You are on page 1of 73

VIÊM NHIỄM RĂNG

MIỆNG HÀM MẶT


NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – PHÂN LOẠI
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần phải:
1. Trình bày được nguyên nhân gây viêm nhiễm răng
miệng hàm mặt.
2. Trình bày được cách khai thác bệnh lý liên quan đến
tổn thương viêm nhiễm răng miệng hàm mặt.
3. Trình bày được một số thể lâm sàng viêm nhiễm
răng miệng hàm mặt.
Đại cương
• Viêm nhiễm miệng hàm mặt chủ yếu là nguyên
nhân do răng.
• Viêm nhiễm miệng hàm mặt được coi là một cấp
cứu do đau đớn, có thể có biến chứng nặng như
nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, áp xe và
có thể tử vong.
• Xử trí đôi khi rất khó khăn do tuổi, thể trạng suy
kiệt, xử trí ban đầu chưa đúng.
• Viêm nhiễm miệng hàm mặt có thể gặp ở bất cứ
lứa tuổi nào
Nguyên nhân
1. Do răng:
– Biến chứng của sâu
răng, viêm tủy, viêm
quanh cuống răng.
Nguyên nhân
1. Do răng:
– Sang chấn răng
gây rạn nứt răng,
gãy chân răng, sau
đó tủy chết và
nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân
1. Do răng:
– Biến chứng mọc răng
sữa, răng vĩnh viễn,
nhất là răng khôn mọc
lệch, mọc ngầm.
Nguyên nhân
1. Do răng:
– Viêm quanh răng biến chứng, áp xe quanh
răng, viêm tủy ngược dòng do viêm quanh
răng.
Áp xe quanh răng số 7 hàm dưới và đường rạch
dẫn lưu bằng dao số 11 ở đỉnh của khối sưng.
Nhiễm khuẩn sau nhổ răng, tổn thương có thể ở phần mềm, có
thể ở phần xương ổ răng.
Nguyên nhân
2. Do điều trị
– Điều trị tủy răng, đẩy
tổ chức nhiễm khuẩn
ra ngoài cuống răng,
hàn ống tủy chưa tốt,
lấy cao răng.
Nguyên nhân
2. Do điều trị
– Biến chứng do làm
răng giả, mài răng
sống gây chết tủy,
hoặc hàm giả gây
sang chấn
Nguyên nhân
2. Do điều trị
– Biến chứng do nắn
chỉnh răng, lực kéo
quá mạnh làm cho
răng bị chết tủy.
Nguyên nhân
2. Do điều trị
– Phẫu thuật viêm
quanh răng.
– Phẫu thuật trong
miệng, nạo tổ chức
sau khi nhổ răng.
2. Do điều trị
– Phẫu thuật chỉnh hình, mở xương làm tổn thương răng
Phẫu thuật hàm mặt gây tổn thương và
răng chết tủy.
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Nang xương hàm
nhiễm khuẩn.
Viêm xương tủy hàm lan vào
phần mềm.
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Gãy hở xương hàm,
thông vào hốc miệng
hoặc đường gãy đi
qua răng nhiễm
khuẩn.
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Vết thương phần mềm
hàm mặt có nhiều dị
vật bẩn.
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Nhiễm khuẩn tuyến
nước bọt: viêm tuyến
nước bọt, sỏi tuyến
nước bọt.
Áp xe vùng
mang tai
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Nhiễm khuẩn da và
niêm mạc như viêm
nang lông
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Viêm amiđan, viêm
hạch
Nguyên nhân
3. Các nguyên nhân khác:
– Viêm xoang hàm, chọc
xoang gây nhiễm
khuẩn vào các vùng
xung quanh.
– Tai nạn do gây tê
không vô khuẩn.
– Dị vật
CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI

• Hệ thống cân cơ
bám xương hàm
trên và xương hàm
dưới ngăn tổ chức
liên kết thành các
khoang
Tổ chức liên kết vùng hàm mặt rất lỏng lẻo gồm những bó sợi chun, sợi
keo và những tế bào liên kết tự do, nhiều đám mỡ.
Hệ thống răng miệng dễ bị nhiễm khuẩn và là nguyên nhân.
Vi khuẩn trong miệng
• Vi khuẩn ưa khí loại Gr(+) chủ yếu là tụ cầu, liên
cầu và trực khuẩn, mẫn cảm với kháng sinh
nhóm betalactamin, aminosit, macrolit,
tetraxyclin. Loại Gr(-) chủ yếu là moraxella-
neisseria cũng mẫn cảm với các loại kháng sinh
kể trên.
• Vi khuẩn kỵ khí thường phối hợp với vi khuẩn
ưa khí. Do tính sinh hơi và men tiết của chúng
làm cho quá trình nhiễm khuẩn nhanh chóng lan
rộng và nặng thêm. Kháng sinh nhóm macrolit
và betalactamin có tác dụng tốt đối với loại vi
khuẩn này.
Đường xâm nhập của vi khuẩn

