You are on page 1of 17

5.

4 NĂNG LƯỢNG CỦA BIỂN VÀ VIỆT NAM


Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ biển, tuy nhiên việc
nghiên cứu điều tra tiềm năng và sử dụng loại năng lượng này còn khá chậm. Hiện
tại mức độ phát triển còn ở mức sơ khai. Để phát triển nhanh vấn đề này ngoài sự
đầu tư mạnh về nhân lực, vật lực còn cần có sự hòa nhập với thế giới, trong đó việc
nhanh chóng gia nhập nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại dương là rất cần thiết.
5.4.1 TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN
Vùng
Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12
biển
Bắc vịnh 2,1 1,1
1,25 1,2 1,12 1,0 1,4 1,32 1,0 1,22 1,31 1,43
Bắc bộ 9 4
Nam
2,2 1,3 1,3 1,1
vịnh Bắc 1,49 1,19 1,18 1,33 1,15 1,43 1,86 1,68
7 2 5 6
Bộ
Q.Trị- 2,9 1,4 1,3
1,75 1,12 0,96 1,26 1,0 1,0 1,05 1,3 2,17
Q.Ngãi 1 5 1
B.Định- 3,6 1,6
2,12 1,6 1,16 1,1 1,73 1,6 1,32 1,66 1,31 2,68
N.Thuận 8 3
B.Thuận- 3,6 2,0 2,4
2,4 1,7 1,16 1,4 2,11 1,9 1,44 1,42 2,27
Cà Mau 1 9 1
Cà Mau- 1,0 1,0
1,2 0,8 0,6 0,63 1,16 1,0 0,94 0,63 0,63 1,1
K.Giang 9 3
BẢNG 5.5 độ cao (m) của song biển bình quân hang tháng năm 2012 (khi không
có bão).
5.4.2 NĂNG LƯỢNG THỦY CHIỀU
a) Tiềm năng:
- Việt Nam có nhiều vũng, vịnh cửa sông, đầm phá, có bờ biển dài hơn 3.200 km.
Độ lớn thủy triều từ 0,5-4,5m chủ yếu khoảng 1,5-2m.
- Bà Rịa - Vũng Tàu có mật độ năng lượng thủy triều lớn nhất cả nước, trung bình
5,2 GWh/km2, kế đến là Quảng Ninh là 3,7 GWh/km2.
b) Các dự án:
+ Dự án Nhà máy Điện Thủy triều đảo Cô Tô Công suất điện dự kiến: 550 MW
+ Dự án Nhà máy Điện Thủy triều vịnh Vũng Tàu
- Công suất lý thuyết: 300 MW, điện năng hiệu quả 2.102 kWh/năm (đã trừ 3 tháng
mùa lũ không khai thác, công suất tính với mức triều 3-4m, chế độ bán nhật triều
đều).
- Là công trình dự kiến thuộc chương trình chống nước biển dâng cao do biến đổi
khí hậu của thế giới.
- Tạo cây cầu bắc qua vịnh, rút ngắn quãng đường Vũng Tàu và Long An.

