You are on page 1of 17

Một số khái niệm liên quan

a. Trị giá giao dịch: là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng
hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, sau khi đã được cộng thêm hoặc
trừ đi các khoản điều chỉnh

b. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán: là tổng số tiền mà người mua đã thanh
toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu
– “Đã thanh toán”: số tiền người bán nhận được từ người mua tại thời điểm nhập khẩu, bao gồm
các khoản đặt cọc, ứng trước cho lô hàng.
– “Sẽ phải thanh toán”: số tiền người mua sẽ phải trả cho người bán, bao gồm khoản thanh toán
ghi trên hóa đơn và không ghi trên hóa đơn
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà
người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua
hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:

a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;


b) Các khoản điều chỉnh;
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mai.

Ví dụ về các khoản thanh toán gián tiếp (không ghi trên hóa đơn):
Công ty A ( Việt Nam) mua 2000 máy tính của công ty B ( Singapore)
Giá hóa đơn: 450USD/chiếc
– Lô hàng trước công ty B giao thiếu hàng nên hóa đơn lần này đã được trừ 25USD/chiếc
– Lô hàng trước nữa công ty B giao một số máy tính không đạt chất lượng theo thỏa thuận nên
hóa đơn lần này được khấu trừ thêm
20USD/chiếc
– Để mua được lô hàng với giá này, công ty A đã chuyển 10.000USD cho công ty C. Đó là
khoản tiền mà công ty B nợ công ty C
==> Giá thực tế: (450+25+20)x2000 + 10.000= 1.000.000 USD

c. Giao dịch bán hàng để xuất khẩu tới nước nhập khẩu:
+ Giao dịch bán hàng ?
– Là hoạt động thương mại
– Có ít nhất 2 bên tham gia ( bên mua và bên bán)
– Chuyển quyền sở hữu về hàng hóa
– Thanh toán tiền hàng
+ Giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến Việt Nam:
Là HĐTM trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu,
biên giới VN hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền sở
hữu từ người bán sang người mua.Hoạt động nào là hoạt động bán hàng để xuất khẩu?
– HĐ1: Người bán có trụ sở Vũng Tàu, người mua có trụ sở Việt Trì, hàng hóa được giao từ cơ
sở sản xuất của người bán tại Trung Quốc
– HĐ2: Người bán có trụ sở Trung Quốc, người mua có trị sở Việt Trì, hàng được giao từ cơ sở
sản xuất của người bán tại Vũng Tàu

=>HĐ 1 là giao dịch bán hàng để xuất khẩu


=>HĐ 2 không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu
==>Khi xác định một giao dịch có phải là giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu
hay không thì địa điểm trụ sở của người mua và người bán không phải là yếu tố quyết định.

d. Những giao dịch không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu:
– Giao dịch hàng đổi hàng không thể hiện giá trị của hàng hóa trên HĐ
– Giao dịch gửi hàng để bán
– Giao dịch gửi miễn phí: hàng mẫu, hàng quảng cáo
– Giao dịch biếu, tặng hàng hóa
– Giao dịch NK của các đơn vị là văn phòng, chi nhánh không phải là pháp nhận độc lập
– Giao dịch thuê, mượn hàng hóa

e. Ngày xuất khẩu: ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn, đối với hàng hoá vận
chuyển bằng đường bộ thì ngày xuất khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan

f. Cửa khẩu nhập đầu tiên: là cảng đích ghi trên vận đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng
đường bộ đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì của khẩu nhập đầu tiên là đích đến ghi trên hợp
đồng.

g. Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán:


– Họ cùng là nhân viên hoặc giám của một doanh nghiệp khác
– Họ là chủ sở hữu hợp pháp của 1 doanh nghiệp
– Họ là chủ và người làm thuê
– Một bên có quyền kiểm soát bên kia
– Họ đều bị một bên thứ ba kiểm soát
– Họ cùng kiểm soát một bên thứ ba
– Họ có mối quan hệ gia đình sau: vợ chồng, bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận; ông bà
và cháu có quan hệ huyết thống với
nhau, cô chú bác và cháu có quan hệ huyết thống với nhau; anh chị em ruột; anh chị em dâu, rể.
Nguyên tắc xác định trị giá hải quan
Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu được xác định tuần tự theo 6 phương pháp, và dừng
lại ngay ở phương pháp nào có thể đạt đến trị
giá cần thiết
– Phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu.
– Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt.
– Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự.
– Phương pháp 4: Trị giá khấu trừ.
– Phương pháp 5: Trị giá tính toán.
– Phương pháp 6: Trị giá suy luận

Các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng NK
Phương pháp 1: Trị giá giao dịch
➢ Bước 1: Kiểm tra hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa
➢ Bước 2: Kiểm tra điều kiện áp dụng phương pháp
– ĐK1: Người mua không bị hạn chế về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi NK.
– ĐK2: Giao dịch mua bán không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào dẫn đến không thể xác
định được trị giá của hàng NK
– ĐK3: Người NK không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định
đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh theo quy định.
– ĐK4: Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó
không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch

Các khoản phải cộng:


– Hoa hồng bán hàng
– Phí môi giới
– Chi phí bao bì đồng nhất với hàng hóa
– Trị giá hàng hóa, DV người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để sản xuất,
tiêu thu hàng hóa NK
– Tiền bản quyền, phí giấy phép
– Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được
chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu
– Chi phí vận tải, bốc dỡ hàng, bảo hiểm quốc tế

Các khoản được trừ:


– Các chi phí phát sinh sau khi NK: vận chuyển nội địa, lắp đặt…
– Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu
– Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất
khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu
– Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa NK
– Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá
nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện

Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt
Thế nào là hàng nhập khẩu giống hệt?
Là những hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh
tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự
uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam

Giống hệt về đặc điểm vật lý:

Giống nhau về: bề mặt, hình dáng, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, tính năng, mục đích
sử dụng của hàng hóa

VD: Hai chiếc xe đạp cùng kích cỡ, kiểu dáng, mẫu mã, vật liệu. Một chiếc khi nhập về đã lắp
ráp hoàn chỉnh, một chiếc ở dạng linh kiện chưa lắp
=> Không giống hệt vì khác nhau mục đích sử dụng

* NOTE: Hàng hóa trong quá trình sử dụng phải tháo lắp thường xuyên, đơn giản thì dù
có NK ở dạng hoàn chỉnh hay rời vẫn không vi phạm.

VD: NK 2 lô bình xịt tưới cây, 1 lô có phần vòi xịt và bình tách rời, 1 lô được lắp vào hoàn
chỉnh. 2 lô này được vẫn được coi là hàng giống hệt
Giống hệt về chất lượng và danh tiếng:

– Chất lượng: căn cứ vào những tiêu chuẩn chung được thừa nhận rộng rãi
– Danh tiếng: thường liên quan khá chặt chẽ với nhãn hiệu sản phẩm

VD1: 2 lô hàng áo lụa nhập khẩu, đều được sản xuất từ 100% vải tơ tằm, kiểu dáng giống nhau,
phương pháp chế tạo giống nhau. 1 lô hàng do Dior sản xuất, 1 lô hàng do 1 nhà may không có
danh tiếng sản xuất
=> Hai lô hàng không giống hệt

VD2: Cũng 2 lô hàng giống nhau về đặc điểm vật lý trên, 1 lô do Dior sản xuất còn lô kia do
Pierre Cardin sản xuất => Hai lô hàng này giống hệt

Điều kiện lựa chọn hàng hóa nhập khẩu giống hệt
– Điều kiện về thời gian xuất khẩu
– Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng
– Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm

Điều kiện về thời gian xuất khẩu


Lô hàng nhập khẩu giống hệt phải được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60
ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế

Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:


Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về
cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng
với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

* NOTE: Nếu không tìm được lô hàng NK cùng cấp độ thương mại, cùng số lượng thì lựa
chọn lô hàng khác theo thứ tự ưu tiên như sau:
– Cùng cấp độ thương mại nhưng khác số lượng
– Khác cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng
– Khác cấp độ thương mại, khác số lượng

Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
Lô hàng NK giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều
chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định
trị giá tính thuế

Phương pháp xác định trị giá tính thuế

Trị giá tính thuế của lô hàng đang cần xác định trị giá = Trị giá giao dịch của hàng hoá NK giống
hệt đã được xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK (phương pháp 1)

Chú ý

– Chỉ sử dụng phương pháp 2 khi không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp 1
– Nếu không có lô hàng NK giống hệt được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến
hàng hoá được sản xuất bởi nhà SX khác
– Khi xác định được từ hai giao dịch của hàng hoá NK giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị
giá giao dịch thấp nhất.

Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự
Thế nào là hàng nhập khẩu tương tự?

Là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng cón các đặc trưng cơ
bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán
đổi cho nhau trong các giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà
sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được NK vào Việt Nam.

Bài Tập Trị Giá Tính Thuế Hải Quan


Bài 1: Công ty FUJI tại Nhật Bản kí hợp đồng bán thiết bị y tế cho công ty dược phẩm Hà Tây
tại Việt Nam với đơn giá là 8,56USD/chiếc. Công ty FUJI kí thỏa thuận với nhà sản xuất SUKO
tại Nhật để sản xuất mặt hàng này. Nhà sản xuất SUKO đại diện cho công ty FUJI vận chuyển
hàng cho công ty dược phẩm Hà Tây. Giá bán của SUKO cho FUJI là 8 USD/chiếc.
Có hoạt động bán hàng để xuất khẩu diễn ra hay không? Xác định trị giá Hải quan cho mặt hàng
nhập khẩu này.

