You are on page 1of 12

Họ và tên: Phan Nguyễn Ý Mỹ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN

Nhóm K26.7 TRÀ


MSSV: 26205439481 LIÊN CHUYÊN KHOA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Điểm Hội đồng chấm thi 1 Hội đồng chấm thi 2

BỆNH ÁN THI LÂM SÀNG


PHẨU THUẬT MIỆNG 1
I. PHẦN HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên bệnh nhân: D.T.T.N
2. Tuổi: 23
3. Giới tính: Nữ
4. Dân tộc: Kinh
5. Nghề nghiệp: Nhân viên y tế
6. Địa chỉ: Sơn Trà, Đà Nẵng
7. Ngày đến khám: 26/01/2024
8. Ngày làm bệnh án: 21/02/2024
II. LÝ DO ĐẾN KHÁM:
Muốn nhổ chân răng sau hàm dưới bên trái
III. QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ:
Theo lời khai của bệnh nhân: răng sau hàm dưới bên trái đã gãy vỡ cách
đây hơn 1 năm, khoảng thời gian đầu bệnh nhân khó chịu và đau khi ăn
nhai, dần dần không thấy khó chịu nữa nên không đến thăm khám và
cũng không sử dụng thuốc giảm đau. Gần đây nhận thấy tình trạng hôi
miệng kéo dài và mắc thức ăn ở vùng chân răng sau hàm dưới bên trái.
Nên bệnh nhân đến viện để khám và nhổ chân răng còn sót lại. Ngày
26/01/2024 bệnh nhân được hẹn đến để nhổ chân răng còn sót.
IV. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
1.1. Toàn thân:
Chưa phát hiện các bệnh lý nội, ngoại khoa
1.2. Răng Hàm Mặt:
- Cạo cao răng nhiều lần, lần gần nhất cách đây 2 tháng.
- Bọc mão R46, R47 cách đây 3 năm.
- R26 đã trám composite.
- R15, R16, R37, R38 đã trám GIC cách đây hơn 2 năm.
- R45 đã nhổ cách đây gần 2 năm.
- R36 đã điều trị tuỷ cách đây hơn 2 năm.
1.3. Thói quen sinh hoạt:
- Đánh răng ngày 2 lần/ngày (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi
ngủ), chải răng theo vòng tròn.
- Thay bàn chải 1 lần/năm
- Sử dụng kem đánh răng: Sensodyne
- Không dùng chỉ nha khoa, không dùng chải lưỡi
- Dùng nước muối súc miệng, thường xuyên dùng tăm.
- Không có thói quen xấu: nghiếng răng, cắn môi,..
2. Gia đình:
- Không mắc các bệnh nội, ngoại khoa và răng hàm mặt liên quan.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI:
1. Toàn thân:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Da niêm mạc hồng hào
- Hạch ngoại biên không sờ thấy
- Bệnh nhân hiện đang không mang thai và không trong chu kỳ kinh
nguyệt.
- Dấu hiệu sinh tồn:
· Chiều cao: 1m58
· Cân nặng: 52kg
· Huyết áp: 110/70mmHg
· Mạch: 75 lần/phút
· Nhịp thở: 18 lần/phút
· Nhiệt độ: 37℃
2. Khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt:
Triệu chứng cơ năng: Hiện tại bệnh nhân không có cảm giác đau hay
khó chịu ở vùng hàm mặt.
Triệu chứng thực thể:
2.1. Khám ngoài mặt:
- Mặt cân xứng qua đường giữa
- Không chấn thương, dị tật, u cục
- Hạch ngoại biên không sờ thấy, không sưng, không đau
- Tuyến nước bọt bình thường, không sưng, không đau
- Cảm giác da bình thường, không có khối sưng, đau ngoài mặt
2.2. Khám khớp thái dương hàm
- Khớp TDH 2 bên cân xứng, không sưng
- Ấn vào khớp 2 bên không đau
- Hàm dưới vận động trong giới hạn bình thường
- Không nghe tiếng kêu ở khớp khi vận động hàm dưới
2.3. Khám trong miệng:
2.3.1. Khám cắn khớp:
- Tương quan khớp cắn:
· Hạng III theo Angle (tương quan R13-R43)
· Hạng I theo Angle (tương quan R23-R33)
· Không thể xác định tương quan theo R6 vì bệnh nhân mất R36 và R45,
đã có hiện tượng chạy răng.