CHƯƠNG VI
HYDRO VÀ TÍCH TRỮ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

6.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH TRỮ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Các nhà máy điện năng lượng tái tạo có đặc điểm là công suất không ổn định,
lên xuống thất thường và còn gián đoạn. Giá thành các hệ thống này cũng đắt hơn
so với các nhà máy điện truyền thống. do đó, mục tiêu tích trữ năng lượng là giải
quyết khó khăn này. Trong đó khi nhu cầu tiêu thụ thấp hơn công suất của nhà máy
thì điện được tích trữ để khi nhu cầu cao hơn thì giải phóng năng lượng này để bù
đắp. với cách làm như vậy, nhà máy phát điện năng lượng tái tạo đảm bảo cung cấp
điện ổn định cho phụ tải, vận hành hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
Có hai phương pháp trích trữ năng lượng cơ bản là tích trữ dưới dạng điện năng
và dưới dạng nhiệt năng:
-Trích trữ dưới dạng điện năng bao gồm các phương pháp hay dùng sau:
+Bơm tích trữ nước.
+Nén không khí.
+Nạp ắc qui.
+Sản xuất hydro
-Trích trữ dưới dạng nhiệt năng bao gồm :
+Nung nóng chất rắn, chất lỏng hay hóa hơi chất lỏng
+Phản ứng hóa học
Trên đây là các phương pháp tích trữ năng lượng đối với hệ có công suất lớn,
phù hợp với các công trình hiện đại. Trong đó, việc tích trữ qua việc sản xuất khí
hydro là phương pháp không chỉ mang ý nghĩa tích trữ mà còn hướng tới một nền
công nghiệp phát điện không tập trung và không phát thải khí nhà kính. Trong
chương này tập trung vào phương pháp này, các phương pháp còn lại đã được trình
bày trong nhiều tài liệu nên ở đây không trình bày sâu.
6.2. HYDRO CHẤT MANG NĂNG LƯỢNG ĐẶC BIỆT
6.2.1. Các đặc tính cơ bản của hydro
H2 Tồn tại trong tự nhiên ở trong nước, trong các hợp chất hữu cơ, trong nhiên liệu
hóa thạch, trong cơ thể sống.
H2 Dùng trong công nghiệp hóa dầu, phân bón, công nghiệp thực phẩm... Hàng
năm thế giới sản xuất 170 triệu tấn H2 và tốc độ gia tăng 10%/năm.
H2 Sản xuất từ nguyên liệu là dầu mỏ và khí thiên nhiên:

CH4 + H2O => CO + 3H2


CO + H2O => CO2 + H2

Hoặc từ than trong điều kiện nhiệt độ cao:

C + O2 => CO2 + Q
C + H2O => CO + H
CO + H2O + H2

H2 Nhiệt độ cháy 2318°C trong không khí, 3000°C trong môi trường khí O2, nhiệt
trị thấp 112000 kJ/kg, nhiệt trị cao 142000 kJ/kg, sản phẩm cháy là H 2O, nên
không ô nhiễm môi trường.
H2 Để lưu giữ các nguồn năng lượng tái tạo khác, sản xuất điện, phương tiện vận
tải.
Hydro không có sẵn trong tự nhiên nhưng được xem là năng lượng tái tạo vì hyrdo
được tách ra từ nước nhờ các nguồn năng lượng tái tạo, vì vậy nó có thể tái tạo vô
hạn cho con người sử dụng.

-Hydro có ưu điểm so với các dạng tích trữ năng lượng tái tạo khác: tồn trữ và vận
chuyển, phân phối để dễ dàng giống như năng lượng hóa thạch.
-Hydro để tích trữ và sử dụng hợp lý mọi nguồn năng lượng tái tạo khác trong tự
nhiên.
6.2.2.Đặc tính năng lượng của hydro
Năng lượng tạo ra khi đốt cháy một kg hydro so với khí khác là vượt trội, cho
trong các bảng 6.1 và 6.2
Bảng 6.1: nhiệt trị của hydro và các khí khác
Đơn vị H2 CH4 C3H6
Nhiệt trị thấp kJ/kg 119,90972 50,020 46,350
Nhiệt trị cao kJ/kg 141,890 55,530 50,410
Tỉ trọng Kg/m3 0,7175 0,7175 2,011

