tổ chức tín Bất động sản Xây dựng Năng lượng Chứng khoán Sản xuất Khác
dụng

Nguồn: VBMA tổng hợp


Hoạt động mua lại TPDN đã tăng vọt kể từ sau khi xảy ra sự kiện vi phạm của tập đoàn
Tân Hoàng Minh vào đầu tháng 4, từ khoảng 8,8 nghìn tỷ đồng vào tháng 3 lên 34,3
nghìn tỷ đồng trong tháng 6 và tiếp tục tăng mạnh lên 52,5 nghìn tỷ đồng trong tháng 12
sau sự kiện Vạn Thịnh Phát và Nghị định 65 được ban hành.
Biểu 21 Giá trị mua lại TPDN hàng tháng (tỷ đồng)

60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0
4/2021

6/2022
1/2021
2/2021
3/2021

5/2021
6/2021
7/2021
8/2021
9/2021

1/2022
2/2022
3/2022
4/2022
5/2022

7/2022
8/2022
9/2022
10/2021
11/2021
12/2021

10/2022
11/2022
12/2022

Nguồn: VBMA tổng hợp


Về tình hình tài chính doanh nghiệp phát hành, các doanh nghiệp sản xuất, công
nghiệp có tỷ lệ thanh toán nhanh tương đối an toàn, hệ số đòn bẩy ổn định, hệ số khả
năng trả lãi từ năm 2022 đến nay có xu hướng giảm khi lãi suất đi vay tăng, trong khi

PHẦN 2: 32
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

hoạt động kinh doanh khá khó khăn thể hiện qua chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) liên
tục ở mức dưới ngưỡng 50 từ đầu năm 2023.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành tiện ích (điện, nước, khi đốt,...) được hưởng lợi
từ giá đầu ra tăng, các chỉ số trong năm 2022 tương đối tốt.
Khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hệ số
thanh toán nhanh liên tục giảm từ cuối năm 2021 đến nay, hệ số khả năng trả lãi giảm,
hệ số dòng tiền / tổng nợ ở mức rất thấp < 0,1 khi dư nợ còn lớn và dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh gặp khó.

Xây dựng và Bất động sản 6T 2021 2021 6T 2022 2022 6T 2023

Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,49 1,61 1,44 1,37 1,30

Dòng tiền hoạt động/Nợ (0,00) 0,02

Nợ/Vốn chủ sở hữu 0,72 0,63 0,74 0,72 0,70

Tỷ lệ khả năng trả lãi 4,60 4,64 2,84 3,57 3,92

Nhóm ngành Tiện ích 6T 2021 2021 6T 2022 2022 6T 2023

Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,67 1,81 1,84 2,01 2,05

Dòng tiền hoạt động/Nợ 0,26 0,30

Nợ/Vốn chủ sở hữu 0,67 0,63 0,56 0,53 0,48

Tỷ lệ khả năng trả lãi 7,30 7,07 10,65 8,78 6,47

Sản xuất công nghiệp 6T 2021 2021 6T 2022 2022 6T 2023

Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,39 1,49 1,46 1,44 1,50

Dòng tiền hoạt động/Nợ 0,19 0,20

Nợ/Vốn chủ sở hữu 0,65 0,59 0,58 0,56 0,55

Tỷ lệ khả năng trả lãi 7,30 7,97 7,62 5,28 3,30

Nguồn: VBMA tổng hợp


Về giá trị TPDN đáo hạn, gần 300 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn
trong năm 2023 và 360 nghìn tỷ đồng đáo hạn vào năm 2024. Nhóm các doanh nghiệp
bất động sản chiếm quá nửa giá trị trái phiếu sắp đáo hạn trong năm 2023 với 147.476
tỷ đồng, tương đương 50,9%. Trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó trong phát hành
mới, thị trường bất động sản ảm đạm và nguồn tín dụng cho vay ngành bất động sản bị
thắt chặt, áp lực đáo hạn là rất lớn đối với các doanh nghiệp nhóm này.
Ngoài nhóm bất động sản, các tổ chức tín dụng cũng có giá trị trái phiếu lớn sắp đán hạn,
lần lượt ở mức 49.882 tỷ đồng trong năm 2023 và 125.137 tỷ đồng trong năm 2024.

PHẦN 2: 33
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Biểu 22 Giá trị TPDN đáo hạn theo ngành 2023-2024 (tỷ đồng)

Tổ chức tín dụng Chứng khoán Bất động sản Năng lượng Xây dựng Sản xuất Khác
70.000

60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0
Q1 2023 Q2 2023 Q3 2023 Q4 2023 Q1 2024 Q2 2024 Q3 2024 Q4 2024
Nguồn: VBMA tổng hợp

PHẦN 2: 34
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2022
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 1:
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Thị trường trái phiếu có sự tham gia huy động vốn của ba nhóm chủ thể phát hành chính,
gồm:
- Bộ Tài chính ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để
bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước và trả nợ gốc các khoản nợ đến hạn theo Luật
Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công;
- Hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển
Việt Nam) phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các chương
trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
để huy động vốn cho ngân sách địa phương;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh.
Nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu bao gồm các định chế tài chính trung gian (tổ chức
tín dụng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, các quỹ đầu tư), Bảo hiểm Xã
hội, Bảo hiểm Tiền gửi, các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khác.
Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) là tổ chức xã hội nghề nghiệp được
thành lập từ năm 2009 bao gồm các thành viên là nhà đầu tư, các tổ chức vừa cung cấp
dịch vụ vừa là chủ thể phát hành trên thị trường trái phiếu. VBMA đóng vai trò là cầu nối
để trao đổi, cập nhật thông tin, tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan quản lý với các
thành viên thị trường trái phiếu; đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý trong việc hoàn
thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các thành
viên; đào tạo, nâng cao năng lực cho thành viên; hợp tác với các Hiệp hội trong khu vực
và trên thế giới về thị trường trái phiếu.
Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là các
tổ chức cung cấp dịch vụ về đăng ký, lưu ký; niêm yết, giao dịch và bù trừ thanh toán trái
phiếu cho các tổ chức phát hành. Trong đó, VSDC và HNX tổ chức, vận hành hệ thống
đăng ký, lưu ký; hệ thống niêm yết, giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường thứ cấp; thực hiện
thanh toán lãi/gốc công cụ nợ, thanh toán bù trừ cho các giao dịch công cụ nợ.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng được đăng ký, lưu ký và bù trừ thanh
toán tại VSDC, niêm yết và giao dịch tại HNX và HOSE; trái phiếu doanh nghiệp phát
hành riêng lẻ được công bố thông tin trên Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh
nghiệp tại HNX.
Từ tháng 7/2023, các TPDN phát hành riêng lẻ bắt đầu được đăng ký, lưu ký tập trung
tại VSDC và đăng ký giao dịch tập trung tại HNX.
1. Thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái
phiếu chính quyền địa phương

PHỤ LỤC 1: 35
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Thị trường TPCP đóng vai trò then chốt để phát triển thị trường trái phiếu nói chung.
Trong những năm vừa qua thị trường TPCP đã có sự phát triển đồng bộ về khung khổ
pháp lý, thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, cơ sở hạ tầng và cơ sở nhà đầu tư.
a. Thị trường sơ cấp
TPCP TPCPBL TPCQĐP

- Luật Quản lý nợ công 2017. - Luật Quản lý nợ công 2017. - Luật Quản lý nợ công 2017.
- Nghị định số 95/2018/NĐ-CP - Nghị định số 91/2018/NĐ-CP - Nghị định số 93/2018/NĐ-CP
ngày 30/6/2018 về phát hành, ngày 26/6/2018 về cấp và quản ngày 30/6/2018 về quản lý nợ
đăng ký, lưu ký, niêm yết và lý bảo lãnh Chính phủ. của chính quyền địa phương
giao dịch công cụ nợ của và các văn bản hướng dẫn về
Chính phủ trên thị trường (Danh mục văn bản quy phạm phát hành trái phiếu Chính
Khung pháp lý pháp luật về phát hành và giao phủ.
chứng khoán và các Thông tư
hướng dẫn. dịch TPCPBL chi tiết tại Phụ
lục 3). (Danh mục văn bản quy phạm
(Danh mục các văn bản quy pháp luật về phát hành và giao
phạm pháp luật về phát hành dịch TPCQĐP chi tiết tại Phụ
và giao dịch TPCP chi tiết tại lục 3).
Phụ lục 3).

Kho bạc Nhà nước. Ngân hàng phát triển Việt Nam; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Chủ thể phát hành Ngân hàng chính sách xã hội thành phố.
Việt Nam.

Khối lượng phát hành TPCP Căn cứ hạn mức phát hành trái Căn cứ dự toán thu chi ngân
hàng năm căn cứ vào dự toán phiếu năm được Thủ tướng sách địa phương hàng năm, kế
ngân sách Nhà nước (NSNN) Chính phủ phê duyệt, 02 ngân hoạch vay và trả nợ hàng năm,
được Quốc hội phê duyệt và hàng chính sách thực hiện trên cơ sở phương án phát
tình hình thị trường trái phiếu. công bố thông tin trước đợt hành trái phiếu được Hội đồng
Căn cứ vào nhiệm vụ huy động phát hành trên trang thông tin nhân dân phê duyệt, UBND
Kế hoạch phát vốn cho NSNN, Bộ Tài chính điện tử của HNX và trang cấp tỉnh, thành phố công bố kế
hành quyết định khối lượng phát thông tin điện tử của các ngân hoạch phát hành TPCQĐP tại
hành TPCP, giao KBNN thông hàng chính sách. Nội dung Sở GDCK nơi tổ chức đấu
báo kế hoạch phát hành trái công bố thông tin gồm: khối thầu, trang web của chính
phiếu cho cả năm và kế hoạch lượng phát hành, kỳ hạn phát quyền địa phương hoặc tổ
huy động dự kiến từng quý trên hành, ngày tổ chức đấu thầu chức được địa phương ủy
trang thông tin điện tử của và ngày thanh toán gốc, lãi trái quyền phát hành.
KBNN và HNX. phiếu.

Nhà tạo lập thị Từ năm 2019, thực hiện quy Nhà tạo lập thị trường là đối
trường định tại Nghị định số tượng duy nhất được tham gia
95/2018/NĐ-CP, hệ thống nhà vào phiên đấu thầu phát hành
tạo lập thị trường được hình TPCPBL để mua cho mình
thành (thay thế cho thành viên hoặc mua cho khách hàng.
đấu thầu TPCP trước đây).
Nhà tạo lập thị trường bao gồm
ngân hàng thương mại và công
ty chứng khoán đáp ứng các
tiêu chuẩn theo quy định, thuộc
danh sách do Bộ Tài Chính
công bố hàng năm. Nhà tạo lập
thị trường đóng vai trò tạo
thanh khoản trên cả thị trường
sơ cấp và thứ cấp.
- Về quyền lợi, bên cạnh là đối
tượng duy nhất được tham gia
vào phiên đấu thầu phát hành

PHỤ LỤC 1: 36
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

TPCP, nhà tạo lập thị trường


còn được ưu tiên làm tổ chức
bảo lãnh chính trong các phiên
bảo lãnh phát hành; được tham
gia, trao đổi với cơ quan quản
lý nhà nước về điều hành thị
trường và cơ chế chính sách;
được ưu tiên tham gia các đợt
mua lại, hoán đổi TPCP. Khi
thực hiện nghĩa vụ chào giá
cam kết chắc chắn nhưng
không có đủ TPCP để giao
dịch, nhà tạo lập thị trường
được Kho bạc Nhà nước phát
hành trái phiếu chuẩn để hỗ trợ
thanh khoản.
- Về nghĩa vụ, nhà tạo lập thị
trường có nghĩa vụ chào giá
cam kết chắc chắn hai chiều
đối với các mã trái phiếu chuẩn
trên thị trường thứ cấp để tạo
thanh khoản cho thị trường;
tham gia mua và giao dịch
TPCP với khối lượng tối thiểu
trong từng thời kỳ theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính. Việc
chào giá cam kết chắc chắn đối
với mã trái phiếu chuẩn của
nhà tạo lập thị trường thực
hiện theo Nghị định số
95/2018/NĐ-CP, hướng dẫn
của Bộ Tài chính và thông báo
của Kho bạc Nhà nước về mã
trái phiếu chuẩn, thời điểm bắt
đầu chào giá cam kết chắc
chắn, thời điểm ngừng chào
giá cam kết chắc chắn, tần
suất và khối lượng chào giá
cam kết chắc chắn đối với từng
mã trái phiếu chuẩn; chênh
lệch lãi suất tối đa để tính giá
chào mua, chào bán cam kết
chắc chắn. Hàng năm, Bộ Tài
chính đánh giá tình hình thực
hiện nghĩa vụ để xếp hạng và
công bố danh sách nhà tạo lập
thị trường.

