You are on page 1of 229

Trắc nghiệm KTTC 4A Chương 24-30

Chương 24
1. Cuối ngày 30/03/N+1, kế toán công bố báo cáo tài chính năm N, đến ngày
12/9/N+1 kế toán phát hiện chưa phân bổ chi phí trả trước năm N, số tiền sai
sót là lớn, trọng yếu. Vậy kế toán điều chỉnh cho báo cáo tài chính năm N các
chỉ tiêu sau:
A. Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước
thuế, giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau
thuế

Bảng tình hình tài chính: giảm chi phí trả trước, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp

B. Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước
thuế, giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau
thuế

Bảng tình hình tài chính: giảm chi phí trả trước, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận chờ phân phối

C. Ghi bổ sung chi phí năm N+1: ghi Nợ chi phí quản lý DN / Có chi phí trả
trước

Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước
thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế

D. Bảng tình hình tài chính không thay đổi


2. Doanh nghiệp X kinh doanh hàng A bắt đầu hoạt động đầu năm N-2 và áp
dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng A. Đầu năm N, doanh nghiệp quyết
định áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng A; trị giá
vốn hàng A tính theo phương pháp bình quân gia quyền cao hơn tính theo
phương pháp FIFO: năm N-1 là 150 triệu đồng và năm N-2 là 200 triệu đồng.
Đây là trường hợp:
A. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
B. Sai sót.
C. Thay đổi chính sách kế toán.
D. Thay đổi ước tính kế toán
3. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi phát hiện ra sai sót không trọng yếu của các năm trước, doanh nghiệp
không cần phải xác định ảnh hưởng của sai sót này đến báo cáo tài chính
của từng năm.
B. Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm đó phải được điều
chỉnh ngay sau khi công bố báo cáo tài chính
C. Khi phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước, doanh nghiệp phải xác
định ảnh hưởng của sai sót này đến báo cáo tài chính của từng năm
D. Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm đó phải được điều
chỉnh trước khi công bố báo cáo tài chính
4. Tháng 4/2021 (Báo cáo tài chính năm 2020 đã công bố) công ty nhận lại
nhập kho 1 lô hàng đã bán trong tháng 12/2020 có doanh thu bán hàng là 100,
giá vốn hàng bán là 80 (bỏ qua các khoản thuế). Xử lý nào sau đây là đúng
theo Thông tư 200 (Chế độ KT DN):
​Đây là trường hợp sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều
chỉnh
​Ghi giảm doanh thu, giá vốn của kỳ phát sinh tháng 4/2021
​Tùy vào mức độ trọng yếu để điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố
​Chỉ điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng số dư đầu năm 2021 các tài khoản bị ảnh hưởng
và cột thông tin so sánh trong Báo cáo tài chính năm 2021 (Khả năng sai rất cao)
5. Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán, kế toán phải thực hiện:
​Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ
sở hữu tương ứng của năm hiện tại và cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính
của năm hiện tại.
​Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ
sở hữu tương ứng của năm hiện tại.
​Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ
sở hữu tương ứng của các năm bị ảnh hưởng.
​Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ
sở hữu tương ứng của năm hiện tại và cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính
của các năm bị ảnh hưởng.
6. Thay đổi phương pháp tính mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, là ..
​sự kiện cần điều chỉnh khi lập BCTC
​thay đổi chính sách kế toán
​thay đổi ước tính kế toán
​điều chỉnh sai sót về giá thành sản phẩm
7. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là:
​Sự kiện cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của sự kiện trong năm tài chính cần
phải điều chỉnh vào báo cáo tài chính trước khi phát hành.
​Sự kiện cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của sự kiện trong năm tài chính không
cần phải điều chỉnh vào báo cáo tài chính trước khi phát hành.
​Câu a và b đều sai
​Câu a và b đều đúng
8. Một sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ cần phải điều chỉnh lại báo
cáo tài chính khi:
​Cần được điều chỉnh theo yêu cầu ban giám đốc
​Là sự kiện có liên quan quỹ xí nghiệp
​Là sự kiện phải cung cấp cho cơ quan Thuế
​Tất cả đều sai
9. Doanh nghiệp Y áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng có một
TSCĐ nguyên giá 240 triệu đồng, giá trị thanh lý ước tính là 0đ; thời gian sử
dụng ước tính là 10 năm, bắt đầu khấu hao từ đầu năm N-4. Đầu năm N,
doanh nghiệp quyết định thay đổi thời gian sử dụng ước tính là 8 năm (kể từ
đầu năm N). Đây là trường hợp:
​Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
​Sai sót.
​Thay đổi chính sách kế toán.
​Thay đổi ước tính kế toán
10. Theo quyết định đánh giá lại tài sản của Nhà nước – Doanh nghiệp điều
chỉnh tăng giá trị TSCĐ là 50 triệu đồng. Đây là trường hợp …
​điều chỉnh chính sách kế toán
​điều chỉnh sai sót
​sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
​tất cả đều sai
11. Thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ đã khấu hao 30 năm từ thời gian
ước tính ban đầu 50 năm, thay đổi thành thời gian sử dụng ước tính còn lại
10 năm. Kế toán nên:
​Điều chỉnh hao mòn lũy kế theo giá trị thích hợp vào lợi nhuận sau thuế trong kỳ,
dựa trên thời gian khấu hao 40 năm, sau đó khấu hao giá trị còn lại đã được điều
chỉnh như thể thời gian sử dụng vẫn luôn là 40 năm
​Tiếp tục khấu hao TSCĐ theo thời gian ước tính ban đầu là 50 năm
​Điều chỉnh hao mòn lũy kế theo giá trị thích hợp vào lợi nhuận chưa phân phối,
dựa trên thời gian khấu hao 40 năm, sau đó khấu hao giá trị còn lại đã được điều
chỉnh như thể thời gian sử dụng vẫn luôn là 40 năm
​Khấu hao giá trị còn lại của TSCĐ trong 10 năm
12. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót phải sửa chữa theo
phương pháp:
​ghi bổ sung.
​ghi số âm.
​ghi cải chính.
​a hoặc b hoặc c.
13. Sai sót trọng yếu năm trước nào sau đây vừa ảnh hưởng đến Bàng cân
đối kế toán và vừa ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động:
​Quên trích khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng 30.000.000đ
​Quên ghi nhận việc chuyển trả TSCĐ cho đơn vị góp vốn liên doanh có NG
100.000.000đ, đã khấu hao 25.000.000đ.
​Quên phân bổ chiết khấu trái phiếu 20.000.000đ (biết trái phiếu nhằm huy
động vốn xây dựng công trình và chi phí đi vay được vốn hóa)
​Sai sót 1,2
​Sai sót 2
​Sai sót 2,3
​Sai sót 1
14. Công ty cần công bố những thông tin nào sau đây khi công ty thay đổi
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần sang phương pháp đường
thẳng
​Trình bày lại số liệu so sánh trên BCKQHĐKD
​Ảnh hưởng lũy kế lợi nhuận sau thuế của những năm trước trên lợi nhuận chưa
phân phối đầu năm
​Tính lại chi phí khấu hao năm nay và các năm sau
​Tất cả các câu trên
15. Cuối năm tài chính 31/12/N, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng A là 100,
đến ngày 12/3/N+1 (BCTC năm N chưa công bố) hàng A có giá bán thị trường
cao hơn giá gốc, hàng A vẫn còn tồn kho như trước. Vậy bút toán điều chỉnh
cho báo cáo tài chính năm N là:
​Nợ TK 632/Có TK 229: 100
​Nợ TK 229/Có TK 632: 100
​Nợ TK 632/Có TK 229: (100)
​Chỉ có câu a là sai
16. Sai sót trọng yếu năm trước nào sau đây chỉ ảnh hưởng đến Bảng cân
đối kế toán:
​Quên trích khấu hao TSCĐ phục vụ QLDN 30.000.000đ
​Quên ghi nhận việc chuyển trả TSCĐ cho đơn vị góp vốn liên doanh có NG
100.000.000đ, đã khấu hao 25.000.000đ.
​Quên phân bổ chiết khấu trái phiếu 20.000.000đ (biết trái phiếu huy động
nhằm bổ sung vốn hoạt động kinh doanh)
​Sai sót 1,2
​Sai sót 2
​Sai sót 2,3
​Sai sót 1
17. Thay đổi nào sau đây không là thay đổi ước tính kế toán:
​Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho.
​Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
​Thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
​Thay đổi cách xác định giá trị hàng tồn kho lỗi mốt.
18. Nếu có sự thay đổi ước tính kế toán thì công ty cần ghi nhận ảnh hưởng
này trên BCTC của:
​Chỉ áp dụng hổi tố
​Kỳ hiện tại và áp dụng hồi tố
​Chỉ kỳ hiện tại
​Kỳ hiện tại và các kỳ tương lai
19. Các năm trước, DN đều có lợi nhuận và phải nộp thuế TNDN thuế suất
20%. Năm nay, DN phát hiện năm ngoái kế toán quên tính khấu hao tài sản cố
định hữu hình dùng ở bộ phận bán hàng, giá trị khấu hao bị bỏ sót: 50 triệu
đồng. Nếu phải điều chỉnh hồi tố cho sai sót này, kế toán cần điều chỉnh số
dư (SD) đầu năm nay của các tài khoản như thế nào?
​Tăng SD Nợ TK 2141: 50 triệu đồng, Tăng SD Nợ TK 641: 50 triệu đồng. Tăng SD
Có TK 3334: 10 triệu đồng
​Tăng SD Có TK 2141: 50 triệu đồng, Tăng SD Nợ TK 4211: 40 triệu đồng. Tăng SD
Có TK 3334: 10 triệu đồng
​Tăng SD Có TK 211: 50 triệu đồng, Giảm SD Có TK 4211: 40 triệu đồng. Tăng SD
Có TK 3334: 10 triệu đồng
​Tăng SD Có TK 2141: 50 triệu đồng, Giảm SD Có TK 4211: 40 triệu đồng. Giảm
SD Có TK 3334: 10 triệu đồng
20. Sai sót năm N-1 được phát hiện năm N, BCTC năm N-1 đã lập và gửi, kế
toán sửa bằng phương pháp
​Phi hồi tố
​Hồi tố
​Không cần sửa
​Chỉ có c sai
21. Sai sót trọng yếu năm trước nào sau đây ảnh hưởng đến Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ:
​Quên phản ánh hao mòn TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi 30.000.000đ
​Quên ghi nhận việc chuyển trả TSCĐ cho đơn vị góp vốn liên doanh có NG
100.000.000đ, đã khấu hao 25.000.000đ.
​Quên phân bổ chiết khấu trái phiếu 20.000.000đ (biết trái phiếu nhằm huy
động vốn xây dựng công trình và chi phí đi vay được vốn hóa)

​Sai sót 3
​Sai sót 1
​Sai sót 2
​Tất cả đều sai
22. (ĐVT: 1000 đồng) Vào 1/1/N, cty K mua TSCĐ có nguyên giá 250.000. Cty K
sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần với hệ số điều chỉnh là
2 và thời gian sử dụng ước tính 10 năm, với giá trị thanh lý ước tính là 0. Vào
đầu năm N+3, cty quyết định thay đổi sang phương pháp khấu hao theo
đường thẳng đối với TSCĐ này. Chi phí khấu hao năm N+3 là:
​25.000.
​12.800.
​35.714.
​18.286.
23. Nếu thay đổi chính sách kế toán làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp trong các năm trước, doanh nghiệp phải:
​Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tới từng năm và điều chỉnh vào các khoản
mục thuộc cột "Năm nay" của "Báo cáo kết quả hoạt động" của các năm bị ảnh
hưởng;
​Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào các
khoản mục thuộc cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của " Báo cáo kết quả
hoạt động" của các năm bị ảnh hưởng;
​Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào các
khoản mục thuộc cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của "Báo cáo kết quả
hoạt động" của năm hiện tại.
​Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào các
khoản mục thuộc cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của "Báo cáo kết quả
hoạt động" của năm hiện tại.
24. Doanh nghiệp có mua một ô tô phục vụ quản lý doanh nghiệp vào ngày
1/7/N-2, nguyên giá 1.200 triệu đồng; thời gian sử dụng ước tính 10 năm và
giá trị thanh lý ước tính là 0đ; nhưng quên không tính khấu hao; đến ngày
20/1/N mới phát hiện. Đây là trường hợp:
​Thay đổi ước tính kế toán
​Sai sót.
​Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
​Thay đổi chính sách kế toán.
25. Ngày 1/7/N-2 kế toán có ghi Nợ TK 242 số tiền 120 triệu đồng (trả trước
cho hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm). Số liệu này vẫn giữ nguyên đến
25/1/N mới phát hiện. Đây là trường hợp:
​Thay đổi chính sách kế toán.
​Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
​Thay đổi ước tính kế toán
​Sai sót.
26. Năm N, kế toán phát hiện sai sót trọng yếu xảy ra vào năm N-1 sau khi đã
phát hành báo cáo năm N-1. Kế toán xử lý:
​Điều chỉnh hồi tố: chỉnh lại số dư đầu năm N của các sổ có số dư bị sai và chỉnh lại
số liệu so sánh trên BCTC năm N
​Điều chỉnh phi hồi tố
​Điều chỉnh hồi tố: chỉnh lại sổ năm N-1 bằng cách ghi bổ sung/ghi số âm
​DN được phép lựa chọn 1 trong 3 phương án trên.
27. Khi công ty thay đổi từ phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần sang
phương pháp khấu hao theo đường thẳng thì sự thay đổi này cần được xem
là:
​Sự thay đổi trong ước tính kế toán
​Điều chỉnh kỳ trước
​Sửa chữa sai sót kế toán
​Sự thay đổi trong chính sách kế toán
28. Thay đổi nào sau đây là thay đổi ước tính kế toán
​Thay đổi cách xác định khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
​Thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ
​Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
​Tất cả các câu trên
29. Đầu năm N, Doanh nghiệp (tính khấu hao theo phương pháp đường
thẳng) mua tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 120 triệu đồng (trđ), ước
tính thời gian sử dụng là 12 năm. Đầu năm N+2, DN ước tính lại thời gian sử
dụng còn lại là 8 năm. Giả sử DN đang trong giai đọan miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp, thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến cột “Số đầu năm” của chỉ
tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” năm N+2 là:
​không ảnh hưởng
​giảm 5 trđ
​giảm 10 trđ
​a,b,c: đều sai
30. Doanh nghiệp X kinh doanh hàng hóa A bắt đầu hoạt động đầu năm N-2
và áp dụng phương pháp LIFO để tính giá hàng A.
Đầu năm N, DN quyết định áp dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng A; trị
giá vốn hàng A tính theo phương pháp FIFO thấp hơn tính theo phương pháp
LIFO: năm N-1 là 100.000.000đ và năm N-2 là 120.000.000đ. Thuế suất thuế
TNDN 20%. Kế toán điều chỉnh số dư đầu năm N của Tài khoản Hàng hóa:
​Tăng 220.000.000đ
​Giảm 220.000.000đ
​Tăng 120.000.000đ
​Giảm 120.000.000đ
31. Những trường hợp nào kế toán KHÔNG được sử dụng phương pháp điều
chỉnh hồi tố:
​Sai sót trong kế toán
​Thay đổi chính sách kế toán
​Thay đổi ước tính kế toán
​a và b cùng đúng
32. Sự thay đổi nào sau đây không áp dụng hồi tố?
​Thay đổi ước tính kế toán
​Thay đổi chính sách kế toán
​Sửa chữa sai sót
​Tất cả các câu trên
33. Trong năm tài chính N, công ty đã vi phạm hợp đồng về cung cấp dịch vụ
cho KH X. Ngày 15/1/N+1, khách hàng đã khởi kiện Cty với số tiền đòi bồi
thường là 600 triệu đồng. Vào trước ngày phát hành BCTC cho năm tài chính
N, hai bên đạt được thỏa thuận là Cty sẽ bồi thường cho X 400 triệu đồng. Kế
toán Cty ghi nhận nghĩa vụ nợ phải trả số tiền trên vào sổ kế toán năm N+1 và
chỉ thuyết trình về nghĩa vụ trên như một khoản nợ tiềm tàng trên BCTC năm
N. Theo bạn, kế toán của công ty đã xử lý
​Sai
​Đúng
34. Phát biểu nào sau đây là đúng:
​Phương pháp điều chỉnh hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu
hoặc sai sót không trọng yếu nhưng do cố ý.
​Phương pháp điều chỉnh phi hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu
hoặc sai sót không trọng yếu nhưng do cố ý.
​Phương pháp điều chỉnh hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu
hoặc sai sót không trọng yếu do vô ý.
​Phương pháp điều chỉnh phi hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu
do cố ý.
35. Nếu thay đổi chính sách kế toán làm ảnh hưởng đến các khoản mục tài
sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong các năm
trước, doanh nghiệp phải:
​Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi và điều chỉnh vào số dư đầu năm của
các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện
tại.
​Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tới từng năm và điều chỉnh vào số dư cuối
năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của
các năm bị ảnh hưởng
​Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào số dư
cuối năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng
của năm hiện tại.
​a,b,c đều sai.
36. Thay đổi nào sau đây không là thay đổi chính sách kế toán:
​Thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
​Thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay.
​Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho.
​Thay đổi phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
37. Mục đích VAS 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm là
​Nhằm bảo đảm cung cấp thông tin tốt nhất cho các ước tính kế toán
​Nhằm thuyết minh đầy đủ cho người sử dụng thông tin tài chính, phi tài chính
​Để giải thích sự chậm trễ trong việc phát hành báo cáo tài chính của doanh nghiệp
​Câu a và b đều đúng
38. Vào 31/12/20X1, kế toán bỏ sót không ghi nhận chi phí thuê nhà xưởng
sản xuất phát sinh trong năm 20X1 nhưng chưa thanh toán - có liên quan
toàn bộ đến chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang và hàng giữ để bán.
Ảnh hưởng của nghiệp vụ này đến BCĐKT ngày 31/12/20X1 là:
​Nợ phải trả bị ghi thiếu, lợi nhuận chưa phân phối bị ghi dư
​Nợ phải trả không ảnh hưởng, lợi nhuận chưa phân phối bị ghi dư
​Nợ phải trả bị ghi thiếu, lợi nhuận chưa phân phối không ảnh hưởng
​Nợ phải trả không ảnh hưởng, lợi nhuận chưa phân phối không ảnh hưởng
39. Khi kế toán thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ, ví dụ ban đầu khấu hao 8
năm, đã sử dụng 2 năm, ước tính thời gian sử dụng còn lại là 4 năm. Điều
này dẫn đến chi phí năm hiện tại tăng cao ảnh hưởng kết quả kinh doanh
trong kỳ, nên kế toán ...:
​áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư đầu năm hiện tại và cột thông tin so
sánh của Báo cáo tài chính năm hiện tại.
​áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư các năm trước và cột thông tin so
sánh của Báo cáo tài chính năm hiện tại.
​không điều chỉnh cột thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính, chỉ thuyết minh trên
bản Thuyết minh Báo cáo tài chính.
​áp dụng phương pháp ghi bổ sung vào các năm trước.
40. Năm 2020 kế toán bỏ sót giao dịch thanh toán chi phí tiếp khách bằng tiền
tạm ứng số tiền 2 triệu đồng không có chứng từ theo quy định của cơ quan
thuế, BCTC 2020 đã phát hành (thuế TNDN 20%) – đây là sai sót không trọng
yếu – bút toán điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán năm 2021:
​Nợ 1388/Có 141: 2 triệu đồng – lỗi kế toán phải bồi thường
​Nợ 421/Có 141: 2 triệu đồng vì cơ quan thuế không đồng ý
​Nợ 811/Có 141: 2 triệu đồng vì là giao dịch năm trước
​Nợ 642/Có 141: 2 triệu đồng
Chương 26
1. Mô hình tổ chức kế toán phân tán là mô hình mà các đơn vị trực thuộc của
DN mở sổ sách kế toán ghi chép và lập báo cáo theo phạm vi được phân
công.
​Đúng
​Sai
2. Công ty A có các chi nhánh hạch toán báo sổ (khác tỉnh, thành phố với trụ
sở chính), chi nhánh nộp thuế và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
​Riêng tại chi nhánh
​Chung với trụ sở chính
3. Công ty A có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cuối kỳ chi nhánh sẽ
chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty để kê khai và quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty A
​Đúng
​Sai
4. Khi đơn vị cấp trên điều chuyển hàng hóa xuống cho cửa hàng là đơn vị
trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, ở cửa hàng sẽ ghi:
​Nợ TK 156/ Có TK 411
​Nợ TK 156/ Có TK 336
​Không ghi bút toán tổng hợp, chỉ theo dõi trên sổ chi tiết: ghi vào cột nhập của sổ
chi tiết theo dõi hàng hóa.
​Tất cả đều sai
5. Khi đơn vị cấp trên điều chuyển hàng hóa xuống cho cửa hàng là đơn vị
trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, đơn vị cấp trên ghi:
​Nợ TK 1361/ Có TK 156
​Không ghi bút toán tổng hợp, chỉ theo dõi trên sổ chi tiết: ghi tăng TK 156 “sổ chi
tiết cửa hàng”/ ghi giảm TK 156 “sổ chi tiết công ty”.
​Tất cả đều sai
​Nợ TK 1368/ Có TK 156
6. Tài khoản 136 chỉ được sử dụng để phản ánh khoản phải thu giữa công ty
mẹ và công ty con:
​Đúng
​Sai
7. Đối với DN là Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh
khoản phải thu nội bộ, kế toán sử dụng TK 1361 và các TK sau:
​TK 1362
​TK 1363
​TK 1368
​Tất cả các TK trên
8. Khi đơn vị trực thuộc nhận TSCĐ đã sử dụng do cấp trên cấp, nguyên giá
TSCĐ sẽ được xác định dựa trên nguyên giá ban đầu của TSCĐ là do nguyên
tắc kế toán:
​Giá gốc
​Nhất quán
​Phù hợp
​Thận trọng
9. Khi cấp TSCĐ cho cấp dưới hoặc điều chuyển nội bộ TSCĐ giữa các đơn
vị trực thuộc nếu có phát sinh chi phí (vận chuyển, lắp đặt...) được xử lý:
​Ghi vào nguyên giá
​Ghi vào CP SXKD
​Ghi vào chi phí khác
​Tất cả đều sai
10. Các khoản phải thu, phải trả nội bộ là các khoản phải thu, phải trả giữa
doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc
doanh nghiệp độc lập. Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này
là:
​Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức
công tác kế toán
​Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, chưa tổ chức công
tác kế toán riêng
​Là những đơn vị đã có tư cách pháp nhân riêng và có bộ máy kế toán độc lập
​Tất cả đều sai
11. Giao dịch nội bộ trong chương này được hiểu là giao dịch:
​Giữa doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới
​Giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc là các đơn vị không có tư cách pháp nhân,
hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán riêng.
​Giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập.
​Tất cả đều đúng
12. Công ty A có 3 chi nhánh hạch toán phụ thuộc (khác tỉnh, thành phố với
trụ sở chính), chi nhánh nộp thuế và kê khai thuế GTGT
​Tại chi nhánh
​Tại trụ sở chính
13. Khi đơn vị cấp tạm ứng tiền mặt cho cửa hàng là đơn vị trực thuộc không
tổ chức kế toán riêng, đơn vị cấp trên ghi:
​Nợ TK 141/ Có TK 111
​Không ghi sổ
​Nợ TK 1368/ Có TK 111
​Nợ TK 1361/ Có TK 111
14. Đối với DN là Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh
khoản phải trả nội bộ kế toán sử dụng TK 3361 và các TK sau:
​TK 3362
​TK 3368
​TK 3363
​Tất cả các TK trên (khả năng sai cao)
15. Cấp dưới nhận TSCĐ do cấp trên cấp, có nguyên giá 100 triệu đồng, hao
mòn lũy kế 30 triệu đồng, chi phí vận chuyển TSCĐ do cấp dưới chi là 2 triệu
đồng. Kế toán đơn vị cấp dưới ghi nhận nguyên giá TSCĐ này là:
​70 triệu
​Tùy quyết định kế toán trưởng
​102 triệu
​100 triệu
16. Cấp trên chuyển một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 800.000.000đ, hao
mòn lũy kế 200.000.000đ cho đơn vị trực thuộc dùng ở phân xưởng sản xuất.
Kế toán đơn ị trực thuộc ghi:
​Nợ TK 211 : 800.000.000
Có TK 214: 200.000.000
Có TK 411: 600.000.000
​Nợ TK 211 : 800.000.000
Có TK 214: 200.000.000
Có TK 3361: 600.000.000
​Nợ TK 211 : 800.000.000
Có TK 214: 200.000.000
Có TK 1361: 600.000.000
​A hoặc B đúng
17. Đơn vị trực thuộc có hạch toán kế toán riêng là:
​Có mở sổ sách kế toán và có xác định kết quả kinh doanh
​Có mở sổ sách kế toán ghi chép theo phạm vi được phân công, không nhất thiết
phải xác định được kết quả kinh doanh
​Mở sổ sách kế toán ghi chép và lập đầy đủ các báo cáo tài chính
​Tất cả đều sai
18. Mô hình tổ chức kế toán tập trung là:
​Các đơn vị trực thuộc không mở sổ sách kế toán và không hạch toán tổng hợp, chỉ
theo dõi chi tiết
​Văn phòng kế toán công ty chịu trách nhiệm ghi chép xử lý toàn bộ công tác kế
toán của công ty
​Đơn vị trực thuộc tập hợp và chuyển chứng từ lên công ty
​Tất cả đều đúng
19. Chọn câu trả lời SAI: TK 136 và TK 336 phản ánh khoản phải thu, phải trả
nội bộ:
​Giữa doanh nghiệp và những cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp đó.
​Giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc, hoặc giữa các đơn vị cấp dưới
với nhau mà các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là các đơn vị
không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế
toán riêng.
​Giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc nhưng có tổ chức kế toán riêng.
​B và C đúng
20. Đối với DN là Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh
khoản phải thu nội bộ, kế toán sử dụng TK 1361 và các TK sau:
​TK 1362
​TK 1363
​TK 1368
​Tất cả các TK trên
21. Cấp trên điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác trong nội bộ và
có quyết định giảm vốn, vốn điều chuyển của tài sản cấp được xác định theo:
​Giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm chuyển giao
​Giá trị còn lại trên sổ sách của TSCĐ tại thời điểm chuyển giao
​Giá trị thỏa thuận giữa cấp trên và các đơn vị khác trong nội bộ
​Nguyên giá ban đầu của TSCĐ
22. Khi đơn vị cấp trên cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (ghi vào TK 1361) thì cấp
dưới khi nhận vốn xử lý:
​Ghi tăng nguồn vốn KD (TK411)
​Ghi tăng khoản phải trả nội bộ (TK 3361) hoặc tăng nguồn vốn KD (TK 411)
​Ghi tăng khoản phải trả nội bộ khác (TK 3368)
​Ghi tăng khoản phải trả nội bộ (TK 3361)
23. Khi đơn vị trực thuộc nhận TSCĐ đã sử dụng do cấp trên cấp, nguyên giá
TSCĐ sẽ được xác định như sau:
​Là nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị cấp trên.
​Đánh giá lại TSCĐ theo giá trị hợp lý.
​Là nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị cấp trên cộng (+) chi phí trước khi sử dụng
(chi phí vận chuyển, lắp đặt…).
​Là giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp trên.
24. Đơn vị cấp dưới (có tổ chức kế toán riêng) chi tiền lắp đặt TSCĐ do cấp
trên cấp để sử dụng ở phân xưởng sản xuất ghi nhận vào:
​Chi phí sản xuất chung
​Theo quy định cấp trên
​Chi phí khác
​Nguyên giá TSCĐ
25. Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì:
​Không được xác định kết quả kinh doanh
​Được xác định kết quả kinh doanh
​a hoặc b tùy theo sự phân cấp của đơn vị
​a hoặc b tùy theo tình hình kinh doanh của đơn vị trực thuộc
26. Cấp trên điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác trong nội bộ và
có quyết định giảm vốn, Đơn vị cấp dưới bị điều chuyển vốn, hạch toán
​Nợ TK 3368 + Nợ TK 214 / Có TK 211
​Nợ TK 3361 + Nợ TK 214 / Có TK 211
​Nợ TK 411 + Nợ TK 214 / Có TK 211
​B hoặc C đúng
27. TK 1368- Phải thu nội bộ khác và TK 3368- Phải trả nội bộ khác được sử
dụng ở:
​Đơn vị cấp dưới.
​Đơn vị cấp trên.
​Được mở ở cả công ty mẹ và công ty con.
​Cả đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới.
28. Đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ là:
​Không mở sổ sách kế toán, chỉ tập hợp chứng từ rồi chuyển về công ty ghi sổ
​Có mở sổ sách kế toán ghi chép nhưng không xác định kết quả kinh doanh
​Có mở sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ đơn giản
​Tất cả đều sai
29. Mô hình mà các đơn vị trực thuộc chuyển toàn bộ chứng từ cho đơn vị
cấp trên để cấp trên hạch toán ghi sổ và lập báo cáo gọi là:
​Mô hình tổ chức kế toán tập trung
​Mô hình tổ chức kế toán phân tán
30. Đối với DN là Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh
khoản phải trả nội bộ kế toán sử dụng TK 3361 và các TK sau:
​TK 3368
​TK 3362
​TK 3363
​Tất cả các TK trên
31. Mô hình mà các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm một phần hay toàn bộ
công tác kế toán, sau đó nộp báo cáo về cho đơn vị cấp trên gọi là:
​Mô hình tổ chức kế toán phân tán
​Mô hình tổ chức kế toán tập trung
32. Các TK phải thu phải trả nội bộ sau đây chỉ sử dụng đối với DN là Chủ
đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án
​TK 1363, TK 3363
​TK 1362, TK 3362
​TK 1368, TK 3368
​a và b đều đúng
33. Công ty Hoàng Long có văn phòng đại diện ở Hà Nội, văn phòng đại diện
là nơi tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng khu vực miền Bắc và chuyển
đơn đặt hàng về đơn vi công ty, sau đó nhận chứng từ và hàng từ công ty
phân phối cho khách hàng, cuối tháng văn phòng đại diện sẽ gởi báo cáo
tình hình bán hàng về cho công ty, vậy văn phòng đại diện là:
​Đơn vị phụ thuộc, hạch toán độc lập
​Đơn vị phụ thuộc, hạch toán phụ thuộc
​Đơn vị độc lập, hạch toán phụ thuộc
​Đơn vị độc lập, hạch toán độc lập
34. TK 1361- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, chỉ được sử dụng ở:
​Công ty mẹ.
​Đơn vị cấp trên.
​Đơn vị cấp dưới.
​Công ty con
35. Trong doanh nghiệp mà chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án,
TK 1368- Phải thu nội bộ khác và TK 3368- Phải trả nội bộ phản ánh khoản
phải thu, phải trả:
​Giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc
​Giữa các đơn vị trực thuộc với nhau
​A và B trong tất cả các giao dịch
​A và B trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ vốn
36. Đơn vị trực thuộc có hạch toán kế toán riêng có thể được phân cấp như ở
mức độ sau:
​Không được phân cấp ghi nhận doanh thu
​Được phân cấp ghi nhận doanh thu nhưng không được phân cấp hạch toán đến
kết quả sau thuế
​Được phân cấp hạch toán đến kết quả sau thuế
​Tất cả đều đúng
37. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị trong nội bộ một doanh nghiệp hạch
toán độc lập không được thay đổi giá trị là do xuất phát từ giả định:
​Đơn vị kế toán
​Đơn vị tiền tệ
​Hoạt động liên tục
​Kỳ kế toán
Chương 27
1. Cuối niên độ kế toán lập BCTC tổng hợp, lãi nội bộ chưa thực hiện cần
phải loại trừ ra khỏi hàng tồn kho là 10. Khi lập BCTC tổng hợp của niên độ
kế toán tiếp theo, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ còn tồn năm trước chưa
bán được ra bên ngoài, kế toán ghi:
​Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán: 10
​Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10
Có Giá vốn hàng bán: 10
​Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10
Có Hàng tồn kho 10
​Nợ Giá vốn hàng bán: 10
Có Hàng tồn kho 10
2. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán hết
hàng mua nội bộ ra bên ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 80
Có Hàng tồn kho 20
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
​Tất cả câu a, b và c đều sai
3. Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ Lỗ nội bộ chưa
thực hiện trong giá trị HTK là 100, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán
50% số hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh
ở các chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ …:
​giảm 50
​giảm 100
​tăng 100
​tăng 50
4. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 50, giá bán nội bộ 40, đơn vị phụ thuộc đã
nhận hàng và bán ra ngoài 60% (biết giá bán ra ngoài cao hơn giá gốc). Cuối
kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:
​Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40
Và : Nợ Hàng tồn kho : 4
Có Giá vốn hàng bán 4
​Nợ Doanh thu BH : 40
Nợ Hàng tồn kho: 4
Có Giá vốn hàng bán 44
​Cả câu a và b đều đúng
​Cả câu a và b đều sai
5. Năm N công ty có lỗ nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong
năm N+1 công ty đã bán hết hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập
BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 30
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Giá vốn hàng bán: 30
​Nợ Giá vốn hàng bán: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
​Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
6. Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 80, giá bán 100.
Sau đó ĐVTT A1 bán hàng này cho ĐVTT A2 hết 50% hàng mua với giá 60. A2
còn tồn kho. Vậy lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp: (Chính
sách kế tóan ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ khi xuất bán nội bộ)
​10
​20
​30
​40
7. Năm N công ty có lãi nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong
năm N+1 công ty đã bán hết hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập
BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:
​Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
​ Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 30
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Giá vốn hàng bán: 30
​Nợ Giá vốn hàng bán: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
8. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100,
sau đó A đã bán hết ra ngoài với giá bán 130. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo
cáo kết quả hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:
​Khoản mục “Giá vốn hàng bán” giảm 100
​Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 100
​Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” đều
giảm 100
​Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 80
​Tất cả đều hợp lý
9. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80,
sau đó A đã bán ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B
cùng cấp 20% với giá bán 40, số còn lại tồn kho. Biết chính sách kế toán là
ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi lỗ nội bộ đã thực hiện là:
​(12)
​(20)
​(8)
4

Hướng dẫn:

10. Năm N công ty có lãi nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho,
trong năm N+1 công ty không bán được hàng tồn kho của năm N chuyển
sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế toán ghi:
​Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Giá vốn hàng bán: 30
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 30
​Nợ Giá vốn hàng bán: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
11. Lãi lỗ trong kinh doanh giữa văn phòng công ty và các chi nhánh làm căn
cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên căn cứ:
​Không được bù trừ, nơi nào phát sinh lãi thì nộp thuế ở địa phương đang hoạt
động.
​Được bù trừ nhau, số còn lại lãi sẽ tính thuế, lỗ được trừ vào tính thuế năm sau
​Tùy thuộc vào doanh thu ghi trên hóa đơn phát hành thực tế
​Vấn đề này chưa quy định rõ.
12. Nếu đơn vị trực thuộc (không có tư cách pháp nhân) được đơn vị cấp
trên giao vốn hoạt động và chỉ được phân cấp phản ánh doanh thu, chi phí –
thì …
​đơn vị cấp trên không có lập BCTC tổng hợp
​đơn vị cấp trên tổng hợp, điều chỉnh dữ liệu để lập BCTC tổng hợp
​đơn vị cấp trên tổng hợp, điều chỉnh dữ liệu để lập BCTC hợp nhất
​ý kiến khác với các câu còn lại
13. Doanh thu nội bộ của một công ty có các đơn vị trực thuộc - không có tư
cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, được hiểu là:
​Doanh thu của đơn vị phụ thuộc cấp dưới bán cho đơn vị cấp trên
​Doanh thu của đơn vị cấp trên bán cho đơn vị phụ thuộc cấp dưới
​Doanh thu của đơn vị phụ thuộc cấp dưới bán cho đơn vị phụ thuộc cấp dưới
​Tất cả đêu đúng
14. Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện
trong giá trị HTK, thì ở kỳ kế toán năm nay kế toán ghi các bút toán điều
chỉnh ở các chỉ tiêu:
​Nếu như số HTK này chưa bán ra ngoài trong kỳ này:
Nợ “LN sau thuế chưa phân phối”/ Có “HTK”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ
​Nếu như số HTK này đã bán ra ngoài trong kỳ này
Nợ “LN sau thuế chưa phân phối”:
Có “GVHB”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ
​Nợ “LN sau thuế chưa phân phối”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ;
Có “GVHB”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ có liên quan phần HTK đã bán
trong kỳ này;
Có “HTK”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ mà đến cuối kỳ này vẫn còn 1
phần HTK mà chưa bán ra ngoài.
​Tất cả các đáp án trên đều hợp lý
15. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40,
sau đó A đã bán hết ra ngoài với giá bán 35. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo
cáo kết quả hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:
​Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 50
​Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” đều
giảm 40
​Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 10
​Tất cả đều không hợp lý
16. Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ Lỗ nội bộ chưa
thực hiện trong giá trị HTK là 100, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán
50% số hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh
ở các chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” sẽ …:
​giảm 100
​tăng 50
​giảm 50
​số khác
17. “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp” chỉ được lập theo phương pháp
gián tiếp theo quy định của Thông tư 202/2014/TT-BTC. Câu phát biểu này
ĐÚNG hay SAI?
​Sai
​Đúng
18. Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa
thực hiện trong giá trị HTK là 100, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán
40% số hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh
ở các chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Hàng tồn kho” sẽ …:
​giảm 60
​tăng 60
​giảm 40
​tăng 100
19. Trường hợp DN có các đơn vị phụ thuộc lập BCTC bằng đồng tiền khác
với đồng tiền báo cáo của DN thì DN được phép lập và nộp hai bộ BCTC theo
2 loại đồng tiền báo cáo khác nhau. Câu phát biểu này ĐÚNG hay SAI?
​Đúng
​Sai
20. Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ nào dưới đây là đúng
​Nợ TK 3361/Có TK 1361
​Nợ TK 411/ Có TK 1361
​Nợ TK 331/Có TK 131
​Chỉ có câu c là sai
21. Trước khi lập BCTC tổng hợp thì Số dư TK 1361 phải được loại trừ ngay
trên Sổ kế toán ở đơn vị cấp trên, đồng thời Số dư TK 3361 phải được loại
trừ ngay trên Sổ kế toán ở đơn vị phụ thuộc. Câu phát biểu này ĐÚNG hay
SAI?
​Sai
​Sai theo hướng dẫn Thông tư 202
​Đúng theo hướng dẫn Thông tư 200
​Đúng
22. Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 70, giá bán
90, sau đó chi nhánh 1 bán lại 50% lô hàng này cho chi nhánh 2 với giá bán
55. Vậy doanh thu nội bộ cần loại trừ khi lập BCTC tổng hợp là:
​145
​125
​90
​55
23. Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 100, giá
bán 70, giá bán thị trường là 110, sau đó chi nhánh 1 bán lại 100% lô hàng
này cho chi nhánh 2 với giá bán 110. Biết chính sách kế toán là ghi nhận
doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi, lỗ nội bộ chưa thực hiện là:
​(30)
​Số khác
​(15)
​10
24. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100,
sau đó A đã bán ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20%
với giá bán 30, số còn lại tồn kho. Vậy lãi nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ
là:
​20
​Số khác
3

​10
25. Trước khi tổng hợp BCTC, DN phải chuyển đổi toàn bộ BCTC của các đơn
vị phụ thuộc sang đồng tiền báo cáo của DN theo 1 tỷ giá thống nhất do Nhà
nước công bố. Câu phát biểu này ĐÚNG hay SAI?
​Sai
​Đúng
26. Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 80, giá bán 100.
Sau đó ĐVTT A1 bán hàng này cho ĐVTT A2 hết 50% hàng mua với giá 20. A2
còn tồn kho. Vậy lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp: (Chính
sách kế tóan ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ khi xuất bán nội bộ)
0

​(20)
​10
​(10)
27. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40,
sau đó A đã bán hết ra ngoài với giá bán 38. Chính sách kế toán ghi nhận
doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy trên Báo cáo kết quả hoạt động ảnh
hưởng đến việc điều chỉnh chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” để lập BCTC
tổng hợp như sau:
​tăng 10
​ý kiến khác
​giảm 10
​không ảnh hưởng
28. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80,
sau đó A đã bán ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B
cùng cấp 20% với giá bán 40, số còn lại tồn kho. Vậy doanh thu nội bộ phải
loại trừ là:
​40
​190
​80
​120
29. BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở BCTC nội bộ của cấp trên và BCTC
nội bộ của đơn vị phụ thuộc (ĐVPT) phải được lập cho cùng 1 kỳ kế toán
​Có thể tổng hợp BCTC nội bộ nếu chênh lệch kỳ kế toán nhỏ hơn hoặc bằng 3
tháng nhưng phải điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan
trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của ĐVPT và ngày kết thúc kỳ kế toán
của DN
​Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán khác nhau, ĐVPT phải lập thêm bộ BCTC cho mục
đích tổng hợp có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của DN
​Cả 2 đáp án trên đều hợp lý
30. Trong giao dịch nội bộ nếu phát sinh lỗ nội bộ chưa thực hiện thì phải
thực hiện …
​loại trừ lỗ chưa thực hiện toàn bộ vì đó là giao dịch nội bộ.
​tùy thuộc vào quy định của đơn vị cấp trên.
​không cần loại trừ lỗ chưa thực hiện do chưa bán ra bên ngoài.
​loại trừ lỗ chưa thực hiện toàn bộ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu
hồi.
31. Năm N công ty có lỗ nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho,
trong năm N+1 công ty bán 60% hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi
lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:
​Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Giá vốn hàng bán 18
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 12
​ Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 18
Có Giá vốn hàng bán: 12
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Giá vốn hàng bán: 18
Có Hàng tồn kho: 12
​Nợ Giá vốn hàng bán: 18
Nợ Hàng tồn kho: 12
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
32. Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 100, giá bán 80.
Sau đó ĐVTT A1 bán hàng này cho ĐVTT A2 hết 50% hàng mua với giá 40. A2
còn tồn kho. Vậy lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp: (Chính
sách kế tóan ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ khi xuất bán nội bộ)
​20
​10
​(10)
​(20)
33. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị
phụ thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán
70% hàng mua nội bộ ra bên ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại
trừ:
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 6
Có Hàng tồn kho 6
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 94
Có Hàng tồn kho 6
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
​Chỉ có câu c sai
34. Cuối niên độ kế toán lập BCTC tổng hợp, lãi nội bộ chưa thực hiện cần
phải loại trừ ra khỏi hàng tồn kho là 10. Khi lập BCTC tổng hợp của niên độ
kế toán tiếp theo, hàng tồn kho từ giao dich nội bộ còn tồn năm trước đã bán
hết ra bên ngoài, kế toán ghi:
​Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10
Có Hàng tồn kho 10
​Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán: 10
​Nợ Giá vốn hàng bán: 10
Có Hàng tồn kho 10
​Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10
Có Giá vốn hàng bán: 10
35. Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 80, giá bán 100.
Sau đó ĐVTT A1 bán hàng này cho ĐVTT A2 hết 50% hàng mua với giá 40. A2
còn tồn kho. Vậy lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp: (Chính
sách kế tóan ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ khi xuất bán nội bộ)
​20
​40
​30
​10
36. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100,
sau đó A đã bán ra ngoài 30% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20%
với giá bán 30, số còn lại tồn kho. Biết chính sách kế toán ghi nhận doanh thu
khi bán nội bộ. Vậy lãi nội bộ đã thực hiện là:
​Số khác
​10
​20
6

