You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

MÔN: KHỞI NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

DỰ ÁN NHẬP KHẨU VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ NỘI SOI


TẠI VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HD :
HỌC VIÊN :
MSHV :
LỚP :

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tổng điểm: …………


TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ……
GIẢNG VIÊN

i
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................2
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư .........................................................................................2
1.2. Giới thiệu về dự án .................................................................................................2
1.3. Lý do đầu tư dự án..................................................................................................2
1.4. Mục tiêu đầu tư.......................................................................................................2
1.5. Căn cứ pháp lý của dự án........................................................................................3
1.5.1. Căn cứ pháp lý lập dự án .....................................................................................3
1.5.2. Căn cứ pháp lý của chủ đầu tư.............................................................................4
1.5.3. Điều kiện kinh doanh chủ đầu tư.........................................................................4
1.5.4. Chính sách hỗ trợ.................................................................................................4
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ DỰ ÁN..............................................................5
2.1. Mô tả vị trí của dự án..............................................................................................5
2.2. Bản đồ liên kết vùng...............................................................................................5
2.3. Bản đồ quy hoạch quận 7........................................................................................6
2.4. Lợi thế thương mại .................................................................................................7
2.5. Hạn chế ...................................................................................................................8
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG...............................................................9
3.1. Tốc độ tăng trưởng của thị trường..........................................................................9
3.2. Khách hàng của công ty........................................................................................11
3.3. Mô tả sản phẩm của dự án ....................................................................................12
3.4. Kế hoạch marketing..............................................................................................13
3.5. Kế hoạch bán hàng................................................................................................14
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT..................................................................17
4.1. Lựa chọn công nghệ..............................................................................................17
4.2. Lựa chọn mặt bằng ...............................................................................................17
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH VẬN HÀNH VÀ NHÂN LỰC....................................20
5.1. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................20
ii
5.2. Mô tả công việc của từng chức danh.....................................................................21
5.3. Kế hoạch tuyển dụng.............................................................................................23
5.3.1. Chuẩn bị tuyển dụng nhân sự ............................................................................23
5.3.2. Quá trình tuyển chọn nhân sự............................................................................23
5.4. Kế hoạch đào tạo...................................................................................................24
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................................25
CHƯƠNG 7. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN...................................................25
7.1. Thông số của dự án...............................................................................................25
7.1.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án.........................................................25
7.1.2. Doanh thu của dự án...........................................................................................25
7.1.3. Chi phí hoạt động...............................................................................................26
7.2. Kế hoạch tài chính.................................................................................................30
7.2.1. Lịch vay và trả nợ ..............................................................................................30
7.2.2. Kế hoạch thu nhập (lợi nhuận) của dự án..........................................................31
7.3. Hiệu quả dự án......................................................................................................31
CHƯƠNG 8. PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN.................................................34
8.1. Phân tích rủi ro về pháp lý....................................................................................34
8.2. Phân tích rủi ro về vị trí.........................................................................................34
8.3. Phân tích rủi ro về kỹ thuật ..................................................................................35
8.4. Phân tích rủi ro về nhân lực..................................................................................36
8.5. Phân tích rủi ro về tài chính..................................................................................36
8.5.1. Phân tích độ nhạy một chiều..............................................................................36
8.5.2. Phân tích độ nhạy hai chiều...............................................................................37
CHƯƠNG 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.................................38
9.1. Lợi ích kinh tế.......................................................................................................38
9.2. Lợi ích xã hội .......................................................................................................39
KẾT LUẬN ................................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................41

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang


Bảng 3.1 Bảng chi tiêu các nhóm sản phẩm thiết bị y tế 10
Bảng 3.2 Bảng chi phí marketing 14
Bảng 3.3 Bảng dự kiến bán hàng theo từng năm 16
Bảng 4.1 Danh mục vật tư thiết bị 18
Bảng 4.2 Danh mục sửa chữa nhà kho 19
Bảng 5.1 Dự trù chi phí tiền lương nhân viên 22
Bảng 5.2 Tổng chi phí lương cho từng năm 23
Bảng 7.1 Doanh thu dự kiến của dự án theo từng năm 26
Bảng 7.2 Biến phí hoạt động 27
Bảng 7.3 Định phí hoạt động 27
Bảng 7.4 Chi phí marketing 28
Bảng 7.5 Chi phí lương 29
Bảng 7.6 Chi phí BHXH, y tế, thất nghiệp 29
Bảng 7.7 Chi phí quản lý 30
Bảng 7.8 Lịch vay và trả nợ 30
Bảng 7.9 Lợi nhuận của dự án 31
Bảng 7.10 Hiệu quả của dự án 31
Bảng 7.11 Phân tích tình huống dự án 32
Bảng 7.12 Điểm hòa vốn của dự án 32
Bảng 8.1 Phân đích độ nhạy một chiều 37
Bảng 8.2 Phân đích độ nhạy hai chiều 37
Bảng 9.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 38

iv
DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Trang

Hình 2.1 Bản đồ liên kết vùng của dự án (chụp vệ tinh) 5

Hình 2.2 Bản đồ vị trí của dự án 6

Hình 2.3 Bản đồ quy hoạch quận 7 7

Hình 3.1 Thị trường thiết bị y tế Việt Nam 9

Hình 3.2 Phân khúc thị trường thiết bị y tế Việt Nam 10

Hình 3.3 Số bệnh viện công và tư ở Việt Nam 11

Hình 3.4 Thiết bị nội soi tai mũi họng và tiêu hóa 12

Hình 3.5 Mô hình kênh phân phối của Công ty ASIA TAC 15

Hình 4.1 Thiết bị nội soi 17

Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức công ty ASIA TAC 20

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


v
Từ viết tắt Nội dung đầy đủ

DT Doanh thu
BV Bệnh viện
BHYT Bảo hiểm y tế
BH Bán hàng
KD Kinh doanh
KT- XH Kinh tế - Xã hội
HT Hệ thống
HC-NS Hành chính nhân sự
TN Thất nghiệp
TBYT Thiết bị y tế
TTBYT Trang thiết bị y tế
XH Xã hội

vi
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên cơ sở vật
chất, trang thiết bị y tế của Việt Nam còn rất thiếu, lạc hậu và phát triển chưa đồng đều
ở các tỉnh thành. Với nền kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập được nâng cao thì
nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Đối mặt
với những thách thức, khó khăn đó ngoài việc phải đem lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu
tư còn góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm của người lao động.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và hợp tác quốc tế đang diễn ra ngày càng
sâu rộng, mỗi doanh nghiệp dù ở bất cứ thành phần kinh tế nào, bất cứ ngành nghề nào
đều phải đối mặt với những khó khăn thách thức và sự cạnh tranh khốc liệt. Trước
những khó khăn thử thách này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sử
dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Từ đó, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình
một con đường kinh doanh riêng để tìm ra được cơ hội đầu tư nhằm đem lại hiệu quả
cho doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó Công ty TNHH Thương mại và Công
nghệ Asia cần có một kế hoạch nghiên cứu và xây dựng dự án đầu tư hiệu quả để phát
triển một cách bền vững trong tương lai.

Các thành viên nhóm đã đưa ra ý tưởng thành lập dự án “Nhập khẩu và cung
cấp thiết bị nội soi tại Việt Nam”. Nhóm tin tưởng và hy vọng đây sẽ là dự án mang
lại thành công cho Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia cũng như ảnh
hưởng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

Sau thời gian tìm hiểu và phân tích, nhóm đã hoàn thành tiểu luận này. Với nỗ
lực của nhóm và sự hướng dẫn tận tình của thầy, những nội dung và yêu cầu phân tích
đã được thể hiện trong tiểu luận. Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế nên việc phân tích
dự án không tránh khỏi những sai sót.

Nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy!

1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư

Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia.

Tên doanh nghiệp viết tắt: ASIA TAC CO., LTD.

Mã số thuế: 0312673096.

Trụ sở chính: 364A Nguyễn Thị Thập, P. Tân Quy, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày thành lập: 04/03/2014.

Giấy phép ĐKKD số 0312673096 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí


Minh cấp.

Ngành nghề kinh doanh chính: bán buôn máy móc thiết bị và vật tư y tế.

1.2. Giới thiệu về dự án

Tên dự án: Nhập khẩu và cung cấp thiết bị nội soi của Olympus, Nhật Bản tại
khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam.

Địa điểm: phường Tân Phong, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Lý do đầu tư dự án

Việt Nam đang đẩy mạnh hiện đại hóa các cơ sở và thiết bị y tế công để đáp ứng
với nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu tình trạng quá tải bệnh viện.