- Trên thị trường TPCP có các - Trên thị trường TPCPBL có Trên thị trường TPCQĐP có
sản phẩm tín phiếu kho bạc kỳ các sản phẩm kỳ hạn từ 3 năm các kỳ hạn từ 3 năm đến 30
hạn dưới 364 ngày, TPCP kỳ đến 15 năm (trong đó kỳ hạn năm, gồm; 3 năm, 5 năm, 7
hạn 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 10 năm và 15 năm bắt đầu năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm,
năm, 15 năm, 20 năm và 30 phát hành từ năm 2014), hiện 30 năm. Trong đó, các địa
Sản phẩm, hàng năm (trong đó kỳ hạn 20 năm tại kỳ hạn phát hành phổ biến phương chủ yếu phát hành kỳ
hóa và 30 năm bắt đầu phát hành là 5 năm, 10 năm và 15 năm. hạn 5 năm, chiếm 50% tổng
từ năm 2015). TPCP có lãi suất khối lượng phát hành. Đối với
cố định, TPCP không trả lãi kỳ hạn từ 10 năm đến 30 năm,
định kỳ (zero coupon bond (đã hiện nay chỉ có thành phố Hồ
đáo hạn hết năm 2018), TPCP Chí Minh phát hành thành
có kỳ trả lãi linh hoạt. công.

PHỤ LỤC 1: 37
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

- Đấu thầu phát hành: được - Các ngân hàng chính sách - Các địa phương chủ yếu phát
thực hiện trên hệ thống điện tử thực hiện đấu thầu phát hành hành trái phiếu theo phương
của HNX. Hiện nay, kết quả trái phiếu trên hệ thống điện tử thức bảo lãnh phát hành. Riêng
phát hành được xác định theo của HNX; kết quả phát hành thành phố Hà Nội, thành phố
phương thức đơn giá, lãi suất được xác định theo phương Đà Nẵng và tỉnh Bà Rịa – Vũng
phát hành được áp dụng chung phức đơn giá như đối với Tàu thực hiện đấu thầu phát
cho tất cả thành viên trúng TPCP, lãi suất phát hành được hành trái phiếu tại HNX.
thầu. Các phiên đấu thầu phát áp dụng chung cho tất cả thành
hành TPCP thường được tổ viên trúng thầu. - Ngày tổ chức đấu thầu phát
chức vào sáng thứ tư hàng hành và bảo lãnh phát hành do
tuần (ngoại trừ ngày nghỉ, ngày - Ngày tổ chức đấu thầu phát UBND cấp tỉnh lựa chọn, đảm
lễ theo quy định). hành do 02 ngân hàng chính bảo sẽ diễn ra sau năm (05)
sách lựa chọn, trong đó Ngân ngày làm việc (đối với đấu thầu
- Bảo lãnh phát hành: được hàng Chính sách xã hội phát hành) và mười (10) ngày
thực hiện thông qua tổ chức thường tổ chức phát hành vào làm việc (đối với bảo lãnh phát
bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh thứ hai, Ngân hàng Phát triển hành) kể từ ngày UBND cấp
chính, trong đó tổ chức bảo Việt Nam thường tổ chức phát tỉnh, thành phố công bố kế
Phương thức phát lãnh chính/đồng bảo lãnh chính hành vào thứ sáu trong tuần. hoạch phát hành TPCQĐP.
hành đóng vai trò tìm kiếm nhà đầu
tư, thay mặt tổ hợp bảo lãnh ký
kết hợp đồng bảo lãnh phát
hành và phân phối trái phiếu
cho các thành viên như thông
lệ quốc tế (Quy trình phát hành
theo từng phương thức phát
hành, chi tiết tại Phụ lục 3 và
Phụ lục 4).
- Phát hành riêng lẻ: căn cứ
phương án được Bộ Tài chính
phê duyệt, KBNN thông tin cho
các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu mua trái phiếu về điều
kiện, điều khoản cơ bản của
trái phiếu để đăng ký mua trái
phiếu tại KBNN.

Ngày tổ chức phát hành là - Quy trình đăng ký, lưu ký và - Quy trình, đăng ký và lưu ký
ngày T, ngày thanh toán tiền niêm yết, giao dịch của TPCQĐP tương tự như đối với
mua TPCP đấu thầu, đăng ký, TPCPBL tương tự như đối với TPCP. TPCQĐP được đăng ký,
lưu ký và niêm yết là ngày T+1, TPCP. Ngày tổ chức phát hành lưu ký tập trung tại VSDC và
vào ngày T+2 TPCP được giao là ngày T, ngày thanh toán giao được niêm yết, giao dịch trên
Thanh toán, đăng dịch tại HNX. TPCP được đăng dịch, đăng ký, lưu ký và niêm HNX như đối với TPCP.
ký, lưu ký, niêm ký, lưu ký tập trung tại VSDC yết là T+1; vào ngày T+2
yết, giao dịch và được niêm yết, giao dịch TPCPBL được giao dịch tại
trên HNX. HNX. TPCPBL được đăng ký,
lưu ký tập trung tại VSDC và
Tiền mua TPCP được thanh được niêm yết, giao dịch trên
toán theo từng giao dịch qua HNX.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà
nước.

- TPCP được KBNN tổ chức TPCPBL được các Ngân hàng TPCQĐP được các địa
mua lại, hoán đổi theo các Đề chính sách tổ chức mua lại, phương tổ chức mua lại, hoán
án được Thủ tướng Chính phủ hoán đổi theo phương án được đổi theo Đề án được HĐND
phê duyệt; việc tổ chức mua Thủ tướng Chính phủ chấp cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức
Giao dịch mua lại, lại, hoán đổi thực hiện theo thuận; việc tổ chức mua lại, thực hiện theo phương thức
hoán đổi phương thức đàm phán (thỏa hoán đổi thực hiện theo đàm phán (thỏa thuận) hoặc
thuận) hoặc phương thức đấu phương thức đàm phán (thỏa phương thức đấu thầu. Quy
thầu. Quy trình tổ chức thực thuận) hoặc phương thức đấu trình tổ chức thực hiện cụ thể
hiện cụ thể theo Thông tư số thầu. Quy trình tổ chức thực theo Thông tư hướng dẫn tại
110/2018/TT-BTC ngày hiện cụ thể theo Thông tư Thông tư số 110/2018/TT-BTC

PHỤ LỤC 1: 38
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

15/11/2018 hướng dẫn mua lại, hướng dẫn tại Thông tư số và Thông tư số 81/2020/TT-
hoán đổi công cụ nợ của Chính 110/2018/TT-BTC và Thông tư BTC.
phủ, trái phiếu được Chính phủ số 81/2020/TT-BTC
bảo lãnh và trái phiếu chính
quyền địa phương tại thị
trường trong nước và Thông tư
số 81/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 110/2018/TT-
BTC

b. Thị trường thứ cấp


TPCP TPCPBL TPCQĐP

- Thông tư số 30/2019/TT-BTC ngày 28/05/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, lưu ký,
niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu được chính
phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương.
- Thông tư số 107/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện
giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn
rỗi của Kho bạc Nhà nước.
- Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao
dịch chứng khoán
- Các Quy trình, Quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (nay là Tổng Công ty Lưu ký và Bù
Các văn bản pháp lý trừ chứng khoán Việt Nam – VSDC), bao gồm:
và các Quy chế + Quyết định số 1583/QĐ-NHNN ngày 27/07/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
nghiệp vụ của Sở Nam ban hành Quy trình thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
Giao dịch chứng phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
khoán, Tổng Công
ty Lưu ký và Bù trừ + Quyết định số 770/QĐ-SGDHN ngày 30/12/2020 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về
chứng khoán việc ban hành Quy chế Giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh do Ngân hàng Chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương (thay thế Quyết
định số 501/QĐ-SGDHN ngày 5/7/2017).
+ Quyết định số 06/QĐ-VSDC ngày 02/01/2020 của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
về quy chế hoạt động thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương do
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành (thay thế Quyết định số 136/QĐ-VSDC
ngày 14/07/2017).
+ Quy chế Giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân
hàng chính sách phát hành và trái phiếu Chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết
định số 770/QĐ-SGDHN ngày 30/12/2020 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà
Nội.

- Trên thị trường thứ cấp, TPCP - TPCPBL được giao dịch, - TPCQĐP được giao dịch,
được giao dịch theo 4 loại hình: thanh toán trên thị trường thanh toán trên thị trường thứ
giao dịch thông thường (outright); thứ cấp tương tự như quy cấp tương tự như TPCP. Nhà
giao dịch mua bán lại; giao dịch trình thanh toán, giao dịch đầu tư mua TPCQĐP chủ yếu
bán kết hợp mua lại; giao dịch vay TPCP. Trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn,
Hoạt động giao dịch và cho vay, trong đó giao dịch thanh toán vào ngày T+1, khối lượng giao dịch khá hạn
và thanh toán thông thường và giao dịch mua bán việc thanh toán trái phiếu chế.
lại là 2 loại hình giao dịch phổ biến được thực hiện qua Ngân
nhất. hàng Nhà nước Việt Nam.
- Hình thức thực hiện giao dịch
TPCP là thỏa thuận điện tử và thỏa
thuận thông thường. Đối với thỏa

PHỤ LỤC 1: 39
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

thuận thông thường nhà đầu tư tự


thỏa thuận về các điều kiện giao
dịch, báo cáo kết quả vào hệ
thống giao dịch TPCP tại HNX để
xác lập giao dịch.
- Tiền giao dịch TPCP trên thị
trường thứ cấp được thanh toán
theo từng giao dịch qua Sở Giao
dịch Ngân hàng Nhà nước vào
ngày T+1. Thời gian giao dịch diễn
ra trong 02 phiên: (i) phiên buổi
sáng từ 9h00 đến 11h30; (ii) phiên
buổi chiều từ 13h00 đến 14h45 các
ngày làm việc trong tuần, trừ các
dịch nghỉ lễ, Tết theo quy định Nhà
nước. Thời gian thanh toán giao
dịch được thực hiện từ 09h00 –
15h30. Khối lượng của một giao
dịch trên thị trường thứ cấp thường
là 50 tỷ đồng hoặc bội số của 50 tỷ
đồng.
- Khách hàng không phải là thành
viên giao dịch của HNX có thể đặt
hàng qua thành viên giao dịch là
công ty chứng khoán.
(Chi tiết quy trình giao dịch và
thanh toán TPCP trên thị trường
thứ cấp tham khảo phụ lục 5)

- Ngày 4/7/2019, sản phẩm Hợp


đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm
chính thức được giao dịch tại HNX
để có thêm công cụ phòng ngừa rủi
ro cho nhà đầu tư.
- Tháng 11/2020, Ủy ban Chứng
Sản phẩm mới khoán Nhà nước đã chấp thuận
mẫu Hợp đồng tương lai TPCP kỳ
hạn 10 năm để cung cấp thêm
công cụ phòng ngừa rủi ro đối với
với giao dịch TPCP. Sản phẩm Hợp
đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10
năm đã được đưa vào giao dịch từ
28/6/2021.