Bảng 6.2: mật độ năng lượng của hydro và một số chất thông dụng
Loại chất Dạng tích trữ Mật độ năng Mật độ năng
lượng theo khối lượng theo thể tích
lượng (kWh/kg) (kWh/l)
Hydro Khí 20MPa 33,3 0,53
Hydro Lỏng 33,3 0,64
Hydro Hydride kim loại 0,58 3,18
Khí thiên nhiên Khí 20MPa 13,9 25,8
o
Hydro lỏng -162 C 13,9 5,8
LPG Lỏng 12,9 7,5
Xăng Lỏng 12,7 8,67
6.3. TÍCH TRỮ, CUNG CẤP, VẬN CHUYỂN HYDRO
6.3.1. Tích trữ, cung cấp, vận chuyển hydro dưới dạng khí nén
Hydro có thể chứa trong các bình chứa dưới dạng khí nén áp suất cao, khoảng 350
bar và có thể chứa trong các bình chứa nhỏ cung cấp cho các xe ô tô. Ở điều kiện
bình thường, bình 1 lit chứa được 30 kg hydro. Với bình đó, xe ô tô có thể chạy
được 2400 km. Như vậy, việc cung cấp hydro cho xe ô tô theo kiểu thay bình như
là việc đổ xăng của các xe bình thường.
6.3.2. Tích trữ, cung cấp, vận chuyển hydro dưới dạng lỏng
Khối lượng riêng của hydro ở điều kiện bình thường rất nhỏ nên việc chứa hydro
thường ở dạng lỏng hay khí nén. Tuy nhiên, việc hóa lỏng hydro phải làm lạnh đến
-252oC tốn kém rất nhiều năng lượng để hóa lỏng và phải cách nhiệt tốt để bảo
quản bởi vậy tồn trữ đạng lỏng ít đc sử dụng. tuy nhiên hãng xe BMW đã chế chạo
xe có sử dụng bình hydro lỏng làm nhiên liệu có kết quả tốt
6.3.3.Tích trữ, cung cấp, vận chuyển hydro dưới dạng hydride kim loại:
a) Cho hydro tác dụng với một số kim loại tạo thành hydride dạng viên nén để tồn
trữ, vận chuyễn.
Ví dụ:
Mg + H2 -> MgH2

