You are on page 1of 6

VỢ CHỒNG A PHỦ

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị
cái ác hoặc số phận đen đủi dòn họ đến chân tường”. Không nằm goài dòng chảy
đó, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình khi hướng ngòi bút
đến những người lao động nghèo khổ, khám phá và phát hiện ra sức mạnh nội sinh
bên trong họ. Và Vợ Chồng A Phủ là một tác phẩm như thế, phản ánh chân thật
cuộc sống tăm tối, khổ nhục của người lao động miền núi Tây Bắc dưới ách thống
trị của bọn thực dân và chúa đất phong kiến. Từ đó trân trọng những vẻ đẹp bên
trong họ, khát vọng tự do và ý thức tự giải phóng của họ. Điều này đươc thể hiện
rất rõ thông qua…
Tô Hoài từ lâu đã là mảnh ghép tuổi thơ bao thế hệ Việt Nam. Với 95 năm tuổi
trời, hơn 60 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, đến nay, Tô Hoài là
một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự
nghiệp sáng tác. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường. Ông
có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác
nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bằng lối trần
thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có- nhiều khi rất
bình dân và thông tục. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập
Truyện Tây Bắc (1953) Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng
Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng
bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ "Đất
nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ
quên”
 Hình tượng nhân vật Mị
Mị vốn là một người con gái tuổi đôi mươi của núi rừng Tây Bắc xinh đẹp và có
tài thổi lá kèn hay như thổi sáo, được nhiều thanh niên trong làng mến mộ. Sức
hấp dẫn của Mị tựa như những bông hoa rừng Tây Bắc đầy mê hoặc. Vào những
đêm tình mùa xuân, trai bản đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị. Không chỉ
xinh đẹp, ở nàng còn hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ, đó là người con gái hiếu
thảo với cha mẹ lại chăm chỉ trong công việc. Cuốc nương, làm rẫy Mị đều
thuần thục.

Một cô gái tài sắc vẹn toàn như Mị xứng đáng được yêu thương, được hạnh
phúc, nhưng Mị lại gặp phải hoàn cảnh trớ trêu. Bọn phong kiến tàn bạo đã
khiến gia đình Mị lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, gánh nặng phải trả nợ đè
nặng lên đôi vai cô gái bé nhỏ. Song, chưa bao giờ Mị muốn phải bán mình để
trả nợ, nàng cầu xin bố đừng bán cho nhà giàu, cô sẽ chăm chỉ làm nương, cuốc
rẫy giúp bố trả nợ. Nhưng xã hội cường quyền lại không cho phép Mị sống cuộc
đời tự do ấy. Cuộc đời Mị phải chịu sự quyết định của kẻ khác, cuối cùng cô
phải bán mình, bước chân vào nhà tên thống lí Pá Tra tàn ác chịu phận nô lệ trên
danh nghĩa làm dâu xoá nợ. Một cô gái sẵn sàng hi sinh bản thân để cứu lấy cha
mẹ, cứu lấy gia đình chứng tỏ Mị là cô gái hết mực hiếu thảo, yêu thương cha
mẹ mình. Mị khát khao tự do, ý thức được nhân phẩm và giá trị bản thân nhưng
cường quyền của chế độ phong kiến thối nát đã trói buộc cuộc đời cô.
Sự xuất hiện của nhân vật
 Cách giới thiệu rất tự nhiên nhưng đã tạo đc ấn tượng sâu sắc bằng những chi
tiết:
Ai ở xa về, có việc qua nhà thống lí Pá Tra
- “thường trông thấy 1 cô con gái”
- “quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa” -> phải chăng tâm hồn Mị như
tảng đả và cuộc đời Mị bị buộc chặt vào tàu ngựa nhà thống lí Pá Tra
- “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, lấy cổng nước ở dưới khe suối lên
cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” -> dường nhưu trg tâm hồn Mị vẫn
còn nhiều thổn thức
 Cảm nhận đc bi kịch cuộc đời Mị - cảm nhận bước đầu về cuộc sống của
1 con ng mang kiếp trâu ngựa
a) Vài nét về cuộc đời của nhân vật
 Ng xưa có câu: “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân” hay “hồng nhan
bạc phận”: bất hạnh của Mị đến từ việc “Mị là 1 ng con gái đẹp”, có tài thổi sáo
và thổi kèn lá -> có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị
 Mị giàu khao khát, trái tim đã bao lần thổn thức trước những âm thanh hò
hẹn của tình yêu.