Đáp án: Có hoạt động bán hàng để xuất khẩu diễn ra; Trị giá giao dịch: 8,56$

Bài 2: Lô hàng khung tranh được mua theo số lượng và bảng đơn giá XK như sau:
Loại A: 50 chiếc – 5 USD CIF
Loại B: 75 chiếc – 4 USD CIF
Loại C: 300 chiếc – 7 USD CIF
Loại D: 95 chiếc – 8 USD CIF
Loại E: 1000 chiếc – 6 USD CIFChúng được một nhà phân phối ở nước bạn nhập với giá giảm
25% cho cấp độ thương mại, 2% do thanh toán bằng tiền mặt kỳ hạn 10 ngày
Giảm giá theo cấp độ thương mại
Giảm giá theo số lượng
Bán buôn 20% 1-50
Phân phối 25% 51-100 10%
Bán lẻ 15% 101-500 20%
501-1000 25%
Trên 1000 30%
Xác định trị giá Hải quan từng loại khung?

Đáp án: Trị Giá Hải Quan của


Loại A= 50.5.(1-25%-2%)=182,5
Loại B= 70.4.(1-25%-2%-10%)=176,4
Loại C= 300.7.(1-25%-2%-20%)=1113
Loại D= 95.8.(1-25%-2%-10%)=478,8
Loại E= 1000.6.(1-25%-2%-25%)=2880

Bài 3: Công ty thương mại thực phẩm Việt Nam nhập khẩu 8000 tấn gạo với giá 100 USD/ tấn
từ 1 công ty Thái Lan thông qua 1 công ty môi giới. Tiền môi giới phải trả là 0,5% giá hóa đơn.
Ngoài ra, công ty môi giới còn cho công ty thực phẩm Việt Nam vay 800.000 USD để thanh toán
lô hàng và đòi thanh toán riêng 6% lãi cho số tiền vay trên. Đồng thời, công ty môi giới đòi
người xuất khẩu Thái Lan thanh toán 0,4% giá hóa đơn. Công ty Thái Lan thanh toán số tiền này
mà không ghi vào hóa đơn. Tính trị giá HQ của lô hàng nói trên.

Đáp án: 8000.100.(1+0,5%+0,4%)= 807200 USD

Bài 4: Lô hàng nhập khẩu X đang được xác định trị giá tính thuế, mua bán ở cấp độ bán lẻ với
300 sản phẩm, được hưởng chiết khấu về mặt số lượng, đơn giá 50 USD/sản phẩm những không
thỏa mãn điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch Lô hàng Y giống hệt mua bán ở cấp
độ bán với 700 sản phẩm. Lô hàng này được hưởng chiết khấu về mặt số lượng, đơn giá sau khi
chiết khấu là 49 USD/sản phẩm.
Chế độ chiết khấu của người bán cho người mua như sau:

1-200 sản phẩm bằng giá niêm yết


201-500 sản phẩm 90% giá niêm yết
501-1000 sản phẩm 70% giá niêm yết
> 1000 sản phẩm 60% giá niêm yết
Tính trị giá Hải quan của lô hàng X?
Đáp án:
Giá niêm yết = 49:70%=70$
Trị Giá Hải Quan = 70.90%=63$

Bài 5: Lô hàng nhập khẩu X đang được xác định trị giá tính thuế, mua bán ở cấp độ bán buôn với
giá 400.000VND/tấn, được hưởng chiết khấu thương mại. Lô hàng này không đủ điều kiện xác
định trị giá tính thuế theo phương pháp 1. Trong điều kiện không tìm thấy lô hàng giống hệt, lô
hàng Z là lô hàng tương tự X, có cùng số lượng và ở cấp độ bán lẻ, được xác định trị giá tính
thuế theo trị giá giao dịch với đơn giá 500.000 VND/tấn.
Chế độ chiết khấu thương mại như sau:
Bán cho người bán buôn với giá bằng 90% giá niêm yết
Bán cho người bán lẻ với giá bằng 100% giá niêm yết
Tính trị giá Hải quan của lô hàng?

Bài 6: Lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế được vận chuyển bằng máy bay, cước
phí 23 USD/ đơn vị sản phẩm. Lô hàng này không thỏa mãn điều kiện để áp dụng phương pháp
trị giá giao dịch. Lô hàng nhập khẩu giống hệt được vận chuyển bằng đường biển, điều kiện cơ
sở giao hàng CIF 117,3 USD/ đơn vị sản phẩm (C = 100 USD, I = 0,3 USD, F = 17 USD)

Tính trị giá Hải quan của lô hàng?