Khi cần sử dụng thì nung nóng hydride để thu hydro. Khả năng chứa hydro khá
cao, khoảng 7,7% trọng lượng hydride là hydro.
Hiện nay sử dụng hydride NaBH4, chứa 10,5% hydro, để chế tạo, rất rẻ và an toàn.
Khi sử dụng chỉ cần hòa NaBH4 với nước thì hydro được giải phóng, chất chứa
hydro là Sodium metaborate-NaBO2, có thể sử dụng nhiều lần để chứa hydro.
Phương trình phản ứng như sau:
NaBH4 + 2H2O => NaBO4 + 4H2
6. 3.4. Tích trữ, cung cấp, vận chuyển hydro trong ống nano cacbon
Khả năng chứa 65% trọng lượng ống, hydro liên kết hóa học với cacbon nano
của thành ống, an toàn và có sức chứa cao nhất hiện nay.
6.4. SẢN XUẤT HYDRO TỪ NƯỚC Bằng NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
6.4.1. Nguyên lý chung
Thí nghiệm của Faraday-1820 :
Đưa dòng điện 1 chiều lên 2 cực platin đặt trong nước thì Hạ thoát ra ở catot (cực
dương) và O2 thoát ra ở anot (cực âm).
Phản ứng trong môi trường nước, phản ứng xảy ra ở các điện cực:
H2O + Điện năng => H2 + 0,5O2
Phản ứng trong môi trường axit, phản ứng xảy ra ở các điện cực:
Phía Anot: H2O => 0,5O2 + 2H+ + 2e-
Phía Catot: 2H+ +2e- => H2
Phản ứng trong môi trường kiềm, phản ứng xẩy ra ở các điện cực:
Phía Anot: 2OH => H2O +0,5O2 + 2e-
Phía Catot: 2H2O +2e- => 2OH- + H2
6.4.2 . Nguồn năng lượng điện tái tạo
Nguồn năng lượng điện tái tạo để cung cấp cho quá trình điện phân nước có giá
thành sản xuất đang còn cao, cần sử dụng các công nghệ mới để giảm giá thành.
Hiện nay giá thành điện từ thủy điện và điện gió đã có giá chấp nhận được. Hai
nguồn này có thể ghép nối với hệ các thiết bị điện phân để sản xuất thương mại
Hydro. Sơ đồ sản xuất và trích trử hydro bằng năng lượng tái tạo nói chung và
năng lượng mặt trời nói riêng thể hiện trong hình 6.1
6.5.THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HYDRO
Vấn đề cơ bản có tính quyết định để nhanh chóng sản xuất thương mại hydro là
cần nâng cao hiệu suất, giảm tiêu hao điện năng. Cần hoàn chỉnh công nghệ thiết bị
điện phân lớn, thu hydro có áp suất cao, giảm thể tích chứa.
6.5.1. Điện cực
Điện cực Platin là một trở ngại lớn vì là kim loại quí hiếm và rất đắt tiền. Hiện nay
với việc ứng dụng của công nghệ nano, cho phép thay thế Platin bằng các kim loại
khác vừa rẻ tiền lại có hiệu suất thu hydro cao hơn và tốn ít năng lượng điện
hơn.
Bảng 6.3: Hiệu suất chuyển hóa Hạ của các loại điện cực nano
Loại điện cực Hiệu suất chuyển hóa Hiệu suất chuyển hóa
hydro ở dòng điện hydro ở dòng điện
0,1A/cm2 1A/cm2
Niken bột 46% 19%
Platin trắng 67% 42%
QSI Nano-I 71% 49%
QSI Nano-II 81% 58%
(QSI: công ty Quantum Sphere Inc.Mỹ)
6.5.2 Thiết bị PEM sản xuất hydro
Tập đoàn công nghệ hydro –Mỹ chế tạo thiết bị điện phân với màng trao đổi proton
PME (Proton Exchange Membrane), có khả năng sản xuất hydro có áp suất cao
không cần máy nén, công suất thiết bị 120- 500 kg hydro/ngày.
Thiết bị thứ 2 của tập đoàn công nghệ hydro –Mỹ chế tạo là loại thiết bị điện phân
với chất điện ly KOH (KOH Electrolyte), có khả năng sản xuất hydro có áp suất
cao 12-30 bar, không cần máy nén, công suất thiết bị 144kg hydro/ngày.
6.5.3 Sản xuất hydro từ tia tử ngoại mặt trời
Năm 1972, hai nhà khoa học người Nhật Bản là A.Fujischima và K.Honda đã
phát minh rằng với 2 cực điện là catot: TiO 2 và anot là platin cùng với chất điện lỵ,
khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào anot thì ở cực catot có hydro thoát ra, ở anot là
oxy và có dòng điện ở mạch ngoài. Photon ánh sáng có năng lượng lớn hơn năng
lượng vùng cấm của TiO2, electron trên vùng hóa trị nhảy lên vùng dẫn, để lại lỗ
trống mang điện tích dương. Các lổ trống đi về phía bề mặt catot, electron đi ra
mạch ngoài sinh ra dòng điện và đi đến catot. Ở anot phân tử nước bị phân hủy
thành H+ và các H- đi về catot kết hợp với e- tạo ra H2.
6.6 6.6 Một số ứng dụng sản xuất điện năng hidro

6.6.1 Pin nhiên liệu, Fuel – cell sản xuất điện năng

Hướng sừ dụng hydro làm nhiên liệu trục tiếp cho động cơ đốt trong tỏ ra không
hiệu quả bằng việc chuyển hydro sang điện năng và sử dụng động cơ điện thay cho
động cơ đốt trong. Ngoài ra còn có thể sử dụng để sản xuất điện năng thay thế cho
các nhà máy nhiên liệu hóa thạch. Hiệu suất khá cao khoảng 80%, độ ổn định
cao,độ phát xạ thấp, ko gây ồn,không gây ô nhiễm môi trường . Kết hợp vơi oxi
trong không khí dể taọ ra nguồn điện và nhiệt lượng thông qua các phản ứng hóa
học. Cac chuyên gia cho rằng pin nhiên liệu sẽ trở thành 1 máy điện mới trong
tương lai sẽ thay thế cho các thiết bị hiện tại

a) Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu hydro

+Vài nét lịch sử: Năm 1838 nhà khoa học người Đức Chritian Friedrich Schonbein
đã nêu ý tưởng về một phản ứng nghịch của phản ứng Fraday là có thể sản xuất
dòng điện một chiều từ phản ứng kết hợp hydro và oxy mà không phải là phản ứng
cháy.
Năm 1843 Robert Grove (nhà khoa học xứ Walls ) đã chế tạo thành công Pin nhiên
liệu đầu tiên. Năm 1959 nhà khoa học người Anh Francis Thomas Baicon đã chế
tạo thành công Pin nhiên liệu công suất 5 KW và đặt tên là Bacon cell.

