You are on page 1of 7

CẤU TRÚC ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRỌNG TÂM

ÔN TẬP THI HỌC KÌ I LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: SINH HỌC

I. CẤU TRÚC ĐỀ
1. Phần trắc nghiệm: 28 câu (7,0 điểm) – mỗi câu 0,25 điểm
2. Phần tự luận: 2 câu (3 điểm)
II. ĐỊNH HƯỚNG KIÉN THỨC TRỌNG TÂM
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
- Gen, mã di truyền: Khái niệm (gen, mã di truyền), đặc điểm của mã di truyền.
- Nhân đôi, phiên mã và dịch mã: Khái niêm, đặc điểm (mạch khuôn, enzim, nguyên tắc,
giai đoạn), bài tập.
- Điều hòa hoạt động gen: Khái niệm điều hoà hoạt động gen, operon, cấu trúc của operon
Lac.
- Đột biến gen: Khái niệm, nguyên nhân, phân loại, cơ chế, hậu quả.
- Đột biến nhiễm sắc thể:
+ Khái niệm Nhiễm sắc thể, cấu trúc xoắn của NST
+ Đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn (đặc điểm, ví dụ, hậu quả)
+ Đột biến số lượng NST: Đột biến lệch bội, đột biến đa bội (Khái niệm, đặc điểm)
CHƯƠNG II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Quy luật Men đen: Quy luật phân li
- Quy luật Men đen: Quy luật phân li độc lập
- Tương tác gen.
- Liên kết gen và hoán vị gen
- Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân.
CHƯƠNG III: Di truyền học quần thể
- Cấu trúc di truyền của quần thể (tự thụ phấn, giao phối gần và quần thể ngẫu phối)
2. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Chủ đề:
- ADN, tự sao, phiên mã, dịch mã.
- Quy luật phân li, quy luật phân li độc lập.

1
PHẦN: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

I. DẠNG 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN VỀ NHÂN ĐÔI, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ


Chú ý 1:
- Đọc kĩ đề xem mạch nào là mạch gốc, để mạch gốc ở giữa, trên là mạch AND bổ sung,
dưới là mARN
ADN bổ sung: 5’…………………………...3’
ADN gốc : 3’…………………………...5’
mARN : 5’…………………………...3’
Protein (polipeptit) : ……………………… (Tra bảng, không đánh chiều)
Chú ý 2:
- Đối với nhân đôi: Từ ADN tổng hợp ADN khác theo nguyên tắc bổ sung (A - T, G - X)
- Đối với Phiên mã: Từ ADN tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung (A ADN – UARN,
các cặp khác không thay đổi)
- Đối với dịch mã: Cứ 3 nucleotit trên mARN tổng hợp 1 axit amin. Dịch mã bắt đầu từ
bộ ba mở đầu AUG mã hoá cho Met.
Câu 1. Cho các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UGG –
Trp, AUG – Met, GXX – Ala, UXU – Ser, XAU – His, AAG – Lys, XAG – Gln, GAU –
Asp. Một đoạn gen bình thường mã hóa cho một chuỗi pôlypeptit có trình trên 1 mạch như
sau: 3’ TAX AXX AGA GTA XTA 5’
a. Xác định chiều và trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung?
b. Nếu mạch 1 là mạch gốc, xác định chiều - trình tự nuclêôtit trên mạch mARN
tương ứng?
c. Xác định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit?
d. Nếu nuclêôtit thứ 13 trên mạch khuôn chuyển thành G thì hậu quả thế nào?
Câu 2. Cho các bộ ba mã hóa các axit amin tương ứng như sau: XAA – Gln, AUG –
Met, GXX – Ala, AAA – Lys, XGG – Arg, XAU – His, GGG – Gly, GAX – Asp. Dưới
đây là trình tự một đoạn phân tử mARN được phiên mã từ gen của một sinh vật nhân sơ:
5’ XAA GAX AUG GGG XAU AAA GXX XGG XAA 3’
a. Xác định chiều và trình tự nucleotit trên mạch khuôn của gen?
b. Xác định trình tự axit amin chuỗi polypeptit được dịch mã từ mARN trên?
Câu 3 (BTVN). Cho các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
UGG – Trp, AUG – Met, GXX – Ala, UXU – Ser, XAU – His, AAG – Lys, XAG – Gln,
GAU – Asp. Một đoạn gen bình thường mã hóa cho một chuỗi pôlypeptit có trình trên 1
mạch như sau: 3’ TAX XGG AXX TTX GTA 5’
a. Xác định chiều và trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung?
b. Nếu mạch 1 là mạch gốc, xác định chiều - trình tự nuclêôtit trên mạch mARN
tương ứng?
c. Xác định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit?
d. Nếu nuclêôtit thứ 13 trên mạch khuôn chuyển thành X thì hậu quả thế nào?