37. Đối với việc điều chuyển tài sản cố định (TSCĐ) nội bộ trong một DN, thì
đơn vị nhận TSCĐ sẽ ghi nguyên giá TSCĐ theo:
​Tùy thuộc vào đánh giá lại của của nơi tiếp nhận TSCĐ
​Theo gián bán nội bộ ghi trên chứng từ kế toán
​Theo giá thị trường TSCĐ giao dịch
​Ghi theo nguyên giá cũ của đơn vị chuyển đến
38. Phạm vi lập BCTC tổng hợp không dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Câu phát biểu này ĐÚNG hay SAI?
​Sai
​Đúng
39. Năm N công ty có lãi nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho,
trong năm N+1 công ty bán 60% hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi
lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 18
Có Giá vốn hàng bán: 12
​Nợ Giá vốn hàng bán: 18
Nợ Hàng tồn kho: 12
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
​Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Giá vốn hàng bán 18
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 12
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Giá vốn hàng bán: 18
Có Hàng tồn kho: 12
40. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị
phụ thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc đã nhận
hàng và còn tồn kho. Biết giá bán ra ngoài ước tính là 55. Cuối kỳ lập BCTC
tổng hợp, bút toán loại trừ:
​Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40
Và : Nợ Hàng tồn kho : 10
Có Giá vốn hàng bán: 10
​Nợ Doanh thu BH : 40
Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán 50
​Cả câu a và b đều sai
​Cả câu a và b đều đúng
41. Đơn vị cấp trên bán cho đơn vị cấp dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100,
đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng và còn tồn kho. Chính sách kế toán ghi nhận
doanh thu bán hàng ngay khi bán nội bộ. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút
toán loại trừ:
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20
​Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 80
Có Hàng tồn kho 20
​Cả câu a và b đều đúng
​Cả câu a và b đều sai
42. Công ty có các đơn vị trực thuộc - không có tư cách pháp nhân, hạch
toán phụ thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán hàng được ghi nhận doanh
thu khi hàng bán ra bên ngoài và cả trong nội bộ công ty, thì:
​Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp (trừ
trường hợp khoản lỗ không thể thu hồi được)
​Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
​Cả câu a và b đều đúng
​Tất cả câu a,b,c đều sai
43. Kỹ thuật điều chỉnh dữ liệu khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp
và Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp, có thể là …
​Điều chỉnh trên tổng hợp dữ liệu Khoản mục của BCTC để lập BCTC tổng hợp
​Điều chỉnh trên tổng hợp dữ liệu Khoản mục của BCTC để lập BCTC tổng hợp theo
quy định của Thông tư 202
​Điều chỉnh trên Sổ tài khoản của bộ phận tổng hợp dữ liệu lập BCTC tổng hợp
​Ý kiến khác
44. Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa
thực hiện trong giá trị HTK là 100, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán
50% số hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh
ở các chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ …:
​giảm 50
​tăng 100
​tăng 50
​giảm 100
45. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80,
sau đó A đã bán ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B
cùng cấp 20% với giá bán 40, số còn lại tồn kho. Biết chính sách kế toán là
ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải
loại trừ là:
​24
​(20)
​12
​(12)
46. Tại một Công ty có các ĐVTT đã có hạch toán kế toán riêng có tài liệu sau
(đơn vị triệu đồng): Công ty bán 1 TSCĐ hữu hình cho ĐVTT có nguyên giá
40, đã trích khấu hao 6, giá bán nội bộ chưa thuế 36, thuế suất GTGT 10%.
Vậy 1 trong các bút toán điều chỉnh trước khi lập BCTC tổng hợp toàn công
ty sẽ là:
​Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 2,
Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ”: 2
​Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 2,
Có “NG TSCĐHH”: 2
​Ý kiến khác
​Nợ “NG TSCĐHH”: 4,
Nợ “Thu nhập khác”: 2,
Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ”: 6
47. Công ty có các đơn vị trực thuộc - không có tư cách pháp nhân, hạch
toán phụ thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán hàng chỉ được ghi nhận
doanh thu khi hàng thực sự bán ra bên ngoài công ty, thì:
​Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
​Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
​Cả câu a và b đều đúng
​Tất cả câu a,b,c đều sai
48. Đơn vị cấp trên có chính sách ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng
cho đơn vị phụ thuộc cấp dưới. Đơn vị cấp trên bán 1 lô hàng giá gốc 50, giá
bán 40, đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng và bán hết ra ngoài. Cuối kỳ lập BCTC
tổng hợp, bút toán loại trừ:
​Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40
Và : Nợ Hàng tồn kho : 10
Có Giá vốn hàng bán 10
​Nợ Doanh thu BH : 40
Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán 50
​Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40
49. Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ nào dưới đây là SAI:
​Nợ TK 3363/Có TK 1363
​Nợ TK 3361/Có TK 1361
​Nợ TK 3368/Có TK 1368
​Nợ TK 3361/ Có TK 4112
50. Tại một Công ty có các ĐVTT (có hạch toán kế toán riêng), có tài liệu sau
(đơn vị triệu đồng): Công ty bán hàng hoá cho ĐVTT, giá xuất kho 100, giá
bán nội bộ chưa thuế 105, thuế suất GTGT 10%. ĐVTT chưa bán ra ngoài.
Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy bút toán kết
chuyển trước khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp toàn công ty sẽ là:
​Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: 5, Có “Hàng tồn kho”: 5
​Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”: 5, Có “Hàng tồn kho”: 5
​Nợ “Hàng tồn kho”: 5, Có “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 5
​Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”: 5, Có “Lợi nhuận sau thuế
TNDN”: 5
51. Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 100, giá
bán 70, giá bán thị trường là 110, sau đó chi nhánh 1 bán lại 50% lô hàng này
cho chi nhánh 2 với giá bán 50. Biết chính sách kế toán là ghi nhận doanh thu
ngay khi bán nội bộ. Vậy lỗ nội bộ chưa thực hiện là:
​Số khác
​(40)
​(30)
​(15)
52. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40,
sau đó cấp dưới A đã bán toàn bộ cho cấp dưới B với giá bán 40, còn tồn
kho ở cấp dưới B. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội
bộ. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo tình hình tài chính bị ảnh hưởng đến
việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:
​Do giao dịch nội bộ lỗ nên không được phép điều chỉnh số liệu.
​Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 10
​Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 10
​Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 10; Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối” tăng 10
53. Công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, tổ chức chính
sách kế toán bán hàng chỉ được ghi nhận doanh thu khi hàng thực sự bán ra
bên ngoài công ty. Bút toán loại trừ khi lập BCTC tổng hợp:
​Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A
Có Hàng tồn kho: Lãi nội bộ chưa thực hiện B
Có Giá vốn hàng bán: Giá vốn nội bộ loại trừ A-B
​Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A
Có Hàng tồn kho: giá trị bán nội bộ : A
​Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A
Có Giá vốn hàng bán: giá trị bán nội bộ : A
54. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40,
sau đó A đã bán 50% ra ngoài với giá bán 18. Chính sách kế toán ghi nhận
doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả
hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:
​Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 5 (Hên xui sai)
​Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” đều
giảm 40
​Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 5
​Tất cả các đáp án đều hợp lý
55. Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 100, giá
bán 70, giá bán thị trường là 110, sau đó chi nhánh 1 bán lại 100% lô hàng
này cho chi nhánh 2 với giá bán 110. Biết chính sách kế toán là ghi nhận
doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy giá vốn nội bộ cần loại trừ khi lập BCTC
tổng hợp là:
​100
​70
​Số khác
​170
56. Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 70, giá bán
90, sau đó chi nhánh 1 bán lại 50% lô hàng này cho chi nhánh 2 với giá bán
55. Vậy lãi nội bộ chưa thực hiện là:
​15
​10
​Chưa đủ thông tin để xác định.
​20
57. BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống
nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự
trong cùng DN. Vậy nếu: Trường hợp đơn vị phụ thuộc (ĐVPT) sử dụng các
chính sách kế toán (CSKT) khác với CSKT áp dụng thống nhất thì …
​chỉ cần trong Bản Thuyết minh BCTC tổng hợp phải thuyết minh và trình bày rõ các
Khoản mục theo các CSKT khác nhau đó.
​Ý kiến khác
​bắt buộc phải điều chỉnh lại theo CSKT chung của DN mới lập được BCTC tổng
hợp.
​phải điều chỉnh lại theo CSKT chung của DN; nếu không điều chỉnh được thì phải
thuyết minh và trình bày rõ các Khoản mục theo các CSKT khác nhau đó trong Bản
Thuyết minh BCTC tổng hợp
58. Đối với giao dịch nội bộ tạo ra lỗ nội bộ chưa thực hiện (trường hợp
khoản lỗ đó có thể thu hồi được), kế toán ghi bút toán loại trừ khi tổng hợp
là:
​Nợ Giá vốn HB
Có Doanh thu BH
Có Hàng tồn kho
​Nợ Doanh thu BH
Nợ Hàng tồn kho
Có Giá vốn HB
​Nợ Doanh thu BH
Có Giá vốn HB
Có Hàng tồn kho
​Nợ Doanh thu BH
Nợ Giá vốn HB
Có Hàng tồn kho
59. Trong kỳ giả sử một công ty đang giai đoạn miễn thuế TNDN - có bán cho
ĐVTT có hạch toán kế toán riêng hàng A (đơn vị triệu đồng) có giá vốn là 51,
giá bán 57, thuế suất GTGT 10%. ĐVTT đã bán 1/3 số hàng trên ra bên ngoài.
Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Khi lập Báo cáo
tình hình tài chính tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp, thực
hiện bút toán điều chỉnh và bút toán kết chuyển liên quan giao dịch nội bộ
này là:
​Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 34,
Có “Giá vốn hàng bán”: 34;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 2,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 2
​Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 57,
Có “Giá vốn hàng bán”: 53,
Có “Hàng tồn kho”: 4;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 4,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 4
​Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 19,
Có “Giá vốn hàng bán”: 19;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 6,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 6
​Tất cả đều không hợp lý.
60. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị phụ thuộc A, giá gốc 80, giá bán 100,
sau đó A đã bán ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20%
với giá bán 30, số còn lại tồn kho. Vậy doanh thu nội bộ phải loại trừ là:
​130
​Số khác
​100
61. Năm N công ty có lỗ nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho,
trong năm N+1 công ty không bán được hàng tồn kho của năm N chuyển
sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 30
​Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Giá vốn hàng bán: 30
​Nợ Giá vốn hàng bán: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
​Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
62. Nguyên tắc chung khi lập BCTC tổng hợp, cuối kỳ kế toán phải:
​Loại trừ toàn bộ các khoản phải thu phải trả nội bộ
​Loại trừ toàn bộ doanh thu nội bộ và lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện (trừ khi khoản lỗ
không thể thu hồi được).
​Loại trừ toàn bộ các khoản cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc cấp dưới
​Tất cả câu trên đều đúng
63. Trong kỳ giả sử một công ty đang giai đoạn miễn thuế TNDN- có bán cho
ĐVTT có hạch toán kế toán riêng (đơn vị triệu đồng) hàng A có giá vốn là 57,
giá bán 51, thuế suất GTGT 10%, biết rằng giá trị thuần có thể thực hiện được
của hàng A tại thời điểm tiêu thụ nội bộ là 51. ĐVTT đã bán 1/3 số hàng trên
ra bên ngoài. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Khi
lập Báo cáo tình hình tàichính tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt động tổng
hợp, thực hiện bút toán điều chỉnh liên quan giao dịch nội bộ này là:
​Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 51,
Có “Giá vốn hàng bán”: 51
​Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 34,
Có “Giá vốn hàng bán”: 34;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 6,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 6
​Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 51,
Nợ “Hàng tồn kho”: 4,
Có “Giá vốn hàng bán”: 55;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 4,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 4
T
​ ất cả đều không hợp lý
64. Công ty có các đơn vị trực thuộc - không có tư cách pháp nhân, hạch
toán phụ thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán hàng được ghi nhận doanh
thu khi hàng bán ra bên ngoài và cả trong nội bộ công ty, thì:
​Lãi lỗ nội bộ đã thực hiện không được loại trừ khi lập BCTC tổng hợp
​Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp (trừ
trường hợp khoản lỗ không thể thu hồi được)
​Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
​Tất cả câu a,b,c đều đúng
Chương 28
1. Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động trong
trường hợp sau đây:
A. Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu
quyết;
B. Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con.
Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ quyền biểu quyết theo giấy đăng ký
kinh doanh và tỷ lệ quyền biểu quyết tính trên cơ sở vốn thực góp thì quyền
biểu quyết được xác định theo điều lệ doanh nghiệp hoặc theo sự thống nhất
giữa các bên;
C. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con;
D. Tất cả đều đúng
2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho việc hợp nhất A
+ B = C?
A. Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
B. Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
C. Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải
trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới
D. Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường
3. Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì chi phí
phát hành cổ phiếu sẽ được
A. Tính vào chi phí hoạt động trong kỳ
B. Tính vào giá trị khoản đầu tư
C. Tính vào thặng dư vốn cổ phần
D. Tính vào lợi thế thương mại
4. Công ty ABC có tỷ lệ quyền biểu quyết tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ quyền
biểu quyết tại Công ty C là 20%. Công ty B có tỷ lệ quyền biểu quyết tại Công
ty C là 40%. Quyền kiểm soát của Công ty ABC tại Công ty C là
A. 60%
B. 40%
C. 20%
D. 42%
5. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam chủ yếu được
thực hiện theo quy định tại
A. VAS 22
B. Thông tư 200
C. Thông tư 202
D. Tất cả đều đúng
6. Hãy sắp xếp các công việc sau cho phù hợp với quy trình hợp nhất kinh
doanh
i. Cộng hợp các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
ii. Loại trừ các giao dịch nội bộ
iii. Loại trừ giá trị khoản đầu tư
iv. Tính lợi thế thương mại
A. i, iv, ii, iii
B. i, ii, iii, iv
C. i, iv, iii, ii
D. i, iii, ii, iv
7. Chọn câu phát biểu ĐÚNG: (nhiều đáp án)
A. Theo VAS 11 và TT202, Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh (hình
thành mẹ - con) chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất
B. Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh là phần còn lại sau khi lấy giá phí
hợp nhất trừ đi giá trị tài sản thuần của bên bị mua
C. Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh bắt buộc phải đánh giá tổn thất
định kỳ hằng năm
D. Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh được trình bày trong phần Tài
sản trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và được phân bổ không quá
10 năm
8. Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng
đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất Báo
cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ Báo cáo tài chính của các
công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ
A. Yes
B. No
9. Trong hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ mẹ - con, bên bị mua là
A. Bên ký hợp đồng mua
B. Bên nhận thanh toán tiền theo hợp đồng
C. Bên bị kiểm soát bởi bên còn lại
D. Bên giao tài sản thanh toán theo hợp đồng
10. Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới hình thức:
A. Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;
B. Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;
C. Một doanh nghiệp mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác,
D. Tất cả đều đúng
11. Tỷ lệ sở hữu đối với khoản đầu tư vào đơn vị nhận đầu tư là:
A. Tỷ lệ lợi ích
B. Tỷ lệ quyền biểu quyết.
C. Tỷ lệ quyền kiểm soát.
D. Câu b và c.
12. Quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc
thỏa mãn định nghĩa “nhóm công ty” theo Luật doanh nghiệp 2020. Câu phát
biểu này:
A. Sai
B. Đúng
13. Khi xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản thuần nhận về
B. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể phân biệt nhận về
C. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản nhận về
D. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi
14. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%.
Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 30

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là


A. 20 tỷ đồng = 220 - {160 + [(240-200) - (30-40)]*(1-20%)}
B. 0 tỷ đồng
C. -20 tỷ đồng
D. 60 tỷ đồng
15. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện khi
A. Đơn vị có tối thiểu một công ty liên danh
B. Đơn vị có tối thiểu một công ty liên kết
C. Đơn vị có tối thiểu một công ty liên doanh
D. Đơn vị có tối thiểu một công ty con
16. Căn cứ để xác định quyền kiểm soát của một đơn vị trong một đơn vị
khác là
A. Quyền sở hữu
B. Quyền biểu quyết
C. Quyền chi phối
D. Tất cả đều đúng
17. Trường hợp nào sau đây đơn vị không phải lập báo cáo tài chính hợp
nhất
A. Đơn vị chỉ vừa có ý định niêm yết chứng khoán trên sàn
B. Mặc dù trái phiếu không được giao dịch trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của
đơn vị được niêm yết.
C. Đơn vị là công ty con của một công ty khác
D. Tất cả đều đúng
18. Phát biểu nào dưới đây ĐÚNG NHẤT về Nguyên tắc chung khi lập và trình
bày Báo cáo tài chính hợp nhất:
A. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài
chính riêng của mình và các công ty con ở nước ngoài do công ty mẹ kiểm
soát.
B. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài
chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài
nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp
C. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài
chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước do công ty
mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp
D. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất của tất cả các
công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp
hoặc gián tiếp
19. Trong một số trường hợp khó xác định được bên mua thì việc xác định
bên mua có thể dựa vào các biểu hiện nào sau đây
A. Quyền chi phối việc bổ nhiệm các thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp
hình thành từ hợp nhất kinh doanh thuộc về bên nào thì bên đó là bên mua
B. Bên bỏ tiền hoặc các tài sản khác trong việc hợp nhất kinh doanh thường
được coi là bên mua
C. So sánh giá trị hợp lý của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, doanh
nghiệp nào có giá trị lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác được coi
là bên mua
D. Tất cả đều đúng
20. Ngày 1/1/20x0, công ty mẹ mua 70% cổ phần của công ty con với trị giá là
300 tỷ đồng. cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là
360 tỷ đồng (bao gồm vốn cổ phần là 300 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối là 60 tỷ đồng). Lợi thế thương mại trong giao dịch này bằng:
A. 90
B. (60)
C. 48 = 300 - 70%*360
D. 0
21. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 100% công ty B với giá 90 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 8
B. 10
C. 12 = 90 + 2 - (100-20)
D. (8)
22. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 60% công ty B với giá 38 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 8
B. 12
C. (8) = 38 + 2 - (100-20)*60%
D. 10
23. Trong hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ mẹ - con, bên mua là
A. Bên nhận tài sản thanh toán theo hợp đồng
B. Bên ký hợp đồng mua
C. Bên thanh toán tiền theo hợp đồng
D. Bên có quyền kiểm soát bên còn lại
24. Hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây hình thành quan hệ mẹ - con:
A. Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó tạo ra một công
ty mới và giải thể các công ty ban đầu
B. Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó chuyển tài sản và
nợ phải trả lên sổ sách của công ty mua.
C. Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó công ty được
mua vẫn tồn tại và có hoạt động kinh doanh độc lập.
D. Tất cả các trường hợp trên
25. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong đó, có một khoản nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là
5 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%.
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là
A. 28 tỷ đồng
B. 25 tỷ đồng
C. 32 tỷ đồng = 220 - (160 + (40-5)*(1-20%))
D. 15 tỷ đồng
26. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này.
Lợi thế thương mại được tính trong trường hợp này là bao nhiêu, biết Thuế
suất thuế TNDN 20%.
A. 10 tỷ đồng
B. 20 tỷ đồng
C. 60 tỷ đồng
D. 28 tỷ đồng = 220 - (160 + 40*(1-20%))
27. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán toàn bộ tài sản cho
công ty B, giao dịch đã hoàn thành, công ty A chấm dứt họat động kinh
doanh, chỉ còn công ty B. Vậy giao dịch này là Hợp nhất kinh doanh:
A. Sai
B. Đúng
28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho hợp nhất kinh
doanh hình thành quan hệ mẹ con?
A. Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải
trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới
B. Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
C. Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường
D. Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho hợp nhất kinh
doanh không hình thành quan hệ mẹ con A + B = A?
A. Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải
trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới
B. Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
C. Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường
D. Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
30. Công ty X góp vốn vào Công ty Y chiếm 40% vốn điều lệ, còn hai thành
viên khác một thành viên chiếm 51%, một thành viên chiếm 9% vốn điều lệ.
Nhưng do Công ty X có thế mạnh về khách hàng, về quản lý điều hành công
ty nên cổ đông khác trong Công ty Y thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho
Công ty X theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Quyền kiểm soát của công
ty X trong trường hợp này được xem là
A. Quyền kiểm soát trực tiếp theo tỷ lệ quyền biểu quyết
B. Quyền kiểm soát theo thỏa thuận
C. Quyền kiểm soát khác
D. Quyền kiểm soát gián tiếp
31. Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm
i. Sổ tiền hợp nhất
ii. Bảng cân đối số phát sinh hợp nhất
iii. Báo cáo về tình hình tài chính hợp nhất
iv. Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất
v. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
vi. Báo cáo tổng hợp hợp nhất
vii. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
A. i, iii, iv, v, vi, vii
B. Tất cả báo cáo trên
C. iii, iv, v, vii
D. ii, iii, iv, v, vii
32. Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm một khoản nợ phải
thanh toán trong tương lai, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Cần phải tính hiện giá của khoản nợ để tính vào giá phí kinh doanh
B. Khoản nợ cần phải chiết khấu về thời điểm hiện tại
C. Chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa và hiện giá sẽ được tính vào chí phí tài
chính trong tương lai
D. Tất cả đều đúng
33. Ngày 01/01/20x0 Công ty Minh Hoàng mua 95% cổ phiếu phổ thông của
công ty Minh Lộc, với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc
mua cổ phiếu là 3 tỷ đồng. Tình hình tài chính của công ty Minh Lộc tại ngày
mua (01/01/20x0) như sau; biết TS và NPT không có sự khác biệt giá trị ghi sổ
và giá trị hợp lý. Thuế suất thuế TNDN là 20%
Nợ phải trả: 60 tỷ đồng.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 90 tỷ đồng.
Lợi nhuận chưa phân phối : 10 tỷ đồng.
Lợi thế thương mại phát sinh là
A. 6 tỷ đồng
B. 5 tỷ đồng
C. 8 tỷ đồng = 100 + 3 - 95%*(90+10)
D. 7 tỷ đồng
34. Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì giá phí
hợp nhất kinh doanh được xác định bằng giá trị hợp lý của phần cổ phiếu
đem đi thanh toán, được xác định tại
A. Ngày niêm yết chứng khoán
B. Ngày mua
C. Ngày thực tế nhận tài sản
D. Ngày chuyển giao chứng khoán
35. Ngày 01/01/20x0 Công ty P mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty S,
với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 5 tỷ
đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều
phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty S tại ngày mua
(01/01/20x0) như sau:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng
Lợi nhuận chưa phân phối : 20 tỷ đồng
Tổng cộng: 100 tỷ đồng
Công ty P sẽ ghi nhận Lợi thế thương mại như sau:
A. 6 tỷ đồng
B. 7 tỷ đồng
C. 5 tỷ đồng = 100 + 5 - 100
D. 4 tỷ đồng
36. Công ty ABC có tỷ lệ lợi ích tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ lợi ích tại Công
ty C là 20%. Công ty B có tỷ lệ lợi ích tại Công ty C là 40%. Tỷ lệ lợi ích của
Công ty ABC tại Công ty C là:
A. 42% = 55%*40% + 20%
B. 60%
C. 40%
D. 20%
37. Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá
39 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả
sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với
giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư
của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng.
Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ khoản
đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát 5 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thặng dư vốn cổ phần: 10 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thu nhập khác: 10 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thu nhập khác: 5 tỷ đồng
38. Công ty A phát hành 1.000.000 cố phiếu để chuyển đổi 80% cổ phần của
công ty B. Giá cổ phiếu công ty A bán khớp lệnh 15.000 đồng/cp, chi phí môi
giới 20 triệu đồng. Vậy giá phí hợp nhất kinh doanh là:
A. 14,98 tỷ đồng
B. 15 tỷ đồng
C. số khác
39. Đâu không phải là bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất?
A. Xếp hạng tín nhiệm của công ty con từ BB- thành BB.
B. Các chỉ tiêu tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống.
C. Giá trị thị trường của công ty con bị giảm.
D. Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn
phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị tài sản thuần của công ty con được
mua thêm.
40. Đầu năm N, Công ty A mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với
giá 50 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng.
Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp
với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn
đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10
tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ
khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Chi phí tài chính: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 50 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
41. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hợp nhất kinh doanh
A. Nợ tiềm tàng không được xem xét khi tính lợi thế thương mại.
B. Tài sản thuần là tài sản đem đi thanh lý
C. Tại ngày mua, tài sản riêng lẻ được đánh giá bao gồm tài sản tiềm tàng
D. Tại ngày mua, tài sản tiềm tàng có thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính
của bên bị mua
42. Theo IFRS 3, lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh sẽ
được
A. Phân bổ dần vào chi phí theo thời gian
B. Chỉ theo dõi trên tài khoản ngoài bảng
C. Đánh giá tổn thất mỗi năm
D. Đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào cuối mỗi năm
43. Trường hợp nào sau đây có thể không cần lập BCTC hợp nhất:
A. Công ty mẹ là công ty cổ phần giới hạn bị hạn chế quyền chuyển nhượng
B. Công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên
C. Công ty mẹ là doanh nghiệp tư nhân
D. Tất cả câu trên đều đúng
44. Tỷ lệ vốn góp là cơ sở xác định:
A. Quyền biểu quyết
B. Tỷ lệ lợi ích.
C. Quyền biểu quyết nếu không có thỏa thuận nào khác.
D. Cả b và c.
45. Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào mục tiêu sáp nhập, chúng ta có
A. Sáp nhập theo thời gian
B. Sáp nhập dọc
C. Sáp nhập cao
D. Sáp nhập sâu
46. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán 1 phân xưởng cho công
ty B, giao dịch đã hoàn thành. Vậy giao dịch này là:
A. Không phải hợp nhất kinh doanh
B. Hợp nhất kinh doanh
47. Công ty A mua 5.200.000 cổ phiếu phổ thông trong tổng số 10.000.000 cổ
phiếu phổ thông của bên B. Sau khi mua, A và B vẫn tồn tại và có hoạt động
kinh doanh riêng.
Với thông tin trên thì có thể khẳng định đây là trường hợp hợp nhất kinh
doanh hình thành quan hệ mẹ - con. Câu phát biểu này:
A. Đúng
B. Sai
48. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong đó, có một bằng phát minh chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 5 tỷ
đồng
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là
A. 60 tỷ đồng
B. 24 tỷ đồng = 220 - (160 + (40+5)*(1-20%))
C. 30 tỷ đồng
D. 20 tỷ đồng
49. Theo VAS 11, lợi thế thương mại được xác định bằng:
A. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo
tài chính của bên đi mua
B. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ
lệ sở hữu) của bên đi mua
C. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ
lệ sở hữu) của bên bị mua
D. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo
tài chính của bên bị mua
50. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lập báo cáo tài chính hợp nhất
A. Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con
sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán
B. Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng
của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế
toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn
C. Trong trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải
lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán
trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ
D. Tất cả đều đúng
51. Theo IFRS 3, lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát là
A. Phần lợi ích của bên nắm giữ từ 20% tỷ lệ lợi ích trở xuống
B. Phần lợi ích của bên nắm giữ quyền ảnh hưởng đáng kể trở xuống
C. Phần lợi ích của bên nắm giữ quyền đồng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng
kể trở xuống
D. Phần lợi ích của bên nắm giữ từ 50% tỷ lệ lợi ích trở xuống
52. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc xác định lợi thế thương mại
trong hợp nhất kinh doanh
A. Lợi thế thương mại âm (lãi từ giao dịch mua giá rẻ) được ghi nhận trên báo
cáo kết quả hoạt động
B. Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình
C. Lợi thế thương mại được phân bổ giá trị vào các tài sản và nợ phải trả riêng
biệt
D. Lợi thế thương mại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính
53. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền kiểm soát của một đơn vị
trong một đơn vị khác
A. Khi sở hữu trên 50% vốn cổ phần, đơn vị đương nhiên có quyền kiểm soát
B. Chỉ được xem xét quyền kiểm soát trực tiếp khi đánh giá quyền kiềm soát
C. Cần phải xem xét cả quyền kiểm soát trực tiếp, và quyền kiểm soát gián tiếp
khi đánh giá quyền kiểm soát
D. Khi có ảnh hưởng đáng kể, đơn vị mua thêm 30% vốn cổ phần, đơn vị
đương nhiên có quyền kiểm soát
54. Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản
thuần nhận về, đơn vị sẽ
A. Ghi nhận lợi thế thương mại
B. Không được ghi nhận
C. Ghi nhận chi phí mua đắt
D. Ghi nhận thu nhập mua rẻ
55. Công ty A đầu tư vào công ty B là 40% vốn chủ sở hữu, vào công ty C là
60% vốn chủ sở hữu C, công ty C đầu tư 20% vào vốn chủ sở hữu B, tỷ lệ
quyền biểu quyết bằng tỷ lệ góp vốn, vậy:
A. Công B là công ty liên kết của công ty A khi lập BCTC riêng công ty A
B. Công B là con của công ty A khi lập BCTC hợp nhất
C. Công B là công ty liên kết của công ty C khi lập BCTC riêng công ty C
D. Tất cả câu trên đúng
56. BCTC hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như
báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở
hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con.
A. No
B. Yes
57. Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá
50 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả
sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với
giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư
của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng.
Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ khoản
đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 6 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát 6 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
58. Giá trị Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các
Công ty con hợp nhất, bao gồm:
A. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở
hữu kể từ ngày mua đến đầu kỳ báo cáo
B. Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp
lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua
C. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở
hữu phát sinh trong kỳ báo cáo.
D. Cả 3 đáp án trên.
59. Quyền biểu quyết được xác định bằng tỷ lệ vốn góp của công ty đầu tư
vào công ty nhận đầu tư. Câu phát biểu này:
A. Sai
B. Đúng
60. Phát biểu nào dưới đây ĐÚNG NHẤT: Quyền kiểm soát công ty con được
thiết lập khi công ty mẹ.....
A. Nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty liên doanh trên 50% quyền biểu
quyết ở công ty con
B. Nắm giữ trực tiếp thông qua các công ty liên kết trên 50% quyền biểu quyết
ở công ty con
C. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50%
quyền biểu quyết ở công ty con.
D. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác dưới 50%
quyền biểu quyết ở công ty con
61. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hợp nhất kinh doanh
A. Tại ngày mua, tài sản bên mua phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý
B. Tại ngày mua, giá phí hợp nhất thường bao gồm cổ tức dồn tích
C. Tài sản thuần không phân biệt của bên bị mua được ghi nhận chung vào lợi
thế thương mại
D. Tất cả đều đúng
62. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 60% công ty B với giá 90 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%.
Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 37,2
B. 48
C. 39,2 = 90 + 2 - 60%*(100-20 + 10*(1-20%))
D. số khác
63. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân bổ giá phí hợp nhất kinh
doanh
A. Nếu là nợ phải trả có thể xác định được (không phải là nợ tiềm tàng), thì phải
chắc chắn rằng doanh nghiệp phải chi trả từ các nguồn lực của mình để
thanh toán nghĩa vụ hiện tại và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được
một cách tin cậy
B. Nếu là tài sản cố định vô hình và nợ tiềm tàng thì giá trị hợp lý của nó có thể
xác định được một cách tin cậy
C. Nếu là tài sản cố định hữu hình, thì phải chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế
trong tương lai cho bên mua và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được
một cách tin cậy
D. Tất cả đều đúng
64. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
70% cổ phần của công ty Y với giá 140 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

30% cổ phần còn lại của công ty Y có giá trị hợp lý là 70 tỷ đồng
Theo VAS 11 và TT202, Lợi thế thương mại tại ngày mua là
A. 5,6 tỷ đồng = 140 - 70%*(160 + 40*(1-20%))
B. 60 tỷ đồng
C. 10 tỷ đồng
D. 0 tỷ đồng
65. Trong hợp nhất kinh doanh, ngày mua là ngày
A. Ngày bên mua kiểm soát bên bị mua
B. Ngày bên mua chuyển tiền thanh toán cho bên bị mua
C. Ngày bên mua ký hợp đồng mua bên bị mua
D. Ngày bên bị mua chuyển giao tài sản cho bên mua
66. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán 60% cổ phần cho công
ty B, giao dịch đã hoàn thành. Vậy giao dịch này là:
A. Hợp nhất kinh doanh
B. Không phải hợp nhất kinh doanh
67. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này.
Giá phí hợp nhất trong trường hợp này là
A. 220 tỷ đồng
B. 200 tỷ đồng
C. 160 tỷ đồng
D. 210 tỷ đồng
68. Ngày 01/01/20x0 Công ty Minh Hoàng mua 95% cổ phiếu phổ thông của
công ty Minh Lộc, với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc
mua cổ phiếu là 3 tỷ đồng. Tình hình tài chính của công ty Minh Lộc tại ngày
mua (01/01/20x0) như sau:
Nợ phải trả: 60 tỷ đồng.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 90 tỷ đồng.
Lợi nhuận chưa phân phối : 10 tỷ đồng.
Bên mua là:
A. Công ty Minh Hoàng
B. Chưa thể xác định
C. Công ty Minh Lộc
69. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 172 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%.
Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Lợi thế thương mại/Lãi do mua rẻ được tính tại ngày mua là
A. 0 tỷ đồng
B. 60 tỷ đồng
C. - 20 tỷ đồng = 172 - (160 + (240-200)*(1-20%))
D. 20 tỷ đồng
70. Công ty A chấp nhận trừ nợ 10 tỷ đồng mà công ty B nợ, đồng thời công
ty A cũng chấp nhận trả nợ thay cho công ty B sau 2 năm là 2 tỷ đồng, giá trị
hiện nay khoản nợ này là 1,8 tỷ để chuyển đổi 60% cổ phần của công ty B.
Vậy giá phí hợp nhất kinh doanh là:
A. 10 tỷ đồng
B. 11,8 tỷ đồng
C. 12 tỷ đồng
D. số khác
71. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi Giá trị hợp lý
sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X được hưởng toàn bộ khoản cổ tức
này. Lợi thế thương mại được xác định trong trường hợp này là bao nhiêu,
biết Thuế suất thuế TNDN 20%
A. 20 tỷ đồng
B. 60 tỷ đồng
C. 10 tỷ đồng = (220-10) - (160 + ((240-200) - (0-10)) * (1-20%))
D. 30 tỷ đồng
72. Ngày 01/01/20x0 Công ty P mua 80% cổ phiếu phổ thông của công ty S,
với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 5 tỷ
đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều
phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty S tại ngày mua
(01/01/20x0) như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng.
- Lợi nhuận chưa phân phối : 20 tỷ đồng
Tổng cộng: 100 tỷ đồng.
Công ty P sẽ ghi nhận Lợi thế thương mại như sau: (Đơn vi: tỷ đồng)
A. 15
B. 20
C. 25 = 100 + 5 - 0.8*100
D. 10
73. Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính
sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì
A. Công ty mẹ loại trừ công ty con khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất
B. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh
lại Báo cáo tài chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.
C. Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với
chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày
theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính
sách kế toán khác đó.
D. B và C đúng
74. Ngày 1/1/20x0, công ty mẹ mua 70% cổ phần của công ty con với trị giá là
300 tỷ đồng. cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là
360 tỷ đồng (trong đó có 1 TSCĐ có giá trị ghi sổ 50 được đánh giá theo
GTHL là 70). Thuế suất thuế TNDN 20%. Lợi thế thương mại trong giao dịch
này bằng:
A. 45,2
B. 48
C. 50,8
D. 59,2
75. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lợi thế thương mại đến từ hợp
nhất kinh doanh
A. Lợi ích kinh tế kỳ vọng được đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai (hên xui
sai)
B. Lợi thế thương mại là tài sản vô hình
C. Lợi thế thương mại là nguồn lực kinh tế (hên xui sai)
D. Giá trị của lợi thế thương mại được xác định một cách đáng tin cậy (sai)
76. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 100% công ty B với giá 90 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%.
Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 0
B. 4 = 90 + 2 - (80 + 10*0.8)
C. 2
D. số khác
77. Chuẩn mực kế toán quốc tế nói về hợp nhất kinh doanh là
A. IFRS 3
B. IFRS 2
C. IFRS 13
D. IFRS 9
78. Có những hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây
A. Hợp nhất A + B = C
B. Hợp nhất hình thành quan hệ mẹ con: A + B = A + B
C. Hợp nhất không hình thành quan hệ mẹ con: A + B = A
D. Tất cả đều đúng
79. Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào phương thức sáp nhập, chúng ta

A. Sáp nhập thông qua mua tài sản/ cổ phiếu
B. Hợp nhất thông qua mua cổ phần hoặc tài sản, không hình thành quan hệ
mẹ - con
C. Hợp nhất theo quan hệ mẹ - con mua trên 50% cổ phần biểu quyết
D. Tất cả đều đúng
80. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau

Giá trị ghi Giá trị hợp lý


sổ

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X được hưởng toàn bộ khoản cổ tức
này. Giá phí hợp nhất trong trường hợp này là
A. 200 tỷ đồng
B. 210 tỷ đồng = 220 - 10
C. 220 tỷ đồng
D. 160 tỷ đồng
Chương 29
1. Ngày 01/01/X1, công ty M mua 25% vốn cổ phần của công ty C và có quyền
ảnh hưởng đáng kể, giá mua 20 tỷ đồng. 31/12/X1, công ty C ghi nhận kết quả
kinh doanh thuận lợi, lãi sau thuế 10 tỷ đồng, và chia cổ tức 4 tỷ đồng. Giao
dịch trong năm X1 được ghi nhận lãi từ giao dịch chiều xuôi là 3 tỷ đồng, và
lãi từ giao dịch chiều ngược là 2 tỷ đồng. Tất cả đều chưa thực hiện.
Phần Lãi lỗ trong công ty C trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty M
A. 1.5 tỷ đồng
B. 2.5 tỷ đồng
C. 2 tỷ đồng = (10-2)*0.25
D. 1 tỷ đồng
2. Trong các hình thức liên doanh dưới đây, hình thức nào được kế toán
bằng phương pháp vốn chủ sở hữu
i. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng
kiểm soát;
ii. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát;
iii. Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát.
A. ii và iii
B. Chỉ i
C. i và ii
D. Chỉ iii
3. Ngày 01/01/X1, công ty M mua 25% vốn cổ phần của công ty C và có quyền
ảnh hưởng đáng kể, giá mua 20 tỷ đồng. 31/12/X1, công ty C ghi nhận kết quả
kinh doanh thuận lợi, lãi sau thuế 10 tỷ đồng, và chia cổ tức 4 tỷ đồng. Giao
dịch trong năm X1 được ghi nhận lãi từ giao dịch chiều xuôi là 3 tỷ đồng, và
lãi từ giao dịch chiều ngược là 2 tỷ đồng. Tất cả đều chưa thực hiện.
Giá trị khoản đầu tư vào công ty C trên báo cáo tài chính hợp nhất của công
ty M
A. 22.5 tỷ đồng
B. 20 tỷ đồng
C. 24 tỷ đồng
D. 21 tỷ đồng = 20 + (10-4-2)*0.25
4. Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở
hữu, việc nhận cổ tức từ các năm trước sẽ _____ của công ty đầu tư - Chọn
câu đúng nhất
A. Tăng nợ phải trả
B. Giảm giá trị khoản đầu tư
C. Giảm vốn chủ sở hữu
D. không ảnh hưởng đến Báo cáo Kết quả hoạt động
5. Khi nhận BCTC công ty liên kết, báo lãi sau thuế, công ty đầu tư sẽ điều
chỉnh số lãi theo tỷ lệ góp vốn, kế toán ghi theo phương pháp vốn chủ sở
hữu:
A. Nợ Phần lãi lỗ từ công ty liên kết
Có Đầu tư vào công ty liên kết
B. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
Có Phần lãi lỗ từ công ty liên kết
C. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
Có Doanh thu hoạt động tài chính
D. Nợ phần lãi lỗ từ công ty liên kết
Có Doanh thu hoạt động tài chính
6. Khi kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, giao dịch mà công ty nhận
đầu tư bán hàng tồn kho cho công ty đầu tư, sau đó, công ty đầu tư còn lưu
kho toàn bộ, sẽ được:
A. Điều chỉnh giảm kết quả kinh doanh của công ty nhận đầu tư
B. Điều giảm giá trị hàng tồn kho trên báo cáo của công ty nhận đầu tư
C. Điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho trên báo cáo của công ty đầu tư
D. Tất cả đều sai
7. Khi kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp
vốn chủ sở hữu, lãi từ giao dịch chiều xuôi sẽ _____ trên báo cáo tài chính
của công ty đầu tư
A. Giảm Phần Lãi lỗ trong công ty liên kết
B. Tăng giá trị khoản đầu tư
C. Giảm giá trị khoản đầu tư
D. Tất cả đều sai
E. Tăng nợ phải trả
F. Giảm doanh thu
G. Giảm giá vốn hàng bán
H. Tất cả đều đúng

8. Khi phát sinh thu nhập do mua rẻ đến từ hoạt động đầu tư vào công ty liên
kết, đơn vị nên ghi nhận
A. Giảm giá trị khoản đầu tư
B. Tăng thu nhập trong kỳ
C. Giảm chi phí trong kỳ
D. Tăng lợi thế thương mại
9. Phát biểu nào sau đây là đúng khí nói về việc áp dụng phương pháp vốn
chủ sở hữu
A. Phương pháp vốn chủ sở hữu chỉ áp dụng trên báo cáo tài chính hợp nhất
B. Chỉ có những khoản đầu tư vào công ty liên danh liên kết thì mới được áp
dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
C. Các khoản đầu tư vào công ty con thì được tuỳ chọn áp dụng phương pháp
vốn chủ sở hữu hay phương pháp giá gốc
D. Việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi đơn vị có quyền ảnh hưởng
đáng kể trong bên nhận đầu tư
10. Quyền đồng kiểm soát là
A. Là quyền cùng chi phối của các nhà đầu tư về các chính sách tài chính và
hoạt động của công ty liên doanh
B. Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách
hoạt động của công ty liên doanh
C. Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài
chính và hoạt động của công ty liên doanh
D. Quyền đồng điều hành công ty
11. Khi công ty liên kết đánh giá tăng bất động sản đầu tư, kế toán công ty
đầu tư sẽ điều chỉnh giá trị đầu tư theo vốn góp, ghi theo phương pháp vốn
chủ sở hữu:
A. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
B. Có phần lãi lỗ từ công ty liên kết
C. Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
D. Có Đầu tư vào công ty liên kết
E. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
F. Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản
G. Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
H. Có Doanh thu hoạt động tài chính
12. Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở
hữu, lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua khoản đầu tư từ các năm
trước sẽ _____ của công ty đầu tư
A. Tăng vốn chủ sở hữu
B. Tăng thu nhập từ công ty liên kết
C. Tăng tài sản
D. Không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
13. Giao dịch chiều xuôi là
A. Giao dịch công ty nhận đầu tư bán tài sản cho công ty đầu tư
B. Giao dịch công ty đầu tư cho công ty nhận đầu tư vay
C. Giao dịch công ty đầu tư bán tài sản cho công ty nhận đầu tư
D. Giao dịch công ty nhận đầu tư cho công ty đầu tư vay
14. Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở
hữu, khoản đầu tư vào công ty liên kết sẽ thay đổi do
A. Kết quả kinh doanh chưa phân phối của công ty liên kết trong các kỳ trước
B. Cổ tức được chia từ công ty liên kết từ các kỳ trước
C. Kết quả kinh doanh của công ty liên kết từ các kỳ trước
D. Tất cả đều đúng
15. Phát biểu nào sau đây là sai
A. Quyền biểu quyết tiềm năng là một tiêu chí ảnh hưởng đến tỷ lệ biểu quyết
B. Các thoả thuận khác cần được xem xét khi đánh giá quyền ảnh hưởng đáng
kể
C. Khi xem xét mức độ ảnh hưởng, người ta thường dựa vào tỷ lệ biểu quyết
D. Tỷ lệ sở hữu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng
16. Vào ngày 01/01/X1 công ty M mua 40% cổ phần của công ty C bằng TGNH
là 50 tỷ đồng, giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty C bằng với giá trị hợp lý.
Tại thời điểm này, công ty có tình hình sau ( đơn vị tính: triệu đồng).
Báo cáo tình hình tài chính Giá trị ghi
Ngày 01/01/X1 sổ

Tài sản ngắn hạn 20.000

Bất động sản đầu tư 60.000

Cộng 80.000

Nợ phải trả 10,000

Vốn góp của chủ sở hữu 50.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.000

Cộng 80.000

Lợi thế thương mại được xác định tại ngày mua trên báo cáo tài chính
hợp nhất của công ty M là
A. 18 tỷ đồng
B. 22 tỷ đồng = 50 - 0.4*(20+50)
C. 0 tỷ đồng
D. 30 tỷ đồng
Lợi thế thương mại được ghi nhận tại ngày mua trên báo cáo tài chính hợp
nhất của công ty M là
A. 18 tỷ đồng
B. 22 tỷ đồng
C. 0 tỷ đồng
D. 30 tỷ đồng
17. Khi kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, giao dịch mà công ty
nhận đầu tư bán hàng tồn kho cho công ty đầu tư, sau đó, công ty đầu tư bán
toàn bộ ra bên ngoài, sẽ được:
A. Điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho trên báo cáo của công ty đầu tư
B. Điều chỉnh giảm kết quả kinh doanh của công ty nhận đầu tư
C. Điều giảm giá trị hàng tồn kho trên báo cáo của công ty nhận đầu tư
D. Tất cả đều sai
18. Chọn câu phát biểu SAI:
A. Lợi thế thương mại từ giao dịch đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phái
được ghi nhận và trình bày trên BCTC hợp nhất.
B. Hình thức đầu tư vào công ty liên kết có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua một
công ty con
C. Báo cáo tài chính riêng của công ty đầu tư có thể áp dụng phương pháp vốn
chủ sở hữu cho khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
D. Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, cổ tức đã được bên nhận đầu tư thông
báo nhưng chưa thanh toán sẽ được điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư
19. Ngày 1/1/2016, công ty A mua 10.000 trái phiếu chuyển đổi của công ty B
(trong tổng số 30.000 trái phiếu) với kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1.000.000 đ/trái
phiếu. Thời hạn được phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông là sau 3
năm kể từ thời điểm phát hành, với 10.000đ trái phiếu sẽ được chuyển thành
1 cổ phiếu phổ thông. Ngày 1/1/2018, công ty A mua 2.000.000 cổ phiếu phổ
thông trong tổng số 10.000.000 cổ phiếu phổ thông của B. Vậy tỷ lệ quyền
biểu quyết của A sẽ là:
A. 30%
B. 20%
C. 10%
D. 23%
20. Trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để kế toán cho
khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính riêng - Cổ tức đến từ
khoản đầu tư vào công ty liên kết sẽ được ghi nhận vào
A. Lãi tài chính từ công ty liên kết
B. Thu nhập từ công ty liên kết
C. Thặng dư vốn từ công ty liên kết
D. Giảm đầu tư vào công ty liên kết
21. Vào ngày 01/01/X1, công ty M mua 30% cổ phần của công ty C, và có ảnh
hưởng đáng kể, bằng TGNH là 30 tỷ đồng. Tại ngày mua, giá trị ghi sổ tài sản
thuần của công ty C khác với giá trị hợp lý. Công ty C có tình hình tài chính
sau:
Báo cáo tình hình tài chính Giá trị ghi Giá trị hợp lý
Ngày 01/01/X1 sổ (triệu đồng)
(triệu đồng)

Tài sản ngắn hạn 30.000 30,000

Bất động sản 60.000 100,000

Cộng 90.000
Phải trả nhà cung cấp 10.000

Vốn góp của chủ sở hữu 50.000

Lợi nhuận sau thuế chưa 30.000


phân phối

Cộng 90.000

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.


Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu,
lợi thế thương mại sẽ được ghi nhận cho năm X2 sẽ
A. Tăng giá trị khoản đầu tư 1,8 tỷ đồng
B. Tăng giá trị khoản đầu tư 3,6 tỷ đồng
C. Tăng Lãi trong công ty liên kết 1,8 tỷ đồng
D. Giảm lãi trong công ty liên kết 3,6 tỷ đồng

Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu,
lợi thế thương mại sẽ được ghi nhận cho năm X2 sẽ
A. Tăng vốn chủ sở hữu 3,6 tỷ đồng
B. Tăng vốn chủ sở hữu 1,8 tỷ đồng
C. Giảm vốn chủ sỡ hữu 1,8 tỷ đồng
D. Giảm vốn chủ sở hữu 3,6 tỷ đồng
22. Ngày 1/1/2016, công ty A mua 10.000 trái phiếu chuyển đổi của công ty B
(trong tổng số 30.000 trái phiếu) với kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1.000.000đ/trái
phiếu. Thời hạn được phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông là sau 3
năm kể từ thời điểm phát hành, với 10.000đ trái phiếu sẽ được chuyển thành
1 cổ phiếu phổ thông. Ngày 1/1/2019, công ty A mua 2.000.000 cổ phiếu phổ
thông trong tổng số 10.000.000 cổ phiếu phổ thông của B. Vậy tỷ lệ quyền
biểu quyết của A sẽ là:
A. 30%
B. 20%
C. 10%
D. 23%
23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết quả kinh doanh của công ty liên kết (lãi) làm tăng Phần lãi lỗ trong công
ty liên kết
B. Cổ tức được chia từ công ty liên kết làm tăng Lãi lỗ trong công ty liên kết
C. Lợi thế thương mại không được trình bày đối với khoản đầu tư vào công ty
liên kết
D. Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản của công ty liên kết làm tăng Lãi
trong công ty liên kết
24. Các khoản đầu tư nào sau đây được kế toán theo phương pháp vốn chủ
sở hữu
i. Đầu tư vào công ty liên kết
ii. Đầu tư vào công ty hợp danh
iii. Đầu tư vào công ty con
A. ii và iii
B. i và ii
C. Chỉ iii
D. Chỉ i
25. Công ty M đang có ảnh hưởng đến công ty C bằng việc sở hữu 25% cổ
phần. Năm 2019, công ty C có lãi hoạt động là 10 tỷ đồng, và quyết định chia
cổ tức 5 tỷ đồng. Phần lãi trong công ty C được ghi nhận trên báo cáo tài
chính hợp nhất của công ty M làm
A. 0 tỷ đồng
B. 1.25 tỷ đồng
C. 5 tỷ đồng
D. 2.5 tỷ đồng = 10 *0.25
26. Tập đoàn A đầu tư 40% vốn góp vào công ty B với giá trị 4 tỷ đồng (Quyền
biểu quyết 40%), tại thời điểm lập BCTC hợp nhất, công ty liên kết B báo lãi
sau thuế là 3 tỷ đồng, chia cổ tức 1 tỷ đồng. Vậy phần lãi lỗ từ công ty liên kết
B trình bày trên BCTC hợp nhất là:
A. 3 tỷ đồng
B. 0,4 tỷ đồng
C. 0,8 tỷ đồng
D. 1,2 tỷ đồng = 3*0.4
27. Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, chọn câu phát biểu ĐÚNG:
A. Chênh lệch lãi do đánh giá lại tài sản phi tiền tệ cuối kỳ của bên nhận đầu tư
sẽ được điều chỉnh tăng giá trị đầu tư.
B. Chênh lệch giá trị hợp lý lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản phi tiền tệ của bên
nhận đầu tư tại thời điểm đầu tư sẽ được phân bổ dần và điều chỉnh tăng giá
trị đầu tư
C. Lãi đã thực hiện của giao dịch bán hàng theo chiều ngược sẽ được điều
chỉnh giảm giá trị đầu tư
D. Cổ tức được chia từ bên nhận đầu tư sẽ được điều chỉnh tăng giá trị khoản
đầu tư
28. Ngày 02/01/20x1, công ty M mua 25% cổ phần của công ty C và có ảnh
hưởng đáng kể. Được biết, tại ngày mua công ty C có một tài sản có giá trị
hợp lý nhiều hơn giá trị ghi sổ 10 tỷ đồng. Tài sản này được kỳ vọng đem lại
lợi ích kinh tế đều đặn trong vòng 10 năm. Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại
Năm 20x5, công ty C có lãi hoạt động là 10 tỷ đồng, và quyết định chia cổ tức
4 tỷ đồng. Tác động của tình hình vừa nêu trên làm cho Giá trị khoản đầu tư
vào công ty C được ghi nhận trên báo cáo tài chính của công ty M vào cuối
năm 20x5 sẽ làm
A. tăng 0,25 tỷ đồng = (10 - 4 - 10/10*5)*0.25
B. tăng 2,5 tỷ đồng
C. tăng 2,25 tỷ đồng
D. tăng 1,25 tỷ đồng
29. Khi nhận thông báo chia cổ tức từ công ty liên kết, kế toán công ty đầu tư
sẽ ghi (theo phương pháp vốn chủ sở hữu):
A. Nợ Phần lãi lỗ từ công ty liên kết
Có Doanh thu hoạt động tài chính
B. Nợ Doanh thu tài chính
Có Đầu tư vào công ty liên kết
C. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
Có Doanh thu hoạt động tài chính
D. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
Có phần lãi lỗ từ công ty liên kết
30. Công ty M đang có ảnh hưởng đến công ty C bằng việc sở hữu 25% cổ
phần. Năm 2019, công ty C có lãi hoạt động là 10 tỷ đồng, và quyết định chia
cổ tức 5 tỷ đồng. Giá trị khoản đầu tư vào công ty C được ghi nhận trên báo
cáo tài chính hợp nhất của công ty M làm
A. không thay đổi
B. tăng 2.5 tỷ đồng
C. tăng 1.25 tỷ đồng = (10 - 5)*0.25
D. tăng 5 tỷ đồng
31. Khi nào một khoản đầu tư được xem là đầu tư vào công ty liên kết
A. Khoản đầu tư đem lại quyền đồng kiểm soát của bên đầu tư trong bên nhận
đầu tư
B. Khoản đầu tư dài hạn
C. Khoản đầu tư đem lại quyền ảnh hưởng đáng kể của bên đầu tư trong bên
nhận đầu tư
D. Khoản đầu tư đem lại quyền kiểm soát của bên đầu tư trong bên nhận đầu tư
32. Ngày 02/01/x1, công ty M mua 25% cổ phần của công ty C và có ảnh
hưởng đáng kể. Được biết, tại ngày mua công ty C có một tài sản có giá trị
hợp lý nhiều hơn giá trị ghi sổ 5 tỷ đồng. Tài sản này được kỳ vọng đem lại
lợi ích kinh tế đều đặn trong vòng 10 năm.
Bỏ qua tác động của thuế, tác động của việc sử dụng tài sản này đến báo cáo
tài chính của công ty M làm
A. không ảnh hưởng
B. giảm phần lãi trong công ty C
C. tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty C
D. b và c đều đúng
33. Khi nào một khoản đầu tư được xem là đầu tư vào công ty liên doanh
A. Khoản đầu tư đem lại quyền đồng kiểm soát của bên đầu tư trong bên nhận
đầu tư
B. Khoản đầu tư dài hạn
C. Khoản đầu tư đem lại quyền ảnh hưởng đáng kể của bên đầu tư trong bên
nhận đầu tư
D. Khoản đầu tư đem lại quyền kiểm soát của bên đầu tư trong bên nhận đầu tư
34. Khi kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, trên báo cáo tài chính
riêng, đơn vị được phép kế toán theo phương pháp nào? Chọn câu Sai:
A. Giá trị hợp lý
B. Vốn chủ sở hữu
C. Giá gốc
35. Trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp giá gốc để kế toán cho khoản
đầu tư vào công ty liên kết, trên báo cáo tài chính riêng. Cổ tức đến từ khoản
đầu tư vào công ty liên kết sẽ được ghi nhận vào
A. Thặng dư vốn từ công ty liên kết
B. Thu nhập tài chính từ công ty liên kết
C. Tăng đầu tư vào công ty liên kết
D. Giảm đầu tư vào công ty liên kết
36. Giao dịch chiều ngược là:
A. Giao dịch công ty nhận đầu tư cho công ty đầu tư vay
B. Giao dịch công ty đầu tư bán tài sản cho công ty nhận đầu tư
C. Giao dịch công ty nhận đầu tư bán tài sản cho công ty đầu tư
D. Giao dịch công ty đầu tư cho công ty nhận đầu tư va
37. Khi nào thì nhà đầu tư thực hiện kế toán cho khoản đầu tư vào một công
ty theo phương pháp vốn chủ sở hữu
A. Đầu tư vào công ty tư nhân
B. Đầu tư vào công ty liên doanh
C. Đầu tư vào công ty hợp danh
D. Đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn
38. Trong các hình thức liên doanh sau, hình thức nào được xem là hình thức
đầu tư tài chính:
A. Hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
B. Hình thức tài sản đồng kiểm soát
C. Hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
D. Cả 3 hình thức trên
39. Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở
hữu, lãi chưa thực hiện do góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ từ các năm trước
sẽ _____ của công ty đầu tư
A. Giảm giá trị khoản đầu tư
B. Giảm vốn chủ sở hữu
C. Tăng nợ phải trả
D. b và c đúng
40. Các hình thức liên doanh bao gồm:
A. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng
kiểm soát;
B. Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát.
C. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát;
D. Cả ba đều đúng
41. Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở
hữu, thu nhập do mua rẻ phát sinh từ việc mua khoản đầu tư từ các năm
trước sẽ _____ của công ty đầu tư
A. Tăng vốn chủ sở hữu
B. Tăng tài sản
C. a và b đúng
D. Không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
42. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của bút toán điều chỉnh do
lợi thế thương mại trong khoản đầu tư vào công ty liên kết bị tổn thất
A. Cần điều chỉnh thành số liệu sau thuế
B. Không được điều chỉnh
C. Chỉ điều chỉnh theo tỷ lệ lợi ích của bên đầu tư
D. Điều chỉnh toàn bộ phần lợi thế thương mại bị tổn thất
43. Khi kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, giao dịch mà công ty
nhận đầu tư bán hàng tồn kho cho công ty đầu tư, sau đó, công ty đầu tư còn
lưu kho toàn bộ. Phát biểu nào sau đây sai
A. Kết quả từ công ty liên kết được điều chỉnh giảm
B. Kết quả kinh doanh của công ty nhận đầu tư được điều chỉnh giảm
C. Khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính của bên đầu tư
được điều chỉnh giảm
D. Hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của bên đầu tư sẽ được điều chỉnh giảm
44. Các nội dung nào sau đây làm tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên
kết
i. Lãi từ hoạt động kinh doanh của công ty liên kết
ii. Chênh lệch tỷ giá (lãi) của công ty liên kết
iii. Cổ tức từ công ty liên kết
iv. Thu nhập do mua rẻ từ công ty liên kết
A. i và ii
B. iii và iv
C. ii và iii
D. i, ii và iii (theo quizz C29 thầy Việt)
45. Quyền ảnh hưởng đáng kể là
A. Quyền chi phối các chính sách hoạt động và tài chính
B. Quyền điều hành công ty
C. Quyền quyết định các chính sách hoạt động và tài chính
D. Quyền tham gia vào quá trình ra quyết định đối với chính sách hoạt động và
chính sách tài chính
46. Phương pháp vốn chủ sở hữu luôn giống phương pháp giá gốc khi xác
định ban đầu giá trị của khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết. Câu
phát biểu này:
A. Đúng
B. Sai
47. Khi công ty liên kết đánh giá giảm bất động sản đầu tư, kế toán công ty
đầu tư sẽ điều chỉnh giá trị đầu tư theo vốn góp, ghi theo phương pháp vốn
chủ sở hữu:
A. Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có Doanh thu hoạt động tài chính
B. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
Có phần lãi lỗ từ công ty liên kết
C. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản
D. Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có Đầu tư vào công ty liên kết
48. Theo VAS 08, khi công ty A góp vốn vào đơn vị kinh doanh đồng kiểm
soát B và có ảnh hưởng đáng kể, công ty A được xem là:
A. Bên góp vốn liên doanh
B. Công ty liên kết với B
C. Nhà đầu tư trong liên doanh
D. Ý kiến khác
49. Bút toán điều chỉnh cho thông tin nhận chia cổ tức từ công ty liên kết, từ
phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu là
A. Nợ Tiền / Có Đầu tư vào công ty liên kết
B. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết / Có Doanh thu tài chính
C. Nợ Doanh thu tài chính / Có Đầu tư vào công ty liên kết
D. Nợ Tiền / Có Doanh thu tài chính
50. Tập đoàn A đầu tư 40% vốn góp vào công ty B với giá trị 4 tỷ đồng (Quyền
biểu quyết 40%), BCTC của công ty liên kết có số lỗ sau thuế là 12 tỷ đồng,
nhưng công ty B vẫn còn hoạt động. Vậy giá trị đầu tư vào công ty B trình
bày trên BCTC hợp nhất là:
A. 0 đồng
B. số khác
C. 4 tỷ đồng
D. (0,8) tỷ
51. Khi đơn vị phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, phát biểu nào sau đây là
đúng khi nói về kế toán cho khoản đầu tư vào công ty liên kết
A. Phải sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
B. Phải trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu
C. Có thể sử dụng phương pháp mua (Theo quizz C29 thầy Việt)
D. Tất cả đều đúng
52. Ngày 01/01/X1, công ty M mua 25% vốn cổ phần của công ty C và có
quyền ảnh hưởng đáng kể, giá mua trực tiếp là 20 tỷ đồng. 31/12/X1, công ty
C ghi nhận kết quả kinh doanh thuận lợi, lãi sau thuế 10 tỷ đồng, và chia cổ
tức 4 tỷ đồng. Trên BCTC của công ty M và công ty C thể hiện lần lượt khoản
đầu tư này như sau:
A. Đầu tư vào công ty con/ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 20 tỷ đồng.
B. Đầu tư ảnh hưởng đáng kể/ Nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu: 20 tỷ đồng.
C. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết/ LN chưa phân phối: 20 tỷ đồng
D. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết/ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 20 tỷ
đồng
53. Tập đoàn A đầu tư 40% vốn góp vào công ty B với giá trị 4 tỷ đồng (Quyền
biểu quyết 40%), tại thời điểm lập BCTC hợp nhất, giá trị đầu tư trên sổ chi
tiết đầu kỳ vào công ty liên kết là (0,8) tỷ đồng. BCTC lãi sau thuế công ty B
trong năm là 3 tỷ đồng. Vậy giá trị đầu tư vào công ty B trình bày trên BCTC
hợp nhất là:
A. số khác
B. 3 tỷ đồng
C. 1,2 tỷ đồng
D. 0,4 tỷ đồng = -0.8 + 3*0.4
54. Vào ngày 01/01/X1 công ty M mua 40% cổ phần của công ty C bằng TGNH
là 50 tỷ đồng, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của
công ty C được trình bày trong bảng bên dưới. Tại thời điểm này, công ty có
tình hình sau ( đơn vị tính: triệu đồng).
Báo cáo tình hình tài chính Giá trị ghi Giá trị hợp
Ngày 01/01/X1 sổ lý

Tài sản ngắn hạn 20.000 20,000

Bất động sản đầu tư 60.000 70,000

Cộng 80.000

Nợ phải trả 10,000 10,000

Vốn góp của chủ sở hữu 50.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.000

Cộng 80.000
Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, lợi thế thương mại được xác định tại ngày
mua trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty M là
A. 0 tỷ đồng
B. 22 tỷ đồng
C. 30 tỷ đồng
D. 18 tỷ đồng = 50 - 0.4*(20+50 + 10)

Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, lợi thế thương mại được ghi nhận tại
ngày mua trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty M là
A. 22 tỷ đồng
B. 30 tỷ đồng
C. 0 tỷ đồng
D. 18 tỷ đồng

Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, thu nhập đến từ giao dịch mua cổ phần
của công ty C được trình bày trên báo cáo lãi lỗ của công ty M là
A. 30 tỷ đồng
B. 0 tỷ đồng
C. 22 tỷ đồng
D. 18 tỷ đồng
55. Nội dung cơ bản của phương pháp vốn chủ sở hữu:
A. Ghi nhận chi phí đầu tư ban đầu gồm giá phí đầu tư và các chi phí trực tiếp
để đạt được đầu tư vào công ty liên kết
B. Các khoản lãi, lỗ và chia cổ tức của công ty liên kết cần phải điều chỉnh giá
trị đầu tư theo tỷ lệ góp vốn
C. Mọi sự thay đổi tăng giảm do đánh giá lại tài sản, tỷ giá hối đoái của công ty
liên kết cần phải điều chỉnh giá trị đầu tư theo tỷ lệ góp vốn
D. Tất cả câu trên đều đúng.
56. Ngày 02/01/x1, công ty M mua 25% cổ phần của công ty C và có ảnh
hưởng đáng kể. Được biết, tại ngày mua công ty C có một tài sản có giá trị
hợp lý nhiều hơn giá trị ghi sổ 10 tỷ đồng. Tài sản này được kỳ vọng đem lại
lợi ích kinh tế đều đặn trong vòng 10 năm. Bỏ qua ảnh hưởng của thuế hoãn
lại.
Năm 20x5, công ty C có lãi hoạt động là 10 tỷ đồng, và quyết định chia cổ tức
4 tỷ đồng. Phần lãi lỗ trong công ty C được ghi nhận trên báo cáo tài chính
của công ty M vào năm 20x5 là
A. 1 tỷ đồng
B. 1.25 tỷ đồng
C. 2.25 tỷ đồng
D. 2.5 tỷ đồng
57. Vào ngày 01/01/X1 công ty M mua 35% cổ phần của công ty C bằng TGNH
là 25 tỷ đồng, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của
công ty C được trình bày trong bảng bên dưới. Tại thời điểm này, công ty có
tình hình sau ( đơn vị tính: triệu đồng).
Báo cáo tình hình tài chính Giá trị ghi Giá trị hợp
Ngày 01/01/X1 sổ lý

Tài sản ngắn hạn 20.000 20,000

Bất động sản đầu tư 60.000 70,000

Cộng 80.000

Nợ phải trả 10,000 10,000

Vốn góp của chủ sở hữu 50.000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.000

Cộng 80.000

Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, thu nhập đến từ giao dịch mua cổ phần
của công ty C được trình bày trên báo cáo lãi lỗ của công ty M là
A. 22 tỷ đồng
B. 18 tỷ đồng
C. 3 tỷ đồng = 25-0.35*(20+50 + 10)
D. 0 tỷ đồng
58. Trường hợp nào đơn vị phải kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên
kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
A. Đơn vị không lập báo cáo tài chính hợp nhất
B. Đơn vị lập báo cáo tài chính hợp nhất
C. Đơn vị lập báo cáo tài chính riêng
D. Đơn vị không lập báo cáo tài chính riêng
59. Khi nhận BCTC công ty liên kết, báo lỗ sau thuế, công ty đầu tư sẽ điều
chỉnh số lỗ theo tỷ lệ góp vốn, kế toán ghi theo phương pháp vốn chủ sở
hữu:
A. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
B. Có Doanh thu hoạt động tài chính
C. Nợ Phần lãi lỗ từ công ty liên kết
D. Có Doanh thu hoạt động tài chính
E. Nợ Phần lãi lỗ từ công ty liên kết
F. Có Đầu tư vào công ty liên kết
G. Nợ Đầu tư vào công ty liên kết
H. Có phần lãi lỗ từ công ty liên kết
60. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc điều chỉnh từ phương pháp
giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu
A. Chỉ xảy ra trong trường hợp đơn vị lập báo cáo tài chính hợp nhất nhưng kế
toán các khoản đầu tư theo phương pháp giá gốc trên báo cáo tài chính
riêng
B. Chỉ ra xảy ra trường hợp đơn vị không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất
C. Chỉ xảy ra trong trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
trên báo cáo tài chính riêng
D. Tất cả đều đúng
61. Theo chế độ kế toán Việt Nam, phương pháp vốn chủ sở hữu được sử
dụng cho:
A. Lập chỉ tiêu đầu tư tài chính cho các khoản đầu tư có quyền biểu quyết từ
20% trở lên khi lập BCTC hợp nhất
B. Lập chỉ tiêu đầu tư tài chính cho các khoản đầu tư góp vốn từ 20% trở lên khi
lập BCTC hợp nhất
C. Lập chỉ tiêu đầu tư tài chính cho các khoản đầu tư có quyền biểu quyết từ
20% đến dưới 50% khi lập BCTC hợp nhất
D. Lập chỉ tiêu đầu tư tài chính khi lập BCTC hợp nhất
62. Khi điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở
hữu, việc nhận cổ tức trong năm nay sẽ _____ của công ty đầu tư
A. Giảm vốn chủ sở hữu
B. không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
C. Tăng nợ phải trả
D. Giảm giá trị khoản đầu tư
63. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối kế toán cho hoạt động đầu tư vào
công ty liên doanh liên kết là
A. VAS 07 và VAS 08
B. VAS 07, VAS 08 và TT 202
C. TT 202
D. IFRS 07 và IFRS 08
Chương 30
1. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6
làm tổng tài sản hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương lịch)
A. Giảm 0.98 tỷ đồng
B. Tăng 0.02 tỷ đồng
C. Giảm 0 tỷ đồng
D. Giảm 0.1 tỷ đồng
2. Phân bổ lợi thế thương mại khi lập BCTC HN:
A. Theo số bình quân nhưng thời gian phân bổ không quá 10 năm
B. Theo số đánh giá lại tổn thất thực tế hàng năm
C. Theo số đánh giá lại tổn thất thực tế hàng năm nếu số tổn thất lớn hơn số
phân bổ bình quân (không quá 10 năm) và ngược lại.
D. Cả câu a và b đều đúng
3. Bút toán ghi phân bổ lợi thế thương mại khi lập BCTC HN là:
A. Nợ Chi phí quản lý DN
Có Lợi thế thương mại
B. Nợ Chi phí quản lý DN
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Lợi thế thương mại
C. Cả câu a và b đều sai
D. Cả câu a và b đều đúng
4. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M bán lô hàng tồn kho có giá vốn 10 tỷ đồng, giá bán 12 tỷ đồng cho C.
Cuối kỳ C còn tồn kho toàn bộ lô hàng mua nội bộ này. Thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh sẽ làm chi phí thuế hoãn lại trên
báo cáo tài chính hợp nhất
A. Giảm 2 tỷ đồng
B. Giảm 400 triệu đồng = (12-10)*0.2
C. Tăng 400 triệu đồng
D. Tăng 2 tỷ đồng
5. Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 100, giá bán 80 cho công ty con, giá thị
trường đang giao dịch là 110. Giao dịch đã hoàn thành, đến thời điểm lập
BCTC HN, công ty con đã bán ra ngoài 40%, thuế suất thuế TNDN 20%. Bút
toán loại trừ khi hợp nhất ghi:
A. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Nợ Hàng tồn kho: 8
Có Giá vốn hàng bán: 88
Nợ Chi phí thuế TNHL: 1,6
Có Thuế TNHL phải trả 1,6
B. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Nợ Hàng tồn kho: 12
Có Giá vốn hàng bán: 96
Nợ Tài sản thuế TN HL: 2,4
Có Chi phí thuế TNHL 2,4
C. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Có Hàng tồn kho: 12
Có Giá vốn hàng bán: 68
Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4
Có Thuế TNHL phải trả 2,4
D. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Nợ Hàng tồn kho: 12
Có Giá vốn hàng bán: 96
Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4
Có Thuế TNHL phải trả 2,4
E. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Có Hàng tồn kho: 12
Có Giá vốn hàng bán: 68
Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4
Có Thuế TNHL phải trả 2,4
6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giao dịch hàng tồn kho chiều
ngược
A. Toàn bộ lãi nội bộ chưa thực hiện sẽ được điều chỉnh giảm lợi ích bên không
nắm quyền kiểm soát (Hên xui sai)
B. Bên kiểm soát không có lợi ích trong giao dịch này
C. Lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát sẽ tăng lên nếu giao dịch lỗ
D. Lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát không bị ảnh hưởng
7. Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện còn trong hàng tồn kho của BCTCHN năm
trước, năm sau phải loại trừ là từ nguyên tắc:
A. BCTCHN được lập theo số dư đầu kỳ chỉ tiêu trên BCTC cộng (trừ) số phát
sinh tăng (giảm) của chỉ tiêu trong kỳ
B. Cần phải điều chỉnh giá hàng tồn kho nội bộ cho đúng như năm trước và loại
trừ lãi nội bộ cho phù hợp
C. BCTCHN được lập từ BCTC riêng của các công ty trong tập đoàn
D. Các câu trên đều đúng
9. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X1
làm chi phí thuế TNDN hoãn lại hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương
lịch)
A. Giảm 0.18 tỷ đồng = (1 - 1/5/12*6)*0.2
B. Tăng 0.02 tỷ đồng
C. Tăng 0.22 tỷ đồng
D. Giảm 0.2 tỷ đồng
10. Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 80, giá bán 100 cho công ty con. Giao
dịch đã hoàn thành, đến thời điểm lập BCTC HN, công ty con đã bán ra ngoài
100%, thuế suất thuế TNDN 20%. Bút toán loại trừ khi hợp nhất ghi:
A. Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Hàng tồn kho 100
B. Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Giá vốn hàng bán 100
Nợ Tài sản thuế TN HL 4
Có Chi phí thuế TNHL 4
C. Nợ Giá vốn hàng bán: 100
Có Doanh thu bán hàng: 100
D. Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Giá vốn hàng bán 100
11. Đối với giao dịch hàng tồn kho chiều ngược phát sinh trong năm, nguyên
tắc loại bỏ giao dịch nội bộ là
A. Lãi nội bộ chưa thực hiện trong vốn chủ sở hữu và hàng tồn kho
B. Loại bỏ doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, lãi nội bộ chưa thực hiện trong
khoản đầu tư
C. Lãi nội bộ chưa thực hiện trong vốn chủ sở hữu và khoản đầu tư
D. Loại bỏ doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, lãi nội bộ chưa thực hiện trong
hàng tồn kho
12. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, đã thu đủ tiền. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng (NG là 6,2 tỷ đồng, HMLK là 2,2 tỷ đồng). Thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo
cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6 làm tổng nợ phải trả hợp nhất (niên độ
kế toán theo năm dương lịch)
A. Giảm 0.72 tỷ đồng
B. Giảm 0.8 tỷ đồng
C. Giảm 0 tỷ đồng
D. Giảm 1 tỷ đồng
13. Toàn bộ lãi nội bộ chưa thực hiện trong giao dịch hàng tồn kho giữa Công
ty Mẹ và Công ty Con (theo chiều xuôi) trong kỳ trước. Đầu kỳ này được điều
chỉnh trong chỉ tiêu nào? Chọn câu Sai
A. Giá vốn hàng bán
B. Lợi nhuận chưa phân phối
C. Hàng tồn kho
14. Công ty mẹ sở hữu 70% tại công ty con. Công ty con bán cho công ty mẹ
lô hàng, giá gốc 80, giá bán chưa thuế GTGT 100, cty mẹ còn tồn kho 100%.
Lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong giao dịch nội bộ là: (thuế suất
thuế thu nhập DN là 20%)
A. 16
B. 6
C. 20
D. 4,8 = (100-80)*0.3*(1-0.2)
15. Giao dịch nào sau đây là ví dụ của giao dịch nội bộ
i. Công ty con bán hàng hoá cho công ty mẹ
ii. Công ty mẹ bán hàng hoá cho công ty con
iii. Công ty mẹ cho công ty con vay
iv. Công ty mẹ góp vốn vào công ty con
A. i, ii, và iii
B. i, ii và iv
C. iii và iv
D. Tất cả đều đúng
16. Giao dịch theo chiều xuôi là giao dịch:
A. Công ty mẹ bán hàng hóa cho công ty con
B. Công ty mẹ bán cổ phần cho công ty con
C. Công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con vay tiền
D. A,B,C đều đúng
17. Trong năm tài chính trước, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu
toàn bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá
bán nội bộ 300 triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên
ngoài 50% số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số hàng
tồn kho đã được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm
doanh thu hợp nhất
A. Giảm 150 triệu đồng
B. Giảm 200 triệu đồng
C. Không giảm
D. Giảm 300 triệu đồng
18. Trong năm tài chính trước, công ty mẹ (sở hữu toàn bộ công ty con) bán
cho công ty con 1 lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá
300 triệu đồng. Công ty con đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài 50%
số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số hàng tồn kho đã
được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm doanh thu hợp
nhất
A. Giảm 150 triệu đồng
B. Giảm 200 triệu đồng
C. Không giảm
D. Giảm 300 triệu đồng
19. Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 80, giá bán 100 cho công ty con. Giao
dịch đã hoàn thành, hàng còn trong kho công ty con 100%, thuế suất thuế
TNDN 20%. Bút toán loại trừ khi hợp nhất ghi
A. Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Giá vốn hàng bán 100
Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20
Nợ Tài sản thuế TN HL 4
Có Chi phí thuế TNHL 4
B. Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Hàng tồn kho 20
Có Giá vốn hàng bán 80
Nợ Tài sản thuế TN HL 4
Có Chi phí thuế TNHL 4
C. Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Hàng tồn kho 20
Có Giá vốn hàng bán 80
Nợ Chi phí thuế TNHL 4
Có Thuế TN HL phải trả 4
D. Chỉ có câu c là sai
20. Công ty M sở hữu 80% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty C bán lô hàng tồn kho cho công ty M, giá vốn 8 tỷ đồng, giá bán 10 tỷ đồng.
Lô hàng tồn kho toàn bộ vào cuối kỳ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
là 20%. Bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến Lợi ích cổ đông không kiểm soát
là:
A. Giảm 1.28 tỷ đồng
B. Giảm 1.6 tỷ đồng
C. Giảm 0.32 tỷ đồng = 2 * 0.2 * (1-0.2)
D. Giảm 2 tỷ đồng
21. Trong năm hiện hành, bút toán xác định lợi ích của cổ đông không kiểm
soát khi lập BCTC HN tại ngày mua là:
A. Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu/ Có Lợi nhuận của cổ đông không
kiểm soát
B. Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu/ Có Lợi ích của cổ đông không kiểm
soát
C. Câu a và b đều sai
D. Câu a và b đều đúng
22. Tháng 1/N, công ty mẹ (nắm 80% quyền biểu quyết công ty con) bán cho
công ty con 1 thiết bị quản lý với giá bán 200. Thiết bị này có nguyên giá 220,
giá trị hao mòn lũy kế 30. Thời gian khấu hao thiết bị tại công ty mẹ là 8, tại
công ty con là 4. Bút toán điều chỉnh giá trị ghi sổ của thiết bị này trước khi
trình bày BCTC hợp nhất là:
A. Nợ Nguyên giá TSCĐ: 20
Nợ thu nhập khác: 200
Có GTHM lũy kế: 30
Có chi phí khác: 190
B. Nợ Nguyên giá TSCĐ: 220
Có GTHM lũy kế: 30
Có thu nhập khác: 190
C. Nợ Nguyên giá TSCĐ: 20
Nợ thu nhập khác: 10
Có GTHM lũy kế: 30
D. Nợ Nguyên giá TSCĐ: 220
Có GTHM lũy kế: 30
Có chi phí khác: 190
23. Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 100, giá bán 80 cho công ty con, giá thị
trường đang giao dịch là 80. Giao dịch đã hoàn thành, đến thời điểm lập
BCTC HN, công ty con còn tồn kho 100%, thuế suất thuế TNDN 20%. Bút toán
loại trừ lãi (lỗ) chưa thực hiện và ghi nhận thuế hoãn lại là:
A. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Nợ Hàng tồn kho: 20
Có Giá vốn hàng bán: 100
Nợ Chi phí thuế TNHL: 4
Có Thuế TNHL phải trả 4
B. Nợ Doanh thu bán hàng: 100
Có Hàng tồn kho: 20
Có Giá vốn hàng bán: 80
Nợ Chi phí thuế TNHL: 4
Có Thuế TNHL phải trả 4
C. Không ghi nhận các bút toán loại trừ lãi (lỗ) chưa thực hiện và thuế hoãn lại
D. Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Nợ Hàng tồn kho: 20
Có Giá vốn hàng bán: 100
Nợ Tài sản thuế TN HL: 4
Có Chi phí thuế TNHL 4
24. Giao dịch nào sau đây không phải là giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và
công ty con
A. Công ty mẹ làm đại lý bán hàng cho công ty con
B. Công ty mẹ cho công ty con vay tiền
C. Công ty mẹ cho công ty con mượn tiền
D. Công ty mẹ bảo lãnh tài chính cho công ty con
25. Trong kỳ kế toán, khi phát sinh giao dịch bán hàng tồn kho nội bộ theo
chiều xuôi giữa công ty mẹ và công ty con, giá bán nội bộ cao hơn giá vốn
của công ty mẹ, thì bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến giá vốn hợp nhất
A. Giảm toàn bộ giá vốn nội bộ chưa thực hiện
B. Giảm toàn bộ giá vốn nội bộ và phần lãi nội bộ đã thực hiện
C. Giảm toàn bộ giá vốn nội bộ
D. Giảm toàn bộ giá vốn nội bộ đã thực hiện
26. Toàn bộ lãi nội bộ chưa thực hiện trong giao dịch hàng tồn kho chiều xuôi
trong kỳ này điều chỉnh trong
A. Nợ phải thu nội bộ
B. Nợ phải trả nội bộ
C. Hàng tồn kho
D. Giá vốn nội bộ
27. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6
làm thu nhập từ thanh lý tài sản hợp nhất
A. Giảm 0.9 tỷ đồng
B. Giảm 0 tỷ đồng
C. Giảm 5 tỷ đồng
D. Giảm 0.72 tỷ đồng
28. Công ty mẹ sở hữu 70% tại công ty con. Công ty con bán cho công ty mẹ
lô hàng, cty mẹ còn tồn kho hàng 100%. Bút toán xác định lợi ích của cổ
đông không kiểm soát (CĐKKS) trong giao dịch nội bộ là:
A. Nợ Lợi nhuận sau thuế CĐKKS /Có Lợi ích CĐKKS
B. Nợ Lợi ích CĐKKS/Có Lợi nhuận
C. Nợ Lợi ích CĐKKS/Có Lợi nhuận sau thuế CĐKKS
D. Nợ Lợi nhuận tập đoàn/Có Lợi ích CĐKKS
29. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6
làm Lợi nhuận sau thuế hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương lịch)
A. Tăng 0.08 tỷ đồng = 1/5/12*6 * (1-0.2)
B. Giảm 0.08 tỷ đồng
C. Tăng 0.2 tỷ đồng
D. Giảm 0.2 tỷ đồng
30. Trường hợp nào sau đây không cần phải điều chỉnh cho giao dịch nội bộ
chiều ngược giữa công ty mẹ và công ty con phát sinh trong kỳ
​Cả công ty mẹ và công ty con đang trong giai đoạn được miễn thuế TNDN
​Hàng tồn kho tại công ty con (mua của công ty mẹ) toàn bộ chưa bán ra bên ngoài
tập đoàn.
​Hàng tồn kho tại công ty con (mua của công ty mẹ) đã bán hết ra bên ngoài tập
đoàn.
​Tất cả đều sai

Trường hợp nào sau đây không cần phải điều chỉnh cho giao dịch nội bộ
chiều xuôi giữa công ty mẹ và công ty con phát sinh trong kỳ
​Hàng tồn kho tại công ty con (mua của công ty mẹ) đã bán hết ra bên ngoài tập
đoàn.
​Hàng tồn kho tại công ty con (mua của công ty mẹ) toàn bộ chưa bán ra bên ngoài
tập đoàn.
​Cả công ty mẹ và công ty con đang trong giai đoạn được miễn thuế TNDN
​Tất cả đều sai
31. Trong kỳ kế toán, khi phát sinh giao dịch hàng tồn kho nội bộ theo chiều
xuôi giữa công ty mẹ và công ty con, bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài
chính hợp nhất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu hợp nhất
​Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ chưa thực hiện
​Tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể
​Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ
​Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ đã thực hiện
32. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất thường được sử dụng theo phương
pháp nào sau đây:
​Phương pháp trực tiếp
​Phương pháp gián tiếp
33. Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 80, giá bán 100 cho công ty con. Giao
dịch đã hoàn thành, đến thời điểm lập BCTC HN, công ty con đã bán ra ngoài
70%, thuế suất thuế TNDN 20%. Bút toán loại trừ khi hợp nhất ghi:
​Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Hàng tồn kho 14
Có Giá vốn hàng bán 86
Nợ Tài sản thuế TN HL 2,8
Có Chi phí thuế TNHL 2,8
​Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Giá vốn hàng bán 100
Nợ Giá vốn hàng bán: 6
Có Hàng tồn kho 6
Nợ Tài sản thuế TN HL 1,2
Có Chi phí thuế TNHL 1,2
​Nợ Doanh thu bán hàng : 100
Có Hàng tồn kho 6
Có Giá vốn hàng bán 94
Nợ Chi phí thuế TNHL 1,2
Có Thuế TN HL phải trả 1,2
​Chỉ có câu c là sai
34. Trong năm tài chính trước, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu
toàn bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá
bán nội bộ 300 triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên
ngoài 50% số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số hàng
tồn kho đã được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm giá
vốn hợp nhất
​Giảm 250 triệu đồng
​Giảm 50 triệu đồng
​Giảm 300 triệu đồng
​Giảm 100 triệu đồng
35. Chọn câu phát biểu SAI:
​Khi lập BCTC HN thì thời điểm kết thúc kỳ kế toán các công ty trong tập đoàn phải
nhất quán với nhau
​Nguyên tắc chung là tập đoàn phải lập BCTC HN ngoại trừ một số trường hợp có
quy định không lập.
​Khi lập BCTC HN thì các chính sách kế toán các công ty trong tập đoàn phải nhất
quán với nhau
​Các công ty con ở nước ngoài mặc dù thuộc tập đoàn kinh tế trong nước nhưng
không phải là đối tượng lập BCTC HN của tập đoàn trong nước
36. Khi lập BCTC hợp nhất các khoản mục sau đây cần phải loại trừ:
​Lãi nội bộ chưa thực hiện
​Doanh thu bán hàng nội bộ tập đoàn
​Lãi nội bộ đã thực hiện
​Chỉ có câu c là sai
37. Công ty mẹ bán cho công ty con một TSCĐ hữu hình, nguyên giá 100, đã
hao mòn 40, giá bán 90. Công ty mẹ còn khấu hao TSCĐ 2 năm, công ty con
mua về khấu hao 3 năm. Vậy Lãi nội bộ chưa thực hiện cần thu hồi thông qua
khấu hao CHO MỖI NĂM tại tập đoàn là:
​15
​30
​10
​35
38. Trong năm tài chính trước, công ty mẹ (sở hữu toàn bộ công ty con) bán
hàng cho công ty con lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với
giá bán nội bộ 300 triệu đồng. Công ty con đã thanh toán toàn bộ, và bán ra
bên ngoài 40% số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số
hàng tồn kho đã được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm
giá vốn hợp nhất
​Giảm 260 triệu đồng
​Giảm 300 triệu đồng
​Giảm 100 triệu đồng
​Giảm 60 triệu đồng
39. Khi nói về các giao dịch phát sinh trong nội bộ tập đoàn, giao dịch chiều
ngược là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó
​Bên bán là công ty con, bên mua là công ty mẹ
​Bên bán là công ty mẹ, bên mua là công ty con
​Bên bán là công ty mẹ, bên mua là bên liên quan
​Bên bán là công ty con, bên mua là bên liên quan
40. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm kể từ 1/7/X1. Kết thúc thời gian
này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với
giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng (NG là 6 tỷ đồng, HMLK 2 tỷ đồng). Thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính
hợp nhất ngày 31/12/X1 làm tổng tài sản hợp nhất (niên độ kế toán theo năm
dương lịch)
​Giảm 0.8 tỷ đồng
​Giảm 1 tỷ đồng
​Giảm 0.7 tỷ đồng
​Giảm 0.72 tỷ đồng = - 2 + (5-4) + (5-4)/5/12*6 + (5-4 - (5-4)/5/12*6) * 0.2
41. Trong năm hiện hành, bút toán xác định lợi nhuận sau thuế của cổ đông
không kiểm soát khi lập BCTC HN tại ngày lập BCTC là:
​Nợ các chỉ tiêu thuộc Vốn chủ sở hữu/ Có Lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát
​Nợ Lợi nhuận sau thuế TNDN/ Có Lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát
​Nợ Lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát/ Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
​Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát/ Có Lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát
42. Khi nói về các giao dịch phát sinh trong nội bộ tập đoàn, giao dịch chiều
xuôi là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó
​Bên bán là công ty con, bên mua là công ty mẹ
​Bên bán là công ty mẹ, bên mua là công ty con
​Bên bán là công ty con, bên mua là bên liên quan
​Bên bán là công ty mẹ, bên mua là bên liên quan
43. Trong năm tài chính, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu toàn
bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá 300
triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài 50% số
lượng lô hàng. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm doanh thu hợp nhất
​Giảm 200 triệu đồng
​Giảm 100 triệu đồng
​Giảm 300 triệu đồng
​Giảm 150 triệu đồng
44. Khi phát sinh giao dịch hàng tồn kho nội bộ theo chiều xuôi giữa công ty
mẹ và công ty con trong kỳ kế toán trước, bút toán điều chỉnh trên báo cáo
tài chính hợp nhất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu hợp nhất
​Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ chưa thực hiện
​Tất cả đều sai
​Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ
​Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ đã thực hiện
45. Trong năm N, công ty mẹ (nắm 80% quyền biểu quyết công ty con) bán
cho công ty con 1 lô hàng hóa với giá gốc 10, giá bán nội bộ 20 đã thu tiền.
Công ty con bán toàn bộ lô hàng này trong năm với giá bán ra bên ngoài là
30. Lợi nhuận nội bộ chưa thực hiện là:
0

​10
​20
8

46. Giao dịch theo chiều ngược là:
​Công ty con B bán TSCĐ cho công ty mẹ A
​Công ty liên kết bán thành phẩm cho công ty A
​Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát cung cấp dịch vụ cho bên góp vốn liên doanh A
​Tất cả đều đúng
47. Trong năm tài chính, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu toàn
bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá bán
nội bộ 300 triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài
50% số lượng lô hàng. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm giá vốn hợp nhất
​Giảm 250 triệu đồng
​Giảm 150 triệu đồng
​Giảm 300 triệu đồng
​Giảm 200 triệu đồng
48. Giao dịch nào sau đây là giao dịch nội bộ trong tập đoàn:
​Công ty A bán hàng cho công ty B (A có quyền kiểm soát đối với B)
​Công ty A bán hàng cho công ty B (A có quyền đồng kiểm soát đối với B)
​Công ty A bán hàng cho công ty B (A có ảnh hưởng đáng kể đối với B)
​Công ty A bán hàng cho các cửa hàng trực thuộc công ty
49. Trong năm hiện hành, bút toán loại trừ vốn đầu tư của công ty mẹ khi lập
BCTC HN tại ngày mua là:
​Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu/ Có chỉ tiêu đầu tư vào công ty liên kết
​Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu/ Có chỉ tiêu đầu tư vào công ty con
​Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu/ Có chỉ tiêu đầu tư vào công ty liên doanh
​Tất cả câu trên
50. Trong năm N, công ty mẹ (nắm 80% quyền biểu quyết công ty con) bán
cho công ty con 1 lô hàng hóa với giá gốc 10, giá bán nội bộ 20 đã thu tiền.
Công ty con bán 30% lô hàng này trong năm với giá bán ra bên ngoài là 30.
Lợi nhuận nội bộ chưa thực hiện là:
​20
​7 = 10*0.7
8

​10
51. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X2
làm thu nhập khác từ thanh lý tài sản hợp nhất (niên độ kế toán theo năm
dương lịch)
​Giảm 5 tỷ đồng
​Giảm 0.9 tỷ đồng
​Giảm 0 tỷ đồng
​Giảm 0.72 tỷ đồng
52. Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 100, giá bán 80 cho công ty con, giá thị
trường đang giao dịch là 110. Giao dịch đã hoàn thành, đến thời điểm lập
BCTC HN, công ty con đã bán hết ra ngoài, thuế suất thuế TNDN 20%. Bút
toán loại trừ khi hợp nhất ghi:
​Nợ Doanh thu bán hàng: 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
​Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Có Giá vốn hàng bán: 80
Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4
Có Tài sản thuế TNHL 2,4
​Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Có Giá vốn hàng bán: 80
Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4
Có Thuế TNHL phải trả 2,4
​Nợ Doanh thu bán hàng: 80
Có Giá vốn hàng bán: 80
53. Loại bỏ giao dịch nội bộ nghĩa là
​Loại bỏ giá vốn nội bộ
​Loại bỏ doanh thu nội bộ
​Loại bỏ lãi nội bộ chưa thực hiện
​Tất cả đều đúng
54. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/x1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6
làm chi phí khấu hao hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương lịch)
​Giảm 0.2 tỷ đồng
​Tăng 0.1 tỷ đồng
​Tăng 0.2 tỷ đồng
​Giảm 0.1 tỷ đồng = 1/5/12*6
55. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/x1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm. Kết thúc thời gian này, tài sản
không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với giá trị ghi
sổ 4 tỷ đồng (NG là 6 tỷ đồng, HMLK là 2 tỷ đồng). Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp
nhất ngày 31/12/X1 làm tổng chỉ tiêu "Chi phí khác" hợp nhất (niên độ kế toán
theo năm dương lịch)
​Giảm 1 tỷ đồng
​Giảm 0.8 tỷ đồng
​Giảm 0 tỷ đồng
​Giảm 0.72 tỷ đồng
56. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/x1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm. Kết thúc thời gian này, tài sản
không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với giá trị ghi
sổ 4 tỷ đồng (NG là 6 tỷ đồng, GTHM Lũy kế là 2 tỷ đồng). Thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính
hợp nhất ngày 31/12/X6 làm tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất (niên độ kế toán
theo năm dương lịch)
​Giảm 0.8 tỷ đồng
​Giảm 1 tỷ đồng
​Giảm 0.72 tỷ đồng
​Giảm 0 tỷ đồng
57. Công ty M sở hữu 80% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M cho công ty C vay 2 tỷ đồng. Chi phí tài chính dồn tích đến cuối kỳ kế
toán là 200 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán
điều chỉnh sẽ làm Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở đầu năm tài chính
này
​Tăng 0.16 tỷ đồng
​Giảm 0.16 tỷ đồng
​Tăng 0.128 tỷ đồng
​Tăng 0 tỷ đồng
58. Đối với giao dịch hàng tồn kho chiều ngược phát sinh trong năm trước,
nguyên tắc loại bỏ giao dịch nội bộ là
​Loại bỏ doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, lãi nội bộ chưa thực hiện trong hàng tồn
kho
​Lãi nội bộ chưa thực hiện trong vốn chủ sở hữu và khoản đầu tư
​Lãi nội bộ chưa thực hiện trong vốn chủ sở hữu và hàng tồn kho
​Loại bỏ doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, lãi nội bộ chưa thực hiện trong khoản đầu

59. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giá trị cần loại bỏ giao dịch nội
bộ (kỳ này) chiều ngược giữa công ty con và công ty mẹ
​Lãi nội bộ chưa thực hiện hiện phải được loại bỏ trong chi phí
​Lãi nội bộ phải được loại bỏ trong vốn chủ sở hữu
​Lãi nội bộ chưa thực hiện phải được loại bỏ trong thu nhập
​Lãi nội bộ chưa thực hiện phải được loại bỏ trong tài sản
60. Trong năm tài chính, công ty mẹ (sở hữu toàn bộ công ty con) bán cho
công ty con 1 lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá 300
triệu đồng. Công ty con đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài 50% số
lượng lô hàng. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm giá vốn hợp nhất
​Giảm 150 triệu đồng
​Giảm 300 triệu đồng
​Giảm 250 triệu đồng
​Giảm 200 triệu đồng
61. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo
dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng (NG là 7 tỷ đồng, HMLK 3 tỷ đồng). Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo
tài chính hợp nhất ngày 31/12/X1 làm tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất (niên độ
kế toán theo năm dương lịch)
​Giảm 1 tỷ đồng (Hên xui sai)
​Giảm 0.9 tỷ đồng
​Giảm 0.8 tỷ đồng
​Giảm 0.72 tỷ đồng
62. Công ty M sở hữu 80% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M cho công ty C vay 2 tỷ đồng. Chi phí tài chính dồn tích đến cuối kỳ kế
toán là 200 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán
điều chỉnh sẽ làm lợi ích bên không nắm quyền kiểm soát
​Giảm 0.04 tỷ đồng
​Tăng 0.032 tỷ đồng
​Giảm 0.032 tỷ đồng
​Tăng 0.04 tỷ đồng
63. Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M bán lô hàng tồn kho có giá vốn 10 tỷ đồng, giá bán 12 tỷ đồng cho C (C
bán ra ngoài toàn bộ). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán
điều chỉnh sẽ làm
​Doanh thu hợp nhất giảm 10 tỷ đồng
​Giá vốn hợp nhất giảm 12 tỷ đồng
​Hàng tồn kho hợp nhất tăng 2 tỷ đồng
​Lợi nhuận hợp nhất trước thuế giảm 2 tỷ đồng
64. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của bên không nắm
quyền kiểm soát trong giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ bán cho công ty con
​Nếu công ty mẹ chiếm 100% tỷ lệ biểu quyết, không tồn tại lợi ích của bên không
nắm quyền kiểm soát
​Giao dịch chiều ngược luôn ảnh hưởng đến lợi ích của bên không nắm quyền kiểm
soát
​Giao dịch chiều xuôi không có ảnh hưởng đến lợi ích của bên không nắm quyền
kiểm soát
​Tất cả đều đúng
65. Khi công ty mẹ bán hàng tồn kho cho công ty con kỳ trước, và công ty
con đã bán toàn bộ hàng tồn kho ra bên ngoài trong kỳ này, phát biểu nào
sau đây là đúng
​Không cần phải lập bút toán điều chỉnh
​Chỉ cần lập bút toán điều chỉnh tăng hàng tồn kho do lãi nội bộ đầu kỳ
​Chỉ cần lập bút toán điều chỉnh cho doanh thu nội bộ đầu kỳ
​Tất cả đều sai
66. Trong năm tài chính, công ty mẹ (sở hữu toàn bộ công ty con) bán cho
công ty con 1 lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá 280
triệu đồng. Công ty con đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài 40% số
lượng lô hàng. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm doanh thu hợp nhất
​Giảm 80 triệu đồng
​Giảm 132 triệu đồng
​Giảm 200 triệu đồng
​Giảm 280 triệu đồng
67. Phát biểu nào là sai khi nói về giá trị của giao dịch hàng tồn kho chiều
xuôi
​Đối với giao dịch phát sinh trong kỳ thì loại bỏ toàn bộ lãi nội bộ chưa thực hiện
​Đối với giao dịch phát sinh trong kỳ thì loại bỏ toàn bộ lãi nội bộ
​Đối với giao dịch phát sinh trong kỳ thì loại bỏ toàn bộ giá vốn nội bộ
​Đối với giao dịch phát sinh trong kỳ thì loại bỏ toàn bộ doanh thu nội bộ
68. Năm N1, Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 80, giá bán 100 cho công ty
con. Giao dịch đã hoàn thành, hàng còn trong kho công ty con 100% vào cuối
năm N1, thuế suất thuế TNDN 20%. Năm N2, hàng mua của công ty mẹ tồn
năm N1 đã bán hết ra bên ngoài. Bút toán loại trừ khi lập BCTC hợp nhất năm
N2, ghi:
​Nợ Lợi nhuận chưa PP kỳ trước: 20
Có Giá vốn hàng bán 20
Nợ Chi phí thuế TNHL: 4
Có Lợi nhuận chưa PP kỳ trước 4
​Chỉ có câu a là sai.
​Nợ Lợi nhuận chưa PP kỳ trước: 16
Nợ Chi phí thuế TNHL: 4
Có Giá vốn hàng bán 20
​Nợ Lợi nhuận chưa PP kỳ trước: 20
Có Giá vốn hàng bán 20
69. Chọn câu phát biểu Đúng:
​Giao dịch nội bộ trong tập đoàn là giao dịch giữa công ty mẹ và các đơn vị phụ
thuộc có tổ chức kế toán riêng
​Lợi nhuận chưa thực hiện được tính giống nhau dù là giao dịch theo chiều ngược
hay theo chiều xuôi.
​Giao dịch bán hàng nội bộ trong tập đoàn kỳ trước không ảnh hưởng đến các chỉ
tiêu được trình bày trên BCTCHN kỳ này
​Giao dịch bán hàng trong tập đoàn luôn làm phát sinh tài sản thuế hoãn lại
70. Khi lập báo cáo hợp nhất giữa công ty mẹ và công ty con, sự khác biệt
trong xử lý giao dịch nội bộ chiều ngược và chiều xuôi là
​Điều chỉnh tài sản
​Điều chỉnh lợi ích bên không nắm quyền kiểm soát
​Điều chỉnh tỷ lệ chưa thực hiện
​Tất cả đều đúng (hên xui sai)
71. Chọn câu phát biểu sai:
​Giao dịch nội bộ ngang hàng là các giao dịch mà bên bán là công ty mẹ cấp 2, bên
mua là công ty mẹ cấp 2 trong cùng tập đoàn.
​Giao dịch nội bộ ngang hàng là các giao dịch mà bên bán là công ty mẹ cấp 2, bên
mua là công ty mẹ cấp 1 trong cùng tập đoàn.
​Giao dịch nội bộ xuôi chiều (thuận chiều) là các giao dịch mà bên bán là công ty
mẹ, bên mua là công ty con trong cùng tập đoàn
​Giao dịch nội bộ ngược chiều là các giao dịch mà bên bán là công ty con, bên mua
là công ty mẹ trong cùng tập đoàn.
72. Khi công ty con bán hàng tồn kho cho công ty mẹ kỳ trước, và
công ty mẹ đã bán toàn bộ hàng tồn kho ra bên ngoài trong kỳ này,
phát biểu nào sau đây là đúng
​Không cần phải lập bút toán điều chỉnh
​Chỉ cần lập bút toán điều chỉnh cho doanh thu nội bộ đầu kỳ
​Chỉ cần lập bút toán điều chỉnh tăng hàng tồn kho do lãi nội bộ đầu kỳ
​Tất cả đều sai
lOMoARcPSD|9153298

Trắc nghiệm chương 28

Kế Toán Tài Chính (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

14:51, 29/03/2022 Trắc nghiệm

Chọn chương sách  

Lớp học phần : KTTC 4A T Thạch tối 5 B2.402

Sách giảng dạy : Kế toán tài chính Quyển 4

Chương: Chương 28-CTTT

Copy of CTTT-KTTC4A-C28 Tổng quan HNKD và BCTCHN

1. (1.00 đ)
Trường hợp nào sau đây đơn vị không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất

Đơn vị là công ty con của một công ty khác

Đơn vị chỉ vừa có ý định niêm yết chứng khoán trên sàn

Mặc dù trái phiếu không được giao dịch trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của đơn vị được niêm yết.