Đến nay Pin nhiên liệu được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau với công vừa
để cung cấp cho oto hoặc có loại như một trạm phát điện độc lập cho các nhu cầu
cấp điện cho các vùng xa mạng điện quốc gia.

Quá trình thực hiện phản ứng ngược của quá trình phân hủy nước thành hydro và
oxy là quá trình cho hydro tác dụng hóa học với oxy trong điều kiện không xẩy ra
phản ứng cháy sẻ sinh ra dòng điện và nước nóng, sạch.

Quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng trong pin nhiên liệu là nhờ cung cấp
hydro vào anot và oxy vào catot, giữa catot và anot là chất điện ly (hình vẽ 6.4)

Hình 6.4 : Sơ đồ mô tả hoạt động của pin nhiên liệu hydrohydro

Ở anot ( cực dương ) nguyên tử hidro bị oxi hóa ( mất electron ). Anot là điện cực
gồm các hạt nhỏ platin gắn kết với các bon để tạo độ rỗng, xốp làm cho hydro có
thể đi qua được. plantin làm chất xúc tác cho phản ứng oxy hóa hydro :

2H2 => 4H+ + 4e-

Ở catot ( cực âm ) xảy ra quá trình khử ( nhận e ) . tương tự như anot, catot cũng
cấu tạo bằng các hạt nhỏ planttin gắn trên các hạt cacbon có đọ xốp cao làm cho ox
có thể đi qua được. Plantin đóng vai trò xúc tác cho phản ứng khử proton H+, khi
có mặt oxy và electron từ anot chạy qua mạch ngoài chạy đến.

Phản ứng như sau : 4H+ + 4e => 2H2O

b) Các loại Pin nhiên liệu hydro Tùy vào chất điện ly mà Pin nhiên liệu (PNL) có
nhiều loại khác nhau như sau:

-PNL kiểm: ký hiệu là AFC (chất điện ly là dung dịch kiềm KOH) .

-PNL muối cacbonat nấu chảy: ký hiệu là MCFC,

- PNL axit phosphoric: ký hiệu là PAFC

-PNL mảng polyme trao đổi proton: ký hiệu là PEMFC .

Mỗi loại PNL có một khoảng nhiệt độ làm việc thích hợp. PNL PEMFC là loại
đang được sử dụng phổ cập nhất vì nó hoạt hoạt động ở nhiệt độ bình thường, công
suất lớn, dùng cho phương tiện vận tải, máy phát điện. Màng MPE đóng vai trò
chất điện lỵ, là một màng mỏng có độ dày khoảng 2-7 tờ giấy ghép lại, mảng này
chỉ cho proton Hi đi qua, ngăn không cho electron đi qua. Sơ đồ cấu tạo PEMFC
được trình bày ở hình sau:
c) Hạ giá thành PNL Điện cực platin và mang PME chiếm 70% giá thành của PNL,
nên dùng điện cực plantin thì giá thành pin rất đắt. Người ta đã sử dụng nano
plantin bám trên sợi cacbon gảm đc 30% lượng plantin. Để giảm hơn nữa người ta
sử dụng nano vàng bám trên sợi nano niken đã thành công. Mục tiêu của quá trình
cải tiến là chỉ sử dụng 0,2 gPt/kW (giảm 5 lần) để giảm giá thành pin nhiên liệu
theo tỷ lệ tương ứng.