·

- Cắn phủ: 1mm


- Cắn chìa: 1mm
- Há miệng tối đa: 55mm
2.3.2. Khám mô mềm:
- Niêm mạc trơn láng, không viêm loét
- Lưỡi vận động bình thường
- Lỗ đổ ống Stenon, Wharton không viêm, không đau
- Vùng khẩu cái, sàn miệng chưa phát hiện bất thường.
2.3.3. Khám răng:
Phân hàm 1:
- R11:
· Nhìn: có tổn thương sâu men ở 2 bên kẽ răng và mặt ngoài gần
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R12:
· Nhìn: có tổn thương sâu men ở vùng kẽ răng phía gần và mặt trong của
răng
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm, lỗ sâu ở mặt trong có kích thước
TDxGXxNT là 0,5x0,5x1 (mm), đáy lỗ sâu mềm, có ngà mủn.
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R13:
· Nhìn: có tổn thương sâu men ở kẽ răng phía xa
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- Các răng còn lại thuộc vùng hàm 1 chưa phát hiện bất thường
Phân hàm 2:
- R21:
· Nhìn: có tổn thương sâu men ở vùng kẽ răng phía gần của răng
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R23:
· Nhìn: có tổn thương sâu men ở mặt trong của răng
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R25:
· Nhìn: răng mọc lệch ngoài, có tổn thương sâu ngà nông ở mặt phía gần
của răng, lỗ sâu màu đen, có đổi màu răng
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm, lỗ sâu có kích thước theo TDxGXxNT là
1,5x1x1,5 (mm), đáy lỗ sâu mềm, có ngà mủn
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc hơi đau nhẹ
· Thổi hơi có ê buốt nhẹ
· Răng không lung lay
- R26:
· Nhìn: răng đã trám composite ở mặt nhai, có tổn thương sâu ngà nông ở
rãnh của múi ngoài gần (kích thước 1,5x1,5x1) và 1 lỗ sâu men ở mặt
nhai. Có đổi màu răng ở vùng múi ngoài gần. Răng có tình trạng đổ
xuống phía R36 bị mất.
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm ở cả 2 lỗ sâu, đáy lỗ sâu ở múi ngoài
Có đổi màu ở rãnh gần ở múi ngoài gần, có lỗ sâu có kích thước 1,5x1x1
(mm) ở cổ răng của múi ngoài gần và lỗ sâu nhỏ ở mặt nhai. Đáy lỗ sâu
mềm, có ngà mủn
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- Các răng còn lại thuộc vùng 2 chưa phát hiện bất thường
Phân hàm 3:
- R34:
· Nhìn: có tổn thương sâu men mặt nhai, có đổi màu tại các rãnh của mặt
nhai.
· Sờ: dò không mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R36:
· Nhìn: còn 2 chân răng, chân răng có màu nâu đen, có nhiều thức ăn mắc
trong khoảng hố trông phía trên thân răng.
· Sờ: Rà không mắc thám trâm
· Gõ:gõ ngang, gõ dọc không đau
· Chân răng không lung lay.
· Còn chân răng
· Chân răng đổi màu
· Tiền sử đã điều trị tuỷ cách đây hơn 2 năm
- R37:
· Nhìn: Trục răng có dấu hiệu nghiêng về phía gần, đã trám GIC, có tổn
thương sâu thứ phát tại rìa miếng trám ở mặt nhai, có đổi màu răng xung
quanh miếng trám.
· Sờ: dò thấy mắc thám trâm.
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R38:
· Nhìn: trục răng có dấu hiệu nghiêng về phía gần, có thân răng hiện diện
hoàn toàn trên cung hàm, trục răng thẳng, đã trám GIC, có tổn thương sâu
thứ phát ở mặt nhai gần kết hợp với mặt bên gần của răng, đổi màu tại
mặt nhai và phía mặt gần.