Tất cả đều đúng

2. (1.00 đ)
BCTC hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh
nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con.

Yes

No

3. (1.00 đ)
Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần của công ty Y với giá 172
tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau

Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý

Tổng tài sản 200 240

Tổng nợ phải trả 40 40

Tổng vốn chủ sở hữu 160

Lợi thế thương mại/Lãi do mua rẻ được tính tại ngày mua là

60 tỷ đồng

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzg0MTYyMDM3NTkxMTA1OA==&b=NXw2Mzc4NDE2MjAzNzYwNjcyMjA=&ch=NzJ8NjM3ODQx… 1/3
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

14:51, 29/03/2022 Trắc nghiệm

0 tỷ đồng

-20 tỷ đồng

20 tỷ đồng

4. (1.00 đ)
Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào phương thức sáp nhập, chúng ta có

Sáp nhập thông qua mua tài sản/ cổ phiếu

Hợp nhất theo quan hệ mẹ - con mua trên 50% cổ phần biểu quyết

Hợp nhất thông qua mua cổ phần hoặc tài sản, không hình thành quan hệ mẹ - con

Tất cả đều đúng

5. (1.00 đ)
Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì chi phí phát hành cổ phiếu sẽ được

Tính vào giá trị khoản đầu tư

Tính vào lợi thế thương mại

Tính vào chi phí hoạt động trong kỳ

Tính vào thặng dư vốn cổ phần

6. (1.00 đ)
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện khi

Đơn vị có tối thiểu một công ty con

Đơn vị có tối thiểu một công ty liên kết

Đơn vị có tối thiểu một công ty liên danh

Đơn vị có tối thiểu một công ty liên doanh

7. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho việc hợp nhất A + B = C?

Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh nghiệp còn lại

Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường

Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh nghiệp còn lại

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzg0MTYyMDM3NTkxMTA1OA==&b=NXw2Mzc4NDE2MjAzNzYwNjcyMjA=&ch=NzJ8NjM3ODQx… 2/3
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

14:51, 29/03/2022 Trắc nghiệm

Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp
mới

8. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc xác định lợi thế thương mại trong hợp nhất kinh doanh

Lợi thế thương mại âm (lãi từ giao dịch mua giá rẻ) được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động

Lợi thế thương mại được phân bổ giá trị vào các tài sản và nợ phải trả riêng biệt

Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình

Lợi thế thương mại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính

9. (1.00 đ)
Quyền biểu quyết được xác định bằng tỷ lệ vốn góp của công ty đầu tư vào công ty nhận đầu tư. Câu phát biểu
này:

Đúng

Sai

10. (1.00 đ)
Công ty ABC có tỷ lệ lợi ích tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ lợi ích tại Công ty C là 20%. Công ty B có tỷ lệ lợi ích tại
Công ty C là 40%. Tỷ lệ lợi ích của Công ty ABC tại Công ty C là:

20%

60%

42%

40%

MINUTES SECONDS

Hoàn thành 6 19

Copyright © 2016 Khoa Kế Toán | Đại học Kinh Tế Tp HCM. Thiết kế bởi Sức Trẻ Mới (http://suctremoi.com).

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzg0MTYyMDM3NTkxMTA1OA==&b=NXw2Mzc4NDE2MjAzNzYwNjcyMjA=&ch=NzJ8NjM3ODQx… 3/3
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

Trắc nghiệm chương 26

Kế Toán Tài Chính (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

15:39, 16/03/2022 Trắc nghiệm

Chọn chương sách  

Lớp học phần : KTTC 4A T Thạch tối 5 B2.402

Sách giảng dạy : Kế toán tài chính Quyển 4

Chương: Chương 26-CTTT

Copy of CTTT-KTTC4A-C26 Giao dịch nội bộ trong doanh nghiệp

Phần: Khái niệm

1. (0.50 đ)
Đơn vị trực thuộc có hạch toán kế toán riêng có thể được phân cấp như ở mức độ sau:

Không được phân cấp ghi nhận doanh thu

Được phân cấp hạch toán đến kết quả sau thuế

Được phân cấp ghi nhận doanh thu nhưng không được phân cấp hạch toán đến kết quả sau thuế

Tất cả đều đúng

2. (0.50 đ)
Mô hình mà các đơn vị trực thuộc chuyển toàn bộ chứng từ cho đơn vị cấp trên để cấp trên hạch toán ghi sổ và lập
báo cáo gọi là:

Mô hình tổ chức kế toán tập trung

Mô hình tổ chức kế toán phân tán

3. (0.50 đ)
Các khoản phải thu, phải trả nội bộ là các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc
giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập. Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này
là:

Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán

Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, chưa tổ chức công tác kế toán riêng

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzgzMDQwNTY0NTYzODU3Mg==&b=NXw2Mzc4MzA0MDU2NDU3OTUxMDU=&ch=NzB8NjM3O… 1/6
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

15:39, 16/03/2022 Trắc nghiệm

Là những đơn vị đã có tư cách pháp nhân riêng và có bộ máy kế toán độc lập

Tất cả đều sai

Phần: Kê khai nộp thuế

1. (0.50 đ)
Công ty A có 3 chi nhánh hạch toán phụ thuộc (khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính), chi nhánh nộp thuế và kê
khai thuế GTGT

Tại chi nhánh

Tại trụ sở chính

2. (0.50 đ)
Công ty A có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cuối kỳ chi nhánh sẽ chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi
phí về công ty để kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty A

Đúng

Sai

3. (0.50 đ)
Công ty A có các chi nhánh hạch toán báo sổ (khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính), chi nhánh nộp thuế và kê
khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Riêng tại chi nhánh

Chung với trụ sở chính

Phần: Đơn vị trực thuộc không hạch toán riêng

1. (0.50 đ)
Khi đơn vị cấp tạm ứng tiền mặt cho cửa hàng là đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, đơn vị cấp trên
ghi:

Nợ TK 141/ Có TK 111

Không ghi sổ

Nợ TK 1368/ Có TK 111

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzgzMDQwNTY0NTYzODU3Mg==&b=NXw2Mzc4MzA0MDU2NDU3OTUxMDU=&ch=NzB8NjM3O… 2/6
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

15:39, 16/03/2022 Trắc nghiệm

Nợ TK 1361/ Có TK 111

2. (0.50 đ)
Khi đơn vị cấp trên điều chuyển hàng hóa xuống cho cửa hàng là đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng,
đơn vị cấp trên ghi:

Nợ TK 1361/ Có TK 156

Nợ TK 1368/ Có TK 156

Tất cả đều sai

Không ghi bút toán tổng hợp, chỉ theo dõi trên sổ chi tiết: ghi tăng TK 156 “sổ chi tiết cửa hàng”/ ghi giảm TK 156
“sổ chi tiết công ty”.

3. (0.50 đ)
Khi đơn vị cấp trên điều chuyển hàng hóa xuống cho cửa hàng là đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, ở
cửa hàng sẽ ghi:

Nợ TK 156/ Có TK 411

Không ghi bút toán tổng hợp, chỉ theo dõi trên sổ chi tiết: ghi vào cột nhập của sổ chi tiết theo dõi hàng hóa.

Nợ TK 156/ Có TK 336

Tất cả đều sai

Phần: Đơn vị trực thuộc có hạch toán riêng-TK

1. (0.50 đ)
Chọn câu trả lời SAI: TK 136 và TK 336 phản ánh khoản phải thu, phải trả nội bộ:

Giữa doanh nghiệp và những cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp đó.

Giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc, hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau mà các đơn vị cấp dưới
trực thuộc trong trường hợp này là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức
công tác kế toán riêng.

Giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc nhưng có tổ chức kế toán riêng.

B và C đúng

2. (0.50 đ)
Các TK phải thu phải trả nội bộ sau đây chỉ sử dụng đối với DN là Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzgzMDQwNTY0NTYzODU3Mg==&b=NXw2Mzc4MzA0MDU2NDU3OTUxMDU=&ch=NzB8NjM3O… 3/6
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

15:39, 16/03/2022 Trắc nghiệm

TK 1362, TK 3362

TK 1363, TK 3363

TK 1368, TK 3368

a và b đều đúng

3. (0.50 đ)
TK 1368- Phải thu nội bộ khác và TK 3368- Phải trả nội bộ khác được sử dụng ở:

Cả đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới.

Được mở ở cả công ty mẹ và công ty con.

Đơn vị cấp dưới.

Đơn vị cấp trên.

Phần: Kế toán cấp-nhận vốn

1. (0.50 đ)
Khi cấp TSCĐ cho cấp dưới hoặc điều chuyển nội bộ TSCĐ giữa các đơn vị trực thuộc nếu có phát sinh chi phí (vận
chuyển, lắp đặt...) được xử lý:

Ghi vào nguyên giá

Ghi vào chi phí khác

Ghi vào CP SXKD

Tất cả đều sai

2. (0.50 đ)
Cấp trên điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định giảm vốn, Đơn vị cấp dưới
bị điều chuyển vốn, hạch toán

Nợ TK 3368 + Nợ TK 214 / Có TK 211

Nợ TK 3361 + Nợ TK 214 / Có TK 211

Nợ TK 411 + Nợ TK 214 / Có TK 211

B hoặc C đúng

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzgzMDQwNTY0NTYzODU3Mg==&b=NXw2Mzc4MzA0MDU2NDU3OTUxMDU=&ch=NzB8NjM3O… 4/6
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

15:39, 16/03/2022 Trắc nghiệm

3. (0.50 đ)
Cấp trên điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định giảm vốn, vốn điều
chuyển của tài sản cấp được xác định theo:

Giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm chuyển giao

Giá trị thỏa thuận giữa cấp trên và các đơn vị khác trong nội bộ

Nguyên giá ban đầu của TSCĐ

Giá trị còn lại trên sổ sách của TSCĐ tại thời điểm chuyển giao

Phần: Bán hàng nội bộ

1. (0.50 đ)
Theo chế độ kế toán hiện hành, khi cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất hàng hóa bán cho các đơn vị trực thuộc hạch
toán phụ thuộc sử dụng chứng từ:

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Phiếu XKKVCNB)

Hóa đơn GTGT

Phiếu xuất kho

Phiếu XKKVCNB hoặc hóa đơn GTGT

2. (0.50 đ)
Ở cấp dưới được phân cấp ghi nhận doanh thu nhưng không xác định kết quả kinh doanh, cần kết chuyển lên cấp
trên...:

Toàn bộ doanh thu (511,515,711)

Toàn bộ chi phí (632,635,641...)

A và B đều đúng

A và B đều sai

3. (0.50 đ)
Khi cấp trên bán hàng hóa cho đơn vị cấp dưới, chi phí vận chuyển hàng hóa cấp trên chịu, cấp trên ghi nhận chi
phí vận chuyển vào:

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzgzMDQwNTY0NTYzODU3Mg==&b=NXw2Mzc4MzA0MDU2NDU3OTUxMDU=&ch=NzB8NjM3O… 5/6
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

15:39, 16/03/2022 Trắc nghiệm

Giá gốc hàng hóa

Giá vốn hàng bán

Phần: Phải thu phải trả nội bộ khác

1. (0.50 đ)
Công ty T có đơn vị trực thuộc là M. Công ty T nhận giấy báo Nợ của ngân hàng: Chi hộ tiền mua vật liệu cho M giá
chưa thuế trên hóa đơn là 20.000.000đ, thuế suất GTGT 10% (M đã nhập kho vật liệu đầy đủ). Kế toán tại Công ty
T ghi:

Nợ TK 1368: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

Nợ TK 1388: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

Nợ TK 1361: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

Nợ TK 131: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

2. (0.50 đ)
Khi đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới vay bằng TGNH, kế toán cấp trên ghi:

Nợ TK 1283/Có TK 112

Nợ TK 1368/Có TK 112

Nợ TK 3411/Có TK 112

Nợ TK 2288/Có TK 112

MINUTES SECONDS

Hoàn thành 2 56

Copyright © 2016 Khoa Kế Toán | Đại học Kinh Tế Tp HCM. Thiết kế bởi Sức Trẻ Mới (http://suctremoi.com).

kttc-testonline.edu.vn/tai-khoan/test?c=ODY3fDYzNzgzMDQwNTY0NTYzODU3Mg==&b=NXw2Mzc4MzA0MDU2NDU3OTUxMDU=&ch=NzB8NjM3O… 6/6
Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

Test-cụm - kttc4

Kế Toán Tài Chính (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)
lOMoARcPSD|9153298

ĐỀ 1 : 6đ sai câu 4,7, 8, 10 ( chốt)


1.Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa thực
hiện trong giá trị HTK là 500, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán 40% số
hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh ở các chỉ
tiêu trong đó chỉ tiêu “Hàng tồn kho” sẽ …: chắc chắn đúng

a.giảm 300 Nợ LNSTCPP: 500/ Có HTK: 500*60%= 300; Có GVHB: 200


b.giảm 200
c.tăng 500
d.tăng 300

2.Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: phản ánh … chắc chắn
đúng có trong đề 10đ

a.chỉ ở doanh nghiệp cấp trên để ghi nhận số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị cấp
dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp cấp trên giao.
b.số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch
toán độc lập.
c.số vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con.
d.chỉ ở đơn vị cấp dưới để ghi nhận số vốn kinh doanh hiện có nhận từ cấp trên.

3.Chính sách kế toán doanh thu nội bộ ghi nhận khi bán hàng nội bộ. Năm 20x1
đã ghi nhận lỗ nội bộ chưa thực hiện là 100; Năm 20x2 hàng đã bán 70% ra bên
ngoài. (bỏ qua thuế TNDN) Bút toán điều chỉnh và bút toán kết chuyển do ảnh
hưởng giao dịch nội bộ để lập BCTC tổng hợp năm 20x2 như sau:

a.Nợ HTK: 70, Nợ GVHB: 30, Có LNSTCPP đầu kỳ: 100; và Nợ LNSTCPP: 30, Có
LNST: 30

b.Nợ HTK: 30, Nợ GVHB: 70, Có LNSTCPP đầu kỳ: 100; và Nợ LNSTCPP: 70, Có
LNST: 70
c.Nợ HTK: 30, Có GVHB: 30; và Nợ LNST: 30, Có LNSTCPP: 30
d.Nợ GVHB: 70, Có LNSTCPP đầu kỳ: 70; và Nợ LNSTCPP: 30, Có LNST: 30

4.Tháng 4/20x1 (BCTC năm 20x0 đã công bố) công ty nhận lại nhập kho 1 lô
hàng đã xuất khẩu trong tháng 12/20x0 có giá bán là 100, giá vốn là 80, thuế xuất
khẩu 0%, thuế suất thuế TNDN 20%. Xử lý nào sau đây là đúng theo Thông tư
200 về chế độ kế toán DN:

a.Đây là trường hợp sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều
chỉnh

b.Điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng số dư đầu năm 20x1 các tài khoản bị ảnh hưởng và cột
thông tin so sánh trong BCTC năm 20x1 – nếu số trọng yếu.
c.Ghi giảm doanh thu, giá vốn của kỳ phát sinh tháng 4/20x1
d.Điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán tháng 4/20x1 – nếu số không trọng yếu

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

5.Chính sách kế toán doanh thu nội bộ ghi nhận khi bán hàng nội bộ. Năm 20x1
đã ghi nhận lãi nội bộ chưa thực hiện là 500; Năm 20x2 hàng đã bán hết ra bên
ngoài. (bỏ qua thuế TNDN) Bút toán điều chỉnh do ảnh hưởng giao dịch nội bộ
để lập BCTC tổng hợp năm 20x2 ảnh hưởng đến khoản mục “Giá vốn hàng bán”
là: chắc chắn đúng

a.không ảnh hưởng vì đây là giao dịch năm 20x1 đã thực hiện
b.giảm 500 nếu lô hàng bán có lãi
c.tăng 500
d.giảm 500

6.Cuối kỳ kế toán, Doanh nghiệp mà có các đơn vị cấp dưới (đơn vị cấp dưới
không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế
toán riêng) thì phải thực hiện công việc … chắc chắn đúng - đã có tìm trên mạng.

a.Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ,
đồng thời hạch toán bù trừ trên hai TK 136 “Phải thu nội bộ" và TK 336 "Phải trả nội
bộ" (theo chi tiết từng đối tượng)
b.Tất cả các công việc trong ba phương án còn lại
c.Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư TK 136 "Phải thu nội bộ", TK
336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh
toán.
d.Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

7.Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các công ty thành viên, xí nghiệp...
là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập – theo quy định HIỆN HÀNH
được sử dụng TK 136 và TK 336 (trang 59 - gạch đầu dòng 3 mn xem thử)

a.Chỉ đúng nếu là DN nhỏ

b.Đúng
c.Chỉ đúng nếu là công ty cổ phần
d.Sai

8. Cuối kỳ lập BCTC, kế toán phải đánh giá lại số dư của các tài khoản tiền tệ có
gốc ngoại tệ. Sự thay đổi này được xem là:

a.Thay đổi cơ sở tính thuế

b.Thay đổi ước tính kế toán


c.Sự kiện phát sinh tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm
d.Thay đổi chính sách kế toán

9.Công ty có kỳ kế toán năm kết thúc 31/12. Ngày 1/10/20x1 phát sinh công cụ
dụng cụ 360 triệu đồng sử dụng cho 3 năm (từ 1/10/20x1 đến 30/9/20x4). Theo
chính sách thuế số công cụ này chỉ được phép phân bổ tối đa trong 3 năm tính
thuế kể từ thời điểm phát sinh năm 20x1. Đây là trường hợp chắc chắn đúng

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

a.thay đổi ước tính kế toán


b.sai sót cần điều chỉnh
c.thay đổi chính sách kế toán
d.tất cả trường hợp liệt kê đều sai

10.Phạm vi lập BCTC tổng hợp không dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

a.Sai
b.Đúng

Đề 2 : 7đ sai câu 1,5


1.Tháng 4/20x1 (BCTC năm 20x0 đã công bố) công ty nhận lại nhập kho 1 lô
hàng đã xuất khẩu trong tháng 12/20x0 có giá bán là 100, giá vốn là 80, thuế xuất
khẩu 0%, thuế suất thuế TNDN 20%. Xử lý nào sau đây là đúng theo Thông tư
200 về chế độ kế toán DN:

a.Điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán tháng 4/20x1 – nếu số không trọng yếu

b.Điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng số dư đầu năm 20x1 các tài khoản bị ảnh hưởng và cột
thông tin so sánh trong BCTC năm 20x1 – nếu số trọng yếu.
c.Ghi giảm doanh thu, giá vốn của kỳ phát sinh tháng 4/20x1
d.Đây là trường hợp sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều
chỉnh

2.Chính sách kế toán doanh thu nội bộ ghi nhận khi bán hàng ra bên ngoài, thuế
GTGT nộp từng đơn vị. Trong kỳ Công ty bán lô hàng nội bộ với giá xuất kho
220, giá bán chưa thuế GTGT 10% chưa thu tiền là 200 cho chi nhánh trực thuộc
(có tính lãi lỗ kinh doanh và lập BCTC nội bộ). Chi nhánh xuất kho 20% lô hàng
bán ra ngoài đã thu tiền với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 50. Tính toán và xử
lý lỗ nội bộ chưa thực hiện; đồng thời điều chỉnh liên quan doanh thu bán hàng
(DTBH) nội bộ:

a.lỗ nội bộ chưa thực hiện = 10; Nợ DTBH: 250, Nợ HTK: 20, Có GVHB: 270
b.lỗ nội bộ chưa thực hiện = 0; Nợ DTBH: 200, Có GVHB: 200
c.lỗ nội bộ chưa thực hiện = 16; Nợ DTBH: 200, Nợ HTK: 16, Có GVHB: 216
d.lỗ nội bộ chưa thực hiện = 0; Nợ DTBH: 40, Có GVHB: 40

3.Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng và
bán hết ra ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ số liệu ở các chỉ
tiêu: chắc chắn đúng

a.Nợ Doanh thu BH : 40, Có Giá vốn hàng bán: 40 Và : Nợ Hàng tồn kho : 10, Có Giá
vốn hàng bán: 10
b.Ý kiến khác

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

c.Nợ Doanh thu BH : 40, Nợ Hàng tồn kho: 10, Có Giá vốn hàng bán: 50
d.Nợ Doanh thu BH : 40, Có Giá vốn hàng bán: 40

4.Công ty có các đơn vị trực thuộc không tư cách pháp nhân hạch toán phụ
thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán hàng chỉ được ghi nhận doanh thu khi
hàng thực sự bán ra bên ngoài công ty, thì:

a.Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp

b.Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
c.Doanh thu bán hàng nội bộ và Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn
khi lập BCTC tổng hợp
d.Các phương án đưa ra đều sai

Dthu ghi nhận bán ngoài thì Lãi Lỗ NB chưa thực hiện luôn = 0 => Không có
bút toán loại trừ

5.Cuối kỳ kế toán năm, công ty tiến hành kiểm kê kho hàng hóa phát hiện thiếu 1
số hàng so với sổ sách có giá trị 10 triệu đồng. Công ty ghi sổ điều chỉnh kho
hàng theo số thực tế. Đây là trường hợp …

a.điều chỉnh ước tính kế toán

b.tất cả đều sai


c.điều chỉnh sai sót
d.sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

6.Cuối kỳ kế toán, Doanh nghiệp mà có các đơn vị cấp dưới (đơn vị cấp dưới
không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế
toán riêng) thì phải thực hiện công việc … chắc chắn đúng - đã tìm trên mạng

a.Tất cả các công việc trong ba phương án còn lại


b.Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
c.Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ,
đồng thời hạch toán bù trừ trên hai TK 136 “Phải thu nội bộ" và TK 336 "Phải trả nội
bộ" (theo chi tiết từng đối tượng)
d.Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư TK 136 "Phải thu nội bộ", TK
336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh
toán.

7.Trước khi tổng hợp BCTC, DN phải chuyển đổi toàn bộ BCTC của các ĐVPT
sang đồng tiền báo cáo của DN theo 1 tỷ giá thống nhất do Nhà nước công bố.
chắc chắn đúng trang 7 chương 27 trong slide.

a.Đúng
b.Sai

8.Công ty ABC có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi hàng bán ra bên
ngoài. Chi nhánh A trực thuộc Công ty ABC, không tư cách pháp nhân, tổ chức

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

kế toán riêng nhưng KHÔNG ghi nhận doanh thu, giá vốn. Trong kỳ Công ty
ABC xuất kho lô hàng hóa bán cho Chi nhánh A chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn
là 80, giá bán chưa thuế GTGT là 100, thuế GTGT khấu trừ 10%. Chi nhánh A
đã nhập kho, cuối kỳ hàng xuất bán ra ngoài 50% với giá bán chưa thuế 50, thuế
GTGT 10%, chưa thu tiền. Công ty ABC ghi sổ như sau: chắc chắn đúng

a.Nợ 632/Có 156: 40, Nợ 131-Chi nhánh A: 55/ Có 511: 50, Có 33311: 5
b.Nợ 632/Có 156: 80, Nợ 1368-Chi nhánh A: 110/ Có 511: 100, Có 33311: 10
c.Nợ 1368: 90/Có 156: 80, Có 33311: 10; và Nợ 632/Có 1368: 40; Nợ 1368: 50/Có
511: 50
d.Nợ 632: 40, Nợ 1368: 40/Có 156: 80; và Nợ 1368-Chi nhánh A: 55/ Có 511: 50, Có
33311: 5

9.Thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ là chắc chắn đúng

a.sự kiện cần điều chỉnh khi lập BCTC


b.thay đổi chính sách kế toán
c.thay đổi ước tính kế toán
d.điều chỉnh sai sót về chi phí khấu hao

10.Công ty ABC có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi bán nội bộ, Chi
nhánh A trực thuộc Công ty ABC, không tư cách pháp nhân, tổ chức kế toán
riêng được ghi nhận doanh thu và tính KQKD. Trong kỳ Công ty ABC xuất kho
lô hàng hóa bán cho Chi nhánh A chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là 80, giá bán
chưa thuế GTGT là 100, thuế GTGT khấu trừ 10%. Chi nhánh A đã nhập kho
40% lô hàng và bán ngay ra bên ngoài 60% với giá bán chưa thuế GTGT là 80,
thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. Công ty ABC ghi sổ như sau: chắc chắn đúng có
trong đề 10đ bên dưới.

a.Nợ 632/Có 156: 80; Nợ 1368-Chi nhánh A: 110/ Có 511: 100, Có 33311: 10
b.Nợ 632/Có 156: 48; Nợ 1368-Chi nhánh A: 66/ Có 511: 60, Có 33311: 6
c.Nợ 632/Có 156: 48; Nợ 131-Chi nhánh A: 110/ Có 511: 100, Có 33311: 10
d.Nợ 1368: 90/Có 156: 80, Có 33311: 10

Đề 3 : 10đ
1.Công ty ABC có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi bán nội bộ, Chi
nhánh A trực thuộc Công ty ABC, không tư cách pháp nhân, tổ chức kế toán
riêng được ghi nhận doanh thu và tính KQKD. Trong kỳ Công ty ABC xuất kho
lô hàng hóa bán cho Chi nhánh A chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là 80, giá bán
chưa thuế GTGT là 100, thuế GTGT khấu trừ 10%. Chi nhánh A đã nhập kho
40% lô hàng và bán ngay ra bên ngoài 60% với giá bán chưa thuế GTGT là 80,
thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. Công ty ABC ghi sổ như sau:

a.Nợ 632/Có 156: 48; Nợ 131-Chi nhánh A: 110/ Có 511: 100, Có 33311: 10

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

b.Nợ 632/Có 156: 48; Nợ 1368-Chi nhánh A: 66/ Có 511: 60, Có 33311: 6
c.Nợ 1368: 90/Có 156: 80, Có 33311: 10
d.Nợ 632/Có 156: 80; Nợ 1368-Chi nhánh A: 110/ Có 511: 100, Có 33311: 10

2.Khi thay đổi các ước tính kế toán trong năm hiện tại thì kế toán như các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh mới trong năm theo ước tính kế toán mới.

a.Đúng – vì phải điều chỉnh dữ liệu trong BCTC của các năm trước
b.Đúng
c.Sai
d.Sai – vì không được thay đổi ở năm hiện tại, nhằm đảm bảo nguyên tắc nhất quán

3.Trong giao dịch nội bộ nếu phát sinh lỗ nội bộ chưa thực hiện thì phải thực
hiện …
a.loại trừ lỗ chưa thực hiện toàn bộ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu
hồi.
b.loại trừ lỗ chưa thực hiện toàn bộ vì đó là giao dịch nội bộ.
c.không cần loại trừ lỗ chưa thực hiện do chưa bán ra bên ngoài.
d.tùy thuộc vào quy định của đơn vị cấp trên.

4.Năm 20x0 kế toán bỏ sót bút toán phân bổ lãi trái phiếu trả trước đủ điều kiện
vốn hóa 50 triệu đồng – biết rằng công trình vẫn đang thi công dự kiến 20x2
hoàn thành. Xử lý kế toán ở tháng 4/20x1:
a.bút toán điều chỉnh sổ sách tháng 4 năm 20x1 khi áp dụng điều chỉnh phi hồi tố: Nợ
TK 211 / Có TK 242: giảm 50 triệu đồng
b.bút toán điều chỉnh số dư đầu năm 20x1 khi áp dụng điều chỉnh hồi tố: SDĐN TK
2412 tăng 50 triệu đồng và SDĐN TK 242 giảm 50 triệu đồng
c.bút toán ghi sổ sách tháng 4 năm 20x1 do áp dụng điều chỉnh phi hồi tố (do công
trình còn dở dang): Nợ TK 241 / Có TK 242: giảm 50 triệu đồng

5.Hạch toán ở đơn vị cấp dưới: khi nhận vốn kinh doanh do cấp trên giao vốn
kinh doanh (bằng lô vật tư) cho đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân
hạch toán phụ thuộc:
a.Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá thị trường tại thời điểm nhận
b.Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá cao hơn giữa giá ghi sổ của cấp trên và giá thị
trường tại thời điểm nhận
c.Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá ghi sổ của cấp trên
d.Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá thị trường tại thời điểm nhận - % lãi nội bộ

6.Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: phản ánh ...
a.số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch
toán độc lập.
b.số vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con.
c.chỉ ở đơn vị cấp dưới để ghi nhận số vốn kinh doanh hiện có nhận từ cấp trên.
d.chỉ ở doanh nghiệp cấp trên để ghi nhận số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị cấp
dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp cấp trên giao.

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

7. Chính sách kế toán doanh thu nội bộ ghi nhận khi bán hàng nội bộ. Năm 20x1
đã ghi nhận lãi nội bộ chưa thực hiện là 200; Năm 20x2 hàng vẫn chưa bán ra
bên ngoài. (bỏ qua thuế TNDN) Bút toán điều chỉnh và bút toán kết chuyển do
ảnh hưởng giao dịch nội bộ để lập BCTC tổng hợp năm 20x2 ảnh hưởng đến
khoản mục “Hàng tồn kho” là:
a.giảm 200 nếu lô hàng ước tính tổn thất giảm giá
b.giảm 200 Nợ LNSTCPP/Có HTK: 200
c.tăng 200
d.không ảnh hưởng vì đây là giao dịch năm 20x1

8. Hồi tố là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các
khoản mục của BCTC như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.
a.Đúng
b.Sai
c.Đúng – nếu kỳ xảy ra sai sót và kỳ phát hiện sai sót trong cùng năm tài chính
d.Sai – nếu là doanh nghiệp tư nhân
9. Giả sử số dư đầu kỳ TK công nợ nội bộ = 0. Chính sách kế toán doanh thu nội
bộ ghi nhận khi bán nội bộ, thuế GTGT nộp từng đơn vị. Công ty đang miễn
thuế TNDN. Trong kỳ Công ty bán lô hàng nội bộ với giá xuất kho 200, giá bán
chưa thuế GTGT 10% chưa thu tiền là 240 cho chi nhánh trực thuộc (có lập
BCTC nội bộ). Chi nhánh xuất kho 40% lô hàng bán ra ngoài chưa thu tiền với
giá bán chưa thuế GTGT 10% là 150. Các bút toán điều chỉnh ảnh hưởng giao
dịch nội bộ như sau:
a.Nợ Phải trả nội bộ/ Có Phải thu nội bộ: 264
b.Nợ DTBH: 240, Có HTK: 24, Có GVHB: 216
c.Nợ DTBH: 390, Có HTK: 24, Có GVHB: 366 và Nợ Phải trả nội bộ/ Có Phải thu
nội bộ: 429
d.Nợ DTBH: 240, Có HTK: 24, Có GVHB: 216 và Nợ Phải trả nội bộ/ Có Phải thu
nội bộ: 264
Lãi NB chưa thực hiện = (240-200)*60% =24

10. Công ty có các đơn vị trực thuộc tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, tổ
chức chính sách kế toán bán hàng được ghi nhận doanh thu khi hàng bán ra bên
ngoài và cả trong nội bộ công ty, thì:
a.Ý kiến khác
b.Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
c.Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
d.Doanh thu bán hàng nội bộ và Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn
khi lập BCTC tổng hợp

Đề 4: 9đ sai câu 2

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

1.Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 150, giá bán 145, sau
đó cấp dưới A đã bán toàn bộ cho cấp dưới B với giá bán 145, còn tồn kho ở cấp
dưới B. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo tình hình tài chính bị ảnh hưởng đến
việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp: chắc chắn đúng
a.Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 5
b.Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 5; Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối” tăng 5
c.do giao dịch nội bộ lỗ nên không được phép điều chỉnh số liệu.
d.Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 5; Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối” giảm 5
Lỗ NB = 150 - 145 = 5 => B01 : HTK 5, LNSTCPP 5
2.Đầu năm, công ty A cấp vốn cho chi nhánh A1 là đơn vị trực thuộc không có tư
cách pháp nhân (có tổ chức kế toán riêng) bằng TSCĐ mới nguyên giá là 500
triệu đồng (ước tính sử dụng 5 năm), vốn cấp được ghi nhận là khoản phải trả về
vốn kinh doanh. Đơn vị phụ thuộc chưa được giao xác định kết quả kinh doanh
riêng. Giao dịch này ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính (BCTHTC) tổng
hợp của Công ty A như thế nào? (đơn vị triệu đồng)
a.Chỉ tiêu “TSCĐ” giảm 400; chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500
b.Chỉ tiêu “TSCĐ” giảm 500; chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500
c.Không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của BCTHTC tổng hợp vì là giao dịch nội bộ
d.Chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500; chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về vốn
kinh doanh” tăng 500
3.Số dư 31/12/20x0 sổ chi tiết TK 331- cửa hàng A – số dư Có: 2 triệu đồng. Cuối
tháng 1/20x1, BCTC năm 20x0 chưa phát hành, công ty được biết 15/01/20x1 cửa
hàng A giải thể và bỏ sót nợ nên không thu. BCTC năm 20x0 sẽ xử lý như thế
nào? Chắc chắn đúng
a.điều chỉnh ước tính kế toán năm 20x0
b.BCTC năm 20x0 không ảnh hưởng
c.sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 20x0 loại cần điều chỉnh
d.điều chỉnh sai sót vào năm 20x0
4.Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40, sau đó
A đã bán hết ra ngoài với giá bán 35. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả
hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp: chắc chắn
đúng.
a.Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 10
b.Tất cả đều không hợp lý
c.Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 50
d.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán”
đều giảm 40
Lỗ thực sự nên không điều chỉnh HTK
5.Công ty T có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi bán nội bộ, Chi nhánh
D trực thuộc Công ty T, không tư cách pháp nhân, tổ chức kế toán riêng được
ghi nhận doanh thu và tính KQKD. Ngày 04/6/N Công ty T xuất kho lô hàng hóa
bán cho Chi nhánh D chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là 80, giá bán chưa thuế
GTGT là 100, thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi nhánh D đã nhập kho, ngày
15/6/N xuất bán ra ngoài 50% với giá bán chưa thuế GTGT là 70, thuế GTGT

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

10% chưa thu tiền. Bút toán sau đây ghi sổ ở đơn vị nào: Nợ 632/Có 156: 50 và
Nợ 131: 77/ Có 511: 70, Có 33311: 7 chắc chắn đúng
a.Chi nhánh D, ngày 04/6/N
b.Công ty T, ngày 15/6/N
c.Chi nhánh D, ngày 15/6/N
d.Công ty T, ngày 04/6/N
6.Công ty sản xuất An Tâm có 2 đơn vị kế toán trực thuộc là Xí nghiệp A và B
(cùng địa bàn 1 tỉnh) không có tư cách pháp nhân, công ty An Tâm tổ chức bộ
máy kế toán theo mô hình phân tán. Trong kỳ công ty An Tâm cấp vốn cho Xí
nghiệp A bằng 1 TSCĐ hữu hình có nguyên giá 200 triệu đồng, khấu hao lũy kế
là 20 triệu đồng. Chi phí vận chuyển 1 triệu đồng do Xí nghiệp A chịu. Vậy Công
ty An Tâm giao TSCĐ này ghi sổ sách kế toán cấp vốn cho XN A (trên TK 1361)
là: chắc chắn đúng
a.180 triệu đồng Nợ 1361: 180, Nợ 214: 20/ Có 211: 200
b.200 triệu đồng
c.179 triệu đồng
d.không có số nào đúng
7.Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 120, sau
đó A đã bán hết ra ngoài với giá bán 118. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết
quả hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp: chắc chắn
đúng .
a.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 118 và Khoản mục “Giá vốn
hàng bán” giảm 100
b.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 120 và Khoản mục “Giá vốn
hàng bán” giảm 120
c.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 120, Khoản mục “Giá vốn hàng
bán” giảm 20, Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 100
d.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán”
đều giảm 118
8.Hạch toán ở đơn vị cấp trên: khi cấp vốn kinh doanh (cấp trực tiếp bằng TSCĐ
hữu hình có nguyên giá 100 triệu đồng, khấu hao lũy kế 20 triệu đồng, giá thị
trường 82 triệu đồng) cho cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ
thuộc: ĐVT triệu đồng chắc chắn đúng
a.Nợ 1361: 82, Nợ 214: 20 / Có 211: 100, Có 711: 2
b.Nợ 1361: 80, Nợ 214: 20 / Có 211: 100
c.Nợ 1361: 82, Nợ 214: 18 / Có 211: 100
d.Nợ 1361 / Có 211: 80
9.Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào số liệu kế toán mang tính
trọng yếu nhất:
a.Tổng doanh thu bán hàng năm N là 12.000 triệu đồng, khi ghi nhận doanh thu, kế
toán bỏ sót một hóa đơn bán hàng có số tiền là 1,2 triệu đồng.
b.Tổng giá trị TSCĐ là 1.200 triệu đồng, phát hiện sai sót trên sổ TSCĐ: một TSCĐ bị
ghi nhầm giá trị 121 triệu đồng thành 112 triệu đồng.
c.Tổng giá trị vật liệu tồn kho là 19 triệu đồng, sai sót trên sổ: ghi nhầm một hóa đơn
12 triệu đồng thành 21 triệu đồng
d.Tất cả các câu trên đều trọng yếu

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

10.Tháng 2/20x1 phát sinh hàng bán bị trả lại (đã ghi DTBH tháng 12/20x0) –
nếu BCTC năm 20x0 chưa phát hành, kế toán xử lý … chắc chắn đúng
a.giảm DT, GV năm 20x1 nếu số tiền không trọng yếu
b.giảm DT, GV năm 20x1vì giao dịch xảy ra năm 20x1
c. áp dụng điều chỉnh hồi tố BCTC năm 20x1
d. giảm DT, GV năm 20x0, lập lại BCTC năm 20x0

ĐỀ 5 : 9đ sai câu 8 (chốt)


1.Chính sách kế toán doanh thu nội bộ ghi nhận khi bán hàng nội bộ. Năm 20x1
đã ghi nhận lãi nội bộ chưa thực hiện là 500; Năm 20x2 hàng đã bán hết ra bên
ngoài. (bỏ qua thuế TNDN) Bút toán điều chỉnh do ảnh hưởng giao dịch nội bộ
để lập BCTC tổng hợp năm 20x2 ảnh hưởng đến khoản mục “Giá vốn hàng bán”
là: chắc chắn đúng

a.giảm 500 nếu lô hàng bán có lãi


b.giảm 500
c.tăng 500
d.không ảnh hưởng vì đây là giao dịch năm 20x1 đã thực hiện

2.Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau đó
A đã bán ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán
25, số còn lại tồn kho. Vậy lãi nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ là: chắc chắn
đúng

a.3
b.20
c.15 = (100*30%+25)-(80*50%)
d.Số khác

3.Khi thay đổi các ước tính kế toán trong năm hiện tại thì kế toán như các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh mới trong năm theo ước tính kế toán mới. Chắc chắn đúng
có trong đề 10đ

a.Đúng
b.Đúng – vì phải điều chỉnh dữ liệu trong BCTC của các năm trước
c.Sai
d.Sai – vì không được thay đổi ở năm hiện tại, nhằm đảm bảo nguyên tắc nhất quán

4.Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm N, ngày 5/1/N+1 có kết luận của tòa án DN
có nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm phải bồi thường cho các hộ
dân lân cận số tiền là 100 triệu đồng do hệ thống xử lý chất thải bị rò rỉ. Xử lý ...

a.Phát sinh năm N+1 nên ghi sổ năm N+1


b.Chỉ cần thuyết minh trên BCTC năm N

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

c.Cuối năm N, DN chưa ghi dự phòng (chưa đủ điều kiện ghi nhận) do đó đòi hỏi DN
phải ghi nhận khoản dự phòng phải trả mới vào năm N.
d.Cuối năm N, DN đã ghi dự phòng theo mức đòi bồi thường của người bị hại rồi

5.Công ty M có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi bán nội bộ, Chi nhánh
K trực thuộc Công ty M, không tư cách pháp nhân, tổ chức kế toán riêng được
ghi nhận doanh thu và tính KQKD. Trong kỳ Công ty M xuất kho lô hàng hóa
bán cho Chi nhánh K chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là 80, giá bán chưa thuế
GTGT là 100, thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi nhánh K đã nhập kho 60%
lô hàng và bán ngay 40% với giá bán chưa thuế GTGT là 60, thuế GTGT 10%
chưa thu tiền. Chi nhánh K ghi sổ như sau: chắc chắn đúng

ủa C đúng r mà được phân cấp ghi nhận doanh thu mà uh đúng òi mà sai chỗ 156 á vs
3368 do m nhận 156 là 100 mà m đã bán 40 rồi nên 156 còn 60 thôi

a.Nợ 156/Có 3368-M: 110 và Nợ 632/Có 156: 44; Nợ 131: 66/ Có 511: 60, Có 33311:
6
b.Nợ 156: 60, Nợ 632: 40, Nợ 133: 10/ Có 3368-M: 110; và Nợ 131: 66/ Có 511: 60,
Có 33311: 6
c.Nợ 156: 80, Nợ 133: 10/ Có 3368-M: 90; và Nợ 131: 66/ Có 511: 60, Có 33311: 6
d.Nợ 156/Có 3368-M: 80 và Nợ 131: 66/ Có 511: 60, Có 33311: 6

6.Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: phản ánh … Chắc chắn
đúng có trong đề 10đ

a.số vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con.


b.số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch
toán độc lập.
c.chỉ ở đơn vị cấp dưới để ghi nhận số vốn kinh doanh hiện có nhận từ cấp trên.
d.chỉ ở doanh nghiệp cấp trên để ghi nhận số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị cấp
dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp cấp trên giao.
7. Tháng 1 năm 20x1 kế toán phát hiện bỏ sót giao dịch phát sinh tháng 11/20x0
về thanh toán chi phí tiếp khách ở cửa hàng bằng tiền tạm ứng số tiền 1 triệu
đồng (trđ) không có chứng từ theo quy định của cơ quan thuế, BCTC 20x0 chưa
phát hành (thuế TNDN 20%) – đây là sai sót không trọng yếu – xử lý nào sau đây
là đúng theo quy định:chắc chắn đúng
a.Sai sót điều chỉnh phi hồi tố: Ghi sổ tháng 11 năm 20x0: Nợ 641/Có 141: 1 trđ
b.Ghi sổ năm 20x0: bút toán Nợ 641/Có 141: 1 trđ, kết chuyển Nợ 911/Có 641: 1 trđ
và Nợ 4212/Có 911: 1 trđ; Khóa sổ cuối kỳ TK 141 và TK 4212; Lập lại BCTC 20x0
để phát hành.
c.Điều chỉnh số dư đầu năm 20x1: SDĐN TK 141 giảm 1 trđ, SDĐN TK 3334 giảm
0,2 trđ, SDĐN TK 4211 giảm 0,8 trđ
d.Sai sót điều chỉnh phi hồi tố: Ghi sổ tháng 1 năm 20x1: Nợ 641/Có 141: 1 trđ
8.Công ty A bán chịu lô hàng cho Chi nhánh 1 đơn vị trực thuộc Công ty B, kế
toán công ty A theo dõi công nợ ghi sổ:
a.TK 1388
b.lựa chọn TK 131/ TK 1368

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

c.TK 131
d.TK 1368
9. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng và
bán hết ra ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ số liệu ở các chỉ
tiêu: chắc chắn đúng
a.Nợ Doanh thu BH : 40, Nợ Hàng tồn kho: 10, Có Giá vốn hàng bán: 50
b.Nợ Doanh thu BH : 40, Có Giá vốn hàng bán: 40
c. Ý kiến khác
d. Nợ Doanh thu BH : 40, Có Giá vốn hàng bán: 40 Và : Nợ Hàng tồn kho : 10, Có
Giá vốn hàng bán:
10. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng
và còn tồn kho. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ số liệu ở các chỉ
tiêu: chắc chắn đúng
a.Cả hai cách ghi đều đúng
b.Nợ “Doanh thu BH và CCDV” : 100, Có “Giá vốn hàng bán”: 80, Có “Hàng tồn
kho”: 20
c.Nợ “Doanh thu BH và CCDV”: 100, Có “Giá vốn hàng bán”: 100, Và Nợ “Giá vốn
hàng bán”: 20, Có “Hàng tồn kho”: 20

ĐỀ 6 : 7đ sai câu 3, 4,5


1. Công ty sản xuất Thanh Tâm có 2 đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp A và Xí
nghiệp B (đều không có tư cách pháp nhân) tổ chức kế toán riêng, xác định kết
quả kinh doanh riêng. Trong kỳ công ty Thanh Tâm chuyển khoản cho Xí nghiệp
A vay 100 triệu đồng, lãi suất ưu đãi 6%/năm. Kế toán công ty Thanh Tâm ghi
sổ: chắc chắn đúng
a.Nợ 1368- XN A / Có 112: 100 triệu đồng
b.Nợ 1361- XN A / Có 112: 100 triệu đồng
c.Nợ 1283 cho vay - XN A / Có 112: 100 triệu đồng
d.Nợ 1388- XN A / Có 112: 100 triệu đồng

2. Khi thay đổi các ước tính kế toán trong năm hiện tại thì kế toán như các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới trong năm theo ước tính kế toán mới. chắc chắn
đúng có trong đề 10đ.

a.Đúng
b.Sai – vì không được thay đổi ở năm hiện tại, nhằm đảm bảo nguyên tắc nhất quán
c.Sai
d.Đúng – vì phải điều chỉnh dữ liệu trong BCTC của các năm trước

3. Công ty có các đơn vị trực thuộc ko có tư cách pháp nhân hạch toán phụ
thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán hàng được ghi nhận doanh thu khi hàng
bán ra bên ngoài và cả trong nội bộ công ty, thì:

a.Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

b.Ý kiến khác


c.Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp
d.Doanh thu bán hàng nội bộ và Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn
khi lập BCTC tổng hợp

4. Thay đổi phương pháp về ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng là

a.sự kiện cần điều chỉnh khi lập BCTC


b.thay đổi chính sách kế toán
c.thay đổi ước tính kế toán
d.điều chỉnh sai sót về lợi nhuận gộp

5. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 500, giá bán 450, sau
đó A đã bán 50% ra ngoài với giá bán 200. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết
quả hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:lỗ nội bộ
chưa thực hiện = (500-450)*50% = 25 => lỗ thực sự ko đc HTK

Nợ DThu: 450/ Có GVHB: 450

a.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 450 và Khoản mục “Giá vốn
hàng bán” giảm 475
b.Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 25
c.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 450 và Khoản mục “Giá vốn
hàng bán” giảm 450
d.Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 25

6. TK 136 và TK 336 thể hiện công nợ nội bộ trong quan hệ nội bộ giữa …

chắc chắn đúng

a.Công ty và các chi nhánh trực thuộc.


b.Đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới
c.Doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới (không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ
thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán) hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc
doanh nghiệp độc lập.
d.Công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn, hoặc giữa các đơn vị trong Tập
đoàn.