6.6.3. Các lĩnh vực sử dụng pin nhiên liệu Hydro:

a) Sử dụng Hydro làm nhiên liệu động cơ

- Hydro có thể làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong thay thế cho xăng dầu mà
không cần thay đổi kết cấu động cơ nhiều

- Vấn đề tồn chứa Hydro trên xe và cung cấp Hydro ở các trạm nạp Hydro cho ô tô
có hành trinh đường dài là vấn đề cần giải quyết. “Thành tựu:

-Mỹ:200 xe bus và ô tô đã sử dụng thường xuyên nhiên liệu Hydro (4/2007)

- Đức: xe BMW hydro công suất 260 mã lực, tốc độ đạt 230 km/h.

b) PNL sản xuất điện

Có nhiều mức công suất từ vài W đến vài MW với các ứng dụng khác nhau như:
nạp điện thoại, ác quy , sản xuất điện năng cho cả 1 khu dân cư,...
c) Ứng dụng cho các phương tiện vận tải: ô tô, máy bay, tàu ngầm

- Một pin đơn có điện áp v=1,16v, phải ghép nhiều pin đơn để có công suất theo
yêu cầu.

- Ô tô chạy bằng PNL. có nhiều ưu điểm là không có khí thải, hiệu suất cao cụ thể
là: Hiệu suất từ hydro sang điện năng là 80% và từ điện sang cơ năng là 80% làm
cho hiệu suất động cơ lên đến 64%, cao hơn ô tô chạy xăng rất nhiều ( khoảng 35-
40%)

- Thế giới đã có nhiều loại phương tiện vận tải dùng PNL:

Năm 1997- các hãng Daimler Benz, Toyota có xe đầu tiên,

Năm 2008- hãng Boeing có máy bay PNL, Đức có tàu ngầm PNL.

- Thế giới có nhiều chương trình về pin nhiên liệu hydro : Hãng xe Daimler chi 1.4
tỷ USD chế tạo xe PNL. Pháp có chương trình máy bay hy-bird,...
1 bộ pin fuel - cell hoàn chỉnh

cấu tạo 1 chiếc xe sử dụng pin hydro


máy bay sử dụng pin hydro của nước Đức

d) PNL hoạt động như một máy phát điện có định:

PNL công suất lớn có thể là trạm phát điện hiệu quả vì không có khí thải, cung cấp
nhiên liệu tại chỗ, có thể cung cấp điện đơn lẻ không cần mạng điện tập trung tránh
được tổn thất năng lượng lớn do truyền tải, có thể mở ra thời đại cung cấp năng
lượng phân tán thay cho mạng điện tập trung của năng lượng hóa thạch.

PNL- Trạm phát điện của công ty UTC- Mỹ, có công suất 200 kW

e) PNL phát điện cho gần 1400 hộ dân tại Bỉ

Tập đoàn hóa chất công nghiệp lớn Solvay (Bi) khánh thành loại pin nhiên liệu lớn
nhất thế giới từ trước đến nay. Nó có thể cung cấp điện đã sinh hoạt cho gần 1.400
gia đình ở xứ Flanders (Bi). Theo đó, pin “ cung cấp đủ điện cho gần 1.400 hộ gia
đình. Đây là loại pin nhiên liệu Mảng trao đổi Proton (PEM) cung cấp điện đều đặn
trong nhiều tuần.

f) Nhà máy điện PNL công suất 11,2MW tại Hàn Quốc
Nhà máy điện nên nhiên liều lớn nhất thế giới với công suất II.2NW đã chính thức
được đưa vào hoạt đông từ ngày 15-11-2011

hình 6.7: Nhà máy điện pin nhiên liệu tại thành phố Daegu, Hàn Quốc

Nhà máy này là một tổ hợp bốn máy pin nhiên liệu có công suất 2,8MW. Tổ hợp l
này có thể cung cấp đủ điện năng cho hơn 20.000 hộ gia đình. Công ty Fuel Cell
Energy và đối tác Hàn Quốc Posco Power cho biết điện năng từ loại pin nhiên liệu
này sẽ được bán cho hệ thống mạng lưới điện địa phương. Nhiệt lượng sinh ra từ
pin nhiệt liệu có thể dùng để xử lý nước thải tại các khu vực lân cận

6.7. TRIỂN VỌNG SẢN XUẤT HYDRO BẰNG NLTT

a) Hydro là nguồn năng lượng tái tạo đặc biệt, được chuyển hóa từ mọi nguồn năng
lượng tái tạo, nên bền vững và ổn định, không phát thải khí cacbonic.