· Sờ: Rà thấy mắc thám trâm
· Gõ; gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay.
- Các răng còn lại thuộc vùng 3 chưa phát hiện bất thường
Phân hàm 4:
- R45: mất răng
- R46:
· Nhìn: đã bọc mão, trục răng có dấu hiệu
nghiêng về phía gần
· Sờ: rà không mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- R47:
· Nhìn: đã bọc mão, trục răng có dấu hiệu
nghiêng về phía gần
· Có dấu hiệu vỡ mão ở mặt nhai
· Sờ: dò không mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay.
- R48:
· Nhìn: có thân răng hiện diện hoàn toàn trên cung hàm, có dấu hiệu
nghiêng về phía gần, có tổn thương sâu men ở hố rãnh mặt nhai, đổi màu
mặt nhai,
· Sờ: Rà thấy mắc thám trâm
· Gõ: gõ ngang, gõ dọc không đau
· Răng không lung lay
- Các răng còn lại thuộc vùng 4 chưa phát hiện bất thường
2.3.4. Khám mô nha chu:
* Phân vùng I:
Mô nướu:
- Tình trạng mảng bám: dùng thám trâm rà phía mặt ngoài và trong của
các răng thuộc vùng lục phân I phát hiện ít mảng bám.
- Tình trạng nướu: bình thường
- Không có hiện tượng chảy máu ở các mặt răng thuộc vùng I
Cao răng:
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 mặt trong thân răng, không
có cao răng trên nướu mặt ngoài thân răng
- Không có cao răng dưới nướu
Mô nha chu sâu:
- Chưa phát hiện tình trạng mất bám dính ở vùng I
* Phân vùng II:
Mô nướu:
- Tình trạng mảng bám: dùng thám trâm rà phát hiện ít mảng bám ở phía
mặt lưỡi các răng thuộc vùng II
- Tình trạng nướu: bình thường
- Không có hiện tượng chảy máu ở các mặt răng thuộc vùng II
Cao răng:
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 mặt trong thân R13-R23,
không có cao răng trên nướu mặt ngoài R13-R23
- Không có cao răng dưới nướu
Mô nha chu sâu:
- Chưa phát hiện tình trạng mất bám dính ở vùng II
* Phân vùng III:
Mô nướu:
- Tình trạng mảng bám: dùng thám trâm rà phía mặt ngoài và trong của
các răng thuộc vùng lục phân III phát hiện ít mảng bám.
- Tình trạng nướu: bình thường
- Không có hiện tượng chảy máu ở các mặt răng thuộc vùng III
Cao răng:
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 mặt trong thân răng, không
có cao răng trên nướu mặt ngoài thân răng
- Không có cao răng dưới nướu
Mô nha chu sâu:
- Chưa phát hiện tình trạng mất bám dính ở vùng III
* Phân vùng IV:
Mô nướu:
- Tình trạng mảng bám: dùng thám trâm rà phía mặt ngoài và trong của
các răng thuộc vùng lục phân IV phát hiện ít mảng bám.
- Tình trạng nướu: bình thường
- Không có hiện tượng chảy máu ở các mặt răng thuộc vùng IV
Cao răng:
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 mặt trong thân răng thuộc
vùng IV, không có cao răng trên nướu mặt ngoài thân răng
- Không có cao răng dưới nướu.
Mô nha chu sâu:
- Chưa phát hiện tình trạng mất bám dính ở vùng IV
* Phân vùng V:
Mô nướu:
- Tình trạng mảng bám: dùng thám trâm rà phía mặt ngoài và trong của
các răng thuộc vùng lục phân V phát hiện ít mảng bám.
- Tình trạng nướu: bình thường
- Không có hiện tượng chảy máu ở các mặt răng thuộc vùng V
Cao răng:
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 mặt trong thân răng thuộc
vùng IV, không có cao răng trên nướu mặt ngoài thân răng
- Không có cao răng dưới nướu.