7. Mọi giao dịch nội bộ trong 1 công ty đều sử dụng TK nội bộ là TK 136 và TK
336. chắc chắn đúng

a.Đúng
b.Sai

8. Công ty có các đơn vị trực thuộc không tư cách pháp nhân hạch toán phụ
thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán hàng chỉ được ghi nhận doanh thu khi
hàng thực sự bán ra bên ngoài công ty, khi lập BCTC tổng hợp ghi số liệu ở các
chỉ tiêu: chắc chắn đúng

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

a.Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A, Có Hàng tồn kho: Lãi nội bộ chưa
thực hiện: B, Có Giá vốn hàng bán: Giá vốn nội bộ loại trừ A-B
b.Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A, Có Hàng tồn kho: giá trị bán nội bộ :
A
c.Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A, Có Giá vốn hàng bán: giá trị bán nội
bộ : A

9. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau
đó A đã bán ra ngoài 30% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá
bán 30, số còn lại tồn kho. Vậy lãi nội bộ đã thực hiện là: chắc chắn đúng

a.20
b.Số khác
c.6 = (100-80)*30%
d.10

10. Theo quyết định đánh giá lại tài sản của Nhà nước – Doanh nghiệp điều chỉnh
tăng giá trị TSCĐ là 50 triệu đồng. Đây là trường hợp … chắc chắn đúng

a.sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
b.tất cả đều sai
c.điều chỉnh chính sách kế toán
d.điều chỉnh sai sót

ĐỀ 7: 7đ sai câu 9
1. Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhận thông tin cung cấp bằng chứng bổ
sung về các sự việc tồn tại vào ngày kết thúc năm cần phải điều chỉnh sổ kế toán
và BCTC trường hợp ...

a. Tất cả 3 phương án đều đúng


b.Điều chỉnh khoản dự phòng đã lập; Ghi nhận dự phòng mới;
c. Ghi nhận các bút toán điều chỉnh về xác định nghĩa vụ;
d. Điều chỉnh các gian lận và sai sót trong BCTC được phát hiện trước ngày phát hành
BCTC

2. Công ty ABC có 2 đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp A và Xí nghiệp B, không có tư


cách pháp nhân (có tổ chức kế toán riêng). Trách nhiệm về soạn thảo Báo cáo tài
chính (BCTC) của 2 Xí nghiệp là: chắc chắn đúng

a. chỉ cần Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
b. Tùy thuộc vào quyết định của đơn vị kế toán cấp trên là Công ty ABC – xác định
trách nhiệm lập và trình bày BCTC
c. chỉ cần Báo cáo tình hình tài chính
d. đầy đủ bộ BCTC theo quy định pháp lý

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

3 .Hạch toán ở đơn vị cấp dưới: khi nhận vốn kinh doanh do cấp trên giao vốn
kinh doanh (bằng lô vật tư) cho đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân
hạch toán phụ thuộc: chắc chắn đúng có trong đề 10đ.

a. Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá ghi sổ của cấp trên
b. Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá thị trường tại thời điểm nhận
c. Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá cao hơn giữa giá ghi sổ của cấp trên và giá thị
trường tại thời điểm nhận
d. Nợ 152/Có 411 (hoặc 3361): theo giá thị trường tại thời điểm nhận - % lãi nội bộ
4. Chính sách kế toán doanh thu nội bộ ghi nhận khi bán hàng nội bộ. Năm 20x1
đã ghi nhận lãi nội bộ chưa thực hiện là 200; Năm 20x2 hàng vẫn chưa bán ra
bên ngoài. (bỏ qua thuế TNDN) Bút toán điều chỉnh và bút toán kết chuyển do
ảnh hưởng giao dịch nội bộ để lập BCTC tổng hợp năm 20x2 ảnh hưởng đến
khoản mục “Hàng tồn kho” là: chắc chắn đúng có trong đề 10đ
a. không ảnh hưởng vì đây là giao dịch năm 20x1
b. tăng 200
c. giảm 200
d. giảm 200 nếu lô hàng ước tính tổn thất giảm giá

5. Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau
đó A đã bán ra ngoài 30% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá
bán 30, số còn lại tồn kho. Vậy lãi nội bộ đã thực hiện là: chắc chắn đúng.

a.6 = (100-80)*30%
b.10
c.Số khác
d.20

6. Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng và
bán hết ra ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ số liệu ở các chỉ
tiêu: chắc chắn đúng.

a. Nợ Doanh thu BH : 40, Nợ Hàng tồn kho: 10, Có Giá vốn hàng bán: 50
b. Nợ Doanh thu BH : 40, Có Giá vốn hàng bán: 40 Và : Nợ Hàng tồn kho : 10, Có
Giá vốn hàng bán: 10
c. Nợ Doanh thu BH : 40, Có Giá vốn hàng bán: 40
d. Ý kiến khác

7. Nếu thuế suất thuế TNDN giảm từ 25% xuống 20%, thì doanh nghiệp cần điều
chỉnh Tài sản thuế TNDN hoãn lại. Đây là trường hợp chắc chắn đúng.

a. sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh
b. thay đổi chính sách kế toán
c. sai sót cần điều chỉnh
d.thay đổi ước tính kế toán
8.Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa thực
hiện trong giá trị HTK là 200, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán 40% số

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh ở các chỉ
tiêu trong đó chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” đầu kỳ sẽ …: chắc
chắn đúng
a. tăng 200
b. tăng 80
c. giảm 200
d. giảm 120

9.Công ty sản xuất An Tâm (tổ chức bộ máy kế toán tập trung) có 2 đơn vị trực
thuộc hạch toán báo sổ là Xí nghiệp A và Xí nghiệp B (đều không có tư cách pháp
nhân). Trong kỳ công ty An Tâm quyết định chuyển TSCĐ M đang ở Xí nghiệp A
sang Xí nghiệp B sử dụng. Biết TSCĐ M có nguyên giá 200 triệu đồng (trđ), khấu
hao lũy kế thời điểm chuyển sang XN B là 50 trđ. Xử lý tại phòng kế toán công ty
An Tâm như sau: tui thấy câu A đúng á

a. Sổ chi tiết TSCĐ M ghi thông tin thay đổi nơi sử dụng.
b. Nợ 1361- XN B: 150 trđ, Nợ 214: 50 trđ / Có 211: 200 trđ
c. Nợ 1361- XN B / Có 1361- XN A: 200 trđ
d. Nợ 1361- XN B / Có 1361- XN A: 150 trđ

10.Đầu năm 20x0 doanh nghiệp (không lập BCTC giữa niên độ) vay ngân hàng 2
tỷ đồng thời hạn 2 năm, lãi suất 10%/năm, trả lãi khi đáo hạn. Chi phí đi vay đủ
điều kiện vốn hóa tính vào công trình xây dựng nhà xưởng. Tháng 4/20x1 khi
chuẩn bị quyết toán công trình xây dựng, kế toán phát hiện bỏ sót việc tính trước
lãi vay trả sau năm 20x0. Biết rằng sai sót là trọng yếu, thuế suất thuế TNDN là
20%. Thực hiện điều chỉnh sai sót ảnh hưởng BCTC năm 20x1 như sau:

a. Kế toán được phép lựa chọn Điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố - nếu đăng ký với cấp
trên
b. Điều chỉnh phi hồi tố - ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính cuối 20x1 (do
việc quyết toán công trình trong năm 20x1)
c. Điều chỉnh hồi tố - ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo kết quả
hoạt động (điều chỉnh cột thông tin so sánh)
d. Điều chỉnh hồi tố - chỉ ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính (điều chỉnh cột
thông tin so sánh)

TEST CỤM LẦN 2 (C24-C27)/ FILE PDF TEST CỤM C19-23


C24-27 GIỮA KỲ
Đề 1:
Câu 1: Công ty ABC có 5 đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân: gồm 2
chi nhánh có tổ chức kế toán riêng, và 3 cửa hàng hạch toán báo sổ. Vậy Công ty
ABC tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình:
A. kế toán phân tán
B. kế toán độc lập
C. kế toán tập trung
D. kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

Câu 2: Thay đổi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho là:
a. sự kiện cần điều chỉnh khi lập BCTC
b. thay đổi chính sách kế toán
c. điều chỉnh sai sót về giá vốn hàng bán
d. thay đổi ước tính
Câu 3: Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa
thực hiện trong giá trị HTK là 200, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán 40%
số hàng đầu kỳ này ra bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh ở các
chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” đầu kỳ sẽ… :
a. giảm 200
b. giảm 120
c. tăng 200
d. tăng 80
Câu 4: Đầu năm, công ty A cấp vốn cho chi nhánh A1 là đơn vị trực thuộc không
có tư cách pháp nhân (có tổ chức kế toán riêng) bằng TSCĐ mới nguyên giá là
500 triệu đồng (ước tính sử dụng 5 năm), vốn cấp được ghi nhận là khoản phải
trả về vốn kinh doanh. Đơn vị phụ thuộc chưa được giao xác định kết quả kinh
doanh riêng. Giao dịch này ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính
(BCTHTC) tổng hợp của Công ty A như thế nào? (đơn vị triệu đồng)
a. Chỉ tiêu “TSCĐ” giảm 500; chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500
b. Chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500; chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về
vốn kinh doanh” tăng 500
c. Không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của BCTHTC tổng hợp vì là giao dịch nội
bộ
d. Chỉ tiêu “TSCĐ” giảm 400; chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500
Câu 5: Tháng 4/20x1 phát hiện quên ghi sổ khoản chi phí tiếp khách 2 triệu đồng
(Hóa đơn không được xem là hợp lệ theo quy định của Thuế) đã thanh toán bằng
tiền tạm ứng từ tháng 12/20x0. Kế toán công ty xử lý như sau: BCTC 20x0 đã
công bố => sai sót kỳ trước
a. Điều chỉnh phi hồi tố - ghi vào sổ sách kế toán tháng 4/20x1: Nợ 642/Có 141: 2trđ
b. Điều chỉnh phi hồi tố - ghi vào sổ sách kế toán tháng 12/20x0: Nợ 642/Có 141: 2trđ
c. Điều chỉnh số dư đầu năm 20x1 (nếu số không trọng yếu): SDĐN TK 141 giảm
2trđ; SDĐN TK 4211 giảm 2trđ
d. Điều chỉnh số dư đầu năm 20x1 (nếu số trọng yếu): SDĐN TK 141 giảm 2trđ;
SDĐN TK 642 giảm 2trđ
Câu 6: Trong giao dịch nội bộ nếu phát sinh lỗ nội bộ chưa thực hiện thì phải
thực hiện…
a. tùy thuộc vào quy định của đơn vị cấp trên
b. không cần loại trừ lỗ chưa thực hiện do chưa bán ra bên ngoài
c. loại trừ lỗ chưa thực hiện toàn bộ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu
hồi.
d. loại trừ lỗ chưa thực hiện toàn bộ vì đó là giao dịch nội bộ

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

Câu 7: Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A giá gốc 250, giá bán 240,
sau đó A đã bán hết ra ngoài với giá bán 238. Vậy trên Báo cáo kết quả hoạt động
ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” để lập
BCTC tổng hợp như sau:
a. giảm 10
b. không ảnh hưởng
c. giảm 12
d. tăng 10
Câu 8: Tháng 1 năm 20x1 kế toán phát hiện bỏ sót giao dịch phát sinh tháng
11/20x0 về thanh toán chi phí tiếp khách ở cửa hàng bằng tiền tạm ứng số tiền
1trđ không có chứng từ theo quy định của cơ quan thuế. BCTC 20x0 chưa phát
hành (thuế TNDN 20%)- đây là sai sót không trọng yếu- xử lý nào sau đây là
đúng theo quy định. => BCTC 20x0 chưa công bố => Sai sót kỳ này mà khác
năm.
a. Sai sót điều chỉnh phi hồi tố. Ghi sổ tháng 11 năm 20x0: Nợ 641/ Có 141: 1trđ
b. Điều chỉnh số dư đầu năm 20x1: SDĐN TK 141 giảm 1trđ, SDĐN TK 3334 giảm
0,2 trđ, SDĐN TK 4211 giảm 0,8trđ.
c. Sai sót điều chỉnh phi hồi tố: Ghi sổ tháng 11 năm 20x1: Nợ 641/ Có 141: 1trđ
d. Ghi sổ năm 20x0: bút toán Nợ 641/ Có 141: 1trđ, kết chuyển Nợ 911/ Có 641: 1trđ
và Nợ 4212/ Có 911: 1trđ; Khóa sổ cuối kỳ TK 141 và TK 4212; Lập lại BCTC 20x0
để phát hành.
Câu 9: Công ty M có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi hàng được bán ra
bên ngoài. Chi nhánh K trực thuộc Công ty M, không có tư cách pháp nhân, tổ
chức kế toán riêng được ghi nhận doanh thu và tính KQKD. Trong kỳ Công ty M
xuất kho lô hàng hóa bán cho Chi nhánh K chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là
80, giá bán chưa thuế GTGT là 100, thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi nhánh
K đã nhập kho, hàng chưa bán ra ngoài. Chi nhánh K ghi sổ như sau:
a. Nợ 156: 80, Nợ 133: 10/Có 3368-M: 90
b. Nợ 156/Có 3368-M: 110
c. Nợ 156: 100, Nợ 133: 10/ Có 3368-M: 110
d. Nợ 156/ Có 3368-M: 80
Câu 10: Công ty ABC có 2 đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp A và xí nghiệp B, không
có tư cách pháp nhân (có tổ chức kế toán riêng). Theo lệnh điều chuyển tài sản
của công ty ABC, Xí nghiệp A bàn giao 1 thiết bị chuyển sang cho Xí nghiệp B.
Sự kiện này sẽ được kế toán ghi sổ ở đơn vị kế toán nào?
a. Công ty ABC
b. Công ty ABC; Xí nghiệp A và Xí nghiệp B
c. Xí nghiệp A
d. Xí nghiệp A và Xí nghiệp B
Đề 2:
Câu 1: Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị phụ thuộc A, giá gốc 80, giá bán 100,
sau đó A đã bán ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với
giá bán 30, số còn lại tồn kho. Vậy doanh thu nội bộ phải loại trừ là:
a. 70

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

b. 130 = 100 + 30
c. Số khác
d. 100
Câu 2: Tại một Công ty có các ĐVTT đã có hạch toán kế toán riêng có tài liệu
sau (đơn vị triệu đồng): Công ty bán 1 TSCĐ hữu hình cho ĐVTT có nguyên giá
40, đã trích khấu hao 6, giá bán nội bộ chưa thuế 36, thuế suất 10%. Vậy 1 trong
các bút toán điều chỉnh trước khi lập BCTC tổng hợp toàn công ty sẽ là: câu này
hum biết, giống câu bữa nè, thấy bên đề GK ta chọn C á
a. Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 2, Có “Giá trị hao mòn lũy kế
TSCĐ”: 2
b. Nợ “NG TSCĐHH”: 4, Nợ “Thu nhập khác”: 2, Có “Giá trị hao mòn lũy kế
TSCĐ”: 6
c. Ý kiến khác
d. Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 2, Có “NG TSCĐHH”: 2
Câu 3 : Công ty ABC có 2 đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp A và xí nghiệp B, không
có tư cách pháp nhân ( hạch toán báo sổ ). Trách nhiệm lập BCTC
a. Công ty ABC lập BCTC ( riêng )
b. Công ty ABC lập BCTC tổng hợp
c. Công ty ABC lập BCTC hợp nhất
d. Tùy thuộc vào quyết định của ban quản trị để soạn thảo bộ BCTC
Câu 4 : Khi thay đổi ước tính kế toán thì trong thuyết minh BCTC, DN không
phải trình bày tính chất và giá trị của các ảnh hưởng đến năm hiện tại, dự kiến
ảnh hưởng đến năm tương lai ( trang 14)
a. Đúng
b. Sai
c. Sai - vì chỉ trình bày ảnh hưởng trong quá khứ
d. Đúng - nếu là số không trọng yếu
Câu 5 : Nếu thuế suất thuế TNDN giảm từ 25% xuống 20% thì doanh nghiệp cần
điều chỉnh tài sản thuế TNDN hoãn lại. Đây là trường hợp
a. Thay đổi ước tính kế toán
b. Sai sót cần điều chỉnh
c. Thay đổi chính sách kế toán
d. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm cần điều chỉnh
Câu 6 : Nếu thuế suất thuế TNDN giảm từ 20% xuống còn 18% thì doanh nghiệp
cần điều chỉnh thuế TNDN hoãn lại phải trả. Đây là trường hợp thay đổi ước tính
kế toán
a. Đúng - nếu BCTC có kiểm toán
b. Sai
c. Sai - đây là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh
d. Đúng

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

Câu 7: Công ty ABC có 3 đơn vị trực thuộc, không có tư cách pháp nhân, là 3
cửa hàng (có tổ chức kế toán riêng). Giao dịch cấp phát - nhận vốn hoạt động
giữa công ty ABC và 3 cửa hàng, sử dụng tài khoản
a. TK 1361
b. Chỉ ghi sổ quản trị (do giao dịch trong nội bộ)
c. TK 1361/3361/411
d. TK 136/336
Câu 8: Cuối niên độ kế toán lập BCTC tổng hợp, lãi nội bộ chưa thực hiện cần
phải loại trừ ra khỏi hàng tồn kho là 10. Khi lập BCTC tổng hợp của niên độ kế
toán tiếp theo, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ còn tồn năm trước đã bán hết ra
bên ngoài, kế toán ghi số liệu ở các chỉ tiêu:
a. Nợ hàng tồn kho: 10, Có giá vốn hàng bán: 10
b. Nợ lợi nhuận trước thuế điều chỉnh:10, Có giá vốn hàng bán: 10
c. Nợ lợi nhuận trước thuế điều chỉnh:10, Có hàng tồn kho: 10
d. Nợ giá vốn hàng bán: 10, Có hàng tồn kho: 10
Câu 9: Công ty thương mại Đại Dương có 2 chi nhánh trực thuộc, không có tư
cách pháp nhân, có tổ chức kế toán riêng chính sách ghi doanh thu khi bán nội
bộ (chi nhánh 1 và chi nhánh 2: cả hai chi nhánh đều được ghi nhận doanh thu,
chi phí, tính lời lỗ riêng). Trong kỳ công ty Đại Dương xuất kho lô hàng hóa
chuyển ra chi nhánh 1, thông tin lô hàng giá xuất kho tại Đại Dương là 10 triệu
đồng (trở), giá bán nội bộ cho chi nhánh 1 theo giá chưa thuế GTGT khấu trừ
10% là 12trđ. Hỏi chi nhánh 1 ghi nhận nhập kho lô hàng từ công ty theo giá gốc
hàng tồn kho là: Nợ 156: 12 (Ghi theo giá bán NB); Nợ 133:1,2/ Có 3368: 13,2
a. 13,2 trđ
b. 10 trđ
c. 12 trđ theo giá bán nội bộ
để cuối kỳ nếu chi nhánh 1 chưa bán ra bên ngoài thì mới ghi 10trđ
Câu 10: Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị
phụ thuộc cấp dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán
70% hàng mua nội bộ ra bên ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại
trừ số liệu ở các chi tiêu. Chọn cách ghi SAI
a. Nợ Doanh thu BH và CCDV: 100, Có "Giá vốn hàng bán": 94. Có "Hàng tồn kho” :
6
b. Nợ Doanh thu BH và CCDV: 100. Có "Giá vốn hàng bán: 100, Và Nợ "Giá vốn
hàng bán: 6. Có "Hàng tồn kho”: 6
c. Nợ Doanh thu BH và CCDV 100. Có Giá vốn hàng bán 100

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


lOMoARcPSD|9153298

Downloaded by Nam Nam (nguyennam0252@gmail.com)


Chương 24

1. (1.00 đ)
Năm 2020 kế toán bỏ sót giao dịch thanh toán chi phí tiếp khách bằng tiền tạm ứng số tiền 2
triệu đồng không có chứng từ theo quy định của cơ quan thuế, BCTC 2020 đã phát hành
(thuế TNDN 20%) – đây là sai sót không trọng yếu – bút toán điều chỉnh phi hồi tố vào sổ
sách kế toán năm 2021:
A. Nợ 421/Có 141: 2 triệu đồng vì cơ quan thuế không đồng ý
B. Nợ 811/Có 141: 2 triệu đồng vì là giao dịch năm trước
C. Nợ 1388/Có 141: 2 triệu đồng – lỗi kế toán phải bồi thường
D. Nợ 642/Có 141: 2 triệu đồng
2. (1.00 đ)
Năm N, kế toán phát hiện sai sót trọng yếu xảy ra vào năm N-1 sau khi đã phát hành báo cáo
năm N-1. Kế toán xử lý:
A. Điều chỉnh hồi tố: chỉnh lại sổ năm N-1 bằng cách ghi bổ sung/ghi số âm
B. Điều chỉnh phi hồi tố
C. Điều chỉnh hồi tố: chỉnh lại số dư đầu năm N của các sổ có số dư bị sai và chỉnh lại số liệu
so sánh trên BCTC năm N
D. DN được phép lựa chọn 1 trong 3 phương án trên.
3. (1.00 đ)
Doanh nghiệp có mua một ô tô phục vụ quản lý doanh nghiệp vào ngày 1/7/N-2, nguyên giá
1.200 triệu đồng; thời gian sử dụng ước tính 10 năm và giá trị thanh lý ước tính là 0đ; nhưng
quên không tính khấu hao; đến ngày 20/1/N mới phát hiện. Đây là trường hợp:

A. Thay đổi chính sách kế toán.


B. Sai sót.
C. Thay đổi ước tính kế toán
D. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
4. (1.00 đ)
Đầu năm N, Doanh nghiệp (tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng) mua tài sản cố
định hữu hình có nguyên giá 120 triệu đồng (trđ), ước tính thời gian sử dụng là 12 năm. Đầu
năm N+2, DN ước tính lại thời gian sử dụng còn lại là 8 năm. Giả sử DN đang trong giai đọan
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến cột “Số đầu năm” của
chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” năm N+2 là:
A. giảm 10 trđ
B. giảm 5 trđ
C. không ảnh hưởng
D. a,b,c: đều sai
5. (1.00 đ)
Công ty cần công bố những thông tin nào sau đây khi công ty thay đổi phương pháp khấu
hao theo số dư giảm dần sang phương pháp đường thẳng
A. Ảnh hưởng lũy kế lợi nhuận sau thuế của những năm trước trên lợi nhuận chưa phân phối
đầu năm
B. Tính lại chi phí khấu hao năm nay và các năm sau
C. Trình bày lại số liệu so sánh trên BCKQHĐKD
D. Tất cả các câu trên
6. (1.00 đ)
Thay đổi nào sau đây không là thay đổi ước tính kế toán:
A. Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
B. Thay đổi cách xác định giá trị hàng tồn kho lỗi mốt.
C. Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho.
D. Thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
7. (1.00 đ)
Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán, kế toán phải thực hiện:
A. Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu
tương ứng của các năm bị ảnh hưởng.
B. Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu
tương ứng của năm hiện tại.
C. Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu
tương ứng của năm hiện tại và cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính của các năm bị
ảnh hưởng.
D. Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu
tương ứng của năm hiện tại và cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính của năm hiện tại.
8. (1.00 đ)
Nếu thay đổi chính sách kế toán làm ảnh hưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả hoặc
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong các năm trước, doanh nghiệp phải:
A. Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tới từng năm và điều chỉnh vào số dư cuối năm của
các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của các năm bị ảnh
hưởng
B. Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi và điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài
khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.
C. Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào số dư cuối năm
của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.
D. a,b,c đều sai.
9. (1.00 đ)
Vào 31/12/20X1, kế toán bỏ sót không ghi nhận chi phí thuê nhà xưởng sản xuất phát sinh
trong năm 20X1 nhưng chưa thanh toán - có liên quan toàn bộ đến chi phí sản xuất kinh
doanh còn dở dang và hàng giữ để bán. Ảnh hưởng của nghiệp vụ này đến BCĐKT ngày
31/12/20X1 là:
A. Nợ phải trả không ảnh hưởng, lợi nhuận chưa phân phối không ảnh hưởng
B. Nợ phải trả bị ghi thiếu, lợi nhuận chưa phân phối không ảnh hưởng
C. Nợ phải trả bị ghi thiếu, lợi nhuận chưa phân phối bị ghi dư
D. Nợ phải trả không ảnh hưởng, lợi nhuận chưa phân phối bị ghi dư
10. (1.00 đ)
Những trường hợp nào kế toán KHÔNG được sử dụng phương pháp điều chỉnh hồi tố:
A. Thay đổi chính sách kế toán
B. Sai sót trong kế toán
C. Thay đổi ước tính kế toán
D.a và b cùng đúng
1. (1.00 đ)
Đầu năm N, Doanh nghiệp (tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng) mua tài sản cố
định hữu hình có nguyên giá 120 triệu đồng (trđ), ước tính thời gian sử dụng là 12 năm. Đầu
năm N+2, DN ước tính lại thời gian sử dụng còn lại là 8 năm. Giả sử DN đang trong giai đọan
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến cột “Số đầu năm” của
chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” năm N+2 là:
A. giảm 5 trđ
B. không ảnh hưởng
gC. iảm 10 trđ
D. a,b,c: đều sai
2. (1.00 đ)
Nếu có sự thay đổi ước tính kế toán thì công ty cần ghi nhận ảnh hưởng này trên BCTC của:
A> Kỳ hiện tại và áp dụng hồi tố
B. Chỉ áp dụng hổi tố
C. Kỳ hiện tại và các kỳ tương lai
D. Chỉ kỳ hiện tại
3. (1.00 đ)
Cuối ngày 30/03/N+1, kế toán công bố báo cáo tài chính năm N, đến ngày 12/9/N+1 kế toán
phát hiện chưa phân bổ chi phí trả trước năm N, số tiền sai sót là lớn, trọng yếu. Vậy kế toán
điều chỉnh cho báo cáo tài chính năm N các chỉ tiêu sau:
A. Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước thuế, giảm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế
B. Bảng tình hình tài chính: giảm chi phí trả trước, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,
giảm lợi nhuận chờ phân phối
C. Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước thuế, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế
D. Bảng tình hình tài chính không thay đổi
Ghi bổ sung chi phí năm N+1: ghi Nợ chi phí quản lý DN / Có chi phí trả trước
Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước thuế, giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế
Bảng tình hình tài chính: giảm chi phí trả trước, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
4. (1.00 đ)
Tháng 4/2021 (Báo cáo tài chính năm 2020 đã công bố) công ty nhận lại nhập kho 1 lô hàng
đã bán trong tháng 12/2020 có doanh thu bán hàng là 100, giá vốn hàng bán là 80 (bỏ qua các
khoản thuế). Xử lý nào sau đây là đúng theo Thông tư 200 (Chế độ KT DN):
A. Ghi giảm doanh thu, giá vốn của kỳ phát sinh tháng 4/2021
B. Chỉ điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng số dư đầu năm 2021 các tài khoản bị ảnh hưởng và cột
thông tin so sánh trong Báo cáo tài chính năm 2021
C. Tùy vào mức độ trọng yếu để điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố
D. Đây là trường hợp sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh
5. (1.00 đ)
Thay đổi nào sau đây không là thay đổi ước tính kế toán:
A. Thay đổi cách xác định giá trị hàng tồn kho lỗi mốt.
B. Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho.
C. Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
D. Thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
6. (1.00 đ)
Sai sót trọng yếu năm trước nào sau đây chỉ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán:

1. Quên trích khấu hao TSCĐ phục vụ QLDN 30.000.000đ


2. Quên ghi nhận việc chuyển trả TSCĐ cho đơn vị góp vốn liên doanh có NG
100.000.000đ, đã khấu hao 25.000.000đ.
3. Quên phân bổ chiết khấu trái phiếu 20.000.000đ (biết trái phiếu huy động nhằm bổ
sung vốn hoạt động kinh doanh)

A. Sai sót 1
B. Sai sót 1,2
C. Sai sót 2
D. Sai sót 2,3
7. (1.00 đ)
Doanh nghiệp X kinh doanh hàng A bắt đầu hoạt động đầu năm N-2 và áp dụng phương
pháp FIFO để tính giá hàng A. Đầu năm N, doanh nghiệp quyết định áp dụng phương pháp
bình quân gia quyền để tính giá hàng A; trị giá vốn hàng A tính theo phương pháp bình quân
gia quyền cao hơn tính theo phương pháp FIFO: năm N-1 là 150 triệu đồng và năm N-2 là 200
triệu đồng. Đây là trường hợp:
A. Sai sót.
B. Thay đổi ước tính kế toán
C. Thay đổi chính sách kế toán.
D. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
8. (1.00 đ)
Những trường hợp nào kế toán KHÔNG được sử dụng phương pháp điều chỉnh hồi tố:
A. Sai sót trong kế toán
B. Thay đổi chính sách kế toán
C. Thay đổi ước tính kế toán
D. a và b cùng đúng
9. (1.00 đ)
Khi kế toán thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ, ví dụ ban đầu khấu hao 8 năm, đã sử dụng 2
năm, ước tính thời gian sử dụng còn lại là 4 năm. Điều này dẫn đến chi phí năm hiện tại tăng
cao ảnh hưởng kết quả kinh doanh trong kỳ, nên kế toán ...:
A. không điều chỉnh cột thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính, chỉ thuyết minh trên bản
Thuyết minh Báo cáo tài chính.
B. áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư các năm trước và cột thông tin so sánh của
Báo cáo tài chính năm hiện tại.
C. áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư đầu năm hiện tại và cột thông tin so sánh của
Báo cáo tài chính năm hiện tại.
D. áp dụng phương pháp ghi bổ sung vào các năm trước.
10. (1.00 đ)
Sai sót trọng yếu năm trước nào sau đây ảnh hưởng đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

1. Quên phản ánh hao mòn TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi 30.000.000đ
2. Quên ghi nhận việc chuyển trả TSCĐ cho đơn vị góp vốn liên doanh có NG
100.000.000đ, đã khấu hao 25.000.000đ.
3. Quên phân bổ chiết khấu trái phiếu 20.000.000đ (biết trái phiếu nhằm huy động vốn
xây dựng công trình và chi phí đi vay được vốn hóa)

Sai sót 1
Sai sót 3
Sai sót 2
Tất cả đều sai
Đơn vị trực thuộc có hạch toán kế toán riêng là:

Mở sổ sách kế toán ghi chép và lập đầy đủ các báo cáo tài chính

Có mở sổ sách kế toán ghi chép theo phạm vi được phân công, không nhất thiết phải xác định
được kết quả kinh doanh

Có mở sổ sách kế toán và có xác định kết quả kinh doanh

Tất cả đều sai


2. (1.00 đ)
Đơn vị trực thuộc có hạch toán kế toán riêng có thể được phân cấp như ở mức độ sau:

Được phân cấp hạch toán đến kết quả sau thuế

Được phân cấp ghi nhận doanh thu nhưng không được phân cấp hạch toán đến kết quả sau
thuế

Không được phân cấp ghi nhận doanh thu

Tất cả đều đúng

1. (1.00 đ)
Công ty A có các chi nhánh hạch toán báo sổ (khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính), chi
nhánh nộp thuế và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Chung với trụ sở chính

Riêng tại chi nhánh


2. (1.00 đ)
Công ty A có 3 chi nhánh hạch toán phụ thuộc (khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính), chi
nhánh nộp thuế và kê khai thuế GTGT

Tại trụ sở chính

Tại chi nhánh

1. (1.00 đ)
Khi đơn vị cấp tạm ứng tiền mặt cho cửa hàng là đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán
riêng, đơn vị cấp trên ghi:

Nợ TK 141/ Có TK 111

Không ghi sổ

Nợ TK 1361/ Có TK 111

Nợ TK 1368/ Có TK 111
2. (1.00 đ)
Khi đơn vị cấp trên điều chuyển hàng hóa xuống cho cửa hàng là đơn vị trực
thuộc không tổ chức kế toán riêng, đơn vị cấp trên ghi:

Nợ TK 1361/ Có TK 156

Không ghi bút toán tổng hợp, chỉ theo dõi trên sổ chi tiết: ghi tăng TK 156 “sổ chi tiết cửa hàng”/
ghi giảm TK 156 “sổ chi tiết công ty”.

Tất cả đều sai

Nợ TK 1368/ Có TK 156

1. (1.00 đ)
TK 1368- Phải thu nội bộ khác và TK 3368- Phải trả nội bộ khác được sử dụng ở:

Cả đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới.

Được mở ở cả công ty mẹ và công ty con.

Đơn vị cấp trên.

Đơn vị cấp dưới.


2. (1.00 đ)
Đối với DN là Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh khoản phải thu
nội bộ, kế toán sử dụng TK 1361 và các TK sau:

TK 1362

TK 1363

TK 1368

Tất cả các TK trên

1. (1.00 đ)
Khi cấp TSCĐ cho cấp dưới hoặc điều chuyển nội bộ TSCĐ giữa các đơn vị trực thuộc
nếu có phát sinh chi phí (vận chuyển, lắp đặt...) được xử lý:

Ghi vào nguyên giá

Ghi vào CP SXKD

Ghi vào chi phí khác

Tất cả đều sai


2. (1.00 đ)
Cấp trên chuyển một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 800.000.000đ, hao mòn lũy kế
200.000.000đ cho đơn vị trực thuộc dùng ở phân xưởng sản xuất. Kế toán đơn ị trực
thuộc ghi:
Nợ TK 211 : 800.000.000
Có TK 214: 200.000.000
Có TK 411: 600.000.000

Nợ TK 211 : 800.000.000
Có TK 214: 200.000.000
Có TK 3361: 600.000.000

Nợ TK 211 : 800.000.000
Có TK 214: 200.000.000
Có TK 1361: 600.000.000

A hoặc B đúng
1. (1.00 đ)
Mô hình mà các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm một phần hay toàn bộ công tác kế
toán, sau đó nộp báo cáo về cho đơn vị cấp trên gọi là:

Mô hình tổ chức kế toán tập trung

Mô hình tổ chức kế toán phân tán


2. (1.00 đ)
Các khoản phải thu, phải trả nội bộ là các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với
đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập. Các
đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là:

Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế
toán

Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, chưa tổ chức công tác kế toán
riêng

Là những đơn vị đã có tư cách pháp nhân riêng và có bộ máy kế toán độc lập

Tất cả đều sai


2. (1.00 đ)
Khi đơn vị cấp trên điều chuyển hàng hóa xuống cho cửa hàng là đơn vị trực
thuộc không tổ chức kế toán riêng, ở cửa hàng sẽ ghi:

Nợ TK 156/ Có TK 411

Không ghi bút toán tổng hợp, chỉ theo dõi trên sổ chi tiết: ghi vào cột nhập của sổ chi tiết theo dõi
hàng hóa.

Nợ TK 156/ Có TK 336

Tất cả đều sai

1. (1.00 đ)
Khi đơn vị cấp trên cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (ghi vào TK 1361) thì cấp dưới khi nhận
vốn xử lý:

Ghi tăng khoản phải trả nội bộ (TK 3361)

Ghi tăng khoản phải trả nội bộ (TK 3361) hoặc tăng nguồn vốn KD (TK 411)

Ghi tăng khoản phải trả nội bộ khác (TK 3368)

Ghi tăng nguồn vốn KD (TK411)


2. (1.00 đ)
Tài khoản 136 chỉ được sử dụng để phản ánh khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty
con:

Đúng

Sai

1. (1.00 đ)
Khi đơn vị trực thuộc nhận TSCĐ đã sử dụng do cấp trên cấp, nguyên giá TSCĐ sẽ được
xác định dựa trên nguyên giá ban đầu của TSCĐ là do nguyên tắc kế toán:

Giá gốc

Nhất quán

Thận trọng

Phù hợp
2. (1.00 đ)
Đơn vị cấp dưới (có tổ chức kế toán riêng) chi tiền lắp đặt TSCĐ do cấp trên cấp để sử
dụng ở phân xưởng sản xuất ghi nhận vào:

Nguyên giá TSCĐ

Theo quy định cấp trên

Chi phí khác

Chi phí sản xuất chung


1. (1.00 đ)
Mô hình tổ chức kế toán phân tán là mô hình mà các đơn vị trực thuộc của DN mở sổ
sách kế toán ghi chép và lập báo cáo theo phạm vi được phân công.

Đúng

Sai
2. (1.00 đ)
Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì:

Không được xác định kết quả kinh doanh


Được xác định kết quả kinh doanh

a hoặc b tùy theo sự phân cấp của đơn vị

a hoặc b tùy theo tình hình kinh doanh của đơn vị trực thuộc

1. (1.00 đ)
Công ty A có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cuối kỳ chi nhánh sẽ chuyển số liệu,
chứng từ doanh thu, chi phí về công ty để kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp tại công ty A

Đúng

Sai

2. (1.00 đ)
TK 1361- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, chỉ được sử dụng ở:

Công ty con

Công ty mẹ.

Đơn vị cấp trên.

Đơn vị cấp dưới.

2. (1.00 đ)
Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị trong nội bộ một doanh nghiệp hạch toán độc lập
không được thay đổi giá trị là do xuất phát từ giả định:

Đơn vị kế toán

Đơn vị tiền tệ

Hoạt động liên tục

Kỳ kế toán
2. (1.00 đ)
Giao dịch nội bộ trong chương này được hiểu là giao dịch:

Giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập.

Giữa doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới

Giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ
thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán riêng.

Tất cả đều đúng


Mô hình tổ chức kế toán tập trung là:
Văn phòng kế toán công ty chịu trách nhiệm ghi chép xử lý toàn bộ công tác kế toán của công ty

Đơn vị trực thuộc tập hợp và chuyển chứng từ lên công ty

Các đơn vị trực thuộc không mở sổ sách kế toán và không hạch toán tổng hợp, chỉ theo dõi chi
tiết

Tất cả đều đúng


2. (1.00 đ)
Cấp trên điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định
giảm vốn, Đơn vị cấp dưới bị điều chuyển vốn, hạch toán

Nợ TK 3368 + Nợ TK 214 / Có TK 211

Nợ TK 411 + Nợ TK 214 / Có TK 211

Nợ TK 3361 + Nợ TK 214 / Có TK 211

B hoặc C đúng
Mô hình mà các đơn vị trực thuộc chuyển toàn bộ chứng từ cho đơn vị cấp trên để cấp
trên hạch toán ghi sổ và lập báo cáo gọi là:

Mô hình tổ chức kế toán tập trung

Mô hình tổ chức kế toán phân tán


2. (1.00 đ)
Công ty Hoàng Long có văn phòng đại diện ở Hà Nội, văn phòng đại diện là nơi tiếp nhận
đơn đặt hàng của khách hàng khu vực miền Bắc và chuyển đơn đặt hàng về đơn vi công
ty, sau đó nhận chứng từ và hàng từ công ty phân phối cho khách hàng, cuối tháng văn
phòng đại diện sẽ gởi báo cáo tình hình bán hàng về cho công ty, vậy văn phòng đại diện
là:

Đơn vị phụ thuộc, hạch toán độc lập

Đơn vị phụ thuộc, hạch toán phụ thuộc

Đơn vị độc lập, hạch toán độc lập

Đơn vị độc lập, hạch toán phụ thuộc

1. (1.00 đ)
Đối với DN là Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh khoản phải trả nội
bộ kế toán sử dụng TK 3361 và các TK sau:

TK 3368

TK 3362

TK 3363
Tất cả các TK trên
Nợ TK 411 + Nợ TK 214 / Có TK 211

B hoặc C đúng
Giữa doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới

Tất cả đều đúng


1. (1.00 đ)
Đối với DN là Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án, để phản ánh khoản phải trả
nội bộ kế toán sử dụng TK 3361 và các TK sau:

TK 3368

TK 3363

TK 3362

Tất cả các TK trên


2. (1.00 đ)
Cấp trên điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định
giảm vốn, vốn điều chuyển của tài sản cấp được xác định theo:

Nguyên giá ban đầu của TSCĐ

Giá trị còn lại trên sổ sách của TSCĐ tại thời điểm chuyển giao

Giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm chuyển giao

Giá trị thỏa thuận giữa cấp trên và các đơn vị khác trong nội bộ
1. (1.00 đ)
Công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán
hàng chỉ được ghi nhận doanh thu khi hàng thực sự bán ra bên ngoài công ty. Bút toán
loại trừ khi lập BCTC tổng hợp:

Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A


Có Hàng tồn kho: Lãi nội bộ chưa thực hiện B
Có Giá vốn hàng bán: Giá vốn nội bộ loại trừ A-B

Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A


Có Hàng tồn kho: giá trị bán nội bộ : A

Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A


Có Giá vốn hàng bán: giá trị bán nội bộ : A
2. (1.00 đ)
Năm N công ty có lãi nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong năm N+1 công
ty đã bán hết hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Hàng tồn kho: 30

Nợ Hàng tồn kho: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Giá vốn hàng bán: 30

Nợ Giá vốn hàng bán: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
3. (1.00 đ)
Trong kỳ giả sử một công ty đang giai đoạn miễn thuế TNDN- có bán cho ĐVTT có hạch
toán kế toán riêng (đơn vị triệu đồng) hàng A có giá vốn là 57, giá bán 51, thuế suất GTGT
10%, biết rằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng A tại thời điểm tiêu thụ nội bộ
là 51. ĐVTT đã bán 1/3 số hàng trên ra bên ngoài. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu
ngay khi bán nội bộ. Khi lập Báo cáo tình hình tàichính tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt
động tổng hợp, thực hiện bút toán điều chỉnh liên quan giao dịch nội bộ này là:

Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 34,


Có “Giá vốn hàng bán”: 34;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 6,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 6

Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 51,


Nợ “Hàng tồn kho”: 4,
Có “Giá vốn hàng bán”: 55;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 4,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 4

Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 51,


Có “Giá vốn hàng bán”: 51

Tất cả đều không hợp lý


4. (1.00 đ)
Trong kỳ giả sử một công ty đang giai đoạn miễn thuế TNDN - có bán cho ĐVTT có hạch
toán kế toán riêng hàng A (đơn vị triệu đồng) có giá vốn là 51, giá bán 57, thuế suất GTGT
10%. ĐVTT đã bán 1/3 số hàng trên ra bên ngoài. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu
ngay khi bán nội bộ. Khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt
động tổng hợp, thực hiện bút toán điều chỉnh và bút toán kết chuyển liên quan giao dịch
nội bộ này là:

Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 19,


Có “Giá vốn hàng bán”: 19;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 6,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 6

Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 34,


Có “Giá vốn hàng bán”: 34;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 2,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 2

Nợ “Doanh thu bán hàng và CCDV”: 57,


Có “Giá vốn hàng bán”: 53,
Có “Hàng tồn kho”: 4;
Và Nợ “Lợi nhuận sau thuế TNDN chưa phân phối kỳ này”: 4,
Có “Lợi nhuận sau thuế TNDN”: 4

Tất cả đều không hợp lý.


