You are on page 1of 34

Chương 4

BỘ CHỨNG TỪ
TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


Học xong chương này sinh viên có thể:
• Đọc và hiểu được nội dung từng loại chứng từ đi kèm theo từng phương
thức thanh toán quốc tế.
• Kiểm tra sự hợp lệ và chính xác của các loại chứng từ trong thanh toán
quốc tế.
• Hiểu và biết cách sử dụng từng loại chứng từ trong từng phương thức
thanh toán.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


Nội dung chương 4:

• Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế


• Chứng từ thương mại
• Chứng từ tài chính

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
CHỨNG TỪ TRONG THƯƠNG MẠI
VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chứng từ thương mại Chứng từ tài chính

Chứng từ hàng hóa Hối


Chứng từ vận tải Chứng từ bảo hiểm phiếu
Kỳ
Sec
phiếu
Chứng
từ vận Giấy
Vận tải Giấy chứng
Giấy Hợp Hóa Các
đơn đường chứng Giấy nhận
chứng đồng đơn Phiếu chứng
đường Chứng sắt, nhận kiểm số
Bảo nhận bảo đóng từ
biển Biên đường thươn xuất định lượng,
từ vận Vận hiểm bảo hiểm gói khác
lai gửi bộ, g mại xứ chất
tải đa đơn đơn hiểm bao
phươ hàng đường lượng
hàng
ng đường sông,
không
thức biển đường
ống,
biên
lai
bưu
điện

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


Chứng từ vận tải:

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING)


Là chứng từ chuyên chở hàng hóa trên biển, do người vận tải cấp cho người
gởi hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý giửa người vận tài với người chủ
hàng. Vận đơn đường biển có các chức năng sau đây :
• Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đâ nhận hàng đế chuyên chở,
thực hiện hợp đồng vận chuyển.
• Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hỏa đã ghi
trong vận đơn, cho phép người nắm bản gốc của vận đơn nhận hàng hóa khi
tàu cập bến, có quyền bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
Chứng từ vận tải:

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING)


Xuất phát từ những chức năng đó, vận đơn đường biển có tác dung như sau :
• Làm càn cứ khai hổi quan, làm thủ tục xuất hoặc nhập khẩu.
• Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà
người bán gửì cho người mua hoặc ngân hàng để thanh toán tiền hàng.
• Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.
• Làm cán cứ xác định lượng hảng đã gửi đi, dựa vào dó theo dõi việc
thực hiện hợp đồng.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


Chứng từ vận tải:

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING)


Nội dung vận đơn đường biển thường bao gồm các chi tiết sau đây : tên tàu
và tên người vận tải, người gửi hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, tên người
nhận hàng (nếu là vận đơn đích danh) hoặc ghi theo lệnh... (nếu là vân đơn
theo lệnh) hoặc không ghi rõ người nhận hàng (nếu là vận đơn xuât trình),
tên hàng, ký mã hiệu hàng hóa, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích
của hàng, cước phí, phụ phí phải trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,
dã trả tại cảng dỡ hàng, thời gian và địa điểm cấp vận đơn, số bản gốc vận
đơn, chữ ký của người vận tải hoặc của thuyền trưởng hoặc của người đại
diện cho thuyền trướng
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
Chứng từ vận tải:
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING)
Những điểm cần chú ý trên vận đơn:
• Tên hàng, Số lượng, trọng lượng, bao bì cần phải phù hợp với số liệu thực tế
giao lên tàu và phải phù hợp với hóa đơn.
• Cần ghi rõ là hàng hóa đã xếp lên tàu nhằm phân biệt với nhận hàng để chuyên
chở.
• Người nhận hàng phải ghi rõ đơn vị nhận hàng (consignee) đây là một điểm rất
trọng yếu của vận đơn, cần gin chính xác đúng như L/C quy định. Nếu lập vận
đơn đích danh thì ghi rõ tên người nhận hàng. Nếu lập vận đơn theo lệnh thì ghi
“theo lệnh” (to order).
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
Chứng từ vận tải:

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING)