Nhu cầu đầu tư thiết bị y tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và tập trung vào các
thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu.

Công ty có lợi thế nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Nhằm gia tăng lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Thiết bị y tế nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và không hạn chế hạn
ngạch.

1.4. Mục tiêu đầu tư

Đầu tư với mục tiêu trở thành công ty có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp
các trang thiết bị y tế tại Việt Nam, trở thành một công ty lớn mạnh, là lựa chọn hàng
đầu đối với bệnh viện cũng như các chủ đầu tư nhờ uy tín và khả năng cung cấp sản

2
phẩm và dịch vụ.

Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động cho nhân viên công ty. Trong lộ trình đi lên theo xu hướng hội nhập, công ty sẽ
mở rộng mạng lưới kinh doanh và đa dạng hóa các hoạt động king doanh trong tương
lai.

Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng, tăng khả năng
cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn.

Đầu tư để mang lại lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp.

1.5. Căn cứ pháp lý của dự án

1.5.1. Căn cứ pháp lý lập dự án

Quyết định số 2426/QĐ-BYT ngày 15/05/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành


hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật chung về trang thiết bị y tế theo quy định của
ASEAN.

Thông tư 33/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc quy định danh


mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật.

Thông tư số 20/CT-BYT ngày 01/10/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công


tác đấu thầu nhằm đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả trong ngành
y tế.

Thông tư số 64/2020/TT-BTC ngày 08/07/2020 của Bộ Tài chính về việc quy


định mức thu, nộp phí trong lĩnh vực y tế.

Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/07/2020 của Bộ Y tế về việc quy định


một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Nghị định số 03/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung điều 68
Nghị đinh 36/20161ND-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý TTBYT đã
được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 169/20181ND-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/05/2019 Bộ Tài chính về việc hướng dẫn


tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.

Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi,

3
bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
về quản lý trang thiết bị y tế.

Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành


danh mục trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 của Bộ Y tế về việc quy định chi


tiết thi hành một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính
phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

1.5.2. Căn cứ pháp lý của chủ đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0312673096 ngày 04/03/2014 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ
Asia.

Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được cấp cho công ty TNHH Thương mại
và Công nghệ Asia.

1.5.3. Điều kiện kinh doanh chủ đầu tư

Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia có đầy đủ điều kiện kinh doanh
thiết bị y tế và có đủ diều kiện để nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y
tế.

1.5.4. Chính sách hỗ trợ

Nghị định 03/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 cấp phép nhập khẩu trang
thiết bị y tế sẽ được gia hạn tới hết 31/12/2022.

Thiết bị y tế nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và không có hạn chế hạn
ngạch.

4
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ DỰ ÁN

2.1. Mô tả vị trí của dự án

Địa chỉ: 43 đường số 40, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí thuộc phường Tân Phong, quận 7, nằm ở phía nam của TP. Hồ Chí Minh,
có ranh giới địa lý:

- Phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và TP. Thủ Đức.
- Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh.
- Phía Nam giáp huyện Nhà Bè.
- Phía Bắc giáp quận 4 và TP. Thủ Đức.

Hiện trạng khu đất nằm ở phía Đông Nam của thành phố. Quận 7 hiện tại gồm có
10 phường: Tân Phong, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân
Quy, Tân Phú, Bình Thuận, Phú Thuận, Phú Mỹ. Dân số khoảng 360.155 người (năm
2019). Tổng diện tích đất tự nhiên 35,76 km 2 (3576 ha), trong đó đất xây dựng chiếm
1171,34 ha; đất nông nghiệp 1386,7 ha; sông rạch là 1017, 9 ha.

2.2. Bản đồ liên kết vùng

Hình 2.1. Bản đồ liên kết vùng của dự án (chụp vệ tinh)

5
Hình 2.2. Bản đồ vị trí của dự án

2.3. Bản đồ quy hoạch quận 7

Bản đồ quy hoạch quận 7 là mô hình kết hợp của 3 dạng: phát triển tập trung,
phát triển phân tán và phát triển theo trục. Cụ thể bản đồ như sau:

Phát triển tập trung: là khu vực Phú Mỹ Hưng, đây được coi là trung tâm của
quận 7, nơi có đầy đủ các nhu cầu thiết yếu đến nâng cao. Các công trình trung tâm vui
chơi giải trí, thương mại, y tế, trường học, v.v.

Phát triển phân tán: các trung tâm công cộng thuộc cấp phường, xã được lấy làm
phát triển phân tán. Gồm một số công trình chung như: khu vực hành chính, thương
mại, chợ, y tế, trường học,…

Phát triển theo trục: khu vực các tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, đường
Nguyễn Hữu Thọ, đường Nguyễn Văn Linh, đường Huỳnh Tấn Phát, đường Đào Trí
cùng tuyến 15B.

Đối với 1 số cảng dọc khu vực sông Sài Gòn sẽ quy hoạch vào đợt sau là: Cảng
Vict, Gas, Bến Nghé, v.v.

Bản đồ quy hoạch chung của quận 7:

6
Hình 2.3. Bản đồ quy hoạch quận 7

2.4. Lợi thế thương mại

Nằm tại trung tâm của quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Là quận có mật độ dân số cao và hiện đại bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh.

Tập trung nhiều bệnh viện lớn như FV, Tâm Đức, Phụ Sản và các phòng khám tư
nhân hiện đại.

7
Có nhiều dự án bệnh viện đang được đầu tư xây dựng.

Người dân có mức thu nhập cao và nhiều người nước ngoài sinh sống.

2.5. Hạn chế

Chi phí thuê mặt bằng cao và giá tăng sau mỗi năm.

Phương tiện giao thông đông đúc, thường xuyên kẹt xe.

8
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

3.1. Tốc độ tăng trưởng của thị trường

Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng vốn đầu tư thị trường thiết bị và vật tư y tế Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế tại Việt Nam
năm 2010 ước đạt 515 triệu USD, đến năm 2016 tổng vốn đầu tư là 950 triệu USD và
đến năm 2020 con số này tăng lên 1,4 tỉ USD. Đến 90% các sản phẩm trên thị trường
hiện tại đều là nhập khẩu, đặc biệt là trong các phân khúc cao cấp như sản phẩm chẩn
đoán hình ảnh. Các thiết bị thuộc phân khúc cao cấp như chẩn đoán hình ảnh đều có
nguồn gốc nhập khẩu (chủ yếu từ Nhật Bản và Đức).

Theo dự báo của Bộ Y tế, thị trường thiết bị y tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng với
tốc độ từ 18 - 20% trong giai đoạn 2020-2025, hầu hết các thiết bị y tế hiện đều phải
nhập khẩu. Thực tế, hơn 90% thiết bị y tế tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước
như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc và Singapore.

Hình 3.1. Thị trường thiết bị y tế Việt Nam

Nguồn: Bộ Y tế

Tại các bệnh viện công trên cả nước, trang thiết bị y tế cho khoa chẩn đoán hình ảnh
đang bị thiếu. Hơn nữa, các thiết bị hiện có cũng đã lạc hậu và cần được thay thế. Do sản
xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, Chính phủ Việt Nam khuyến khích nhập
khẩu trang thiết bị y tế bằng cách áp thuế nhập khẩu thấp và không hạn chế hạn ngạch.

9
Thị trường thiết bị y tế thường đươc chia thành các nhóm sản phẩm như: thiết bị tiêu
hao, chẩn đoán hình ảnh, sản phẩm nha khoa, chỉnh hình và các bộ phận giả, sản phẩm hỗ
trợ bệnh nhân và các thiết bị y tế khác.

Hình 3.2. Phân khúc thị trường thiết bị y tế Việt Nam


Nguồn: Bộ Y tế
Theo thống kê trên ta có thể thấy chẩn đoán hình ảnh và các thiết bị y tế khác có
thị phần lớn nhất lần lược chiếm 26,57% và 25,68%.

Bảng 3.1. Bảng chi tiêu các nhóm sản phẩm thiết bị y tế

Quy mô Chi tiêu bình quân


STT Lĩnh vực
(triệu VNĐ) đầu người (VNĐ)
1 Thiết bị tiêu hao 6,254,618 64,256
2 Chẩn đoán hình ảnh 10,364,200 106,476
3 Sản phẩm nha khoa 1,985,240 20,395
4 Các bộ phận giả 3,532,196 36,288
5 Sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân 6,847,901 70,351
6 Các thiết bị y tế khác 10,016,317 102,902
Tổng 39,000,470 400,668

Nguồn: Bộ Y tế

Theo Bộ Y tế, thị trường ngành thiết bị y tế tăng trung bình 18% mỗi năm. Thị

10
trường thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Theo Business Monitor
International (BMI) dự báo chi tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021.