2. Thị trường TPDN


Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu hình thành từ năm 2000. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế và hoàn thiện về khung khổ pháp lý, từ năm 2011 thị trường trái
phiếu doanh nghiệp bắt đầu phát triển, đặc biệt từ năm 2017 đến nay thị trường phát
triển nhanh trở thành một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp bên cạnh kênh huy động
vốn tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.

PHỤ LỤC 1: 40
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

2018-2020 Từ 2021

2011-2017 Giai đoạn tăng Áp dụng khung khổ


trưởng nhanh mới về phát hành
2006-2010 Giai đoạn sau khủng TPDN
hoảng kinh tế
1994 - 2005 Giai đoạn đầu của sự
phát triển
Giai đoạn sơ khai

Khung • Nghị định • Luật chứng • Nghị định • Luật chứng khoán • Nghị định
pháp 120/CP ngày khoán 2006 và 90/2011/NĐ-CP ngày 2019 153/2020/NĐ -CP
lý 17/9/1994 ban Luật Chứng khoán 14/10/2011 về phát ngày 31/12/2020
hành quy chế tạm sửa đổi năm 2010 hành trái phiếu doanh • Luật doanh nghiệp quy định về chào
thời về việc phát – Lần đầu quy định nghiệp 2020 bán, giao dịch trái
hành trái phiếu, về phát hành ra phiếu riêng lẻ tại thị
• Nghị định • Nghị định
cổ phiếu DNNN công chúng và trường trong nước
58/2012/NĐ-CP ngày 163/2018/NĐ-CP
phát hành riêng lẻ và chào bán trái
• Nghị định 23/CP 20/07/2012 quy định ngày 04/12/2018 về
phiếu doanh nghiệp
năm 1995 về việc • Nghị định chi tiết và hướng dẫn phát hành trái phiếu
ra thị trường quốc
phát hành trái 52/2006/NĐ-CP về thi hành một số điều doanh nghiệp.
tế.
phiếu quốc tế phát hành trái của Luật chứng
• Nghị định
phiếu doanh khoán và Nghị định
81/2020/NĐ-CP
• Nghị định
• Quyết định nghiệp 60/2015/NĐ-CP sửa 155/2020/NĐ-CP
212/QĐ/NH1 ngày 9/7/2020 sửa
Nghị định đổi bổ sung Nghị định ngày 31/12/2020
ngày 22/9/1994 đổi, bổ sung Nghị
53/2009/NĐ-CP về 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một
của Thống đốc định 163/2018/NĐ-
phát hành trái số điều của luật
Ngân hàng Nhà • Nghị định CP về phát hành trái
phiếu quốc tế chứng khoán
nước về việc ban 108/2013/NĐ-CP phiếu doanh
hành thể lệ phát ngày 23/09/2013 về nghiệp. • Nghị định
hành trái phiếu xử phạt hành chính 156/2020/NĐ-CP
• Nghị định
ngân hàng trong lĩnh vực chứng ngày 31/12/2020
145/2016/NĐ-CP
thương mại, ngân khoán quy định xử phạt vi
sửa đổi, bổ sung
hàng đầu tư, và phạm hành chính
• Thông tư một điều của Nghị
hướng dẫn phát trong lĩnh vực
211/2012/TT-BTC định 108/2013/NĐ-
hành trái phiếu chứng khoán và thị
ngày 05/12/2012 CP quy định xử phạt
của các tổ chức trường chứng
hướng dẫn thực hiện vi phạm hành chính
tín dụng. khoán
một số điều của nghị trong lĩnh vực chứng
định số 90/2011/NĐ- khoán. • Thông tư
CP của Chính phủ về 122/2020/TT-BTC
• Thông tư
phát hành trái phiếu ngày 31/12/2020
77/2020/TT-BTC
doanh nghiệp. hướng dẫn chế độ
ngày 14/8/2020
công bố thông tin
• Nghị định số hướng dẫn một số
và báo cáo theo
88/2014/NĐ-CP ngày nội dung của Nghị
quy định của nghị
26/9/2014 của Chính định 81/2020/NĐ-CP
định số
phủ về dịch vụ xếp quy định về phát
153/2020/NĐ-CP
hạng tín nhiệm (Nghị hành trái phiếu
định số 88) doanh nghiệp. • Thông tư số
118/2020/TT-BTC
• Quyết định số • Thông tư
ngày 31/12/2020
507/QĐ-TTg ngày 162/2015/TT-BTC
hướng dẫn một số
17/04/2015 của Thủ ngày 26/10/2015
nội dung về chào
tướng Chính phủ về hướng dẫn việc
bán, phát hành
quy hoạch dịch vụ chào bán chứng
chứng khoán, chào
xếp hạng tín nhiệm khoán ra công
mua công khai, mua
đến năm 2020 tầm chúng.
lại cổ phiếu, đăng
nhìn đến năm 2030. ký công ty đại

PHỤ LỤC 1: 41
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

• Quyết định số chúng và hủy tư


384/QĐ-SGDHN cách công ty đại
ngày 28/07/2020 về chúng
việc ban hành quy
chế vận hành • Nghị định
Chuyên trang thông 128/2021/NĐ-CP
tin trái phiếu doanh sửa đổi, bổ sung
nghiệp tại Sở Giao một số điều của
dịch Chứng khoán Nghị định số
Hà Nội. 156/2020/NĐ-CP
quy định xử phạt vi
phạm hành chính
trong lĩnh vực
chứng khoán và thị
trường chứng
khoán

• Nghị định số
65/2022/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị
định 153/2020/NĐ-
CP quy định về
chào bán, giao dịch
trái phiếu doanh
nghiệp riêng lẻ tại
thị trường trong
nước và chào bán
trái phiếu doanh
nghiệp ra thị trường
quốc tế.

• Nghị định số
08/2023/NĐ-CP
ngày 5/3/2023 sửa
đổi, bổ sung và
ngưng hiệu lực thi
hành một số điều
tại các nghị định
quy định về chào
bán, giao dịch trái
phiếu doanh nghiệp
(TPDN) riêng lẻ

• Thông tư
12/2021/TT-NHNN
quy định về việc tổ
chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng
nước ngoài mua,
bán kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu
do tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
khác phát hành
trong nước

• Thông tư
01/2021/TT-NHNN
quy định về phát
hành kỳ phiếu, tín

PHỤ LỤC 1: 42
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

phiếu, chứng chỉ


tiền gửi, trái phiếu
trong nước của tổ
chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng
nước ngoài

• Thông tư
120/2020/TT-BTC
quy định giao dịch
cổ phiếu niêm yết,
đăng ký giao dịch
và chứng chỉ quỹ,
trái phiếu doanh
nghiệp, chứng
quyền có bảo đảm
niêm yết trên hệ
thống giao dịch
chứng khoán

• Thông tư số
16/2021/TT-NHNN
quy định việc tổ
chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng
nước ngoài mua,
bán trái phiếu
doanh nghiệp.

• Quyết định số
14/QĐ-SGDVN về
việc ban hành Quy
chế vận hành
Chuyên trang thông
tin về trái phiếu
doanh nghiệp tại Sở
Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội.

Kết Trong giai đoạn Sau khi Nghị định Khối lượng phát hành Giai đoạn này thị Một số DN phát
quả này, một số 52 có hiệu lực, thị TPDN trong giai đoạn trường TPDN tăng hành thành công
DNNN phát hành trường TPDN bước này có sự tăng trưởng mạnh, bình trên thị trường quốc
trái phiếu để huy đầu có sự phát trưởng qua từng năm, quân tăng tế như:
động vốn, có 02 triển: tổng khối lượng phát 51,4%/năm với tổng
công ty cổ phần hành giai đoạn 2012- khối lượng phát • Vingroup phát
phát hành trái • Tổng giá trị trái 2017 đạt 349.924 tỷ hành đạt trên hành thành công
phiếu chuyển phiếu doanh đồng, quy mô thị 1.036,5 tỷ đồng, chủ 500 triệu USD trái
đổi. nghiệp phát trường tăng khoảng yếu là phát hành phiếu kèm quyền
hành năm 26%/năm, phát hành TPDN riêng lẻ. chọn nhận cổ
• Công ty xi măng 2006 khoảng TPDN riêng lẻ là chủ phiếu, kỳ hạn 5
Hoàng Thạch 22.000 tỷ đồng, yếu. Một số doanh • Một số DN phát năm, lãi suất
phát hành 44,45 trong đó EVN là nghiệp như hành thành công trái 3%/năm trên thị
tỷ đồng trái phiếu 6.000 tỷ Vinacomin, EVN, phiếu trên thị trường trường Singapore
kỳ hạn 4 năm đồng, Tổng công VIPD Group, quốc tế. (Tháng 4/2021).
(1994), Nhà máy ty Sông Đà là 260 Vingroup, Hoàng Anh
xi măng Anh Sơn tỷ đồng... • Novaland phát • BIM Land phát
Gia Lai phát hành
phát hành 7,7 tỷ hành thành công hành thành công
thành công TPDN với
đồng trái phiếu kỳ • Năm 2007, một giá trị lớn. Một số
160 triệu USD trái 200 triệu USD trái
hạn 3 năm và 5 số doanh nghiệp phiếu chuyển đổi kỳ phiếu xanh với lãi
doanh nghiệp đã phát
năm (1994). phát hành trái hạn 5 năm, coupon suất 7.375%, kỳ
hành thành công trên
phiếu với khối 5.5%/năm trên thị hạn 5 năm, được
thị trường quốc tế:
• Năm 1996, lượng lớn như niêm yết trên thị
Công ty cổ phần BIDV (3.000 tỷ

PHỤ LỤC 1: 43
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

cơ điện lạnh đồng), Ngân hàng • Masan phát hành trường Singapore trường Singapore
(REE) là công ty thương mại cổ thành công 155 triệu (Tháng 4/2018) (Tháng 5/2021).
cổ phần đầu tiên phần Á Châu USD trái phiếu
phát hành trái (4.170 tỷ đồng), chuyển đổi, kỳ hạn 4 • VPBank phát hành • Novaland phát
phiếu quốc tế Techcombank năm tại thị trường thành công 300 triệu hành thành công
chuyển đổi với (1.750 tỷ đồng)… quốc tế USD trái phiếu kỳ 300 triệu USD trái
tổng mệnh giá 5 hạn 3 năm, lãi suất phiếu chuyển đổi
triệu USD. • Giai đoạn 2006- • Vingroup phát hành 6,25%/năm trên thị trên thị trường
2009, đã có 35 đợt 300 triệu USD trái trường Singapore Singapore, kỳ hạn 5
• Công ty cổ phần phát hành trái phiếu chuyển đổi trên (tháng 7/2019) năm, lãi suất phát
công nghệ thông phiếu của các thị trường Singapore, hành 5.25%/năm
tin (EIS) phát Tổng công ty, Tập kỳ hạn 5 năm, lãi suất • Phú Mỹ Hưng phát (tháng 7/2021).
hành trái phiếu đoàn lớn; trong đó 5%/năm. hành thành công 75
chuyển đổi với Tập đoàn Điện lực triệu USD kỳ hạn 7 • Vinpearl phát
tổng mệnh giá 10 Việt Nam phát • Vietinbank phát năm (tháng 9/2020) hành thành công
tỷ đồng, kỳ hạn 3 hành 10 đợt với số hành thành công 250 và 80 triệu USD trái 425 triệu USD trái
năm (2001); vốn huy động là triệu USD, kỳ hạn 5 phiếu kỳ hạn 5 năm phiếu chuyển đổi kỳ
10.200 tỷ đồng. năm, coupon (tháng 10/2020) trên hạn 5 năm, lãi suất
• Công ty tài 8,25%/năm Sàn GDCK Đài Bắc. 3.25%/năm trên thị
chính dầu khí • Năm 2010 có 45 trường chứng
(PVFC) phát hành đợt phát hành với khoán Singapore.
300 tỷ đồng tổng giá trị gần
(2003), Tổng 45.500 tỷ đồng.
công ty điện lực
Việt Nam (EVN)
phát hành 300 tỷ
đồng (2003),
Tổng công ty xi
măng phát hành
200 tỷ đồng
(2003)…

• Năm 2005,
Ngân hàng ngoại
thương Việt
Nam phát hành
1.375 tỷ đồng trái
phiếu chuyển đổi
kỳ hạn 7 năm.

