You are on page 1of 21

I.

ĐẠI CƯƠNG
1. GIẢI PHẪU:
Nướu răng bao gồm các thành phần
sau:
- Nướu viền ] Nướu sừng hoá
- Nướu dính
- Rãnh nướu
- Khe nướu
- Đường tiếp nối nướu niêm mạc
- Gai nướu
- Lõm nướu
GIẢI PHẪU
1.1. Nướu viền/Nướu rời/Nướu tự do:
- Được giới hạn từ bờ viền nướu (đỉnh
nướu viền) đến rãnh nướu
- Là phần nướu bao quanh cổ răng,
đường nối men-cement, không bám
dính trực tiếp vào răng và tạo thành
vách mềm của khe nướu.
- Bờ nướu cách cổ răng khoảng 0,5-
2mm và uốn lượn theo đường nối
men-cement.
GIẢI PHẪU
1.2. Nướu dính:
- Được giới hạn từ rãnh nướu đến đường tiếp
nối nướu-niêm mạc.
- Có màu hồng lấm tấm da cam khi thổi khô.
Đặc điểm này thay đổi theo: độ tuổi, giữa các
cá thể, giữa các vùng khác nhau trong miệng Rãnh nướu
- Nướu dính không có lớp mô liên kểt lỏng
lẻo, ít sợi collagen, nhiều sợi đàn hồi (sợi
Nướu dính
chun), dính chặt vào răng và xương bên dưới.
- Biểu mô của nướu dính là sự kéo dài của
biểu mô niêm mạc miệng. Ranh giới
lợi-niêm mạc
GIẢI PHẪU
1.3. Nướu sừng hoá:
- Là phần nướu trải dài từ bờ viền nướu đến đường tiếp nối nướu-niêm mạc => bao
gồm nướu rời và nướu dính
- Chiều cao của phần nướu sừng hoá thay đổi từ 1-9mm => Mức chiều cao nướu
sừng hoá cần thiết để giữ viền nướu ở vị trí ổn định và trong trạng thái lành mạnh.
- Những răng lệch ngoài (R3, R4) thường có phần nướu sừng hoá ngắn hơn (mặt
ngoài)
- Các cơ và các thắng bám thấp về phía thân răng thường liên quan đến chiều cao
nướu sừng hoá ngắn.
- Trường hợp không có nướu dính => có thể làm tăng khả năng tụt nướu
GIẢI PHẪU
1.4. Khe nướu:
- Là giới hạn giữa nướu tự do và bề mặt răng,
có dạng hình chữ V và gồm nhiều biểu mô kết
nối (đáy khe nướu là biểu mô kết nối) giữa
răng và nướu.
- Khe nướu có cấu tạo gồm 2 vách: vách mềm
(nướu tự do) và cách cứng (bề mặt răng).
- Khe nướu khỏe mạnh có độ sâu không vượt
quá 2 – 3mm. Trên lâm sàng, đây là thông số
quan trọng cho chẩn đoán bệnh nha chu.
GIẢI PHẪU
1.5. Rãnh nướu:
- Là đường lõm cạn trên bề mặt nướu phân chia
nướu tự do và nướu dính.
- Chỉ hiện diện ở 30-40% người trưởng thành
Rãnh nướu
- Vị trí rãnh thường tương đương với vị tri đáy
khe nướu
- Sự hiện diện của rãnh nướu không phụ thuộc
vào tình trạng răng có hay không có tụt nướu và
tình trạng sức khoẻ của nướu.
GIẢI PHẪU
1.6. Ranh giới lợi-niêm mạc:
- Là đường nướu lượn cong hình vỏ sò chia nướu
sừng hoá với niêm mạc xương ổ.
- Xác định đường nối nướu-niêm mạc theo các
cách sau:
+ Chức năng
+ Giải phẫu
+ Hoá mô niêm mạc xương ổ

Ranh giới
lợi-niêm mạc
GIẢI PHẪU
1.7. Gai nướu/Nhú nướu:
- Là phần nướu giữa các răng kế cận nhau,
lấp đầy khoảng trống giữa các răng này.
- Có gai nướu ngoài và gai nướu trong
được nối liền bằng yên nướu cong lõm Gai nướu
theo chiều ngoài trong.
- Trong trường hợp không có tiếp xúc giữa
các răng kế cận thì không có gai nướu và
yên nướu, nướu răng ở vị trí này là loại
nướu sừng hoá.
GIẢI PHẪU
1.8. Lõm nướu:
- Là các rãnh dọc, song song với
trục dài của các răng kế cận, nằm
giữa các răng trong vùng nướu
dính.

