You are on page 1of 14

Câu 1 :

Định nghĩa các biến


Đặt MH = số tiền đầu tư mạo hiểm
TN = số tiền đầu tư theo thu nhập
AT = số tiền đầu tư an toàn
Tổng giá trị danh mục đầu tư = MH+TN+AT
Hàm mục tiêu : tối đa hóa lợi tức
MAX 0.18MH + 0.125TN + 0.075AT
Các điều kiện ràng buộc :
 Đầu tư mạo hiểm phải từ 20% đến 40% tổng giá trị danh mục đầu tư.
MH ≥ 0.2(MH+TN+AT) hay 0.8MH – 0.2TN – 0.2AT ≥ 0 (1)
MH ≤ 0.4(MH+TN+AT) hay 0.6MH – 0.4TN – 0.4AT ≤ 0 (2)
 Đầu tư theo thu nhập phải từ 20% đến 50% tổng giá trị danh mục đầu tư.
TN ≥ 0.2(MH+TN+AT) hay -0.2MH + 0.8TN – 0.2AT ≥ 0 (3)
TN ≤ 0.5(MH+TN+AT) hay -0.5MH + 0.5TN – 0.5AT ≤ 0 (4)
 Ít nhất 30% tổng giá trị danh mục đầu tư phải nằm trong khoản đầu tư an toàn.
AT ≥ 0.3(MH+TN+AT) hay -0.3MH – 0.3TN +0.7AT ≥ 0 (5)
 Williams vừa ký hợp đồng với một khách hàng mới, người có vốn đầu tư 800000$
MH+TN+AT ≤ 800000 (6)
 Chỉ số rủi ro của công ty cho thấy rủi ro của đầu tư mạo hiểm ở mức 0.10, đầu tư
theo thu nhập là 0.07 và đầu tư an toàn là 0.01. Chỉ số rủi ro chung của toàn bộ
danh mục được tính là trung bình có trọng số của rủi ro 3 khoản đầu tư, trong đó
trọng số là tỷ lệ đầu tư (trong tổng số vốn đầu tư) vào từng khoản của khách hàng.
0.1MH + 0.07TN + 0.01AT≤ 0.05(MH+TN+AT) hay 0.05MH + 0.02TN – 0.04AT ≤ 0
(7)
 Các biến không âm :
MH, TN, AT ≥ 0 (8)
G
ía trị hàm mục tiêu max = $94133.33, tại MH = $248888.89, TN = $160000 và AT =
$391111.11.
 Với chỉ số rủi ro là 0.055
Hàm mục tiêu : tối đa hóa lợi tức
MAX 0.18MH + 0.125TN + 0.075AT
Các điều kiện ràng buộc
0.8MH – 0.2TN – 0.2AT ≥ 0 (1)
0.6MH – 0.4TN – 0.4AT ≤ 0 (2)
-0.2MH + 0.8TN – 0.2AT ≥ 0 (3)
-0.5MH + 0.5TN – 0.5AT ≤ 0 (4)
-0.3MH – 0.3TN + 0.7AT ≥ 0 (5)
MH+TN+AT ≤ 800000 (6)
0.1MH + 0.07TN + 0.01AT≤ 0.055(MH+TN+AT) hay 0.045MH + 0.015TN - 0.045AT
≤ 0 (7)
MH, TN, AT ≥ 0 (8)
Khi chỉ số rủi ro của khách hàng tăng lên 0.055, giá trị hàm mục tiêu max = $98800, với
MH = $293333.33, TN = $160000 và AT = $346666.67
 Với hàm mục tiêu thay đổi theo yêu cầu 3 lợi tức hàng năm của khoản đầu tư
mạo hiểm giảm xuống 16% hay thậm chí chỉ còn 14%.
Với lợi tức hàng năm của khoản đầu tư mạo hiểm còn 14 %
Hàm mục tiêu : tối đa hóa lợi tức
MAX 0.14MH + 0.125TN + 0.075AT
Các điều kiện ràng buộc :
0.8MH – 0.2TN – 0.2AT ≥ 0 (1)
0.6MH – 0.4TN – 0.4AT ≤ 0 (2)
-0.2MH + 0.8TN – 0.2AT ≥ 0 (3)
-0.5MH + 0.5TN – 0.5AT ≤ 0 (4)
-0.3MH – 0.3TN + 0.7AT ≥ 0 (5)
MH+TN+AT ≤ 800000 (6)
0.05MH + 0.02TN – 0.04AT ≤ 0 (7)
MH, TN, AT ≥ 0 (8)