• Đường xương-màng
xương: Vi khuẩn từ lỗ sâu
răng xâm nhập vào tủy, vào
vùng quanh chóp răng, từ
đó qua xương, màng xương
vào phần mềm.
Đường bạch huyết và tĩnh mạch gặp trong
những thể nặng như viêm mô tế bào tỏa lan,
viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn máu.
Đường trực tiếp: đặc biệt do gây tê tại chỗ và gây tê
vùng. Kim và thuốc tê đưa vi khuẩn trực tiếp vào tổ chức
khi đi qua vùng niêm cạc chưa sát trùng hoặc qua ổ áp xe
Phương pháp khám, chẩn đoán

Tại chỗ: viêm nhiễm thường biểu hiện bằng các dấu hiệu nóng đỏ hay
trắng (áp xe), sưng hay biến dạng, rối loạn chức năng như đau,
nhức, khó nhai, khó nuốt v.v…
• Khám ngoài miệng: nhìn mặt cân đối ?, sưng ở đâu, khu trú hay lan
đến các vùng khác, màu sắc da. Sờ xác định mật độ của vùng sưng
như cứng chắc, ấn mềm như bột nhão hay như nước (chuyển
sóng).
Khám các hệ thống hạch như hạch dưới hàm, cạnh cổ, dưới cằm, vùng mang tai,
chẩm. Từ phản ứng hạch có thể tìm được ổ viêm hay nguyên nhân viêm nhiễm.
Bộc lộ vùng cổ để thăm khám

Bệnh nhân ngồi thoải


mái, bộc lộ cổ từ xương
hàm đến xương đòn.
Để bệnh nhân nghiêng
đầu về bên cần khám
cho các cơ thả lỏng để
có thể sờ nắn dễ dàng.
Không khám đồng thời
hai bên cổ.
Thứ tự khám hạch bắt đầu từ vùng dưới cằm khi cho đầu bn cúi
ra trước, sau đó đến vùng dưới hàm.

Vùng dưới cằm Vùng dưới hàm


Tiếp theo là vùng mang tai, trước tai, sau tai, vùng
chẩm. Cùng một qui trình cho từng bên.

Trước tai Mang tai


Sau tai Vùng chẩm
Tiếp theo là vùng cổ trên (cảnh-nhị thân), vùng cổ giữa, vùng cổ
dưới (cảnh-móng), và cuối cùng là vùng cơ thang. Cùng qui trình
cho từng bên