b) Hydro có khả năng lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo như vô hình thành năng
lượng hữu hình có thể lưu trữ vận chuyển và phân phối đến hộ tiêu thụ một cách
định lượng được.

c) Nước Mỹ: khả năng sản xuất hydro từ năng lượng giỏ, mặt trời, sinh khôi là 1 tỷ
tấn/năm. Trung bình 150 kg hydro/1km3-năm.
d) Nước Mỹ: năm 2003 có chương trình về sáng kiến nhiên liệu hydro. Lộ tình có
4

giai đoạn:

Giai đoạn 1 đến 2015-2020; nghiên cứu hạ giá sản xuất hydro và thiết bị pin nhiên
liệu. Tập trung nghiên cứu sử dụng cho giao thông vận tải và sản xuất điện năng.

Giai đoạn 2: 2010-2030; sản xuất thương mại hydro và ứng dụng vào xe ô tôtô
không khói. Sản xuất thương mại máy phát điện pin nhiên liệu. 5 lại đoạn 3-2015-
2035: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế hydro, mở rộng thị
trườngtrường

Giiai đoạn 4: sau 2035-40; hoàn thiện cơ sở hạ tầng để sử dụng nhiên liệu hydro
thay thể, nhiên liệu hóa thạch.

6.8 CÁC DẠNG TÍCH TRỮ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÁC
6.8.1: tích trữ năng lượng bằng bơm nước
Tích nước là dạng tích trữ thế năng phù hợp cho các nhà máy thủy điện công suất
lớn, nó cũng phù hợp cho các nhà máy điện năng lượng tái táo. Nguyên tắc cơ bản
là dư điện thì dùng điện dư thừa bơm bơm nước lên cao và năng lượng tích trữ
được chuyển trở lại thành điện năng khi cho nước với thế năng cao đó chạy qua tua
bin theo tích toán thì cứ 1000 kg nước được bơm lên độ cao 100m sẽ tích trữ một
năng lượng 9,81.105 J hay 0,2527 kWh. Như vậy, muốn có một nguồn năng lượng
lớn thì phải có hồ chứa lớn và có độ cao nhất định, phương pháp tích trữ này thích
hợp với các vùng có độ dốc lớn hay có thể xây hồ nhân tạo. hiệu xuất của phương
pháp này chỉ đạt 65%, do tổn thất qua các khâu bơm, xả và sản xuất điện năng.
6.8.2 tích trữ năng lượng bằng khí nén.
Tích trữ năng lượng bằng khí nén cũng tương tự tích trữ bằng bơm nước khi dư tải
thì trích một phần điện cung cấp cho máy nén khí để nén không khí vào các bình
chứa và khi thiếu tải thì xả khí nén để làm quay tubin khí cấp điện bổ xung, trường
hợp đối với tubin gió, khí gió yếu có thể dùng dòng khí đã dự trữ để kéo tua bin
khí nén làm cho rotor cánh quạt quay với tốc độ cao hơn, công suất lớn hơn.
Với các trạm phát điện công suất lớn, khí nén được tích trữ trong không gian rộng
lớn như là tầng nước ngầm, hay trong các khoang hang địa chất, các mõ dầu hết
khai thác, các mõ muối khoáng...Khoang tích trữ thường đặt dưới lòng đất để tránh
ảnh hưởng của môi trường như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm. Đối với một trạm phát
điện thể tích khoang chứa là quan trọng. Thể tích phụ thuộc vào công suất điện của
trạm và áp suất khí trong khoang chứa.
6.8.3. Tích trữ năng lượng bằng bình ac-qui
Một loại ac-qui quen thuộc là ac-qui chì mà thường thấy trong công nghiệp và dân
