You are on page 1of 9

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI THU HOẠCH


HỌC KỲ GIỮA, 2022

SINH VIÊN: Nguyễn Minh Chiến


MSSV: 2121012887
HỌC PHẦN: Chủ nghĩa xã hội khoa học
MÃ LỚP HP: 2221101113633
GVHD: TS. An Thị Ngọc Trinh

TP. Hồ Chí Minh, 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Bài làm gồm: 7 trang không bao gồm bìa

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. Tháng …. Năm 2021


Giảng viên hướng dẫn
……………………………………
CÂU 1.
a) Quyền bình đẳng dân tộc là quyền của tất cả các dân tộc được hưởng những điều kiện
và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát triển các năng lực và thỏa mãn các nhu
cầu của mình, có địa vị như nhau đối với tất cả các dân tộc. Theo V.I.Lênin: “Bình đẳng dân
tộc về thực chất là xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để từ đó xóa bỏ tình trạng dân tộc
này có đặc quyền, đặc lợi so với dân tộc khác, dân tộc này đi áp bức dân tộc khác”. Vì thế
mà V.I.Lênin đã xem bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc quan trọng và việc giải quyết nó
là một bộ phận không thể thiếu trong cương lĩnh cách mạng nhằm thực hiện bình đẳng xã hội.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội. Điều đó được công pháp quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận. Chẳng
hạn như ở một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam thì để quản lý các dân tộc một cách hiệu
quả, Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã đề ra rõ các điều
khoản về quyền lợi và nghĩa vụ nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho 54 dân tộc anh
em. Theo đó, các dân tộc có quyền bầu cử, ứng cử vào hệ thống chính trị, được hưởng những
phúc lợi xã hội, nghiêm cấm các hành vi kì thị người đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trong nội dung kinh tế hay bình đẳng về kinh tế. Ở
phương diện này, bình đẳng dân tộc phụ thuộc vào sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế
của các dân tộc, cốt lõi là sự phát triển đồng đều về lực lượng sản xuất. Theo V.I.Lênin, lợi
ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia. Bất cứ sự áp đặt nào trong hợp tác,
giao lưu liên kết, đều dẫn đến việc vi phạm lợi ích của các dân tộc.
Bình đẳng chính trị đóng vai trò là điều kiện tiên quyết và là cơ sở để thực hiện quyền bình
đẳng trên các lĩnh vực khác. Đối với các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành quyền
bình đẳng về dân tộc, chính là điều kiện để có bình đẳng trên các phương diện khác của đời
sống xã hội. Như vậy, bình đẳng về chính trị là quyền của mỗi dân tộc tự quyết định vận mệnh
của dân tộc mình, bao gồm: quyền lựa chọn chế độ, con đường phát triển của dân tộc mình,
quyền quyết định chính sách dân tộc mình trong lĩnh vực quan hệ với các dân tộc khác.
Nhìn lại từ quá khứ đến hiện tại, sự bất bình đẳng chính trị vẫn luôn tồn tại, hiện hữu như
cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung
Quốc, …Đây là nhiệm vụ lâu dài và khó khăn, nhân dân tiến bộ trên thế giới phải cùng chung
tay đẩy lùi những vấn nạn tiêu cực này. Đứng trên quan điểm của V.I.Lênin, để giải quyết
triệt để cần đứng trên lập trường của giai cấp công nhân - đại diện cho lực lượng tiến bộ.
