You are on page 1of 20

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG

QUAY PHIM VÀ DỰNG PHIM


BẰNG SMARTHONE
Lời ngỏ
Hưởng ứng ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10, Tổng cục Phòng chống thiên tai
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
UNICEF tại Việt Nam phát động thử thách làm video 1 PHÚT XANH - CÙNG EM HÀNH
ĐỘNG SỚM - GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU s

NẾU BẠN:

Là thanh thiếu niên đang sống tại Việt Nam có độ tuổi từ 13 – 18?
Yêu thích sáng tạo và có khả năng tự làm video kể về những câu chuyện của mình?
Cùng chung ước mong vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh hơn cho mọi trẻ em?

HÃY THAM GIA THỬ THÁCH LÀM VIDEO 1 PHÚT!

Để biến những “suy nghĩ xanh” thành những “hành động xanh”, qua những video với ý
tưởng đổi mới, thông điệp tích cực, sáng tạo thể hiện hiểu biết, góc nhìn, tiếng nói của
mình; vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho mọi
trẻ em bạn nhé!

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 2


Tác giả
Chuyên gia: NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN

Một trong những người tiên phong của 3 kênh truyền hình tại
Việt Nam: INFO TV, TVSHOPPING và HiTV

15 năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất phim với
những thể loại phim Quảng cáo (TVC), phim tài liệu, phim
khoa giáo, phim giới thiệu doanh nghiệp

7 năm quản lý doanh nghiệp về VIDEO, lập kế hoạch VIDEO


MARKETING cho các tổ chức và doanh nghiệp.

12 năm giảng dạy làm phim Chuyên nghiệp, 5 năm giảng


dạy làm phim trên điện thoại cho các tổ chức, cộng đồng,
doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tại Việt Nam.

Sản xuất các chương trình cho các tổ chức của Liên hợp
Quốc tại Việt Nam (UNDP, Unicef, WHO…), Các trường đại
học nổi tiếng của Mỹ như: Michigan University, Hope College

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 3


Cộng sự
Bạn NGUYỄN NGỌC LINH

Xin chào mọi người mình tên là Nguyễn Ngọc Linh các bạn
có thể gọi mình là SU.

Trong thử thách lần này, mình rất may mắn được đồng
hành cùng các bạn. Đối với mình, thử thách làm phim 1
phút xanh là một thử thách vô cùng ý nghĩa bởi thông qua
đó mình có thể học hỏi nhiều hơn và truyền tải được những
thông điệp, ý tưởng của mình về biến đổi khí hậu. Mình hy
vọng rằng các bạn cũng sẽ tham gia vào thử thách để
cùng góp lên tiếng nói bảo vệ môi trường và chống biến
đổi khí hậu nhé.

Chúc các bạn có những thông điệp bằng video thật hay.

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 4


HƯỚNG DẪN
KỸ NĂNG QUAY VIDEO
BẰNG ĐIỆN THOẠI

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 5


KỸ NĂNG QUAY PHIM
5 YẾU TỐ CĂN BẢN
KHI QUAY VIDEO BẰNG ĐIỆN THOẠI

Yếu tố số 1: Khuôn hình ngang

Yếu tố số 2: Giảm rung lắc

Yếu tố số 3: Kiểm soát điểm nét và độ sáng

Yếu tố số 4: Cảnh tĩnh

Yếu tố số 5: Cảnh động

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 6


1. KHUÔN HÌNH NGANG

Nên quay Không nên quay

Khuôn hình ngang mang nhiều thông tin hơn so với khuôn hình dọc.
Hãy đem nhiều thông tin nhất đến với người xem trong video bạn nhé!

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 7


2. GIẢM RUNG LẮC
Rung lắc là một vấn đề rất lớn làm ảnh hưởng
đến chất lượng video đầu ra. Vì vậy, Chúng
ta hãy cố gắng hạn chế rung lắc nhất khi quay
video.

Để giảm rung lắc khi quay các bạn cần luyện tập
một chút, với những tiêu chí như sau:

- Khi quay nếu sử dụng chuyển động thì các bạn


hãy cố chuyển động thật chậm.

- Cố gắng thả lỏng ngón tay cái để khi quay nhấn


vào nút star và stop không làm điện thoại bị rung.

- Các bạn có thể sử dụng thêm công cụ như


chân, đế điện thoại để có thể di chuyển được
tốt hơn.

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 8


3. KIỂM SOÁT ĐIỂM NÉT VÀ ĐỘ SÁNG
Điện thoại thông minh hiện nay đa phần đã xử lý khá tốt về ánh sáng
và hỗ trợ lấy điểm nét cho chúng ta.
Tuy nhiên, Những trường hợp đòi hỏi điểm nét phải theo ý muốn,
các bạn có thế làm quen với chức năng “Khóa AE/AF”

CHỨC NĂNG KHÓA AE/AF


AE = AUTO EXPOSURE (Khóa độ sáng)

AF = AUTO FOCUS (Khóa điểm nét)

Mỗi hệ điều hành/ứng dụng lại có từng thao tác


để bật (kích hoạt) chức năng Khóa AE/AF riêng

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 9


CÁCH BẬT CHỨC NĂNG “KHÓA AE/AF”

ĐỐI VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH IOS ĐỐI VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROI
(Iphone) (Vsmart, Samsung, Nokia…)

Chạm và giữ vào điểm mình muốn lấy nét, giữ Chạm để thiết bị hiển thị điểm muốn lấy nét và
nguyên không bỏ tay ra. Sau vài giây, màn hình hiển thị 2 vòng trắng.
điện thoại sẽ hiển thị chức năng khoá AE/AF Chạm tiếp vào vòng tròn bên trong.
Màn hình điện thoại sẽ hiển thị khoá AE/AF

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 10


4. CẢNH TĨNH
Cảnh tĩnh là cảnh quay mà điện thoại không di chuyển.
Cảnh tĩnh được sử dụng rất nhiều trong việc miêu tả thông tin.
Có nhiều cảnh tĩnh sẽ giúp bạn dễ dàng kể chuyện hay
dễ dàng nói về thông điệp của mình hơn.