Tính đến năm 2019, Việt Nam có 1.346 bệnh viện, trong đó có 1.161 bệnh viện
công, đây là khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh TBYT. Các bệnh
viện tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 42%, còn lại ở các tỉnh, thành phố
khác. Trong năm 2020 thành phố Hồ Chí Minh đã mua sắm trang thiết bị y tế lên tới
900 triệu USD (theo Bộ Y tế).

Hình 3.3. Số bệnh viện công và tư ở Việt Nam


Nguồn: KPMG Public

3.2. Khách hàng của công ty

Bao gồm 5 nhóm khách hàng chính:

- Bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế công.

- Bệnh viện, cơ sở y tế nước ngoài và liên doanh.

- Bệnh viện tư nhân.

- Trường Đại học và Viện nghiên cứu.

- Đại lý phân phối.

11
Dựa trên khách hàng hiện có của công ty và tìm kiếm những khách hàng tiềm
năng mới.

Khu vực địa lý: khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam.

3.3. Mô tả sản phẩm của dự án

Sản phẩm cung cấp là thiết bị chẩn đoán hình ảnh về nội soi tai mũi họng và nội
soi tiêu hóa của Olympus, Nhật Bản.

Đặt tính nổi bật của sản phẩm:

Nội soi dạ dày có chức năng nội soi dải tần hẹp NBI (Narrow Band Imaging) với ánh
sáng có bước sóng 415nm và 540nm cho phép quan sát sắc nét hình ảnh để chẩn đoán
ung thư sớm.

Hình 3.4. Thiết bị nội soi tai mũi họng và tiêu hóa

Sản phẩm hiện tại của công ty đang phân phối là Fujinon, Nhật Bản: do sản phẩm
đã có thời gian phân phối trên thị trường hơn 5 năm, với công nghệ đã cũ chưa đáp
ứng nhu cầu của khách hàng do tốn nhiều chi phí bảo trì và khách hàng cần mua thiết
bị mới thay thế.

Sản phẩm trên thị trường có đặc tính tương tự với sản phẩm phân phối:

Nội soi ống cứng, ống mềm Karl Storz của Đức và GE của Mỹ đang được sử
dụng ở thị trường Việt Nam.

Thiết bị nội soi xuất xứ từ Đức và Mỹ có giá bán và giá phụ kiện thay thế cao

12
hơn Olympus của Nhật với cùng tính năng kỹ thuật.

Khách hàng Việt Nam rất tin tưởng và hài lòng với thiết bị y tế của Nhật Bản với
giá thấp hơn của Đức và Mỹ nhưng chất lượng rất tốt.

Đặt tính nổi bật của thiết bị nội soi:

Nội soi dạ dày, mật tụy ngược dòng với chức năng nội soi dải tần hẹp NBI
(Narrow Band Imaging) cho phép quan sát sắc nét hình ảnh để chẩn đoán ung thư sớm.

Nội soi tai mũi họng bằng ống mềm thay thế cho nội soi ống cứng.

Nội soi kết hợp với siêu âm để chẩn đoán giai đoạn các khối u đường tiêu hóa,
đánh giá các giai đoạn ung thư hay xác định vị trí của các u nội tiết.

Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm cung cấp:

Các bệnh viện có nhu cầu rất lớn về thiết bị nội soi với công nghệ kết hợp siêu
âm.

Cần có chức năng nội soi dải tần hẹp NBI để chẩn đoán ung thư sớm.

Phân đoạn thị trường:

Khách hàng của công ty tập trung ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền
Nam. Khách hàng là các bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, các Trường
Đại học, Viện nghiên cứu và các đại lý phân phối trung gian.

Về đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là các doanh nghiệp cung cấp thiết bị về nội
soi ở thành phố Hồ Chí Minh như:

- Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật.

- Công ty thiết bị y tế Anh Khoa.

- Công ty TNHH DV & TM Hoàng Phúc Thanh.

- Công ty CP đầu tư và phát triển y tế An Sinh

3.4. Kế hoạch marketing

Tham gia các triển lãm về trang thiết bị y tế để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm
đến với khách hàng.

13
Thường xuyên giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến lãnh đạo, trưởng khoa, các bác
sỹ của các bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, v.v.

Hợp tác với các bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện 115, bệnh viện Đại học Y dược,
v.v. để tài trợ các khóa huấn luyện về nội soi cho các bác sỹ ở tuyến tỉnh (KV miền
Trung-Tây Nguyên và miền Nam) về chuyên môn nội soi.

Kết hợp với Sở Y tế tổ chức các hội nghị, hội thảo về trang thiết bị y tế.

Tổ chức các hội thảo chuyên ngành y tế tại các trường Đại học.

Các hoạt động marketing cho dự án như đã nêu trên và dự trù chi phí marketing
từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 được thể hiện chi tiết cho từng năm trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng chi phí marketing

ĐVT: đồng

Danh mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Triển lãm trang


240,000,000 244,800,000 244,800,000 252,000,000 252,000,000
thiết bị y tế
Tài trợ BV đào
100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000
tạo bác sĩ

Hội thảo TBYT 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 150,000,000

Truyền thông 120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000

Hội thảo KH ở
100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000
trường đại học

Tổng cộng 640,000,000 664,800,000 684,800,000 712,000,000 722,000,000

3.5. Kế hoạch bán hàng

Thiết bị nội soi được bán trực tiếp và bán qua trung gian phân phối (các nhà bán
buôn, nhà bán lẻ) để cung cấp cho khách hàng. Mô hình kênh phân phối của công ty
được thể hiện ở hình 3.5.

Đối với các trung gian phân phối việc cung cấp thiết bị được phân chia theo khu

14
vực địa lý cụ thể, cho từng nhà phân phối để cung cấp cho khách hàng.

Đối với việc công ty bán thiết bị trực tiếp tới khách hàng thông qua đấu thầu trực
tiếp hoặc đấu thấu online cũng được quy định cụ thể khu vực để đảm bảo quyền lợi
của trung gian phân phối.

Riêng đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh, công ty sẽ cung cấp thiết bị cho
thị trường này. Đối với các nhà nhà phân phối trung gian có khả năng bán được thiết bị
cho khách hàng (ví dụ có mối quan hệ thân thiết, …) thì sẽ thỏa thuận với công ty để
được bán cho khách hàng trong khu vực này.

Hình 3.5. Mô hình kênh phân phối của Công ty ASIA TAC

Sản phẩm cung cấp ra thị trường bao gồm 4 thiết bị chính:

1. Nội soi tiêu hóa.

2. Nội soi phế quản.

3. Nội soi mật tụy.

4. Nội soi tai - mũi - họng.

Giá bán thiết bị được công ty đưa ra dựa vào giá nhập khẩu thiết bị với các chi
phí liên quan và so sánh giá của đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường để đưa ra
mức giá phù hợp nhất. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng, khu
vực khác nhau sẽ có mức giá phù hợp.

Giá bán dự kiến đưa ra là giá bán trung bình cho mỗi thiết bị. Giá bán cho mỗi
thiết bị được tính dự kiến trong thời gian là 5 năm như ở bảng 3.3. Năm thứ 1 dự kiến
số lượng bán ra là 50% công suất ban đầu, các năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 tăng lần lược

15
mỗi năm là 10% và năm thứ 5 tăng là 95% công suất ban đầu.