Trong khi khẳng định sự toàn diện, đầy đủ trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc,
V.I.Lênin nhấn mạnh đến việc thực hiện bình đẳng dân tộc trong lĩnh vực văn hóa: “Một Nhà
nước dân chủ phải thừa nhận vô điều kiện quyền tự do hoàn toàn của các ngôn ngữ dân tộc
khác nhau và gạt bỏ bất cứ đặc quyền nào của một trong những ngôn ngữ đó”. Văn hóa của
một dân tộc tộc người thể hiện ở phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các sinh hoạt hằng ngày,
trong đó thể hiện rõ nét ở ngôn ngữ riêng của tộc người đó. V.I.Lênin khẳng định quyền tự
do sử dụng ngôn ngữ riêng của các tộc người chính là quyền bình đẳng về văn hóa giữa các
dân tộc. Quyền này thể hiện ở chỗ không có ngôn ngữ quốc gia nào có tính chất bắt buộc, các
dân tộc được học ngôn ngữ của mình trong trường học, được sử dụng ngôn ngữ của mình
trong mọi trường hợp ví dụ như tòa án... “Đảm bảo sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc
và không có một ngôn ngữ quốc gia có tính chất bắt buộc, đảm bảo cho dân cư có các trường
học dạy bằng tất cả các ngôn ngữ địa phương”. Theo V.I.Lênin, bình đẳng dân tộc về mặt
văn hóa còn thể hiện ở chỗ họ được bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình, được hưởng công
bằng các giá trị, thành tựu phát triển văn hóa chung của đất nước: “Tỷ lệ kinh phí chi tiêu cho
nhu cầu văn hóa - giáo dục của các dân tộc ít người của một địa phương không thể thấp hơn
tỷ lệ mà dân tộc ít người đó chiếm so với toàn bộ dân số của địa phương đó”.
Mục đích cuối cùng của tất cả nguyên tắc bình đẳng về dân tộc nêu trên đều nhằm rút ngắn
những khoảng cách, sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giữa các dân
tộc, tạo thành khối đại đoàn kết dân tộc cùng chung chí hướng xây dựng một xã hội với những
thể chế tiến bộ, một xã hội đa dạng sắc màu văn hoá, ngôn ngữ. Qua đó, yêu cầu Đảng và
Nhà nước ta vận dụng tài tình các chính sách bình đẳng, lấy cốt lõi từ Cương lĩnh dân tộc của
V.I.Lênin, từ đó áp dụng thực tiễn trong việc xây dựng một đất nước vững mạnh, đoàn kết.
b)
Thứ nhất, Việt Nam ủng hộ các phong trào dân tộc yêu nước, đóng góp vào phong
trào chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội
Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cam kết thực hiện
trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của Liên hợp quốc, góp phần bảo vệ hòa bình,
duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở trong khu vực và tại các điểm nóng trên thế giới. Từ
tháng 6/2014 đến nay, Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng
đi làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại hai Phái bộ ở Cộng hòa Nam Sudan
(UNMISS) và Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA). Trong đó, phải kể đến Trung tá Đỗ Anh, 38
tuổi, sĩ quan quan sát viên quân sự tại Phái bộ Liên Hợp Quốc ở Cộng hòa Trung Phi
(MINUSCA) đã hy sinh khi làm nhiệm vụ giữ gìn hoà bình ở đây.
Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử 53 sỹ quan triển khai theo hình thức
cá nhân và 126 bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 và Bệnh viện dã
chiến cấp 2 số 2 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả
hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 được Chỉ huy Phái bộ và Liên hợp quốc đánh giá cao.
Thứ hai, Việt Nam tăng cường sự hợp tác, nhưng luôn tự chủ và không bị phụ thuộc
vào nước lớn nào.
Trong hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Thiết lập sự hợp tác có
chiều sâu với các đối tác, tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trên
tổng số 193 thành viên của Liên Hiệp quốc. Chủ động và tích cực tham gia các hiệp định
thương mại tự do, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Với phương châm, Việt
Nam luôn đảm bảo cao nhất lợi ích của quốc gia dân tộc mình nhưng vẫn cân bằng hài hoà
lợi ích của đối tác, biết lắng nghe và tôn trọng họ.
Phó giáo sư của Học viện ngoại giao thuộc Bộ ngoại giao Nga khẳng định: “Ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay là duy trì quan hệ bình đẳng và mang tính xây
dựng với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới”.