 Mọi khao khát đều khép lại khi Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá
Tra -> bắt đầu số kiếp của 1 con trâu, con ngựa
b) Diễn biến tâm trạng của Mị
 Những ngày đầu:
- Khi mới về nhà thống lí Pá Tra, hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc. Đó
là giọt nước mắt uất ức, đắng cay, tủi nhục và đau đớn, khi khát vọng bị vùi
dập 1 cách phũ phàng nhưng những khao khát đó chưa bào giờ nguội tắt
trong trái tim của Mị, nó vẫn nồng nàn, da diết và nó làm cho Mị đớn đau.
Mị chỉ biết khóc – khóc để quên đi hiện thực phũ phàng ấy
- Mị muốn chết: Mị hái sẵn 1 nắm lá ngón để trg áo và về lạy chào cha lần
cuối cùng, hiểu đc lòng con gái cha Mị cũng khóc nhưng vì thương cha Mị
ko nỡ. Mị chết rồi ai sẽ là người gạt nợ, Mị chết rồi món nợ vẫn còn đó, cha
Mị sẽ càng khổ hơn nữa nên Mị đành trở về chấp nhận kiếp sống trâu ngựa ở
nhà thống lí Pá Tra
 Cuộc đời của Mị bắt đầu kéo dài lê thê từ dây trong những tháng ngày
thật buồn
 Mấy năm sau:
 Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau bố Mị chết – những câu văn lặp đi lặp
lại chỉ thời gian nhằm cho ng đọc cảm nhận được cuộc đời lê thê kéo dài của
Mị, mà ở phần đầu tác giả cũng đã viết: “Cô mị về làm dâu nhà thống lí đã
bao nhiêu năm rồi mà chẳng ai nhớ” ngay cả bản thân Mị cũng ko nhớ bởi
đối với Mị bây giờ thời có ý nghĩa gì đâu, cho nên mấy năm sau cha Mị chết
nhưng Mị ko còn nghĩ đến cái chết nữa, có lẽ tâm hồn của Mị đã chai sạn và
cảm xúc của Mị đã chết dần chết mòn theo thời gian. Sự tê liệt trong tinh
thần của Mị đã đc nhà văn lí giải bằng những câu văn rất đặc sắc: “Mị ko còn
nghĩ đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa, bởi ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ
rồi”, “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là
con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa
chỉ biết việc ăn có, biết đi làm mà thôi” – Mị tưởng mình là con trâu, con
ngựa vì con người thì có cảm xúc còn con trâu, con ngựa thì không, “Mỗi
ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Đặc biệt
với chi tiết: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có 1 cửa sổ 1 lỗ vuông bằng bàn
tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là
nắng” đã thể hiện cho ta thấy cái ngục thất giam cầm cuộc đời Mị, trong căn
phòng đó Mị chẳng biết được là sương - đêm hay là nắng - ngày, chẳng biết
là chiều hay là trưa, chẳng biết là sớm hay là tối, thời gian đối với Mị vốn
chẳng còn ý nghĩa nữa bởi Mị làm việc quần quật bất kể ngày đêm, nên dù
ngày hay đêm thì cũng như nhau mà thôi. Điều quan trọng là thống lí Pá Tra
đã dùng cường quyền và thần quyền của mình áp chế tinh thần của Mị bắt Mị
cam phận làm nô lệ, góp phần biến Mị trở thành 1 con người dường như
không còn cảm xúc. Qua tất cả những chi tiết trên, ta có thể nhận thấy rằng
cuộc đời của Mị vốn dĩ đã chết từ rất lâu rồi, cô gái ấy dường như chỉ còn là
1 cái xác không hồn. Từ những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật Mị ở trên
có thể thấy khả năng phân tích tâm lí nhân vật xuất sắc của Tô Hoài.