II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

Điều kiện 1: Quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa


Điều kiện 2: Giao dịch có điều kiện
Điều kiện 3: Mối quan hệ đặc biệt
Điều kiện 4: Khoản tiền thanh toán thêm

a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà
vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóacần xác định trị giá hải quan;
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóanhập khẩu, người mua không phải trả
thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóanhập khẩu mang lại;
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt
đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
2.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu
Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm
quốc tế (1), phí vận tải quốc tế (F).
Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng
mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực
xuất khẩu;

Một số ví dụ liên quan:

Ví dụ 1: Giá trị tiền hàng và tiền cước vận tải


Công ty cổ phần quốc tế TopChoice có xuất khẩu 01 lô hàng cho khách ở Philippines theo hình
thức giao hàng cho công ty chuyển phát nhanh DHL. Khi thanh toán tiền thì khách hàng thanh
toán cả tiền hàng và tiền vận chuyển cho DHL vào tài khoản công ty. Vậy khi khai báo tờ khai
xuất khẩu thì công ty khai điều kiện FOB hay FCA? Trị giá hóa đơn thì chỉ khai trị giá tiền hàng
hay cả trị giá tiền hàng và tiền vận chuyển?
Trả lời:

Trường hợp này, Công ty phải tách phí vận chuyển và chi phí thanh toán cho lô hàng khi khai
báo trị giá hàng hóa xuất khẩu và phải thể hiện số tiền gốc của lô hàng trên hóa đơn thương mại.

Ví dụ 2: Xuất khẩu với điều kiện CIF Công ty Yokohama Technical Đà Nẵng là doanh nghiệp
chế xuất có xuất khẩu lô hàng với giá CIF, phía đối tác có yêu cầu công ty thể hiện tiền hàng, phí
vận chuyển và phí bảo hiểm rõ trên chứng từ xuất khẩu. Vậy khi khai tờ khai hải quan xuất khẩu,
công ty phải khai như thế nào?
Trả lời:

Trường hợp này, Công ty phải tách riêng từng khoản mục phí vận chuyển, phí bảo hiểm và chi
phí thanh toán cho lô hàng khi khai báo tri
giá hàng hóa xuất khẩu và phải thể hiện số tiền này trên hóa đơn thương mại.

Ví dụ 3: Xuất khẩu hàng sửa chữa còn bảo hành


Công ty TNHH cosmos industrial co., ltd tạm xuất hàng sửa chữa còn bảo hành, khi tái nhập thì
không phải thanh toán. Vậy khai báo trị giá tính thuế như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định: “Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập
khẩu về Việt nam thuộc đối tượng chịu thuế, thì trị giá tính thuế là chi phí sửa chữa thực trả theo
hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp, liên quan đến việc sửa
chữa hàng hoá.”
Nếu hàng hoá Công ty tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa nếu còn trong thời hạn bảo hành và
giữa Công ty và đối tác có thoả thuận bằng văn bản là không phải thanh toán phí sửa chữa thì khi
tái nhập trị giá tính thuế của hàng hoá là không đồng (0 đồng).

2.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu

Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bao gồm chi phí vận tải
(F) và chi phí bảo hiểm (1) nếu có.

Ví dụ 1: Phân bổ phí bảo hiểm


Công ty Cổ phần Thương Mại và đầu tư MP Việt Nam ký hợp đồng mua hàng với đối tác theo
giá FOB. Phương thức thanh toán L/C, cho phép giao hàng từng phần. Theo yêu cầu của Ngân
hàng, khi mở L/C chúng tôi phải mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị lô hàng (110% trị giá FOB),
mức phí: 0.15% x 110% trị giá FOB. Hợp đồng được phía đối tác giao thành nhiều lần. Vậy với
mỗi lô hàng về, công ty phải tính và phân bổ phí bảo hiểm như thế nào?

Theo quy định: “Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên" là khoản
phải cộng vào trị giá tính thuế trong trường hợp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị
giá giao dịch.
Trường hợp lô hàng nhập khẩu nhiều lần và mở nhiều tờ khai nhưng có chung chứng từ bảo
hiểm và áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thì tại mục "Mã phân loại trị giá” trên tờ khai
nhập, Công ty phân bổ khoản tính khoản điều chỉnh trị giá tính thuế (phí bảo hiểm) theo cách thủ
công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng.

Ví dụ 2: Quy đổi trị giá tính thuế từ FOB, CNF sang CIF
Công ty Decotex Co., Ltd là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Công ty muốn hỏi tỷ lệ
qui đổi trị giá tính thuế từ FOB, CNF sang CIF cho hàng nhập khẩu bằng đường biển và đường
hàng không trong trường hợp không có chứng từ về chi phí vận tải và bảo hiểm?

Trả lời:
Hiện nay, không có quy định quy đổi trị giá tính thuế từ giá FOB hoặc CFR sang giá CIF đối với
hàng nhập khẩu. Đề nghị công ty liên hệ với đối tác xuất khẩu và các đại lý hãng bảo hiểm hoặc
vận tải để nộp phí cũng như được cung cấp các chứng từ chứng minh việc đã nộp tiền bảo hiểm
hoặc chi phí vận chuyển cho lô hàng nhập khẩu.

3. Các khoản điều chỉnh cộng


3.1. Điều kiện áp dụng

Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
● Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán;
● Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
● Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.

Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách
quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương pháp trị giá
giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

3.2. Các khoản điều chỉnh cộng khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao
dịch

● Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới.


● Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu.
● Chi phí đóng gói hàng hóa.
● Khoản trợ giúp, bao gồm:

+ Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào
hàng hóa nhập khẩu;
+ Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
+ Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng
để sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
+ Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết
kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần
thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

● Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa
khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải
xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
● Chi phí bảo hiểm

Ví dụ 1: Phí bảo hiểm và chi phí đào tạo

Công ty TNHH Công nghiệp Việt Nam có lô hàng nhập khẩu, điều kiện giao hàng trên hợp đồng
là EXW, sử dụng phần mềm khai báo hải quan ECUS5.
1. Công ty mua bảo hiểm hàng nhập khẩu cho lô hàng trên, mua 1 lần cho toàn bộ lô hàng, trong
khi lô hàng này được giao làm 2 lần nên công ty chúng tôi sẽ mở 2 tờ khai nhập khẩu khi hàng
về.
Vậy tôi phải khai báo trên tờ khai nhập khẩu phí bảo hiểm cho lần 1 và lần 2 như thế nào?

2. Do lô hàng trên nhập khẩu lần đầu nên nhà cung cấp có cử chuyên gia kỹ thuật đến công ty để
đào tạo. Chi phí đào tạo có thể hiện mục riêng trong Hợp đồng và Invoice.
Vậy khi khai báo trên tờ khai nhập khẩu, trị giá chi phí đào tạo chúng tôi phải khai báo như thế
nào?

Trả lời:

1. Khai báo phí bảo hiểm:

Lô hàng giao 2 lần, nhập khẩu tại 2 tờ khai, trường hợp có chung chứng từ bảo hiểm và áp dụng
phương pháp trị giá giao dịch thì tại mục
Mã phân loại trị giá” trên tờ khai nhập, Công ty phân bổ khoản tính khoản điều chỉnh trị giá tính
thuế (phí bảo hiểm) theo cách thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng.

2. Phí đào tạo phát sinh khi nhập khẩu hàng hóa:
Theo ý kiến công ty thì khoản Chi phí đào tạo có thể hiện thành mục riêng trong Hợp đồng và
Invoice và đây là giá phải thanh toán hay sẽ phải thanh toán theo thoả thuận nên được xem là
khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hàng hóa để khai báo các loại thuế liên quan khi nhập khẩu.

Ví dụ 2: Chi phí huấn luyện, giám sát lắp đặt, chuyển giao công nghệ

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom có nhập khẩu 6 dây chuyền sản xuất dây điện có
các chi phí sau:
1. Chi phí huấn luyện và chuyến đi kiểm tra
của 5 chuyên gia bên mua tại nhà máy của Bên Bán trước khi hàng xuống tàu (trước khi mua
hàng, Bên Mua phải trả).
2. Chi phí giám sát lắp đặt của chuyên gia Bên Bán tại nhà máy của Bên Mua (sau khi mua hàng,
bên mua phải trả).
3. Chi phí huấn luyện và chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy của Bên Mua (sau khi mua
hàng, bên mua phải trả).
Căn cứ theo quy định về xác định trị giá hải quan công ty sẽ phải cộng chi phí số 1 vào trị giá
tính thuế nhập khẩu và được trừ chi phí số 2 và số 3 ra khỏi trị giá tính thuế. Công ty hiểu như
vậy có đúng không?

Trả lời:
1. Chi phí huấn luyện và chuyến đi kiểm tra của 5 chuyên gia bên mua tại nhà máy của Bên Bán
trước khi hàng xuống tàu (trước khi mua hàng, Bên Mua phải trả) là khoản điều chỉnh cộng.
2. Chi phí giám sát lắp đặt của chuyên gia Bên Bán tại nhà máy của Bên Mua (sau khi mua hàng,
bên mua phải trả) và
(3) chi phí huấn luyện, chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy Bên mua (sau khi bán, sẽ do
Bên mua trả) là khoản điều chỉnh trừ.
Theo quy định, khoản phải trừ bao gồm: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập
khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ
thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.”

Ví dụ 3: Thiết kế bản vẽ và chi phí lắp đặt

Công Ty Điện Lực Miền Nam dự định nhập khẩu một dây chuyền thiết bị đồng bộ lắp đặt hệ
thống cáp điện 110KV (có giấy chứng nhận thiết bị đồng bộ của Bộ Công Thương).
Tổng Trị giá hợp đồng: Gồm hàng hóa và thiết bị phụ kiện đi kèm hệ thống cáp điện 110 KV,
thiết kế bản vẽ công trình và chi phí lắp đặt tại Việt Nam (Trị giá hàng hóa, thiết kế bản vẽ,
chiphí lắp đặt tách riêng rõ ràng). Điều kiện giao hàng là CIP. Hỏi:

1. Công ty đăng ký tờ khai theo loại hình nhập khẩu hàng đầu tư có thuế được không?
2. Phần hàng hóa và thiết bị phụ kiện đi kèm kệ thống cáp điện 110Kv cung cấp cho công trình
chúng tôi làm tờ khai nhập khẩu nhiều lần được không (theo từng đợt thi công)?
3. Phần chi phí thuê thiết kế bản vẽ thi công và Chi phí thuê lắp đặt hệ thống cáp điện tại Việt
Nam có phải là khoản trị giá phải cộng vào trị giá tính thuế hay không? Và Công ty phải khai
khoản này như thế nào cho hợp lý?

