You are on page 1of 2

* Tư tưởng nhân nghĩa

- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với
người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi

+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn,
hạnh phúc

+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là trừ bạo – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm
lược.

->Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm, mối quan hệ giữa dân
tộc với dân tộc

Bản đẹp nhma là đạo văn:

"Nhân nghĩa" là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân
dân, cộng đồng, chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương
và đạo lí. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi,
"nhân nghĩa" là "yên dân", "trừ bạo", cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải
được đặt lên hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng
chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như
vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính
là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm
quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con
người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.

* Chân lý về độc lập dân tộc

- Nguyễn Trãi đưa ra 5 phạm trù quan trọng để xác lập một quốc gia, dân tộc:

+ Thứ nhất là nền văn hiến: Nước ta có nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà
không phải quốc gia nào cũng có được. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất
cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc. Đất nước có chủ quyển không chỉ
dựa vào yếu tố lịch sử, đất đai, mà chủ yếu là đất nước ấy thực sự có một nền văn
hiến. Đó là dấu hiệu của một nền văn minh.

Từ ‘xưng’: thể hiện sự tự hào, khẳng định chỗ đứng, vị thế của dân tộc ta.

+ Thứ hai là phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta được giưới hạn bởi đường biên
giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước.
+ Thứ ba là phong tục tập quán: Quốc gia Đại Việt còn có "Phong tục Bắc Nam
cũng khác". Cái khác ấy phải chăng là ở chỗ chúng ta, dân tộc ta đã nâng khái niệm
nhân nghĩa thành lẽ sống, thành đạo lí, thành bản lĩnh, cốt cách riêng của mình

+ Thứ tư là lịch sử triều đại: Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí,
Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc

-> khẳng định vị trí, vị thế của ta so với Trung Quốc,có một lòng tự hào dân tộc, ý
thức về sự tự tôn, lòng yêu nước mãnh liệt.

+ Thứ năm là anh hùng hào kiệt: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt
chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.

-> thể hiện niềm tin sắt đá vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, hiền tài quốc gia

Các từ “từ trước” “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại
hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền, văn hiến,
phong tục tập quán và lịch sử riêng.

Giọng điệu hào hùng, khí thế, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.

⇒ Quan niệm về quốc gia, dân tộc được mở rộng, tiến bộ và sâu sắc.

VICE PRESIDENT

You might also like