Những điểm cần chú ý trên vận đơn:
• Chữ ký trên vận đơn phải là chữ ký của thuyền trưởng hoặc đại diện hãng
tàu.
- Cần tránh mọi tẩy xóa trên vận đơn, nếu có phải do cơ quan vận chuyến xác
nhận.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL INVOICE)

Hóa đơn thương mại có những tác dụng quan trọng sau:
• Trong việc thanh toán tiền hàng, hóa đơn đóng vai trò trung tâm của bộ
chứng từ thanh toán. Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm
theo, thông qua hóa đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền
trong nội dung của hối phiếu. Trong trường hợp không dùng hối phiếu
để thanh toán, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở
cho việc đòi tiền và trả tiền.
• Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên trị giá hàng hóa và là bằng
chứng cho sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám quản và
tính tiền thuế.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL INVOICE)

Hóa đơn thương mại có những tác dụng quan trọng sau:
• Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của
người mua có thể làm vai trò của một chứng từ bảo đảm cho việc vay
mượn.
• Hóa đơn cũng cung cấp những chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho việc
thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp
đồng.
• Trong một số trường hợp nhất định bản sao của hóa đơn được dùng
như một thư thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập
hàng và chuẩn bị trả tiền hàng.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL INVOICE)

Khi lập hóa đơn cần lưu ý:


• Về tên người mua: Phải ghi rất đúng với tên người đã ký kết hợp
đồng vơi mình hoặc tên ngươi mua đã quy định trong L/C.
• Về mục mô tả hàng hóa: Hàng hóa phải được mô tả chi tiết và chính
xác như trong hợp đồng hoặc trong L/C*

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL INVOICE)

Khi lập hóa đơn cần lưu ý:


• Về số lượng (hoặc trọng lượng) hàng hóa: Căn cứ vào số lượng (hoặc
trọng lượng) thực giao cho người vận tải để ghi, do đó phải phù hợp với số
lượng (hoặc trọng lượng) ghi trong vận đơn.
• Về giá đơn vị và tổng trị giá: cần ghi rõ là giá FOB, CIF hay C and F.
Tổng trị giá trên hóa đơn không vượt trị giá của L/C kể cả phần được phép
dung sai. Nếu giao hàng vượt giá trị L/C, người bán phải thỏa thuận vớí
người mua cách thức thanh toán phần giao vượt ấy.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


PHIẾU ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA (PACKING LIST)

Người ta lập phiếu đóng gói làm ba bản:


• Một bản để trong kiện hàng sao cho người nhận hàng khi cần kiểm tra hàng hóa
trong kiện có thể thấy được ngay chứng từ đế đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa
do người bán đã gởi.
• Một bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói của kiện hàng khác thành
một bộ đầy đủ các phiếu đóng gói của lô hàng. Bộ này được xếp trong kiện hàng thứ
nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện cho người nhận hàng dễ dàng kiểm tra điển hình
các kiện hàng hoặc dễ dàng rút tỉa một số hàng nào đó ra khỏi lô hàng.
• Một bản nữa cũng được tập hợp thành một bộ khác đầy đủ các phiếu đóng gói
của lô hàng. Bộ chứng từ này đã được gởi đến tổng công ty xuất khẩu để tổng công ty
kèm với hóa đơn thương mại khi xuất trình chứng từ cho Ngân hàng, làm cơ sở cho việc
thanh toán tiền hàng,
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
BẢNG KÊ CHI TIẾT (SPECIFICATION)

Là chứng từ hàng hóa, trong đó người ta thống kê cụ thể tất cả các loại
hàng và các mặt hàng của lô hàng trên hóa đơn hoặc hợp đồng nào đủ. Có
hai loại bảng kê chi tiết:
• Một là, bảng kê chi tiết được lập ra khi ký kết hợp đồng, bảng này
được dùng làm phụ lục hợp đồng và là phần không thể tách rời khỏi hợp
đồng.
• Hai là, bảng kê chi tiết được lập ra khi gởi hàng cho người mua, bao
gồm những chi tiết về các loại hàng, các mặt hàng của lô hàng gởi đi, Trong
trường hợp này, bảng kê chi tiết thực ra là bảng tổng hợp của các phiếu
đóng gói, nhằm bổ sung và cụ thể hóa các chi tiết trên hóa đơn.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