Mô nha chu sâu:
- Chưa phát hiện tình trạng mất bám dính ở vùng V
* Phân vùng VI:
Mô nướu:
- Tình trạng mảng bám: dùng thám trâm rà phía mặt ngoài và trong của
các răng thuộc vùng lục phân VI phát hiện ít mảng bám.
- Tình trạng nướu: bình thường
- Không có hiện tượng chảy máu ở các mặt răng thuộc vùng VI
Cao răng:
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 mặt trong thân răng thuộc
vùng VI, không có cao răng trên nướu mặt ngoài thân răng
- Không có cao răng dưới nướu.
Mô nha chu sâu:
- Chưa phát hiện tình trạng mất bám dính ở vùng VI
3. Khám các cơ quan khác:
- Thần kinh: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Tuần hoàn: nhịp tim đều rõ
- Hô hấp: không ho, không khó thở
- Tiêu hoá: bụng mềm
- Cơ xương khớp: chưa phát hiện bất thường
- Tiết niệu, sinh dục: chưa phát hiện bất thường
Sơ đồ răng:
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 √6 7 8

- Lưu ý:
· : răng có vấn đề bất thường
· : răng mất
· √ : chân răng
VI. CẬN LÂM SÀNG:
Cần bổ sung thêm về phim chụp cận chóp R36 để đầy đủ cơ sở chẩn đoán
về mức độ khó nhổ.
VII. TÓM TẮT - BIỆN LUẬN - CHẨN ĐOÁN:
1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 23 tuổi vào viện do mong muốn nhổ chân răng còn sót.
Qua thăm khám lâm sàng em rút ra các dấu chứng sau:
- Chân răng 36:
· Gãy vỡ thân R36 cách đây hơn 1 năm
· Mắc thức ăn và có tình trạng hôi miệng
· Chân răng đổi màu nâu đen
· Các R37, R26 có dấu hiệu nghiêng đổ về phía khoảng trống do mất R36
lâu ngày.
- R11, R12, R13, R21, R23, R34, R48 sâu men:
· Có tổn thương sâu men ở các mặt gồm: kẽ răng, mặt trong, mặt nhai.
· Rà thấy mắc thám trâm
· Gõ ngang, gõ dọc không đau
- R37, R38 sâu thứ phát:
· Có tổn thương sâu thứ phát ở vùng xung quanh miếng trám
· Rà thấy mắc thám trâm
· Gõ ngang, gõ dọc không đau
- R25, R26 sâu ngà:
· R25 kích thước lỗ sâu TDxGXxNT là 1,5x1x1,5 (mm), đáy lỗ sâu
mềm, có ngà mủn, gõ ngang gõ dọc không đau, thổi hơi ê buốt nhẹ không
kéo dài.
· R26 kích thước lỗ sâu TDxGXxNT là 1,5x2x1 (mm), đáy lỗ sâu mềm,
có ngà mủn, gõ ngang gõ dọc không đau, thổi hơi ê buốt nhẹ không kéo
dài.
* Chẩn đoán sơ bộ:
- Bệnh chính: Chân R36
- Bệnh kèm: Sâu men R11, R12, R13, R21, R23, R34, R48/ Sâu thứ phát
R37, R38/ Sâu ngà R25, R26.
- Biến chứng: chưa
2. Biện luận
Bệnh chính: Chân R36
- Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, có tình trạng gãy vỡ thân R36 cách ngày thăm
khám hơn 1 năm sau khi đã điều trị tuỷ, tại vị trí chân răng sót lại bị
vướng mắc nhiều thức ăn dẫn tới hôi miệng. Mất răng lâu ngày, các răng
xung quanh và đối diện có dấu hiệu nghiêng đổ về phía răng bị mất. Ở
đây em sẽ biện luận về nguyên nhân, chỉ định và độ khó nhổ.
· Về nguyên nhân: Vì R36 đã được điều trị tuỷ cách đây hơn 2 năm. Đối
với các răng đã điều trị tuỷ, vì đã bị lấy đi tuỷ răng và loại bỏ mô răng sâu
nên về bản chất răng đã không còn nguyên vẹn cũng như không còn các
thành phần nuôi dưỡng răng, do đó các răng đã điều trị tuỷ thường giòn
dễ gãy vỡ.