Lõm nướu
GIẢI PHẪU
1.9. Biểu mô khe nướu và biểu mô bám
dính/kết nối:
✽ Biểu mô bám dính:
- Dính vào bề mặt men răng trải dài đi từ
đáy của khe nướu đến đường nối men
răng-cement
- Có nguồn gốc từ cơ quan sinh men.
- Chiều dài biểu mô thường ≤2-3mm
✽ Biểu mô khe nướu: phủ bề mặt khe nướu
- Có cấu trúc tương tự biểu mô nướu miệng trừ các tế bào bề mặt có thể không
sừng hoá hoàn toàn
- Ít có tính thấm so với biểu mô kết nối và thường không bị thâm nhiễm bạch cầu
I.ĐẠI CƯƠNG
2. Đặc điểm nướu lành mạnh:
✽ Màu sắc: Nướu lành mạnh thường có màu hồng nhạt
✽ Bề mặt: Có vẻ lấm tấm da cam khi thổi khô, nhưng mật độ lấm tấm này thay đổi
đáng kể
✽ Hình dạng: phụ thuộc vào hình dạng và độ rộng vùng kẽ răng/hình dạng và vị trí
của răng trên cung răng.
✽ Độ bền chắc: có tính săn chắc, đàn hồi và bám chặt vào các mô cứng bên dưới,
nướu viền có thể di động nhẹ và áp sát vào răng
✽ Khe nướu: có độ sâu thay đổi từ 1-3 mm, không chảy máu khi thăm khám đúng
cách, không phát hiện dòng dịch nướu.
So sánh nướu khoẻ mạnh và nướu viêm:
Nướu răng lành mạnh Nướu viêm
Màu sắc Màu hồng nhạt, đồng đều trên Có thể bị sưng, đỏ, đỏ sậm/tím do viêm
toàn bộ bề mặt nhiễm
Hình dạng, bề Phẳng, liền mạch, không có biến Có thể sưng phồng, biến dạng, có thể có túi
mặt dạng; Có lấm tấm da cam khi thổi nướu/vùng lõm bất thường; Mất lấm tấm
khô da cam, có thể láng bóng, chắc, có hạt
Độ bền chắc Có tính săn chắc, đàn hồi, bám chặt Mất đi tính săn chắc, đối với viêm nướu
vào mô cứng bên dưới mạn nướu có vẻ chắc hơn viêm cấp, có thể
xơ cứng nếu có sự xơ hoá.