Bảng 3.3. Bảng dự kiến bán hàng theo từng năm

ĐVT: đồng

SỐ LƯỢNG BÁN DỰ KIẾN TỪNG NĂM (THIẾT BỊ)


DANH
MỤC Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
THIẾT BỊ 50% 60% 70% 80% 95%
1. Nội soi tiêu hóa

Số lượng 7.50 9.00 10.50 12.00 14.25


Đơn giá 3,300,000,000 3,432,000,000 3,569,280,000 3,712,051,200 3,860,533,248
Doanh thu 24,750,000,000 30,888,000,000 37,477,440,000 44,544,614,400 55,012,598,784
2. Nội soi phế quản

Số lượng 3.0 3.6 4.2 4.8 5.7

Đơn giá 3,300,000,000 3,432,000,000 3,569,280,000 3,712,051,200 3,860,533,248

Doanh thu 9,900,000,000 12,355,200,000 14,990,976,000 17,817,845,760 22,005,039,514

3. Nội soi mật tụy

Số lượng 2.0 2.4 2.8 3.2 3.8

Đơn giá 3,300,000,000 3,432,000,000 3,569,280,000 3,712,051,200 3,860,533,248

Doanh thu 6,600,000,000 8,236,800,000 9,993,984,000 11,878,563,840 14,670,026,342

4. Nội soi tai mũi họng

Số lượng 2.5 3.0 3.5 4.0 4.8

Đơn giá 3,300,000,000 3,432,000,000 3,569,280,000 3,712,051,200 3,860,533,248

Doanh thu 8,250,000,000 10,296,000,000 12,492,480,000 14,848,204,800 18,337,532,928


TỔNG 49,500,000,000 61,776,000,000 74,954,880,000 89,089,228,800 110,025,197,568

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 03. Doanh thu)

16
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
4.1. Lựa chọn công nghệ

Thiết bị nội soi được lựa chọn có công nghệ siêu âm kết hợp nội soi. Công nghệ
siêu âm kết hợp nội soi cho ra hình ảnh chuyên biệt giúp bác sĩ thấy được cơ quan khó
tiếp cận như tuyến tụy hay phát hiện những khối u nằm sâu trong ổ bụng với mức độ
xâm lấn tối thiểu.

Sử dụng dây nội soi có gắn đầu dò siêu âm giúp chẩn đoán và can thiệp những
tổn thương về đường tiêu hóa, mật, tụy, các tổn thương niêm mạc và ngoài niêm mạc
ống tiêu hóa.

Siêu âm nội soi với chọc hút sinh thiết kim nhỏ cho phép đánh giá sự liên quan
với các hạch lân cận so với các khối u, phát hiện sự xâm lấn của khối u ra các cơ quan
xung quanh.

Hình 4.1. Thiết bị nội soi

4.2. Lựa chọn mặt bằng

Hiện công ty đã có trụ sở làm việc và dự án cần thuê thêm mặt bằng sử dụng làm
nhà kho để chứa máy móc thiết bị y tế nhập khẩu.

17
Diện tích nhà kho gồm 1 trệt và 1 tầng lầu, có diện tích khoảng 100m 2 với chiều
dài là 20m, chiều rộng là 5m.

Mặt bằng được thuê trong thời gian 05 năm, giá thuê một tháng là 50 triệu đồng.

Giá thuê trong năm đầu tiên: 50 triệu x 12 tháng: 600 triệu đồng.

Thiết bị vật tư cần mua sắm được thể hiện trong bảng danh mục vật tư thiết bị ở
bảng 4.1.

Bảng 4.1. Danh mục vật tư thiết bị


ĐVT: đồng

Thông số Số
TT Hạng mục Xuất xứ Đơn giá Thành tiền
kỹ thuật lượng
1 Bàn ghế, tủ, kệ 100,000,000

2 Máy lạnh Daikin 2.0 HP Thái Lan 3 16,000,000 48,000,000

3 Máy lạnh đứng 4.0 HP Thái Lan 2 40,000,000 80,000,000


Daikin
4 Máy phát điện 7.0KVA Việt Nam 1 30,000,000 30,000,000

5 Hệ thống chiếu sáng 50,000,000

6 Máy tính bộ Dell Intel Core Việt Nam 2 15,000,000 30,000,000


i5, 1TB
4GB RAM
7 Máy in Canon LBP Canon Việt Nam 2 5,000,000 10,000,000

8 Máy Photocopy Canon Việt Nam 1 35,000,000 35,000,000

9 HT mạng, điện thoại 15,000,000

10 Camera quan sát Hàn Quốc 10,000,000

Tổng 408,000,000

Thuế VAT (10%) 40,800,000

Sau thuế 448,800,000

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 04. Chi phí thiết bị)

18
Danh mục sửa chữa nhà kho gồm có sửa chữa tầng trệt và tầng 1, với chi phí dự
kiến như ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Danh mục sửa chữa nhà kho

ĐVT: đồng

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền

1 Khu vực nhà kho (trệt) 85 m2 85 1,300,000 110,500,000

2 Phòng bảo vệ (trệt) 15 m2 15 1,300,000 19,500,000

3 Phòng làm việc, kho (tầng 1) 100 m2 100 1,300,000 130,000,000

Tổng 260,000,000

Thuế VAT (10%) 26,000,000

Sau thuế 286,000,000

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 04. Chi phí thiết bị)

19
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH VẬN HÀNH VÀ NHÂN LỰC
5.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Ban Giám đốc

- Các bộ phận như: dự án, kinh doanh, kỹ thuật, kế toán và hành chính nhân sự.

Sơ đồ tổ chức của công ty:

Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức công ty ASIA TAC

Tổng số lao động dự kiến cho dự án là 15 người, cụ thể:

- 1 Giám đốc kinh doanh

- 1 Trưởng phòng kinh doanh

- 4 Nhân viên kinh doanh.

- 2 Nhân viên kế toán.

- 2 Nhân viên hành chính - Nhân sự.

- 2 Nhân viên kỹ thuật.

- 1 Nhân viên kho.

- 1 Nhân viên lái xe.

- 1 Nhân viên bảo vệ.

20
5.2. Mô tả công việc của từng chức danh

Chức danh Mô tả công việc


Giám đốc - Hoạch định chiến lược kinh doanh và xây dựng hình ảnh công ty.
kinh doanh - Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng.
- Phát triển các mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
- Quản lý đội ngũ bán hàng.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh.
- Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện và theo dõi hiệu quả làm việc của
đội ngũ kinh doanh.

Trưởng - Quản lý nhân viên kinh doanh để đạt mục tiêu doanh số, mục tiêu
phòng KD tăng trưởng.
- Phát triển các mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
- Xây dựng các kế hoạch phục vụ mục tiêu phát triển và đạt được
kết quả kinh doanh công ty đưa ra.
- Giám sát công việc kinh doanh. Báo cáo hàng tuần, hàng tháng về
kết quả kinh doanh, đưa ra các dự báo cho Ban Giám đốc.
- Xây dựng và phát triển hệ thống khách hàng.
- Tuyến dụng và huấn luyện nhân viên kinh doanh.

Marketing - Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch công tác tuần, tháng.
và bán hàng - Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao.
- Chăm sóc khách hàng và bán hàng.
- Phát triển và quản lý hệ thống kênh bán hàng dự án.
- Đảm bảo doanh số bán hàng.

Hành chính - Về công tác nhân sự, bộ máy, đạo tạo:


và nhân sự - Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự trong công ty.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực.
- Quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, quản lý hợp đồng
lao động.
- Về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ: soạn thảo các văn bản,
các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ công ty.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.

21
Kế toán - Quản lý kế hoạch tài chính công ty như: xây dựng, điều chỉnh,
tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá tài chính.
- Tổ chức quản lý tài chính tại công ty: quản lý chi phí.
- Quản lý tiền; quản lý hàng tồn kho; quản lý công nợ; quản lý tài
sản cố định.

Nhân viên - Thiết lập quy trình xử lý máy móc, thiết bị khi gặp sự cố.
kỹ thuật - Lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị đã lắp đặt.
Xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng
thiết bị của khách hàng.
- Thực hiện báo cáo định kỳ công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị của khách hàng.

Nhân viên - Theo dõi việc nhập - xuất hàng hóa trong kho.
kho - Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho.

Nhân viên - Đưa đón, chở lãnh đạo và nhân viên công ty hoặc khách.
lái xe - Thực hiện các công việc khác liên quan khi có yêu cầu.

Nhân viên - Tiếp nhận và giữ xe cho khách và nhân viên công ty.
bảo vệ - Kiểm tra, giám sát tình hình an ninh, an toàn.
- Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các công việc sửa chữa tại nơi làm việc.