· Về chỉ định: ở bệnh nhân này tuy R36 không có triệu chứng đau nhức/
viêm tại vùng chân răng. Tuy nhiên, tình trạng mắc thức ăn có thể dẫn tới
tình trạng viêm nướu hoặc dần trở nặng hơn thành viêm nha chu/viêm
quanh chóp. Ngoài ra, tình trạng chân R36 đã không còn đủ khả năng để
tiến hành bọc mão, do đó chân răng đã không còn hướng bảo tồn. Nên đối
với chân răng 36 còn sót lại thì chỉ định nhổ chân R36 là hợp lý.
· Về độ khó nhổ: vì R36 đã được điều trị tuỷ cách đây hơn 2 năm, do đó
bản chất R36 đã không còn mạch máu thần kinh nuôi dưỡng, dần dần các
dây chằng nha chu bắt đầu bị khoáng hoá rồi hoà cùng với xương ổ răng.
Từ đó độ khó nhổ của răng đã điều trị tuỷ cũng sẽ khó hơn đối với nhổ
răng mắc các bệnh lý khác. Vì vậy cần chỉ định chụp cận chóp vùng R36
để khảo sát mức độ khoáng hoá của dây chằng nha chu để chuẩn bị đầy
đủ hơn cho ca nhổ.
Bệnh kèm:
- R11, R12, R13, R21, R23, R34, R48 sâu men: bệnh nhân nữ, 23 tuổi,
qua thăm khám lâm sàng ghi nhận R11, R12, R13, R21, R23, R34, R48
có lỗ sâu đen, rà thám trâm thấy mắc thám trâm nên có thể xác định được
rằng các răng trên có tổn thương sâu. Tuy nhiên qua thăm khám, thổi hơi
không ê buốt, gõ ngang gõ dọc không đau, chứng tỏ tổn thương sâu răng
chưa lan đến ngà răng. Do đó, chẩn đoán xác định được bệnh nhân sâu
men các R11, R12, R13, R21, R23, R34, R48.
- R37, R38 sâu thứ phát: qua thăm khám lâm sàng ghi nhận có tổn thương
sứt miếng trám, có lỗ sâu đen tại vị trí rìa các miếng trám, rà thấy mắc
thám trâm. Tuy nhiên gõ ngang, gõ dọc bệnh nhân không đau, thổi hơi
bệnh nhân không ê buốt. Chứng tỏ tại R37, R38 đã có tình trạng sâu thứ
phát nhưng lỗ sâu chưa tiến triển sâu ảnh hưởng đến tuỷ răng.
- R25, R26 sâu ngà: qua thăm khám lâm sàng ghi nhận có lỗ sâu đen
(R25: kích thước lỗ say theo chiều TDxNTxG là 1,5x1x1,5 (mm)/ R26:
kích thước lỗ say theo chiều TDxNTxG là 1,5x2x1 (mm)), rà thám trâm
thấy đáy lỗ sâu mềm, có ngà mủn chứng tỏ là tình trạng sâu răng đang
tiến triển. Tuy nhiên, gõ ngang gõ dọc không đau, thổi hơi bệnh nhân ê
buốt nhẹ không kéo dài quá 10 giây, nên cần chụp X-Quang để có thể có
đủ căn cứ để xác định được là răng đã có tổn thương ngà nông hay ngà
sâu.
3. Chẩn đoán xác định:
- Bệnh chính: chân R36
- Bệnh kèm: Sâu men R11, R12, R13, R21, R23, R34, R48/ Sâu thứ phát
R37, R38/ Sâu ngà R25, R26.
- Biến chứng: chưa
VIII. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ:
1. Mục tiêu:
- Loại bỏ tình trạng còn sót chân răng, mức thức ăn và hôi miệng.
- Ngăn ngừa tiến triển thành các bệnh lý nặng hơn.
2. Kế hoạch điều trị:
- Lấy cao răng
- Tiến hành nhổ chân R36.
- Tư vấn phục hình hoặc chỉnh nha.
- Tư vấn trám R11, R12, R13, R21, R23, R25, R26, R34, R37, R38, R48
- Tư vấn cạo cao răng định kỳ.
