You are on page 1of 6

HỌC VIỆN QUÂN Y

BỘ MÔN GIẢI PHẪU

MẬT Số:…….

TÊN BÀI GIẢNG

Môn học: Giải phẫu


Bài: Phúc mạc
Đối tượng: Bác sỹ dài hạn chính quy
Năm học: 2009 – 2010

Giảng viên:

Hà nội - 2010
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

1. Phần thủ tục


Bộ môn: Giải phẫu
Môn học: Giải phẫu
Đối tượng học viên: Bác sỹ dài hạn chính quy
Tên bài giảng: Phôi thai ống tiêu hóa
Tên giảng viên:
Năm học: 2009-2010
Thời gian giảng: 90 phút
2. Các mục tiêu học tập:
- Nắm khái niệm về ổ phúc mạc, lá phúc mạc
- Cấu tạo và chức năng phúc mạc
- Hậu cung mạc nối, các đường vào HCMN
- Nắm sơ lược sự phát triển của ống tiêu hoá dưới cơ hoành tuần hoàn
bạch huyết
3. Kỹ thuật tiến hành:
3.1 Loại bài giảng: Lý thuyết cơ bản.
3.2 Phương pháp dậy học: Diễn giảng, trình bày trực quan và kiểm tra.
3.3 Hình thức tổ chức dậy học: Lên lớp tại giảng đường.
3.4 Phương tiện dậy học: Bảng, tranh vẽ, PowerPoint.
4. Phần thời gian và cấu trúc bài giảng:
4.1 Tổ chức lớp: 1’
4.2 Kiểm tra bài cũ: 4’
4.3 Giới thiệu tài liệu tham khảo, nghiên cứu: 2’
4.4 Tiến hành nội dung bài giảng
Nội dung bài giảng Thời Những PPDH Phương tiện Hoạt động
gian vận dụng DH của HV
1. Ổ phúc mạc và lá 10’ Diễn giảng, Bảng, Nghe, nhìn,
phúc mạc trình chiếu powerpoint ghi chép,
powerpoint, phát biểu.
2. Cấu trúc khác của 30’ quan sát trực
phúc mạc quan.