Bảng 5.1. Dự trù chi phí tiền lương nhân viên


ĐVT: đồng
Số Lương Tổng lương Tổng lương
TT Bộ phận
lượng / tháng /tháng /năm
1 GĐ kinh doanh 1 35,000,000 35,000,000 420,000,000
2 Trưởng phòng KD 1 25,000,000 25,000,000 300,000,000
3 Nhân viên KD-Marketing 4 20,000,000 80,000,000 960,000,000
4 Kỹ thuật 2 15,000,000 30,000,000 360,000,000
5 Kế toán 2 12,000,000 24,000,000 288,000,000
6 Hành chính - Nhân sự 2 12,000,000 24,000,000 288,000,000
7 Kho 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000
8 Lái xe 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000
9 Bảo vệ 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000
Tổng cộng 48,000,000 2,976,000,000

22
Bảng 5.2. Tổng chi phí lương cho từng năm
ĐVT: đồng
Chi phí
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
lương
Tổng lương 2,976,000,00 2,976,000,00 3,124,800,00 3,124,800,00 3,437,280,00
từng năm 0 0 0 0 0
Tổng lương
15,638,880,000
trong 5 năm
Lương trung
3,127,776,000
bình/năm

5.3. Kế hoạch tuyển dụng

5.3.1. Chuẩn bị tuyển dụng nhân sự

Xác định nhu cầu tuyển dụng

Xác định nhu cầu tuyển dụng được thể hiện qua hai tiêu chí quan trọng phục vụ
cho dự án đó là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.

Lập kế hoạch tuyển dụng

Cần phải lập kế hoạch cụ thể: nguồn tuyển dụng, phương pháp tuyển dụng và
thời gian tuyển dụng cho dự án.

Thành lập hội đồng tuyển dụng

Để đảm bảo có thể lựa chọn được ứng viên xuất sắc nhất cần phải thành lập hội
đồng tuyển dụng có đủ thẩm quyền quyết định. Hội đồng tuyển dụng là những người
có khả năng nhìn nhận, đánh giá con người, có chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh
nghiệm phỏng vấn để phục vụ cho dự án.

5.3.2. Quá trình tuyển chọn nhân sự

Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ


Nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên được bắt đầu bằng việc xem lý lịch, hồ sơ cá
nhân và đơn xin việc, so sánh với bản tiêu chuẩn công việc của ứng viên đến thời điểm
tuyển dụng.

Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ để xác định nhân viên có đủ tố chất và khả năng theo yêu cầu

23
công việc của dự án hay không. Nếu sau buổi phỏng vấn sơ bộ ứng viên không đủ tố
chất hoặc không đủ khả năng để đảm nhận chức danh công việc cần tuyển chọn thì sẽ
quyết định loại bỏ ứng viên.

Kiểm tra, trắc nghiệm


Hình thức thi viết giúp kiểm tra khả năng tư duy, mức độ nắm vững về lý thuyết,
khả năng xử lý nghiệp vụ và khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện của ứng viên.

Phỏng vấn tuyển chọn


Trong quá trình phỏng vấn tuyển chọn, người tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi
và ứng viên sẽ trả lời các câu hỏi này để tìm kiếm ứng viên phù hợp cho dự án.

Kiểm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn
Để xác định độ tin cậy của thông tin thu được qua các bước tuyển chọn, công ty
thực hiện thêm bước thẩm tra lại để xem mức độ chính xác của các thông tin.

Ra quyết định tuyển dụng


Sau khi thực hiện xong các bước tuyển chọn sẽ đi đến quyết định tuyển dụng đối
với các ứng viên đã được chọn tham gia vào dự án. Khi đã chọn được ứng viên và
thông báo trúng tuyển, công ty và người lao động sẽ ký hợp đồng lao động với thời
gian thử việc là 01 tháng. Sau thời gian thử việc công ty sẽ ký hợp đồng lao động có
thời hạn với ứng viên trúng tuyển.

5.4. Kế hoạch đào tạo

Sau khi tuyển dụng các ứng viên sẽ được đào tạo tại công ty. Giám đốc hoặc
trưởng các bộ phận phụ trách sẽ đào tạo và huấn luyện nhân viên của mình quản lý phù
hợp với chuyên môn và nghiệp vụ.

Thời gian đào tạo trong 2 tuần, nhân viên có thể được đưa đi đào tạo ở nước
ngoài (tập tung vào bộ phận kinh doanh và kỹ thuật).

Chi phí đào tạo dự trù khoảng 80 triệu đồng/ năm (phụ lục kèm theo - Biểu 02.
Chi phí hoạt động).

24
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án không có tác động tiêu cực đến môi tường.

Tác động đến môi trường chủ yếu đến từ khách hàng mua và sử dụng thiết bị và
khi thiết bị đã hết thời gian sử dụng và đưa vào danh mục rác thải y tế.

CHƯƠNG 7. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

7.1. Thông số của dự án

7.1.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án

Vốn được dùng để đầu tư cho các hạng mục chính như: chi phí thuê mặt bằng, chi
phí thi công các hạng mục nhà kho, mua sắm các trang thiết bị và các chi phí khác:

- Tổng mức đầu tư của dự án: 21,087,700,000 đồng

- Nguồn vốn của dự án:

+ Vốn chủ (vốn tự có): 16,870,160,000 đồng.

+ Vốn vay ngân hàng: 4,217,540,000 đồng.

7.1.2. Doanh thu của dự án

Công suất thiết kế (dự kiến số lượng tiêu thụ): 30 máy/ năm.
- Năm thứ 1 : 49,500,000,000 đồng.
Số máy (50% công suất) : 15 máy.
Giá bán : 3,300,000,000 đồng/ máy.
Hệ số tăng giá : 4%

- Năm thứ 2 : 61,776,000,000 đồng.


Số máy (60% công suất) : 18 máy.
Giá bán : 3,432,000,000 đồng/ máy.
Hệ số tăng giá : 4%

- Năm thứ 3 : 89,089,228,800 đồng.


Số máy (70% công suất) : 21 máy.
Giá bán : 3,569,280,000 đồng/ máy.
Hệ số tăng giá : 4%

25
- Năm thứ 4 : 89,089,228,800 đồng.
Số máy (80% công suất) : 24 máy.
Giá bán : 3,712,051,200 đồng/ máy.
Hệ số tăng giá : 4%

- Năm thứ 5 : 110,025,197,568đồng.


Số máy (90% công suất) : 29 máy.
Giá bán : 3,860,533,248 đồng/ máy.
Hệ số tăng giá : 4%

Bảng 7.1. Doanh thu dự kiến của dự án theo từng năm


ĐVT: đồng
Năm 1 2 3 4 5

Công suất
50% 60% 70% 80% 95%
huy động
Sản lượng
15 18 21 24 29
(q=cstk*cshđ)
Giá bán (p)
3,300,000,000 3,432,000,000 3,569,280,000 3,712,051,200 3,860,533,248
đồng/sp
Hệ số tăng
4% 4% 4% 4%
giá
Doanh thu
49,500,000,000 61,776,000,000 74,954,880,000 89,089,228,800 110,025,197,568
(S=q*p)

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 03. Doanh thu)

7.1.3. Chi phí hoạt động

Biến phí bao gồm:

- Chi phí mua thiết bị.

- Chi phí phương tiện.

- Chi phí giấy phép.

- Chi phí văn phòng.

26
Bảng 7.2. Biến phí hoạt động
ĐVT: đồng
Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu
Chi phí hoạt Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
động
49,500,000,000 61,776,000,000 74,954,880,000 89,089,228,800 110,025,197,568

Biến phí 37,298,250,000 46,548,216,000 56,478,502,080 67,128,733,901 82,903,986,367

Chi phí mua


37,125,000,000 46,332,000,000 56,216,160,000 66,816,921,600 82,518,898,176
TB nhập
Chi phí
74,250,000 92,664,000 112,432,320 133,633,843 165,037,796
phương tiện
Chi phí giấy
74,250,000 92,664,000 112,432,320 133,633,843 165,037,796
phép
Chi phí văn
24,750,000 30,888,000 37,477,440 44,544,614 55,012,599
phòng

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 02. Chi phí hoạt động)

Định phí: gồm có chi phí marketing, chi phí mặt bằng, chi phí điện - nước, chi
phí đào tạo, chi phí lương, thuế môn bài, BHXH, y tế, thất nghiệp và chi phí quản lý.

