You are on page 1of 15

CHƯƠNG 2

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG (Tiếp)

Giảng viên: Ths.Trần Thị Hương


2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT

QL Trình độ tính
Tự nhiên phổ biến
Lĩnh vực
tác động QL xã hội Quy luật phổ
QL riêng biến QL chung

QL tư duy Quy luật Lượng-Chất

Quy luật Mâu thuẫn

Quy luật phủ định của


phủ định
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên,
phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu
tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật,
hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật Lượng – Chất (quy luật chuyển hóa từ những thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại)

• Vị trí của quy luật


 Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng.
 Quy luật này nói lên cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

LƯỢNG
• Khái niệm CHẤT
Dùng để chỉ tính
Dùng để chỉ tính quy định khách
quy định khách quan vốn có của
quan vốn có của sự sự vật về các
vật, hiện tượng, là phương diện: số
sự thống nhất hữu lượng, quy mô, tốc
cơ các thuộc tính độ, nhịp điệu của
cấu thành nó, phân các quá trình vận
biệt nó với cái khác động, phát triển
của sự vật
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật Lượng – Chất (quy luật chuyển hóa từ những thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại)

• Mối quan hệ giữa Chất và Lượng


 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

LỎNG
KHÍ
RẮN O° 100°

ĐIỂM NÚT
ĐỘ
BƯỚC NHẢY
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật Lượng – Chất (quy luật chuyển hóa từ những thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại)

• Mối quan hệ giữa Chất và Lượng


 Những thay đổi về chất dẫn đến những
thay đổi về lượng: Chất tạo điều kiện
cho lượng biến đổi. Khi chất mới ra
đời làm cho lượng của của sự vật
thay đổi với quy mô, tốc độ, nhịp
điệu khác đi
Khái quát nội dung quy luật

Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng


và chất, sự thay đổi dần dần về lượng vượt
qua giới hạn của độ (tới điểm nút) sẽ dẫn đến
sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông
qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở
lại sự thay đổi của lượng mới, sẽ tạo điều
kiện cho sự biến đổi lượng – chất tiếp theo…
Quá trình này diễn ra liên tục làm sự vật
không ngừng biến đổi.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật Lượng – Chất (quy luật chuyển hóa từ những thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại)

• Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN


 Chúng ta phải biết từng bước tính lũy về lượng thì mới có thể làm biến đổi
về chất => khắc phục bệnh chủ quan, nóng vội…
 Không được tuyệt đối hoá sự thay đổi về lượng =>khắc phục bệnh bảo
thủ, trì trệ, không dám làm cách mạng…
 Cần vận dụng linh hoạt quy luật, bước nhảy theo những quan hệ cụ thể,
chống máy móc, giáo điều.
 Phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật để có thể thay đổi chất của sự vật.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lâp

* Vị trí của quy luật


Quy luật mâu thuẫn đề cập đến vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của phép biện
chứng là vấn đề nguồn gốc của sự vận động, phát triển.
 Vì vậy, V.I.Lênin đã xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt
nhân của phép biện chứng.
• Khái niệm
 Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh
và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
 Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời
là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập)

• Tính chất chung của “mâu thuẫn”


 Tính khách quan: Bởi vì mọi sự vật hiện tượng đều vốn có mâu thuẫn
 Tính phổ biến: mâu thuẫn diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi lĩnh vực tự
nhiên xã hội và tư duy.
 Tính đa dạng, phong phú: Bởi vì mỗi sự vật, hiện tượng quá trình đều
bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, như mâu thuẫn bên trong và
bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu v.v… chúng biểu
hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau, chúng
có vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của
sự vật. Trong những lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn
với những tính chất khác nhau, tạo nên tính phong phú trong biểu hiện
của mâu thuẫn.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lâp

• Quá trình vận động của mâu thuẫn


 Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống
nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau và trong
những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển
hóa lẫn nhau
 Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối,
ĐẤU TRANH SINH TỒN LÀ
gắn với sự ổn định tạm thới của sự vật, là điều ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN
kiện của đấu tranh CỦA ĐỜI SỐNG SINH VẬT

 Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, quy
định tính thay đổi của sự vật.
 Sự vận động, phát triển là sự thống nhất giữa
tính ổn định và tính thay đổi, cho nên mâu thuẫn
là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Tóm tắt nội dung quy luật thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt,


những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau gọi là
những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập trong
cùng một sự vật tạo nên mâu thuẫn biện chứng. Các mặt
đối lập trong mâu thuẫn biện chứng vừa thống nhất với
nhau, vừa đấu tranh với nhau và chuyển hóa lẫn nhau
làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát
triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lâp

• Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN


 Sự vật tồn tại các mặt đối lập  nhận thức phải thấy được các mặt đối lập, phát
hiện mâu thuẫn.
 Tìm nguồn gốc của sự vận động phát triển trong chính bản thân sự vật.
 Cần phân tích cụ thể từng mâu thuẫn để hiểu đúng xu hướng vận động, phát
triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
 Phải đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phù hợp với trình độ phát triển của mâu
thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật phủ định của phủ định

* Vị trí của quy luật


- Là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

• Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng


 Phủ định là sự thay thế sự vật cũ bằng sự
vật mới
 Phủ định biện chứng là phủ định tạo ra điều
kiện, tiền đề cho sự phát triển

Sự phát triển kỹ thuật canh nông


(từ thủ công đến cơ giới hóa) đã
tạo ra sự biến đổi về chất của nền
nông nghiệp truyền thống: Kỹ
thuật canh nông thủ công đã bị
phủ định bởi kỹ thuật
canh nông mới – cơ giới hóa.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật phủ định của phủ định

• Nội dung quy luật "phủ định của phủ định"

MỖI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỀU SỰ PHÁT TRIỂN DIỄN RA CÓ TÍNH CHU
PHẢI TRẢI QUA NHIỀU LẦN PHỦ ĐỊNH KỲ, TÍNH LIÊN TỤC THEO "HÌNH THỨC
BIỆN CHỨNG XOÁY TRÔN ỐC"

Từ hạt thóc ban đầu, trải qua phủ định của phủ định, để phát triển, đây chính là
hình thức phát triển có tính chu kỳ: Lặp lại hình thức ban đầu nhưng trên cơ sở
cao hơn về lượng và chất.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật phủ định của phủ định

• Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN


 Sự phát triển diễn ra phức tạp => cần có thái độ lạc quan, tin tưởng, tránh
hoang mang, dao động…
 Cần phải kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn.
 Cần phát hiện ra cái mới đích thực và tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ.

You might also like