Khi lợi tức hàng năm của khoản đầu tư mạo hiểm còn 14%, hàm mục tiêu max với giá trị
= 85066.67 tại MH = $160000, TN = $293333.33 và AT = $346666.67
 Số tiền đầu tư mạo hiểm không được phép vượt quá số tiền đầu tư theo thu
nhập MH≤ TN.
Hàm mục tiêu : tối đa hóa lợi tức
MAX 0.18MH + 0.125TN + 0.075AT
Các điều kiện ràng buộc :
0.8MH – 0.2TN – 0.2AT ≥ 0 (1)
0.6MH – 0.4TN – 0.4AT ≤ 0 (2)
-0.2MH + 0.8TN – 0.2AT ≥ 0 (3)
-0.5MH + 0.5TN – 0.5AT ≤ 0 (4)
-0.3MH – 0.3TN + 0.7AT ≥ 0 (5)
MH+TN+AT ≤ 800000 (6)
0.05MH + 0.02TN – 0.04AT ≤ 0 (7)
MH, TN, AT ≥ 0 (8)
MH – TN ≤ 0 (9)
Gía trị hàm mục tiêu max = $93066.67 tại MH = $213333.33, TN = $213333.33 và AT =
$373333.33.
 Báo cáo quản lý
1. Hãy đề xuất phương án đầu tư tối ưu cho khách hàng với số vốn $800000. Lợi
tức hàng năm của phương án này là bao nhiêu ?
 Phân bổ danh mục đầu tư được đề xuất :
Số tiền đầu tư mạo hiểm = $248889
Số tiền đầu tư theo thu nhập = $16000
Số tiền đầu tư an toàn = $391111
Tổng = $800000
 Lợi tức dự kiến hàng năm :
Lợi tức đầu tư mạo hiểm = $248889 x 0.18 = $44800
Lợi tức đầu tư theo thu nhập = $160000 x 0.125 = $20000
Lợi tức đầu tư an toàn = $391111 x 0.075 = $29333
Tổng lợi tức dự kiến hàng năm = $94133
Tỷ suất lợi tức dự kiến hàng năm = $94133 / $800000 = 11.77%
2. Giả sử rằng chỉ số rủi ro khách hàng chấp nhận có thể tăng lên là 0.055. Phương
án đầu tư và lợi tức sẽ thay đổi như thế nào?
Khi tăng chỉ số rủi ro khách hàng từ 0.05 lên 0.055 thì phương án đầu tư thay đổi và lợi
tức hàng năm thay đổi từ $94133 lên $98800 với một khoảng lợi tức tăng lên là $98800 –
$94133 = $4667
 Phương án đầu tư :
Số tiền đầu tư mạo hiểm = $293333
Số tiền đầu tư theo thu nhập = $160000
Số tiền đầu tư an toàn = $346667
Tổng = $800000
 Lợi tức hàng năm
Lợi tức đầu tư mạo hiểm = $293333 x 0.18 = $52800
Lợi tức đầu tư theo thu nhập = $160000 x 0.125 = $20000
Lợi tức đầu tư an toàn = $346667 x 0.075 = $26000
Tổng lợi tức dự kiến hàng năm = $98800
Tỷ suất lợi tức dự kiến hàng năm = $98800 / $800000 = 12.35%
3. Trở lại tình huống ban đầu với chỉ số rủi ro khách hàng chấp nhận là 0.05.
Phương án đầu tư sẽ thay đổi như thế nào nếu lợi tức hàng năm của khoản đầu tư
mạo hiểm giảm xuống 16% hay thậm chí chỉ còn 14% ?
Các điều kiện khác không đổi, chỉ có thay đổi trong phân bổ cho MH trong hàm mục tiêu.
 Phương án đầu tư khi lợi tức hàng năm của khoản đầu tư mạo hiểm giảm xuống
16%:
Dựa vào báo cáo phân tích độ nhạy của mẫu 1 với số liệu như sau :