Bảng 7.3. Định phí hoạt động


ĐVT: đồng
Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu
Chi phí hoạt Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
động
49,500,000,000 61,776,000,000 74,954,880,000 89,089,228,800 110,025,197,568

Định phí 5,508,200,000 5,679,760,000 6,035,548,800 6,231,097,088 6,854,139,272

Chi phí marketing 640,000,000 664,800,000 684,800,000 712,000,000 722,000,000

Chi phí mặt bằng 600,000,000 612,000,000 624,240,000 636,724,800 649,459,296

Chi phí điện, nước 120,000,000 125,000,000 130,000,000 135,000,000 140,000,000

Chi phí đào tạo 80,000,000 80,000,000 80,000,000 80,000,000 80,000,000

Chi phí lương 2,976,000,000 2,976,000,000 3,124,800,000 3,124,800,000 3,437,280,000

Thuế môn bài (2


2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000
triệu đồng/ năm)
BHXH, y tế, thất
595,200,000 595,200,000 624,960,000 624,960,000 687,456,000
nghiệp
Chi phí quản lý
495,000,000 617,760,000 749,548,800 890,892,288 1,100,251,976
(1%/DT)

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 02. Chi phí hoạt động)

27
Chi phí marketing:

Bảng 7.4. Chi phí marketing

Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

89,089,228,80
Doanh thu BH 49,500,000,000 61,776,000,000 74,954,880,000
0
110,025,197,568

CP marketing/ DT 1.3% 1.1% 0.9% 0.8% 0.7%

Chi phí Marketing

Triển lãm TTBYT 240,000,000 244,800,000 244,800,000 252,000,000 252,000,000

Tài trợ BV đào tạo 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000

Hội thảo TTBYT 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 150,000,000

Truyền thông 120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000

Hội thảo KH 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000 100,000,000

Tổng chi phí


640,000,000 664,800,000 684,800,000 712,000,000 722,000,000
marketing

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 05. Chi phí marketing)

Chi phí thuê mặt bằng:

Theo tham khảo giá thị trường và thực tế thì giá thuê của một căn nhà 1 trệt, 1
tầng, diện tích 100 m2. Ký hợp đồng thuê 5 năm, trả tiền hàng quý là 50.000.000
VND/tháng, tức 600.000.000 VND/năm đầu tiên.

Các năm tiếp theo tăng lên 2% theo giá các năm trước liền kề, cụ thể: năm 2 là
612,000,000 đồng, năm 3 là: 624,240,000 đồng, năm 4 là 636,724,800 đồng và năm
thứ 5 là 649,459,296 đồng.

Chi phí điện, nước:

Chi phí điện nước trung bình trong một tháng khoảng 10,000,000 đồng, trong 1
năm là 120,000,000 đồng. Các năm tiếp theo tăng lên khoảng 1% của các năm tiếp
theo.

Chi phí đào tạo:

28
Chi phí đào tạo dự trù khoảng 80 triệu/ năm, trong 05 năm chi phí đào tạo
là 400 triệu đồng.

Chi phí lương:

Bảng 7.5. Chi phí lương


ĐVT: đồng
Số Lương Tổng lương Tổng lương
TT Bộ phận
lượng / tháng /tháng /năm
1 GĐ kinh doanh 1 35,000,000 35,000,000 420,000,000

2 Trưởng phòng KD 1 25,000,000 25,000,000 300,000,000

3 Nhân viên KD-Marketing 4 20,000,000 80,000,000 960,000,000

4 Kỹ thuật 2 15,000,000 30,000,000 360,000,000

5 Kế toán 2 12,000,000 24,000,000 288,000,000

6 Hành chính - Nhân sự 2 12,000,000 24,000,000 288,000,000

7 Kho 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000

8 Lái xe 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000

9 Bảo vệ 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000

Tổng cộng 48,000,000 2,976,000,000

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 06. Chi phí lương)

Bảng 7.6. Chi phí BHXH, y tế, thất nghiệp


ĐVT: đồng

Chi phí lương Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Tổng lương 2,976,000,00


2,976,000,000 3,124,800,000 3,124,800,000 3,437,280,000
từng năm 0

BHYT-XH-TN 595,200,000 595,200,000 624,960,000 624,960,000 687,456,000

Tổng lương 5
15,638,880,000
năm

Lương trung
3,127,776,000
bình/năm

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 06. Chi phí lương)

29
Thuế môn bài:
Thuế môn bài hiện tại là 2 triệu đồng/năm. Dự kiến thuế môn bài không thay đổi
trong các năm tiếp theo.
Chi phí quản lý:
Chi phí quản lý chiếm khoảng 1% của doanh thu.
Bảng 7.7. Chi phí quản lý
ĐVT: đồng
Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu
Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
hoạt động 110,025,197,56
49,500,000,000 61,776,000,000 74,954,880,000 89,089,228,800
8
Chi phí
495,000,000 617,760,000 749,548,800 890,892,288 1,100,251,976
quản lý

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 02. Chi phí hoạt động)

7.2. Kế hoạch tài chính

7.2.1. Lịch vay và trả nợ

Trả nợ theo phương thức trả gốc đều.

Bảng 7.8. Lịch vay và trả nợ

ĐVT: đồng

Năm 0 1 2 3 4 5

4,217,540,00 3,374,032,00 2,530,524,00 1,687,016,00 843,508,00


Nợ đầu kỳ
0 0 0 0 0

Lãi phát sinh


421,754,000 337,403,200 253,052,400 168,701,600 84,350,800
trong kỳ

1,265,262,00 1,180,911,20 1,096,560,40 1,012,209,60 927,858,80


Trả nợ:
0 0 0 0 0

843,508,00
+ Trả gốc 843,508,000 843,508,000 843,508,000 843,508,000
0

+ Trả lãi 421,754,000 337,403,200 253,052,400 168,701,600 84,350,800

Nợ mới phát
sinh

30
3,374,032,00 2,530,524,00 1,687,016,00
Nợ cuối kỳ 843,508,000 0
0 0 0

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)

7.2.2. Kế hoạch thu nhập (lợi nhuận) của dự án

Bảng 7.9. Lợi nhuận của dự án

ĐVT: đồng

Năm 1 2 3 4 5

49,500,000,00 61,776,000,00 74,954,880,00 89,089,228,80 110,025,197,56


Doanh thu (S=q*p)
0 0 0 0 8
(-) Chi phí hoạt động 42,313,700,00 51,628,880,00 61,794,734,40 72,515,852,54
88,725,219,460
(O) 0 0 0 4
Định phí hoạt
5,015,450,000 5,080,664,000 5,316,232,320 5,387,118,643 5,821,233,092
động
37,298,250,00 46,548,216,00 56,478,502,08 67,128,733,90
Biến phí hoạt động 82,903,986,367
0 0 0 1
(-) Khấu hao (De) 133,600,000 133,600,000 133,600,000 133,600,000 133,600,000
Thu nhập trước thuế
10,013,520,00 13,026,545,60 16,439,776,25
và lãi vay (EBIT=S-O- 7,052,700,000 21,166,378,108
0 0 6
De)
421,754,000.0 337,403,200.0 253,052,400.0 168,701,600.0
(-) Lãi vay (I) 84,350,800.00
0 0 0 0
Thu nhập trước thuế 12,773,493,20 16,271,074,65
6,630,946,000 9,676,116,800 21,082,027,308
(EBT=EBIT-I) 0 6
(-) Thuế TNDN
1,326,189,200 1,935,223,360 2,554,698,640 3,254,214,931 4,216,405,462
(T=EBT*t)
Thu nhập sau thuế 10,218,794,56 13,016,859,72
5,304,756,800 7,740,893,440 16,865,621,847
(EAT=EBT-T) 0 5

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)

7.3. Hiệu quả dự án

Bảng 7.10. Hiệu quả của dự án

ĐVT: đồng
Năm 0 1 2 3 4 5
49,500,000, 61,776,000, 74,954,880, 89,089,22 130,425,197,
Dòng tiền vào (Bt) 4,217,540,000 000 000 000 8,800 568
49,500,000, 61,776,000, 74,954,880, 89,089,22 110,025,197,
Doanh thu 000 000 000 8,800 568

31
300,000,
Thu thuê mặt bằng 000
Thanh lý TSCĐ 100,000,
sau thuế 000
Thu hồi VLĐ ban 20,000,000,
đầu 000
4,217,540
Vốn vay ,000
21,087,70 44,905,151, 54,745,014, 65,445,993, 76,782,27 93,869,483,
Dòng tiền ra (Ct) 0,000 200 560 440 7,075 721
Chi phí đầu tư ban 21,087,70
đầu 0,000
Chi phí hoạt động 42,313,700, 51,628,880, 61,794,734, 72,515,85 88,725,219,
(O) 000 000 400 2,544 460
1,326,189, 1,935,223, 2,554,698, 3,254,21 4,216,405,
Thuế TNDN 200 360 640 4,931 462
1,265,262, 1,180,911, 1,096,560, 1,012,20 927,858,
Trả nợ 000 200 400 9,600 800
Dòng tiền ròng (16,870,160 4,594,848, 7,030,985, 9,508,886, 12,306,95 36,555,713,
(NCFt=Bt-Ct) ,000) 800 440 560 1,725 847
(16,870,160 (12,275,311, (5,244,325, 4,264,560, 16,571,51 53,127,226,
Luỹ kế ,000) 200) 760) 800 2,525 371
Hiện giá (16,870,160 3,829,040, 4,882,628, 5,502,827, 5,935,06 14,690,921,
NCFt=NCFt/(1+r)^t ,000) 667 778 870 5,454 524
(16,870,160 (13,041,119, (8,158,490, (2,655,662, 3,279,40 17,970,324,
Luỹ kế ,000) 333) 556) 685) 2,769 292
PP không chiết khấu

Số năm 1 1 - - -
Số tháng 0 -6.618220622 0 0 0
PP có chiết khấu
Số năm 1 1 0 0 0
Số tháng 0 0 -5.369435682 0 0

Hiện giá thuần (NPV) 17,970,324,292

Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR) 48.25%

Thời gian hoàn vốn (PP)-EPV

PP chưa có chiết khấu 2 năm -7 tháng

PP có chiết khấu 2 năm -5 tháng

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)

Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV)

Dự án có NPV = 17,970,324,292 > 0

32
Ta thấy NPV > 0 nên dự án đầu tư có hiệu quả.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Dự án có IRR = 48,25%

Ta thấy IRR > 20% nên dự án đầu tư có hiệu quả.