Năm 2021, là một năm vô cùng thành công của Việt Nam khi tận dụng được chính sách
ngoại giao Vắc-xin. Bất chấp sự thiếu hụt về nguồn vắc – xin ở trong nước, Việt Nam đã
thành công thuyết phục các bạn bè, dân tộc trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Châu Âu để
mang về số lượng lớn vắc-xin cho người dân. Chính trong đại dịch, Việt Nam đã chứng minh
được sức mạnh của mình trên các diễn đàn đa phương.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông trong những năm qua, vẫn có những hành vi trái với luật
pháp quốc tế như xâm phạm đến thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, tôn tạo các đảo nhân
tạo, quân sự hóa ở khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam này. Trong các mối quan hệ với các
đối tác, Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm và những nguyên tắc của mình là bất cứ một
việc gì, bao gồm cả những hành vi hoạt động trên biển, những hành vi hợp tác khai thác trên
biển hay những yêu sách đòi hỏi chủ quyền đều phải tuân thủ và dựa trên luật pháp quốc tế,
đặc biệt là Công ước Luật Biển. Lập trường này của Việt Nam nói riêng và của ASEAN được
rất nhiều nước cũng như dư luận ở khu vực và thế giới ủng hộ.
Thứ ba, Kết hợp giữa hợp tác và đấu tranh. Mở rộng hợp tác với các đối tác là tiền đề
để phát triển đất nước và tạo sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trước các vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến nhân
quyền, chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ, … Cùng với hợp tác, không được coi nhẹ mặt đấu
tranh, phải “kiên quyết, kiên trì đấu tranh” với những thế lực có âm mưu và hành động chống
phá, xâm hại độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của ta. Trên thực tế, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc đã và đang diễn ra hết sức cam go, quyết
liệt và khó có thể kết thúc trong “một sớm một chiều”. Vì thế, cần phải kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế và sự thật
lịch sử. Trước đây cũng như hiện nay, cuộc đấu tranh của nhân dân ta luôn là cuộc đấu tranh
chính nghĩa, được nhân loại ủng hộ, nên sớm hay muộn cũng sẽ thành công là điều tất yếu.
Chúng ta hoà hợp với các dân tộc anh em nhưng không hoà tan. Từ những phân tích trên,
có thể thấy rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia dân tộc trên thế giới trong bối
cảnh toàn cầu hoá hiện nay đang phát triển theo chiều hướng tích cực, qua đó khẳng định
Đảng và Nhà nước ta đang đi đúng hướng trong xu thế phát triển chung của nhân loại. Vì vậy
chúng ta cần giữ vững mục tiêu và cải thiện hơn nữa những thiếu sót còn tồn đọng để hướng
tới khẩu hiệu “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”.
CÂU 2.
a) Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cá nhân nào cũng
đều trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng gia đình. Do đó, gia đình là vấn đề
trọng yếu mà các dân tộc trong mọi thời đại đều dành sự quan tâm sâu sắc đến. Đặc biệt là
đối với đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì vai trò của gia đình
trong càng gắn bó mật thiết với sự phát triển của xã hội.
Gia đình được định nghĩa như thế nào? “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội
đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết
thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong cộng đồng ấy”. Vậy mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng cơ bản như thế nào?
Thứ nhất, Sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội;
Gia đình là tế bào của xã hội. Chức năng cơ bản của gia đình đó chính là tái sản xuất ra
con người, chức năng này đóng vai trò rất quan trọng đối với duy trì nòi giống, tạo ra được
bộ phận, lực lượng sản xuất nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình
như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt
thì phải xây dựng gia đình tốt. Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn
phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội. Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn
đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Gia đình giúp trang bị trí thức mới cho thế hệ lao
động tương lai, trang bị những hiểu biết căn bản về những giá trị và văn hóa đạo đức; nâng
cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ những ngành, nghề truyền thống trước những tác
động tiêu cực do mặt trái kinh tế thị trường gây ra.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình.
Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên
mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của từng người. Gia đình là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan
hệ xã hội, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến cách cư xử của cá nhân với môi trường xung quanh.
Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Bác đã từng nói: “Gia đình tốt thì xã hội
tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá
trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Gia
đình chính “là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”
để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc
lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ trong gia đình, mới thấy hết được tình
cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Vai trò của bậc làm cha mẹ đó là làm
trụ cột vững chắc về kinh tế, là chỗ dựa tinh thần, định hướng tương lai giúp con vững tin
bước vào đời. Vai trò của bậc làm con là ra sức học hành, đóng góp sức mình vào những công
việc chung như Bác đã từng dặn “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình, …”
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân.
Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội tác động thông qua lăng kính gia đình mà tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân
cách, .... Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành
viên trong gia đình. Chính vì vậy, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã
hội theo yêu cầu của mình, cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình.