 Trong đêm tình mùa xuân
 Bằng ngòi bút phân tích tâm lí vô cùng đặc sắc, nhà văn Tô Hoài đã để
cho tâm hồn của Mị, khao khát của Mị thức dậy trong 1 đêm tình mùa
xuân nồng nàn, da diết:
o Không gian
o Màu sắc : sắc vàng ửng của cỏ giăng
o Âm thanh
 Tất cả đã góp phần làm thức dậy khao khát trong lòng Mị
 Đặc biệt nhất là tiếng sáo thiết tha, bổi hổi -> Mị nghe tiếng sáo bằng cả
tâm hồn
Mi mặc dù đã phần nào trở nên vô cảm nhưng cái xúc cảm cảm của Mị vẫn còn
đó chỉ là nó 1 hòn than âm bị cháy, bị 1 lớp tro vùi dập lên nhưng chỉ cần 1 cơn
gió nhẹ thì ngọn lửa ấy sẽ bừng lên và bừng lên 1 cách mạnh mẽ. Điều đó đc thể
hiện rõ trong diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân – là những đêm
Tết Hồng Ngài khi gặt hái vừa xong. Hồng Ngài ăn Tết năm giữa lúc gió và rét
dữ dội, vì vậy người ta cần 1 hơi ấm cho nên Tô Hoà đã để cho Mị thức dậy
trong 1 đêm tình đầy gió rét như vậy. Sắc vàng ửng của cỏ gianh bắt đầu tràn
ngập cả không gian-1 sự sống đang chớm nở, những chiếc váy hoa đem ra phơi
trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ và chỉ khi hoàng hôn buông xuống, tiếng
sáo cất lên mới thực sự thức tỉnh Mị nhưng sự thức tỉnh ấy không đến 1 cách
dồn dập mà nó đến từ từ, từ hôm qua, từ buổi sớm mà gió rét dữ dội, từ màu sắc
vàng ửng của có gianh, từ những chiếc váy đem ra phơi trên mõm đá hay từ
những tếng trẻ chơi, cười vang lên trên sân chơi trước nhà – những âm thanh rạo
rực, dồn dập ấy đã khơi dậy trong lòng Mị những hoài niệm, những khát khao
và khi tiếng sáo cất lên cảm xúc đó đã hoàn toàn sống dậy. Đặc biệt nhất là tiếng
sáo thiết tha, bổi hổi: lúc nồng nàn tha thiết nhớ, lúc thì lấp ló ngoài đầu núi, Mị
lắng nghe tiếng sáo bằng cả tâm hồn: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi
hổi. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi”. Những câu văn tuy ngắn nhưng
đã diễn giải rõ nhịp đập trong trái tim hay những thao thức của Mị. “Ngày Tết
Mị cũng uốn rượu. Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát”, hình như Mị muốn
uống cho trôi đi quãng đời đã qua và cả những quãng đường sắp tới của Mị. “
Rồi Mị say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng
lòng Mị thì đang sống về ngày trước”, tâm thức của Mị bây giờ không phải là 1
trâu ngựa nhà thống lí Pá Tra nữa mà nó đã sống với 1 cô Mị ở lứa tuổi đôi
mươi – lứa tuổi với nhiều khao khát, cho nên nhà văn đã viết; “Mị uống rượu
bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng nhưu thổi sáo. Có
biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Rồi sau đó, Mị
muốn đi chơi, “Mị vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi”, những câu văn ngắn, lặp đi
lặp lại 1 cách dồn dập cho ta thấy những nhịp đập nồng nàn trong trái tim của
Mị nhưng A Sử không cho Mị đi, nó trói Mị bằng 1 thúng sợi đay. Khi Mị rơi
về hiện tại, thì Mị lại muốn chết “ Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày
Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà phải phải ở với nhau.
Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồng
nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng
lơ bay ngoài đường”, mặc cho hiện thực phũ phàng nhưng vẫn không giết chết
đc quá khứ trong lòng Mị. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng nhưng không biết
mình đang bị trói, hơi rượu vẫn còn nồng nàn, Mị nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo
những cuộc chơi, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Cả đêm hôm
ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết nhớ
 Trong đêm cắt dây trói cho A Phủ
 Những đêm đầu, Mị thờ ơ, nếu như A Phủ là 1 xác chết thì cũng thế mà thôi.