Hệ số của MH được phép tăng thêm 1E + 30 (Allowable Increase), và giảm đi 0.03


(Allowable Decrease) để phương án đầu tư không thay đổi. Như vậy hệ số của MH trong
hàm mục tiêu dao động trong khoảng [0.15,∞). Vì lợi tức hàng năm của khoản đầu tư
mạo hiểm giảm xuống 16% hay hệ số của MH sẽ là 0.16, vẫn nằm trong [0.15,∞), do vậy
tương tự phương án ban đầu ta có :
Đầu tư mạo hiểm với $248888.89, đầu tư theo thu nhập với số tiền $160000 và đầu tư an
toàn với số tiền $391111.11. nhưng lúc này lợi tức hàng năm lại thấp hơn, có giá trị =
$89155.56.
 Phương án đầu tư khi lợi tức hàng năm của khoản đầu tư mạo hiểm còn 14% :
Vì 0.14 nằm ngoài khoảng [0.15,∞) nên phương án đầu tư thay đổi. Dựa vào kết quả tính
toán ở trên (model 3) ta có phương án được đề xuất là đầu tư mạo hiểm $160000, đầu tư
theo thu nhập với $293333.33 và đầu tư an toàn $346666.67. Có được giá trị lợi tức max
là $85066.67.
4. Giả sử rằng khách hàng bày tỏ một số lo lắng về khoản đầu tư mạo hiểm là
quá lớn . Phương án đầu tư ban đầu sẽ thay đổi như thế nào nếu số tiền đầu tư mạo
hiểm không được phép vượt quá số tiền đầu tư theo thu nhập ?
Phương án đầu tư ban đầu chỉ ra rằng khoản đầu tư mạo hiểm nhiều hơn quỹ đầu tư thu
nhập (với MH = $248888.89 > TN = $160000). Câu hỏi này có yêu cầu số tiền đầu tư
mạo hiểm không được vượt quá số tiền đầu tư theo thu nhập.
Vậy nên có thêm một điều kiện ràng buộc : MH ≤ TN.
Dựa vào model 4 ở trên, và dữ liệu tính toán từ excel, ta có thể đề xuất phương án mới có
số tiền đầu tư mạo hiểm = $213333.33, số tiền đầu tư theo thu nhập = $213333.33 và số
tiền đầu tư an toàn là $373333.33; với lợi tức dự kiến là $93066.67.
5. Mô hình phân bổ vốn đầu tư mà bạn xây dựng có thể hữu ích trong việc điều
chỉnh danh mục đầu tư cho tất cả khách hàng của công ty bất cứ khi nào mức lợi
nhuận dự báo thay đổi. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Theo ý kiến riêng em, mô hình phân bổ vốn đầu tư này chỉ nên sử dụng cho những khách
hàng tiềm năng, những khách hàng đáp ứng được các tiêu chí, các điều kiện ràng buộc
khi tình hình thay đổi (chỉ số rủi ro, các ràng buộc…). Nếu mức lợi nhuận thay đổi mà
khách hàng không đủ khả năng để đáp ứng những điều kiện ràng buộc đã thay đổi theo,
thì mô hình được xây dựng sẽ không hữu ích. Sứ mệnh của J.D. Williams Inc là tư vấn
đầu tư quản lý và chuyên môn cao nhất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhà đầu tư. Dựa vào
những kết quả trên, không khuyến nghị J.D. Williams sử dụng mô hình này làm hướng
dẫn đầu tư tài chính cho khách hàng của họ.
Câu 2 :
1. Hãy đánh giá các kịch bản/tình huống khác nhau về việc hoạt động và đóng
cửa của các nhà máy sao cho nhu cầu hàng tuần được đáp ứng. Xác định kịch
bản/tình huống với tồng chi phí thấp nhất.
A – C đang xem xét đóng cửa một trong những nhà máy của mình vì hiện công ty đang
hoạt động ở tình trạng thừa công suất.
 3 Tình huống :
Tình huống A – Xưởng 1 và 2 (X1, X2) sẽ tiếp tục hoạt động, đóng cửa xưởng 3(X3).
Tình huống B – Xưởng 1 và 3 sẽ tiếp tục hoạt động, đóng cửa xưởng 2.
Tình huống C – Xưởng 2 và 3 sẽ tiếp tục hoạt động, đóng cửa xưởng 1.
Tổng nhu cầu hàng tuần là 56,000 sản phẩm. Trong đó:
Kho 1 = 9,000 sản phẩm
Kho 2 = 13,000 sản phẩm
Kho 3 = 11,000 sản phẩm
Kho 4 = 15,000 sản phẩm
Kho 5 = 8,000 sản phẩm
 TÌNH HUỐNG A : Xưởng 1 và 2 tiếp tục hoạt động, đóng cửa xưởng 3.
Số sản phẩm được sản xuất = X1 sx trong giờ + X1 sx ngoài giờ + X2 sx trong giờ + X2
sx ngoài giờ = 27,000 + 7,000 + 20,000 + 5,000 = 59,000 (sản phẩm)
Nhu cầu hàng tuần = 56,000 (sản phẩm)
Số sản phẩm thừa = 59,000 – 56,000 = 3,000 sản phẩm.
Với tình huống này phải giảm đi 3,000 sản phẩm thừa.
Căn cứ vào chi phí lưu động của xưởng 1 sản xuất ngoài giờ = 3.52 > chi phí lưu động
của xưởng 2 sản xuất ngoài giờ = 3.48.
Ưu tiên giảm số lượng sản xuất ngoài giờ của xưởng 1 đi 3,000 sản phẩm (còn lại 7,000 –
3,000 = 4,000 sản phẩm).
 Vậy xưởng 1 sản xuất = 27,000 + 4,000 = 31,000 sản phẩm.
xưởng 2 sản xuất = 20,000 + 5,000 = 25,000 sản phẩm.
Tổng chi phí sản xuất = số lượng sản xuất*chi phí lưu động/1 sản phẩm (của xưởng 1 và
2, trong giờ và ngoài giờ) + chi phí cố định ngưng hoạt động của xưởng 3.
Ta có bảng tính chi phí sản xuất cho tình huống A như sau:

 Tổng chi phí sản xuất = $196,180.


Muốn tổng chi phí cho tình huống A nhỏ nhất thì chi phí vận chuyển phải nhỏ nhất.
Xác định các biến :
Gọi xij là số lượng sản phẩm được vận chuyển từ xưởng i (i=1,2) đến kho j (j=1,2,3,4,5).
Hàm mục tiêu Min :
0.5x11+0.44x12+0.49x13+0.46x14+0.56x15+0.4x21+0.52x22+0.5x23+0.56x24+0.57x25
Các điều kiện ràng buộc :
x11 + x21 = 9000
x12 + x22 = 13000
x13 + x23 = 11000
x14 + x24 = 15000
x15 + x25 = 8000
x11 + x12 + x13 + x14 + x15 ≤ 31000
x21 + x22 + x23 + x24 + x25 ≤ 25000
Giải bài toán trên bằng Solver

 Ta được chi phí vận chuyển min =$26,250


Vậy Tổng chi phí cho tình huống A = Tổng chi phí sản xuất + chi phí vận chuyển
= $196,180 + $26,250 = $222,430.
 TÌNH HUỐNG B : Xưởng 1 và 3 tiếp tục hoạt động, đóng cửa xưởng 2.
Số sản phẩm được sản xuất = X1 sx trong giờ + X1 sx ngoài giờ + X3 sx trong giờ + X3
sx ngoài giờ = 27,000 + 7,000 + 25,000 + 6,000 = 65,000 (sản phẩm)
Nhu cầu hàng tuần = 56,000 (sản phẩm)
Số sản phẩm thừa = 65,000 – 56,000 = 9,000 sản phẩm.
Với tình huống này phải giảm đi 9,000 sản phẩm thừa.
Căn cứ vào chi phí lưu động của xưởng 1 sản xuất ngoài giờ = 3.52 > chi phí lưu động
của xưởng 3 sản xuất ngoài giờ = 3.42
Ưu tiên giảm sản xuất ngoài giờ của xưởng 1, sau khi giảm sẽ còn : 9,000 – 7,000 =
2,000 sản phẩm thừa. Tiếp tục giảm sản xuất ngoài giờ của xưởng 3 đi 2,000 sản phẩm,
số sản phẩm phải sản xuất ngoài giờ còn lại 6,000 – 2,000 = 4,000 sản phẩm.
 Vậy xưởng 1 sản xuất 27,000 sản phẩm, xưởng 3 sản xuất 29,000 sản phẩm.
Tương tự với cách tính chi phí sản xuất của tình huống A, ta có:
Tổng chi phí sản xuất = số lượng sản xuất*chi phí lưu động/1 sản phẩm (của xưởng 1 và
3, trong giờ và ngoài giờ) + chi phí cố định ngưng hoạt động của xưởng 2.