Thị trường TPDN bao gồm hai hình thức (i) phát hành trái phiếu ra công chúng và
(ii) phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trong giai đoạn 2017 - 2021, quy mô của thị trường sơ
cấp TPDN riêng lẻ tăng trưởng nhanh, bình quân 45,8%/năm, tuy nhiên đã chững lại
trong năm 2022-2023 sau những sự kiện trên thị trường tài chinh ảnh hưởng đến tâm lý
nhà đầu tư. So với thị trường sơ cấp TPDN riêng lẻ, quy mô thị trường sơ cấp TPDN
phát hành ra công chúng còn nhỏ, ngoài một số NHTM và tập đoàn lớn phát hành TPDN
ra công chúng, hầu hết các doanh nghiệp chưa lựa chọn phương thức này để huy động
vốn.
TPDN phát hành chủ yếu là trái phiếu thường, không chuyển đổi và không kèm
chứng quyền; khối lượng trái phiếu có tài sản đảm bảo trong năm 2022 chiếm khoảng
32% tổng khối lượng phát hành.
Trong năm 2021, khung pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được hoàn
thiện hơn về các Nghị định đến các Thông tư hướng dẫn. Khung pháp lý tiếp tục được
điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thị trường trong năm 2022 và đầu năm 2023.

PHỤ LỤC 1: 44
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng

Quy định mới áp dụng từ 2021 Quy định trước đây

Văn bản pháp lý • Luật Chứng khoán 2019 • Luật Chứng khoán 2006
điều chỉnh
• Luật Doanh nghiệp 2020 • Luật Chứng khoán sửa đổi 2010
• Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày • Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày
31/12/2020 quy định chi tiết một số điều của 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
Luật Chứng khoán hành một số điều của Luật Chứng khoán và
Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
• Thông tư số 118/2020/TT-BTC ngày Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
31/12/2020 hướng dẫn một số nội dung về
chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua • Thông tư 162/2015/TT-BTC ngày
công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty 26/10/2015 hướng dẫn việc chào bán chứng
đại chúng và hủy tư cách công ty đại chúng khoán ra công chúng.

Điều kiện phát i. Vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên; i. Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở
hành lên;

ii. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước ii. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước
năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng
thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng
ký chào bán, không có các khoản nợ phải ký chào bán, không có các khoản nợ phải
trả quá hạn trên một năm; trả quá hạn trên một năm;

iii. Có phương án phát hành, phương án sử iii. Có phương án phát hành, phương án sử
dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào
bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội
đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên
hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua. hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.

iv. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức iv. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ
phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm
lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
điều kiện khác. và các điều kiện khác.

v. Đối với chào bán TPDN ra công chúng sẽ


gắn với niêm yết, giao dịch trên Sở
GDCK; yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín
nhiệm trong trường hợp giá trị trái phiếu
phát hành lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn
50% vốn chủ sở hữu, hoặc tổng dư nợ
trái phiếu tại thời điểm đăng ký chào bán
lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu, áp dụng
sau 2 năm kể từ ngày 01/01/2021 (tức từ
ngày 01/01/2023)

vi. Tổ chức phát hành phải cam kết và thực


hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao
dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt
chào bán

Đăng ký, lưu ký, • Trước khi phát hành trái phiếu ra công • Tổ chức phát hành thực hiện chào bán
niêm yết chúng, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với
chào bán ra công chúng với Uỷ ban chứng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
khoán Nhà nước.

PHỤ LỤC 1: 45
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

• Trái phiếu phát hành ra công chúng được • Trái phiếu phát hành ra công chúng được
đăng ký, lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng
trừ chứng khoán Việt Nam (từ ngày khoán.
01/01/2021).

• Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu ra


công chúng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký
niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết
thúc đợt chào bán.

Thẩm quyền phê Phương án phát hành, phương án sử dụng Phương án phát hành, phương án sử dụng
duyệt phương án và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán phải và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán
phát hành trái được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
phiếu quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông
sở hữu công ty thông qua. qua.
Đối với trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm Đối với trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu
chứng quyền, phương án phát hành và kèm chứng quyền, phương án phát hành
phương án sử dụng vốn phải được Đại hội và phương án sử dụng vốn phải được Đại
đồng cổ đông thông qua. hội đồng cổ đông thông qua.

Công bố thông tin • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải thực hiện công bố thông tin theo
quy định, gồm công bố thông tin trước và sau phát hành, công bố thông tin định kỳ, công bố
thông tin về tình hình sử dụng vốn từ đợt chào bán, công bố thông tin đột xuất và công bố
thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

• Nội dung công bố thông tin phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và được công
bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành Sở giao dịch chứng khoán.

Đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:
Quy định điều chỉnh áp dụng Quy định mới áp dụng năm Quy định trước đây
năm 2022-2023 2021

Văn bản • Nghị định số 65/2022/NĐ- • Nghị định 153/2020/NĐ- • Nghị định 163/2018/NĐ-
pháp lý điều CP sửa đổi, bổ sung một số CP ngày 31/12/2020 quy CP ngày 04/12/2018 về phát
chỉnh điều Nghị định 153/2020/NĐ- định về chào bán, giao dịch hành trái phiếu doanh nghiệp
CP quy định về chào bán, giao trái phiếu doanh nghiệp riêng
dịch trái phiếu doanh nghiệp lẻ tại thị trường trong nước • Nghị định 81/2020/NĐ-CP
riêng lẻ tại thị trường trong và chào bán trái phiếu doanh ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ
nước và chào bán trái phiếu nghiệp ra thị trường quốc tế sung Nghị định 163/2018/NĐ-
doanh nghiệp ra thị trường CP về phát hành trái phiếu
quốc tế. • Thông tư 122/2020/TT- doanh nghiệp.
BTC ngày 31/12/2020 hướng
• Nghị định số 08/2023/NĐ- dẫn chế độ công bố thông tin • Thông tư 77/2020/TT-
CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ và báo cáo theo quy định của BTC ngày 14/8/2020 hướng
sung và ngưng hiệu lực thi nghị định số 153/2020/NĐ- dẫn một số nội dung của Nghị
hành một số điều tại các nghị CP định 81/2020/NĐ-CP quy định
định quy định về chào bán, về phát hành trái phiếu doanh
giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
nghiệp (TPDN) riêng lẻ

Điều kiện Có thời gian hoạt động tối


phát hành thiểu từ 01 năm

Có báo cáo tài chính năm Có báo cáo tài chính năm
trước liền kề của năm phát trước liền kề của năm phát

PHỤ LỤC 1: 46
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

hành được kiểm toán bởi tổ hành được kiểm toán bởi tổ
chức kiểm toán đủ điều kiện chức kiểm toán đủ điều kiện

Có phương án phát hành trái Có phương án phát hành trái


phiếu được cấp có thẩm phiếu được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và chấp quyền phê duyệt và chấp
thuận; thuận

Thanh toán đầy đủ cả gốc và Thanh toán đầy đủ cả gốc và


lãi trái phiếu đã phát hành lãi của trái phiếu đã phát
trong 03 năm liên tiếp trước hành trong 03 năm liên tiếp
đợt phát hành trái phiếu trước đợt phát hành trái
phiếu

Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài
chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động theo quy trong hoạt động theo quy định
định của pháp luật chuyên của pháp luật chuyên ngành.
ngành.

Đảm bảo dư nợ trái phiếu


doanh nghiệp phát hành
riêng lẻ tại thời điểm phát
hành (bao gồm cả khối lượng
dự kiến phát hành) không
vượt quá 05 lần vốn chủ sở
hữu theo báo cáo tài chính
quý gần nhất tại thời điểm
phát hành.

Mỗi đợt phát hành phải hoàn


thành trong thời hạn 90 ngày
kể từ ngày công bố thông tin
trước khi phát hành; 2 đợt
phát hành liên tiếp phải cách
nhau tối thiểu 06 tháng, các
trái phiếu trong một đợt phát
hành phải có cùng điều kiện,
điều khoản. (theo Nghị định
81/2020)

Mệnh giá trái phiếu chào bán Mệnh giá trái phiếu chào
100,000,000 đồng /trái phiếu bán 100,000 đồng /trái
phiếu

Hồ sơ chào bán trái phiếu Hồ sơ chào bán trái phiếu


chuyển đổi, trái phiếu kèm chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền của công ty chứng quyền của công ty đại
đại chúng, chào bán trái chúng phải được Ủy ban
phiếu chuyển đổi, trái phiếu Chứng khoán Nhà nước
kèm chứng quyền của công chấp thuận bằng văn bản.
ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán phải được Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận bằng văn bản

Thời gian Thời gian phân phối trái phiếu Thời gian phân phối trái
phân phối của từng đợt chào bán không phiếu của từng đợt chào bán
trái phiếu vượt quá 30 ngày kể từ ngày không vượt quá 90 ngày kể

PHỤ LỤC 1: 47
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

từng đợt công bố thông tin trước đợt từ ngày công bố thông tin
chào bán chào bán. Tổng thời gian chào trước đợt chào bán. Tổng
bán trái phiếu thành nhiều đợt thời gian chào bán trái phiếu
tối đa không quá 06 tháng kể thành nhiều đợt tối đa không
từ ngày phát hành của đợt quá 12 tháng kể từ ngày
chào bán đầu tiên.” phát hành của đợt chào bán
đầu tiên.
Ngưng hiệu lực thi hành
đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2023 với Quy định về
thời gian phân phối trái phiếu
của từng đợt phát hành tại
khoản 7, khoản 8 Điều 1 Nghị
định số 65/2022/NĐ-CP.

Phương án -Mục đích phát hành trái phiếu - Mục đích phát hành trái
Doanh bao gồm các thông tin cụ thể phiếu bao gồm các thông tin
nghiệp phát về chương trình, dự án đầu tư cụ thể về chương trình, dự
hành trái (trong đó nêu cụ thể về tình án đầu tư; các hoạt động
phiếu trạng pháp lý và các rủi ro sản xuất, kinh doanh cần
đầu tư của chương trình, dự bổ sung vốn; nguồn vốn
án); khoản nợ được cơ cấu được cơ cấu (cụ từng
(cụ thể giá trị, kỳ hạn của khoản nợ hoặc vốn chủ sở
khoản nợ được cơ cấu). hữu được cơ cấu, giá trị
của khoản nợ hoặc vốn
chủ sở hữu được cơ cấu).