Trả lời:

1. Loại hình nhập khẩu: Trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa là một dây chuyền thiết bị
đồng bộ lắp đặt hệ thống cáp điện 110KV (có giấy chứng nhận thiết bị đồng bộ của Bộ Công
Thương) để tạo tài sản cố định của Công ty, nếu không thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu thì
công ty được mở tờ khai theo loại hình Nhập đầu tư nộp thuế.
2. Đối với phần hàng hóa và thiết bị phụ kiện đi kèm kệ thống cáp điện 110Kv cung cấp cho
công trình Công ty có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nhiều lần tuỳ theo tiến độ, từng đợt thi
công phù hợp với nhu cầu của Công ty.
3. phần Phí bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật thì Công ty phải cộng vào khi tính trị giá tính thuế vì
đây là các khoản phải cộng. Riêng chi phí lắp đặt tại Việt Nam thì khi nhập khẩu Công ty được
trừ ra khỏi trị giá tính thuế vì đây là khoản phải trừ. Khoản phải trừ bao gồm: Chi phí cho những
hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóabao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp
đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.”

Ví dụ 4: Phí thuê tàu, phí lưu giữ hàng hóa

Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn chuẩn bị nhập khẩu lô hàng Naptha, thuê nguyên tàu
biển về cảng Nghi Sơn. Lô hàng này phát sinh các phí sau:
1. Trị giá hàng hóa
2. phí thuê tàu vận chuyển từ Nhật về Hồng Kông
3. phí thuê tàu để lưu hàng tại Hồng Kông (dự kiến 3 tháng). phí này rất lớn do cầu cảng nội địa
chưa sẵn sàng để nhận hàng.
4. phí thuê tàu vận chuyển hàng từ Hồng Kông về Việt Nam.
Công ty muốn hỏi trị giá tính thuế của lô hàng này được tính bằng trị giá của hàng
+ phí thuê tàu vận chuyển từ Nhật về Hồng Kông
+ phí thuê tàu vận chuyển từ Hồng Kông về Việt Nam có đúng hay không?
Công ty không tính phí thuê tàu để lưu, giữ hàng tại Hồng Kông (phí thuê này tính theo ngày) có
đúng hay không?
Vì nó không liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa, chỉ liên quan tới lưu giữ hàng hóa.

Trả lời:
Theo quy định thì trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phí thuê
tàu để lưu hàng tại Hồng Kông liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu
nhập đầu tiên phù hợp và đáp ứng các điều khoản phải cộng theo quy định. Như vậy phải cộng
phí thuê tàu để lưu hàng tại Hồng Kông vào trị giá tính thuế hải quan.

Ví dụ 5: Cước phí vận chuyển nội địa

Công Ty Cổ Phần May Xuân Lộc là doanh nghiệp mới thành lập, chuyên sản xuất hàng may xuất
khẩu. Do đó các lô hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu về đều phải nộp thuế ngay.
1. Với các lô hàng nhập khẩu giá EXW (giao
hàng tại xưởng), trong phần tờ khai trị giá phải khai mục cước vận chuyển.
Vậy xin hỏi cước vận chuyển ở đây được tính như thế nào? Tính cước từ khi nhận hàng tại
xưởng hay tính cước từ khi xếp hàng lên tàu, máy bay?
Các khoản phí Local Charge như phí vận chuyển hàng từ xưởng ra cảng, THC, phí Bill, phí thủ
tục Hải quan ở đầu xuất có tính hay không?
2. Với các lô hàng giá FOB (giao hàng lên tàu) thì cước chỉ tính từ khi xếp hàng lên tàu, tức là
chỉ có mỗi tiền cước vận tải thôi đúng không?

Trả lời:
1. trường hợp lô hàng nhập khẩu theo giá EXW, chi phí vận tải phải bao gồm các chi phí có liên
quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên xác định trên cơ sở
hợp đồng vận tải, các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa bao gồm: phí vận chuyển
hàng từ xưởng ra cảng, THC, phí Bill...
2. Trường hợp lô hàng nhập khẩu theo giá FOB, chi phí vận tải được xác định bởi các chi phí có
liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ lan can tàu đến cửa khẩu nhập đầu tiên xác định trên
hợp đồng vận tải, các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa.