 Tổng chi phí sản xuất = $191,280.


Muốn tổng chi phí cho tình huống B nhỏ nhất thì chi phí vận chuyển phải nhỏ nhất.
Xác định các biến :
Gọi xij là số lượng sản phẩm được vận chuyển từ xưởng i (i=1,3) đến kho j (j=1,2,3,4,5).
Hàm mục tiêu Min :
0.5x11+0.44x12+0.49x13+0.46x14+0.56x15+0.56x31+0.53x32+0.51x33+0.54x34+0.35x35
Các điều kiện ràng buộc :
x11 + x31 = 9000
x12 + x32 = 13000
x13 + x33 = 11000
x14 + x34 = 15000
x15 + x35 = 8000
x11 + x12 + x13 + x14 + x15 ≤ 27000
x31 + x32 + x33 + x34 + x35 ≤ 29000
Giải bài toán trên bằng Solver
 Ta được chi phí vận chuyển min =$26,150
Vậy Tổng chi phí cho tình huống B = Tổng chi phí sản xuất + chi phí vận chuyển
= $191,280 + $26,150 = $217,430.
 TÌNH HUỐNG C : Xưởng 2 và 3 tiếp tục hoạt động, đóng cửa xưởng 1.
Số sản phẩm được sản xuất = X2 sx trong giờ + X2 sx ngoài giờ + X3 sx trong giờ + X3
sx ngoài giờ = 20,000 + 5,000 + 25,000 + 6,000 = 56,000 (sản phẩm)
Nhu cầu hàng tuần = 56,000 (sản phẩm)
Số sản phẩm thừa = 0
 Vậy xưởng 2 sản xuất 25,000 sản phẩm, xưởng 3 sản xuất 31,000 sản phẩm.
Tương tự có:
Tổng chi phí sản xuất = số lượng sản xuất*chi phí lưu động/1 sản phẩm (của xưởng 2 và
3, trong giờ và ngoài giờ) + chi phí cố định ngưng hoạt động của xưởng 1.
 Tổng chi phí sản xuất = $194,520.
Muốn tổng chi phí cho tình huống C nhỏ nhất thì chi phí vận chuyển phải nhỏ nhất.
Xác định các biến :
Gọi xij là số lượng sản phẩm được vận chuyển từ xưởng i (i=2,3) đến kho j (j=1,2,3,4,5).
Hàm mục tiêu Min :
0.4x21+0.52x22+0.5x23+0.56x24+0.57x25+0.56x31+0.53x32+0.51x33+0.54x34+0.35x35
Các điều kiện ràng buộc :
x21 + x31 = 9000
x22 + x32 = 13000
x23 + x33 = 11000
x24 + x34 = 15000
x25 + x35 = 8000
x21 + x22 + x23 + x24 + x25 ≤ 25000
x31 + x32 + x33 + x34 + x35 ≤ 31000
Giải bài toán trên bằng Solver

 Ta được chi phí vận chuyển min =$26840


Vậy Tổng chi phí cho tình huống C = Tổng chi phí sản xuất + chi phí vận chuyển
= $194,520 + $26,840 = $221,360.
 SO SÁNH TỔNG CHI PHÍ 3 TÌNH HUỐNG
Tình huống A: Tổng chi phí = $222,430.
Tình huống B: Tổng chi phí = $217,430.
Tình huống C: Tổng chi phí = $221,360.
 Chọn phương án B với chi phí thấp nhất = $217,430. Đóng cửa xưởng (nhà máy) 2.
2. Hãy thảo luận về ý nghĩa của việc đóng cửa nhà máy.
Việc đóng cửa nhà máy giúp giảm chi phí cố định, giảm chi phí tồn kho và tăng khả
năng sử dụng lao động.
Tuy nhiên, còn có những thách thức bao gồm chi phí hủy hợp đồng, đem lại tai tiếng
cho công ty, đơn hàng tồn đọng, điều chỉnh tỷ lệ đầu ra và bố trí lực lượng lao động.
Các hệ quả khác có thể bao gồm các phản ứng hành vi như dung túng, chống lại sự
thay đổi, nhân viên có cơ hội vắng mặt và sự thay đổi lòng trung thành của nhân viên
tăng lên. Việc này còn có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, hình
ảnh, chất lượng, giá cổ phiếu và mối quan hệ với khách hàng của tổ chức.

You might also like