dụng. Quá trình hoạt động chủ yếu là các quá trình điện phân giữa chì và a xit
H2SO4, giải phóng điện tích khi xả điện và phản ứng nghịch khi
nạp điện. Hiệu suất ac-qui chì sử dụng trong xe cộ hay thắp sáng khoảng 80%, kích
thước nhỏ gọn. . Để sử dụng làm dự trữ trong sản xuất điện năng cần ac-qui công
suất lớn, sử dụng lâu dài với các cặp cực là Sodium-sulfur. Trong đó sodium làm
cực dương và cực âm là aluminium oxide. Ngâm trong dung dịch sulfur và sodium
sunfite. Nhiệt độ phản ứng khá cao, khoảng 250°C, nên vỏ bình làm bằng thủy tinh
hoặc mica.
Ngoài ra còn có các loại ac-qui với các cặp cực khác đang được nghiên cứu áp
dung cho tích trữ năng lượng điện. Hiệu suất của các loại ac-qui lưu trữ khoảng 70-
80%.
6.8.4. Tích trữ năng lượng nhiệt bằng chất rắn, chất lỏng
a) Trích trữ bằng chất tải nhiệt lỏng
Tích trữ dạng này là năng lượng nhiệt để sản xuất điện năng khi dư thừa được
chuyển sang làm tăng nhiệt độ của chất lưu trữ, khi thiếu tải thì nhiệt đó được đưa
vào hệ thống để sản xuất điện năng. Phương pháp này thường sử dụng trong các
nhà máy nhiệt điện mặt trời, hay các thiết bị nhiệt mặt trời.
Chất lỏng làm môi chất tích nhiệt cần có nhiệt dung riêng cao để thiết bị gọn và
giảm tổn thất khi lưu trữ. Tùy nhiệt độ cần lưu trữ mà chọn loại chất lỏng thích
hợp. Có thể là chất lỏng không biến đổi pha hay có biến đổi pha (sôi, bốc hơi khi
nhận nhiệt và ngưng tụ khi cần xả nhiệt để sản xuất điện), hoặc môi chất ở thể hơi
với áp suất cao. Mỗi trường hợp có những ưu, nhược điểm, cần có sự chọn lựa cho
thích hợp.
Tổn thất lớn nhất trong loại dự trữ này là tổn thất ra môi trường trong thời gian lưu
trữ.
b) Trích trữ bằng chất tải nhiệt hửu cơ
Chất tải nhiệt hửu cơ là các chất có nhiệt độ sôi cao ở áp suất bảo hòa nhỏ. Các
chất thường sử dụng là diphenil và etediphenil hoặc hổn hợp của chúng gồm:
26,5% diphenil (C6H5-C6H5) và 73,5% etediphenil (C6H5-O-C6H5).
Hổn hợp được dùng rất phổ biến, do có các đặc tính nhiệt tốt :
-Ở áp suất khí quyễn, nhiệt độ sôi là 258°C và đông đặc ở 12,3oC.
21
- Ở áp suất bão hòa là 0,25 bar, nhiệt độ sôi là 200°C (ứng với hơi nước bão hòa ở
16 bar)
- Ở áp suất bão hòa là 5,3 bar, nhiệt độ sôi là 350°C (ứng với hơi nước bảo hòa ở
169 bar)
-Độ độc hại không đáng kể, có thể làm việc lâu dài ở nhiệt độ 380°C mà không bị
phá hủy.
Nhược điểm là: nhiệt hóa hơi nhỏ hơn nước rất nhiều. Ở 350°C thì nhiệt hóa hơi là
217 kJ/kg, nếu so với hơi nước là 1140 kJ/kg, nhỏ hơn 4,5 lần .
c) Tích trữ bằng chất tải nhiệt là hỗn hợp muối nóng chảy
Hổn hợp muối nóng chảy được dùng khi cần đun nóng trên 380 °C, cao hơn mức
đun của chất tải nhiệt hửu cơ. Khoảng nhiệt độ làm việc từ 140-510°C.
Hổn hợp muối nóng chảy thường sử dụng là hổn hợp của ba loại muối gồm:10%
NaNO2, 7% NaNO3, 83% KNO3 (theo khối lượng). Nhiệt độ nóng chảy là
142°C,giới hạn nhiệt độ làm việc là 580°C.

You might also like