Thứ hai, Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu
của gia đình;
Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù
của trình độ phát triển kinh tế. Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất
lần lượt thay thế nhau, dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình.
Từ gia đình tập thể – với hình thức quần hôn, huyết thông; gia đình cặp đôi với hình thức hôn
nhân đối ngẫu; đến gia đình cá thể với hình thức hôn nhân một vợ một chồng. Tất cả những
bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời đại lịch sử.
Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng bị chi phối bởi các quan hệ xã hội. Vì vây,
trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống.
Thứ ba, Tính độc lập tương đối của gia đình.
Mặc dù, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình vẫn có
tính độc lập tương đối của nó. Bởi vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi các yếu
tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật … vì vậy, mặc dù xã hội có nhưng thay đổi
nhưng một số gia đình vẫn lưu giữ những truyền thống của gia đình.
Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có ảnh hưởng và tác
động qua lại lẫn nhau. Không có gia đình để tái tạo sức lao động thì xã hội không thể tồn tại
và phát triển được. Ngược lại, không có môi trường xã hội lành mạnh thì gia đình cũng không
thể phát triển được. Đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững.
b) Những biến đổi về các chức năng gia đình đang gặp thách thức như sau:
Chức năng tái sản xuất ra con người: Sinh sản là một nhu cầu tự nhiên. Nếu không có
hoạt động này thì xã hội loài người sẽ bị diệt vong. Nhưng sinh bao nhiêu là vừa, là đủ? Đến
nay dân số Việt Nam đã lên đến con số 99 triệu người, đang ở mức báo động cao so với các
nước trong khu vực và đứng thứ 15 trên thế giới. Số sinh ra vượt quá mức so với sức sản xuất
lương thực, về điều kiện nhà ở, về điều kiện y tế, giáo dục, về phúc lợi, … Theo thống kê ở
nước ta có khoảng 1.459.251 số hộ nghèo và cận nghèo.Vì vậy, vấn đề bùng nổ dân số đang
là vấn đề gay gắt đang được đặt ra ở mỗi nước, mà còn là vấn đề chung của toàn nhân loại.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh
sản phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp rất nhiều
khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng
chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại. Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có
quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính
Chức năng giáo dục: Vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm.
Nhưng sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà trường, làm cho sự
kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội giảm đi rất nhiều so với
trước đây. Mâu thuẫn này là một thực tế chưa có lời giải hữu hiệu ở Việt Nam hiện nay. Hiện
tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, nghiện hút ma túy, mại dâm… cũng cho thấy phần nào sự bất
lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm: Xu thế làm mẹ đơn thân
“single mom” do không muốn kết hôn, ngại cả yêu đương hay các gia đình thế hệ trẻ hiện nay
đều xác định chỉ có một con tăng lên sẽ ảnh hưởng tới đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều
trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em
trong cuộc sống gia đình đã trở thành bài toán và thách thức lớn trong xã hội.
Giải pháp
Thứ nhất, để khắc phục tình trạng dân số tăng nhanh, trong khi nền kinh tế đang còn thấp
ở nước ta thì chúng ta cần phải coi nhiệm vụ kế hoạch hóa dân số và giải quyết việc làm cho
người lao động là nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách xã hội. Kết hợp với việc tổ chức lại
lao động, đất đai, ngành nghề làm cho mọi người lao động đều có việc làm. Ngoài ra, Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo, khắc phục khoảng cách giàu nghèo.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước cần triển khai những buổi hội thảo về định hướng mô hình
sản xuất kinh doanh chuyên sâu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giải đáp những thắc
mắc của các doanh nghiệp kinh tế gia đình. Song song với đó là nâng cao yếu tố văn hoá gia
đình, phát huy hơn nữa kết cấu gia đình Á Đông nhằm tạo sự gắn kết cao và giúp cho các
doanh nghiệp gia đình có độ an toàn về nhân sự.
Thứ ba, xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, hôn nhân được xây dựng trên cơ sở
tình yêu chân chính và nó nhất thiết phải trải qua thời kỳ quá độ từ tình bạn chuyển sang tình
yêu, quá trình đó họ tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng sẵn sàng chia sẽ, cùng nhau xây
dựng cuộc sống chung và họ cảm thấy không thể thiếu nhau.