Doanh Trách nhiệm: (bổ sung) Trách nhiệm:


Nghiệp phát
hành trái - Thanh toán đầy đủ, đúng hạn - Thanh toán đầy đủ, đúng
phiếu gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến
và thực hiện các quyền kèm hạn và thực hiện các quyền
theo (nếu có) cho chủ sở hữu kèm theo (nếu có) cho chủ
trái phiếu theo điều kiện, điều sở hữu trái phiếu theo điều
khoản của trái phiếu. Đối với kiện, điều khoản của trái
trái phiếu chào bán tại thị phiếu.
trường trong nước, trường
hợp doanh nghiệp phát hành
không thể thanh toán đầy đủ,
đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu
bằng đồng Việt Nam theo
phương án phát hành đã công
bố cho nhà đầu tư theo quy
định tại Điều 17 Nghị định này,
doanh nghiệp có thể đàm
phán với người sở hữu trái
phiếu để thanh toán gốc, lãi
trái phiếu đến hạn bằng tài
sản khác theo các nguyên tắc
sau:
a) Tuân thủ quy định của pháp
luật dân sự và pháp luật có
liên quan. Đối với ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện
thì còn phải tuân thủ quy định
của pháp luật về ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện
đó.
b) Phải được người sở hữu
trái phiếu chấp thuận.

PHỤ LỤC 1: 48
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

c) Doanh nghiệp phát hành


phải công bố thông tin bất
thường và chịu hoàn toàn
trách nhiệm về tình trạng pháp
lý của tài sản sử dụng để
thanh toán gốc, lãi trái phiếu
theo quy định của pháp luật”.
- Có trách nhiệm giải thích cho
nhà đầu tư các thông tin liên
quan đến phương án phát
hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro
đầu tư, rủi ro sử dụng vốn,
quyền, lợi ích, trách nhiệm
pháp lý của doanh nghiệp
phát hành và của nhà đầu tư.
- Ngưng hiệu lực thi hành đến
hết ngày 31 tháng 12 năm
2023 với Quy định về kết quả
xếp hạng tín nhiệm đối với
doanh nghiệp phát hành trái
phiếu tại điểm e khoản 2 Điều
12 Nghị định số 153/2020/NĐ-
CP được sửa đổi tại khoản 9
Điều 1 Nghị định số
65/2022/NĐ-CP.

Nhà đầu tư - Đối với trái phiếu không - Chỉ nhà đầu tư chứng Dưới 100 nhà đầu tư, không
trái phiếu chuyển đổi không kèm chứng khoán chuyên nghiệp được kể nhà đầu tư chứng khoán
quyền: đối tượng mua trái mua và giao dịch trái phiếu chuyên nghiệp và bị hạn chế
phiếu là nhà đầu tư chứng riêng lẻ. (Khái niệm và phạm giao dịch trong phạm vi dưới
khoán chuyên nghiệp theo vi nhà đầu tư chứng khoán 100 nhà đầu tư, không kể nhà
quy định của pháp luật chứng chuyên nghiệp theo quy định đầu tư chứng khoán chuyên
khoán. tại Luật Chứng khoán 2019) nghiệp trong vòng 1 năm kể
từ ngày hoàn thành đợt phát
-Đối với trái phiếu chuyển đổi Đối với trái phiếu chuyển hành.
và trái phiếu kèm chứng đổi, và trái phiếu kèm chứng
quyền: đối tượng mua trái quyền, đối tượng mua là nhà
phiếu là nhà đầu tư chứng đầu tư chứng khoán chuyên
khoán chuyên nghiệp, nhà nghiệp, nhà đầu tư chiến
đầu tư chiến lược, trong đó số lược, trong đó số lượng nhà
lượng nhà đầu tư chiến lược đầu tư chiến lược phải đảm
phải đảm bảo dưới 100 nhà bảo dưới 100 nhà đầu tư
đầu tư.
Ngưng hiệu lực thi hành
đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2023 với Quy định về
việc xác định tư cách nhà
đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp là cá nhân tại điểm d
khoản 1 Điều 8 Nghị định số
153/2020/NĐ-CP được sửa
đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị
định số 65/2022/NĐ-CP.

Thẩm quyền Phương án chào bán trái Phương án chào bán trái
phê duyệt phiếu phải được phê duyệt phiếu phải được phê duyệt
phương án bởi Hội đồng quản trị (có báo bởi Hội đồng quản trị (có báo
phát hành cáo Đại hội đồng cổ đông tại cáo Đại hội đồng cổ đông tại
cuộc họp gần nhất); Hội cuộc họp gần nhất); Hội đồng
đồng thành viên hoặc Chủ thành viên hoặc Chủ tịch

PHỤ LỤC 1: 49
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

tịch công ty hoặc chủ sở hữu công ty hoặc cấp có thẩm


công ty hoặc cấp có thẩm quyền theo Điều lệ Công ty.
quyền theo Điều lệ Công ty.
Phương án phát hành trái
Phương án chào bán trái phiếu chuyển đổi, phương án
phiếu chuyển đổi riêng lẻ và phát hành trái phiếu kèm theo
chào bán trái phiếu kèm chứng quyền phải được Đại
chứng quyền riêng lẻ phải hội đồng cổ đông phê duyệt.
được Đại hội đồng cổ đông
phê duyệt. Việc biểu quyết
thông qua Nghị quyết phê Đối với công ty đại chúng
duyệt phương án phát hành phát hành trái phiếu chuyển
thực hiện theo quy định tại đổi hoặc trái phiếu kèm theo
Luật Doanh nghiệp. chứng quyền, sau khi
phương án phát hành trái
phiếu được Đại hộị đồng cổ
đông phê duyệt, doanh
nghiệp phát hành phải đăng
ký với Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước và chỉ được phát
hành trái phiếu khi có ý kiến
bằng văn bản của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.

Thay đổi *Việc thay đổi điều kiện, Doanh nghiệp không được
điều kiện, điều khoản của trái phiếu thay đổi kỳ hạn của trái
điều khoản phải đảm bảo các nguyên phiếu đã phát hành.
của trái tắc sau (Nghị định
phiếu 08/2023/NĐ-CP):
- Tuân thủ quy định tại khoản
3 Điều 1 Nghị định này.
- Trường hợp kéo dài kỳ hạn
của trái phiếu thì thời gian tối
đa không quá 02 năm so với
kỳ hạn tại phương án phát
hành trái phiếu đã công bố
cho nhà đầu tư.
- Đối với người sở hữu trái
phiếu không chấp thuận thay
đổi điều kiện, điều khoản của
trái phiếu thì doanh nghiệp
phát hành có trách nhiệm đàm
phán để đảm bảo quyền lợi
của nhà đầu tư. Trường hợp
có người sở hữu trái phiếu
không chấp thuận phương án
đàm phán thì doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với người sở hữu trái
phiếu theo phương án phát
hành trái phiếu đã công bố
cho nhà đầu tư (kể cả trường
hợp việc thay đổi điều kiện,
điều khoản của trái phiếu đã
được người sở hữu trái phiếu
đại diện từ 65% tổng số trái
phiếu trở lên chấp thuận)."
Quy định từ 16/09/2022

PHỤ LỤC 1: 50
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Doanh nghiệp chỉ được thay


đổi điều kiện, điều khoản của
trái phiếu khi đáp ứng các quy
định sau:
- Được cấp có thẩm quyền
của doanh nghiệp phát
hành thông qua;
- Được số người sở hữu
trái phiếu đại diện từ 65%
tổng số trái phiếu cùng
loại đang lưu hành trở lên
chấp thuận.
Thông tin về việc thay đổi điều
kiện, điều khoản của trái phiếu
phải được doanh nghiệp phát
hành công bố thông tin bất
thường theo quy định tại điều
22 Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

Mua lại trái 1. Doanh nghiệp phát hành 1. Doanh nghiệp phát hành
phiếu trước được mua lại trước hạn hoặc được mua lại trước hạn
hạn, hoán hoán đổi trái phiếu. Riêng đối hoặc hoán đổi theo thỏa
đổi trái phiếu với mua lại trước hạn trái thuận với chủ sở hữu trái
phiếu chào bán ra thị trường phiếu để giảm nợ, cơ cấu
quốc tế, khi thực hiện phải lại nợ trái phiếu. Riêng đối
tuân thủ quy định về quản lý với mua lại trước hạn trái
ngoại hối của Ngân hàng Nhà phiếu chào bán ra thị trường
nước Việt Nam. Trái phiếu bị quốc tế, khi thực hiện phải
hủy bỏ sau khi được mua lại. tuân thủ quy định về quản lý
ngoại hối của Ngân hàng
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm Nhà nước Việt Nam. Trái
quyền phê duyệt, chấp thuận phiếu bị hủy bỏ sau khi được
phương án phát hành trái mua lại.
phiếu là cấp có thẩm quyền
phê duyệt, chấp thuận 2. Tổ chức, cá nhân có thẩm
phương án mua lại trái phiếu quyền phê duyệt, chấp
trước hạn hoặc hoán đổi trái thuận phương án phát hành
phiếu, ngoại trừ trường hợp trái phiếu là cấp có thẩm
bắt buộc mua lại trái phiếu quyền phê duyệt, chấp
trước hạn theo quy định tại thuận phương án mua lại
điểm b khoản 3 Điều này. trái phiếu trước hạn hoặc
hoán đổi trái phiếu.
3. Các trường hợp mua lại trái
phiếu trước hạn bao gồm:
a) Mua lại trước hạn theo thỏa
thuận giữa doanh nghiệp phát
hành và người sở hữu trái
phiếu.
b) Bắt buộc mua lại theo yêu
cầu của nhà đầu tư khi:
- Doanh nghiệp phát hành vi
phạm pháp luật về chào bán,
giao dịch trái phiếu doanh
nghiệp theo quyết định của
cấp có thẩm quyền mà vi
phạm đó không thể khắc phục
hoặc biện pháp khắc phục
không được số người sở hữu
trái phiếu đại diện từ 65% tổng

PHỤ LỤC 1: 51
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

số trái phiếu cùng loại đang


lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành vi
phạm phương án phát hành
trái phiếu mà vi phạm đó
không thể khắc phục hoặc
biện pháp khắc phục không
được số người sở hữu trái
phiếu đại diện từ 65% tổng số
trái phiếu cùng loại đang lưu
hành trở lên chấp thuận.
(Không áp dụng đối với
trường hợp trái phiếu bị thu
hồi theo quyết định của cấp có
thẩm quyền).
- Các trường hợp khác được
nêu cụ thể tại phương án phát
hành trái phiếu quy định tại
Điều 13 Nghị định này (nếu
có).