Ví dụ 6: Phí vận chuyển nội địa đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ
Công ty là doanh nghiệp nội địa có nhập khẩu lô hàng theo loại hình A41 (Nhập kinh doanh của
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) từ Công ty Sam Sung Thái Nguyên (doanh nghiệp chế xuất).
Vì Hợp đồng thể hiện điều kiện giao hàng là EXW và có phí vận chuyển nên khi khai báo có
khai phí này vào Mục "mã phân loại phí vận chuyển" và được cộng dồn vào trị giá tính thuế,
dẫn đến làm tăng tiền thuế phải nộp. Xin hỏi công ty khai báo như vậy có chính xác không?

Trả lời:
trường hợp Công ty ký hợp đồng với DNCX xuất khẩu lô hàng giá EXW, Công ty không phải
cộng phần cước phí vận chuyển nội địa vào trị giá tính thuế.

Ví dụ 7: Cước phí vận chuyển quốc tế

Công ty TNHH Tiến Hùng có nhận một lô hàng mẫu do khách hàng gửi bên Anh Quốc về theo
đường hàng không qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL, tiền cước người gửi đã thanh toán hết
cho lô hàng trên về tới Việt Nam.
Bên DHL khai báo với hải quan trị giá tính thuế cho lô hàng trên là 20£ nhưng hải quan không
chấp nhận và yêu cầu phải cộng thêm cưới vận chuyển từ Anh Quốc về tới Hồ Chí Minh để xác
định trị giá tính thuế. Xin hỏi cơ quan hải quan áp dụng trị giá tính thuế cho lô hàng trên theo
Thông tư hay Nghị định nào?

Trả lời:
Trường hợp 1: Nếu công ty xuất trình được các giấy tờ chứng minh được tiền cước vận chuyển
do người gửi hàng phải chịu theo thỏa thuận giữa hai bên và đã bao gồm luôn trong tiền hàng 20
bảng Anh thì công ty không phải cộng phần chi phí này vào trị giá tính thuế.
Trường hợp 2: Nếu người gửi hàng chỉ là người đứng ra đóng dùm công ty khoản cước phí vận
chuyển theo thỏa thuận giữa hai bên thì khi xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, công ty
phải cộng phần chi phí này vào trị giá tính thuế

4. Các khoản điều chỉnh trừ khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao
dịch

4.1. Điều kiện áp dụng

Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
4.2. Các khoản điều chỉnh trừ

● Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí
về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí
giám sát và các chi phí tương tự;
● Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu
nhập đầu tiên.
● Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu.
● Khoản giảm giá:

+ Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
+ Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
+ Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
● Khoản giảm giá được lập thành văn bản trướckhi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở
nước xuất khẩu hàng hóa;

● Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm
giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan;
● Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng
hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.

Ví dụ 1: Chi phí lắp đặt

công ty TNHH Điện Tử Foster Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có nhập
một lô hàng máy móc thiết bị điện tử dùng phục vụ sản xuất trong nhà máy, loại hình A12 tạo tài
sản cố định. Trên hợp đồng ngoài trị giá của các máy móc 17,000 usd còn thể hiện thêm chi phí
lắp đặt 1000 usd (khi máy về đến nhà máy, thì nhân viên bảo trì của nhà cung cấp sẽ qua công ty
để lắp đặt máy). Vậy xin hỏi chi phí lắp đặt này là khoản điều chỉnh cộng hay trừ? và có nộp
thuế hay không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC, các khoản điều chỉnh trừ bao gồm chi phí
cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng,
kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi
phí tương tự;
Đối với công ty, chi phí lắp đặt phát sinh sau khi nhập khẩu và phục vụ cho vận hành máy móc
có liên quan là khoản điều chỉnh trừ theo quy định trên.
Nếu đã xác định là khoản điều chỉnh trừ, Công ty không phải khai báo và nộp thuế đối với phần
chi phí lắp đặt đã xác định.

Ví dụ 2: Chi phí cử chuyên gia kỹ thuật lắp đặt

Công ty THNHH Hiệp phát đang có nhu cầu nhập 3 bộ phận chi tiết máy của dây chuyền sản
xuất tấm ốp nhôm để phục vụ sản xuất.
Tổng trị giá của hàng hóa là trên 40.000 USD.
Tuy nhiên, công ty có yêu cầu bên Bán cử chuyên gia kỹ thuật sang lắp rắp và chạy thử nghiệm
xem các bộ phận này có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật không. Bên bán yêu cầu công ty phải trả
thêm 3000 USD cho chi phí lắp ráp và thử nghiệm.
Điều khoản thanh toán: 30% by T/T, 50% khi có vận đơn copy, 20% khi đã lắp ráp và chạy thử
thành công.
Xin được hỏi, trong điều khoản 1 về Hàng hóa của hợp đồng ngoại thương, ngoài 40.000 USD
giá trị tiền hàng, công ty có phải bổ sung chi phí 3000 USD không hay chỉ cần chỉ rõ trong Điều
khoản 3: Giao hàng và Thanh toán là sẽ chi trả 3000 USD cho bên bán nếu chuyên gia kỹ thuật
của họ sang lắp ráp. Giá trị tính thuế của hợp đồng sẽ là 40.000 USD hay 43.000 USD?