Thứ tư, xây dựng gia đình phải gắn liền với cộng đồng, với các thiết chế xã hội, đoàn kết,
tương trợ thương yêu đùm bọc nhau. Cần phải lấy truyền thống ấy làm cơ sở rồi từ đó xây
dựng và bổ sung thêm những quy ước, quy chế dân chủ trong mỗi làng xã, gia đình.
Thứ năm, Đảng và Nhà nước cần liên kết với bộ phận truyền thông để kịp thời đưa ra
những định hướng cho các đối tượng đang có ý định làm mẹ đơn thân. Nhà trường và gia đình
cần giáo dục tâm lý trẻ nhỏ từ sớm về vấn đề này.Nêu cao hơn nữa tình cảm thiêng liêng mà
một gia đình trọn vẹn dành do con cái. Như vậy có thể giảm được tình trạng mong muốn làm
mẹ đơn thân của bộ phận giới trẻ hiện nay.
Thứ sáu, giám sát chặt chẽ trong hệ thống giáo dục cả nước. Hiện tại, Đảng và Nhà nước
đã có những công văn chỉ đạo cụ thể như Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của
Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo
lực học đường; … Chúng ta cần phát hiện những lỗ hổng trong giáo dục và đề ra những chủ
trương đúng đắn, kịp thời nhằm tạo ra sự tin tưởng của gia đình vào hệ thống giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, 2022,
Vndoc.com, https://vndoc.com/su-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-trong-thoi-ky-qua-do-
len-chu-nghia-xa-hoi-253745#mcetoc_1fp3sc6kb8.
[2] “Tỷ lệ hộ nghèo cả nước”, 2022, Trang thông tin điện tử ban kinh tế Trung ương,
https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/xa-hoi/ty-le-ho-ngheo-ca-nuoc-giam-con-2-23-.html.
[3] “Giải quyết những hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục”, 2018, Giáo dục thời
đại, https://giaoducthoidai.vn/giai-quyet-nhung-hien-tuong-tieu-cuc-keo-dai-trong-giao-duc-
post327054.html.
[4] “Gia đình Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, 2014, Sở
văn hoá và thể thao TP. Hồ Chí Minh, http://www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn/tin-chi-tiet/-
/chi-tiet/gia-đinh-viet-nam-trong-thoi-ky-cong-nghiep-hoa-hien-đai-hoa-đat-nuoc-19267-
1955.html?fbclid=IwAR3sYaApu71Bp4F8IEz9x8n3zHpDmfexogeuBF7IWJm3PSRFJQpo
2m7iU.
[5] “Quan hệ ngoại giao của Việt Nam”, 2022, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_hệ_ngoại_giao_của_Việt_Nam?fbclid=IwAR3VR7yk4c
doxlfIat5MAilGUqqnyU9jqMQBRSLM-wPySmwKV6WOrGFEPyA.
[6] “Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với sứ mệnh gìn giữ hoà bình”, 2021,
Báo điện tử ĐCSVN, https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-la-thanh-vien-co-trach-
nhiem-doi-voi-su-menh-gin-giu-hoa-binh-581632.html.
[7] “Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng, bổ sung, phát triển ở
Việt Nam”, 2020, Học viện dân tộc, https://hvdt.edu.vn/nghien-cuu/nghien-cuu-trao-
doi/quan-diem-cua-v-i-lenin-ve-binh-dang-dan-toc-va-su-van-dung-bo-sung-phat-trien-o-
vietnam?fbclid=IwAR2XeoXtUYyhUd5juhkxbG8bN7urSe6MOjJUfCMSVpsKYsZV4EAc
NXdFJEw.
[8] “Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hoá của Việt Nam”, 2021, Tạp
chí Cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-
/2018/821539/ve-hoi-nhap-quoc-te-va-tham-gia-tien-trinh-toan-cau-hoa-cua-viet-
nam.aspx?fbclid=IwAR2YWdaOSgM0RH6rtt4vjYfhES_8NHJtJ2nyMgVKF0ok_O5v3rn6
yny4Xo.

You might also like