You are on page 1of 7

ĐỀ THẦY PHƯỚC:

1. Mặt chủ quan của tội phạm là yếu tố bên trong của tội phạm. Yếu tố này không có ý
nghĩa để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm vì bản chất của tội phạm
đã thể hiện rõ ở mặt khách quan.
Sai, các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm là một trong những yếu tố quyết địn tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm. Do đó …tr. 157
GIÁO TRÌNH.
2. Lỗi của pháp nhân thương mại chính là lỗi của con người.
Nhận định Đúng. PNTM ko thể tự thực hiện hành vi mà mọi hành vi của pntm đều đc thực
hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Do đó có thể hiểu
pntm ko phải là chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi mà do cá nhân nhân dah pháp nhân trực
tiếp thực hiện.
—------------------------
Một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm bắt buộc của LHS là yếu tố về mặt chủ quan bao gồm
dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích. Có thể thấy, PNTM không phải là một chủ thể có thể có
những dấu hiệu nói trên.
Điều 75 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 định nghĩa PNTM là pháp nhân có mục tiêu chính
là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế khác. Tuy PNTM có thể “Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật
một cách độc lập.” nhưng người đại diện pháp luật của PNTM tham gia các quan hệ pháp luật
lại là một cá nhân, PNTM ko thể hoàn toàn tự mình tham gia quan hệ pháp luật theo nghĩa
đen.
=> Các biểu hiện về mặt khách quan, chủ quan, chủ thể của tội phạm là PNTM cũng chính là
những biểu hiện của những chủ thể là người quản lý doanh nghiệp, những đại diện theo pháp
luật của PNTM => vẫn là những biểu hiện của những cá thể là con người => lỗi của con
người.
3. Các giai đoạn thực hiện tội phạm chính là các bước thực hiện tội phạm.
Nhận định Sai, Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện
tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Phạm tội
vô ý không có giai đoạn.
4. Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn nguy hiểm nhất vì đây chính là tiền đề để thực hiện
tội phạm.
Sai. Chuẩn bị phạm tội không phải là giai đoạn nguy hiểm nhất vì cả ba giai đoạn thực hiện
tội phạm đều có tính chất nguy hiểm cho xã hội ngang nhau.

thấy giai đoạng nào cũng nguy hiểm như nhau :)), hong có nhất nhì gì hết
kkkkkkk beibi đáng iu quá mai mà 2 đứa ziết zầy zô baif thì hẳn là ngầu nắm
5. Trong hệ thống hình phạt thì tước quốc tịch là hình phạt nặng nhất.
Nhận định sai, hệ thống hình phạt chính ở Việt Nam. được sắp xếp theo trật tự từ nhẹ đến
nặng phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. Do đó, khi xem xét các
khung hình phạt tại BLHS hiện hành thì Tử hình mới là hình phạt nặng nhất. Tước quốc tịch
chỉ là hình phạt bổ sung.
6. Bản chất của hình phạt là nhằm trừng phạt người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Nhận định sai, bản chất của hình phạt thể hiện ở chỗ hình phạt là thủ đoạn tự vệ của xã hội
trước tội phạm.
7. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các QHXH phát sinh khi có một tội
phạm được thực hiện.

Nhận định sai.

Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan
hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật
hình sự.

8. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH được luật hình sự bảo vệ.

Nhận định sai.

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là QHXH phát sinh giữa NN và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm. Còn QHXH được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội
được quốc gia tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Các quan hệ này khi bị xâm
phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm.

9. Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định sai.

Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn
trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

10. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt do Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội.

Nhận định sai.

Căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy
định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án,
không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015


6 – Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản,
tăng nặng và giảm nhẹ.

Nhận định sai.

Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP. Ví dụ: Điều 173 quy định về tội trộm
cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là CTTP tăng nặng,
Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về CTTP giảm nhẹ.

7 – Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.

Nhận định sai.

Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải dựa vào mặt khách quan của tội phạm
do luật định, tức là hậu quả của tội phạm được quy định cụ thể trong điều luật, không dựa vào
hậu quả đã xảy ra trên thực tế.

8 – Khách thể của tội phạm là các QHXH mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.

Nhận định sai.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Còn quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước
và người phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.

9 – Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.

Nhận định sai.

Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD: hành vi giết người), đối tượng vật
chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình thường của con người (VD: đưa hối lộ).

10 – Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.

Nhận định đúng.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm phạm của
tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó.
Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được
pháp luật Hình sự bảo vệ.

12 – Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho XH.

Nhận định đúng.

Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người này mới có
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra
nếu người này đủ tuổi chịu TNHS.

14 – Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.

Nhận định đúng.

Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2015 thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã
hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất
ngờ thì người có hành vi gây thiệt hại được xem là không có lỗi vì họ không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả. Do đó, họ không phải chịu TNHS.

Cơ sở pháp lý: Điều 20 BLHS 2015

15 – Mục đích phạm tội có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.

Nhận định đúng.

Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Ví dụ: đối
với các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều có mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân
dân.

18 – Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội
chưa đạt.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều
hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên
nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm có CTTP hình
thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản nhằm
chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt
giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt

Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015

19 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do
chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.

Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015

20 – Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ
TNHS.

Nhận định đúng.

Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm tội chưa đạt và
chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.

Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015

21 – Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 QHXH cụ thể.

Nhận định sai.

Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy khi một tội
phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật
hình sự bảo vệ.

Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

22 – Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ TNHS
của người phạm tội.
Nhận định sai.

Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy – phục tùng.
Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực
hiện. Vì thế, không có sự thỏa thuận nào trong TNHS giữa người phạm tội và người bị hại.

23. Các tội phạm có tính chất chiếm đoạt thuộc Chương các tội phạm xâm phạm sở hữu
có cấu thành tp vật chất

->Sai. Tội phạm có tính chất chiếm đoạt trong Chương các tội xâm phạm sở hữu (Chương
XIV), có một số tội như: Tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… (Điều 133, 134
BLHS) có cấu thành tội phạm cắt xén, cấu thành tội phạm hình thức.

24. Một người gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì ko phải chịu TNHS.

Sai. Một người gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
nếu người bị gây thương tích không phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc
gây thương tích cho người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng mà tỉ lệ thương tật trên
31% thì phải chịu TNHS (Điều 105 BLHS).

25. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm mà họ định phạm.

Sai. (0,5đ). Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã
hoàn thành hoặc tội phạm hoàn thành thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ
định phạm hoặc đã phạm. (0,5đ).

26. Trong cấu thành tội phạm hình thức, bắt buộc phải có các dấu hiệu gồm: hành vi,
hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Sai. CTTP hình thức chỉ cần có hành vi thuộc mặt khách quan, các dấu hiệu khác ko bắt buộc

You might also like