You are on page 1of 4

Mẫu B.

Tài liệu dành cho sinh viên


M.02B.LEC.CTĐM
GIỚI THIỆU VỀ HỆ TIẾT NIỆU VÀ MODULE THẬN – TIẾT NIỆU
MÃ BÀI GIẢNG: LEC1.S2.10

- Tên bài giảng: Giới thiệu về hệ tiết niệu và module thận – tiết niệu
- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sỹ đa khoa năm thứ 3
- Số lượng: 200 sinh viên
- Thời lượng: 1 tiết (50 phút)
- Địa điểm: Giảng đường
- Giảng viên: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển (dogiatuyen@hmu.edu.vn), Ths Đỗ Trường Minh
(dotruongminh@hmu.edu.vn)
- Mục tiêu học tập
1. Trình bày được mối quan hệ giữa hệ thận tiết niệu và các hệ cơ quan trong cơ thể.
2. Trình bày được tổng quan các nhóm bệnh lý thuộc hệ thận tiết niệu.
1. Nội dung thuyết trình
Thời gian Hoạt động của Hoạt động của
Nội dung
(phút) giảng viên sinh viên
1. Mối quan hệ giữa hệ thận tiết niệu và các hệ
cơ quan trong cơ thể
1.1. Một số khái niệm về hệ thận tiết niệu
- Gồm 2 thành phần chính: thận và hệ tiết niệu
ngoài thận, tương ứng với 2 chuyên ngành nội thận
học “nephrology” và ngoại tiết niệu “urology”.
- Trong đó, nội thận tập trung vào nghiên cứu về
thận, chức năng thận, các bệnh lý tại thận và các
phương pháp điều trị bệnh thận. Ngoại tiết niệu đi
sâu về hệ tiết niệu và can thiệp ngoại khoa tại khu
vực này.
- Vai trò chính của thận đối với cơ thể:
* Tạo nước tiểu = bài xuất các chất thải tan trong Lắng nghe
nước thông qua quá trình lọc tại cầu thận và tái hấp Thuyết trình Trả lời câu hỏi
15
thu tại ống thận. Đặt câu hỏi gợi ý Đặt câu hỏi với
* Chức năng nội tiết: điều hòa quá trình tạo hồng giảng viên
cầu, kiểm soát dịch tuần hoàn, huyết áp, tham gia
tân tạo glucose, chuyển hóa calci-phospho, cân
bằng điện giải và kiềm toan
- Vai trò của hệ tiết niệu (ngoài thận):
* Là hệ thống đường dẫn “urinary tract”, vận
chuyển và chứa đựng nước tiểu
* Gắn liền về mặt giải phẫu với cơ quan sinh dục
= hệ thống sinh dục – tiết niệu
1.2. Mối quan hệ với các hệ cơ quan khác
- Từ vai trò của hệ thận tiết niệu có thể thấy các
mối liên quan đa hệ thống trong cơ thể, cùng hướng
đến mục đích đảm bảo hoạt động sinh lý bình
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
thường
* Huyết học
* Tim mạch
* Nội tiết chuyển hóa
* Cơ xương khớp
* Miễn dịch
- Đây cũng là cơ sở ra đời một số chuyên ngành sâu
mới:
* Thận học can thiệp “Inventional nephrology”
* Thận học ung thư “Onconephrology”
* Thận học ghép tạng “Transplant nephrology”
* Nội soi tiết niệu học “Endourology”
* Ung thư học tiết niệu “ Urologic oncology”
* Tiết niệu học thần kinh “Neurourology”
* Nam học “Andrology”
2. Tổng quan các nhóm bệnh lý của hệ thận tiết
niệu
2.1. Phân loại bệnh lý thận học theo vị trí tổn
thương cơ bản:
- Bệnh cầu thận: nguyên phát và thứ phát, thể hiện
qua 2 hội chứng chính là hội chứng thận hư -
“nephrotic syndrome” và hội chứng viêm cầu thận -
“nephritic syndrome”
- Bệnh ống kẽ thận: viêm ống kẽ thận cấp và mạn,
toan hóa ống thận, các bệnh lý bất thường vận
chuyển điện giải tại ống thận (Bartter, Gittelman,