2
Câu 4 (BTVN). Cho các bộ ba mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUA – Leu,
AUG – Met, XXG – Pro, GGG – Gly, GXG – Ala, XAX – His, UXG – Ser, UGG – Trp.
Dưới đây là trình tự một đoạn phân tử mARN được phiên mã từ gen của 1 SV nhân sơ:
5’ XAX AUG UXG UGG UUA XXG GGG UUA GXG 3’
a. Xác định chiều và trình tự nucleotit trên mạch khuôn của gen?
b. Xác định trình tự axit amin của chuỗi polypeptit được dịch mã từ mARN?

II. DẠNG 2: BÀI TẬP TỰ LUẬN VỀ QUY LUẬT MENĐEN


Câu 1. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định
thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Các gen
này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho cây thân thấp, hoa đỏ dị hợp
lai với cây thân cao, hoa trắng dị hợp. Hãy viết sơ đồ lai của phép lai và xác định kết quả
phép lai?
Câu 2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định
thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Các gen
này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp
hai cặp gen lai với cây thân thấp, hoa trắng. Hãy viết sơ đồ lai của phép lai và xác định kết
quả phép lai.
ĐÁP ÁN
- Quy ước gen: A: thân cao, a: thân thấp
B: hoa đỏ, b: hoa trắng
- Sơ đồ lai:
Câu 1 P: aaBb (Thân thấp, hoa đỏ) x Aabb (Thân cao, hoa trắng)
Gp: aB ; ab Ab ; ab
F1: 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb: 1aabb
- Tỉ lệ kiểu hình F1: (1thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ: 1 thân
cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa trắng)

- Quy ước gen: A: thân cao, a: thân thấp


B: hoa đỏ, b: hoa trắng
- Sơ đồ lai:
Câu 2 P: AaBb (Thân cao, hoa đỏ) x aabb (Thân thấp, hoa trắng)
Gp: AB; Ab; aB ; ab ab
F1: 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb
- Tỉ lệ kiểu hình F1: (1thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ: 1 thân
cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa trắng)

3
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Giống nhau giữa hội chứng Đao và bệnh ung thư máu do mất đoạn nhiễm sắc thể ở người là:
A. đều do mất đoạn trên nhiễm sắc thể thường. B. chỉ xảy ra ở nam và không có ở nữ.
C. chỉ xảy ra ở nữ và không có ở nam. D. đều do đột biến trên nhiễm sắc thể số 21.
Câu 2: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền có tính thoái hóa: nhiều bộ 3 khác nhau
xác định cùng 1 aa
Câu 3: Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là gì?
A. Thể đột biến. B. Đột biến. C. Đột biến gen. D. Đột biến điểm.
Câu 4: Loại enzim nào sau đây là enzim chính của quá trình phiên mã?
A. ADN - ligaza. B. ARN - polymeraza. C. ADN - polymeraza. D. Restrictaza.
Câu 5: Tác nhân sinh học gây đột biến gen là tác nhân nào sau đây?
A. Tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Virut viêm gan B. D. 5BU: hóa học
Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit đặc biệt, các
trình tự này có vai trò:
A. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử ADN.
B. mã hóa cho các loại prôtêin quan trọng trong tế bào.
C. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
D. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá
trình phân bào.
Câu 8: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều mất một nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng gọi là:
A. thể không. B. thể bốn. C. thể ba. D. thể một.
Câu 9: Trong chọn giống, để tạo giống cây ăn quả không hạt, kích thước quả lớn (ví dụ: nho, dưa hấu...),
người ta thường gây đột biến:
A. đột biến dị đa bội. B. đột biến tam bội.
C. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. D. mất đoạn lớn nhiễm sắc thể.
Câu 10: Hội chứng Tơcnơ ở người là dạng đột biến dị bội thuộc dạng:
A. 2n + 1. B. 2n + 2. C. 2n – 2. D. 2n – 1.
Câu 11: Loại axit nucleic nào có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm trong quá trình dịch mã?
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 12: Tác nhân vật lí gây đột biến gen là tác nhân nào sau đây?
A. Tia tử ngoại (UV). B. Vi khuẩn. C. Virut hecpet. D. Cônsixin.
Câu 13: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm cho một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể đứt ra rồi
đảo ngược 1800 và nối lại?
A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, tâm động của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit đặc biệt, các trình tự
này có vai trò:
A. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử ADN.
B. mã hóa cho các loại prôtêin quan trọng trong tế bào.
C. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.: Hai đầu mút
D. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá
trình phân bào.
Câu 15: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin (trừ AUG và UGG), điều này biểu
hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