5. (1.00 đ)
Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa thực hiện trong
giá trị HTK là 100, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán 50% số hàng đầu kỳ này ra
bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh ở các chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ …:

tăng 100

giảm 50

giảm 100

tăng 50
6. (1.00 đ)
Phạm vi lập BCTC tổng hợp không dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Câu phát biểu này
ĐÚNG hay SAI?
Sai

Đúng
7. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ thuộc cấp
dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán 70% hàng mua nội bộ ra
bên ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 6
Có Hàng tồn kho 6

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 94
Có Hàng tồn kho 6

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100

Chỉ có câu c sai


8. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau đó A đã bán
hết ra ngoài với giá bán 130. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả hoạt động ảnh
hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:

Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 100

Khoản mục “Giá vốn hàng bán” giảm 100

Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” đều giảm 100

Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 80

Tất cả đều hợp lý


9. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40, sau đó cấp dưới
A đã bán toàn bộ cho cấp dưới B với giá bán 40, còn tồn kho ở cấp dưới B. Chính sách kế
toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo tình hình
tài chính bị ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:

Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 10

Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 10

Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 10; Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 10

Do giao dịch nội bộ lỗ nên không được phép điều chỉnh số liệu.
10. (1.00 đ)
Trước khi lập BCTC tổng hợp thì Số dư TK 1361 phải được loại trừ ngay trên Sổ kế toán ở
đơn vị cấp trên, đồng thời Số dư TK 3361 phải được loại trừ ngay trên Sổ kế toán ở đơn
vị phụ thuộc. Câu phát biểu này ĐÚNG hay SAI?

Đúng

Đúng theo hướng dẫn Thông tư 200

Sai

Sai theo hướng dẫn Thông tư 202


Trước khi tổng hợp BCTC, DN phải chuyển đổi toàn bộ BCTC của các đơn vị phụ thuộc
sang đồng tiền báo cáo của DN theo 1 tỷ giá thống nhất do Nhà nước công bố. Câu phát
biểu này ĐÚNG hay SAI?

Sai

Đúng
2. (1.00 đ)
Nguyên tắc chung khi lập BCTC tổng hợp, cuối kỳ kế toán phải:

Loại trừ toàn bộ doanh thu nội bộ và lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện (trừ khi khoản lỗ không thể thu
hồi được).

Loại trừ toàn bộ các khoản phải thu phải trả nội bộ

Loại trừ toàn bộ các khoản cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc cấp dưới

Tất cả câu trên đều đúng


3. (1.00 đ)
Công ty có các đơn vị trực thuộc - không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, tổ
chức chính sách kế toán bán hàng được ghi nhận doanh thu khi hàng bán ra bên ngoài và
cả trong nội bộ công ty, thì:

Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp (trừ trường hợp
khoản lỗ không thể thu hồi được)

Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp

Cả câu a và b đều đúng

Tất cả câu a,b,c đều sai


4. (1.00 đ)
Năm N công ty có lãi nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong năm N+1 công
ty không bán được hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế toán
ghi:

Nợ Hàng tồn kho: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Giá vốn hàng bán: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Giá vốn hàng bán: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Hàng tồn kho: 30
5. (1.00 đ)
Đối với việc điều chuyển tài sản cố định (TSCĐ) nội bộ trong một DN, thì đơn vị nhận
TSCĐ sẽ ghi nguyên giá TSCĐ theo:

Theo gián bán nội bộ ghi trên chứng từ kế toán

Tùy thuộc vào đánh giá lại của của nơi tiếp nhận TSCĐ

Theo giá thị trường TSCĐ giao dịch

Ghi theo nguyên giá cũ của đơn vị chuyển đến


6. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ thuộc cấp
dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán hết hàng mua nội bộ ra bên
ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 80
Có Hàng tồn kho 20

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100

Tất cả câu a, b và c đều sai


8. (1.00 đ)
Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 100, giá bán 70, giá bán thị
trường là 110, sau đó chi nhánh 1 bán lại 100% lô hàng này cho chi nhánh 2 với giá bán
110. Biết chính sách kế toán là ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi, lỗ nội bộ
chưa thực hiện là:

(15)

Số khác

(30)
10
9. (1.00 đ)
Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 80, giá bán 100. Sau đó ĐVTT A1
bán hàng này cho ĐVTT A2 hết 50% hàng mua với giá 40. A2 còn tồn kho. Vậy lãi lỗ nội bộ
chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp: (Chính sách kế tóan ghi nhận doanh thu bán hàng
nội bộ khi xuất bán nội bộ)

30

40

20

10
10. (1.00 đ)
Đối với giao dịch nội bộ tạo ra lỗ nội bộ chưa thực hiện (trường hợp khoản lỗ đó có thể
thu hồi được), kế toán ghi bút toán loại trừ khi tổng hợp là:

Nợ Giá vốn HB
Có Doanh thu BH
Có Hàng tồn kho

Nợ Doanh thu BH
Nợ Giá vốn HB
Có Hàng tồn kho

Nợ Doanh thu BH
Có Giá vốn HB
Có Hàng tồn kho

Nợ Doanh thu BH
Nợ Hàng tồn kho
Có Giá vốn HB
2. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ thuộc cấp
dưới lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc đã nhận hàng và còn tồn kho. Biết
giá bán ra ngoài ước tính là 55. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

Nợ Doanh thu BH : 40
Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán 50

Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40
Và : Nợ Hàng tồn kho : 10
Có Giá vốn hàng bán: 10
Cả câu a và b đều sai

Cả câu a và b đều đúng


3. (1.00 đ)
Trường hợp DN có các đơn vị phụ thuộc lập BCTC bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo
cáo của DN thì DN được phép lập và nộp hai bộ BCTC theo 2 loại đồng tiền báo cáo khác
nhau. Câu phát biểu này ĐÚNG hay SAI?

Đúng

Sai
4. (1.00 đ)
Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ nào dưới đây là SAI:

Nợ TK 3368/Có TK 1368

Nợ TK 3363/Có TK 1363

Nợ TK 3361/ Có TK 4112

Nợ TK 3361/Có TK 1361
5. (1.00 đ)
Tại một Công ty có các ĐVTT đã có hạch toán kế toán riêng có tài liệu sau (đơn vị triệu
đồng): Công ty bán 1 TSCĐ hữu hình cho ĐVTT có nguyên giá 40, đã trích khấu hao 6, giá
bán nội bộ chưa thuế 36, thuế suất GTGT 10%. Vậy 1 trong các bút toán điều chỉnh trước
khi lập BCTC tổng hợp toàn công ty sẽ là:

Ý kiến khác

Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 2,


Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ”: 2

Nợ “NG TSCĐHH”: 4,
Nợ “Thu nhập khác”: 2,
Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ”: 6

Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: 2,


Có “NG TSCĐHH”: 2
8. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40, sau đó A đã bán
hết ra ngoài với giá bán 35. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả hoạt động ảnh
hưởng đến việc điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:

Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 10

Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” đều giảm 40

Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 50


Tất cả đều không hợp lý
9. (1.00 đ)
Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 80, giá bán 100. Sau đó ĐVTT A1
bán hàng này cho ĐVTT A2 hết 50% hàng mua với giá 20. A2 còn tồn kho. Vậy lãi lỗ nội bộ
chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp: (Chính sách kế tóan ghi nhận doanh thu bán hàng
nội bộ khi xuất bán nội bộ)

(20)

10

(10)

0
1. (1.00 đ)
Lãi lỗ trong kinh doanh giữa văn phòng công ty và các chi nhánh làm căn cứ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp dựa trên căn cứ:

Được bù trừ nhau, số còn lại lãi sẽ tính thuế, lỗ được trừ vào tính thuế năm sau

Vấn đề này chưa quy định rõ.

Tùy thuộc vào doanh thu ghi trên hóa đơn phát hành thực tế

Không được bù trừ, nơi nào phát sinh lãi thì nộp thuế ở địa phương đang hoạt động.
4. (1.00 đ)
Năm N công ty có lãi nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong năm N+1 công
ty bán 60% hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Giá vốn hàng bán: 18
Có Hàng tồn kho: 12

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Hàng tồn kho: 18
Có Giá vốn hàng bán: 12

Nợ Giá vốn hàng bán: 18


Nợ Hàng tồn kho: 12
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Hàng tồn kho: 30


Có Giá vốn hàng bán 18
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 12
5. (1.00 đ)
Năm N công ty có lỗ nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong năm N+1 công
ty không bán được hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế tóan
ghi:
Nợ Hàng tồn kho: 30
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Giá vốn hàng bán: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Hàng tồn kho: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Giá vốn hàng bán: 30
7. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên có chính sách ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ
thuộc cấp dưới. Đơn vị cấp trên bán 1 lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc đã
nhận hàng và bán hết ra ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40

Nợ Doanh thu BH : 40
Có Giá vốn hàng bán: 40
Và : Nợ Hàng tồn kho : 10
Có Giá vốn hàng bán 10

Nợ Doanh thu BH : 40
Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán 50
8. (1.00 đ)
Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ nào dưới đây là đúng

Nợ TK 3361/Có TK 1361

Nợ TK 411/ Có TK 1361

Nợ TK 331/Có TK 131

Chỉ có câu c là sai


9. (1.00 đ)
Năm N công ty có lỗ nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong năm N+1 công
ty đã bán hết hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:

Nợ Giá vốn hàng bán: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Hàng tồn kho: 30


Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30
Có Hàng tồn kho: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Giá vốn hàng bán: 30
10. (1.00 đ)
Năm N công ty có lỗ nội bộ chưa thực hiện là 30 trong hàng tồn kho, trong năm N+1 công
ty bán 60% hàng tồn kho của năm N chuyển sang, khi lập BCTC tổng hợp, kế tóan ghi:

Nợ Giá vốn hàng bán: 18


Nợ Hàng tồn kho: 12
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Hàng tồn kho: 18
Có Giá vốn hàng bán: 12

Nợ Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 30


Có Giá vốn hàng bán: 18
Có Hàng tồn kho: 12

Nợ Hàng tồn kho: 30


Có Giá vốn hàng bán 18
Có Lợi nhuận chờ điều chỉnh: 12
1. (1.00 đ)
Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi nội bộ chưa thực hiện trong
giá trị HTK là 100, mà ở kỳ kế toán năm nay công ty đã bán 40% số hàng đầu kỳ này ra
bên ngoài, vậy kế toán ghi các bút toán điều chỉnh ở các chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu “Hàng
tồn kho” sẽ …:

tăng 60

giảm 40

giảm 60

tăng 100
3. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40, sau đó A đã bán
hết ra ngoài với giá bán 38. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội
bộ. Vậy trên Báo cáo kết quả hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chỉ tiêu “Lợi
nhuận sau thuế TNDN” để lập BCTC tổng hợp như sau:

ý kiến khác

giảm 10
không ảnh hưởng

tăng 10
4. (1.00 đ)
Công ty có các đơn vị trực thuộc - không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, tổ
chức chính sách kế toán bán hàng chỉ được ghi nhận doanh thu khi hàng thực sự bán ra
bên ngoài công ty, thì:

Doanh thu bán hàng nội bộ phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp

Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ hoàn toàn khi lập BCTC tổng hợp

Cả câu a và b đều đúng

Tất cả câu a,b,c đều sai


5. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80, sau đó A đã bán
ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 40, số
còn lại tồn kho. Vậy doanh thu nội bộ phải loại trừ là:

190

80

120

40
6. (1.00 đ)
Nếu đơn vị trực thuộc (không có tư cách pháp nhân) được đơn vị cấp trên giao vốn hoạt
động và chỉ được phân cấp phản ánh doanh thu, chi phí – thì …

ý kiến khác với các câu còn lại

đơn vị cấp trên tổng hợp, điều chỉnh dữ liệu để lập BCTC hợp nhất

đơn vị cấp trên tổng hợp, điều chỉnh dữ liệu để lập BCTC tổng hợp

đơn vị cấp trên không có lập BCTC tổng hợp


7. (1.00 đ)
BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở BCTC nội bộ của cấp trên và BCTC nội bộ của đơn vị
phụ thuộc (ĐVPT) phải được lập cho cùng 1 kỳ kế toán

Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán khác nhau, ĐVPT phải lập thêm bộ BCTC cho mục đích tổng hợp
có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của DN

Có thể tổng hợp BCTC nội bộ nếu chênh lệch kỳ kế toán nhỏ hơn hoặc bằng 3 tháng nhưng
phải điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết
thúc kỳ kế toán của ĐVPT và ngày kết thúc kỳ kế toán của DN

Cả 2 đáp án trên đều hợp lý


8. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 50, giá bán 40, sau đó A đã bán
50% ra ngoài với giá bán 18. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ.
Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả hoạt động ảnh hưởng đến việc điều chỉnh để
lập BCTC tổng hợp:

Khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tăng 5

Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 5

Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” đều giảm 40

Tất cả các đáp án đều hợp lý

Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80, sau đó A đã bán
ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 40, số
còn lại tồn kho. Biết chính sách kế toán là ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi
lỗ nội bộ đã thực hiện là:

(20)

(8)

(12)

4
10. (1.00 đ)
Lập BCTC tổng hợp: Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị
HTK, thì ở kỳ kế toán năm nay kế toán ghi các bút toán điều chỉnh ở các chỉ tiêu:

Nếu như số HTK này chưa bán ra ngoài trong kỳ này:


Nợ “LN sau thuế chưa phân phối”/ Có “HTK”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ

Nếu như số HTK này đã bán ra ngoài trong kỳ này


Nợ “LN sau thuế chưa phân phối”:
Có “GVHB”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ

Nợ “LN sau thuế chưa phân phối”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ;
Có “GVHB”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ có liên quan phần HTK đã bán trong kỳ này;
Có “HTK”: lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ mà đến cuối kỳ này vẫn còn 1 phần HTK mà
chưa bán ra ngoài.

Tất cả các đáp án trên đều hợp lý


1. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ thuộc cấp
dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán hết hàng mua nội bộ ra bên
ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100
Nợ Doanh thu BH : 100
Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 80
Có Hàng tồn kho 20

Tất cả câu a, b và c đều sai


3. (1.00 đ)
Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 100, giá bán 70, giá bán thị
trường là 110, sau đó chi nhánh 1 bán lại 100% lô hàng này cho chi nhánh 2 với giá bán
110. Biết chính sách kế toán là ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi, lỗ nội bộ
chưa thực hiện là:

10

(15)

(30)

Số khác
7. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán cho đơn vị cấp dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ
thuộc đã nhận hàng và còn tồn kho. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng
ngay khi bán nội bộ. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 80
Có Hàng tồn kho 20

Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20

Cả câu a và b đều đúng

Cả câu a và b đều sai


9. (1.00 đ)
Kỹ thuật điều chỉnh dữ liệu khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp và Báo cáo kết
quả hoạt động tổng hợp, có thể là …

Điều chỉnh trên Sổ tài khoản của bộ phận tổng hợp dữ liệu lập BCTC tổng hợp
Điều chỉnh trên tổng hợp dữ liệu Khoản mục của BCTC để lập BCTC tổng hợp theo quy định
của Thông tư 202

Điều chỉnh trên tổng hợp dữ liệu Khoản mục của BCTC để lập BCTC tổng hợp

Ý kiến khác
10. (1.00 đ)
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau đó A đã bán
ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 30, số còn lại tồn
kho. Vậy lãi nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ là:

10

20

Số khác
Ngày 01/01/20x0 Công ty P mua 80% cổ phiếu phổ thông của công ty S, với giá 100 tỷ
đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 5 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài
sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài
sản thuần của công ty S tại ngày mua (01/01/20x0) như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng.
- Lợi nhuận chưa phân phối : 20 tỷ đồng
Tổng cộng: 100 tỷ đồng.
Công ty P sẽ ghi nhận Lợi thế thương mại như sau: (Đơn vi: tỷ đồng)

15

20

10

25
2. (1.00 đ)

Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 30
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là

20 tỷ đồng

-20 tỷ đồng

60 tỷ đồng

0 tỷ đồng
3. (1.00 đ)
Công ty ABC có tỷ lệ quyền biểu quyết tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ quyền biểu quyết tại
Công ty C là 20%. Công ty B có tỷ lệ quyền biểu quyết tại Công ty C là 40%. Quyền kiểm
soát của Công ty ABC tại Công ty C là

20%

60%

40%

42%
4. (1.00 đ)
Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì chi phí phát hành cổ
phiếu sẽ được

Tính vào thặng dư vốn cổ phần

Tính vào chi phí hoạt động trong kỳ

Tính vào giá trị khoản đầu tư

Tính vào lợi thế thương mại


5. (1.00 đ)
Giá trị Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các Công ty con
hợp nhất, bao gồm:

Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày mua
đến đầu kỳ báo cáo

Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong kỳ
báo cáo.

Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp lý tài sản thuần
của công ty con tại ngày mua

Cả 3 đáp án trên.
6. (1.00 đ)
Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 172 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Lợi thế thương mại/Lãi do mua rẻ được tính tại ngày mua là

20 tỷ đồng

-20 tỷ đồng

60 tỷ đồng

0 tỷ đồng
7. (1.00 đ)
Tỷ lệ vốn góp là cơ sở xác định:

Quyền biểu quyết

Tỷ lệ lợi ích.

Quyền biểu quyết nếu không có thỏa thuận nào khác.


Cả b và c.
8. (1.00 đ)
Khi xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, phát biểu nào sau đây là đúng

Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản nhận về

Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản thuần nhận về

Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi

Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể phân biệt nhận về
9. (1.00 đ)
Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá 39 tỷ đồng, chi
phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần
của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối: 10 tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán
loại trừ khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thu nhập khác: 10 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát 5 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thu nhập khác: 5 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thặng dư vốn cổ phần: 10 tỷ đồng
10. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền kiểm soát của một đơn vị trong một đơn
vị khác

Khi có ảnh hưởng đáng kể, đơn vị mua thêm 30% vốn cổ phần, đơn vị đương nhiên có quyền
kiểm soát
Cần phải xem xét cả quyền kiểm soát trực tiếp, và quyền kiểm soát gián tiếp khi đánh giá quyền
kiểm soát

Khi sở hữu trên 50% vốn cổ phần, đơn vị đương nhiên có quyền kiểm soát

Chỉ được xem xét quyền kiểm soát trực tiếp khi đánh giá quyền kiềm soát
1. (1.00 đ)
Theo VAS 11, lợi thế thương mại được xác định bằng:

Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo tài chính của bên bị
mua

Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo tài chính của bên đi
mua

Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ lệ sở hữu) của bên
đi mua

Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ lệ sở hữu) của bên
bị mua
2. (1.00 đ)

Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa thanh toán.
Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này. Lợi thế thương mại
được tính trong trường hợp này là bao nhiêu, biết Thuế suất thuế TNDN 20%.

10 tỷ đồng

60 tỷ đồng

28 tỷ đồng

20 tỷ đồng
3. (1.00 đ)
Đâu không phải là bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất?

Giá trị thị trường của công ty con bị giảm.

Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn phần sở hữu của công
ty mẹ trong giá trị tài sản thuần của công ty con được mua thêm.

Xếp hạng tín nhiệm của công ty con từ BB- thành BB.
Các chỉ tiêu tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống.
4. (1.00 đ)
Hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây hình thành quan hệ mẹ - con:

Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó tạo ra một công ty mới và giải thể
các công ty ban đầu

Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó chuyển tài sản và nợ phải trả lên sổ
sách của công ty mua.

Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó công ty được mua vẫn tồn tại và có
hoạt động kinh doanh độc lập.

Tất cả các trường hợp trên


5. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lập báo cáo tài chính hợp nhất

Trong trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải lập thêm một bộ Báo
cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ

Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con sử dụng để hợp
nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán

Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao
dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con và ngày kết thúc
kỳ kế toán của tập đoàn

Tất cả đều đúng


6. (1.00 đ)
Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán 1 phân xưởng cho công ty B, giao dịch
đã hoàn thành. Vậy giao dịch này là:

Hợp nhất kinh doanh

Không phải hợp nhất kinh doanh


7. (1.00 đ)
Công ty A đầu tư vào công ty B là 40% vốn chủ sở hữu, vào công ty C là 60% vốn chủ sở
hữu C, công ty C đầu tư 20% vào vốn chủ sở hữu B, tỷ lệ quyền biểu quyết bằng tỷ lệ góp
vốn, vậy:

Công B là công ty liên kết của công ty A khi lập BCTC riêng công ty A

Công B là con của công ty A khi lập BCTC hợp nhất

Công B là công ty liên kết của công ty C khi lập BCTC riêng công ty C

Tất cả câu trên đúng


8. (1.00 đ)
Tỷ lệ sở hữu đối với khoản đầu tư vào đơn vị nhận đầu tư là:

Tỷ lệ lợi ích
Tỷ lệ quyền biểu quyết.

Tỷ lệ quyền kiểm soát.

Câu b và c.
9. (1.00 đ)
Ngày 01/01/20x0 Công ty Minh Hoàng mua 95% cổ phiếu phổ thông của công ty Minh Lộc,
với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 3 tỷ đồng. Tình
hình tài chính của công ty Minh Lộc tại ngày mua (01/01/20x0) như sau; biết TS và NPT
không có sự khác biệt giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý. Thuế suất thuế TNDN là 20%
• Nợ phải trả: 60 tỷ đồng.
• Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 90 tỷ đồng.
• Lợi nhuận chưa phân phối : 10 tỷ đồng.
Lợi thế thương mại phát sinh là

6 tỷ đồng

5 tỷ đồng

7 tỷ đồng

8 tỷ đồng
10. (1.00 đ)
Công ty ABC có tỷ lệ lợi ích tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ lợi ích tại Công ty C là 20%.
Công ty B có tỷ lệ lợi ích tại Công ty C là 40%. Tỷ lệ lợi ích của Công ty ABC tại Công ty C
là:

40%

20%

42%

60%

1. (1.00 đ)
Ngày 1/1/20x0, công ty mẹ mua 70% cổ phần của công ty con với trị giá là 300 tỷ đồng.
cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là 360 tỷ đồng (bao gồm vốn
cổ phần là 300 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 60 tỷ đồng). Lợi thế thương mại
trong giao dịch này bằng:

90

48

(60)
0
2. (1.00 đ)
Đầu năm N, Công ty A mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá 50 tỷ đồng,
chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài sản và
nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản
thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút
toán loại trừ khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 50 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Chi phí tài chính: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
3. (1.00 đ)
Ngày 01/01/20x0 Công ty P mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty S, với giá 100 tỷ
đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 5 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài
sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài
sản thuần của công ty S tại ngày mua (01/01/20x0) như sau:
• Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng
• Lợi nhuận chưa phân phối : 20 tỷ đồng
Tổng cộng: 100 tỷ đồng
Công ty P sẽ ghi nhận Lợi thế thương mại như sau:

5 tỷ đồng

4 tỷ đồng

7 tỷ đồng

6 tỷ đồng
4. (1.00 đ)
Công ty A chấp nhận trừ nợ 10 tỷ đồng mà công ty B nợ, đồng thời công ty A cũng chấp
nhận trả nợ thay cho công ty B sau 2 năm là 2 tỷ đồng, giá trị hiện nay khoản nợ này là
1,8 tỷ để chuyển đổi 60% cổ phần của công ty B. Vậy giá phí hợp nhất kinh doanh là:

12 tỷ đồng

10 tỷ đồng

11,8 tỷ đồng

số khác
5. (1.00 đ)
Chuẩn mực kế toán quốc tế nói về hợp nhất kinh doanh là

IFRS 3

IFRS 2

IFRS 13

IFRS 9
8. (1.00 đ)
Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa thanh toán.
Theo thoả thuận, công ty X được hưởng toàn bộ khoản cổ tức này. Giá phí hợp nhất
trong trường hợp này là

210 tỷ đồng

220 tỷ đồng

160 tỷ đồng

200 tỷ đồng
9. (1.00 đ)
Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa thanh toán.
Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này. Giá phí hợp nhất trong
trường hợp này là

210 tỷ đồng

220 tỷ đồng

160 tỷ đồng

200 tỷ đồng
10. (1.00 đ)

Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì giá phí hợp nhất kinh
doanh được xác định bằng giá trị hợp lý của phần cổ phiếu đem đi thanh toán, được xác
định tại

Ngày niêm yết chứng khoán

Ngày mua

Ngày thực tế nhận tài sản

Ngày chuyển giao chứng khoán


3. (1.00 đ)
Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần nhận
về, đơn vị sẽ

Không được ghi nhận

Ghi nhận chi phí mua đắt

Ghi nhận lợi thế thương mại

Ghi nhận thu nhập mua rẻ


4. (1.00 đ)

Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa thanh toán.
Theo thoả thuận, công ty X được hưởng toàn bộ khoản cổ tức này. Lợi thế thương mại
được xác định trong trường hợp này là bao nhiêu, biết Thuế suất thuế TNDN 20%
10 tỷ đồng

20 tỷ đồng

60 tỷ đồng

30 tỷ đồng
5. (1.00 đ)
Quyền biểu quyết được xác định bằng tỷ lệ vốn góp của công ty đầu tư vào công ty nhận
đầu tư. Câu phát biểu này:

Đúng

Sai
7. (1.00 đ)
Trong hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ mẹ - con, bên mua là

Bên ký hợp đồng mua

Bên có quyền kiểm soát bên còn lại

Bên thanh toán tiền theo hợp đồng

Bên nhận tài sản thanh toán theo hợp đồng


9. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hợp nhất kinh doanh

Tài sản thuần không phân biệt của bên bị mua được ghi nhận chung vào lợi thế thương mại

Tại ngày mua, tài sản bên mua phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý

Tại ngày mua, giá phí hợp nhất thường bao gồm cổ tức dồn tích

Tất cả đều đúng


10. (1.00 đ)
Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 60% công ty B với giá 38 và phí tư vấn mua 2. Tại
ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ sau thuế 20. Giá trị ghi sổ
của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với giá trị hợp lý, vậy lợi thế thương mại
hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:

12

10

(8)

8
1. (1.00 đ)
Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong đó, có một khoản nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 5 tỷ đồng.
Thuế suất thuế TNDN 20%.
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là

25 tỷ đồng

15 tỷ đồng

32 tỷ đồng

28 tỷ đồng
2. (1.00 đ)
Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới hình thức:

Một doanh nghiệp mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác,

Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;

Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;

Tất cả đều đúng


3. (1.00 đ)
BCTC hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài
chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính
của công ty mẹ và các công ty con.
No

Yes
5. (1.00 đ)
Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào phương thức sáp nhập, chúng ta có

Hợp nhất thông qua mua cổ phần hoặc tài sản, không hình thành quan hệ mẹ - con

Sáp nhập thông qua mua tài sản/ cổ phiếu

Hợp nhất theo quan hệ mẹ - con mua trên 50% cổ phần biểu quyết

Tất cả đều đúng


6. (1.00 đ)
Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm
i. Sổ tiền hợp nhất
ii. Bảng cân đối số phát sinh hợp nhất
iii. Báo cáo về tình hình tài chính hợp nhất
iv. Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất
v. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
vi. Báo cáo tổng hợp hợp nhất
vii. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

i, iii, iv, v, vi, vii

iii, iv, v, vii

Tất cả báo cáo trên

ii, iii, iv, v, vii


8. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc xác định lợi thế thương mại trong hợp nhất
kinh doanh

Lợi thế thương mại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính

Lợi thế thương mại được phân bổ giá trị vào các tài sản và nợ phải trả riêng biệt

Lợi thế thương mại âm (lãi từ giao dịch mua giá rẻ) được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt
động

Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình

5. (1.00 đ)
Trong hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ mẹ - con, bên bị mua là

Bên bị kiểm soát bởi bên còn lại

Bên nhận thanh toán tiền theo hợp đồng

Bên ký hợp đồng mua

Bên giao tài sản thanh toán theo hợp đồng


7. (1.00 đ)
Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 100% công ty B với giá 90 và phí tư vấn mua 2. Tại
ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ sau thuế 20. Giá trị ghi sổ
của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho
tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%. Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:

số khác
8. (1.00 đ)
Có những hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây

Hợp nhất không hình thành quan hệ mẹ con: A + B = A

Hợp nhất A + B = C
Hợp nhất hình thành quan hệ mẹ con: A + B = A + B

Tất cả đều đúng


9. (1.00 đ)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh

Nếu là tài sản cố định vô hình và nợ tiềm tàng thì giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một
cách tin cậy

Nếu là tài sản cố định hữu hình, thì phải chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho bên
mua và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy

Nếu là nợ phải trả có thể xác định được (không phải là nợ tiềm tàng), thì phải chắc chắn rằng
doanh nghiệp phải chi trả từ các nguồn lực của mình để thanh toán nghĩa vụ hiện tại và giá trị
hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy

Tất cả đều đúng


10. (1.00 đ)
Công ty A phát hành 1.000.000 cố phiếu để chuyển đổi 80% cổ phần của công ty B. Giá cổ
phiếu công ty A bán khớp lệnh 15.000 đồng/cp, chi phí môi giới 20 triệu đồng. Vậy giá phí
hợp nhất kinh doanh là:

15 tỷ đồng

14,98 tỷ đồng

số khác
Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán toàn bộ tài sản cho công ty B, giao dịch
đã hoàn thành, công ty A chấm dứt họat động kinh doanh, chỉ còn công ty B. Vậy giao
dịch này là Hợp nhất kinh doanh:

Đúng

Sai
3. (1.00 đ)
Trong hợp nhất kinh doanh, ngày mua là ngày

Ngày bên mua ký hợp đồng mua bên bị mua

Ngày bên mua kiểm soát bên bị mua

Ngày bên bị mua chuyển giao tài sản cho bên mua

Ngày bên mua chuyển tiền thanh toán cho bên bị mua
5. (1.00 đ)
Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá 50 tỷ đồng, chi
phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần
của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối: 10 tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán
loại trừ khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 6 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát 6 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng


Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
6. (1.00 đ)
Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào mục tiêu sáp nhập, chúng ta có

Sáp nhập dọc

Sáp nhập theo thời gian

Sáp nhập cao

Sáp nhập sâu


8. (1.00 đ)
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo
quy định tại

VAS 22

Thông tư 200

Thông tư 202

Tất cả đều đúng


10. (1.00 đ)
Hãy sắp xếp các công việc sau cho phù hợp với quy trình hợp nhất kinh doanh
i. Cộng hợp các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
ii. Loại trừ các giao dịch nội bộ
iii. Loại trừ giá trị khoản đầu tư
iv. Tính lợi thế thương mại

i, ii, iii, iv

i, iv, iii, ii

i, iv, ii, iii

i, iii, ii, iv
7. (1.00 đ)
Căn cứ để xác định quyền kiểm soát của một đơn vị trong một đơn vị khác là

Quyền chi phối

Quyền sở hữu

Quyền biểu quyết

Tất cả đều đúng


9. (1.00 đ)
Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần
của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý
Tổng tài sản 200 240
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong đó, có một bằng phát minh chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 5 tỷ đồng
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là

60 tỷ đồng

30 tỷ đồng

24 tỷ đồng

20 tỷ đồng
10. (1.00 đ)
Trong một số trường hợp khó xác định được bên mua thì việc xác định bên mua có thể
dựa vào các biểu hiện nào sau đây

So sánh giá trị hợp lý của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, doanh nghiệp nào có giá trị lớn
hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác được coi là bên mua

Quyền chi phối việc bổ nhiệm các thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp hình thành từ hợp
nhất kinh doanh thuộc về bên nào thì bên đó là bên mua

Bên bỏ tiền hoặc các tài sản khác trong việc hợp nhất kinh doanh thường được coi là bên mua

Tất cả đều đúng


2. (1.00 đ)
Trường hợp nào sau đây có thể không cần lập BCTC hợp nhất:

Công ty mẹ là công ty cổ phần giới hạn bị hạn chế quyền chuyển nhượng

Công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên

Công ty mẹ là doanh nghiệp tư nhân

Tất cả câu trên đều đúng


4. (1.00 đ)
Ngày 01/01/20x0 Công ty Minh Hoàng mua 95% cổ phiếu phổ thông của công ty Minh Lộc,
với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 3 tỷ đồng. Tình
hình tài chính của công ty Minh Lộc tại ngày mua (01/01/20x0) như sau:
• Nợ phải trả: 60 tỷ đồng.
• Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 90 tỷ đồng.
• Lợi nhuận chưa phân phối : 10 tỷ đồng.
Bên mua là:

Chưa thể xác định

Công ty Minh Lộc

Công ty Minh Hoàng


6. (1.00 đ)
Theo IFRS 3, lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh sẽ được

Phân bổ dần vào chi phí theo thời gian

Đánh giá tổn thất mỗi năm

Chỉ theo dõi trên tài khoản ngoài bảng

Đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào cuối mỗi năm
7. (1.00 đ)
Trường hợp nào sau đây đơn vị không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất

Mặc dù trái phiếu không được giao dịch trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của đơn vị được niêm
yết.

Đơn vị chỉ vừa có ý định niêm yết chứng khoán trên sàn

Đơn vị là công ty con của một công ty khác

Tất cả đều đúng


9. (1.00 đ)
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện khi

Đơn vị có tối thiểu một công ty liên kết

Đơn vị có tối thiểu một công ty liên doanh


Đơn vị có tối thiểu một công ty liên danh

Đơn vị có tối thiểu một công ty con


Công ty A mua 5.200.000 cổ phiếu phổ thông trong tổng số 10.000.000 cổ phiếu phổ thông
của bên B. Sau khi mua, A và B vẫn tồn tại và có hoạt động kinh doanh riêng.
Với thông tin trên thì có thể khẳng định đây là trường hợp hợp nhất kinh doanh hình
thành quan hệ mẹ - con. Câu phát biểu này:

Đúng

Sai
Ngày 1/1/20x0, công ty mẹ mua 70% cổ phần của công ty con với trị giá là 300 tỷ đồng.
cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là 360 tỷ đồng (trong đó có 1
TSCĐ có giá trị ghi sổ 50 được đánh giá theo GTHL là 70). Thuế suất thuế TNDN 20%. Lợi
thế thương mại trong giao dịch này bằng:

45,2

59,2

48

50,8
8. (1.00 đ)
Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp
dụng thống nhất trong tập đoàn thì

Công ty mẹ loại trừ công ty con khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất

Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại Báo cáo tài
chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.

Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung
của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các
khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết
minh rõ các chính sách kế toán khác đó.

B và C đúng
Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 60% công ty B với giá 90 và phí tư vấn mua 2. Tại
ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ sau thuế 20. Giá trị ghi sổ
của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho
tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%. Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:

48

39,2

37,2

số khác
Quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thỏa mãn định
nghĩa “nhóm công ty” theo Luật doanh nghiệp 2020. Câu phát biểu này:

Đúng

Sai
Công ty X góp vốn vào Công ty Y chiếm 40% vốn điều lệ, còn hai thành viên khác một
thành viên chiếm 51%, một thành viên chiếm 9% vốn điều lệ. Nhưng do Công ty X có thế
mạnh về khách hàng, về quản lý điều hành công ty nên cổ đông khác trong Công ty Y
thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho Công ty X theo nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Quyền kiểm soát cCông tyủa công ty X trong trường hợp này được xem là

Quyền kiểm soát gián tiếp

Quyền kiểm soát theo thỏa thuận

Quyền kiểm soát trực tiếp theo tỷ lệ quyền biểu quyết

Quyền kiểm soát khác


8. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lợi thế thương mại đến từ hợp nhất kinh doanh

Lợi ích kinh tế kỳ vọng được đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai
Giá trị của lợi thế thương mại được xác định một cách đáng tin cậy
Lợi thế thương mại là nguồn lực kinh tế
Lợi thế thương mại là tài sản vô hình
lOMoARcPSD|14505997

Scorm-full - kttc4

KTTC4_Kế toán tài chính 4 (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)
lOMoARcPSD|14505997

CHƯƠNG 24
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng (nhiều đáp án):
a. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi có việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện
chưa phát sinh trước đó hoặc không trọng yếu.
b. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi có việc áp dụng một chính sách kế toán cho cấc giao dịch, sự kiện có sự
khác biệt về cơ bản so với các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra trước đây.
c. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán; hoặc
d. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi có sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp
hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ
của doanh nghiệp.

Câu 2: Thay đổi ước tính kế toán được hiểu là:


a. Là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tình
trạng hiện thời và lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên quan đến tài sản và nợ phải trả đó.
b. Những thay đổi trong ước tính kế toán do có các thông tin mới không phải là sửa chữa các sai sót.
c. Các câu trên đều đúng.
d. Chỉ có câu 1 là đúng.

Câu 3: Sai sót trọng yếu được hiểu:


a. Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh
tế của người sử dụng BCTC.
b. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
c. Quy mô, tính chất của khoản mục là nhân tố quyết định đến tính trọng yếu.
d. Các đáp án 1, 2, 3 đều đúng.

Câu 4: Chọn câu phát biểu sai (nhiều đáp án):


a. Điều chỉnh sai sót phát hiện trong năm trước khi phát hành BCTC năm.
b. Khi khó xác định một thay đổi là thay đổi chính sách kế toán hay thay đổi ước tính kế toán thì thay đổi này được coi là thay đổi
ước tính kế toán.
c. Sự sai sót không trọng yếu, không cố ý, ước tính kế toán chưa phù hợp sẽ áp dụng phương pháp điều chỉnh phi hồi tố.
d. Sự thay đổi chính sách kế toán tạo ra ảnh hưởng không trọng yếu sẽ áp dụng phương pháp điều chỉnh phi hồi tố.
e. Ghi nhận những doanh thu, chi phí bị ghi sai trong năm tài chính để sửa sai cho BCTC năm tiếp theo.

Câu 5: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:
a. Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm đến ngày phát hành BCTC.
b. Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến
ngày phát hành BCTC.
c. Là những sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến
ngày phát hành BCTC.
d. Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian kỳ kế toán năm đến ngày
phát hành BCTC.

Câu 6: Các sự kiện phát sinh sau ngày kế thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh:
a. Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính
nhưng không phải điều chỉnh trước khi lập BCTC.
b. Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính
cần phải điều chỉnh trước khi lập BCTC.
c. Tùy thuộc vào ước tính của người làm ước tính kế toán.
d. Quy định chế độ kế toán chưa rõ về sự kiện này.

Câu 7: Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào BCTC phát hành ngay sau
thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:
1. Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
2. Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu
sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh.

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

3. Sai sót của các kỳ trước được sửa chữa bằng cách đều chỉnh hồi tố, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế
của sai sót.
a. Không câu nào đúng.
b. 1, 2, 3 đúng
c. 1 đúng.
d. 3 đúng.
e. 2 đúng.

Câu 8: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (nhiều đáp án):
a. Việc phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng BCTC không được chính xác.
b. HTK bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được vào ngày kết thúc kỳ kế
toán năm của HTK.
c. Kết luận của tòa án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, xác nhận doanh nghiệp có những nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế
toán năm, đòi hỏi doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận từ trước; ghi nhận những khoản dự phòng mới
hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.
d. Khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đã chứng minh khoản phải thu của khách hàng trên bảng cân đối kế
toán cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.
e. Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ
kế toán năm.

Câu 9: Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong BCTC về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ
kế toán năm (nhiều đáp án):
a. Nếu cổ tức được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành BCTC, thì khoản cổ tức này không phải
ghi nhận là nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán mà được trình bày trong bản thuyết minh BCTC.
b. Bên đầu tư nhận được thông báo chia cổ tức sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành BCTC thì không cần
điều chỉnh BCTC.
c. Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời
gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC.
d. Các sai sót không trọng yếu điều chỉnh phi hồi tố.

CHƯƠNG 25
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng (nhiều đáp án):
a. Hình thức kế toán tập trung không phù hợp trong điều kiện tin học hóa các dữ liệu kế toán có thể dễ dàng chuyển tải qua mạng.
b. Hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán áp dụng chủ yếu với các doanh nghiệp có tổ chức đơn vị phụ thuộc tư cách
pháp nhân nhưng có hoặc không có tổ chức kế toán riêng.
c. Lựa chọn hình thức tổ chức kế toán là hình thức tập trung nếu doanh nghiệp chỉ tổ chức phòng kế toán tại doanh nghiệp.
d. Hình thức tổ chức kế toán phân tán phù hợp với các doanh nghiệp có tổ chức đơn vị phụ thuộc tư cách pháp nhân nhưng có tổ
chức kế toán riêng.

Câu 2: Việc vận dụng tổ chức hệ thống chứng từ được hiểu là:
a. Tuân thủ đúng các chứng từ quy định bắt buộc theo chế độ kế toán hiện hành.
b. Doanh nghiệp có thể thay đổi các chứng từ hướng dẫn theo chế độ kế toán cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị nhưng tuân thủ theo luật kế toán.
c. Doanh nghiệp có quyền tạo ra các chứng từ mới phù hợp với luật kế toán và hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Câu 3: Chọn câu phát biểu sai (nhiều đáp án):


a. Các tài khoản cấp 2, cấp 3 chưa quy định trong hệ thống tài khoản kế toán, doanh nghiệp có quyền thiết kế thêm cho phù hợp
hạch toán tại đơn vị.
b. Các tài khoản ngoài bảng BCTHTC (tài khoản ghi đơn), doanh nghiệp phải xin phép cơ quan quản lý để thiết kế số hiệu tài
khoản theo quản lý của doanh nghiệp.
c. Doanh nghiệp muốn đưa thêm các tài khoản cấp 1 vào hệ thống tài khoản doanh nghiệp quy định trong chế độ kế toán thì phải
lập hồ sơ xin phép cơ quan quản lý và phải được đồng ý.
d. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán là doanh nghiệp có thể đưa ra các tài khoản cấp 1, cấp 2 không có trong hệ thống tài khoản
doanh nghiệp, chỉ cần phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng (nhiều đáp án):


a. Chế độ kế toán quy định mỗi một hình thức kế toán phải tuân thủ đúng các loại sổ cái, sổ chi tiết nhất định, khi làm kế toán
không được thay đổi.

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

b. Hình thức nhật ký chung là hình thức kế toán được doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay.
c. Hình thức nhật ký chung thực hiện trên phần mềm kế toán không nhất thiết phải có nhậy ký đặc biệt.
d. Hình thức kế toán trên máy vi tính là hình thức có thể kết hợp nhiều hình thức kế toán như nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ,…
để tạo ra phần mềm kế toán phù hợp tại đơn vị.

Câu 5: Theo luật kế toán hiện hành (2015), mỗi đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân (chọn câu phát biểu đúng):
a. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh chọn một hoặc nhiều hơn bộ máy kế toán
b. Không được lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên.
c. Không được cung cấp, công bố các BCTC có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.

Câu 6: Nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm:
a. Vận dụng phù hợp hình thức tổ chức kế toán tập trung, phân tán hoặc vừa tập trung vừa phân tán.
b. Tổ chức cung cấp thông tin, phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán và lựa chọn các trang thiết bị, phần mềm
kế toán phù hợp.
c. Vận dụng chế độ kế toán từ hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hình thức kế toán và các loại sổ kế toán.

Câu 7: Tổ chức cung cấp thông tin kế toán được hiểu là:
a. Cung cấp thông tin nội bộ phục vụ nhà quản lý ra quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời.
b. Cung cấp bác cáo tài chính theo định kỳ và công bố ra bên ngoài.
c. Tùy thuộc vào quyết định của giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp thì mới biết nội dung thông tin kế toán sẽ cung cấp ra bên ngoài.

Câu 8: Kiểm tra công tác kế toán phải đạt các mục tiêu sau:
a. Kiểm tra tuân thủ các quy định trong công tác kế toán.
b. Xem xét tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin kế toán cung cấp.
c. Kiểm tra giờ làm việc của nhân viên trong công ty để kiểm soát tiền lương hợp lý.

Câu 9: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa được hiểu là:
a. Tổ chức lựa chọn các phần mềm kế toán phù hợp để áp dụng tại đơn vị.
b. Doanh nghiệp vừa và lớn hoạt động phức tạp, tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh thường tổ chức phần mềm hệ thống tích
hợp ERP.
c. Doanh nghiệp cần trang bị máy vi tính, máy photocopy cho phòng kế toán làm việc.
d. Tin học hóa kế toán sẽ cần ít nhân viên kế toán hơn nhưng bác cáo thông tin nhanh và công việc kế toán có thể thực hiện bất kỳ
nơi nào trên thế giới.

Câu 10: Doanh nghiệp có xu hương chọn dịch vụ kế toán khi:


a. So sánh giữa chi phí bỏ ra tổ chức kế toán tại đơn vị cao hơn chi phí thuê ngoài dịch vụ kế toán nhưng công tác kế toán vẫn đảm
bảo hù hợp.
b. Doanh nghiệp nhỏ chuẩn bị khởi nghiệp.
c. Doanh nghiệp cần có chuyên gia tư vấn kế toán.

CHƯƠNG 26
Câu 1: Giao dịch nội bộ trong doanh nghiệp được hiểu là giao dịch:
a. Giữa công ty mẹ và công ty con.
b. Giữa văn phòng công ty với các đơn vị trực thuộc hạch toán ghi sổ.
c. Giữa công ty góp vốn và công ty nhận góp vốn.
d. Giữa văn phòng công ty với các đơn vị trực thuộc hạch toán riêng.
e. Giữa văn phòng công ty với các bộ phận trong doanh nghiệp.

Câu 2: Khi một giao dịch nội bộ hoàn thành:


a. Có ít nhất 2 đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp ghi nhận.
b. Có 2 đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp ghi nhận.
c. Có ít nhất 3 đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp ghi nhận.
d. Tùy thuộc vào bản chất giao dịch nội bộ.

Câu 3: Nội dung các giao dịch nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm:
1. Quan hệ nội bộ cấp phát và điều chuyển vốn.
2. Quan hệ nội bộ về các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong một doanh nghiệp.
3. Quan hệ nội bộ về nghĩa vụ tài chính giữa cấp dưới và cấp trên.