Thời gian hoàn vốn (PP)

PP = 2 năm 7 tháng. Do đó sau 2,7 năm thì vốn được thu hồi (PP chưa có chiết khấu).

PP = 2 năm 5 tháng. Do đó sau 2,5 năm thì vốn được thu hồi (PP có chiết khấu).

Phân tích tình huống của dự án

Bảng 7.11. Phân tích tình huống

Nội dung thay đổi Ban đầu Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3
Chi phí thiết bị 408,000,000 350,000,000 370,000,000 320,000,000
Sản lượng 30 32 35 28
Giá bán (tr đồng/sp) 3,300,000,000 3,400,000.000 3,600,000.000 3,200,000.000
Chi phí biến đổi 75.35% DT 77.00% 80.00% 73.00%
Kết quả:
Lợi nhuận NPV 15,220,838,696 16,345,674,074 16,634,391,968 14,927,114,335
Tỷ suất LN/ DT thuần IRR 39.74% 41.19% 41.54% 39.42%
PP chưa chiết khấu 3 năm 2 năm 2 năm 3 năm
PP đã chiết khấu 3 năm 2 năm 2 năm 3 năm

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)

Điểm hòa vốn của dự án của dự án

Bảng 7.12. Điểm hòa vốn của dự án

Năm 1 2 3 4 5
5,570,8 5,551,66 5,702,884 5,689,420 6,039,183
Định phí
04,000 7,200 ,720 ,243 ,892
+ Định phí 5,015,4 5,080,66 5,316,232, 5,387,118, 5,821,233
hoạt động 50,000 4,000 320 643 ,092
133,6 133,60 133,600, 133,600, 133,600
+ Khấu hao
00,000 0,000 000 000 ,000
+ Lãi vay 421,7 337,40 253,052, 168,701, 84,350,
đầu tư 54,000 3,200 400 600 800
Biến phí 37,298,2 46,548,21 56,478,502 67,128,733 82,903,98

33
50,000 6,000 ,080 ,901 6,367
Doanh thu kế 49,500,0 61,776,00 74,954,880 89,089,228 110,025,19
hoạch 00,000 0,000 ,000 ,800 7,568
Doanh thu
hòa vốn = 22,599,6 22,521,97 23,135,434 23,080,812 24,499,73
ĐP/(1-BP/DT 10,548 6,471 ,970 ,346 1,815
)
Thời gian
hòa vốn 164 ngày 131 ngày 111 ngày 93 ngày 80 ngày
(ngày)

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)
CHƯƠNG 8. PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN

8.1. Phân tích rủi ro về pháp lý

Rủi ro Giải pháp ngăn ngừa Giải pháp giảm thiệt hại

Nghị định số 160/2018/ NĐ- - Chọn sản phẩm có - Cam kết về chất lượng
CP về quản lý TTBYT, khi vi thương hiệu uy tín sản phẩm với nhà sản xuất
phạm quy định về chất lượng, trên thế giới. để giải quyết các rủi ro
gây ảnh hưởng sức khỏe con - Kiểm tra thiết bị một liên quan.
người sẽ bị rút số đăng ký lưu cách nghiêm ngặt trước
hành. khi bàn giao đưa vào
sử dụng.

Doanh nghiệp phải chịu - Chọn sản phẩm có - Cam kết về chất lượng
trách nhiệm bảo đảm chất thương hiệu uy tín sản phẩm với nhà sản xuất
lượng của TTBYT do đơn vị trên thế giới. để giải quyết các rủi ro
nhập khẩu (Nghị định số liên quan.
160/2018/NĐ-CP).

Có thể bị kiện khi sản phẩm - Kiểm tra máy một - Mua bảo hiểm để đảm
không đáp ứng các biện pháp cách nghiêm ngặt báo rủi ro về tài chính.
đảm bảo an toàn hoặc gây trước khi thực hiện
nguy hại đến sức khỏe. việc nội soi.

8.2. Phân tích rủi ro về vị trí

34
Rủi ro Giải pháp ngăn ngừa Giải pháp giảm thiệt hại

Chủ nhà cho thuê thông - Ký hợp đồng thuê mặt - Ràng buộc điều khoản
báo lấy lại mặt bằng. bằng với thời gian 5 năm. phạt khi không tuân thủ

Tăng giá thuê mặt bằng - Giá thuê theo từng năm hợp đồng.

cụ thể trong hợp đồng.

8.3. Phân tích rủi ro về kỹ thuật

Rủi ro Giải pháp ngăn ngừa Giải pháp giảm thiệt hại

Thiết bị không đảm bảo - Chọn sản phẩm có - Kiểm tra thiết bị một
an toàn chất lượng. thương hiệu uy tín trên cách nghiêm ngặt trước
thế giới. khi bàn giao đưa vào sử

- Cam kết về chất lượng dụng.

sản phẩm với nhà sản xuất


để giải quyết các rủi ro
liên quan.

Lỗi nghiêm trọng do thiết - Chọn thiết bị có thương - Kết hợp với khách hàng
bị trong quá trình thực hiệu uy tín. nhằm hỗ trợ kỹ thuật để
hiện chẩn đoán nội soi xử lý kịp thời sự cố xãy
cho bệnh nhân. ra.

Lỗi do vận hành thiết bị - Huấn luyện về vận hành - Luôn có những phụ kiện
của bác sĩ trong quá trình máy, xử lý các lỗi thường dự phòng cần thiết.
thực hiện chẩn đoán nội xãy ra cho bác sĩ.
soi cho bệnh nhân. - Chuẩn bị và kiếm tra
máy trước khi nội soi.

Tư vấn về kỹ thuật - Có chế độ lương và đãi - Tuyển dụng 2 nhân viên


TTBYT phải có thời gian ngộ tốt cho nhân viên tư tư vấn kỹ thuật.

35
công tác trực tiếp về kỹ vấn để tránh trường hợp - Có chế độ lương và đãi
thuật TTBYT tại cơ sở nhân viên nghỉ việc. ngộ tốt cho nhân viên tư
TTBYT từ 05 năm trở lên vấn.
(Nghị định số
160/2018/NĐ-CP về quản
lý TTBYT)

8.4. Phân tích rủi ro về nhân lực

Rủi ro Giải pháp ngăn ngừa Giải pháp giảm thiệt hại

Các rủi ro nhân viên - Chế độ đãi ngộ, môi - Hoàn thiện chức năng
nhảy việc, bỏ việc, gặp trường làm việc thỏa duy trì nguồn nhân lực
tai nạn lao động. đáng với người lao như đánh giá kết quả thực
động. hiện công việc của từng cá
nhân và bộ phận phòng,
ban.
- Hoàn thiện các chính
sách khen thưởng và kiểm
tra.

Nhân viên được tuyển - Chính sách lương - Đào tạo, huấn luyện về
dụng không phù hợp thưởng theo năng lực năng lực quản lý, tiêu
với văn hóa của công công tác. chuẩn ứng xử, văn hóa
ty. - Hệ thống kênh đối DN, nội quy, quy định nội
thoại 2 chiều liên tục bộ.
định kỳ, hệ thống tiếp - Truyền thông về mong
nhận ý kiến của người muốn của NLĐ và DN
lao động.