3. Quy trình điều trị:
Qua thăm khám lâm sàng và bệnh sử, hiện tại bệnh nhân không có các
bệnh lý chuyên khoa liên quan nên việc tiến hành nhổ chân răng là hoàn
toàn hợp lý. Vì R36 bị gãy vỡ thân răng cách đây hơn 1 năm, thời gian đủ
lâu để có sự thay đổi về các răng kế cận trên cung hàm, cùng với đó là sự
tăng bám dính của mô răng với mô xương.Sau khi nhổ có thể tư vấn
chỉnh nha hoặc phục hình cho bệnh nhân. Do bệnh nhân có cao răng trên
nướu ở tất cả các 6 vùng lục phân nên em đề nghị cạo cao răng trước khi
tiến hành nhổ chân răng để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ R36.
Sau khi chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ, tiến hành nhổ chân R36:
- Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân
- Sát khuẩn bề mặt mô nướu của vùng chân R36
- Sát khuẩn vùng nhổ bằng betadine
- Thực hiện thủ thuật gây tê cận chóp tại vùng chân R36
- Sau khi bệnh nhân có dấu hiệu tê (kiểm tra bằng cách dùng thám trâm
chạm vào vùng mô của R36), dùng bẩy đặt ở phía ngoài gần, từ từ lách
bẩy vào giữa xương và chân răng. Rồi bẩy chân răng lên. Có thể dùng kết
hợp với kiềm nhổ chân răng hàm dưới.
- Sau khi lấy được chân răng ra, kiểm tra xem chân răng lấy ra có nguyên
vẹn hay không, bề mặt chân răng lấy ra có bất thường hay không, quan
sát vùng xương ổ có bất thường gì không.
- Sát khuẩn ổ răng bằng betadine.
- Cho bệnh nhân cắn chặt bông và dặn dò trước khi cho về:
· Dặn bệnh nhân cắn chặt bong trong 30 phút, không được nhổ nước bọt,
không chép miệng, hạn chế nói chuyện
· Không súc miệng mạnh hoặc ngậm nước muối ít nhất 6h sau khi nhổ
· Ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, tránh thức ăn nóng, hạn chế ăn nhai bên
nhổ trong vài ngày.
· Dặn bệnh nhân trở lại kiểm tra nếu có các biến chứng sau: chảy máu
kéo dài, sốt cao, sưng đau nhiều.
· Dặn bệnh nhân các biến chứng sau có thể xảy ra và cách xử trí:
+ Có thể sưng tuỳ mức độ can thiệp và cơ địa bệnh nhân: cho bệnh nhân
chườm lạnh vào ngày đầu tiên và chườm nóng vào ngày thứ 2,3.
+ Bầm tím: do máu chảy vào mô kẽ, không cần xử trí, sẽ tự hết sau 10
ngày
+ Sốt nhẹ: thường sốt nhẹ sau nhổ răng và không đáng lo ngại.
IX. TIÊN LƯỢNG:
1. Tiên lượng gần:
Trong khi nhổ: có thể tổn thương mô mềm do bác sĩ dùng lực quá mạnh,
không kiểu soát được lực tay/ gãy chóp chân răng.
Bệnh nhân không mắc các bệnh toàn thân như bệnh về máu, bệnh tim
mạch, tiểu đường... Bệnh nhân cũng không có tiền sử dị ứng.
Vết thương phục hồi tốt, không chảy máu, nhiễm trùng do tình trạng viêm
của bệnh nhân đã ổn định, chăm sóc hậu phẫu đơn giản.
2. Tiên lượng xa:
Vì bệnh nhân đã có biểu hiện của chạy răng, sau nhổ nếu bệnh nhân
không tiếp nhận điều trị phục hình/chỉnh nha sớm thì có thể dẫn đến sai
lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
X. DỰ PHÒNG:
Hướng dẫn bệnh nhân vệ răng miệng đúng cách
Khuyên bệnh nhân nên sử dụng chỉ nha khoa, thay vì tăm xỉa răng
Dặn dò bệnh nhân lấy cao răng 2 lần/năm.

You might also like