Đêm hôm ấy cũng như mọi đêm, Mị vẫn ra thổi lửa hơ tay và Mị lé mắt trông
sang và Mị nhìn thấy 1 dòng nước mắt lấp lánh bò xuống bò xuống 2 ngọn má
xám đen lại của A Phủ - đây không phải là giọt nước mắt của sợ hãi mà là giọt
nước mắt của 1 ng đàn ông kiên cường mà không thể tự giải phóng cho chính
mình. Giọt nước mắt đó đã tác động sâu sắc đến Mị. Hành động cắt dây trói cho
A Phủ là sự phản kháng của Mị, Mị cắt dây trói cho A Phủ đồng nghĩa với việc
Mị cắt dây trói đã bao năm buộc chặt cuộc đời mình và nó bắt đầu từ những
nguyên nhân khách quan, chủ quan, là tự phát và tự giác. Do đó, nền tảng của sự
đấu tranh là phải có năng lực để đấu tranh, phải có nguy cớ để nổi dậy và Mị có
3 nguy cớ: thứ nhất, là Mị thương mình và thương cho A Phủ, Mị cảm thông
cho A Phủ bởi vì Mị cũng đã từng bị trói đứng như vậy, nước mắt nước mũi
chảy xuống mà ko thể tự lau đi đc; thứ hai, vượt lên trên nổi thương mình, Mị
thương người, Mĩ nghĩ: “ Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi
thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì mà phải chết
thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy”; thứ ba là Mị đã nhìn rõ bản chất của
kẻ thủ : “ Trời ơi, chúng nó thật độc ác”. Từ 3 nguyên nhân đó, Mị đã đi đến
hành động táo bạo và quyết liệt. Sau khi A Phủ vùng chạy đi, Mị đứng lặng
trong bóng tối, sau đó Mị cũng chạy theo A Phủ, khép lại kiếp sống trâu ngựa ở
nhà thống lí Pá Tra, giải thoát cho cuộc đời mình. Có thể nói, nhân vật Mị đại
diện cho vẻ đẹp tâm hồn của những con người Tây Bắc – những con người bị
đày đoạ trong đáy sâu của củi cực, dưới sức mạnh của thần quyền và cường
quyền nhưng họ vẫn vươn lên để sống cuộc sống của 1 con người. Chính sự
quyết liệt như vậy đã đưa họ đến với cách mạng.
Thông qua 2 nhân vật Mị và A Phủ cùng với cuộc đời của họ, nhà văn Tô Hoài đã
khái quát lên được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:
 Giá trị hiện thực:
- Thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ nhà văn đã phản ánh chân thực
cuộc sống khốn khổ của nhân dân miền Tây Bắc dưới ách cai trị tàn
bạo của bọn thực dân phong kiến và đại diên tiêu biểu là nhà thống lí
Pá Tra.
 Giá trị nhân đạo
- Nhà văn cảm thương sâu sắc trước cuộc sống của những con người
khốn khổ. Phải đi sâu vào nhân vật, sống cùng với những xúc cảm của
nhân vật nhà văn mới có những trang viết thấm đẫm cảm xúc như vậy.
Ông luôn trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ đồng
thời ông luôn luôn nâng niu những khao khát hạnh phúc mãnh liệt của
những con người khốn khổ. Đặc biệt, nhà văn luôn đứng về phía
những con người cùng khổ để tố cáo tội ác của bọn thực dân phong
kiến. Cuối cùng, ông đã để cho các nhân vật tìm thấy những con
đường để giải phóng chính mình và góp phần giải phóng quê hương.
Tô Hoai đã từng nói răng: “ Viết văn là 1 hành trình đấu tranh để nói ra sự
thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần
tượng trong lòng người đọc”, do đó nhà văn đã đi sâu vào và khai thác sự
thật trong cuộc sống của nhân dân ta, đặc biệt hơn hết là ông đi sâu vào khai
thác những nét chuyển biến trong tâm hồn để cho độc giả có những cái nhìn
sâu sắc về cuộc sống của nhân dân ta trong những tháng ngày đau thương
nhất. Qua bài Vợ chồng A Phủ, chúng ta không chỉ cảm thương cho số phận
của 1 ng phụ nữ xinh đẹp và tài hoa mà chúng ta còn nhìn thấy cả dân tộc ta
trong 1 thời kì tăm tối. Từ đó, họ đã hướng về ánh sáng của cách mạng và
điều giúp họ làm được điều đó chính là sức mạnh nội tại trong trái tim của
họ, là khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Thông qua tác phẩm này, Tô Hoai
cũng muốn nhắn nhủ với ta rằng: hạnh phúc là khi chúng ta ko ngừng tranh
đấu cho những điều đẹp đẽ của cuộc đời

You might also like