Khe nướu Độ sâu thay đổi từ 1-3 mm, không Chảy máu khi thăm khám, độ sâu ≥3 mm,
chảy máu khi thăm khám đúng dịch nướu tiết ra nhiều hơn.
cách, không có dòng dịch nướu
Vị trí nướu Bao quanh cổ răng Bờ nướu, gai nướu sưng phù có thể lên
đến phần lồi của thân răng -> Túi giả
Tụt nướu
I.ĐẠI CƯƠNG
3. Viêm nướu:
- Viêm nướu là bệnh thường gặp nhất trong các
bệnh nha chu (>80% dân số), có thể xảy ra ở bất
kỳ đối tượng nào, bất kỳ độ tuổi nào.
- Viêm nướu là tình trạng viêm chỉ khu trú ở mô
nha chu bề mặt bao gồm lớp biểu mô bên ngoài
và lớp mô liên kết kế cận.
- Viêm nướu là bệnh có thể hoàn nguyên nếu
nguyên nhân được loại trừ.
- Viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha
chu nếu không được điều trị.
I.ĐẠI CƯƠNG
3. Viêm nướu:
3.1. Vi khuẩn thường gặp:
Hệ vi khuẩn mảng bám gây viêm nướu: khoảng 56% vi khuẩn Gram(+) và 44% vi
khuẩn Gram(-), cũng như là 59% vi khuẩn hiếu khí không bắt buộc và 41% vi
khuẩn kỵ khí.
- Gram(+) chiếm ưu thế gồm: S.sanguis, S.mitis, S.intermedius, S.oralis,
A.viscous, A.anaelundii, P.micros
- Gram(-) chiếm ưu thế gồm: F.nucleatum, P.intermedia, V.parvula,
Haemophillus, Capnocytophaga, Campylobacter.
I.ĐẠI CƯƠNG
3. Viêm nướu:
3.2. Dịch tễ:
- Ở Việt Nam, tỷ lệ viêm nướu ở trẻ 7-12 tuổi (Vĩnh Phú) là 84%
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Cẩn trên TP.HCM và 3 tỉnh phía Nam thì tỷ lệ
viêm nướu ở 2 nhóm tuổi 15-29 và 30-44 là 93% và 94%.
+ Theo nghiên cứu của Nguyễn Cẩn thì cao răng tăng theo tuổi ở cả phái nam và
nữ, nhưng từ 20 tuổi trở đi thì cao răng ở nam luôn cao hơn nữ.
- Mặc dù viêm nướu xảy ra toàn thể nhưng mức độ viêm thì có sự khác biệt.
Viêm nướu ở 2 giới xảy ra vào thời kỳ dậy thì, nặng về mức độ trầm trọng vào
tuổi 14, 15 và dần dần cải thiện vào những năm sau.
I.ĐẠI CƯƠNG
4. Đặc điểm mô học nướu viêm:
Bao gồm 4 giai đoạn dựa trên sự tiến triển theo thời gian, không có ranh giới rõ rệt
giữa các giai đoạn. Từ 2-14 ngày là giai đoạn viêm cấp, trên 14 ngày là giai đoạn
viêm mạn.
- Giai đoạn khởi đầu (ngày 2-4): đặc điểm của giai đoạn này là có sự di chuyển của
tế bào bạch cầu đa nhân
- Giai đoạn sang thương sớm (ngày 4-14): đặc điểm của giai đoạn này là có nhiễm
tế bào lympho T
- Giai đoạn sang thương ổn định/xác lập (sau ngày 14): đặc điểm của giai đoạn này
là có sự thâm nhiễm của tương bào.
- Giai đoạn sang thương tiến triển: đặc điểm của giai đoạn này là sự tiêu xương và
hình thành túi nha chu
I.ĐẠI CƯƠNG
4. Đặc điểm mô học nướu:
4.1. Giai đoạn 1: tổn thương ban đầu
- Tăng nhẹ tính thấm thành mạch và giãn mạch
- Dịch nướu chảy ra ngoài khe nướu
- Sự di cư của bạch cầu (BCĐNTT) với số lượng tương đối nhỏ thông qua mô liên kết
nướu, biểu mô bám dính vào khe nướu.
I.ĐẠI CƯƠNG
4. Đặc điểm mô học nướu:
4.2. Giai đoạn 2: tổn thương sớm
- Tăng tính thấm thành mạch, giãn mạch, dịch nướu
- Lượng lớn bạch cầu xâm nhập (phần lớn là BCĐNTT và tế bào lympho)
- Sự thoái hoá của các nguyên bào sợi
- Phá huỷ collagen, gây ra tiêu mất collagen ở vùng mô liên kết
- Sự gia tăng biểu mô bám dính và biểu mô khe nướu
I.ĐẠI CƯƠNG
4. Đặc điểm mô học nướu:
4.3. Giai đoạn 3: tổn thương thành lập
- Tế bào viêm xâm nhập dày đặc (tương bào,
tế bào lympho, BCĐNTT)
- Tích tụ tế bào viêm trong mô liên kết
- Gia tăng sự phóng thích MMPs và tiểu thể từ
BCĐNTT
- Có sự tiêu collagen rõ và tăng trưởng của
biểu mô
- Hình thành túi biểu mô chứa nhiều BCĐNTT
I.ĐẠI CƯƠNG
4. Đặc điểm mô học nướu:
4.4. Giai đoạn 4: tổn thương tiến triển
- Ưu thế của BCĐNTT trong túi biểu mô và túi
nha chu
- Tế bào viêm xâm nhập dày đặc mô liên kết
(chủ yếu là tương bào)
- Sự di chuyển về phía chóp của biểu mô bám
dính để duy trì sự nguyên vẹn hàng rào biểu

- Tiếp tục phá huỷ collagen dẫn đến tiêu 1
lượng lớn collagen của mô liên kết
- Tiêu xương ổ do huỷ cốt bào.

You might also like