Một số chứng từ hàng hóa khác:

• Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)


• Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice)
• Hóa đơn chính thức (Final Invoice)
• Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice)
• Hóa đơn trung lập

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CERTIFICATE OF
ORIGIN - C/O)
• Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do Phòng Thương mạị của nước
xuất nhập khẩu cấp cho chủ hàng, xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc
xuất phát của hàng hóa. Nhưng nếu hợp đồng hoặc L/C không có đòi hỏi
cụ thể thì người xuất khẩu có thể tự cấp.
• Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ nhằm: Giúp hải quan có căn cứ
tính thuế trên cơ sở áp dụng biểu thuế ưu đãi, giúp Hảỉ quan thi hành
chính sách khu vực, chính sách phân biệt đối xử trong mua bán khi tiến
hành giám quản, xác nhận ở một mức độ nhất định về chất lượng hàng
hóa, nhất là đối với những hàng hóa thuộc loại thổ sản của một dịa
phương nhất định.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CERTIFICATE OF
ORIGIN - C/O)
• Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm những chi tiết sau: tên
địa chỉ người mua, người bán, tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã
hiệu, lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng Thương mại về nơi
sản xuất hàng hóa.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CERTIFICATE OF
ORIGIN - C/O)
Giấy chứng nhận xuất xứ có nhiều loại:
• Form A dùng các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống GSP
(Generalized system of preferences – Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập).
• Form B dùng cho tất cả các nước.
• Form O dùng xuất khẩu cà phê qua các nước hiệp hội cà phê thế giới
(Mỹ, Thái Lan, Singapore...).
• Form X dùng cho xuất khấu cà phê đi các nước khác ngoài hiệp hội.
• Form T dùng cho các mặt hàng dệt xuất khẩu sang thị trường chung
Châu Âu EEC.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


HÓA ĐƠN LÃNH SỰ (CONSULAR INVOICE):

Là hóa đơn có sự chứng nhân của lãnh sự nước nhập khẩu đang công tác
tại nước xuất khẩu tại một khu vực lân cận chứng thực vể giá cả hàng hóa.
Sự chứng nhận của lãnh sự trên hóa đơn được quy định mỗi nước một
khác. Một số nước quy định lãnh sự có thể chứng nhận và ký tên trực tiếp
lên hóa đơn thương mại. Một số nước khác quy định lãnh sự không những
thị thực vào hóa đơn mà còn phải thị thực vào một bản hoặc toàn bộ vận
đơn hoặc toàn bộ chứng từ. Một số nước khác quy định hóa đơn lãnh sự
phải được lập trên những giấy in sẵn. Việc xuất trình hóa đơn lãnh sự cho
cơ quan hải quan nước nhập khẩu là bắt buộc ở những nước mà thuế nhập
khẩu được tính theo giá lô hàng.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
HÓA ĐƠN HẢI QUAN (CUSTOM INVOICE):

Nội dung của hóa đơn hải quan bao gồm:


- Những chi tiết về người bán, người mua, địa điểm và thời gian lập
hóa đơn, nơi gởi và nơi nhận, tên hàng, ký mã hiệu, nước xuất khẩu hàng
hóa.
- Số lượng, trọng lượng hàng hóa, giá hàng tính bằng tiền của nước
xuất khẩu.
- Chứng nhận tất cả các điểm chi tiết của hóa đơn đã làm là đúng và
chính xác.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


BẢO HIỂM ĐƠN (INSURANCE POLICY)