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 11


5. CẢNH ĐỘNG
Cảnh động là cảnh quay mà điện thoại của bạn di chuyển
Cảnh động được chia ra thành 2 loại

CẢNH ĐỘNG CẢNH ĐỘNG


1 NỘI DUNG 2 NỘI DUNG
Là cảnh mà chuyển động của điện thoại Là cảnh mà chuyển động của điện thoại
chỉ xoay quanh một nội dung duy nhất miêu tả từ nội dung này sang nội dung khác

Lưu ý thêm:

Khi các bạn sử dụng cảnh động sẽ rất dễ làm video bị rung, lắc… Do vậy, các bạn lưu ý trong cảnh
động chuyển động nên di chuyển theo đường thẳng hoặc đường tuyến tính.

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 12


BA CỠ CẢNH CĂN BẢN
Để giúp việc quay video được tốt hơn,
cũng như thông tin trong câu chuyện/thông điệp của bạn được rõ ràng hơn.
Bạn cần nắm được 3 cỡ cảnh căn bản trọng hoạt động làm phim nhé.

CẢNH TOÀN
CẢNH TRUNG
CẢNH CẬN

Lưu ý thêm:

Video có nhiều cảnh quay sẽ giúp người xem có thêm nhiều thông tin. Ngoài ra, Nó còn giúp người
xem không bị nhàm chán và giúp video của chúng ta hấp dẫn hơn

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 13


QUY ĐỊNH VỀ CỠ CẢNH TOÀN – TOÀN CẢNH

Cảnh toàn được quy định đối với người và vật đều cần lấy hết nội dung

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 14


QUY ĐỊNH VỀ CỠ CẢNH TRUNG – TRUNG CẢNH

Cảnh trung được quy định lấy từ vùng thắt lưng lên đến hết đỉnh đầu.
Cảnh trung có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn một chút.

Các bạn hãy cố gắng sử dụng cảnh trung


bởi nó sẽ miêu tả rõ hơn hoạt động của nhân vật trong khuôn hình

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 15


QUY ĐỊNH VỀ CỠ CẢNH CẬN – CẬN CẢNH

Cảnh cận được quy định từ ngực (khoảng vị trí cúc áo số 2) lên đến hết đỉnh đầu

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 16


HƯỚNG DẪN
KỸ NĂNG CẮT GHÉP VIDEO
BẰNG ĐIỆN THOẠI

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 17


DỰNG PHIM
Quá trình cắt ghép video có tên gọi chung là dựng phim.
Dựng phim bao gồm các kỹ năng nhỏ như:

CẮT GHÉP, CHỈNH SỦA VIDEO

TẠO CHỮ, CHÈN CHỮ, GHÉP CHỮ VÀO VIDEO

ĐỌC LỜI BÌNH

GHÉP NHẠC, HÒA ÂM

… và các kỹ năng phụ trợ khác

Ghi chú: 4 kỹ năng căn bản đầu tiên được nhắc đến, dù là video ngắn hay những phim có thời lượng
dài, người làm video đều cần phải biết. Để tham gia thử thách video 1 phút xanh, bạn chỉ cần luyện
tập 4 kỹ năng này là có thể tạo ra video hoàn thiện. Bên cạnh đó, Các bạn có thể tìm hiểu thêm các
kỹ năng phụ trợ để tạo điểm nhấn cho video của mình (nếu cần)

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 18


Do yếu tố kỹ thuật (sử dụng phần mềm) nên Chuyên gia Nguyễn Đình Quyền cùng cộng sự Nguyễn
Ngọc Linh đã tạo ra các Video hướng dẫn chi tiết và đăng tải trên nhóm công khai của thử thách
làm phim 1 PHÚT XANH

Các bạn tham gia nhóm để cùng học hỏi 4 kỹ năng căn bản trong việc Dựng phim nhé. Trên nhóm
các bạn hoàn toàn có thể đưa ra những câu hỏi để trao đổi thêm. Chuyên gia và cộng sự sẽ giải
đáp thắc mắc để giúp chúng ta có thể hoàn thiện video của mình.

Nhóm cũng là nơi các bạn đăng tải video khi tham gia thử thách làm phim.

Link nhóm công khai thử thách làm phim 1 phút xanh
https://www.facebook.com/groups/motphutxanh

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 19


Mọi thông tin cần giải đáp xin liên hệ:
Chuyên gia NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN
Mobile: (+84) 975412118
Email: ndinhquyen@gmail.com

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC TÀI LIỆU

© UNICEF/Nguyễn Đình Quyền - trang. 20

You might also like