Trả lời:
Các khoản điều chỉnh trừ gồm có: "Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu
hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật,
tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.”
Do đó, nếu trong hợp đồng có điều khoản nêu rõ giá trị của hàng hoá là 40.000 USD và 3.000
USD là phí lắp ráp, thử nghiệm được tách riêng ra và thoả các điều kiện theo quy định nêu trên
thì khoản phí lắp ráp, thử nghiệm này sẽ được loại trừ ra khi tính trị giá tính thuế.
Công ty không cần phải đưa khoản phí 3.000USD này vào Điều 1 của hợp đồng mà phải thể hiện
ở Điều 3 của hợp đồng. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá như Công ty nêu trên là: 40.000 USD.

Ví dụ 3: Chi phí lắp đặt, vận hành, trainning kỹ thuật

Công ty Cổ phần Bông Sen dự định nhập thiết bị máy móc từ nước ngoài, trên hợp đồng
ngoại thương và invoice có thể hiện rõ phí lắp đặt, vận hành, training về kỹ thuật, chi phí máy
bay phục vụ cho việc lắp đặt, training...
Vậy tất cả những chi phí này có phải cộng vào trị giá tính thuế để tính thuế hay là được giảm trừ
không phải tính thuế? Nếu được giảm trừ không tính vào trị giá tính thuế thì có cần bổ sung thêm
chứng từ gì để chứng minh hay chỉ cần hợp đồng và invoice thể hiện như vậy là được?

Trả lời:
lô hàng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty có phát sinh chi phí lắp đặt, vận hành, huấn
luyện kỹ thuật và tiền vé máy bay phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành và huấn luyện kỹ thuật đó
sẽ được điều chỉnh trừ khi xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Theo quy định, để được giảm trừ thì công ty phải đáp ứng điều kiện sau:
Có số liệu khách quan, định lượng được phùhợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan và có
sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
Chứng từ có liên quan ở đây chính là hợp đồng và Invoice.

Ví dụ 4: Cước vận chuyển quốc tế và cước vận chuyển nội địa

Công ty Damco Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu cho khách hàng, trên invoice nhập khẩu là
giá CPT incoterm 2010 (trong đó có ghi rõ phần cước đường biển và đường bộ từ cảng về nhà
máy tại Việt Nam). Khi khai thuế trên tờ khai, công ty lấy giá hàng (price), cộng với cước vận
chuyển (sea freight) và không cộng cước vận chuyển đường bộ (inland freight) vào. Xin hỏi như
vậy công ty đã xác định trị giá tính thuế đúng chưa, công ty có cần phải cộngcước vận tải đường
bộ vào hay không?

Trả lời:
trong hợp đồng Công ty ký với đối tác xuất khẩu giá CPT và cước phí vận chuyển trong nội địa
từ cảng nhập khẩu về kho công ty đã được tách rời khỏi chi phí vận tải quốc tế thì khi tính trị giá
tính thuế nhập khẩu Công ty được phép trừ phần cước phí vận chuyển nội địa ra để tính thuế.

Ví dụ 5: Khoản giảm giá

Trên lô hàng của Công ty Cổ phần Nhất Phong có khoản giảm giá (Discount) 6% trên trị giá lô
hàng.
Theo quy định, sẽ tính và nộp thuế trên trị giá chưa trừ khoản giảm giá, sau khi hoàn thành nhập
khẩu và thanh toán cho lô hàng sẽ làm hồ sơ xin xem xét được trừ khoản giảm giá.
Xin cho hỏi thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là bao lâu?Trả lời:

Theo các quy định, trường hợp công ty hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ
hàng hóa thuộc hợp đồng thì nộp hồ sơ đầy đủ như quy định như sau cho cơ quan hải quan để
xem xét và quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá:
Văn bản đề nghị được trừ khoản giảm giá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho
toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng (bản chính);
Bảng kê theo dõi thực tế việc nhập khẩu hàng hoá thuộc hợp đồng đối với trường hợp hàng hoá
trong cùng một hợp đồng được nhập khẩu theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau;
Bảng công bố giảm giá của người bán theo số lượng hàng hoá mua bán; hoặc cấp độ thương mại
của giao dịch mua bán hàng hoá; hoặc hình thức và thời gian thanh toán;Tất cả các tờ khai hải
quan của hàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng và bộ hồ sơ hải quan kèm theo;
Chứng từ thanh toán của toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng.

thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là bao lâu?


Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá
khi công ty nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định nói trên, không giới hạn thời gian nộp hồ sơ của
công ty.
Đây là toàn văn nội dung về trị giá hải quan. Hãy tham gia khóa học xuất nhập khẩu để tìm hiểu
chi tiết về trị giá hải quan.

You might also like