Vùng cảnh nhị thân Vùng cảnh móng


Vùng tam giác cổ sau (Posterior triangle)
Khám trong miệng

Há ngậm
Môi, niêm mạc miệng, lỗ các ống tiết nước bọt.
Ngách lợi trên và dưới vùng tương ứng với răng nào.
Vòm miệng, tình trạng vùng amiđan,
họng.
Lưỡi: tư thế nghỉ và cử động các phía,
mầu sắc, cấu trúc, mật độ, độ lớn,
những thương tổn bất thường.
Sàn miệng.
Lợi răng: màu sắc, hình thể, cấu trúc,
có thương tổn hay thay đổi như loét,
bong, co, viêm, phì đại.
Răng và tổ chức quanh răng, răng sâu, viêm tủy, viêm quanh răng. Nên
chụp X quang răng vùng xương hàm nghi ngờ hoặc chụp phim sau ổ răng ở
các răng nghi ngờ là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
Khớp cắn: tư thế nghỉ và cử động, khớp cắn sai hoặc sang chấn có thể gây
nên những thương tổn quanh răng, xương ổ răng hoặc làm cho răng chết
tủy.
• Khám chức năng
– Dấu hiệu khít hàm.
– Chức năng ăn nhai.
– Nuốt khó khăn hay không thể nuốt được chất lỏng
hay đặc.
– Nói bình thường hay biến dạng.
– Thở bình thường hay khó khăn, nhịp thở. Viêm tỏa
lan sàn miệng (Ludwig), áp xe lưỡi, thành hầu hay
gây sưng nề làm cản trở đường hô hấp.
• Khám toàn thân: có mục đích phát hiện những
bệnh toàn thân có biểu hiện viêm nhiễm hay
thương tổn ở vùng miệng hàm mặt. Cần chú ý
khám các cơ quan và các bộ phận có liên quan
đến viêm nhiễm vùng răng hàm mặt.
Phân loại
• Theo tính chất tiến triển của bệnh
– Viêm nhiễm cấp tính là quá trình viêm diễn ra nhanh
chóng có các dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Nếu
viêm cấp tính không khỏi hẳn thì có thể chuyển sang
viêm bán cấp hoặc viêm mãn tính.
– Viêm bán cấp là giai đoạn trung gian giữa viêm cấp
tính và viêm mãn tính.
– Viêm mạn tính là quá trình viêm diễn biến kéo dài
với các triệu chứng lâm sàng nhẹ và đặc điểm chính
là sự phát triển mô liên kết.
Viêm mô tế bào cấp
• Viêm mô tế bào thanh dịch (viêm thanh
dịch)
• Viêm mô tế bào mủ (áp xe)
• Viêm mô tế bào hoại thư (viêm hoại thư)
Phân loại
• Theo giai đoạn bệnh
– Giai đoạn huyết thanh (Serous Phase) thường tiến
triển trong khoảng thời gian 36 giờ, đặc điểm là nề
viêm tại chỗ, xung huyết hoặc đỏ da, có sốt và đau.
– Giai đoạn tế bào (Cellular Phase) tiếp theo giai
đoạn huyết thanh, tập trung nhiều bạch cầu đa nhân
đặc biệt là bạch cầu hạt trung tính dẫn tới hình thành
mủ.
– Giai đoạn sửa chữa (Reparative Phase). diễn ra
gần như ngay sau khi xuất hiện yếu tố gây viêm. Sản
phẩm tạo ra trong quá trình viêm nhiễm bị loại bỏ và
sau đó là sửa chữa các mô bị phá hủy rồi lành sẹo.
Phân loại
• Theo thể bệnh
– Thể định khu
• Viêm mô tế bào khu trú nông
• Viêm mô tế bào khu trú các vùng sâu
• Viêm mô tế bào tỏa lan hay phlegmon tỏa lan
• Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang …
– Các thể viêm đặc biệt
• Viêm do nấm
• Viêm hạch do lao
• Viêm hạch giang mai
• Viêm sau xạ trị
Viêm mô tế bào khu trú nông
Viêm mô tế bào khu trú các vùng sâu
Viêm mô tế bào tỏa lan hay phlegmon tỏa lan
Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
• Nhiễm khuẩn nặng ở mặt có thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang
hang. Nguyên nhân là đinh râu, nhiễm khuẩn nang lông mũi.
Thường do nhiễm khuẩn khi cạo mặt, bị sây xát, nặn trứng cá. Vi
khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch mặt, góc mắt, vào tĩnh mạch xoang
hang.
• Chẩn đoán dựa vào:
– Nơi nhiễm khuẩn đã biết.
– Dấu hiệu nhiễm khuẩn máu rõ.
– Có dấu hiệu sớm của tắc tĩnh mạch trên võng mạc, kết mạc hay
mi mắt.
– Liệt các dây thần kinh sọ não: III, IV, VI do viêm nề.
– Áp xe tổ chức mềm lân cận
– Có dấu hiệu kích thích màng não rõ.
– Dấu hiệu ứ đọng tĩnh mạch bắt đầu ở một bên mặt, rồi hai bên,
nề mi, phù kết mạc, nhẵn cầu bị đẩy ra trước.
• Điều trị bằng kháng sinh phổ rộng và đặc hiệu dựa trên cấy máu và
kháng sinh đồ, phối hợp với thuốc chống đông.
Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
NẤM MIỆNG CANDIDA
LAO HẠCH CỔ
Giai đoạn 1: gọi là săng, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông,
hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ,
không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng
và kèm theo nổi hạch
Giai đoạn 2: nốt đào ban. Giai đoạn 3: củ, gôm giang mai
VIÊM XƯƠNG TỦY HÀM
Hình 9.80: Lỗ dò mặt ngoài xương Hình 9.81: Lỗ dò mặt ngoài
ổ răng hàm trên xương ổ răng hàm dưới
Hình 9.82: Lỗ dò trong vòm miệng Hình 9.83: Lỗ dò ngoài da vùng
cằm
do răng cửa dưới
Hình 9.84a,b: Lỗ dò ngoài da xuất phát từ các ổ nhiễm trùng
mãn tính của răng hàm dưới
VIÊM XƯƠNG TUỶ HÀM

You might also like