Liddle), bệnh thận đa nang
- Bệnh mạch máu thận:
* Mạch máu lớn: hẹp động mạch thận
* Mạch máu nhỏ: viêm mạch ANCA, viêm mạch
Henoch-Scholein
- Các nguyên nhân di truyền có thể dẫn đến bệnh lý
ở tất cả các nhóm bệnh trên. Lắng nghe
2.2. Phân loại các nhóm bệnh lý tiết niệu học Thuyết trình Trả lời câu hỏi
20
- Nhiễm trùng tiết niệu: từ thấp lên cao Đặt câu hỏi gợi ý Đặt câu hỏi với
* Viêm niệu đạo giảng viên
* Viêm tuyến tiền liệt
* Viêm tinh hoàn, viêm túi tinh
* Viêm bàng quang
* Viêm thận bể thận
* Abscess thận
* Viêm tấy lan tỏa quanh thận
- Rối loạn tiểu tiện vô căn: bàng quang tăng hoạt,
tiểu són, tiểu đau, đái dầm
- Cản trở đường ra nước tiểu:
* Nguyên nhân cơ học: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi
tiết niệu, máu cục, u chèn ép
* Nguyên nhân thần kinh hoặc dị dạng đường bài
xuất: liệt tủy, bàng quang thần kinh, bất thường van
niệu quản-bàng quang
- Sỏi tiết niệu
- Ung thư tiết niệu
- Chấn thương
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
- Dị dạng hệ tiết niệu bẩm sinh
2.3. Hệ quả chung của các bệnh lý thận – tiết
niệu tiến triển:
- Suy giảm chức năng thận: về mặt bản chất là hội
chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau,
chứ không phải một bệnh lý cụ thể
- Tổn thương thận cấp: suy giảm chức năng thận
nhanh, trong thời gian ngắn, có thể hồi phục hoặc
không
- Bệnh thận mạn tính: suy giảm chức năng thận từ
từ, lâu dài, không thể hồi phục
3. Những chủ đề sinh viên sẽ học trong module
thận tiết niệu S2.10
3.1. Thận học:
- Cơ sở sinh lý học của nephron chức năng: cầu
thận và ống thận
- Giải phẫu bệnh cầu thận cơ bản
- Một số xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình
ảnh đánh giá bệnh lý thận
- Phương pháp hỏi bệnh và khám lâm sàng
- Tiếp cận bệnh nhân mắc hội chứng thận hư
- Tiếp cận bệnh nhân đái máu
- Tổn thương thận cấp
- Bệnh thận mạn tính
3.2. Tiết niệu học:
- Cơ sở giải phẫu thận và hệ tiết niệu
- Mô phôi hệ tiết niệu
- Giải phẫu bệnh một số bệnh lý TLT và tinh hoàn
- Chẩn đoán hình ảnh một số bệnh lý tiết niệu Lắng nghe
- Nhiễm khuẩn tiết niệu 15 Thuyết trình Đặt câu hỏi với
- Rối loạn tiểu tiện giảng viên
- Phương pháp khám bệnh nhân có bệnh lý TLT
- Phương pháp khám bệnh nhân chấn thương tiết
niệu
3.3. Phương pháp học tập module
3.1. Bài giảng lý thuyết
- LEC: lecture (thuyết trình)
- TBL: team-based learning (thảo luận nhóm)
- SEM: seminar (hội thảo chuyên đề)
3.2. Bài giảng thực hành
- LAB: laboratory (thực hành phòng thí nghiệm)
- VIS: clinical visit (kiến tập)
- SKL: skill lab (thực hành kỹ năng tiền lâm sàng)
- ROL: role-play (thực hành đóng vai)
3.3. Bài giảng lâm sàng
- CSP (lâm sàng có người bệnh)
- CBA (lâm sàng không có người bệnh)

2. Vật liệu minh họa (tình huống, hình ảnh, video clip.....):
2.1. Hình ảnh:
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
Biểu đồ và bảng minh họa trong slide bài giảng
3. Tài liệu học tập
- Handout bài giảng
4. Tài liệu tham khảo

You might also like