Công bố Công bố thông tin trước đợt Công bố thông tin trước Công bố thông tin trước
thông tin phát hành: đợt phát hành: đợt phát hành:
Chậm nhất 01 ngày làm việc Trong 01 ngày làm việc Tối thiểu 03 ngày làm việc
trước ngày phát hành trái trước ngày phát hành trái trước ngày dự kiến tổ chức
phiếu, doanh nghiệp thực hiện phiếu, doanh nghiệp phát đợt phát hành trái phiếu,
công bố thông tin trước đợt hành công bố thông tin cho doanh nghiệp phát hành
chào bán cho các nhà đầu tư Nhà đầu tư đăng ký mua trái công bố thông tin cho nhà
đăng ký mua trái phiếu và gửi phiếu và Sở Giao dịch đầu tư đăng ký mua trái phiếu
nội dung công bố thông tin cho Chứng khoán. và Sở Giao dịch Chứng
Sở giao dịch chứng khoán. khoán (áp dụng từ ngày
1/9/2020)
Công bố thông tin kết quả
phát hành: Công bố thông tin kết quả
phát hành:
Chậm nhất 05 ngày làm việc Công bố thông tin kết quả
kể từ ngày hoàn thành đợt Trong 10 ngày kể từ ngày phát hành:
chào bán trái phiếu, doanh hoàn thành đợt chào bán trái
nghiệp công bố thông tin về phiếu, doanh nghiệp phát Chậm nhất 05 ngày làm việc
kết quả của đợt chào bán cho hành công bố thông tin cho kể từ ngày kết thúc đợt phát
các nhà đầu tư sở hữu trái Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu hành trái phiếu, doanh
phiếu và gửi nội dung công bố và Sở Giao dịch chứng nghiệp phát hành công bố
thông tin đến Sở giao dịch khoán, để Sở Giao dịch thông tin cho Nhà đầu tư sở
chứng khoán. Nội dung công chứng khoán công bố thông hữu Trái phiếu và Sở Giao
bố thông tin thực hiện theo tin trên Chuyên trang thông dịch chứng khoán.
hướng dẫn của Bộ Tài chính. tin về trái phiếu doanh
nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp
chào bán không thành công
hoặc hủy đợt chào bán trái Doanh nghiệp phát hành Doanh nghiệp phát hành
phiếu, chậm nhất 05 ngày làm công bố thông tin định kỳ (6 công bố thông tin định kỳ và
việc kể từ ngày kết thúc việc tháng, hàng năm) và công công bố thông tin bất thường
phân phối trái phiếu, doanh bố thông tin bất thường của của DN cho Nhà đầu tư sở
nghiệp công bố thông tin và DN cho Nhà đầu tư sở hữu hữu trái phiếu và Sở Giao
gửi nội dung công bố thông tin trái phiếu và Sở Giao dịch dịch Chứng khoán.
đến Sở giao dịch chứng Chứng khoán.
khoán.”
Công bố thông tin phát
Công bố thông tin phát hành ra thị trường quốc
hành ra thị trường quốc tế:’ tế:’

PHỤ LỤC 1: 52
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Chậm nhất 01 ngày làm việc Trong thời hạn 01 ngày làm
trước ngày phát hành trái việc trước ngày phát hành
phiếu ra thị trường quốc tế, trái phiếu ra thị trường quốc
doanh nghiệp phát hành gửi tế, doanh nghiệp phát hành
nội dung công bố thông tin gửi nội dung công bố thông
trước đợt chào bán đến Sở tin trước đợt chào bán đến
giao dịch chứng khoán. Nội Sở giao dịch chứng khoán.
dung công bố thông tin trước Nội dung công bố thông tin
đợt chào bán thực hiện theo trước đợt chào bán thực
hướng dẫn của Bộ Tài chính.” hiện theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
Công bố thông tin bất
thường của doanh nghiệp
(bổ sung):
- Thay đổi điều kiện, điều
khoản của trái phiếu đã phát
hành, thay đổi đại diện người
sở hữu trái phiếu.
- Phải thực hiện mua lại trái
phiếu trước hạn bắt buộc.
-Khi nhận được quyết định
của cơ quan có thẩm quyền
về việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng
khoán và thị trường chứng
khoán hoặc bị xử lý vi phạm
pháp luật theo quy định.”

Đăng ký, lưu Doanh nghiệp chào bán trái • Trái phiếu phát hành • Trái phiếu phát hành riêng
ký phiếu riêng lẻ phải đăng ký trái riêng lẻ được đăng ký, lưu ký lẻ được đăng ký, lưu ký tại
phiếu tại Tổng công ty lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù Trung tâm Lưu ký Chứng
và bù trừ chứng khoán Việt trừ chứng khoán Việt Nam khoán (VSD) hoặc các thành
Nam trong thời hạn sau: hoặc tổ chức là thành viên viên của VSD.
lưu ký của Tổng công ty lưu
• 05 ngày làm việc kể từ ký và bù trừ chứng khoán • Thời hạn đăng ký, lưu ký
ngày Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (từ ngày trái phiếu: Trong vòng 10
Nhà nước thông báo đã nhận 01/01/2021). ngày làm việc sau khi kết
được báo cáo kết quả chào thúc đợt phát hành.
bán trái phiếu chuyển đổi riêng • Thời hạn đăng ký, lưu ký
lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền trái phiếu: 05 ngày làm việc • Mỗi loại trái phiếu doanh
riêng lẻ của công ty đại chúng, kể từ ngày hoàn thành đợt nghiệp chỉ được đăng ký tại
công ty chứng khoán, công ty chào bán. một tổ chức lưu ký được
quản lý quỹ đầu tư chứng phép.
khoán. • Tại một thời điểm, mỗi mã
trái phiếu doanh nghiệp chỉ
• 05 ngày làm việc kể từ được đăng ký, lưu ký tại một
ngày doanh nghiệp phát hành tổ chức đăng ký, lưu ký trái
công bố thông tin về kết quả phiếu.
chào bán theo quy định tại
Điều 20 Nghị định này đối với
các trường hợp không thuộc
quy định tại điểm a khoản này.

• …

Sau khi phát hành, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thường được nhà
đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; giao dịch trái phiếu chủ yếu được thực hiện giữa nhà
đầu tư sở hữu trái phiếu và các công ty chứng khoán làm đại lý phân phối. Thị trường
niêm yết, giao dịch TPDN được tổ chức tại Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP.HCM; trái

PHỤ LỤC 1: 53
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

phiếu niêm yết được giao dịch theo phương thức thỏa thuận tại Sở GDCK và báo cáo
kết quả giao dịch cho Sở GDCK.
Các chủ thể tham gia thị trường TPDN
Doanh nghiệp phát hành Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Nhà đầu tư Nhà đầu tư trên thị trường TPDN gồm ngân hàng thương mại, doanh
nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác
theo quy định của Luật chứng khoán. Đối với TPDN phát hành riêng lẻ, chỉ
nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu.
Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ, đối
tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu
tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược đảm bảo dưới 100
nhà đầu tư.

Tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái Là công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát
phiếu hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu gồm công ty
phát hành trái phiếu chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Các tổ chức này
có trách nhiệm rà soát đảm bảo đúng đối tượng được mua TPDN riêng lẻ.

Tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu Toàn bộ TPDN phát hành riêng lẻ được đăng ký, lưu ký tại tổ chức đăng
ký, lưu ký được phép bao gồm Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán
và tổ chức là thành viên của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán.

Tổ chức đại diện chủ sở hữu trái phiếu Là một trong các tổ chức cung cấp dịch vụ được chỉ định hoặc lựa chọn
đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việc thành lập, hoạt động và cung cấp dịch vụ của tổ chức xếp hạng tín
nhiệm thực hiện theo quy định của Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày
26/9/2014 của Chính phủ về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm (Nghị định số 88);
Quyết định số 507/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch dịch
vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay,
đã có 02 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

3. Thị trường trái phiếu xanh


3.1. Khung khổ pháp lý
Phát triển thị trường trái phiếu xanh là một trong các nhiệm vụ đặt ra tại Lộ trình
phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017. Theo đó,
khung pháp lý cho phát hành TPCP xanh, TPCQĐP xanh và TPDN xanh đã được quy
định tại cấp Luật và Nghị định.
Loại hình Quy định pháp luật
trái phiếu xanh

Năm 2020, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ
01/01/2022), Điều 150 quy định về phát hành trái phiếu xanh, cụ thể: (i) chủ
thể phát hành trái phiếu xanh gồm Chính phủ, chính quyền địa phương và

PHỤ LỤC 1: 54
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

các doanh nghiệp; (ii) nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh
phải được hạch toán, theo dõi theo quy định của pháp luật về trái phiếu và
sử dụng cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư
mang lại lợi ích về môi trường; (iii) chủ thể phát hành trái phiếu xanh phải
cung cấp thông tin về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường
của dự án đầu tư và sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu
xanh cho nhà đầu tư; (iv) quy định nguyên tắc chủ thể phát hành và nhà
đầu tư mua trái phiếu xanh được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp
luật (v) Chính phủ quy định chi tiết điều này tại Nghị định hướng dẫn Luật
Bảo vệ môi trường.

TPCP xanh Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về
phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính
phủ trên thị trường chứng khoán, Điều 21 quy định về quy trình phát hành
TPCP xanh, nội dung của Đề án phát hành TPCP xanh; việc tổ chức phát
hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch TPCP xanh thực hiện như đối
với công cụ nợ của Chính phủ.
Nghị định 163/2018/NĐ-CP, đến năm 2020, Nghị định 153/2020/NĐ-CP
ban hành thay thế Nghị định 163. Năm 2021 tiếp tục nghiên cứu nâng cấp
quy định về trái phiếu xanh và phát hành trái phiếu xanh ở cấp Luật (Luật
Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ 2022).

TPCQĐP xanh Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về
quản lý nợ của chính quyền địa phương, Điều 8 quy định việc phát hành
TPCQĐP xanh phải tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương và UBND cấp tỉnh phải báo cáo danh mục dự án sử dụng
nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, việc tổ chức phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương xanh thực hiện theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

TPDN xanh Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành trái
phiếu doanh nghiệp quy định nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn, công
bố thông tin đối với phát hành TPDN xanh. Việc tổ chức phát hành, đăng
ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch TPDN xanh thực hiện như đối với TPDN
thông thường.

3.2. Tình hình triển khai


Năm 2016, thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam bắt đầu hình thành với việc thành
phố Hồ Chí Minh phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương kỳ hạn 15
năm để huy động vốn cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương,
trong đó có 11 dự án mang tính chất bảo vệ môi trường; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát
hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm huy động vốn cho các dự án thuộc nhiệm vụ
chi của ngân sách địa phương, trong đó có 01 dự án mang tính chất bảo vệ môi trường.
Để xây dựng khung khổ pháp lý về phát hành trái phiếu xanh và thúc đẩy việc huy
động vốn thông qua phát hành trái phiếu xanh, trong giai đoạn 2018-2020, Bộ Tài chính
đã chủ động tham gia các Diễn đàn quốc tế về phát triển thị trường trái phiếu xanh, trao
đổi với các thành viên thị trường, các doanh nghiệp về nhu cầu đầu tư và phát hành trái
phiếu xanh; tiếp cận các bộ tiêu chí phát hành trái phiếu xanh của ASEAN (ASEAN green
bond standard), Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA green bond principles). Bộ Tài
chính phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường trình Chính phủ ban hành Luật Bảo vệ môi
trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường và các Nghị định về phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số