4
Câu 16: Kiểu biến đổi về cấu trúc của gen có liên quan đến một cặp nucleôtit trong gen được gọi là:
A. đột biến gen. B. đột biến thay thế. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 17: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, người ta phát hiện trong tế bào sinh dưỡng
của thể đột biến có 36 nhiễm sắc thể, đây là dạng đột biến nào?
A. Thể ba: 2n+1 B. Tam bội. C. Thể bốn: 2n+2 D. Tứ bội.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa. B. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 19: Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào được vận dụng để loại bỏ các gen có hại ra khỏi nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn nhỏ. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn lớn.
Câu 20: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết
hyđrô sẽ thay đổi như thế nào?
A. tăng 2. B. giảm 1. C. giảm 2. D. tăng 1.
Câu 21: Hội chứng bệnh mà cặp nhiễm sắc thể giới tính (cặp số 23) có dạng XO là:
A. hội chứng Tơcnơ. B. hội chứng Đao. C. hội chứng Siêu nữ. D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 22: Hội chứng bệnh mà cặp nhiễm sắc thể giới tính (cặp số 23) có dạng XXY là:
A. hội chứng Tơcnơ. B. hội chứng Đao. C. hội chứng Siêu nữ. D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 23: Hội chứng bệnh mà cặp nhiễm sắc thể giới tính (cặp số 23) có dạng XXX là:
A. hội chứng Tơcnơ. B. hội chứng Đao. C. hội chứng Siêu nữ. D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 24: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm:
A. ARN và ADN. B. ADN và prôtêin histon. C. ADN và enzim. D. Các chất dễ bắt màu.
Câu 25: Tính đặc hiệu của mã di truyền là:
A. các bộ ba nối tiếp và không gối lên nhau.
B. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
C. nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
D. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 26: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. Ribôxôm. B. ADN. C. tARN. D. mARN.
Câu 27: Đột biến điểm gồm các dạng
A. mất, thêm một hoặc vài cặp nuclêôtit. B. mất, thay thế một hoặc vài cặp nuclêôtit.
C. mất, thêm, thay thế một cặp nuclêotit. D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nuclêôtit.
Câu 28: Ở lúa đại mạch, đột biến nào làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, có ý nghĩa trong công nghiệp
sản xuất bia?
A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn nhỏ. D. Lặp đoạn.
Câu 29: Chuỗi nuclêxôm (sợi cơ bản) có đường kính là:
A. 30nm. B. 11nm. C. 300nm. D. 700nm.
Câu 30: Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Loài này có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
A. 4. B. 16. C. 8. D. 24.
Câu 31: Xét 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, kiểu gen nào dưới đây
là kiểu gen dị hợp?
A. B. C. D.