3. Cấu tạo và chức năng 25’


của phúc mạc

4. Túi mạc nối (hậu cung


mạc nối) 20

5. Kiểm tra đánh giá (thông tin phản hồi): 3’


6. Tổng kết bài giảng:
7. Nhận xét và rút kinh nghiệm:

Thông qua Ngày tháng năm 2010


Chủ nhiệm bộ môn Người làm kế hoạch
PHÚC MẠC

1. Ổ phúc mạc
Nằm trong ổ bụng được giới hạn bởi lá thành phúc mạc. Do vậy những tạng
nằm trong lá thành được gọi là tạng trong ổ phúc mạc. Xử lý vết thương ngoài
ổ phúc mạc và trong ổ phúc mạc khác nhau (trong ổ phúc mạc cần được xử lý
ngay).
2. Lá phúc mạc là một màng liên tục gồm 2 phần
- Phúc mạc thành là phúc mạc lót mặt trong thành bụng
- Phúc mạc tạng là phúc mạc bao bọc ngoài các tạng
- Liên tiếp giữa phúc mạc thành và phúc mạc tạng là các nếp phúc mạc (mạc
treo, mạc nối, mạc chằng, mạc dính). Các nếp phúc mạc này gồm có 2 lá, treo
hoặc chằng các tạng vào thành bụng hoặc nối 2 tạng với nhau. Giữa 2 lá phúc
mạc có mạch máu và TK đi vào các tạng
+ Mạc nối: nối giữa các tạng với nhau. Ví dụ mạc nối lớn, mạc nối nhỏ, mạc
nối vị tỳ, mạc nối tuỵ tỳ
+ Mạc dính: dính các tạng vào thành bụng như là mạc dính đại tràng phải,
đại tràng trái (mạc Told), mạc Treit (dính tá tuỵ)
+ Mạc treo, mạc chằng: Treo hoặc chằng các tạng dính vào thành bụng. VD
mạc treo đại tràng ngang, đại tràng xuống, mạc chằng vành, mạc chằng liềm
Các mạc này phân các tạng trong ổ bụng thành các tạng cố định và di động
(cố định: gan, tá tràng; tạng di động: dạ dày, tiểu tràng). Ứng dụng: mổ vào
tạng cố định thì đường mổ phải rộng; còn mổ vào tạng di động thì kéo ra ngoài
để mổ và chú ý chiều nhu động ruột
3. Cấu trúc khác của phúc mạc
- Túi cùng do lá phúc mạc lách giữa các tạng ở chậu hông tạo thành một túi
sâu của phúc mạc. Đây là những nơi thấp nhất của ổ phúc mạc - dịch trong ổ
bụng thường đọng ở đây trong trường hợp bệnh lý. VD: Túi cùng Douglas, túi
cùng bàng quang - tử cung, túi cùng bàng quang - trực tràng
- Hố: Là do phúc mạc thành lót vào chỗ lõm xuống của ổ bụng. VD: Hố bẹn
trong, hố bẹn ngoài, hố bẹn giữa, hố trên bàng quang.
- Ngách: Do lá phúc mạc lách giữa các tạng hay giữa các tạng với thành
bụng tạo nên một rãnh hoặc 1 hốc (chỗ này không thấp nhất). VD: Ngách tá
tràng trên, ngách tá tràng dưới, ngách sau manh tràng, ngách dưới gan, ngách
gan thận.v.v.
- Nếp là nơi phúc mạc bị đội lên đẩy lùi vào trong ổ phúc mạc bởi 1 tổ chức
hay 1 mạch máu nổi lên trong ổ bụng. VD: Nếp tá tràng trên, nếp tá tràng dưới,
nếp rốn trong, nếp rốn ngoài, nếp vị tuỵ
4. Cấu tạo và chức năng của phúc mạc
* Cấu tạo
- Phúc mạc cấu tạo bởi 2 lớp
+ Lớp thanh mạc là lớp tế bào thượng mô hình vẩy nằm ở bề mặt phúc mạc,
giúp phúc mạc trơn và óng ánh, tiết ra 1 lớp dịch mỏng làm cho bề mặt phúc
mạc trơn, trượt trên nhau dễ dàng. Do vậy khi lớp thượng mô này bị tổn thương
thì các tạng dễ bị dính với nhau và dính vào thành bụng.
+ Lớp trong (tấm dưới thanh mạc) là lớp mô sợi liên kết có độ đàn hồi cao,
dầy ở phúc mạc thành và mỏng ở phúc mạc tạng, mạc treo. Do đó có thể khâu
nối các tạng có phúc mạc che phủ dễ dàng so với các tạng ngoài phúc mạc. VD:
Khâu nối ruột non dễ hơn khâu nối thực quản.
- Mạch máu và thần kinh phúc mạc
+ Mạch máu: Phúc mạc không có mạch máu riêng biệt, chúng được nuôi
dưỡng bởi các nhánh thành bụng lân cận, mạch máu từ các tạng mà nó bao bọc
và mạng mạch máu dưới thanh mạc. Phúc mạc cũng có hệ thống bạch mạch ở
dưới thanh mạc và trong thanh mạc
+ Thần kinh: Chi phối gồm các nhánh thần kinh hoành; TKGS XI, XII; các
nhánh từ đám rối thắt lưng cùng. Phúc mạc thành rất nhạy cảm với cảm giác
đau còn phúc mạc tạng thì không
* Chức năng:
- Bao bọc các tạng, che chở cho các tạng và làm cho thành các tạng vững
chắc thêm.
- Đặc tính trơn bóng giúp các tạng di động dễ dàng trong ổ bụng và giảm
thiểu sự ma sát
- Đề kháng với sự nhiễm trùng: Phúc mạc tiết dịch, bao vây để khu trú ổ
nhiễm trùng hay tổn thương. Khi bị viêm nó mất trơn bóng gây dính phúc mạc
– là nguyên nhân gây tắc ruột.
- Phúc mạc có khẳ năng hấp thu rất nhanh nhờ diện tích bề mặt rộng.
Ứng dụng: Gây mê cho súc vật bằng cách tiêm dung dịch hỗn hợp thuốc mê
vào ổ phúc mạc.
- Dự trữ mỡ (điển hình ở mạc nối lớn).
5. Túi mạc nối (hậu cung mạc nối)
Là 1 ngách của ổ phúc mạc tạo nên bởi sự phát triển của ngách gan, ruột. Có
các mạc nối quay ở mặt trước, mặt bên trái và mặt sau, còn bên phải túi mạc nối
thong với ổ phúc mạc bởi một lỗ.
* Các ô của túi mạc nối: 2 phần tiền đình và túi chính (hậu cung chính). Tiền
đình thông với ổ bụng bởi lỗ mạc nối, thông với hậu cung bởi lỗ nếp vị tuỵ.
- Lỗ mạc nối (khe Winslow): là khe dọc từ gan tới tá tràng, thông túi mạc
nối với ổ phúc mạc; được giới hạn: Bờ trước là bờ phải của mạc nối nhỏ; bờ sau
là TMC dưới; bờ trên là gan; bờ dưới là bờ trên của mạc dính tá tràng.
- Tiền đình: là một khoang đi từ lỗ mạc nối tới lỗ giới hạn bởi các nếp vị
tuỵ; có 1 ngách trên thọc giữa cơ hoành và gan; gồm 4 thành và 2 lỗ: thành
trước là phần mỏng của mạc nối nhỏ, thành sau là khoang giữa ĐMC bụng và
TMC dưới, thành trên là thuỳ đuôi, thành dưới liên quan bờ trên của mạc dính
tá tràng và nếp vị tuỵ dưới.
- Lỗ túi mạc nối (lỗ nếp vị tuỵ): hình bầu dục, phía trước là BCN dạ dày,
trên và dưới là các nếp vị tuỵ.
- Hậu cung mạc nối: gồm 2 phần, 1phần ở sau dạ dày, 1 phần ở trong 2
thành của mạc nối; có 3 ngách: ngách trên, ngách dưới và ngách lách. Túi thông
với tiền đình ở bên phải, có 3 mặt (trước, sau, trái), 1 đáy dưới và 1 bờ trên;
thành trước là dạ dày ở trên và mạc nối lớn ở dưới; thành sau liên quan với tuỵ
và thận; thành trái là mạc nối vị - lách và mạc nối lách - tuỵ; đáy dưới nằm trên
ĐTN và mạc treo ĐTN; bờ trên: 2 lá PM tụm lại với nhau để dính vào cơ hoành
và tạo nên dây chằng treo đại tràng.
- Đường vào túi mạc nối:
+ Qua lỗ mạc nối: thăm cuống gan.
+ Làm sập phần mỏng mạc nối nhỏ để quan sát mặt sau dạ dày.
+ Rạch mạc nối lớn theo BCL dạ dày phía trên hay dưới vòng đm vị - mạc
nối (hay áp dụng).
+ Bóc mạc dính giữa mạc nối lớn và mạc treo ĐTN.
+ Làm 1 lỗ thủng ở mạc treo ĐTN để nối dạ dày với hỗng tràng.

You might also like