PHỤ LỤC 1: 55
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

101/2021/TT-BTC ngày 17/11/2021 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp
dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam, trong đó có quy định ưu đãi đối với trái phiếu xanh (giảm 50% mức giá dịch vụ đăng
ký niêm yết, giá giao dịch, giá đăng ký chứng khoán, hủy đăng ký chứng khoán một
phần và giá lưu ký chứng khoán). Hiện nay, Bộ Tài nguyên môi trường đang chủ trì xây
dựng dự thảo Quyết định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được
cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.Theo đó, căn cứ vào kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội phê duyệt, sẽ lựa chọn các dự án
đầu tư công xanh theo tiêu chí dự án xanh quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị
định hướng dẫn để phát hành trái phiếu Chính phủ xanh theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC 1: 56
Tổng quan thị trường Trái phiếu Việt Nam
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 2:
Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021
1. Thị trường trái phiếu chính phủ
Trong giai đoạn 2015 - 2021, tổng giá trị TPCP phát hành đạt 1.851 nghìn tỷ đồng,
đáp ứng 60 - 70% tổng khối lượng huy động vốn cho NSNN.
Thị trường thứ cấp TPCP giai đoạn 2015-2021 tiếp tục từng bước phát triển, khối
lượng giao dịch trái phiếu tăng dần qua các năm. Năm 2021, bình quân giá trị giao dịch
TPCP khoảng 10.592 tỷ đồng/phiên; bình quân giá trị giao dịch TPCP, TPCPBL,
TPCQĐP khoảng 12.088 tỷ đồng/phiên.
Đối với TPCP, thanh khoản được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng giao dịch
thông thường (outright). Giao dịch mua bán lại (repo) chững lại đà tăng ở năm 2018 và
giảm dần tới năm 2020, tới năm 2021 giao dịch repo tăng tỷ trọng trở lại. Đối với TPCPBL,
tổng khối lượng giao dịch có xu hướng giảm từ năm 2017.
Biểu 23 Tỷ trọng phát hành TPCP theo kỳ hạn Biểu 24 Khối lượng phát hành và dư nợ
giai đoạn 2015–2021 TPCP giai đoạn 2015-2021

100% 2000 35
90% 1800
30
1600
80%
1400 25
70% 1200 20
60% 1000
800 15
50%
600 10
40%
400
30% 5
200
20% 0 0
2011

2018
2012
2013
2014
2015
2016
2017

2019
2020
2021
10%
0%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Khối lượng phát hành (nghìn tỷ đồng)

3 năm 5 năm 7 năm 10 năm Dư nợ (nghìn tỷ đồng)

15 năm 20 năm 30 năm Dư nợ so với GDP (%)

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp Nguồn: HNX, ABO, VBMA tổng hợp

PHỤ LỤC 2: 57
Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Bảng 12 Giá trị giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp giai đoạn 2015–2021 (tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Giao dịch
thông 504.985 831.22 1.036.792 908.699 1.032.416 1.593.520 1.814.794
thường

Giao dịch
219.447 459.642 866.481 973.725 899.628 720.287 833.208
repo

Tổng giá trị


724.432 1.290.862 1.903.273 1.882.424 1.932.044 2.313.807 2.648.002
giao dịch

Bình quân
2.921 5.143 7.613 7530 7.728 9.187 10.592
phiên

2. Thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh


Biểu 25 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCPBL giai đoạn 2015-2021

180.000 4,5

160.000 4
3,85
3,68
140.000 3,5
3,31
120.000 3
2,85

100.000 2,43 2,5


2,25
80.000 2

60.000 1,56 1,5


47.943

40.000 34.479 34.395 1


26.215 26.275
21.524
17.499
20.000 0,5

0 0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Khối lượng phát hành (tỷ đồng) Dư nợ (Tỷ đồng) Dư nợ so với GDP (%)

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp

PHỤ LỤC 2: 58
Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Bảng 13 Giá trị giao dịch TPCPBL giai đoạn 2015–2021 (tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Giao dịch 76.306 136.447 82.342 102.039 103.472 81.022 62.273


thông
thường

Giao dịch 63.765 119.857 218.723 195.649 222.209 187.727 99.399


repo

Tổng giá trị 140.071 256.304 301.065 297.687 325.681 268.749 161.672
giao dịch

Bình quân 700 1.134 1.260 1.474 1.346 1.527 0.647


phiên

3. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương


Trong giai đoạn 2015 - 2021, tổng khối lượng phát hành TPCQĐP trên thị trường
sơ cấp giữ nguyên mức gần 17.700 tỷ đồng, bình quân khoảng 2.527 tỷ đồng/năm, đáp
ứng một phần nhu cầu huy động vốn cho các địa phương để đầu tư cho các dự án thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh là nhà phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu chính
quyền địa phương với tổng khối lượng phát hành của cả giai đoạn là khoảng 10.800 tỷ
đồng.
Biểu 26 Khối lượng phát hành và dư nợ TPCQĐP giai đoạn 2015-2021

Khối lượng phát hành (tỷ đồng) Dư nợ (Tỷ đồng) Dư nợ so với GDP (%)

35000 80%

30000 69% 70%


63%
60%
25000

50% 50%
20000
44%
40%
15000
32%
30%
10000 8250
20% 20%
14%
5000 3500 10%
2174 2000
800 969
0
0 0%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp

PHỤ LỤC 2: 59
Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Bảng 14 Giá trị giao dịch TPCQĐP giai đoạn 2015–2021 (tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Giao dịch
thông 3.334 1.284 3.018 551 - 5.491 211.93
thường

Giao dịch
2.615 336 752 34 40 0 0
repo

Tổng giá trị


5.949 1.620 3.770 585 40 5.491 211.93
giao dịch

Bình quân
458 180 628 58 40
phiên

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp


4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp:
Tổng khối lượng TPDN phát hành trong giai đoạn 2015-2021 đạt khoảng 2.044
nghìn tỷ đồng, bình quân khối lượng phát hành khoảng 291.996 tỷ đồng/năm, trong đó
phát hành riêng lẻ là chủ yếu. Khối lượng TPDN phát hành ra công chúng khoảng 71.863
tỷ đồng, bình quân khoảng trên 14.714 tỷ đồng/năm; khối lượng phát hành TPDN riêng
lẻ trong giai đoạn này là 1.940.969 tỷ đồng, bình quân khoảng 277.281 tỷ đồng/năm.
Biểu 27 Giá trị phát hành TPDN và dư nợ giai đoạn 2015 – 2021

800 18,00%
17,08%
700 16,00%
14,85%
14,00%
600
12,41% 12,00%
500
10,00%
400 9,01%
8,00%
300
6,29% 6,00%
5,36%
200
4,00%
3,40%
100 2,00%

0 0,00%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Phát hành ra công chúng Phát hành riêng lẻ Dư nợ so với GDP

Nguồn: HNX, VBMA tổng hợp


Về sản phẩm, hàng hóa: Trên thị trường TPDN có các sản phẩm từ 1 năm đến
trên 15 năm; trong đó kỳ hạn phát hành phổ biến là 2 năm, 3 năm, 5 năm phù hợp với
chu kỳ thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

PHỤ LỤC 2: 60
Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Về lãi suất phát hành, hầu hết các doanh nghiệp xác định lãi suất theo phương
thức thả nổi căn cứ vào lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các NHTM cộng thêm biên
độ từ 2% – 4%/năm.
Về các doanh nghiệp phát hành: Trong giai đoạn 2015-2021, NHTM là nhà phát
hành lớn nhất trên thị trường TPDN (theo cả hai phương thức phát hành riêng lẻ và phát
hành ra công chúng); các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu để tăng vốn cấp II
và tăng nguồn vốn dài hạn nhằm đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo Basel II.
Hoạt động giao dịch và thanh toán: giao dịch thứ cấp đối với trái phiếu doanh
nghiệp phát hành riêng lẻ còn hạn chế, trái phiếu thường được nhà đầu tư mua và nắm
giữ đến ngày đáo hạn, mua lại trước hạn hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư và công ty
chứng khoán là tổ chức đại lý phát hành.

PHỤ LỤC 2: 61
Tình hình thị trường Trái phiếu 2015-2021
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 3:
Danh mục văn bản thị trường Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương và Trái phiếu
doanh nghiệp.

STT Tên văn bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực

1 Luật Quản lý nợ công năm 2017 23/11/2017 01/07/2018

2 Luật Chứng khoán năm 2019 26/11/2019 01/01/2021

3 Luật Doanh nghiệp 2020 17/06/2020 01/01/2021

Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ


4 hướng dẫn phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch 30/06/2018 01/07/2018
công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy


5 30/06/2018 01/07/2018
định về quản lý nợ chính quyền địa phương

Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về


6 26/06/2018 01/07/2018
cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán và


11 giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chào bán trái phiếu 31/12/2020 01/01/2021
doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 hướng dẫn chi


12 31/12/2020 01/01/2021
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử


13 phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị 31/12/2020 01/01/2021
trường chứng khoán.

Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chứng khoán


14 31/12/2020 01/01/2021
phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 của Chính phủ về


15 26/09/2014 15/11/2014
dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của


16 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành 30/12/2021 01/01/2022
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị 16/09/2022 16/09/2022
định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu
17
doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái
phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và 05/03/2023 05/03/2023
18 ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về
chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ

PHỤ LỤC 3: 62
Danh mục văn bản thị trường Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương
và Trái phiếu doanh nghiệp.
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài


chính hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ,
19 15/11/2018 01/01/2019
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương tại thị trường trong nước.

Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài


20 chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính 15/11/2018 01/01/2019
phủ tại thị trường trong nước.

Thông tư số 30/2019/TT-BTC ngày 28/5/2019 của Bộ Tài chính


hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán
21 giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ 28/05/2019 15/07/2019
bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính
quyền địa phương.

Thông tư số 81/2020/TT-BTC ngày 15/9/2020 của Bộ Tài chính


sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2018/TT-BTC
22 ngày 15/11/2018 hướng dẫn việc mua lại, hoán đổi trái phiếu 15/09/2020 01/11/2020
Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu
chính quyền địa phương

Thông tư số 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài


chính hướng dẫn chế độ công bố thông tin, báo cáo theo quy
23 định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của 31/12/2020 15/02/2020
Chính phủ về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
riêng lẻ, chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

Thông tư số 107/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020 của Bộ Tài


chính hướng dẫn việc thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn trái
24 21/12/2020 01/04/2021
phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
của Kho bạc Nhà nước

Thông tư số 95/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính


25 hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường 16/11/2020 01/01/2021
chứng khoán

Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính


26 16/11/2020 01/01/2021
hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín


phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín
27 31/03/2021 17/05/2021
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành

Thông tư 118/2020/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về chào


bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ
28 31/12/2020 15/02/2021
phiếu, đăng ký công ty đại chúng và hủy tư cách công ty đại
chúng

PHỤ LỤC 3: 63
Danh mục văn bản thị trường Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương
và Trái phiếu doanh nghiệp.
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định giao dịch cổ phiếu niêm


yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp,
29 31/12/2020 15/02/2021
chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch
chứng khoán

Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về hoạt động đăng ký, lưu


30 ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính 31/12/2020 15/02/2021
ban hành

Thông tư 102/2021/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực


chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán,
31 17/11/2021 01/01/2022
ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán
Việt Nam

Thông tư 101/2021/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực


32 chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng 17/11/2021 01/01/2022
công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng,


33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh 10/11/2021 15/01/2022
nghiệp

Thông tư 12/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng,


chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu,
34 30/07/2021 27/10/2021
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá


35 nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng 30/06/2021 16/08/2021
khoán Việt Nam

Thông tư 57/2021/TT-BTC quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường
giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao
36 12/07/2021 20/07/2021
dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại
chứng khoán khác

Thông tư 117/2020/TT-BTC quy định về phương pháp tính


khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực
37 31/12/2020 15/02/2021
hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán

Thông tư số 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử 30/11/2022 17/01/2023


dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
38

PHỤ LỤC 3: 64
Danh mục văn bản thị trường Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương
và Trái phiếu doanh nghiệp.
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Thông tư số 24/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của 07/04/2022 25/05/2022
Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các
39
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu
tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Thông tư 12/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của 10/02/2023 04/05/2023
Thông tư số 107/2020/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2020 của
40 Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn
trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn
rỗi của KBNN

