You are on page 1of 2

Phân tích sáng tạo ngôn từ trong “Biển” của Xuân Diệu

Nhan đề: Biển: Chỉ vỏn vẹn một từ nhưng lại bao hàm được nhiều ý nghĩa sâu xa.
Có chăng đó chính là bãi biển Quy Nhơn, nơi có những con song vỗ vào bờ và
cũng vỗ vào lòng người thi sĩ. Nhan đề biển gợi được nhiều liên tưởng, có thể qua
thi phẩm nhà thơ muốn khắc khoải tình yêu với biển trời bao la nhưng đồng thời
cũng có thể qua tác phẩm nhà thơ lại muốn bộc bạch tình yêu của mình thông qua
hình tượng biển.
- “Ánh nắng pha lê”: ánh nắng ấy phải trong suốt, tinh khiết thế nào mới được
so sánh như pha lê. Ánh sáng trong veo như thủy tinh, chiếu rọi xuống bờ
cát trắng lại càng tôn tạo được vẻ đẹp của chính mình.
- “Bờ đẹp đẽ cát vàng”: Có sự sáng tạo trong nghệ thuật sắp xếp ngôn từ.
Theo văn phạm thông thường, tính từ phải được đặt sau danh từ nhưng ở đây
nhà thơ lại đưa tính từ ra trước danh từ. Phải chăng nhà thơ muốn nhấn
mạnh vẻ đẹp của bờ cát vàng, vẻ đẹp ấy chắc hẳn phải vô cùng lung linh và
mĩ miều. Đồng thời, nhà thơ không chỉ muốn bộc lộ vẻ đẹp của bờ cát vàng
mà qua hình tượng cát vàng muốn khẳng định được sắc đẹp của người yêu
mình=> Một tình cảm chân thành, đắm say, tinh tế cảm nhận được vẻ đẹp
của người mình yêu.
- “Thoai thoải”: Nhà thơ sử dụng từ láy “thoai thoải ” như muốn khắc họa
bức tranh bờ cát vàng có những dãy thông đứng sừng sững trên đó. Sóng thì
cứ vỗ nhịp vào bờ theo từng đợt từng đợt, trên bờ lại có hàng thông đứng tạo
nên một bức tranh có sự giao hòa, chuyển động vô cùng sinh động nhưng
không kém phần mĩ miều.
- “Tan cả đất trời”: Đất trời vốn là những gì trường cửu. Chỉ có sự tồn tại
của con người trên cõi đời này mới lạ hữu hạn. Thế nhưng giờ đây nhà thơ
lại dám khẳng định nụ hôn của mình có thể làm tan cả đất trời. Đó có phải là
một điều viển vông không? Xét theo khoa học thực tế là điều ấy hoàn toàn
không thể xảy ra nhưng nếu xét theo bình diện một con người với trái tim
đang nồng cháy, đắm say trong tình yêu và một nỗi khắc khoải về thời gian
tuyến tính, một đi không trở lại thì đó là một khát khao chính đáng. Nhà thơ
muốn tình yêu nồng nàn của mình có thể chống lại sự hữu hạn của đời người
mà trường tồn cùng thời gian, sống mãi với đời.
- “Xin-muốn”: Nhà thơ dùng từ xin với mình nhưng lại dùng từ muốn với
người thương. “Xin” mang trạng thái người nói ra có địa vị thấp hơn, khắc
khoải được sự mong cầu, van xin được làm song biếc nhưng với người yêu,
tác giả lại dùng từ muốn như thể muốn khẳng định “em” phải là những gì
đẹp đẽ nhất, em chỉ cần là bờ cát, chỉ cần ở yên đó thì song biếc là anh sẽ tự
khắc tìm đến em => Khắc khoải được tình yêu chân thành, tha thiết, mãnh
liệt.
- “Nghiến nát”: Nếu bên trên là nụ hôn thật khẽ, thật êm đềm thì đến đây nụ
hôn ấy đã mãnh liệt, căng tràn hơn bao giờ hết. “Nghiến nát” là động từ ở
trạng thái mạnh mẽ, sục sôi, quyết liệt. => Tình yêu đã tha thiết, đắm say,
mãnh liệt hơn => Khát khao không chỉ giao cảm về mặt tâm hồn mà còn về
thể xác của nhà thơ.
- “Bờ em”: Vốn xây dựng hình tượng bờ cát trắng là đại diện cho em, nhưng ở
đây nhà thơ lại sử dụng là bờ em. Phải chăng “bờ” ở đây còn hàm nghĩa nào
khác hay không? Kết hợp với động từ “nghiến nát” phía trên ta có thể suy ra
được bờ em ở đây chính là bờ môi. Hôn thật mãnh liệt, thật tràn trề đến cả
“nghiến nát” bờ môi em.
- “Sóng biếc, bể biếc”: các sự vật đều gắn liền với từ ‘biếc’ thể hiện sắc xanh
tràn trề sự sống cũng đồng thời khắc họa được quan niệm của nhà thơ. Xuân
Diệu chỉ quan tâm đến thời tươi đẹp của mọi sự vật vì với ông, thời gian chỉ
có 2 thì, thì tươi đẹp và thì phai tàn.
- “Tình chung” tại sao lại gọi là tình chung trong khi tình cảm thì xuất phát từ
2 phía thì nên gọi là tình yêu. Có chăng là vì tình yêu này không còn là tình
cảm đơn phương nữa mà đây là mối tình mà cả 2 phía cùng nuôi dưỡng.
Đồng thời cũng có thể không chỉ là tình yêu với con người mà còn bao quát
cả tình yêu cuộc sống, tình yêu vạn vật của nhà thơ => Thể hiện khát khao
giao cảm tột bậc với đời.
- “Lắm lắm”: Tại sao không phải là nhiều lắm mà lại là lắm lắm. Nếu sử
dụng một từ lắm thì cũng đã có thể bộc bạch được tình cảm của mình nhưng
nhà thơ lại sử dụng thêm một từ lắm nữa. Phải chăng vì chỉ có một từ không
đủ sức chứa được tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của người thi sĩ. Phải đến cả
hai từ lắm lắm mới có thể bao hàm đủ tình yêu mà ông dành cho người
thương của mình. Đủ biết sức nặng của hai từ này đến nhường nào vì nó
chứa cả trái tim đang cháy bỏng tình yêu.

You might also like