Các rủi ro do tai nạn - Huấn luyện, đào tạo - Giám sát an toàn một
lao động, bệnh tật. để nâng cao nhận thức cách thường xuyên. Cụ
cho Ban Giám đốc và thể là giám sát máy móc,
người lao động về an các thiết bị điện, các dụng
toàn và vệ sinh lao cụ phòng cháy chữa cháy,
động. v.v.

36
8.5. Phân tích rủi ro về tài chính

8.5.1. Phân tích độ nhạy một chiều

Phân tích độ nhạy một chiều của lợi nhuận, với biến rủi ro là số lượng sản phẩm
được bán dao động trong khoảng từ 22 đến 38 máy với bước dao động là 2.

Bảng 8.1. Phân đích độ nhạy một chiều

Số lượng Lợi nhuận


21,230,747,608
22 14,723,147,608
24 16,350,047,608
26 17,976,947,608
28 19,603,847,608
30 21,230,747,608
32 22,857,647,608
34 24,484,547,608
36 26,111,447,608
38 27,738,347,608

(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)

8.5.2. Phân tích độ nhạy hai chiều

Phân tích độ nhạy hai chiều của lợi nhuận, với biến rủi ro là số lượng máy và giá
bán của máy. Trong đó số lượng máy dao động từ 22 đến 36, bước dao động là 2; giá
bán sản phẩm dao động từ 21,230,747,000 đồng đến 27,738,347,000 đồng.

Bảng 8.2. Phân đích độ nhạy hai chiều

ĐVT: 1.000 đồng

Giá bán
21,230,747
3,00 3,100, 3,200, 3,30 3,40 3,500, 3,600,0
0,000 000 000 0,000 0,000 000 00
Số 14,57 15,166, 15,758, 16,3 16,94 17,533, 18,124,
lượng 24 5,247 847 447 50,047 1,647 247 847
26 16,05 16,695, 17,336, 17,9 18,61 19,258, 19,899,
4,247 147 047 76,947 7,847 747 647

37
17,53 18,223, 18,913, 19,6 20,29 20,984, 21,674,
28 3,247 447 647 03,847 4,047 247 447
19,01 19,751, 20,491, 21,2 21,97 22,709, 23,449,
30 2,247 747 247 30,747 0,247 747 247
20,49 21,280, 22,068, 22,8 23,64 24,435, 25,224,
32 1,247 047 847 57,647 6,447 247 047
21,97 22,808, 23,646, 24,4 25,32 26,160, 26,998,
34 0,247 347 447 84,547 2,647 747 847
23,44 24,336, 25,224, 26,1 26,99 27,886, 28,773,
36 9,247 647 047 11,447 8,847 247 647
(Chi tiết ở phụ lục kèm theo - Biểu 01. Phân tích tài chính)

CHƯƠNG 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ ảnh hưởng của dự án đối
với nền kinh tế, dưới dạng tổng quát nhất giá trị gia tăng là mức chênh lệch giữa giá trị
đầu ra và giá trị đầu vào. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các
lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội
đã bỏ ra khi thực hiện dự án.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc
thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có
thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế,
phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước hoặc đo lường bằng
các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có
việc làm, mức gia tăng ngoại tệ, lợi ích cơ hội tăng do việc giảm bệnh tật cho người
dân, v.v.

Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính như trên, dự án phân phối thiết bị y tế là một
dự án khả thi, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như xã hội.

9.1. Lợi ích kinh tế

Đóng góp vào ngân sách nhà nước:

Hàng năm đóng góp cho Nhà nước mức thuế suất TNDN là 20% trên tổng thu
nhập trước thuế. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước góp phần làm tăng GDP của TP.
Hồ Chí Minh từ đó làm tăng GDP cho quốc gia.

Bảng 9.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

38
Thu nhập
6,630,946,000 9,676,116,800 12,773,493,200 16,271,074,656 21,082,027,308
trước thuế

Thuế
1,326,189,200 1,935,223,360 2,554,698,640 3,254,214,931 4,216,405,462
TNDN

Thu nhập
5,304,756,800 7,740,893,440 10,218,794,560 13,016,859,725 16,865,621,847
sau thuế

9.2. Lợi ích xã hội

Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Việc làm tăng lên
góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, giảm bớt các tệ nạn xã hội.

Góp phần giúp ngành y tế giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, điều trị bệnh, bảo đảm sức khỏe của người bệnh từ đó góp phần cải thiện
tình trạng sức khỏe của nhân dân.

Người dân thực sự được hưởng lợi từ thiết bị y tế hiện đại, chất lượng chăm sóc
sức khỏe ngày được nâng cao, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, giúp người dân
được tiếp cận dịch vụ y tế với chất lượng tốt hơn và thu hút người dân đến khám chữa
bệnh.

Trang thiết bị hiện đại sẽ giúp phát hiện sớm bệnh; chẩn đoán chính xác; tăng
hiệu quả điều trị; rút ngắn ngày điều trị; giảm chi phí; hạn chế di chứng và góp phần
giảm tỷ lệ tử vong.

Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: thu nhập ngoại tệ tăng thêm do thực hiện dự án.

Ảnh hưởng của dự án tới môi trường: tác động của dự án đến môi trường không
có tác động tiêu cực.

39
KẾT LUẬN

Việc thực hiện đầu tư dự án cung cấp thiết bị y tế góp phần vào việc phát triển
KT- XH ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Ngoài ra, dự án còn đóng
góp cho ngân sách Nhà nước cũng như giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho
người lao động. Đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải
quyết việc làm góp phần đảm bảo an ninh xã hội tại địa phương. Phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi của Nhà nước về việc nâng cao đầu tư
thiết bị y tế phục vụ nhân dân.

Với kết quả phân tích cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, cụ thể
như các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV > 0; IRR > tỷ suất chiết khấu, cho thấy
dự án có hiệu quả về mặt kinh tế như nộp ngân sách nhà nước dự kiến trung bình 1,5
tỷ/năm. Đóng góp vào sự phát triển chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển
của các ngành nghề dịch vụ đi kèm của khu vực.

Qua nội dung phân tích và tính toán trong dự án cho thấy rằng, việc đầu tư dự án
là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Theo những phân tích cho
thấy dự án này là khả thi khi thực hiện.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Huỳnh Thanh Điền (2020). Phát triển doanh nghiệp từ ý tưởng đến quản trị. NXB
Thế Giới.
Huỳnh Thanh Điền (2020). Bải giảng Tinh thần khởi nghiệp. Học liệu E-Learning. Đại
học Nguyễn Tất Thành.
Huỳnh Thanh Điền (2018). Kiến tạo môi trường khởi nghiệp. NXB Thông tin và
Truyền thông.
Huỳnh Thanh Điền. Mục chuyên đề khởi nghiệp. http://huynhthanhdien.com/chuyen-
de/khoi-nghiep [Truy cập ngày 01/07/2021].ỹ thuật có trình độ phù hợp để thực
hiện lắp đặt, hướng dẫn sử dụng phù hợp với loại trang thi ết b ị y t ế mà c ơ s ở
mua bán, trong đó có ít nhất 01 nhân viên k ỹ thu ật có trình đ ộ cao đ ẳng
chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược hoặc cao đ ẳng k ỹ thu ật
trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành
được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.

Có kho có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được
bảo quản; Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhi ễm;

Có phương tiện vận chuyển từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại
trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp không có kho bảo quản hoặc phương tiện vận chuyển phải có hợp
đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

Các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế loại A chỉ cần làm thủ tục công
bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế loại A trước khi đưa sản phẩm ra thị
trường là có thể thực hiện kinh doanh một cách hợp pháp.

Riêng với trang thiết bị y tế loại B, C, D khi tiến hành kinh doanh cơ sở kinh
doanh phải làm thủ tục công bố đủ điêu kiện mua bán đối với trang thiết bị y tế

41
loại này. Khi đó sẽ cần đáp ứng một số yêu cầu theo nghị định 36/2016/NĐ-CP
(sửa đổi bởi nghị định 169/2018/NĐ-CP).

=====
Tiềm năng y tế Việt Nam nói chung và y tế số (digital healthcare) có thể
thấy qua giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế hơn 17 tỉ
USD năm 2019, tương đương 6,6% GDP (ước tính từ hãng nghiên cứu thị
trường Fitch Solutions). Công ty cũng dự báo rằng chi tiêu cho y tế vào
năm 2022 sẽ đạt 23 tỉ USD với mức tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm
khoảng 10,7%.

Những thay đổi trong xã hội đang tạo ra cơ hội và thách thức mới

Tầng lớp trung lưu tăng nhanh và dân số già hóa

42

You might also like