Câu 32: Cơ thể có kiểu gen nào đồng hợp về tất cả các cặp gen đang xét?
A. AAbbdd. B. aaBbDD. C. AaBbDd. D.
AabbDD.
Câu 33: Hai gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn trong quá trình giảm phân.
Cơ thể có kiểu gen khi giảm phân tạo ra mấy loại giao tử?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 34: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AabbDdEe tạo ra tối đa
bao nhiêu loại giao tử? Aa A, a; bbb; Dd D,d; Ee E,e => 2.1.2.2=8

5
A. 6. B. 8. C. 2. D. 4.
Câu 35: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA x aa. B. AA x Aa. C. AA x AA. D. Aa x Aa.
Câu 36: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 36%.
AB
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen tạo ra giao tử AB có tỉ lệ: (cùng hàng là liên kết), f=0,36 (1-f)/2
ab
= số giao tử liên kết=0,32=32%
A. 18% B. 36% C. 32% D. 50.
Câu 37: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 36%.
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen tạo ra giao tử AB có tỉ lệ là: f/2= số giao tử hoán vị
A. 18%. B. 36%. C. 32%. D. 50%.
AB ab
Câu 38: Phép lai P: x , thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội
ab ab
hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lý thuyết, F 1 có số cá thể
mang kiểu hình lặn về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ:
- Lặn 2 tính trạng: aabb
AB
- Tính ab của : fab= (1-f)/2=0,3
ab
ab
- luôn =1  0,3.1=30%
ab
A. 30%. B. 40%. C. 10%. D. 20%.

Câu 39: Phép lai P: x , thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lý thuyết, F 1 có số cá thể
mang kiểu hình lặn về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ?
A. 30%. B. 40%. C. 10%. D. 20%.
Câu 40: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác
nhau, đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì tính trạng này được quy định bởi gen: con trai nhận NST từ
mẹ, con gái nhận NST từ bố
A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).
B. trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
C. trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
D. trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 41: Xét 1 gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn. Phép lai nào cho đời con chỉ có 1 loại kiểu hình?
(1) AA x aa: Aa (2) Aa x aa: Aa, aa (3) Aa x Aa: A_, aa
(4) AA x AA: AA (5) AA x Aa: AA, Aa  đều quy định cho 1 kiểu hình
(6) aa x aa: aa
A. (1), (4), (5), (6) B. (1), (2), (4), (6) C. (2), (4), (5), (6) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 42: Ở người, alen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Một người
đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh được 1 con trai tóc xoăn và 1 con gái tóc thẳng. Biết
không có đột biến xảy ra. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này?
- Hai vợ chồng đều có tóc xoăn không có aa (loại A, B)
- Phép lai C không cho ra tóc thẳng vì không tạo được aa
A. AA x aa B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. Aa x Aa.
Câu 43: Nếu tần số hoán vị gen giữa 2 gen là 30% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST là:
A. 30cM=f. B. 40cM. C. 20cM. D. 15cM.
Câu 44: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ :
1 ruồi đực mắt trắng?
- XX: cái – XY: đực
6
Ruồi cái mắt đỏ: XAX_
Ruồi cái mắt trắng: XaXa
Ruồi đực mắt đỏ: XAY.
Ruồi đực mắt trắng: XaY
- P: XAXa x XAY
G: XA, Xa XA, Y

 F1: XAXA : XAXa : XAY : XaY


A. XAXA × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 45: Xét một quần thể sinh vật có cấu trúc di truyền 0,2 AA : 0,4 Aa : 0,4 aa. Tần số alen A của quần thể này

= 0,2AA + 0,4/2Aa=0,4
A. 0,2. B. 0,6. C. 0,5. D. 0,4.
Câu 46: Xét một quần thể sinh vật có cấu trúc di truyền 0,5 AA : 0,3 Aa : 0,2 aa. Tần số alen a của quần thể này là
= 0,3/2Aa + 0,2 = 0,35
A. 0,2. B. 0,5. C. 0,35. D. 0,15.
Câu 47: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A
và a, trong đó tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. D. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa.
Câu 48: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A
và a, trong đó tần số alen A là 0,6. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. D. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa.

You might also like