Là chứng từ do Công tỵ bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Bảo hiểm
đơn có những tác dụng sau:
• Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của
hợp đồng đó.
• Xác nhận việc trả phí bảo hiểm, do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng
bao hiểm nói trên đã có hiệu lực.
• Nó là chứng từ cần thiết để khiếu nại hàng bảo hiểm và để nhận tiền
bồi thường bảo hiểm.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM (INSURANCE
CERTIFICATE)
Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp
nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó. Giấy chứng nhân bảo hiểm có tác
dụng:
• Thay thế cho bảo hiểm đơn, làm bằng chứng về một hợp đồng bảo
hiểm đã được ký kết. Xác nhận đã kí kết một hợp đồng bảo hiểm với các
điều kiện và điều khoản của hợp đồng.
• Làm bằng chứng về phạm vi được bảo hiểm cùa hàng hóa, do đó nó
là chứng cứ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại của Công ty bảo hiểm.
• Xác nhận người được bảo hiểm trả phí còn người bảo hiểm thu phí,
do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG (QUANTITY
CERTIFICATE)
Nội dung của giấy chứng nhận số lượng bao gồm những điểm sau: Tên
người gởi hàng, người nhận hàng, tên hàng hóa, cảng đi, cảng đến, ký mã
hiệu, số lượng hàng hóa tổng cộng và từng loại.,.
Trong nội dung của giấy chứng nhận số lượng, phần quan trọng nhất là kết
luận cơ quan lập chứng tờ, kết luận này có thể diễn dạt bảng một trong hai
cách:
• Xác nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng,
• Hoặc nêu lên tổng số hàng hóa khiến cho người đọc thấy số lượng
hàng phù hợp với quy định của hợp đồng.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
GIẤY CHỨNG NHẬN TRỌNG LƯỢNG
(CERTIFICATE OF WEIGHT)
Là chứng từ xác nhận khối lượng hàng hóa. Giấy này do Cục kiểm nghiệm
hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc cơ quan hải quan, hoặc công ty giám định
cấp. Ớ nước ta do công ty Vinacontrol cấp.
Tác dụng của giấy chứng nhận trọng lượng là cơ sở để người mua đối chiếu
giữa hàng mà người bán đã gởi với hàng thực nhận về khối lượng của từng
mặt hàng cụ thể.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN TRỌNG LƯỢNG
(CERTIFICATE OF WEIGHT)
Nội dung cua giấy chứng nhận trọng lượng bao gồm những điểm sau: Tên
người gởi, tên người nhận, tên phương tiện vận tải, ngày bốc hàng lên
phương tiện vận tải, tên hàng, quy cách, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả
bì, tên cơ quan xác nhận. Riêng về trọng lượng, người ta phân tích rõ ràng
mỗi loại hàng có bao nhiêu đơn vị trọng lượng và tổng cộng lại là bao nhiêu.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN PHẨM CHẤT
(CERTIFICATE OF QUALITY)
• Là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hóa. Người cấp giấy chứng nhận
phẩm chát có thể ỉà người sản xuất, cũng có thể là cơ quan chuyên môn
như cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu hay công ty giám định,
tùy theo sự thực hiện của hai bên trong hợp đồng mua bán ngoại
thương. Ở nước ta giấy chứng nhận phẩm chất do công ty Vinacontrol
cấp. Đối với gạo có thể do FCC cấp cũng được chấp nhận.
• Tác dụng của giấy chứng nhận phẩm chất là chứng minh sự phù hợp
giữa chất lượng của hàng hóa và quy định của hợp đồng.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN PHẨM CHẤT
(CERTIFICATE OF QUALITY)
• Nội dung của giấy chứng nhận phẩm chất gồm có hai phần rõ rệt. Ở
phần trên, người ta ghi rõ những đặc điểm của Lô hàng như tên người
gửi hàng, tên người nhận hàng, tên hàng, số liệu hợp đồng, ký mả hiệu
hàng hóa, số lượng, trọng lượng hàng hóa, ở phần dưới, người ta ghi kết
quả kiểm tra phẩm chát hoặc ghi chi tiết kết quả kiểm tra của từng chỉ
tiêu chất lượng (moistu " 13,40%, undevelopelgrains = 2,86%, damaged
rains = 3,8%...) hoặc chỉ ghi kết luận chung. (Hàng hóa phù hợp hoàn
toàn với quy định của hợp đổng số... ngày...) hoặc có thề ghi tất cả kết
quả kiểm tra lẫn kết luận. Chừng nào hàng xuất khẩu dã được tiêu chuẩn
Nhà nước quy định rõ người ta có thể ghi: Hàng phù hợp với tiêu chuẩn
Nhà nước số...
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH (SANITARY
CERTIFICATE)
Là chứng từ xác định tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người
tiêu thụ. Chứng từ này do Cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp,
nếu hợp đồng và L/C không quy định điều gì đặc biệt, người ta chỉ ghi kết
luận: Hàng không có vi trùng gây bệnh.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(PHYTOSANITORY CERTIFICATE)
Là chứng từ do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hãng để
xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vật là không có nấm
độc, sâu bọ, cỏ dại... có thể gây bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng
hóa hoặc ở nơi đến.
Tác dụng của chứng từ này nhằm định rõ phẩm chất của hàng hóa, chứng
minh hàng hóa hoàn toàn phù hợp với hợp đồng, và bổ sung giấy tờ để làm
thủ tục khi xuất nhập khẩu.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(PHYTOSANITORY CERTIFICATE)
Nội dung của giấy chứng nhận kiểm dỊch thực vật bao gồm: Phần ghi tên
hàng, số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, người gửi hàng, người
nhận hàng, số hợp đồng, số vận đơn, phương tiện vận tải và phần ghi nhận
xét của cơ quan kiểm dịch thực vật, cùng với những biện pháp khử trùng đã
tiến hành đối với hàng hóa.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
(VETERINARY CERTIFICATE)
Là chứng từ do cơ quan thú ý cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa không vi
trùng gây dịch bệnh cho giống má, súc vật hoặc chứng nhận động vật đã được
tiêm chủng để phòng dịch bệnh.
Tác dụng của giây kiểm dịch động vật là định rõ phẩm chất hàng hóa, chứng minh
hàng hóa phù hợp với hợp đồng, bổ sung giấy tờ để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Nội dung của giấy chứng nhận kiểm dịch động vật bao gồm: Phần ghi loại động
vật, người gởi hàng, người nhận hàng, số lượng, trọng lượng, nơi đến, cảng gởi
hàng, phương tiện chuyên chở, ngày kiểm dịch, hiệu lực của giấy chứng nhận và
phần chứng thực của bác sĩ thú ý xác nhận sản phẩm được lấy từ con vật khỏe
mạnh, ở vùng an toàn dịch, đã được kiểm tra trước, nếu là sản phẩm động vật
phải được chế biến bảo quản tốt, không có chất độc và vi trùng gây bệnh, hợp vệ
sinh cho người tiêu dùng.

GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân


TỜ KHAI HẢI QUAN

Chủ hàng phải khai các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm
tra các thủ tục giấy tờ. Tờ khai hàng xuất hay tờ khai hàng nhập là chứng từ, trong
đó chủ hàng khai báo cho cơ quan hải quan biết về số lượng hàng của mình muốn
chuyên chở ngang qua biên giới quốc gia.
Tác dụng của tờ khai hàng xuất nhập khấu là làm cơ sở để cơ quan hải quan tiến
hành kiểm tra giấy tờ và hàng hóa khi hàng hóa này đi ngang qua biên giới quốc
gia.
Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đính kèm với tờ khai hàng nhập khẩu các
giấy tờ cần thiết như: giấy phép xuất hàng nhập khẩu, hóa đơn, bản kê chi tiết,
phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân
TỜ KHAI HẢI QUAN

Nội dung của mặt trước tờ khai hàng xuất khẩu gồm các chi tiết: tên cơ
quan xuất, hình thức xuất (mậu dịch, hàng mẫu, tạm xuất, chuyển khẩu),
cửa khẩu, phương tiện vận tải, số hiệu và ngày tháng của giấy phép xuất
nhập khẩu, các giấy tờ nộp kèm (bản kê chi tiết, giấy chứng nhận phẩm
chất, giấy chứng kiểm dịch), các chi tiết về hàng hóa (ký mã hiệu, số lượng
kiện hàng, quy cách từng mục hàng, số lượng hàng, trọng lượng cả bì, trọng
lượng tịnh, trị giá hàng bằng ngoại tệ), số liệu của thống kê hải quan. Nội
dung của mặt sau tờ khai hàng xuất khẩu gồm các chi tiết: tình hình và kết
quả kiểm tra hàng hóa, tình hình xếp hàng lên phương tiện vận tải, hàng
thực tế đi qua biên giới.
GV Thạc sĩ Ngô Quốc Quân

You might also like