Thông tư số 30/2023/TT-BTC hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký,


thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và
41 tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán 17/05/2023 01/07/2023
riêng lẻ tại thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành

Thông tư 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành 23/04/2023 24/04/2023
khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày
42 10/11/2021 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định việc TCTD,
chi nhánh NHNN mua, bán TPDN

PHỤ LỤC 3: 65
Danh mục văn bản thị trường Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu chính quyền địa phương
và Trái phiếu doanh nghiệp.
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 4
QUY TRÌNH PHÁT HÀNH TPCP THEO PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU

PHỤ LỤC 4 66
QUY TRÌNH PHÁT HÀNH TPCP THEO PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 5:
Quy trình phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức bảo lãnh

PHỤ LỤC 5: 67
Quy trình phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức bảo lãnh
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 6:
Các bước thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp

1. Về các bước thực hiện giao dịch


(1) Thỏa thuận và đặt lệnh
- Giao dịch TPCP, TPCPBL và TPCQĐP được thực hiện theo nguyên tắc thỏa
thuận dưới 2 hình thức:
+ Thực hiện trực tiếp trên hệ thống giao dịch TPCP của HNX thông qua hình thức thỏa
thuận điện tử toàn thị trường và thỏa thuận điện tử tùy chọn;
+ Thực hiện giao dịch ngoài hệ thống giao dịch và báo cáo kết quả giao dịch vào hệ thống
giao dịch của HNX, theo hình thức này các bên tự thỏa thuận với nhau bằng công cụ gửi
tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống giao
dịch về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao
dịch.
- Thời gian nhập lệnh:
+ Sáng từ: 9h00 – 11h30.
+ Chiều từ: 13h00 – 14h45.
- Theo quy định tại Thông tư số 30/2019/TT-BTC, kết quả giao dịch phải được báo
cáo và nhập vào hệ thống giao dịch theo hướng dẫn tại quy chế của Sở Giao dịch Chứng
khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
(2) Tổng hợp, kết chuyển giao dịch cho VSD: ngày T
- Sau khi một bên đặt lệnh trên hệ thống của HNX, bên đối tác sẽ xác nhận lệnh.
Trong trường hợp bên đối tác không xác nhận lệnh, lệnh đặt sẽ được loại bỏ khỏi hệ
thống.
- HNX tổng hợp và gửi dữ liệu giao dịch cho VSDC vào lúc 15h00 ngày T.
+ Bước 1: VSDC nhận kết quả giao dịch và phong tỏa trái phiếu bán
+ Bước 2: VSDC thông báo kết quả giao dịch cho bên bán và bên mua
(3) Ngày T+1:

PHỤ LỤC 6: 68
Các bước thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Đầu ngày T+1:


- Bước 3: Bên bán và bên mua xác nhận kết quả giao dịch với VSD
+ Chậm nhất 08h30: TV gửi xác nhận kết quả giao dịch
+ Chậm nhất 08h45: VSDC thực hiện: Xử lý lỗi giao dịch/Loại bỏ thanh toán.
- Bước 4.1: VSDC lập chỉ thị thanh toán tiền TPCP
- Bước 4.2: VSDC tổng hợp dữ liệu thanh toán tiền TPCP
- Bước 5: VSDC gửi dữ liệu thanh toán cho bên bán và bên mua
- Bước 6: VSDC gửi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SGD NHNN)
Bảng tổng hợp dữ liệu thanh toán tiền giao dịch TPCP theo mẫu tại Phụ lục 01 Quyết
định số 1583/QĐ-NHNN thông qua cổng giao tiếp điện tử. Sở Giao dịch NHNN thực hiện

PHỤ LỤC 6: 69
Các bước thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

nhận và xác thực chữ ký điện tử của VSDC trên Bảng tổng hợp dữ liệu thanh toán tiền
TPCP do VSDC gửi đến.
+ Đợt 1: Chậm nhất 08h45
+ Đợt 2: Chậm nhất 11h00
Trong ngày T+1 (từ 9h00 đến 15h30):
- Bước 7: Ngân hàng bên mua gửi lệnh thanh toán TPCP đến SGD NHNN.
- Bước 8: Ngay khi nhận được lệnh thanh toán từ hệ thống liên ngân hàng chuyển
về, hệ thống core của NHNN tự động đối chiếu thông tin lệnh thanh toán giao dịch TPCP
của ngân hàng bên mua với Bảng tổng hợp dữ liệu thanh toán tiền giao dịch TPCP do
VSDC gửi đến.
- Bước 9.1: Trường hợp lệnh chuyển tiền thanh toán giao dịch TPCP khớp với
dữ liệu do VSDC gửi đến, Phòng Kế toán SGD thực hiện ghi có tài khoản của ngân hàng
bên bán mở tại SGD NHNN.
- Bước 9.2: Trường hợp lệnh chuyển tiền thanh toán giao dịch TPCP không khớp
với dữ liệu do VSDC gửi đến, SGD NHNN thực hiện gửi điện tra soát đến ngân hàng bên
mua.
+ Bước 9.2a: Nếu trả lời tra soát đối chiếu khớp đúng, Phòng Kế toán SGD ghi
có tài khoản của ngân hàng bên bán.
+ Bước 9.2b: Nếu trả lời tra soát không khớp hoặc không nhận được trả lời tra
soát trước 15h30, SGD thực hiện trả lại lệnh thanh toán cho ngân hàng bên mua.
- Bước 9.3: Sau khi hoàn thành hạch toán ghi có tài khoản của ngân hàng bên
bán, hệ thống gửi thông báo kết quả thanh toán tiền giao dịch TPCP cho VSDC theo từng
giao dịch
- Bước 10: Ngay khi nhận được điện thanh toán từ NHNN, hệ thống VSDC tự
động thanh toán, chuyển khoản TPCP.
- Bước 11: Đối với công ty chứng khoán bị mất khả năng thanh toán tạm thời,
ngân hàng thành viên thanh toán có thể áp dụng cơ chế cho vay; đối với ngân hàng bị
mất khả năng thanh toán tạm thời, SGD NHNN có thể áp dụng cơ chế cho vay nếu có
đủ tài sản đảm bảo.
Cuối ngày T+1 (từ 15h30 đến 16h30):
- Bước 12: SGD NHNN và VSDC thực hiện đối chiếu kết quả thanh toán tiền giao
dịch TPCP trong ngày. VSDC thực hiện lùi thời hạn thanh toán đối với các giao dịch thiếu
tiền thanh toán giao dịch TPCP theo đề nghị của bên mua đã được bên bán chấp thuận.
Thời gian thanh toán các giao dịch bị lùi từ 09h00 - 15h30 ngày làm việc liền kề thứ nhất
hoặc thứ hai sau ngày thanh toán (T+2 hoặc T+3) ngay sau khi bên mua đủ tiền thanh
toán giao dịch TPCP.
2. Về thanh toán và chuyển giao TPCP
- Theo Thông tư 30/2019/TT-BTC ngày 15/7/2019 hướng dẫn chi tiết hoạt động
đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ
(gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu

PHỤ LỤC 6: 70
Các bước thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền
địa phương, chức năng thanh toán tiền TPCP được thực hiện tại SGD NHNN. Theo đó
VSDC thực hiện thanh toán trái phiếu Chính phủ theo phương thức thanh toán theo từng
giao dịch ngay khi bên bán có đủ trái phiếu Chính phủ và bên mua có đủ tiền để thanh
toán tại ngày thanh toán theo quy định hiện hành. Việc thanh toán giao dịch được thực
hiện theo nguyên tắc chuyển giao trái phiếu Chính phủ đồng thời với thanh toán tiền
(delivery versus payment), không bù trừ.

PHỤ LỤC 6: 71
Các bước thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

PHỤ LỤC 7:
Quy trình mua trái phiếu Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài.

1. Thủ tục đăng ký đầu tư vào thị trường TPCP


Việc đầu tư vào TPCP đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại
Pháp lệnh ngoại hối hợp nhất năm 2013, Luật Chứng khoán, Thông tư số 123/2015/TT-
BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
Thông tư số 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư
gián tiếp để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Trong đó thủ tục đăng ký đầu tư vào
TPCP Việt Nam của NĐTNN gồm 2 thủ tục chính:
a. Thủ tục 1: Đăng ký mã số giao dịch chứng khoán tại VSD:
Theo quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Thông tư số 123/2015/TT-BTC,
NĐTNN thực hiện đầu tư giao dịch TPCP trên thị trường Việt Nam phải đăng ký mã số
giao dịch chứng khoán với VSDC thông qua thành viên lưu ký.
- Trình tự đăng ký gồm:
- Hồ sơ đăng ký mã số GDCK gồm:

(i) Giấy đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 41 Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 155/2020/NĐ-CP;
(ii) Văn bản ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện việc đăng ký mã số giao dịch chứng
khoán, trừ trường hợp tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán là thành viên lưu
ký;
(iii) Danh mục tài liệu nhận diện nhà đầu tư theo Mẫu số 42 Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
b. Thủ tục 2: Mở tài khoản đầu tư gián tiếp của NĐTNN

PHỤ LỤC 7: 72
Quy trình mua trái phiếu Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài.
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

Theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 và Thông tư số 05/2014/TT-NHNN hướng
dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện đầu tư gián tiếp tại
Việt Nam quy định:
- Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài
phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một (01) ngân hàng lưu ký được phép
để thực hiện các giao dịch thu chi được phép. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư
gián tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.
- Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để
thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này
- Trường hợp NĐTNN đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một
ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân
hàng được phép khác, NĐTNN phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển
toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
- Trách nhiệm của ngân hàng lưu ký: Khi thực hiện các giao dịch thu chi trên tài
khoản vốn đầu tư gián tiếp cho NĐTNN, ngân hàng lưu ký được phép có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn NĐTNN thực hiện các thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián
tiếp;
+ Quy định, kiểm tra và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan đến các giao dịch
thu, chi được thực hiện trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp do NĐTNN xuất trình để đảm
bảo việc cung ứng dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy
định của pháp luật;
+ Bán ngoại tệ cho NĐTNN trên cơ sở tự cân đối nguồn ngoại tệ của tổ chức tín
dụng.
- Trách nhiệm của NĐTNN: Khi thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn
đầu tư gián tiếp, NĐTNN có trách nhiệm:
+ Kê khai nội dung giao dịch thu chi liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước
ngoài tại Việt Nam theo yêu cầu và hướng dẫn của ngân hàng lưu ký được phép;
+ Xuất trình, bổ sung các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng
lưu ký được phép.
2. Quy trình giao dịch và thanh toán của NĐTNN khi đầu tư vào TPCP và tín phiếu
KBNN

PHỤ LỤC 7: 73
Quy trình mua trái phiếu Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài.
Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam | 2022

3. Về chuyển tiền ra nước ngoài


Trường hợp có nhu cầu chuyển vốn, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp khác
từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, NĐTNN được sử dụng đồng Việt Nam trên
tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển
ra nước ngoài.
4. Các quy định về thuế
Các nhà đầu tư nước ngoài không cần phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Hai loại thuế sẽ áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài: 5% thuế thu nhập từ lãi và 0,1%
thuế từ tổng giá trị trái phiếu bán ra tại thời điểm chuyển nhượng.

PHỤ LỤC 7: 74
Quy trình mua trái phiếu Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài.

You might also like