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

a. Chỉ có 3 đúng.
b. Chỉ có 1 đúng.
c. 1, 2 đúng.
d. Chỉ có 2 đúng.
e. Cả 1, 2, 3 đều đúng.
f. 1, 3 đúng.
g. 2, 3 đúng.

Câu 4: Một số các bút toán loại trừ phải thu, phải trả nội bộ cuối kỳ (nhiều đáp án):
a. Nợ TK 4111/Có TK 1361
b. Nợ TK 3362/Có TK 1362
c. Nợ TK 1368/Có TK 3368
d. Nợ TK 336/Có TK 136
e. Nợ TK 3361/Có TK 1361
f. Nợ TK 3363/Có TK 1362

Câu 5: Doanh nghiệp lập lệnh điều chuyển vốn một TSCĐHH có nguyên giá 100, hao mòn 10 từ ĐVPT A sang ĐVPT B, công
việc đã hoàn thành, kế toán đơn vị cấp trên ghi:
a. Nợ 1361B: 90, Nợ 2141: 10/Có 1361A: 100
b. Nợ 1361B: 90/Có 1361A: 90
c. Nợ 1361B: 90, Nợ 2141: 10/Có 211: 100
d. Nợ 1361B: 90/Có 211: 90

Câu 6: Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ:
1. Tại thời điểm xuất kho hàng giao cho đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp.
2. Tại thời điểm chuyển giao hàng cho đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện bán hàng.
3. Tại thời điểm hàng chuyển giao nội bộ thỏa mãn các điều kiện bán hàng ra bên ngoài doanh nghiệp.
a. Chỉ có 1 đúng.
b. 1, 2, 3 đúng.
c. 1, 2 đúng.
d. Chỉ có 3 đúng.
e. 1, 3 đúng.
f. 2, 3 đúng.
g. Chỉ có 2 đúng.

Câu 7: Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu nội bộ khi xuất hàng bán ra đối tượng ngoài doanh nghiệp. Trong kỳ đơn vị cấp trên
bán cho ĐVPT lô hàng giá xuất kho 80, giá bán 100, thuế VAT 10%, lập hóa đơn bán hàng nội bộ, tiền chưa thu, kế toán đơn
vị cấp trên ghi:
a. Nợ 1368: 110/Có 511: 100, Có 3331: 10
b. Nợ 157: 90/Có 156: 80, Có 3331: 10
c. Nợ 1368: 90/Có 156: 80, Có 3331: 10

Câu 8: Đơn vị cấp trên chi TGNH 100 trả nợ thay cho đơn vị cấp dưới về khoản nợ mua hàng ở tháng trước, giao dịch đã
hoàn thành, kế toán ghi (chọn nhiều đáp án):
a. Đơn vị cấp dưới: Nợ 331: 100/Có 1368: 100
b. Đơn vị cấp dưới: Nợ 331: 100/Có 3368: 100
c. Đơn vị cấp trên: Nợ 1368: 100/Có 112: 100
d. Đơn vị cấp trên: Nợ 3368: 100/Có 112: 100

Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng (chọn nhiều đáp án):
a. Các ĐVPT bắt buộc phải lập BCTC nội bộ gửi về đơn vị cấp trên vào cuối kỳ để lập BCTC tổng hợp.
b. Doanh nghiệp được quyền chọn chính sách kế toán ghi nhận cấp vốn từ đơn vị cấp trên ở ĐVPT là tăng VCSH (ghi có TK 4111)
hoặc tăng nợ phải trả nội bộ (ghi có TK 3361).
c. Đối chiếu đúng là tổng TK 136 bằng tổng TK 336 toàn công ty.
d. Đối chiếu đúng là tổng TK 1361 bằng tổng TK 3361, tổng TK 1362 bằng tổng TK 3362, tổng TK 1363 bằng tổng TK 3363, tổng
TK 1368 bằng tổng TK 3368 toàn công ty.
e. Trước khi lập BCTC cuối kỳ, đơn vị cấp trên và cấp dưới phải đối chiếu khớp đúng về các khoản phải thu, phải trả nội bộ.

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Câu 10: Chọn câu phát biểu sai (nhiều đáp án):
a. Doanh nghiệp có quyền chọn cùng lúc nhiều chính sách bán hàng nội bộ, tùy thuộc từng ĐVPT cho phù hợp với hoạt động kinh
doanh.
b. Doanh nghiệp có quyền chọn cùng lúc nhiều chính sách ghi nhận cấp vốn cho ĐVPT nội bộ.
c. Việc mượn hàng tạm thời giữa các ĐVPT trong doanh nghiệp được ghi là doanh thu bán hàng nội bộ tùy thuộc vào doanh nghiệp
chọn chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ.
d. Lãi vay phải thu, phải trả nội bộ được vốn hóa ghi nhận vào TK 1363 hoặc 3363.
e. Thời điểm ghi nhận doanh thu nội bộ khi ĐVPT bán hàng ra ngoài không phụ thuộc thời điểm giao hàng nội bộ có hay không có
xuất hóa đơn.

CHƯƠNG 27
Câu 1: chọn câu phát biểu đúng (nhiều đáp án):
a. Các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp bắt buộc đối chiếu các khoản phải thu, phải trả nội bộ theo từng khoản mục cho đúng
trước khi lập BCTC tổng hợp.
b. Cuối kỳ, các đơn vị cấp dưới bắt buộc phải chuyển về đơn vị cấp trên BCTC nội bộ.
c. Tùy thuộc vào việc ghi nhận vốn cấp từ đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới ghi vào TK 3361 hoặc TK 4111 mà kế toán ghi bút
toán loại trừ cho phù hợp.
d. Tùy thuộc chính sách kế toán do doanh nghiệp quy định, các đơn vị cấp dưới có thể chuyển về đơn vị cấp trên là bảng cân đối số
phát sinh các tài khoản, các dữ liệu chi tiết hoặc BCTC nội bộ và các dữ liệu chi tiết.

Câu 2: Lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện trong một doanh nghiệp được hiểu là:
a. Lãi, lỗ được tạo ra từ các giao dịch nội bộ doanh nghiệp nhưng đến cuối kỳ lập BCTC, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ vẫn còn
nằm trong kho của doanh nghiệp.
b. Lãi, lỗ được tạo ra từ các giao dịch nội bộ doanh nghiệp nhưng đến cuối kỳ lập BCTC, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ đã tiêu
dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng chưa chuyển thành chi phí thời kỳ để tính vào lãi lỗ kinh doanh kỳ này.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
d. Cả hai câu trên đều sai.

Câu 3: Lãi lỗ nội bộ đã thực hiện trong doanh nghiệp được hiểu là:
a. Lãi, lỗ được tạo ra từ các giao dịch nội bộ nhưng đến cuối kỳ BCTC, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ đã bán ra ngoài doanh
nghiệp, hoặc đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển thành chi phí thời kỳ để tính vào lãi lỗ kinh doanh kỳ này.
b. Lãi lỗ từ giao dịch hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp đã được bán ra bên ngoài doanh nghiệp.
c. Lãi lỗ được thực hiện trình bày trên bảng xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
d. Phụ thuộc vào chính sách kế toán của doanh nghiệp trong giao dịch nội bộ.

Câu 4: Văn phòng công ty bán cho ĐVTT A1 số hàng có giá gốc 80, giá bán 100. Sau đó ĐVTT A1 bán hàng này cho ĐVTT A2
hết 50% hàng mua với gá 65. A2 còn tồn kho. Vậy lãi nội bộ chưa thực hiện khi lập BCTC tổng hợp (chính sách kế toán ghi
bán hàng nội bộ khi xuất bán):
a. 10
b. 35
c. 20
d. 40

Câu 5: BCTC nội bộ của doanh nghiệp và BCTC nội bộ của đơn vị phụ thuộc sử dụng để tổng hợp phải:
1. Được lập cho cùng 1 kỳ kế toán.
2. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, đơn vị phụ thuộc phải lập thêm một bộ BCTC cho mục đích tổng hợp có kỳ
kế toán trùng với kỳ kế toán của doanh nghiệp.
3. Nếu cùng một kỳ kế toán và không thể điều chỉnh được các BCTC nội bộ cùng kỳ kế toán, thì có thể được lập vào thời
điểm khác nhau với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng.
a. 1, 2 đúng
b. 2 đúng
c. 2, 3 đúng
d. 1, 3 đúng
e. 1, 2, 3 đúng
f. 1 đúng

Câu 6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp theo phương pháp trực tiếp, cần theo nguyên tắc:
1. Chỉ trình bày luồng tiền giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp.

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

2. Toàn bộ các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch giữa doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp
phải được loại trừ hoàn toàn.
3. Tùy thuộc vào chính sách giao dịch nội bộ để loại trừ theo từng dòng tiền.
a. Cả 1, 2, 3 đều sai
b. Chỉ có 1 sai
c. Chỉ có 2 sai
d. Chỉ có 3 sai

Câu 7: Mục tiêu mở tài khoản “lợi nhuận chờ điều chỉnh” trong quá trình lập BCTC tổng hợp nhằm (nhiều đáp án):
a. Tính tổng lợi nhuận làm căn cứ điều chỉnh tính thuế TNDN
b. Loại trừ lãi nội bộ chưa thực hiện
c. Tài khoản này sẽ kết thúc số dư khi chuyển sang LNST trên BCTC tổng hợp
d. Tổng hợp lợi nhuận trước thuế toàn doanh nghiệp

Câu 8: Văn phòng công ty A xuất hóa đơn bán 1 lô hàng cho ĐVPT A1 giá vốn là 80, giá bán nội bộ chưa thuế là 100, thuế
GTGT 10%, đã thu tiền. Chi nhánh A1 nhập kho đủ. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu nội bộ tại thời điểm xuất kho hàng ra
bán. Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ cuối kỳ là:
1. Nợ Doanh thu bán hàng: 100
Nợ Thuế GTGT đầu ra: 10
Có GVHB: 80
Có HTK: 30
2. Nợ Doanh thu bán hàng: 100
Có GVHB: 80
Có HTK: 20
3. Nợ Doanh thu bán hàng: 100
Có GVHB: 100
Và Nợ GVHB: 20
Có HTK: 20
a. Chỉ có 1 sai
b. Chỉ có 2 sai
c. Chỉ có 3 sai
d. Cả 1, 2, 3 sai

Câu 9: Văn phòng công ty A xuất hóa đơn bán 1 lô hàng cho ĐVPT A1 giá vốn là 100, giá bán nội bộ chưa thuế là 70, thuế
GTGT 10%, đã thu tiền. Chi nhánh A1 nhập kho đủ. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu nội bộ tại thời điểm xuất kho hàng ra
bán. Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ cuối kỳ là:
a. 3 đúng
b. 2 đúng
c. 1, 2, 3 đúng
d. 1, 2 đúng

Câu 10: Chính sách kế toán yêu cầu ĐVPT lập bảng cân đối số phát sinh và các sổ chi tiết doanh thu, chi phí chuyển về công ty
A để tổng hợp, ĐVPT không tính KQKD. Cuối kỳ, ĐVTT kết chuyển doanh thu và chi phí về ĐVCT ghi:
A. Nợ 911/Có 511 và Nợ 911/Có các TK chi phí 632, 641, 642
B. Nợ 511/Có 1368KQ: kết chuyển doanh thu và Nợ 3368KQ/Có các TK chi phí 632, 641, 642
C. Nợ 511/Có 1368KQ: kết chuyển doanh thu và Nợ 1368KQ/Có các TK chi phí 632, 641, 642
D. Nợ 511/Có 3368KQ: kết chuyển doanh thu và Nợ 3368KQ/Có các TK chi phí 632, 641, 642

CHƯƠNG 28
Câu 1: Tập đoàn kinh tế là:
a. Một tập hợp nhiều công ty lại với nhau
b. Một tập hợp nhiều công ty lại với nhau, các công ty này độc lập với nhau
c. Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập
d. Chỉ có c sai

Câu 2: Tập đoàn kinh tế được hình thành nhằm:


a. Tăng quy mô hoạt động
b. Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

c. Giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhỏ


d. Chỉ có c sai

Câu 3: Việc hợp nhất kinh doanh thông qua mua cổ phần hoặc tài sản, không hình thành quan hệ mẹ - con là:
a. Hình thức này hợp nhất mà không cần sự đồng ý của cổ đông ở công ty bên mua và bên được mua
b. Hình thức tạo ra một công ty mới từ những công ty tham gia hợp nhất
c. Hình thức tạo ra một công ty mới từ các công ty hợp nhất, ghi nhận toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty mua và các công ty
được mua, các công ty ban đầu sẽ bị giải thể
d. Hình thức được hợp nhất tại ngày mua

Câu 4: Hoạt động hợp nhất kinh doanh thì hình thức nào sẽ được hợp nhất tại ngày mua:
a. Bên mua sẽ mua tài sản hoặc toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua, sau đó chuyển tài sản và nợ phải trả lên sổ sách kế toán của công
ty mua
b. Bên mua sẽ mua tài sản hoặc toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua, công ty được (bị) mua kinh doanh bình thường
c. Bên mua sẽ mua tài sản hoặc cổ phiếu của bên bị mua, thời gian sau đó công ty được (bị) mua sẽ giải thể và ngừng kinh doanh
d. Bên mua sẽ mua tài sản hoặc toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua, sau đó chuyển tài sản và nợ phải trả lên sổ sách kế toán của công
ty mua, với hình thức này công ty được (bị) mua sẽ giải thể và ngừng kinh doanh

Câu 5: Hãy ráp các nội dung bên bảng có các chữ cái với các nội dung tương ứng bên bảng đánh số thứ tự, sau đó điền đáp án
đúng:

Đáp án: A4 - B3 - C6 - D1 - E2 - F5

CHƯƠNG 29
Câu 1: Quyền đồng kiểm soát là:
a. Quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa
thuận bằng hợp đồng
b. Quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách hoạt động đối với một hoạt động kinh tế
c. Quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên
cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng
d. Quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính hoặc hoạt động đối với một hoạt động kinh tế
trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng

Câu 2: Các hình thức liên doanh gồm:


a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát
b. Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

Câu 3: Đơn vị có quyền ảnh hưởng đáng kể là:


a. Đơn vị có quyền quyết định tài chính và hoạt động của công ty liên kết
b. Đơn vị có quyền quyết định tài chính và hoạt động của công ty liên kết, nhưng không có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát
các chính sách đó
c. Đơn vị có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về tài chính và hoạt động của công ty liên kết, nhưng không có quyền
kiểm soát hoặc đồng kiểm soát các chính sách đó
d. Đơn vị có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về tài chính và hoạt động của công ty liên kết

Câu 4: Theo phương pháp giá gốc:


a. Sau ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn
tích
b. Nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư theo giá gốc. Cổ tức dồn tích tồn tại trước ngày mua mà nhà đầu tư được hưởng phải
ghi giảm giá gốc khoản đầu tư

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

c. Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính
trong kỳ phát sinh

Câu 5: Theo phương pháp VCSH:


a. Sau khi ghi nhận khoản đầu tư ban đầu theo giá gốc, vào cuối mỗi năm tài chính khi lập và trình bày BCTCHN, giá trị ghi sổ của
khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết
sau ngày đầu tư
b. Sau ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn
tích
c. Khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận ban đầu theo giá gốc
d. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 6: Tại ngày 01/01/X, công ty A đầu tư vào công ty B dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết (mua
8.000.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 10.000đ/cổ phiếu, giá mua là 15.000đ/cổ phiếu). Tổng số cổ phiếu phổ thông có quyền
biểu quyết đang lưu hành của công ty B là 20.000.000 cổ phiếu (với tổng mệnh giá là 200 tỷ đồng), LNCPP lũy kế đến cuối năm
X của công ty B là 30 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận của công ty B trong năm X là 10 tỷ đồng. Cuối năm X khi công ty A lập
BCTCHN, công ty A xác định phần lợi nhuận của mình trong công ty B là:
a. 4 tỷ nếu ghi nhận theo phương pháp giá gốc
b. 4 tỷ nếu ghi nhận theo phương pháp VCSH
c. 12 tỷ nếu ghi nhận theo phương pháp VCSH
d. 12 tỷ nếu ghi nhận theo phương pháp giá gốc
Tỷ lệ sở hữu của A trong B = 8.000.000/20.000.000 = 40%
=> LN của A trong B = 40%*10 = 4 tỷ

CHƯƠNG 30
Câu 1: Giao dịch theo chiều xuôi:
a. Là giao dịch giữa các đơn vị ngoài tập đoàn trong đó bên bán là công ty mẹ hoặc góp vốn là nhà đầu tư
b. Là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là nhà đầu tư
c. Là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là công ty mẹ hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư với công ty
liên doanh, liên kết trong đó bên bán hoặc góp vốn là nhà đầu tư
d. Tất cả các câu đều đúng

Câu 2: Ngày 1/12/X Công ty mẹ A bán hàng cho công ty con B với giá bán 1.500.000.000đ. Giá vốn của lô hàng này tại công ty
mẹ Alà 820.000.000đ, Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Đến ngày 31/12X, 30% số hàng mua của công ty mẹ A
vẫn tồn trong kho của công ty con B. Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị HTK cuối kỳ là:
A. 246 triệu đồng
B. 450 triệu đồng
C. 204 triệu đồng
D. Không câu nào đúng
→ (1.500.000.000 - 820.000.000) × 30% = 204.000.000

Câu 3: Ngày 1/12/X công ty mẹ A bán hàng cho công ty con B với giá bán 2.000.000.000đ. Giá vốn của lô hàng này tại công ty
mẹ là 900.000.000đ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Đến ngày 31/12/X, 100% số hàng mua của công ty mẹ,
công ty con B đã bán ra bên ngoài . Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị HTK cuối kỳ là:
a. Không câu nào đúng
b. 920 triệu đồng
c. 0 đồng
d. 1,1 tỷ
→ (2.000.000.000 - 900.000.000) × 0% = 0

Câu 4: Doanh thu nội bộ:


A. Là khoản doanh thu giao dịch trong kỳ báo cáo giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, không phân biệt hàng hóa còn nằm trong
kho hay đã bán ra bên ngoài tập đoàn
B. Là khoản doanh thu giao dịch trong kỳ báo cáo giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền
C. Là khoản doanh thu giao dịch trong kỳ báo cáo giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu
tiền, hàng hóa còn nằm trong kho hay đã bán ra bên ngoài tập đoàn.
D. Không câu nào đúng

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Câu 5: Lãi, lỗ chưa thực hiện của hàng tồn kho cuối kỳ bằng:
a. Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ tính theo giá bán nội bộ trừ đi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn bên bán.
b. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá mua nội bộ trừ đi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn bên bán.
c. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá mua nội bộ trừ đi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá mua nội bộ
d. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ trừ đi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn bên bán.

Câu 6: Lãi, lỗ nội bộ chưa thực hiện:


A. Là khoản lãi, lỗ được tạo ra từ các giao dịch nội bộ nhưng đến cuối kỳ lập báo cáo tài chính, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ đã
bán ra bên ngoài tập đoàn kỳ này.
B. Là khoản lãi, lỗ được tạo ra từ các giao dịch nội bộ nhưng đến cuối kỳ lập báo cáo tài chính, hàng tồn kho từ giao dịch nội bộ vẫn
còn nằm trong kho, chưa bán ra bên ngoài tập đoàn kỳ này.
C. Là khoản lãi, lỗ được tạo ra từ các giao dịch nội bộ nhưng đến cuối kỳ lập báo cáo tài chính, không phân biệt hàng tồn kho từ
giao dịch nội bộ vẫn còn nằm trong kho, chưa bán ra bên ngoài tập đoàn kỳ này
D. Không câu nào đúng

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Quiz KTTC4 cô Hải - đây là bản tổng hợp quiz KTTC 4A của
cô Hải kèm theo đáp án :>
Kế Toán Tài Chính (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)
lOMoARcPSD|14505997

CHƯƠNG 24 (12/13)

1/ Doanh nghiệp Y áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng có một TSCĐ nguyên giá
240 triệu đồng, giá trị thanh lý ước tính là 0đ; thời gian sử dụng ước tính là 10 năm, bắt đầu
khấu hao từ đầu năm N-4. Đầu năm N, doanh nghiệp quyết định thay đổi thời gian sử dụng
ước tính là 8 năm (kể từ đầu năm N). Đây là trường hợp:
a.Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

b.Thay đổi chính sách kế toán.

c.Thay đổi ước tính kế toán

d.Sai sót.

2/ Phát biểu nào sau đây không đúng:


a.Khi phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước, doanh nghiệp phải xác định ảnh
hưởng của sai sót này đến báo cáo tài chính của từng năm

b.Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm đó phải được điều chỉnh ngay
sau khi công bố báo cáo tài chính

c.Khi phát hiện ra sai sót không trọng yếu của các năm trước, doanh nghiệp không cần phải
xác định ảnh hưởng của sai sót này đến báo cáo tài chính của từng năm.

d.Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm đó phải được điều chỉnh trước
khi công bố báo cáo tài chính

3/ Doanh nghiệp X kinh doanh hàng A bắt đầu hoạt động đầu năm N-2 và áp dụng phương
pháp FIFO để tính giá hàng A. Đầu năm N, doanh nghiệp quyết định áp dụng phương pháp
bình quân gia quyền để tính giá hàng A; trị giá vốn hàng A tính theo phương pháp bình quân
gia quyền cao hơn tính theo phương pháp FIFO: năm N-1 là 150 triệu đồng và năm N-2 là
200 triệu đồng. Đây là trường hợp:
a.Thay đổi ước tính kế toán

b.Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

c.Thay đổi chính sách kế toán.

d.Sai sót.

4/ (ĐVT: 1000 đồng) Vào 1/1/N, cty K mua TSCĐ có nguyên giá 250.000. Cty K sử dụng
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần với hệ số điều chỉnh là 2 và thời gian sử dụng
ước tính 10 năm, với giá trị thanh lý ước tính là 0. Vào đầu năm N+3, cty quyết định thay đổi
sang phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với TSCĐ này. Chi phí khấu hao năm
N+3 là:
a.12.800.

b.18.286.

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

c.35.714.

d.25.000.

5/ Khi công ty thay đổi từ phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần sang phương pháp
khấu hao theo đường thẳng thì sự thay đổi này cần được xem là:

a.Sửa chữa sai sót kế toán

b.Sự thay đổi trong ước tính kế toán

c.Sự thay đổi trong chính sách kế toán

d.Điều chỉnh kỳ trước

6/ Vào 31/12/20X1, kế toán bỏ sót không ghi nhận chi phí thuê nhà xưởng sản xuất phát
sinh trong năm 20X1 nhưng chưa thanh toán - có liên quan toàn bộ đến chi phí sản xuất
kinh doanh còn dở dang và hàng giữ để bán. Ảnh hưởng của nghiệp vụ này đến BCĐKT
ngày 31/12/20X1 là:

a.Nợ phải trả bị ghi thiếu, lợi nhuận chưa phân phối bị ghi dư

b.Nợ phải trả không ảnh hưởng, lợi nhuận chưa phân phối không ảnh hưởng

c.Nợ phải trả không ảnh hưởng, lợi nhuận chưa phân phối bị ghi dư

d.Nợ phải trả bị ghi thiếu, lợi nhuận chưa phân phối không ảnh hưởng

7/ Nếu thay đổi chính sách kế toán làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong các năm trước, doanh nghiệp phải:

a.Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tới từng năm và điều chỉnh vào các khoản mục thuộc
cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của "Báo cáo kết quả hoạt động" của các năm bị
ảnh hưởng;

b.Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tới từng năm và điều chỉnh vào các khoản mục thuộc
cột "Năm nay" của "Báo cáo kết quả hoạt động" của các năm bị ảnh hưởng;

c.Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào các khoản mục
thuộc cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của " Báo cáo kết quả hoạt động" của các
năm bị ảnh hưởng;

d.Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào các khoản mục
thuộc cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của "Báo cáo kết quả hoạt động" của năm
hiện tại.

8/ Phát biểu nào sau đây là đúng:

a.Phương pháp điều chỉnh phi hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu hoặc

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

sai sót không trọng yếu nhưng do cố ý.

b.Phương pháp điều chỉnh hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu hoặc sai
sót không trọng yếu do vô ý.

c.Phương pháp điều chỉnh hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu hoặc sai
sót không trọng yếu nhưng do cố ý.

d.Phương pháp điều chỉnh phi hồi tố áp dụng trong các trường hợp sai sót trọng yếu do cố
ý.

9/ Nếu có sự thay đổi ước tính kế toán thì công ty cần ghi nhận ảnh hưởng này trên BCTC
của:

a.Chỉ kỳ hiện tại


Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót phải sửa chữa theo phương pháp

b.Chỉ áp dụng hổi tố

c.Kỳ hiện tại và các kỳ tương lai

d.Kỳ hiện tại và áp dụng hồi tố

10/ Các năm trước, DN đều có lợi nhuận và phải nộp thuế TNDN thuế suất 20%. Năm nay,
DN phát hiện năm ngoái kế toán quên tính khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng ở bộ
phận bán hàng, giá trị khấu hao bị bỏ sót: 50 triệu đồng. Nếu phải điều chỉnh hồi tố cho sai
sót này, kế toán cần điều chỉnh số dư (SD) đầu năm nay của các tài khoản như thế nào?

a.Tăng SD Có TK 211: 50 triệu đồng, Giảm SD Có TK 4211: 40 triệu đồng. Tăng SD Có TK


3334: 10 triệu đồng

b.Tăng SD Có TK 2141: 50 triệu đồng, Tăng SD Nợ TK 4211: 40 triệu đồng. Tăng SD Có TK


3334: 10 triệu đồng

c.Tăng SD Có TK 2141: 50 triệu đồng, Giảm SD Có TK 4211: 40 triệu đồng. Giảm SD Có TK


3334: 10 triệu đồng

d.Tăng SD Nợ TK 2141: 50 triệu đồng, Tăng SD Nợ TK 641: 50 triệu đồng. Tăng SD Có TK


3334: 10 triệu đồng

11/ Nếu thay đổi chính sách kế toán làm ảnh hưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả
hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong các năm trước, doanh nghiệp phải:

a.Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi và điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài
khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.

b.Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tới từng năm và điều chỉnh vào số dư cuối năm của
các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của các năm bị ảnh
hưởng

c.Xác định ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi tới các năm và điều chỉnh vào số dư cuối năm

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.

12/ Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán, kế toán phải thực hiện:

a.Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở
hữu tương ứng của năm hiện tại.

b.Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở
hữu tương ứng của năm hiện tại và cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính của các
năm bị ảnh hưởng. Đúng nha

c.Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở
hữu tương ứng của các năm bị ảnh hưởng.

d.Điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở
hữu tương ứng của năm hiện tại và cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính của năm
hiện tại. Đáp án này sai

13/ Thay đổi nào sau đây không là thay đổi ước tính kế toán:
a.Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho (oke)

b.Thay đổi cách xác định giá trị hàng tồn kho lỗi mốt

c.Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

d.Thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ

CHƯƠNG 24 + CHƯƠNG 26 (12/12)


1/ Năm 2020 kế toán bỏ sót giao dịch thanh toán chi phí tiếp khách bằng tiền tạm ứng số
tiền 2 triệu đồng không có chứng từ theo quy định của cơ quan thuế, BCTC 2020 đã phát
hành (thuế TNDN 20%) – đây là sai sót không trọng yếu – bút toán điều chỉnh phi hồi tố vào
sổ sách kế toán năm 2021:
a.Nợ 642/Có 141: 2 triệu đồng

b.Nợ 1388/Có 141: 2 triệu đồng – lỗi kế toán phải bồi thường

c.Nợ 811/Có 141: 2 triệu đồng vì là giao dịch năm trước

d.Nợ 421/Có 141: 2 triệu đồng vì cơ quan thuế không đồng ý

2/ Cuối ngày 30/03/N+1, kế toán công bố báo cáo tài chính năm N, đến ngày 12/9/N+1 kế
toán phát hiện chưa phân bổ chi phí trả trước năm N, số tiền sai sót là lớn, trọng yếu. Vậy
kế toán điều chỉnh cho báo cáo tài chính năm N các chỉ tiêu sau:

a.Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước thuế, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế
Bảng tình hình tài chính không thay đổi
b. Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm
lợi nhuận trước thuế, giảm chi phí thuế thu nhập doanh

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế


Bảng tình hình tài chính: giảm chi phí trả trước, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp

c.Bảng kết quả kinh doanh: Ghi tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận trước thuế, giảm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, giảm lợi nhuận sau thuế
Bảng tình hình tài chính: giảm chi phí trả trước, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,
giảm lợi nhuận chờ phân phối

d.Ghi bổ sung chi phí năm N+1: ghi Nợ chi phí quản lý DN / Có chi phí trả trước

3/ Khi kế toán thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ, ví dụ ban đầu khấu hao 8 năm, đã sử
dụng 2 năm, ước tính thời gian sử dụng còn lại là 4 năm. Điều này dẫn đến chi phí năm hiện
tại tăng cao ảnh hưởng kết quả kinh doanh trong kỳ, nên kế toán ...:
a.không điều chỉnh cột thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính, chỉ thuyết minh trên bản
Thuyết minh Báo cáo tài chính.

b.áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư các năm trước và cột thông tin so sánh của
Báo cáo tài chính năm hiện tại.

c.áp dụng phương pháp ghi bổ sung vào các năm trước.

d.áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư đầu năm hiện tại và cột thông tin so sánh
của Báo cáo tài chính năm hiện tại

4/ Thay đổi phương pháp tính mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, là ..
a.sự kiện cần điều chỉnh khi lập BCTC

b.thay đổi ước tính kế toán

c.thay đổi chính sách kế toán

d.điều chỉnh sai sót về giá thành sản phẩm

5/ Công ty Hoàng Long có văn phòng đại diện ở Hà Nội, văn phòng đại diện là nơi
tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng khu vực miền Bắc và chuyển đơn đặt hàng
về đơn vi công ty, sau đó nhận chứng từ và hàng từ công ty phân phối cho khách
hàng, cuối tháng văn phòng đại diện sẽ gởi báo cáo tình hình bán hàng về cho công
ty, vậy văn phòng đại diện là:

a.Đơn vị phụ thuộc, hạch toán phụ thuộc

b.Đơn vị độc lập, hạch toán phụ thuộc

c.Đơn vị phụ thuộc, hạch toán độc lập

d.Đơn vị độc lập, hạch toán độc lập

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

6/ Khi đơn vị cấp trên cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (ghi vào TK 1361) thì cấp dưới khi nhận
vốn xử lý:

a.Ghi tăng khoản phải trả nội bộ khác (TK 3368)

b.Ghi tăng khoản phải trả nội bộ (TK 3361)

c.Ghi tăng nguồn vốn KD (TK411)

d.Ghi tăng khoản phải trả nội bộ (TK 3361) hoặc tăng nguồn vốn KD (TK 411)

7/ Khi đơn vị trực thuộc nhận TSCĐ đã sử dụng do cấp trên cấp, nguyên giá TSCĐ sẽ được
xác định như sau:

a.Đánh giá lại TSCĐ theo giá trị hợp lý.

b.Là nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị cấp trên.

c.Là nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị cấp trên cộng (+) chi phí trước khi sử dụng (chi phí
vận chuyển, lắp đặt…).

d.Là giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp trên.

8/ Cấp dưới nhận TSCĐ do cấp trên cấp, có nguyên giá 100 triệu đồng, hao mòn lũy kế 30
triệu đồng, chi phí vận chuyển TSCĐ do cấp dưới chi là 2 triệu đồng. Kế toán đơn vị cấp
dưới ghi nhận nguyên giá TSCĐ này là:

a.102 triệu

b.Tùy quyết định kế toán trưởng

c.100 triệu

d.70 triệu

9/ Số dư TK 1361 được trình bày ở chỉ tiêu nào trên Báo cáo tình hình tài chính

a.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc hoặc Phải thu nội bộ dài hạn

b.Phải thu nội bộ ngắn hạn

c.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

d.Phải thu nội bộ dài hạn


10/ Cuối niên độ các đơn vị trực thuộc

a.Lập hoặc không lập BCTC tùy theo sự phân cấp của cấp trên và nếu có lập thì phải nộp
cho các cơ quan quản lý tại địa phương (như cơ quan thuế).

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

b.Lập và nộp BCTC về đơn vị cấp trên

c.Lập và nộp BCTC cho cơ quan thuế tại địa phương

d.Lập hoặc không lập BCTC tùy sự phân cấp của cấp trên và nếu có lập thì chỉ nộp về đơn
vị cấp trên

11/ Khi đơn vị cấp dưới đi vay ở đơn vị cấp trên bằng TGNH, kế toán cấp dưới ghi:

a.Nợ TK 112/Có TK 2288

b.Nợ TK 112/Có TK 1282

c.Nợ TK 112/Có TK 341

d.Nợ TK 112/Có TK 3368

12/ Công ty T có đơn vị trực thuộc là M. Công ty T nhận giấy báo Nợ của ngân hàng: Chi hộ
tiền mua vật liệu cho M giá chưa thuế trên hóa đơn là 20.000.000đ, thuế suất GTGT 10% (M
đã nhập kho vật liệu đầy đủ). Kế toán tại Công ty T ghi:

a.Nợ TK 1368: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

b.Nợ TK 1388: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

c.Nợ TK 1361: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

d.Nợ TK 131: 22.000.000/ Có TK 112: 22.000.000

http://www.khoahockiemtoan.vn/212-1-ndt/bao-cao-tai-chinh-hop-nhat-can-loai-tru-cac-giao-
dich-ban-hang-noi-bo.sav

CHƯƠNG 27

1/ Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80, sau đó A đã
bán ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 40,
số còn lại tồn kho. Biết chính sách kế toán là ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy
lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ là:

a.24

b.12

c.(20)

d.(12)

TH1: ĐVCT -> ĐVPT A => DTNB = giá bán = 80 => xét A có bán ra ngoài không?

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

+ Có bán => LN NB đã thực hiện => 40% x (80 - 100) = - 8


+ còn lại => LN NB chưa thực hiện => 60% x (80 - 100) = - 12

TH2: ĐVPT A -> ĐVPT B => DTNB = giá bán = 40 => xét B có bán ra ngoài không?
+ Không đề cập = không bán => LN NB đã thực hiện = 0,
+ LN NB chưa thực hiện = 40 - (20% x 80) = 40 - 16 = 24
=> LN NB chưa thực hiê ̣n = - 12 + 24 = 12

2/ Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị phụ thuộc A, giá gốc 80, giá bán 100, sau đó A đã
bán ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 30, số còn lại
tồn kho. Vậy doanh thu nội bộ phải loại trừ là:

a.130

b.100

c.Số khác

TH1: ĐVCT -> ĐVPT A => DTNB = giá bán = 100 => xét A có bán ra ngoài không?
+ Có => LN NB đã thực hiện = 50% x (100 - 80) = 10
+ còn lại => LN NB chưa thực hiện = 20% x (100 - 80) = 4
TH2: A -> B => DTNB = giá bán = 30 => xét B có bán ra ngoài không?
+ Không => LN NB đã thực hiện = 0
+ LN NB chưa thực hiện = 30 - (20% x 100) = 10
DTNB = 100 + 30 = 130

3/ Văn phòng công ty bán cho chi nhánh 1 số hàng, giá xuất kho 100, giá bán 70, giá bán thị
trường là 110, sau đó chi nhánh 1 bán lại 100% lô hàng này cho chi nhánh 2 với giá bán
110. Biết chính sách kế toán là ghi nhận doanh thu ngay khi bán nội bộ. Vậy lãi, lỗ nội bộ
chưa thực hiện là:

a.10

b.(15)

c.(30)

TH1: cty -> cn1 => DTNB = giá bán = 70 => xét cn1 bán ra ngoài không?
+ không => LN NB đã thực hiện = 0
+ LN NB chưa thực hiện = 100% x (70 - 100) = - 30
TH2: cn1 -> cn2 => DTNB = giá bán = 110 => xét cn2 có bán ra ngoài không?
+ không => LN NB đã thực hiện = 0
+ LN NB chưa thực hiện = 100% x (110 - 70) = 40
LN NB chưa thực hiê ̣n = - 30 + 40 = 10

4/ Đối với việc điều chuyển tài sản cố định (TSCĐ) nội bộ trong một DN, thì đơn vị nhận
TSCĐ sẽ ghi nguyên giá TSCĐ theo:

a.Tùy thuộc vào đánh giá lại của của nơi tiếp nhận TSCĐ
b.Ghi theo nguyên giá cũ của đơn vị chuyển đến

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

c.Theo giá thị trường TSCĐ giao dịch


d.Theo gián bán nội bộ ghi trên chứng từ kế toán

5/ Cuối niên độ kế toán lập BCTC tổng hợp, lãi nội bộ chưa thực hiện cần phải loại trừ ra
khỏi hàng tồn kho là 10. Khi lập BCTC tổng hợp của niên độ kế toán tiếp theo, hàng tồn kho
từ giao dich nội bộ còn tồn năm trước đã bán hết ra bên ngoài, kế toán ghi:

a.Nợ Hàng tồn kho: 10


Có Giá vốn hàng bán: 10

b.Nợ Giá vốn hàng bán: 10


Có Hàng tồn kho 10

c.Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10


Có Giá vốn hàng bán: 10

d.Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10


Có Hàng tồn kho 10

6/ Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau đó A đã
bán ra ngoài 30% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 30, số còn lại
tồn kho. Biết chính sách kế toán ghi nhận doanh thu khi bán nội bộ. Vậy lãi nội bộ đã thực
hiện là:

a.20

b.6

c.10

TH1: ĐVCT -> A => DTNB = giá bán = 100 => xét A có bán ra ngoài không?
+ có => LN NB đã thực hiện = 30% x (100 - 80) = 6
+ còn lại => LN NB chưa thực hiện = 70% x (100 - 80) = 14
TH2: A -> B => DTNB = giá bán = 30 => xét B có bán ra ngoài không?
+ không => LN NB đã thực hiện = 0
+ LN NB chưa thực hiện = 30 - (20% x 100) = 10
LN NB đã thực hiê ̣n = 6 + 0 = 6

7/ Cuối niên độ kế toán lập BCTC tổng hợp, lãi nội bộ chưa thực hiện cần phải loại trừ ra
khỏi hàng tồn kho là 10. Khi lập BCTC tổng hợp của niên độ kế toán tiếp theo, hàng tồn kho
từ giao dịch nội bộ còn tồn năm trước chưa bán được ra bên ngoài, kế toán ghi:

a.Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10


Có Hàng tồn kho 10

b.Nợ Giá vốn hàng bán: 10


Có Hàng tồn kho 10

c.Nợ Lợi nhuận trước thuế điều chỉnh: 10


Có Giá vốn hàng bán: 10

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

d.Nợ Hàng tồn kho: 10


Có Giá vốn hàng bán: 10

8/ Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 80, sau đó A đã
bán ra ngoài 40%, giá bán 70 và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 40,
số còn lại tồn kho. Vậy doanh thu nội bộ phải loại trừ là:

a.80

b.190

c.40

d.120

TH1: ĐVCT -> A => DTNB = giá bán = 80 => xét A có bán ra ngoài không?
+ có => LN NB đã thực hiện = 40% x (80 - 100) = - 8
+ còn lại => LN NB chưa thực hiện = 60% x (80 - 100) = - 12
TH2: A -> B => DTNB = giá bán = 40 => xét B có bán ra ngoài không?
+ không => LN NB đã thực hiện = 0
+ LN NB chưa thực hiện = 40 - (20% x 80) = 24
DTNB = 80 + 40 = 120

9/ Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 80, giá bán 100, sau đó A đã
bán ra ngoài 50% và bán cho đơn vị phụ thuộc B cùng cấp 20% với giá bán 30, số còn lại
tồn kho. Vậy lãi nội bộ chưa thực hiện phải loại trừ là:

a.20

b.3

c.10

TH1: ĐVCT -> A => DTNB = giá bán = 100 => xét A có bán ra ngoài không?
+ có => LN NB đã thực hiện = 50% x (100 - 80) = 10
+ còn lại => LN NB chưa thực hiện = 50% x (100 - 80) = 10
TH2: A -> B => DTNB = giá bán = 30 => xét B có bán ra ngoài không?
+ không => LN NB đã thực hiện = 0
+ LN NB chưa thực hiện = 30 - (20% x 100) = 10
LN NB chưa thực hiê ̣n = 10 + 10 = 20

10/ Đơn vị cấp trên có chính sách ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị
phụ thuộc cấp dưới. Đơn vị cấp trên bán 1 lô hàng giá gốc 50, giá bán 40, đơn vị phụ thuộc
đã nhận hàng và bán hết ra ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

a.Nợ Doanh thu BH : 40


Nợ Hàng tồn kho: 10
Có Giá vốn hàng bán 50

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

b.Nợ Doanh thu BH : 40


Có Giá vốn hàng bán: 40
Và : Nợ Hàng tồn kho : 10
Có Giá vốn hàng bán 10

c.Nợ Doanh thu BH : 40


Có Giá vốn hàng bán: 40

11/ Công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, tổ chức chính sách kế toán bán
hàng chỉ được ghi nhận doanh thu khi hàng thực sự bán ra bên ngoài công ty. Bút toán loại
trừ khi lập BCTC tổng hợp:

a.Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A


Có Hàng tồn kho: Lãi nội bộ chưa thực hiện B
Có Giá vốn hàng bán: Giá vốn nội bộ loại trừ A-B

b.Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A


Có Giá vốn hàng bán: giá trị bán nội bộ : A

c.Nợ Doanh thu bán hàng: giá trị bán nội bộ : A


Có Hàng tồn kho: giá trị bán nội bộ : A

12/ Đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu bán hàng khi bán hàng cho đơn vị phụ thuộc cấp
dưới lô hàng giá gốc 80, giá bán 100, đơn vị phụ thuộc đã bán hết hàng mua nội bộ ra bên
ngoài. Cuối kỳ lập BCTC tổng hợp, bút toán loại trừ:

a.Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 80
Có Hàng tồn kho 20

b.Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100

c.Nợ Doanh thu BH : 100


Có Giá vốn hàng bán: 100
Và : Nợ Giá vốn hàng bán: 20
Có Hàng tồn kho 20

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

CHƯƠNG 29
Câu 1: Ngày 02/01/20x1, công ty M mua 25% cổ phần của công ty C và có ảnh hưởng đáng
kể. Được biết, tại ngày mua công ty C có một tài sản có giá trị hợp lý nhiều hơn giá trị ghi sổ
10 tỷ đồng. Tài sản này được kỳ vọng đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong vòng 10 năm. Bỏ
qua tác động của thuế hoãn lại

Năm 20x5, công ty C có lãi hoạt động là 10 tỷ đồng, và quyết định chia cổ tức 4 tỷ đồng. Tác
động của tình hình vừa nêu trên làm cho Giá trị khoản đầu tư vào công ty C được ghi nhận
trên báo cáo tài chính của công ty M vào cuối năm 20x5 sẽ làm

a.tăng 0,25 tỷ đồng


b.tăng 2,5 tỷ đồng
c.tăng 2,25 tỷ đồng
d.tăng 1,25 tỷ đồng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của bút toán điều chỉnh do lợi thế

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

thương mại trong khoản đầu tư vào công ty liên kết bị tổn thất

a.Điều chỉnh toàn bộ phần lợi thế thương mại bị tổn thất
b.Không được điều chỉnh
c.Chỉ điều chỉnh theo tỷ lệ lợi ích của bên đầu tư
d.Cần điều chỉnh thành số liệu sau thuế

Câu 3: Bút toán điều chỉnh cho thông tin nhận chia cổ tức từ công ty liên kết, từ phương
pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu là

a.Nợ Tiền / Có Đầu tư vào công ty liên kết


b.Nợ Tiền / Có Doanh thu tài chính
c.Nợ Doanh thu tài chính / Có Đầu tư vào công ty liên kết
d.Nợ Đầu tư vào công ty liên kết / Có Doanh thu tài chính

Câu 4: Khi kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, giao dịch mà công ty nhận đầu tư
bán hàng tồn kho cho công ty đầu tư, sau đó, công ty đầu tư còn lưu kho toàn bộ. Phát biểu
nào sau đây sai
a.Kết quả kinh doanh của công ty nhận đầu tư được điều chỉnh giảm
b.Hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của bên đầu tư sẽ được điều chỉnh giảm
c.Khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính của bên đầu tư được điều chỉnh
giảm
d.Kết quả từ công ty liên kết được điều chỉnh giảm

Câu 5: Vào ngày 01/01/X1 công ty M mua 40% cổ phần của công ty C bằng TGNH là 50 tỷ
đồng, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty C được trình bày
trong bảng bên dưới. Tại thời điểm này, công ty có tình hình sau ( đơn vị tính: triệu đồng).

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, lợi thế thương mại được ghi nhận tại ngày mua trên báo
cáo tài chính hợp nhất của công ty M là
a.22 tỷ đồng
b.18 tỷ đồng
c.0 tỷ đồng
d.30 tỷ đồng

Câu 6: Vào ngày 01/01/X1 công ty M mua 40% cổ phần của công ty C bằng TGNH là 50 tỷ
đồng, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty C được trình bày
trong bảng bên dưới. Tại thời điểm này, công ty có tình hình sau ( đơn vị tính: triệu đồng).

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, thu nhập đến từ giao dịch mua cổ phần của công ty C
được trình bày trên báo cáo lãi lỗ của công ty M là

a.30 tỷ đồng
b.22 tỷ đồng
c.0 tỷ đồng
d.18 tỷ đồng

Câu 7: Ngày 02/01/x1, công ty M mua 25% cổ phần của công ty C và có ảnh hưởng đáng
kể. Được biết, tại ngày mua công ty C có một tài sản có giá trị hợp lý nhiều hơn giá trị ghi sổ
10 tỷ đồng. Tài sản này được kỳ vọng đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong vòng 10 năm. Bỏ
qua ảnh hưởng của thuế hoãn lại.
Năm 20x5, công ty C có lãi hoạt động là 10 tỷ đồng, và quyết định chia cổ tức 4 tỷ đồng.
Phần lãi lỗ trong công ty C được ghi nhận trên báo cáo tài chính của công ty M vào năm
20x5 là
a.1.25 tỷ đồng
b.1 tỷ đồng
c.2.5 tỷ đồng
d.2.25 tỷ đồng

Câu 8: Khi phát sinh thu nhập do mua rẻ đến từ hoạt động đầu tư vào công ty liên kết, đơn
vị nên ghi nhận

a.Giảm giá trị khoản đầu tư


b.Tăng thu nhập trong kỳ
c.Tăng lợi thế thương mại
d.Giảm chi phí trong kỳ

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Câu 9: Vào ngày 01/01/X1 công ty M mua 35% cổ phần của công ty C bằng TGNH là 25 tỷ
đồng, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty C được trình bày
trong bảng bên dưới. Tại thời điểm này, công ty có tình hình sau ( đơn vị tính: triệu đồng).

Bỏ qua tác động của thuế hoãn lại, thu nhập đến từ giao dịch mua cổ phần của công ty C
được trình bày trên báo cáo lãi lỗ của công ty M là

a.18 tỷ đồng
b.0 tỷ đồng
c.22 tỷ đồng
d.3 tỷ đồng

Câu 10: Ngày 01/01/X1, công ty M mua 25% vốn cổ phần của công ty C và có quyền ảnh
hưởng đáng kể, giá mua trực tiếp là 20 tỷ đồng. 31/12/X1, công ty C ghi nhận kết quả kinh
doanh thuận lợi, lãi sau thuế 10 tỷ đồng, và chia cổ tức 4 tỷ đồng. Trên BCTC của công ty M
và công ty C thể hiện lần lượt khoản đầu tư này như sau:

a.Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết/ LN chưa phân phối: 20 tỷ đồng
b.Đầu tư ảnh hưởng đáng kể/ Nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu: 20 tỷ đồng.
c.Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết/ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 20 tỷ đồng

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

d.Đầu tư vào công ty con/ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 20 tỷ đồng.

Câu 11: Các nội dung nào sau đây làm tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết

i. Lãi từ hoạt động kinh doanh của công ty liên kết


ii. Chênh lệch tỷ giá (lãi) của công ty liên kết
iii. Cổ tức từ công ty liên kết
iv. Thu nhập do mua rẻ từ công ty liên kết

a.iii và iv
b.i, ii và iii
c.ii và iii
d.i và ii

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai


a.Khi xem xét mức độ ảnh hưởng, người ta thường dựa vào tỷ lệ biểu quyết
b.Quyền biểu quyết tiềm năng là một tiêu chí ảnh hưởng đến tỷ lệ biểu quyết
c.Tỷ lệ sở hữu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng
d.Các thoả thuận khác cần được xem xét khi đánh giá quyền ảnh hưởng đáng kể

CHƯƠNG 30 - GIAO DỊCH NỘI BỘ TRONG TẬP ĐOÀN

1đ/ Trong năm tài chính, công ty mẹ (sở hữu toàn bộ công ty con) bán cho

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

công ty con 1 lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá 280
triệu đồng. Công ty con đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài 40% số
lượng lô hàng. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm doanh thu hợp nhất

a.Giảm 280 triệu đồng

b.Giảm 132 triệu đồng

c.Giảm 200 triệu đồng

d.Giảm 80 triệu đồng

0.5đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/x1, công ty
M bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng
đem lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời
gian này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi
với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút
toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6 làm chi
phí khấu hao hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương lịch)

a.Giảm 0.1 tỷ đồng

b.Tăng 0.2 tỷ đồng

c.Giảm 0.2 tỷ đồng

d.Tăng 0.1 tỷ đồng

0.5đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng đem
lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời gian
này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với
giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán
điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6 làm Lợi
nhuận sau thuế hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương lịch)

a.Tăng 0.2 tỷ đồng

b.Tăng 0.08 tỷ đồng

c.Giảm 0.08 tỷ đồng

d.Giảm 0.2 tỷ đồng

1đ/ Trong năm tài chính trước, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu
toàn bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá
bán nội bộ 300 triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên
ngoài 50% số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số hàng tồn
kho đã được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm doanh thu
hợp nhất

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

a.Giảm 300 triệu đồng

b. Không giảm

c.Giảm 150 triệu đồng

d.Giảm 200 triệu đồng

1đ/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giá trị cần loại bỏ giao dịch nội bộ (kỳ
này) chiều ngược giữa công ty con và công ty mẹ

a.Lãi nội bộ phải được loại bỏ trong vốn chủ sở hữu

b.Lãi nội bộ chưa thực hiện phải được loại bỏ trong tài sản

c.Lãi nội bộ chưa thực hiện phải được loại bỏ trong thu nhập

d.Lãi nội bộ chưa thực hiện hiện phải được loại bỏ trong chi phí

0.5đ/ Chọn câu phát biểu sai:

a.Giao dịch nội bộ ngang hàng là các giao dịch mà bên bán là công ty mẹ cấp 2, bên mua là
công ty mẹ cấp 1 trong cùng tập đoàn.

b.Giao dịch nội bộ ngang hàng là các giao dịch mà bên bán là công ty mẹ cấp 2, bên mua là
công ty mẹ cấp 2 trong cùng tập đoàn.

c.Giao dịch nội bộ ngược chiều là các giao dịch mà bên bán là công ty con, bên mua là công ty
mẹ trong cùng tập đoàn.

d.Giao dịch nội bộ xuôi chiều (thuận chiều) là các giao dịch mà bên bán là công ty mẹ, bên mua
là công ty con trong cùng tập đoàn.

0.5đ/ Công ty M sở hữu 80% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M cho công ty C vay 2 tỷ đồng. Chi phí tài chính dồn tích đến cuối kỳ kế
toán là 200 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán
điều chỉnh sẽ làm Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở đầu năm tài chính này

a.Giảm 0.16 tỷ đồng

b.Tăng 0 tỷ đồng

c.Tăng 0.16 tỷ đồng

d.Tăng 0.128 tỷ đồng

1đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M bán lô hàng tồn kho có giá vốn 10 tỷ đồng, giá bán 12 tỷ đồng cho C (C

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

bán ra ngoài toàn bộ). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán
điều chỉnh sẽ làm

a.Hàng tồn kho hợp nhất tăng 2 tỷ đồng

b.Lợi nhuận hợp nhất trước thuế giảm 2 tỷ đồng

c.Doanh thu hợp nhất giảm 10 tỷ đồng

d.Giá vốn hợp nhất giảm 12 tỷ đồng

1đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty M bán lô hàng tồn kho có giá vốn 10 tỷ đồng, giá bán 12 tỷ đồng cho C. Cuối
kỳ C còn tồn kho toàn bộ lô hàng mua nội bộ này. Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh sẽ làm chi phí thuế hoãn lại trên báo
cáo tài chính hợp nhất

a.Tăng 400 triệu đồng

b.Giảm 2 tỷ đồng

c.Tăng 2 tỷ đồng

d.Giảm 400 triệu đồng

1đ/ Công ty mẹ bán hàng hóa giá gốc 100, giá bán 80 cho công ty con, giá thị
trường đang giao dịch là 110. Giao dịch đã hoàn thành, đến thời điểm lập
BCTC HN, công ty con đã bán ra ngoài 40%, thuế suất thuế TNDN 20%. Bút
toán loại trừ khi hợp nhất ghi:

a.

+ Nợ Doanh thu bán hàng: 80

Nợ Hàng tồn kho: 8

Có Giá vốn hàng bán: 88

+ Nợ Chi phí thuế TNHL: 1,6

Có Thuế TNHL phải trả 1,6

b.

+ Nợ Doanh thu bán hàng: 80

Nợ Hàng tồn kho: 12

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Có Giá vốn hàng bán: 96

+ Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4

Có Thuế TNHL phải trả 2,4

+ Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4

Có Thuế TNHL phải trả 2,4

c.

+ Nợ Doanh thu bán hàng: 80

Có Hàng tồn kho: 12

Có Giá vốn hàng bán: 68

+ Nợ Chi phí thuế TNHL: 2,4

Có Thuế TNHL phải trả 2,4

d.

+ Nợ Doanh thu bán hàng: 80

Nợ Hàng tồn kho: 12

Có Giá vốn hàng bán: 96

+ Nợ Tài sản thuế TN HL: 2,4

Có Chi phí thuế TNHL 2,4

1đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng đem
lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời gian
này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với
giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng (NG là 7 tỷ đồng, HMLK 3 tỷ đồng). Thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính
hợp nhất ngày 31/12/X1 làm tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất (niên độ kế toán
theo năm dương lịch)

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

a.Giảm 1 tỷ đồng

b.Giảm 0.72 tỷ đồng

c.Giảm 0.9 tỷ đồng

d.Giảm 0.8 tỷ đồng

1đ/ Công ty M sở hữu 80% cổ phần của công ty C. Trong năm tài chính, công
ty C bán lô hàng tồn kho cho công ty M, giá vốn 8 tỷ đồng, giá bán 10 tỷ đồng.
Lô hàng tồn kho toàn bộ vào cuối kỳ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
20%. Bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến Lợi ích cổ đông không kiểm soát là:

a.Giảm 1.28 tỷ đồng

b.Giảm 0.32 tỷ đồng

c.Giảm 1.6 tỷ đồng

d.Giảm 2 tỷ đồng

1đ/ Trong năm tài chính, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu toàn
bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá bán
nội bộ 300 triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài
50% số lượng lô hàng. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm giá vốn hợp nhất
Trong năm tài chính trước, công ty con bán hàng cho công ty mẹ (sở hữu toàn
bộ công ty con) lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá bán
nội bộ 300 triệu đồng. Công ty mẹ đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài
50% số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số hàng tồn kho
đã được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm doanh thu
hợp nhất

a.Giảm 250 triệu đồng

b.Giảm 200 triệu đồng

c.Giảm 300 triệu đồng

d.Giảm 150 triệu đồng

0.5đ/ Toàn bộ lãi nội bộ chưa thực hiện trong giao dịch hàng tồn kho giữa
Công ty Mẹ và Công ty Con (theo chiều xuôi) trong kỳ trước. Đầu kỳ này được
điều chỉnh trong chỉ tiêu nào? Chọn câu Sai

a.Lợi nhuận chưa phân phối

b.Hàng tồn kho

c.Giá vốn hàng bán

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

0.5đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/x1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng đem
lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm. Kết thúc thời gian này, tài sản không có
giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng
(NG là 6 tỷ đồng, GTHM Lũy kế là 2 tỷ đồng). Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 20%. Bút toán điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày
31/12/X6 làm tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương
lịch)

a.Giảm 0 tỷ đồng

b.Giảm 0.8 tỷ đồng

c.Giảm 0.72 tỷ đồng

d.Giảm 1 tỷ đồng

1đ/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của bên không nắm quyền
kiểm soát trong giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ bán cho công ty con

a.Giao dịch chiều ngược luôn ảnh hưởng đến lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát

b.Nếu công ty mẹ chiếm 100% tỷ lệ biểu quyết, không tồn tại lợi ích của bên không nắm quyền
kiểm soát

c.Giao dịch chiều xuôi không có ảnh hưởng đến lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát

1đ/ Công ty M sở hữu 100% cổ phần của công ty C. Ngày 01/07/X1, công ty M
bán 1 tài sản cố định trị giá 5 tỷ đồng, thu tiền mặt. Tài sản được kỳ vọng đem
lại lợi ích kinh tế đều đặn trong 5 năm (kể từ ngày 1/7/X1). Kết thúc thời gian
này, tài sản không có giá trị còn lại. Tài sản đang được công ty M theo dõi với
giá trị ghi sổ 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Bút toán

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

điều chỉnh cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/X6 làm Lợi
nhuận sau thuế hợp nhất (niên độ kế toán theo năm dương lịch)

a.Tăng 0.08 tỷ đồng

b.Giảm 0.08 tỷ đồng

c.Giảm 0.2 tỷ đồng

d.Tăng 0.2 tỷ đồng

Trong năm tài chính trước, công ty mẹ (sở hữu toàn bộ công ty con) bán hàng
cho công ty con lô hàng tồn kho được mua với giá 200 triệu đồng với giá bán
nội bộ 300 triệu đồng. Công ty con đã thanh toán toàn bộ, và bán ra bên ngoài
40% số lượng lô hàng trong kỳ trước. Trong kỳ này, toàn bộ số hàng tồn kho
đã được bán ra bên ngoài. Bút toán loại bỏ giao dịch nội bộ làm giá vốn hợp
nhất

a.Giảm 60 triệu đồng

b.Giảm 300 triệu đồng

c.Giảm 260 triệu đồng

d.Giảm 100 triệu đồng

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14505997

Downloaded by Uyn Hoài (hoangthihoaiuyen2003@gmail.com)


Câu hỏi 1
Ngày 01/01/20X1 công ty A mua 40% cổ phần của công ty B bằng TGNH 70 tỷ đồng, với
khoản đầu tư này công ty A có ảnh hưởng đáng kể. Ngày 31/12/20X1 công ty B đã chia tổng
cổ tức đợt 1 năm 20X1 bằng TGNH là 10 tỷ đồng, biết rằng tổng lợi nhuận sau thuế của
công ty liên kết là 30 tỷ đồng. Giá trị chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết” trên
Báo cáo tình hình tài chính riêng của A ngày 31/12/20X1 là:

a.60 tỷ

b.70 tỷ

c.100 tỷ

d.78 tỷ

Câu Hỏi 2
Tập đoàn P đã trả 150 tỷ để sở hữu 70% cổ phần trong Công ty S vào ngày 31 tháng 12
năm 20X1, khi S có Vốn cổ phần là 50 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 100 tỷ.
Giá trị hợp lý của các tài sản thuần bằng giá trị sổ sách. Lợi thế thương mại phát sinh từ
giao dịch này là:

a.50 tỷ

b.0 tỷ

c.45 tỷ

d.90 tỷ

Câu Hỏi 3
Năm 20x0 kế toán bỏ sót giao dịch mua lô hàng hóa (chưa thanh toán cho người bán) và
công ty đã bán ngay không nhập kho (giả sử bỏ qua tác động của các loại thuế và Báo cáo
tài chính năm 20x0 đã phát hành) – và do sai sót trọng yếu nên bút toán điều chỉnh số dư
đầu năm (SDĐN) năm 20x1 khi áp dụng điều chỉnh hồi tố như sau:

a.SDĐN TK 331 tăng và SDĐN TK 632 tăng

b.SDĐN TK 331 tăng và SDĐN TK 911 tăng

c.SDĐN TK 331 tăng và SDĐN TK 4211 tăng

d.SDĐN TK 331 tăng và SDĐN TK 4211 giảm

Câu Hỏi 4
Cuối năm tài chính, ngày 31/12/N+1, kế toán đang chuẩn bị soạn lập báo cáo tài chính năm
N+1, sau đó kế toán phát hiện chưa phân bổ chi phí trả trước năm N về khoản chi phí sử
dụng công cụ dùng ở bộ phận bán hàng. Vì đây là sai sót không trọng yếu nên kế toán ghi:

a.Ghi bổ sung vào tháng 12/N và chỉnh lại báo cáo tài chính năm N: Nợ TK 641 / Có TK 242

b.Ghi bổ sung vào tháng 12/N+1 và điều chỉnh lại báo cáo tài chính năm N: Nợ TK 811 / Có
TK 242

c.Tất cả câu còn lại đều đúng, tuỳ theo cách kế toán vận dụng
d.Ghi bổ sung vào tháng 12/N+1 và không chỉnh lại báo cáo tài chính năm N: Nợ TK 641
/Có TK 242

Câu Hỏi 5
Lãi nội bộ tạo ra trong tập đoàn được hiểu:

a.Lãi nội bộ chưa thực hiện và lãi nội bộ đã thực hiện

b.Lãi nội bộ đã thực hiện

c.Lãi nội bộ chưa thực hiện

d.Toàn bộ lãi lỗ của tập đoàn trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Câu Hỏi 6
(đơn vị tính triệu đồng) Ngày 1/12/20X1 công ty mẹ A bán hàng cho công ty con B với giá
bán 240. Giá vốn của lô hàng này tại công ty mẹ A là 200. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Ngày 31/12/20X1, 40% số hàng mua của công ty mẹ, công ty con B đã bán ra bên ngoài.
Nếu không điều chỉnh giao dịch nội bộ trên sẽ làm Báo cáo tài chính hợp nhất:

a.Khai khống giá trị chỉ tiêu Hàng tồn kho 200

b.Khai khống giá trị chỉ tiêu Hàng tồn kho 24

c.Khai khống giá trị chỉ tiêu Hàng tồn kho 28

d.Khai khống giá trị chỉ tiêu Hàng tồn kho 12

Câu Hỏi 7
Ngày 1/1/20X0, công ty mẹ mua 80% cổ phần của công ty con với trị giá là 300 tỷ đồng.
Cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là 360 tỷ đồng (bao gồm vốn cổ
phần là 230 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 130 tỷ đồng). Hãy xác định lợi thế
thương mại trong giao dịch này (theo quy định của Việt Nam).

a.120 tỷ đồng

b.60 tỷ đồng

c.12 tỷ đồng

d.(12) tỷ đồng

Câu Hỏi 8
Ngày 31/12/20x1, công ty A cấp cho đơn vị phụ thuộc B bằng 1 tài sản cố định có nguyên
giá 500 triệu đồng, giá trị hao mòn lũy kế 50 triệu đồng. Chi phí vận chuyển tài sản đơn vị B
chịu là 15 triệu đồng, chi bằng tiền mặt. Đơn vị phụ thuộc ghi nhận vốn cấp là vốn kinh
doanh. Bút toán điều chỉnh giao dịch nội bộ trên để lập Báo cáo tài chính tổng hợp như sau:

a.Nợ TK 4111 / Có TK 1361: 500 triệu

b.Nợ TK 4111 / Có TK 1361: 450 triệu

c.Nợ TK 4111 / Có TK 1361: 435 triệu

d.Nợ TK 4111 / Có TK 1361: 465 triệu


Câu Hỏi 9
Công ty ABC có 2 đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp A và Xí nghiệp B, không có tư cách pháp
nhân (có tổ chức kế toán riêng). Trách nhiệm về soạn thảo Báo cáo tài chính (BCTC) của 2
Xí nghiệp là:

a.Tùy thuộc vào quyết định của đơn vị kế toán cấp trên là Công ty ABC – để xác định trách
nhiệm lập và trình bày BCTC (có hay không cần lập và gửi BCTC nội bộ)

b.Chỉ cần lập và gửi nội bộ Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh

c.Phải lập và nộp nội bộ đầy đủ bộ BCTC theo quy định pháp lý

d.Chỉ cần lập và gửi nội bộ Báo cáo tình hình tài chính

Câu Hỏi 10
Đơn vị cấp dưới bán hàng hóa cho đơn vị cấp trên với giá vốn 100 triệu đồng, giá bán 90
triệu đồng. Hàng hóa này đã được cấp trên bán 60% ra bên ngoài, công ty có chính sách
ghi nhận doanh thu khi bán hàng ra bên ngoài. Lãi lỗ nội bộ cần được loại trừ khi lên BCTC
tổng hợp là: (đơn vị triệu đồng)

a.(10)

b.(4)

c.10

d.0

Câu Hỏi 11
Thời hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất là:

a.30 ngày sau khi hết hạn nộp báo cáo tài chính riêng của các đơn vị trong tập đoàn

b.90 ngày sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

c.60 ngày sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

d.Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp

Câu Hỏi 12
Công ty A đầu tư vào công ty B với tỷ lệ quyền biểu quyết 90% và có quyền chi phối B; công
ty B đầu tư vào công ty C với tỷ lệ quyền biểu quyết 30% và có ảnh hưởng đáng kể. Khoản
đầu tư vào công ty C sẽ được công ty A trình bày trên:

a.Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn: Khoản đầu tư vào công ty liên kết

b.Trên cả Báo cáo tài chính riêng của A và Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn

c.Báo cáo tài chính riêng của A: Khoản đầu tư vào công ty liên kết

d.Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn: Khoản đầu tư vào công ty con

Câu Hỏi 13
A mua lại khoản đầu tư 40% vào B với giá 200 000. A cũng sở hữu hai công ty con và lập
báo cáo tài chính hợp nhất. B đã tuyên bố và trả cổ tức 15.000 trong năm tài chính hiện tại.
Bút toán điều chỉnh hợp nhất thích hợp là:

a.Nợ Phần lãi lỗ từ Công ty Liên doanh liên kết/ Có Đầu tư vào Công ty Liên doanh liên kết

b.Nợ Đầu tư vào Công ty liên doanh liên kết/ Có Doanh thu tài chính

c.Nợ Doanh thu tài chính/ Có Đầu tư vào Công ty Liên doanh liên kết

d.Nợ Tiền/ Có Doanh thu tài chính

Câu Hỏi 14
Công ty có kỳ kế toán năm, kết thúc 31/12. Tháng 4/N (BCTC năm N-1 đã công bố) công ty
nhận lại nhập kho 1 lô hàng đã bán trong tháng 12/N-1 có doanh thu bán hàng là 95, giá vốn
hàng bán là 120 (bỏ qua các khoản thuế). Xử lý nào sau đây là đúng theo quy định:

a.Chỉ điều chỉnh hồi tố ảnh hưởng số dư đầu năm N các tài khoản bị ảnh hưởng và cột
thông tin so sánh trong BCTC năm N

b.Ghi nhận vào sổ sách kế toán tháng 4/N – theo TT 200

c.Đây là trường hợp sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều
chỉnh

d.Đây là trường hợp sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh

e.Tùy vào mức độ trọng yếu để điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố

Câu Hỏi 15
Ngày 01/01/20X1 công ty A mua 30% cổ phần của công ty B bằng TGNH 10 tỷ đồng, với
khoản đầu tư này công ty A có ảnh hưởng đáng kể. Cuối năm 20X1, công ty B ghi nhận
khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định tăng là 2 tỷ. Biết A ghi nhận khoản đầu tư vào
B trên Báo cáo tài chính riêng theo PP giá gốc. Bút toán A ghi vào vào sổ sách cuối năm
20X1 về thông tin trên là:

a.Công ty A không ghi nhận bút toán

b.Nợ TK 211/ Có TK 412: 0,6 tỷ

c.Nợ TK 222/ Có TK 412: 0,6 tỷ

d.Nợ TK 211/ Có TK 412: 2 tỷ

Câu Hỏi 16
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán Tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn thì
trên Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phát sinh:

a.Tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

b.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

c.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Câu Hỏi 17
Đầu Tháng 2/N Công ty cổ phần ABC công bố chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu năm N-1
(BCTC năm N-1 chưa công bố), xử lý nào sau đây của kế toán là đúng:

a.Do công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm N-1 và trước ngày phát hành BCTC năm N-
1 thì sẽ không được công nhận là một khoản nợ phải trả trên BCĐKT tại ngày 31/12/N-1, tuy
nhiên sẽ được trình bày trong thuyết minh BCTC năm N-1 theo quy định của VAS 21

b.Vì công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 31/12/N-1 nên không trình bày gì trên BCTC
năm N-1

c.Đây là sự kiện xảy ra năm N thì ghi sổ năm N, không cần quan tâm các vấn đề khác

d.Phản ánh là một khoản nợ phải trả trên sổ sách năm N-1 và trình bày Nợ phải trả trên Báo
cáo tình hình tài chính.

Câu Hỏi 18
Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD) xét về bản chất là ước tính kế toán, vì thế nếu doanh
nghiệp thay đổi phương pháp đánh giá SPDD thì việc thay đổi này có liên quan đến kỳ kế
toán trước (vì ảnh hưởng Giá vốn hàng bán) và kế toán phải điều chỉnh việc sửa chữa như
là một sai sót.

a.Câu phát biểu trên là Sai

b.Câu phát biểu trên là Đúng

c.Câu phát biểu trên là Sai – nếu công ty mẹ chưa xét duyệt

d.Câu phát biểu trên là Đúng – nếu công ty đăng ký với Cơ quan Thuế

Câu Hỏi 19
Các trường hợp có thể loại trừ không lập báo cáo tài chính hợp nhất:

a.Công ty mẹ vừa lại là công ty con và được cổ đông không kiểm soát đồng ý với công ty
mẹ không lập báo cáo tài chính hợp nhất

b.Công ty mẹ không phải là công ty đại chúng, hạn chế chuyển nhượng vốn

c.Tất cả các câu đều đúng

d.Công ty mẹ kiểm soát công ty con có tính chất tạm thời

Câu Hỏi 20
Khi kế toán thay đổi thời gian khấu hao tài sản cố định, ví dụ ban đầu khấu hao 8 năm, đã
sử dụng 2 năm, ước tính thời gian sử dụng còn lại là 4 năm. Điều này dẫn đến chi phí năm
hiện tại tăng cao ảnh hưởng kết quả kinh doanh trong kỳ, nên kế toán ...:

a.áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư các năm trước và cột thông tin so sánh của
Báo cáo tài chính năm hiện tại.

b.áp dụng điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh số dư đầu năm hiện tại và cột thông tin so sánh
của Báo cáo tài chính năm hiện tại.

c.áp dụng phương pháp ghi bổ sung vào các năm trước.
d.không điều chỉnh cột thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính, chỉ thuyết minh trên bản
Thuyết minh Báo cáo tài chính.

Câu Hỏi 21
Đầu năm, Công ty A cấp vốn cho chi nhánh A1 là đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp
nhân (có tổ chức kế toán riêng) bằng TSCĐ mới nguyên giá là 500 triệu đồng (ước tính sử
dụng 5 năm), vốn cấp được ghi nhận là khoản phải trả về vốn kinh doanh. Đơn vị phụ thuộc
chưa được giao xác định kết quả kinh doanh riêng. Giao dịch này ảnh hưởng đến Báo cáo
tình hình tài chính (BCTHTC) tổng hợp của Công ty A như thế nào? (đơn vị triệu đồng)

a.Chỉ tiêu “TSCĐ” giảm 500; chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500

b.Chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500; chỉ tiêu “ Phải trả nội bộ về vốn kinh
doanh” tăng 500

c.Chỉ tiêu “TSCĐ” giảm 400; chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 500

d.Không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của BCTHTC tổng hợp vì là giao dịch nội bộ

e.Chỉ tiêu “Vốn cấp ở đơn vị phụ thuộc” tăng 400; chỉ tiêu “ Vốn góp của chủ sở hữu” tăng
400

Câu Hỏi 22
Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh sẽ được kế toán (theo quy định của
Việt Nam):

a.Ghi nhận ngay vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm mua

b.Ghi nhận là tài sản ngắn hạn và đánh giá tổn thất hằng năm

c.Ghi nhận là tài sản dài hạn và phân bổ không quá 10 năm

d.Ghi nhận ngay vào thu nhập khác tại thời điểm mua

Câu Hỏi 23
Công ty M có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi hàng được bán ra bên ngoài. Chi
nhánh K trực thuộc Công ty M, không tư cách pháp nhân, tổ chức kế toán riêng được ghi
nhận doanh thu và tính KQKD. Trong kỳ Công ty M xuất kho lô hàng hóa bán cho Chi nhánh
K chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là 40, giá bán chưa thuế GTGT là 50, thuế GTGT được
khấu trừ 10%. Chi nhánh K đã nhập kho, sau đó xuất bán ra ngoài 20% chưa thu tiền giá
bán chưa thuế 15, thuế GTGT 10%. Chi nhánh K ghi sổ như sau:

a.Nợ 156/Có 3368-M: 55; và Nợ 131: 16,5/ Có 511: 15, Có 333: 1,5

b.Nợ 156: 40, Nợ 133: 5/ Có 3368-M: 45; Nợ 131: 16,5/ Có 511: 15, Có 333: 1,5; và Nợ 632:
10/ Có 156: 8, Có 3368-M: 2

c.Nợ 156: 32, Nợ 632: 10, Nợ 133: 5/Có 3368-M: 47; Và Nợ 131: 16,5/ Có 511: 15, Có 333:
1,5

d.Nợ 156: 50, Nợ 133: 5/ Có 3368-M: 55; Và Nợ 131: 16,5/ Có 511: 15, Có 333: 1,5

Câu Hỏi 24
Ngày 31/12/N, Công ty mẹ bán TSCĐ nguyên giá 100, HMLK là 60, giá bán cho công ty con
là 50, thời gian khấu hao ở cty con là 2 năm theo đường thẳng, thuế suất thuế TNDN 20%.
Bút toán loại trừ khi lập BCTC hợp nhất năm N, ghi:

a.+Nợ Nguyên giá tài sản cố định: 70 / Có Chi phí khác: 10, Có Hao mòn Tài sản cố định:
60;
Và + Nợ Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 2/ Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 2

b.+Nợ Thu nhập khác: 10, Nợ Nguyên giá tài sản cố định: 50/ Có Hao mòn Tài sản cố định:
60;
Và + Nợ Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 2/ Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 2

c.+ Nợ Chi phí quản lý DN: 5/ Có Hao mòn Tài sản cố định: 5;
Và + Nợ Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 1/ Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1

d.+Nợ Nguyên giá tài sản cố định: 70 / Có Thu nhập khác: 10, Có Hao mòn Tài sản cố định:
60;
Và + Nợ Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 2/ Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 2

Câu Hỏi 25
Thay đổi chính sách kế toán cần thực hiện hồi tố báo cáo tài chính – các trường hợp nào
sau đây:

a.Công ty tự nguyện thay đổi phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

b.Sai sót trọng yếu xảy ra trong năm tài chính.

c.Công ty tự nguyện thay đổi tỷ lệ % khấu hao tài sản cố định tại công ty.

d.Công ty tự nguyện thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định mà cơ quan Thuế đồng
ý

Câu Hỏi 26
Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại văn phòng A và có đơn vị phụ thuộc B. Chính
sách ghi nhận doanh thu khi bán ra ngoài doanh nghiệp và cho cả nội bộ doanh nghiệp, đơn
vị phụ thuộc được yêu cầu gởi bảng cân đối tài khoản về đơn vị cấp trên để tổng hợp Báo
cáo tài chính. Khi B bán hàng cho A, giá gốc 60, giá bán 40. A còn tồn kho 60%, bán ra
ngoài 40% với giá bán 30. (Đvt: tr.đ). Bút toán loại trừ vào cuối kỳ để tổng hợp Báo cáo tài
chính là:

a.Nợ TK 511: 48, Nợ TK 156: 12 / Có TK 632: 60

b.Nợ TK 511/ Có TK 632: 60

c.Nợ TK 511: 40, Nợ TK 156: 12 / Có TK 632: 52

d.Nợ TK 511/ Có TK 632: 40

Câu Hỏi 27
Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong BCTCHN làm
phát sinh chênh lệch tạm thời, kế toán phải xác định thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như
sau:

a.Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối / Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
b.Nợ Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại / Có Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại

c.Nợ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành/ Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

d.Nợ Lợi nhuận kế toán kỳ này / Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Câu Hỏi 28
Đơn vị cấp trên bán hàng cho đơn vị cấp dưới A, giá gốc 100, giá bán 90, sau đó A đã bán
ra ngoài 50% lượng hàng với giá bán 60. Vậy các chỉ tiêu nào trên Báo cáo kết quả hoạt
động sẽ được điều chỉnh để lập BCTC tổng hợp:

a.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 110 và Khoản mục “Giá vốn hàng bán”
giảm 90

b.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 90 và Khoản mục “Giá vốn hàng bán”
giảm 100

c.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 90, Khoản mục “Giá vốn hàng bán” giảm
85, Khoản mục “Hàng tồn kho” giảm 5

d.Khoản mục “Doanh thu bán hàng và CCDV” giảm 90, Khoản mục “Hàng tồn kho” tăng 5
và Khoản mục “Giá vốn hàng bán” giảm 95

Câu Hỏi 29
Tháng 4/N+1 phát hiện năm N kế toán bỏ sót bút toán trích trước lãi trái phiếu trả sau (khi
đáo hạn vào năm N+5) đủ điều kiện vốn hóa 15 triệu đồng (trđ) cho tháng 12/N – biết rằng
BCTC năm N đã công bố và công trình nhà xưởng vẫn đang thi công dự kiến năm N+3
hoàn thành. Công ty có kỳ kế toán là năm, kết thúc 31/12. Xử lý kế toán như thế nào tình
huống phát hiện sai sót trên?

a.Thực hiện bút toán ghi sổ sách tháng 4 năm N+1 do áp dụng điều chỉnh phi hồi tố (vì công
trình còn dở dang): Nợ TK 2412 / Có TK 335: 15 trđ

b.Phải thực hiện bút toán điều chỉnh số dư đầu năm N+1 do áp dụng điều chỉnh hồi tố:
SDĐN TK 2412 tăng 15 triệu đồng và SDĐN TK 335 tăng 15 trđ

c.Thực hiện bút toán ghi sổ sách tháng 4 năm N+1 do áp dụng điều chỉnh phi hồi tố (vì vốn
hóa công trình): Nợ TK 211 / Có TK 242: 15 trđ

d.Thực hiện bút toán ghi sổ sách tháng 4 năm N+1 do áp dụng điều chỉnh phi hồi tố (vì công
trình còn dở dang): Nợ TK 2412 / Có TK 335: 15 trđ; hoặc Kế toán không cần xử lý tại tháng
4/N+1, chờ đến cuối kỳ lập BCTC (31/12/N+1) ghi bút toán Nợ 2412/Có 335: 15 trđ + mức
trích cho năm N+1

Câu Hỏi 30
Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương
pháp nào sau đây (theo quy định của Việt Nam):

a.Phương pháp giá gốc

b.Phương pháp vốn chủ sở hữu

c.Phương pháp mua


d.Phương pháp giá trị hợp lý

Câu Hỏi 31
Công ty A mua 60% vốn cổ phần B, B mua 30% vốn cổ phần của C. Tỷ lệ lợi ích của A tại C
là:

a.90%

b.18%

c.16%

d.Số khác

Câu Hỏi 32
Công ty cấp vốn cho một đơn vị trực thuộc bằng một TSCĐ hữu hình có NG: 500 triệu đồng
(trđ), HMLK: 50 trđ, thời gian sử dụng hữu ích ước tính là 5 năm, thời điểm cấp vốn là đầu
năm tài chính. Bút toán điều chỉnh khoản mục về cấp vốn khi lập BCTC tổng hợp đối với
giao dịch này là:

a.Nợ Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (hoặc Vốn góp của chủ sở hữu): 450 trđ/ Có Vốn
kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: 450 trđ

b.Không cần điều chỉnh vì thực chất TSCĐ vẫn được duy trì trong đơn vị

c.Nợ Phải trả nội bộ ngắn hạn: 450 trđ / Có Phải thu nội bộ ngắn hạn: 450 trđ

d.Nợ Phải trả nội bộ dài hạn: 500 trđ / Có Phải thu nội bộ dài hạn: 500 trđ

Câu Hỏi 34
Ngày 01/12/20X1 công ty mẹ A bán hàng cho công ty con B với giá bán 150.000.000đ. Giá
vốn của lô hàng này tại công ty mẹ A là 100.000.000đ. Thuế suất thuế TNDN là 20%. Ngày
31/12/20X1, 40% số hàng mua của công ty mẹ, công ty con B đã bán ra bên ngoài. Ngày
01/02/20X2 toàn bộ 60% số hàng mua của công ty mẹ A (mua từ ngày 1/12/20X1) đã được
công ty B bán ra bên ngoài tập đoàn. Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị Hàng tồn kho
đầu kỳ là:

a.12.000.000đ

b.30.000.000đ

c.0

d.18.000.000đ

Câu Hỏi 35
Khoản lợi nhuận chưa thực hiện sẽ được loại bỏ là bao nhiêu nếu hàng tồn kho cuối năm
của công ty con (chưa bán ra ngoài Tập đoàn) là 540.000, biết rằng lô hàng hóa được công
ty mẹ lập hóa đơn bán với mức giá chưa thuế GTGT 560.000

a.15.000

b.560.000

c.20.000
d.540.000

Câu Hỏi 36
Năm 20x1 công ty đầu tư một thiết bị có nguyên giá 2 tỷ đồng, công ty áp dụng phương
pháp khấu hao nhanh với hệ số điều chỉnh là 2, thời gian sử dụng là 5 năm. Tuy nhiên cơ
quan Thuế không đồng ý khấu hao nhanh, chỉ chấp nhận khấu hao theo phương pháp
đường thẳng 5 năm. Đây là trường hợp ...

a.Phải điều chỉnh sai sót do Thuế không đồng ý

b.Thay đổi chính sách kế toán

c.Chênh lệch tạm thời – theo VAS 17

d.Chênh lệch không tạo ra chênh lệch tạm thời theo quy định của Thuế

Câu Hỏi 37
Tháng 12 năm 20x0 kế toán bỏ sót giao dịch thanh toán chi phí tiếp khách bằng tiền tạm
ứng số tiền 1 triệu đồng – tháng 4/20x1 do số tiền không trọng yếu nên bút toán điều chỉnh
phi hồi tố vào sổ sách kế toán năm 20x1 là:

a.Nợ TK 642/Có TK 141: 1 triệu đồng

b.Nợ TK 1388/Có TK 141: 1 triệu đồng – lỗi kế toán phải bồi thường

c.Nợ TK 4211/Có TK 141: 1 triệu đồng vì chi phí năm trước

d.Nợ TK 811/Có TK 141: 1 triệu đồng vì là giao dịch năm trước

Câu Hỏi 38
Báo cáo tài chính hợp nhất được áp dụng cho:

a.Nhóm công ty có quan hệ Mẹ - con

b.Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc

c.Một doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc (có tổ chức kế toán riêng)

d.Nhóm công ty bao gồm công ty mẹ và các công ty liên kết

Câu Hỏi 39
Công ty A bán cho chi nhánh A1 trực thuộc (có tổ chức kế toán riêng) một lô hàng hóa có
giá trị 50 triệu đồng (trđ), đã xuất hóa đơn GTGT cho chi nhánh, thuế GTGT 10%. Giá vốn lô
hàng 60 trđ, thuế suất thuế TNDN là 20%. Công ty có chính sách ghi nhận doanh thu khi
bán hàng ra bên ngoài công ty, toàn bộ lô hàng vẫn còn tồn kho ở chi nhánh A1. Cách xử lý
nào sau đây là phù hợp khi lập BCTC tổng hợp của công ty A: (đvt: triệu đồng)

a.Không điều chỉnh DTBH và GVHB do hàng chưa bán ra bên ngoài.

b.Nợ DT BH và CCDV: 50, Nợ HTK: 10 / Có GVHB: 60

c.Nợ DT BH và CCDV/Có GVHB: 50 và Nợ Phải trả nội bộ/ Có Phải thu nội bộ: 55

d.Không điều chỉnh nếu giá bán ra bên ngoài thấp hơn giá vốn nội bộ
Câu Hỏi 40
Công ty mẹ A đầu tư 10% quyền biểu quyết vào cty B, và 60% quyền biểu quyết vào công ty
C. Công ty C đầu tư 10% quyền biểu quyết vào cty B. Như vậy khoản đầu tư vào công ty B
được trình bày trên báo cáo tài chính:

a.Theo phương pháp vốn chủ sở hữu

b.Theo phương pháp giá gốc trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ A và theo phương
pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất

c.Mô hình trên chưa rõ xác định phương pháp giá cho khoản đầu tư vào B trình bày trên
báo cáo tài chính hợp nhất

d.Theo phương pháp giá gốc

Câu Hỏi 41
Trong thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, phải trình bày các nội dung cơ bản sau:

a.Danh sách công ty con và công ty liên kết

b.Năm tài chính của tập đoàn

c.Tất cả câu trên đều đúng

d.Chính sách kế toán của tập đoàn

Câu Hỏi 42
Đầu tư vào công ty liên kết, phạm vi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trình bày trên
báo cáo tài chính theo chế độ kế toán Việt Nam:

a.Được trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất; và Khoản đầu tư tài chính của công ty
chiếm từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư

b.Được trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất

c.Khoản đầu tư tài chính của công ty chiếm từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của
bên nhận đầu tư

d.Khoản đầu tư tài chính của công ty chiếm từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu của bên
nhận đầu tư

Câu Hỏi 43
Trong trường hợp nào sau đây sẽ có thể làm phát sinh lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện?

a.Công ty áp dụng chính sách ghi nhận doanh thu khi bán ra ngoài doanh nghiệp

b.Đơn vị phụ thuộc hạch toán báo sổ, gửi báo cáo nghiệp vụ

c.Đơn vị cấp trên cấp vốn cho đơn vị trực thuộc (không có tư cách pháp nhân – có hạch
toán riêng) 1 lô vật liệu, hàng còn tồn kho cuối kỳ.

d.Công ty áp dụng chính sách ghi nhận doanh thu khi bán nội bộ trong doanh nghiệp

Câu Hỏi 43
Trong năm 20x1, công ty Mẹ bán cho công ty Con 1 lô hàng hóa có giá gốc 20, giá bán nội
bộ chưa thuế 30, thuế GTGT 10%. Công ty Con bán hết lô hàng ra ngoài tập đoàn với giá
bán chưa thuế 40, thuế GTGT 10%. Tất cả giao dịch trên được thanh toán bằng chuyển
khoản. Thuế suất thuế TNDN là 20%. Bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ
cho năm 20x1 là:

a.Nợ Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ/ Có Giá vốn hàng bán: 30

b.Nợ Giá vốn hàng bán / Có Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ: 30

c.Nợ TK 632 / Có TK 511: 30

d.Nợ TK 511 / Có TK 632: 40

Câu Hỏi 44
Phương pháp kế toán (chủ yếu) áp dụng cho khoản đầu tư vào công ty liên kết trong báo
cáo tài chính riêng của công ty đầu tư là:

a.Phương pháp giá trị hợp lý

b.Phương pháp giá gốc

c.Phương pháp mua

d.Phương pháp vốn chủ sở hữu

Câu Hỏi 45
Vào 01/01/20X1, V đã mua 35% vốn cổ phần phổ thông của W với chi phí 480.000. Giá mua
bằng giá trị hợp lý của tài sản thuần tương ứng với tỷ lệ sở hữu. Trong năm 20X1, W đã
kiếm được lợi nhuận sau thuế là 80.000 và trả cổ tức là 40.000. Trong báo cáo tài chính hợp
nhất của V, Khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết tại ngày 31 tháng 12 năm 20X1
phải là:

a.494.000

b.475.000

c.520.500

d.500.500

Câu Hỏi 46
Nguyên tắc loại trừ khi có giao dịch nội bộ về hàng tồn kho để lập báo cáo tài chính hợp
nhất là:

a.Loại trừ toàn bộ lãi lỗ nội bộ tập đoàn

b.Loại trừ lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện tập đoàn

c.Loại trừ toàn bộ doanh thu bán hàng nội bộ tập đoàn

d.Loại trừ toàn bộ doanh thu bán hàng nội bộ tập đoàn và Loại trừ lãi lỗ nội bộ chưa thực
hiện tập đoàn.

Câu Hỏi 47
Theo phương pháp giá gốc, nếu tại thời điểm cuối kỳ công ty liên kết có tình hình tài
chính sa sút thì thông tin này:

a.Không ảnh hưởng cả Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất

b.Có ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính hợp nhất

c.Có ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính riêng

d.Không ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính riêng

Câu Hỏi 48
Công ty Liên kết chia cổ tức sau thời điểm đầu tư, nghiệp vụ kinh tế này sẽ được điều chỉnh
thế nào khi lên Báo cáo tài chính hợp nhất:

a.Giảm giá trị khoản đầu tư

b.Tăng giá trị khoản đầu tư

c.Tăng doanh thu tài chính

d.Không điều chỉnh

Câu Hỏi 49
Công ty TN có chính sách ghi nhận doanh thu nội bộ khi bán nội bộ, Chi nhánh NP trực
thuộc Công ty TN, không tư cách pháp nhân, tổ chức kế toán riêng được ghi nhận doanh
thu và tính KQKD. Ngày 04/6/N Công ty TN xuất kho lô hàng hóa bán cho Chi nhánh NP
chưa thu tiền, lô hàng có giá vốn là 80, giá bán chưa thuế GTGT là 100, thuế GTGT được
khấu trừ 10%. Chi nhánh NP đã nhập kho, ngày 15/6/N xuất bán ra ngoài 50% với giá bán
chưa thuế GTGT là 70, thuế GTGT 10% chưa thu tiền. Bút toán sau đây ghi sổ ở đơn vị
nào: Nợ 1368: 110/ Có 511: 100, Có 33311: 10; và Nợ 632/Có 156: 80

a.Công ty TN, ngày 04/6/N

b.Chi nhánh NP, ngày 04/6/N

c.Công ty TN, ngày 15/6/N

d.Chi nhánh NP, ngày 15/6/N

Câu Hỏi 50
Trong năm 20X1 công ty Mẹ bán cho công ty Con 1 lô hàng hóa có giá gốc 100, giá bán nội
bộ chưa thuế 150, thuế GTGT 10%. Công ty Con đã bán 40% lô hàng này ra khỏi tập đoàn
với giá bán chưa thuế 60, thuế GTGT 10%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Các giao dịch trên ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ” trên
Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất năm 20X1 như thế nào? (theo quy định Việt Nam)

a.Tăng 150

b.Tăng 210

c.Tăng 60

d.Không ảnh hưởng


Câu Hỏi 51
Công ty A mua 60% quyền biểu quyết của công ty B, chi phí mua gồm: Tiền gởi ngân hàng:
100, trả nợ thay cho công ty B sau 1 năm là 30, phí tư vấn hợp nhất 2. Vậy giá phí hợp nhất
kinh doanh là:

a.133

b.135

c.132

d.102

Câu Hỏi 52
Công ty có năm tài chính trùng năm dương lịch. Ngày 01/01/20x1, mua 1 tài sản cố định sử
dụng ngay tại văn phòng có giá mua chưa thuế 66.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh
toán, ước tính sử dụng 3 năm. Kế toán định khoản khi mua: Nợ 642: 66.000.000, Nợ 133:
6.600.000 / Có 331: 72.600.000. Bút toán SAI này đã ảnh hưởng đến việc xác định lợi
nhuận trước thuế (LNTT) cuối năm 20x1 như thế nào?

a.Không bị ảnh hưởng

b.Làm cho LNTT giảm 44.000.000

c.Làm cho LNTT tăng 44.000.000

d.Làm cho LNTT giảm 66.000.000

Câu Hỏi 53
Khi lập BCTC tổng hợp, trường hợp nào sau đây cần phải được loại trừ gọi là giao dịch nội
bộ:

a.Giao dịch mua bán hàng hóa giữa công ty mẹ và công ty con

b.Giao dịch mua bán hàng hóa giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới (cấp dưới không có
tư cách pháp nhân và có tổ chức kế toán riêng) - bộ máy kế toán được tổ chức theo mô
hình phân tán

c.Giao dịch mua bán hàng hóa giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới không tổ chức kế
toán riêng - bộ máy kế toán theo mô hình tập trung

d.Giao dịch cho vay giữa các đơn vị trong tập đoàn kinh tế; Giao dịch đi thuê thiết bị từ công
ty con

Câu Hỏi 54
Công ty X mua 800 nghìn cổ phiếu phổ thông trong tổng số 1 triệu cổ phiếu phổ thông của
công ty Y và có quyền kiểm soát công ty Y. Công ty Y mua 600 nghìn trong tổng số 1,2 triệu
cổ phiếu phổ thông của công ty Z và có quyền kiểm soát đối với công ty Z. Hãy cho tỷ lệ lợi
ích của X đối với Z là bao nhiêu?

a.40%

b.35%

c.80%
d.50%

Câu Hỏi 55
Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp thông qua công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu
quyết của bên nhận đầu tư thì:

a.Trình bày khoản đầu tư đó trên Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở
hữu.

b.Trình bày khoản đầu tư đó trên Báo cáo tài chính riêng của mình theo phương pháp giá
gốc.

c.Tất cả các câu đều sai

d.Trình bày khoản đầu tư đó trên Báo cáo tài chính riêng của mình theo phương pháp vốn
chủ sở hữu.

You might also like